Tải bản đầy đủ (.ppt) (9 trang)

Thương vợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.33 KB, 9 trang )


---TRAÀN TEÁ XÖÔNG---

I- Giới thiệu:
1. Tác giả:
Tú Xương là bút danh của Trần Tế Xương. Học vị tú tài,
lận đận mãi trong con đường khoa cử: “Tám khoa chưa khỏi
phạm trường quy”, chỉ sống 37 năm, nhưng sự nghiệp thơ ca
của ơng thì bất tử. Q ở làng Vị Xun, thành phố Nam
Định. “Ăn chuối ngự, đọc thơ Xương” là câu nói tự hào của
đồng bào q ơng.
Tú Xương để lại khoảng 150 bài thơ nơm, vài bài phú và
văn tế. Có bài trào phúng. Có bài trữ tình Có bài vừa trào
phúng vừa trữ tình. Giọng thơ trào phúng của Tú Xương vơ
cùng cay độc, dữ dội mà xót xa. Ơng là nhà thơ trào phúng
bậc thầy trong nền văn học cận đại của dân tộc.

2. Tác phẩm:                                                    
             Quanh năm bn bán ở mom sơng,
            Ni đủ năm con với một chồng.
            Lặn lội thân cò khi qng vắng,
            Eo sèo mặt nước buổi đò đơng.
            Một dun hai nợ âu đành phần
            Năm nắng mười mưa dám quản cơng.
            Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
            Có chồng hờ hững cũng như khơng.

Chủ đề:
    Bài thơ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, của 
người phụ nữ đảm đang chịu thương chịu khó vì chồng con.


Bố cục:
-6 câu đầu: Hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo.
-2 câu cuối: Nỗi niềm nhà thơ.

II- Phaân tích:
1. Hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo:
- Câu 1, 2 giới thiệu bà Tú là một người đàn bà giỏi buôn
bán, tần tảo “quanh năm”, buôn bán kiếm sống ở “mom 
sông”, cảnh đầu chợ, bến đò, buôn thúng bán mẹt. Chẳng có
cửa hàng cửa hiệu. Vốn liếng chẳng có là bao. Thế mà vẫn
“Nuôi đủ năm con với một chồng”. Chồng đậu tú tài, chẳng là
quan cũng chẳng là cùng đinh nên phải “ăn lương vợ”. Một
gia cảnh “Vợ quen dạ để cách năm đôi”. Các số từ: “năm”
(con), “một” (chồng) quả là đông đúc. Bà Tú vẫn cứ “nuôi 
đủ”, nghĩa là ông Tú vẫn có “giày giôn anh dận, ô Tây anh 
cầm”,… Câu thứ 2 rất hóm hỉnh.

- Câu 3-4 mượn hình ảnh con cò trong ca dao, tạo thành
“thân cò” - thân phận lam lũ vất vả, “lặn lội”. Cò thì kiếm
ăn nơi đầu ghềnh, cuối bãi, bà Tú thì lặn lội… khi quãng 
vắng, nơi mom sông. Cảnh lên đò xuống bến, cảnh cãi vã,
giành giật bán mua “Eo sèo mặt nước buổi đò đông” để kiếm
bát cơm manh áo cho chồng, con. Hình ảnh “thân cò” rất
sáng tạo, vần thơ trở nên dân dã, bình dị. Hai cặp từ láy:
“lặn lội” và “eo sèo” hô ứng, gợi tả một cuộc đời nhiều mồ
hôi và nước mắt.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×