Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân tích tự tình 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.63 KB, 6 trang )

Phân tích tự tình 2

Tác giả: admin 14:26
0Share

- Trong bài Tự tình I, âm thanh chỉ làm thức dậy nỗi đau
ẩn tiềm trong đáy lòng người cô phụ. Âm thanh lần này
như thúc giục thời gian trôi nhanh. Quãng đời qua, mất
hết. Cái mới lại chưa đến.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn.
Ta có cái cảm giác thời gian như cơn gió lướt qua cuộc
đời, qua số phận, qua thân xác nhà thơ:
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Bài “ Đỗ người đàn bà chồng chết” Xuân Hương đưa hai
chữ “ non sông” để an ủi, khuyến khích, vực dậy. Ở đây ,
không thế. Xã hội phong kiến buổi ấy làm cho điêu tàn, xơ
xác, khô tàn phận hồng nhan.
- Buồn cho thân phận cũng có nhờ đến chén rượu, nhờ tí
hương nồng, nhưng dễ gì đời chỉ say. Say ( rượu và say
tình ) một tí thôi rồi tỉnh. Cái tỉnh ấy chua xót bội phần so
với trước lúc say:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Bởi:
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xuân Hương đấu tranh cho sự trọn vẹn, yên lành, hạnh
phúc. Nhưng chờ mãi, chờ mãi đến bao giờ trăng mới tròn
! Nguyên nhân khách quan tàn nhẫn ấy là cội nguồn của
nỗi buồn xa vắng mà đeo đẳng, dằn vặt cõi lòng.
- Xuân Hương vốn tự tin và yêu đời. Con người ấy cố
gắng gượng với đời :
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,


Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Mạnh mẽ, dữ dội đấy nhưng thực tại vẫn chua xót.
- Vùng dậy chiến đấu với tâm trạng không hi vọng, nên kết
thúc bài thơ là một tiếng thở dài, chua chát:
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Xuân ! Đời ! Hạnh phúc cứ trêu ngươi !
Có phải đây là lần thứ hai Xuân Hương chịu cảnh làm lẽ !
THƯƠNG VỢ của Trần Tế Xương
- Ta thấy tác giả rất thành thật. Tuy có tài nhưng khoa
danh lận đận , mảnh bằng tú tài Hán học không giúp tác
giả được gì trong việc mưu sinh nên tác giả vẫn phải “Ăn
lương hàm chính thất” . Đã thế, tác giả lại quen thói phong
lưu, chơi bời . Đã “ nghiện chè( trà), nghiện rượu ”, lại
còn hay hát, hay chơi chỉ khổ cho bà vợ vất vả, tần tảo
để nuôi năm con và nhất là để nuôi ông chồng tiêu tiền
như phá. Tác giả biết công vợ, biết trách mình. Vì vậy tác
giả làm bài thơ “ Thương vợ” để tỏ lòng biết công lao của
vợ và nhất là để trách mình.
- Ý tưởng được tác giả phô diễn một cách mạch lạc, vạch
rõ được sự vất vả, khổ cực của bà vợ cả về vật chất lẫn
tinh thần.
- Lời thơ giản dị, nôm na và đặc sắc. Tác giả khéo dẫn
những câu tục ngữ, thành ngữ một cách hết sức tự nhiên.
Câu 3 khiến ta nhớ đến câu ca dao:
Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non.
Và ta hình dung được cảnh người đàn bà một mình gánh
nặng đi trên đường xa vắng vẻ
Sự dùng các thành ngữ, tục ngữ như thế lại còn thích hợp

với ngôn ngữ của một người đàn bà quê

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×