Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.
Sơn lâm thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hồn, lơ dĩ hồng.
2 câu đầu:
- Hình ảnh thiên nhiên cổ điển: quyện điểu và cô vân.
→ Thủ pháp lấy động tả tĩnh, lấy cái bé nhỏ để tượng trưng cho cái vô hạn, bao la của vùng
trời chiều tối trong buổi chuyển lao của Người.
- Cánh chim mỏi mệt cố gắng đập từng nhịp để nhanh nhanh tìm về tổ trong nến trời
của những tầng mây chầm chậm, nhẹ trôi vô định giữa bầu trời cao rộng tạo nên một
khung cảnh chiều đến thật đẹp nhưng lại mang chút đượm buồn.
→ Đó là hình ảnh ẩn dụ cho chính của tù nhân Cách Mạng lúc bấy giờ. Thiên nhiên bỗng
chốc trở nên hòa hợp với con người, cùng nhau san sẻ những nỗi buồn của số phận.
- Thế nhưng, chú chim dù một mỏi mệt nhưng vẫn còn được về nhà, mây dù cơ độc
nhưng cịn vẫn được tự do, cịn Bác thì hồn tồn khơng thể, bị trói buộc, bị đầy
đọa, cần làm một mái ấm nhưng lại quá xa vời.
- Trong suốt đoạn đường, phải chịu bao khó khăn, vất vả, chịu đói, chịu rét, nhưng
Người lại không một lời than vãn, ta chỉ thấy được một đơi mắt say mê đắm chìm
trong những dư vị của thiên nhiên, thong thả, ung dung.
2 câu sau:
- Sự thay đổi về khơng gian và điểm nhìn.
- Hình ảnh của người thiếu nữ sơn thôn, mạnh mẽ, khỏe khoắn đã trở thành trung tâm
của bài thơ.
- Điệp từ “Ma bao túc- bao túc ma” vừa lặp mà vừa đảo:
+ Điệp ngữ như hình đầu cầu gắn kết hai câu thơ cuối
+ Thể hiện vòng chuyển xoay vòng của máy xay ngơ, hay của chính lao động
vất vả, cực nhọc, khơng bao giờ dùng lại.
→ Tình thương dành cho những con người lao động vẫn luôn cần cù, chăm chỉ
Chủ tịch Hồ Chí Minh- Người cha già kính yêu của dân tộc. Khơng chỉ là một anh hùng mà
Bác cịn được người đời biết đến là một người thi sĩ đầy nhạy cảm và trữ tình. Dù chịu cảnh
tù đày, tâm hồn Người vẫn rộng mở, bao la, thể hiện rõ qua “Chiều tối”. Mở đầu bài thơ là
bức tranh thiên nhiên rộng lớn, vơ ngần qua hình ảnh “Quyện điểu” và “cơ vân”. Bác cùng
thiên nhiên như hịa hợp đến lạ, cùng nhau san sẻ những vất vả trong quãng đường chuyển
lao. Dù mệt mỏi, chịu khó, chịu khổ, chịu đói, chịu rét, nhưng ta chưa từng nghe một lời thở
than hay trách móc, mà chỉ có ở đây đơi mắt Người rực sáng với tình u thiên nhiên, cuộc
đời, phong thái ung dung, tự do, tự tại. Và rồi, thi nhân dời tầm mắt xuống để lan tỏa tình
yêu với thế gian. Cả bài thơ giờ như chỉ cịn lại hình ảnh người con gái sơn thơn xay ngô
khỏe khoắn, tươi tắn, hăng say lao động. Điệp từ “ma bao túc- bao túc ma” ở hai câu cuối
như vẽ nên vòng xoay của cối xay hay thực chất là của công cuộc lao động đầy vất vả, cực
nhọc và gian nan. Qua đó, ta có thể cảm nhận được tình u, sự thương xót cũng như trân
trọng của Hồ Chí Minh dành cho sự cần cù, kiên nhẫn của những con người lao động. Và
hình ảnh “lơ dĩ hồng” chốt hạ bài thơ đã thể hiện ra một khát khao độc lập tự do, một ánh
nhìn được tự tin và lạc quan vào tương lai tươi sáng của dân tộc. “Bác sống như trời đất
của ta”, tâm hồn cao đẹp, tình yêu bao la của Bác vẫn cứ thế sáng ngời trong bất kì hồn
cảnh nào.
Đề bài: Phân tích Chiều Tối của Hồ Chí Minh
Bài làm:
“Tháp Mười đẹp nhất bơng sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Chủ Tịch Hồ Chí Minh- vị cha già kính yêu của dân tộc, vị lãnh tụ của
đại của nhân dân ta. Người là ánh sáng cho một thời đại đen tối, mịt mù và
thương đau của đất nước. Không chỉ được biết đến là một nhà quân sư đại tài,
lèo lái đất nước ta vượt qua bao bom đạn kẻ thù, Người còn được một biết
đến với tư cách là một người thi sĩ với tâm hồn rộng mở cùng lịng si mê, đắm
chìm trong thiên nhiên và con người đất nước. Thơ của Hồ Chí Minh ln tràn
một một tình yêu con người, yêu quê hương cùng với phong thái ung dung, tự
tại, sáng lên với một tư tưởng Cách Mạng cao đẹp. Với lẽ đó, dù trong hoàn
cảnh tù đày, Bác vẫn viết nên một tuyệt phẩm “Nhật kí trong tù” và “Chiều tối”
là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất, ơm trọn cả “tình” và “Thép”
Hồng Trung Thơng đã từng viết:
"Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mang bát ngát tình".
Thấy hình ảnh cứng rắn, kiên quyết, mạnh mẽ và can trường của Bác ở
chiến trường, có lẽ nhiều người sẽ khó tưởng tượng ra một Hồ Chí Minh đầy
trữ tình, lãng mạn khi đối diện với cây bút và lọ mực. Đọc các tác phẩm của
Bác, người đọc như choáng ngợp với những cảnh đẹp của thiên nhiên, đất
trời, quê hương. Bên cạnh đó, thi phẩm của Người cịn tỏa sáng những lý
tưởng Cách Mạng cao đẹp về một xã hội cơng bằng, cơng lý. Có thể hình
dung tâm hồn Người như một vầng trăng sáng, dịu dàng và ấm êm xoa dịu
bao hồn khổ ngoài kia.
Chiều tối được xem là đứa con tinh thần của Hồ Chí Minh được viết
trong tập Nhật kí trong tù, dựa trên những xúc cảm chân thật của
người anh hùng Cách Mạng trong những năm tháng bị cầm chân nơi nhà tù
của bọn Tưởng Giới Thạch.Cảm hứng chính của “Chiều Tối” được viết dựa trên
những cảm xúc chân thật của Người trong một lần chuyển ngục vào cuối thu
năm 1942, bắt gặp được bức tranh thiên nhiên và con người của một làng quê
xa lạ làm Bác khơng thể kìm lịng viết nên vài câu thơ.
Mở đầu bài thơ, mang hơi hướng của cái thơ xưa, Bác cũng bắt đầu
bằng một bức tranh phong cảnh chiều tàn tuyệt đẹp nhưng lại có chút đượm
buồn:
Quyện điểu quy lai tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.
Bức tranh thiên nhiên nhuộm rõ nét hương vị cổ điển của những cánh
chim bay giữa mây chiều. Đây của là một bức tranh man mác buồn. Hai chữ
“Quyện điểu” xuất hiện ở đầu bài thơ như khắc họa rõ nét thêm cho sự nhỏ bé,
yếu ớt, mệt mỏi của chú chim. Những sải cánh ấy không biết từ khi nào đã trở
nên cực nhọc và khó khăn đến thế nhưng vẫn cố gắng tìm về chốn ngủ thân
thương ở phía tận rừng sâu. Khắp khơng gian giờ đây bị “cô vân mạn mạn”
bao trùm, đám mây cô độc, lẻ loi, trôi lạc lõng “độ thiên không”. Những dải mây
chầm chầm trôi về nơi xa xăm, nhưng sao hai từ “mạn mạn” lại mang chút
nặng nề, u uất. Nếu hình ảnh “cánh chim”, “đám mây” ngày xưa chỉ là một nét
điểm xuyết đáng yêu của thiên nhiên thì “cánh chim” và “cô vân” của “Mộ” như
mang theo những nỗi niềm sâu lắng.Phải chăng đó là cái buồn, cái sâu lắng
trong tâm hồn của con người được khơi dậy giữa cảnh chiều tàn. Vào giây
phút này đây, giữa thiên nhiên và nhân vật trữ tình giờ như có một sự hịa hợp
khó tả. “Quyện điểu” và “cơ vân” trở thành hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho
chính tâm tình của Hồ Chí Minh, cùng nhau đồng cảm, san sẻ những khó nhọc
của một đường dài chuyển lao: mệt mỏi và cô đơn. Nhưng khi ngẫm lại, chú
chim dẫu mệt mỏi vẫn còn nhà để trở về, đám mây dẫu cơ đơn nhưng vẫn cịn
một vùng trời tự do, nhưng người chiến sĩ Cách Mạng lúc này gì cũng khơng
có. Cịn gì đau khổ hơn khi một con người mới lý tưởng, với nhiệt huyết vô
ngần nhưng lại chịu cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng”.
Có thể nói, đây chính là bằng chứng đanh thép cho tội ác xấu xa của
chính quyền Tưởng Giới Thạch. Thế nhưng, ở hai câu thơ đầu, ta chưa từng
bắt gặp một người tù nhân khốn khổ, mà chỉ hiện hữu một người thi sĩ ung
dung, tản mạn như bao nhiêu thi nhân ngày trước. Ở Bác chỉ cịn đó mãi rực
sáng một đôi mắt, một khát khao, một niềm si mê, đắm chìm trong những thức
cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên. Qua đó, ta cịn cảm nhận rõ hơn tâm hồn Hồ
Chí Minh, một tâm hồn cao đẹp, tư thái hiên ngang, sẵn sàng đương đầu với
thử thách phía trước. Như Bác cũng đã từng viết
Thân thể tại ngục trung,
Tinh thần tại ngục ngoại.
Giữa khi chìm đắm trong phong cảnh thiên nhiên, Bác dời ánh ngắm
nhìn thiên hạ, thế gian và rồi bắt gặp những vẻ đẹp trân quý:
Sơn thơn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hồn, lơ dĩ hồng.
Giờ đây, bức tranh thiên nhiên đã xuất hiện những sự chuyển giao về
không gian và thời gian. Trời đang dần sụp tối, ánh sáng đang lùi dần về phía
xa, để lại mặt đất vắng lặng, yên tĩnh nhưng vẫn cịn đó sự hiện diện của
những con người. Cơ thiếu nữ sơn thôn hiện lên giữa bức tranh ảm đạm
nhưng sao lại trẻ trung, xinh đẹp đến lạ. Đến đây, một lần nữa, ta lại không
khỏi liên tưởng về Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nếu nhìn ảnh con người trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan trở nên
bé nhỏ đến đáng thương, gần như bị nhấn chìm trong cái bao la, hùng vĩ của
“trời-non-nước” thì trong Chiều tối của Bác Hồ, hình ảnh con người hiện lên lại
trở thành trung tâm của bài thơ, cả khoảng trời rộng mở kia gì thu bé lại, chỉ
xoay quay một người thiếu nữ nọ bên chiếc máy xay ngơ. Nàng thiếu nữ chính
là biểu tượng cho sự khỏe khoắn, nhiệt huyết và hăng say trong lao động,
trong cuộc sống. Cơ như một một làn gió mới, một sức sống mới thổi khung
cảnh nơi đây, trở thành trung tâm của tồn bộ bài thơ. Chính sự tươi trẻ, nhiệt
huyết của cô đã làm cho không gian bừng sáng lên một thứ ánh sáng kì lạ,
ánh sáng của tình yêu, ánh sáng của lao động.
Không chỉ xuất hiện những bước chuyển mình của khơng gian, của chủ
thể trữ tình, mà ở 2 câu cuối còn bắt gặp một sự thay đổi nhanh đến đột ngột
của nhịp thơ. Cụm từ “Ma bao túc- bao túc ma” thật đặc biệt, vừa điệp lại vừa
đảo, tạo nên nhịp điệu vui tươi, rộn ràng cho khung cảnh lao động nơi đây mà
lu mờ những ảm đạm của “chiều tối”. Chúng như hai bản lề gắn kết hai câu thơ
cuối, tạo nên một vòng lao động tuần hồn khơng bao giờ nghỉ của cối xay
ngơ hay cũng chính là cơng việc, của cuộc sống. Qua đó, ta có thể cảm nhận
rõ ràng được tình cảm cùng sự trân trọng của Người trước những cá nhân
đang nỗ lực hằng ngày với hy vọng biến cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp
hơn. Đồng thời, phải chăng "ma bao túc” ấy cũng chính là những hơi ấm hiếm
hoi trong chuỗi hành trình phía trước, là chút an ủi cũng như là chỗ dựa tinh
thần cho Người trong một chặng đường dài đằng đẵng để bảo vệ Tổ Quốc
thân u. Hình ảnh “lơ dĩ hồng” khép lại bài thơ như trở thành nhãn tự của cả
bài thơ. Bác khơng nói về buổi tối mà vẫn cho ta biết được trời tối. Bếp than
hồng là dấu hiệu của buổi đêm, là thức ánh sáng hiu hắt xuyên qua những
khung cửa sổ. Đồng thời, màu hồng của lò than như cũng chính là màu hồng
của lí tưởng Cách Mạng, của một tương lai hạnh phúc, ấm no của cả dân tộc.
Đây cũng chính là cốt cách của Hồ Chí Minh, của một tâm hồn rộng mở cùng
tình yêu bao la, vĩ đại. Như …. đã từng viết:
“Bác sống như trời đất của chúng ta”
Tình yêu của Bác là thế đấy: Luôn chan chứa, luôn đầy ắp, trải rộng
khắp mọi người, trong cuộc sống của chúng ta. Bác Hồ- Vị cha già kính u
của dân tộc.
Với ngơn ngữ hàm súc, chân thực, giàu cảm xúc kết hợp với thể thơ thất
ngơn tứ tuyệt với những hình ảnh thơ đậm chất cổ điển cùng với bút pháp
chấm phá trong cách xây dựng không gian đã khiến cho người đọc hình dung
cả khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người chỉ bằng vài nét vẽ mang
theo cả tâm hồn thi nhân. Bài thơ chứa đựng một tấm lòng nhân đạo cao cả,
luôn luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai của Bác. Đặt trong hoàn
cảnh ra đời của bài thơ, khi đang bị tù đày, gông cùm xiềng xích nhưng tâm
hồn của con người ấy vẫn hồn toàn tự do ta thấy ngời sáng lên vẻ đẹp của
người chiến sĩ - nghệ sĩ Hồ Chính Minh. Đó là một tình yêu thiên nhiên, tình
thương với những con người cùng khổ trong tâm hồn người thi sĩ và ý chí sắt
đá trong suy nghĩ của người chiến sĩ.
`
Nếu trong văn chính luận, văn phong Bác sắc sảo, chắc chắn, giàu
sức thuyết phục với những lý lẽ chính xác, khách quan thì trong thơ Bác lay
động lịng người bởi sự bình dị mà sâu sắc. Sự kết hợp vơ cùng nhuần
nhuyễn giữa vẻ đẹp cổ điển và nét hiện đại giúp thơ Bác mang một phong
cách riêng, độc đáo, tài hoa. Đọc bài thơ “Chiều tối”, em càng thêm khâm
phục Bác, càng trân q tự do và hồ bình hơm nay. Và tự hứa với lịng, dù
trong khó khăn thử thách của cuộc sống vẫn khơng nản chí, giữ vững tinh
thần lạc quan và niềm tin tất thắng ngày ngày phấn đấu nỗ lực hơn để
xứng đáng là thế hệ trẻ bản lĩnh, tài năng như cách sống của Người.