Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tự tình 2 của hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.18 KB, 4 trang )

Đề: Phân tích bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương
Bài làm:
Một nhà phê bình văn học đã từng chia sẻ: “ Văn chương, thơ ca là tấm
gương phản chiếu tâm hồn, là tiếng nói tình cảm của nhân loại, là những rung
động của trái tim trước cuộc đời tươi đẹp”. Nơi ấy chứa đựng những tâm tình,
xúc cảm của con người. Chính vì thế, khi xã hội nước ta vẫn còn chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của tư tưởng phong kiến, với bao nhiêu những định kiến bất
công, đã có một người con gái đã cùng văn chương để bầu bạn, trút hết nỗi
lòng uất ức, tủi nhục của mình qua từng dịng thơ, trang giấy. Đó chính là nhà
thơ Hồ Xuân Hương, một “bóng hồng” hiếm hoi nhưng đầy cá tính của Văn học
Việt nam. Các tác phẩm của Hồ Xn Hương ln hiện hữu một lịng cảm
thương, đau xót và một tiếng nói mạnh mẽ, cứng rắn lên án, phê phán xã hội
bất công đã đối xử của người phụ nữ chính chung và với chính bà nói chung.
Và tiếng nói ấy đã được cất lên qua tác phẩm Tự tình 2 cùng với một khát
vọng sống, khát vọng được hưởng hạnh phúc của bản thân bà.
Tự tình II nằm trong chùm thơ cùng tên gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Nhưng, với cái tôi
mạnh mẽ của bà, khơng muốn bị bó buộc trong các niêm luật chặt chẽ của
thơ Đường, Hồ Xuân Hương đã có cho mình những nét sáng tạo rất riêng, rất
Hồ Xuân Hương mà không thể lẫn vào đâu được. Đồng thời, Bài thơ của mang
theo cái âm hưởng chủ đạo của thơ Hồ Xuân Hương, đó là tiếng nói thương
cảm dành cho người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng
sống của họ. Tất cả đã làm nên danh tiếng của Hồ Xuân Hương với câu cảm
thán “Bà Chúa thơ Nôm”.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã cho mở ra khoảng thời gian và không gian
bao quanh bà lúc bấy giờ. Chính cái khung cảnh ấy đã khơi gợi những cảm
xúc dồn nén trong lòng của bà:
Đêm khuya văng vẳng trống canh đồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Đêm khuya, người người chìm vào giấc ngủ chỉ cịn nhà thơ thao thức.
Có lẽ, lúc vạn vật nghỉ ngơi cũng là giây phút im lặng ngắn ngủi trong ngày, là


lúc thích hợp để con người tự vấn bản thân, nhìn sâu vào nội tâm của chính
mình. Đêm khuya cũng mang lại cho ta một cảm giác cô độc, lạnh lẽo. Đi đôi
với khung cảnh ấy là những đợt “trống canh” báo hiện thời gian của từ khắc.
Vốn dĩ tiếng trống chuyển canh trong đêm phải chầm chầm, êm ả, thế nhưng
nhà thơ lại cảm thấy dồn dập,ngột ngạt, như dội thẳng vào tim. Có chăng do
trong lòng bà bộn bề, ngổn ngang nên mới cảm nhận được thời gian chuyển
động khác thường. Đi kèm với đó, biện pháp lấy động tả tĩnh , từ láy " văng
vẳng" làm cho không gian vốn đã trống trải lại càng thêm bao la, rộng lớn..
Khi đứng trước một không gian bao la, rộng lớn, con người chúng ta thường
có cảm giác nhỏ bé, yếu ớt, cô độc. Tiếng trống canh dồn như một âm thanh
quái ác, thúc dục, xoáy sâu vào lòng người làm cho tác giả nhận thức được sự
vơ tình của thời gian: một đi khơng trở lại. Và rồi, nhân vật trữ tình đã mang
một tâm tưởng rất khác:
Trơ cái hồng nhan với nước non
Với cách ngắt nhịp 1/3/3 táo bạo, biện pháp đảo ngữ, chữ “trơ” đã diễn
tả được cái hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ: trơ trọi, lẻ loi, một thân một
mình, khơng ai nương tựa. Vì ý nghĩa đó mà " trơ" ở đây cịn tạo được tài tình
sự đối lập giữa " cái hồng nhan" và " nước non". Tại sao “hồng nhan” lại đi đôi
với chỉ từ “cái”? Hồng nhan chỉ một người con gái tuyệt trần, họ đáng lẽ phải
được nâng niu và bảo vệ như ngọc quý. Thế nhưng, chữ “cái” đã biến tất cả
thành món đồ rẻ rúng, mặc do người đời định đoạt. Và giờ đây, những người
con gái ấy lại phải chống chọi với cả “nước non”, với miệng lưỡi người đời. Ba
chữ ngắn gọn nhưng lại mang đến một thực trạng đầy đau lòng, như quan


niệm của Nguyễn Du “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Thế nhưng, với
khả năng ngôn ngữ tài ba của mình, Hồ Xn Hương cịn sử dụng biện pháp
chơi chữ với từ “trơ". Trơ ở đây còn mang nghĩa là trơ mặt, cứng đầu không
chịu khuất phục với bất kỳ thử thách nào. Cái cười mỉa mai của bà trước số
phận hẩm hiu của chính mình nhưng Xn Hương nay đã chai lỳ, sẵn sàng

nghênh chiến với cả thế gian.
Bước qua hai câu thơ kế, cũng là hai câu thực, liệu rằng ta có cảm nhận
được điều gì trong sáng hơn, tươi đẹp hơn hay không ?
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa trịn
Với đảo ngữ “hương đưa” đã thể hiện sự phó mặt, dựa dẫm của người
phụ nữ. Nàng như không tự chủ động thưởng thức chén rượu mà như chính
hương thơm mới lại thứ tìm đến nàng, cho nàng bám vào, dựa dẫm. Người ta
thường tìm đến chén rượu, đến cơn say để quên đi thực tại, quên đi nỗi đau.
Thế nhưng liệu cơn say có thể cứu con người khỏi vực sâu? Một chữ “lại” đã trả
lời cho ta biết được câu trả lời. Say rồi tỉnh, tất cả cứ như một vịng tuần hồn
lặp lại khơng hồi kết. Chén rượu đến Hồ Xuân Hương lại khiến cho bà say đi
nhất thời, rồi bà lại tỉnh, càng tỉnh bà càng nhớ ra nỗi uất ức mà mình đang
mang. Bà càng uống rượu, cái vòng luẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại, càng khoét
sâu nỗi đau của bà. Hình ảnh ẩn dụ “ vầng trăng bóng xế khuyết chưa trịn” là
một hiện tượng của thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng lại còn biểu tượng cho hình
ảnh của người phụ nữ đang cảm thấy mình dần dần già đi, tuổi xuân đang
dần héo úa. Trăng khuyết rồi trăng lại trịn, nhưng ai có thể trả lại được tuổi
xuân của người phụ nữ. Dẫu biết là vậy, nhưng người phụ nữ ấy vẫn chưa có
được một tình yêu trọn vẹn. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ dẫn được hé hộ,
thanh xuân của người phụ nữ thành khơng cịn bao lâu, nhưng nàng vẫn trăn
trở, khao khát có được một gia đình thật sự.
Dẫu biết cuộc đời đầy nghiệt ngã hơn, đầy chông gai, nhưng người con
gái ấy chưa bao giờ thôi đấu tranh, thôi phản kháng:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Với thủ pháp đảo ngữ, đưa những động từ mạnh “Xiên ngang”, “Đâm
toạc” lên đầu câu, báo hiện những sự chuyển biến của tâm trạng của người
phụ nữ. Bà khơng cịn buồn bã, bất lực mà giờ bà đã đứng lên đấu tranh cho
số phận của chính mình. Bà hiên ngang, mạnh mẽ tiến về phía trước, sẵn sàng,

bất chấp mọi thử thách vượt qua định kiến của xã hội, tìm cho mình một hạnh
phúc thật sự. Khơng những thế, những hình ảnh “rêu từng đám”, “đá mấy hịn”
lại là hiện thân cho ý chí ấy. Những vật ấy tưởng chừng thật nhỏ bé, yếu ớt, vô
tri vơ giác, dễ dàng bị người địi bỏ qua, xem thường thế nhưng ai mà ngờ
được sức mạnh tiềm thành ẩn sau cái vẻ ngồi ấy. Đó là một sức mạnh có khả
năng làm lay chuyển trời đất, chúng khơng chịu chấp nhận những quy luật bị
định đoạt. Dù bị thời gian, bị cuộc sống khắc nghiệt bào mòn , nhưng những
hịn đá, đám rêu vẫn ln cịn đó một sức sống bền bỉ, trường tồn, đối đầu với
cả mặt đất và bầu trời cao rộng kia. Chúng cũng chính tượng trưng cho tinh
thần của người phụ nữ, nhìn qua có lẽ là mong manh, dễ vỡ nhưng thật chất
lại cứng cáp, mạnh mẽ. Có thể nói 2 câu luận là câu thơ ấn tượng nhất của cả
bài văn, biện pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng thuần thục, làm bật lên tâm
cảnh của nhân vật trữ tình. Cho thấy được sức sống mạnh mẽ của người phụ
nữ. Ở đây, ta có thể thấy được sự táo bạo và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương. Bà
có một suy nghĩ vượt thời đại, mạnh mẽ và tiến bộ, bà muốn đem lại một công
đạo cho người phụ nữ, bảo vệ quyền sống, quyền tiếng nói của những số
phận bất hạnh đã và đang chịu sự chà đạp của xã hội. Cái cá tính trong Tự
Tình làm ta khơng khỏi liên tưởng đến cái khí phách của Hồ Xuân Hương
trong Đề đền Sầm Nghi Đống:
Ví đây đổi phận làm trai được


Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?
Tưởng chừng như cảnh cửa cuộc đời đang mở ra cho người phụ nữ và
toàn thể phái đẹp trong Xã hội phong kiến một hạnh phúc và niềm tin mới, nữ
sĩ Hồ Xuân Hương đã kéo chúng ta về suy nghĩ hiện tại, cũng chính là hai câu
thơ kết, vừa chua xót, vừa đắng cay của cuộc đời :
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
Tâm trạng mong mỏi chờ đợi của người phụ nữ lại trở về như ban đầu.

Quy luật của thời gian chính là chỉ trơi theo một chiều chứ không tương tác
song song. Xuân đến rồi Xuân lại đi. Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở, vạn
vật sinh sôi, nhưng tại sao nhà thơ lại “ngán”? Phải chăng, do bà cũng đã từng
háo hức, từng chờ mong nhưng cuối cùng lại khơng cịn gì chỉ còn lại nuối tiếc
và thân xác héo mòn. Điệp từ “lại lại” càng nhấn mạnh thêm cho điều đó, như
một vịng tuần hồn chán nản, nhưng lại này càng trở nên ám ảnh hơn khi
người phụ nữ đã dùng hết sức lực để gào thét nhưng đáp lại chỉ có hư khơng.
Đáp lại tất cả nỗ lực của bà chỉ có “mảnh tình san sẻ”. Câu cuối cùng của bài
thơ đã khiến người đọc hiểu ra những nỗi lòng của tác giả. Mảnh là chỉ từ chỉ
một vật rất nhỏ bé, vụn vặt cùng với biện pháp tăng tiến càng khiến cho đoạn
tình cảm ấy như bé lại đến mỏng manh. Hai chữ con con nhưng vang vãnh
trong lòng người đọc, tạo nên dư âm buồn bã về cái kiếp lấy chồng chung. Bà
đã nhiều lần thể hiện sự căm hờn của mình của kiếp “làm lẽ” này trên từng câu
chữ:
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung?
Ngôn từ dân dã, không trau chuốt nhưng đủ để thể hiện thái độ của bà.
Hồ Xuân Hương chỉ có một khát khao thật nhỏ bé, thật giản đơn, muốn có
một mái ấm, một hạnh phúc trọn vẹn. Nhưng tất cả giờ đây lại hòa thành
mộng tưởng hoang đường. Hồ Xuân Hương sinh ra làm con gái vợ lẽ, sau này
bà cũng làm lẽ. Khơng ai có thể thấu hơn bà nỗi uất ức khi phải chia người
mình u cho người khác. Đó là cảm giác đau đớn và khó chịu đến thế nào thì
có lẽ chỉ có những người trong cuộc như Hồ Xuân Hương mới có thể hiểu rõ.
Với việc sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc, từ láy tượng thanh và
những hình ảnh giàu sức gợi đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng và sự nổi
loạn trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương, diễn tả các cung bậc cảm xúc, sự
tinh tế, phong phú trong tâm trạng của người phụ nữ khi nghĩ đến thân phận
của mình. Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã
hội phong kiến xưa. Đồng thời đó là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất
trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ. Đồng thời đó

cũng là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc - những điều vơ cùng giản đơn,
bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của Hồ Xuân Hương
nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.
Tự tình II là bài thơ tự than thân, nói ra tự đáy lịng của một người phụ
nữ q lứa lỡ thì, mượn rượu, nhìn trăng để quên đi cái thực tại cơ đơn. Nhưng
Nguyễn Du từng nói "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui
đâu bao giờ" bởi vậy rượu và trăng càng làm cho người phụ nữ thêm buồn tủi
với duyên phận hẩm hiu của mình. Càng buồn tủi càng khao khát có được
hạnh phúc trọn vẹn. Dù vậy nổi bật lên trong bài thơ là sức sống mãnh liệt và
một tấm lòng yêu cuộc sống thật thiết tha.

The end.




×