Tải bản đầy đủ (.pdf) (450 trang)

Dòng lao động di cư từ khu vực nông thôn ở đồng bằng sông cửu long xu hướng và những yếu tố tác động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.02 MB, 450 trang )

ĐẠI HỌC Q́C GIA THÀNH PHỚ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ MINH GIANG

DỊNG LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ KHU VỰC NƠNG THƠN

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:
XU HƯỚNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG.
(Nghiên cứu tại An Giang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2019


ĐẠI HỌC Q́C GIA THÀNH PHỚ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ MINH GIANG

DỊNG LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ KHU VỰC NƠNG THƠN
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:
XU HƯỚNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG.
(Nghiên cứu tại An Giang)

Chuyên ngành Xã Hội Học
Mã ngành: 60310301


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG XOAN

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2019



 

1
 

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến
PGS.TS.Nguyễn Thị Hồng Xoan - người đã gợi mở cho tôi từ những ý tưởng ban
đầu của luận văn và luôn đồng hành cùng tôi trong từng bước của quá trình viết
luận văn từ giai đoạn hình thành đề cương, đến q trình viết bản thảo và để có một
luận văn hồn chỉnh. Dù bận rất nhiều cơng việc nhưng Cơ vẫn ln tận tình giúp
đỡ, chia sẽ, động viên và từng bước dìu dắt giúp tơi để đạt được thành quả này.
Thông qua luận văn này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý
Thầy/Cô giáo Khoa Xã hội học, Qúy Thầy/Cô đã tạo điều kiện tốt nhất về thời gian
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Đồng thời, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể lớp Sau đại học - Xã
hội học - Khóa 2014 - 2016 - Đợt 2 đã ln tận tình hỗ trợ và động viên tơi trong
suốt q trình học tập và viết luận văn này.
Ngồi ra, tơi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn đến Qúy Thầy/Cô Trường Đại
học Văn Hiến, Thầy/Cơ đã động viên, khích lệ, giúp đỡ và ln tạo điều kiện cho
tôi tham gia học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Mẹ và Chồng của tơi đã giúp đỡ tơi
trong những lúc khó khăn nhất và ủng hộ tôi về mặt tinh thần trong suốt q trình

nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được sự góp ý của Q Thầy/Cơ, bạn bè, những người quan tâm
đến vấn đề này để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Nguyễn Thị Minh Giang



 

2
 

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan. Các dữ liệu sử dụng
trong luận văn đều do tôi thu thập hoặc được sự cho phép của chủ nhiệm đề tài khoa
học (Đính kèm trong phụ lục).
Ngồi ra, luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá, cũng như số liệu
từ nhiều nguồn khác nhau đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình.

Nguyễn Thị Minh Giang



 


3
 

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... 6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................ 7

1.

MỞ ĐẦU ................................................................................................ 8

1.1.
 

Lý do chọn đề tài .................................................................................... 8
 

1.2.
 

Tổng quan tài liệu ................................................................................. 10

1.3.
 

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 28
 


1.3.1.
  Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 28
 
1.3.2.
  Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 28
 
1.4.
 

Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 28
 

1.5.
 

Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ................................ 29
 

1.5.1.
  Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 29
 
1.5.2.
  Khách thể nghiên cứu .......................................................................... 29
 
1.6.
 

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 29
 


1.7.
 

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 30

1.8.
 

Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................. 32
 

1.9.
 

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ................................................... 33
 

1.10.
  Hạn chế trong quá trình thực hiện luận văn...................................... 33
1.11.

Kết cấu của luận văn .................................................................................... 33

PHẦN B: DÒNG LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ KHU VỰC NÔNG THÔN Ở ĐBSCL:
XU HƯỚNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG .................................................. 35
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................... 35
1.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận ................................................................ 35
1.1.1. Cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu ............................................................ 35
1.1.1.2. Lý thuyết sự lựa chọn duy lý của George Homans ..................................... 38
1.1.1.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội ........................................................................... 39

1.1.1.4. Lý thuyết chiến lược hộ gia đình .................................................................. 40



 

4
 

1.1.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 41
1.1.3. Khung lý thuyết ............................................................................................... 41
1.1.4. Những khái niệm chính .................................................................................. 42
1.2.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ................................................................. 43

1.3.

Tổng quan về địa bàn lấy mẫu nghiên cứu ................................................... 49

1.4.

Thực trạng di cư ở Việt Nam và ĐBSCL hiện nay ...................................... 53

CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG CỦA DÒNG LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ KHU VỰC
NÔNG THÔN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................................. 60
2.1. Xu hướng về độ tuổi và giới tính của lao động di cư ........................................ 60
 

2.2. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp và nơi đến của lao động di cư............ 63

 
2.3. Xu hướng về đặc trưng của hộ gia đình có lao động di cư .................... 69
 
CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DÒNG LAO ĐỘNG DI CƯ
TỪ KHU VỰC NÔNG THÔN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .................. 73
3.1.

Yếu tố kinh tế .................................................................................................. 73

3.2.

Yếu tố môi trường ........................................................................................... 79

3.3.

Yếu tố xã hội .................................................................................................... 84

3.4.

Yếu tố nhân khẩu ............................................................................................ 93

PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 97
1. Kết luận.................................................................................................................... 97
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 102



 


5
 

DANH MỤC BẢNG

 

Bảng 1.1. Hộ có thành viên đi làm xa quê (Đơn vị: hộ)........................................ 30
Bảng 1.2. Số lao động di cư theo địa bàn cư trú (Đơn vị: người) ........................ 31
Bảng 1.3. Tỷ lệ người di cư từ 15 - 59 tuổi chia theo loại hình di cư, thành
thị/nông thôn và vùng kinh tế xã hội (Đơn vị %)…………………………… 54
Bảng 1.4. Tỷ lệ di cư theo vùng kinh tế - xã hội, thành thị/nông thôn, giới tính
(Đơn vị %) ...........………………………………………………………………........ 57

Bảng 2.1. Độ tuổi của lao động di cư (Đơn vị: tuổi) ............................................. 60
Bảng 2.2. Số lượng lao động di cư trong mỗi hộ gia đình (Đơn vị: người)....... 70
Bảng 3.1. Tỷ lệ hộ gia đình có sản xuất nơng nghiệp và khơng sản xuất nơng
nghiệp (Đơn vị %)..............................................................................................74



 

6
 

DANH MỤC HÌNH

 


 

Hình 2.1. Động lực di cư (Black, 2011) .................................................................. 36
Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang .......................................................... 45
Hình 1.2. Bản đồ xã Khánh An ................................................................................ 50
Hình 1.3. Bản đồ xã Khánh Bình ............................................................................. 51
Hình 1.4. Bản đồ xã Phước Hưng ............................................................................ 52
Hình 1.5. Bản đồ xã Đa Phước ................................................................................. 53
Hình 1.6. Dịng di cư lao động từ ĐBSCL ......................................................... 56
Hình 1.7. Tỷ suất di cư thuần giai đoạn 2009 – 2014 ............................................ 58



 

7
 

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

 

 

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ lao động di cư so với lao động khơng di cư theo nhóm tuổi và
giới tính (Đơn vị: %)................................................................................................. 60
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nghề nghiệp hiện tại của lao động di cư (Đơn vị %) .......... 63
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động di cư theo nghề nghiệp và giới tính (Đơn vị %) . 64
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu mức độ hỗ trợ gia đình của lao động di cư theo nghề nghiệp
(Đơn vị %) ................................................................................................................... 65

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu lao động di cư theo thành phần gia đình (Đơn vị %) ......... 68
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu hộ có lao động di cư so với hộ khơng có lao động di cư
theo nhóm nhân khẩu của hộ gia đình (Đơn vị %) ................................................ 69
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hộ có lao động di cư so với hộ khơng có lao động di cư theo
tình trạng sản xuất nông nghiệp (Đơn vị %) ........................................................... 74
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của các hộ có lao động di cư ........... 75
(Đơn vị %) ................................................................................................................... 75
Biểu đồ 3.3. Mức độ ảnh hưởng của 3 biểu hiện thời tiết ..................................... 79
đến các hộ có lao động di cư (Đơn vị %) ................................................................ 79
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ số lao động di cư trong mỗi hộ gia đình (Đơn vị %)............89



 

8
 

PHẦN A: MỞ ĐẦU
1. MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Ngày 24-9-2014, tại Hà Nội, Đại diện tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam và
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng tổ chức hội thảo về di cư, tái định cư
và biến đổi khí hậu, nhằm khảo sát tình trạng dễ bị tổn thương của các hộ gia đình
sau khi tái định cư; phân tích các chính sách, chiến lược và chương trình bảo trợ xã
hội hiện có trong việc hỗ trợ người dân sau khi di cư và tái định cư do biến đổi khí
hậu.

Các ý kiến tại Hội thảo nêu rõ, di cư đang có xu hướng gia tăng trên tồn cầu.
Con người di cư vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có nguyên nhân là do áp lực về
khí hậu và áp lực môi trường liên quan đến cuộc sống và kinh tế của họ. Những
năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên khu vực miền núi phía Bắc,
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam chịu tác động rất lớn của thiên
tai và bị thiệt hại nặng nề về người, tài sản, gây ảnh hưởng tới sản xuất.
Việt Nam với đặc thù hơn 70% dân cư sống bằng nghề nơng nghiệp, biến đổi
khí hậu sẽ tác động trước hết và trực tiếp đến nền sản xuất nơng nghiệp. Ngồi ra,
biến đổi khí hậu tác động đến các nhóm xã hội ở các chiều cạnh khác nhau, trong đó
có vấn đề di cư. Theo Trung tâm giám sát dịch chuyển dân số trong nước (IDMC,
2013), với hơn 1 triệu người phải di dời nơi sinh sống trong giai đoạn 2008-2012,
Việt Nam đứng hàng thứ 17 trong số 82 quốc gia có số người di trú lớn nhất do
thiên tai (UNDP, 2014).
Báo cáo của Liên hợp quốc do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP),
Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) đồng thực
hiện nêu rõ: Việt Nam đặc biệt dễ bị tổn thương trước những bất lợi của biến đổi
khí hậu. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số chiến lược nhằm giảm thiểu rủi
ro trước các hiện tượng thời tiết cực đoan, cũng như những áp lực môi trường liên
quan, đặc biệt là các chiến lược tái định cư cho những hộ gia đình chịu ảnh hưởng



 

9
 

của sóng thần, lũ lụt, lở đất hay lũ quét. Nhiều người lựa chọn thay đổi cách thức
kiếm sống và di cư đến những vùng đất khác do áp lực kinh tế và môi trường tại địa
phương quá cao và một số áp lực đang tiếp tục gia tăng do biến đổi khí hậu. Chính

vì vậy, di cư là một chiến lược sinh kế đóng vai trị quan trọng trong việc giảm thiểu
rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương cũng như các cơ hội kinh tế của địa phương.
Ơng Ba-khơ-đia Bu-kha-nốp (Bakhodir Burkhanov), Phó Giám đốc quốc gia của
UNDP tại Việt Nam, phát biểu: “Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc
liệt, di cư và tái định cư được coi là những chiến lược đối phó và thích ứng mang
tính sống cịn. Tại Việt Nam cũng như bất kỳ nơi nào khác, di cư do biến đổi khí
hậu đang diễn ra hơm nay”.
ĐBSCL có địa hình thấp với mật độ dân số đơng là một trong những khu vực
dễ bị tổn thương nhất của biến đổi khí hậu trên thế giới. Biến đổi khí hậu với những
biểu hiện: mực nước biển, nhiệt độ tăng, thay đổi lượng mưa, gia tăng về tần suất và
cường độ bão là ngun nhân góp phần vào sự thối hoá của hệ sinh thái, nhiễm
mặn, hạn hán và lũ lụt bất thường, gia tăng về dịch bệnh đối với người, cây trồng,
vật nuôi… Những tác động này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế (đặc biệt là
nông nghiệp, thuỷ sản) và cuộc sống hiện tại và tương lai của người dân ĐBSCL,
nhất là hộ nghèo khơng có đất hoặc có ít đất sản xuất; trong đó có cả phụ nữ và bà
con dân tộc thiểu số. An Giang thuộc ĐBSCL đã và đang trải qua các tác động của
biến đổi khí hậu, gồm thối hố đất, nhiễm mặn, suy thối hệ sinh thái, thời tiết
nóng hơn, hạn hán, lũ lụt thất thường, bệnh tật mới xuất hiện ở cả người và động
vật.
Vì vậy tơi quyết định thực hiện đề tài “Dịng lao động di cư từ khu vực
nơng thơn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: Xu hướng và những yếu tố tác động
(Nghiên cứu tại An Giang)” hy vọng tìm ra xu hướng di cư và tìm hiểu biến đổi
khí hậu có phải là một trong những yếu tố tác động đến dịng lao động di cư hiện
nay khơng.



 

10

 

1.2. Tổng quan tài liệu
Di cư là một trong những chủ đề được các học giả quốc tế và trong nước
quan tâm nghiên cứu. Đó là một quá trình xảy ra phổ biến trong lịch sử phát triển
của xã hội lồi người. Nó diễn ra ở cả quốc gia phát triển lẫn các quốc gia đang phát
triển trong đó có Việt Nam. Có rất nhiều khía cạnh liên quan đến vấn đề di cư cần
được thảo luận nghiên cứu. Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài, tác giả chú trọng
vào các yếu tố “lực đẩy” tác động đến quyết định di cư của người lao động ở nông
thôn cụ thể là xu hướng và những yếu tố tác động đến dòng lao động di cư từ khu
vực nông thôn. Việc tổng quan giúp người nghiên cứu xác định được thực trạng và
những yếu tố tác động đến quá trình di cư, tìm ra những khoảng trống và nghiên
cứu bổ sung nhằm góp phần làm phong phú thêm cho chủ đề nghiên cứu.
1.2.1. Những nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân và hình thức di cư
Những cuộc thảo luận về di cư thường bắt đầu với dòng di cư từ các nước
đang phát triển sang các nước giàu có ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc. Tuy nhiên, phần
lớn dịng di cư trên thế giới lại khơng diễn ra giữa các nước đang phát triển và các
nước phát triển; phần lớn hiện tượng này thậm chí khơng diễn ra từ nước này sang
nước khác. Đại bộ phận những người di cư di chuyển trong nội bộ quốc gia của họ.
Ước tính có phần bảo thủ rằng khoảng 740 triệu người di cư nội địa – tức là gần gấp
bốn lần số người di cư quốc tế. Trong số những người di cư sang nước khác, chỉ có
một phần ba di cư từ một nước đang phát triển sang một nước phát triển – tức là
chưa tới 70 triệu người. Còn lại phần lớn trong số 200 triệu người di cư quốc tế di
chuyển từ một nước đang phát triển này sang một nước đang phát triển khác, hoặc
di cư giữa các nước phát triển (Klugman, 2009). Trong báo cáo “Lao động di cư
Việt Nam” thì đa số người di cư đang trong độ tuổi lao động và mục đích di cư của
họ chủ yếu liên quan đến việc làm. Kết quả Điều tra Di cư nội địa Quốc gia 2015
cho thấy, trên phạm vi tồn quốc, có gần 30% trong tổng số 4.969 người di cư được
hỏi cho biết họ di chuyển vì lý do ”tìm được việc làm ở nơi mới”, 11,5% di cư để có
“điều kiện làm việc tốt hơn”, 11,9% di cư để “thuận tiện cho công việc” và 12,6%

di cư để “cải thiện đời sống”. Có sự khác biệt giữa các vùng về lý do di cư do “tìm



 

11
 

được việc làm ở nơi ở mới”. Đồng bằng sơng Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc
và Đơng Nam Bộ là các vùng có nhiều người di cư đến vì lý do này nhiều nhất,
tương ứng là 41,8%; 40,5% và 37,6% trong khi đó tỷ lệ người di cư vì lý do liên
quan đến việc làm ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung là thấp nhất,
14,3%. Báo cáo cũng chỉ ra lao động di cư là những người trẻ tuổi và phần đông là
nữ và chưa có gia đình (Dockery, 2015). Trong kết quả phân tích số liệu Tổng điều
tra dân số 2009 cũng cung cấp thêm những bằng chứng khẳng định các phát hiện
trước đây cho thấy người di cư thường là những người trẻ tuổi (Guest, 1998; Đặng
và các tác giả khác, 2003; TCTK, 2005; TCTK & UNFPA, 2006; UNFPA, 2007;
Nguyễn, 2009)(Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tổng cục Thống kê, 2011).
Bên cạnh đó báo cáo cũng đề cập đến những đóng góp tài chính của lao động
di cư, tiền gửi là một phần thu nhập của lao động di cư kiếm được tại nơi đến gửi về
nhà (chủ yếu là ở khu vực nông thôn) để cải thiện điều kiện sống của gia đình mình
ở quê hương. Vì thế tiền gửi là một trong những tác động trực tiếp, tích cực thúc
đẩy di cư và chuyển dịch lao động. Số liệu cho thấy, khoảng 36,6% lao động di cư
có gửi tiền về cho gia đình trong 12 tháng trước thời điểm điều tra. Nữ giới có tỷ lệ
này cao hơn một chút so với nam giới (38,3% so với 34,6%). Trung bình một lao
động di cư gửi về 9,4 triệu đồng/năm. Lao động di cư nam gửi tiền về nhiều hơn nữ
(tương ứng là 10,3 triệu/năm và 8,7 triệu đồng/năm). Tiền gửi về nhà đã được sử
dụng cho nhiều mục đích, nhưng nhìn chung, theo những người gửi tiền thường
xuyên về nhà, các khoản tiền này được dùng để cải thiện các điều kiện sinh hoạt

hàng ngày của gia đình (78%) hơn là để đầu tư phát triển sản xuất (6,7%), chi tiêu
cho học hành, khám chữa bệnh chiếm khoảng 25%. Xu hướng này tương tự ở nông
thôn và thành thị (Dockery, 2015).
Dân số di cư, đặc biệt là di cư giữa các tỉnh, tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn số
tương đối. Di cư trong thập kỷ vừa qua tăng mạnh hơn hẳn so với thập kỷ trước đó.
Dân số di cư giữa các tỉnh trong 5 năm trước thời điểm điều tra tăng từ 1,3 triệu
người năm 1989 lên 2 triệu người năm 1999 và lên 3,4 triệu người năm 2009; tỷ lệ
dân số di cư tăng từ 2,5% năm 1989 lên 2,9% năm 1999 và lên 4,3% năm 2009.



 

12
 

Trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm của dân số không di cư giảm từ 2,4% trong
giai đoạn 1989-1999 xuống 1,1% trong giai đoạn 1999-2009, tỷ lệ tăng dân số hàng
năm của dân số di cư giữa các huyện tăng từ 0,6% lên 4,2% và tỷ lệ này trong nhóm
dân số di cư giữa các tỉnh tăng từ 4,0% lên 5,4% qua cùng thời kỳ. Một dự đoán dân
số đơn giản cho thấy, dân số di cư giữa các tỉnh sẽ tăng lên gần 6 triệu người, chiếm
6,4% tổng dân số vào năm 2019 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tổng cục Thống kê,
2011).
Trong những thập niên gần đây, hiện tượng “chảy máu chất xám” đã chỉ ra
rằng: sinh viên, học sinh tại các nước kém phát triển hơn tìm đến các quốc gia phát
triển học tập, sau đó ở lại làm việc ngày càng tăng. Theo tổ chức di dân quốc tế
(IOM), đã có hơn 1 triệu dân Ghana di cư từ năm 2000 đến năm 2007, tuy vậy, hơn
85% trong số họ đã không trở lại tạm thời vĩnh viễn. Một lĩnh vực đã mất đi nhiều
nhân tài vì chảy máu chất xám đó là lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Tiến sĩ Mariama
Awumbila, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu di dân của đại học Ghana cho biết,

việc nhân viên y tế có tay nghề cao rời khỏi đất nước đã có tác động nghiêm trọng
đến toàn quốc. “Vào những năm đầu thế kỷ 21, một số quận đã khơng có một bác sĩ
nào, và một số khu vực thậm chí khơng có một y tá nào” (Nguyễn Phượng, 2010).
Di cư trong những năm qua đã và đang trở thành sự lựa chọn của người dân
nhằm cải thiện kế sinh nhai và tạo cơ hội làm ăn cho mình và nó trở thành một cấu
thành khơng thể thiếu được của q trình phát triển qua lại giữa vùng miền và lãnh
thổ. Di cư là một yếu tố không thể thiếu để phát triển kinh tế bởi di cư sẽ giúp phân
bổ lại nguồn lực lao động từ những nơi thừa lao động sang những nơi cần lao động.
Di cư bao gồm hai bộ phận là di cư nội địa và di cư quốc tế. Trong dịng di cư nói
chung, lao động di cư cũng là nhóm người dễ bị tổn thương và bị lạm dụng và cũng
chịu ảnh hưởng của các sự kiện trong đời sống kinh tế xã hội. Với bối cảnh tồn cầu
hố, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới, việc tiếp cận thị trường thế
giới tác động tới các ngành công nghiệp mới và tạo việc làm cho hàng triệu người,
già và trẻ bước vào thị trường lao động mỗi năm. Sự tập trung các vùng kinh tế, sự
khác biệt về điều kiện kinh tế giữa các vùng miền dẫn đến việc di cư của một bộ



 

13
 

phận dân số là điều tự nhiên. Ở tầm vĩ mô, di cư xảy ra do sự khác biệt về cơ hội
giữa nơi đi và nơi đến. Ở tầm vi mô, quyết định di cư của một người không chỉ phụ
thuộc vào bản thân cá nhân người di cư mà còn phụ thuộc vào các yếu tố xã hội và
mạng lưới xã hội kết nối giữa nơi đi và nơi đến. Hiểu được những yếu tố và mạng
lưới liên kết này có thể giúp xây dựng các chính sách di cư hiệu quả (Nguyễn Hữu
Chí, 2017).
Dựa vào các quan sát về di dân ở nước Anh trong những năm 80 của thế kỉ

19, E.G.Ravenstein trong cơng trình “Những luật về di dân” (Laws of
Migration,1876) đã xây dựng những lý thuyết mang tính chất tổng qt hố trong
đó rất nhiều điểm vẫn có ý nghĩa cho đến tận ngày nay, có thể kể: (1) Chúng ta đã
hồn tồn chứng minh được rằng các tập đoàn di dân lớn chỉ tiến hành di chuyển
trong khoảng cách ngắn và hậu quả là sự thay đổi mang tính tồn bộ hay sự thay thế
dân số đã tạo ra các dòng di dân theo hướng dẫn đến các trung tâm thương mại và
khu cơng nghiệp nơi có thể thu hút người di dân. (2) Kết quả của dòng di chuyển
này, mặc dù diễn ra trên phạm vi cả nước bị giới hạn của các quá trình thu hút vẫn
diễn ra theo các cơ chế sau: dân cư của một nước sẽ nhanh chóng dẫn đến các vùng
lân cận, các thị trấn, thị xã có tốc độ tăng trưởng nhanh, cố đơ ở đó, khoảng cách
dân số ở các vùng nông thôn sẽ được bù đắp lại nhờ những người di cư từ các vùng
hẻo lánh hơn cho đến khi lực hút từ các thành phố có tốc độ tăng trưởng nhanh dần
dần tác động đến những ngõ ngách hẻo lánh nhất. Số người di dân được kê khai ở
một trung tâm thu hút nào đó sẽ tăng chậm lại với khoảng cách tỷ lệ với dân số gốc
ở nơi họ đã ra đi. (3) Q trình nới giãn (phân hố) là q trình ngược lại của quá
trình thu hút và thể hiện những đặc trưng tương tự. (4) Mỗi dòng di dân lớn thường
tạo ra một dòng di dân ngược để bù đắp lại. (5) Người di dân thực hiện những cuộc
di chuyển với khoảng cách xa với sở thích đến một trong những trung tâm công
nghiệp và thương mại lớn. (6) Những người gốc ở các thành phố, thị xã thường ít di
chuyển hơn so với những người ở nông thôn của đất nước. (7) Nữ giới thường dễ di
dân hơn so với nam giới (Đoàn Minh Huấn & Nguyễn Đức Hùng, 2016).



 

14
 

Năm 1966, Everett S.Lee trong tác phẩm “Một học thuyết chung về di cư” đã

tổng kết một số các yếu tố quyết định đến việc di cư của người dân từ nơng thơn ra
thành thị. Ơng chia thành hai nhóm yếu tố: (1) Nhóm yếu tố tiêu cực – nghèo đói,
sự thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếu đất, mức sống thấp ở quê nhà; (2) Nhóm yếu
tố tích cực – sự thịnh vượng, cơ hội, cơng việc làm ăn, mức sống cao ở nơi đến....
Trong hai nhóm yếu tố này, những yếu tố tiêu cực tác động mạnh hơn buộc người ta
phải rời nơi sinh sống của mình cịn các yếu tố tích cực phản ánh sự hấp dẫn của nơi
đến. Ngồi ra, Lee cịn phân tích một số các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc di dân.
Đó là sự nhận thức, sự thơng minh, hiểu biết của người di cư qua kinh nghiệm bản
thân hay qua các kênh thông tin đại chúng, qua bạn bè, họ hàng, ... Đây là điều mà
các lý thuyết trước đó ít đề cập tới. Việc di cư theo Lee cịn phụ thuộc vào tính tốn
và thu nhập mong đợi trong thời gian nhất định hơn là tính tốn về khác biệt thu
nhập giữa thành thị và nông thôn (Đoàn Minh Huấn & Nguyễn Đức Hùng, 2016).
Trong bối cảnh các nước trong thế giới thứ 3 bước vào giai đoạn cơng
nghiệp hố, dẫn đến sự bùng nổ của làn sóng di cư từ nơng thơn ra các thành phố
cơng nghiệp và các đô thị. Năm 1954, Arthus Lewis đã đưa ra thuyết "Mơ hình 2
khu vực" (Dual sector) trong bài nghiên cứu có tựa đề “Sự phát triển kinh tế với
nguồn cung lao động vơ hạn” nhằm giải thích về sự di chuyển lao động từ nông
nghiệp sang công nghiệp ở một nước vừa mới cơng nghiệp hố. Đây là mơ hình phổ
biến nhất trong tất cả các mơ hình tạo việc làm có liên hệ cụ thể với các nước đang
phát triển. Mơ hình này là học thuyết chung cho quá trình phát triển của các nước
dư thừa lao động. Trong mơ hình này, tác giả giả định rằng trong nền kinh tế chỉ tồn
tại hai khu vực:
+ Khu vực kinh tế nông thôn truyền thống với phổ biến là lao động thủ công, tồn tại
rất nhiều lao động dư thừa có đặc trưng năng suất lao động cận biên rất thấp (gần
như bằng khơng). Do đó, có thể rút lao động ra khỏi khu vực nông thôn truyền
thống mà sản lượng nông nghiệp không giảm.
+ Khu vực thành thị công nghiệp hiện đại với sự tập trung nhiều ngành sản xuất chế
biến hiện đại, có năng suất lao động cao hơn, nên có mức lương cao hơn khu vực




 

15
 

kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, đây cũng là khu vực có nhu cầu tăng thêm lao động
để phục vụ tốc độ phát triển sản xuất.
Vì sản xuất nơng nghiệp bị hạn chế về mặt diện tích đất sản xuất nên năng
suất cận biên của lao động nông thôn được giả định sẽ tiến đến không theo quy luật
“lợi nhuận biên giảm dần”. Kết quả là, trong ngành nơng nghiệp tồn tại một số
lượng lao động khơng đóng góp làm tăng sản lượng nơng nghiệp từ khi sản phẩm
cận biên của họ bằng khơng. Nhóm nơng dân này chính là nguồn “lao động dư
thừa” ở khu vực nơng nghiệp. Do đó, việc lực lượng lao động dư thừa này được
dịch chuyển tới các ngành sản xuất khác sẽ không làm ảnh hưởng đến sản lượng
đầu ra của ngành nông nghiệp ở khu vực nông thôn.
Nếu số lượng người lao động di chuyển từ nông nghiệp sang lĩnh vực sản
xuất khác bằng với số lượng “lao động dư thừa” trong lĩnh vực nông nghiệp, phúc
lợi và năng suất chung sẽ được cải thiện. Tổng số sản phẩm nông nghiệp sẽ vẫn
không thay đổi trong khi tổng sản phẩm công nghiệp tăng lên do việc bổ sung thêm
lao động. Khi tất cả “lao động dư thừa” ở nông thôn được thu hút vào ngành công
nghiệp mới, lúc này, những lao động bổ sung chỉ có thể rút ra khỏi khu vực nơng
nghiệp với chi phí cao hơn, năng suất lao động cận biên của lao động nông thôn lúc
này cũng dần tăng lên do lao động kém hiệu quả bị rút bớt. Kết quả là năng suất lao
động cận biên trong nông nghiệp tiến tới cân bằng với năng suất lao động cận biên
của các ngành sản xuất khác, mức lương trong ngành nông nghiệp tiến tới cân bằng
với mức lương trong các ngành sản xuất khác, người lao động nơng nghiệp dần
khơng cịn động cơ tiền bạc để chuyển dịch. Kết quả này sẽ chấm dứt quá trình di
cư lao động từ khu vực nông thôn ra thành thị. Harris và Micheal Torado từ hướng
tiếp cận kinh tế học đã nghiên cứu hiện tượng di cư nông thôn - thành thị tăng tốc

trong bối cảnh thất nghiệp ở thành thị vẫn tiếp tục gia tăng. Khác với mơ hình "Hai
khu vực" (Dual sector- khu vực kép) của Arthur Lewis lý giải nguồn gốc của việc di
cư dựa vào giả định “dư thừa lao động” trong khu vực nông thôn, mơ hình "Thu
nhập kỳ vọng" của Harris - Todaro giải thích quyết định của người lao động di cư từ
khu vực nông thôn ra thành thị dựa trên sự khác biệt về mức thu nhập dự kiến có



 

16
 

được trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức thu nhập trung bình
đang có ở nông thôn. Điều này ngụ ý rằng, sự di cư từ nông thôn ra đô thị trong bối
cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở đơ thị cao, có thể được lý giải về mặt kinh tế, nếu thu nhập
kỳ vọng từ khu vực đơ thị cao hơn (Đồn Minh Huấn & Nguyễn Đức Hùng, 2016).
Năm 1993, các tác giả Kotler, Haider và Rein đã nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của người di cư đã được phát triển và làm
rõ trong cơng trình nghiên cứu “Lý thuyết tiếp thị địa phương”. Sự hấp dẫn của địa
phương thể hiện thơng qua các hình ảnh, chính sách, cơ hội phát triển và điều kiện
sống đối với dân cư nói chung, đối với sinh viên tốt nghiệp nói riêng. Theo các tác
giả có ba thành phần chính tạo nên sự hấp dẫn của một địa phương cho việc thu hút
dân cư mới: (1) Các vốn quý độc đáo của riêng địa phương đang có hoặc có tiềm
năng nhưng chưa khai thác; (2) Các dịch vụ cho những con người cụ thể và gia đình
của họ, như những ưu đãi về thuế, nhà ở hấp dẫn, môi trường giáo dục tốt, chi phí
rẻ, điều kiện an sinh xã hội tốt, thái độ tích cực niềm nở đối với người mới đến,…
(3) Các dịch vụ tái định cư, nỗ lực tìm kiếm cơ hội việc làm cho người thân hay đối
tác (Kotler P, Haider D.H, 1993).
Vào những thập kỷ cuối thế kỷ XX, tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới có

nhiều biến động, nhiều loại hình di dân xuất hiện đã tạo nhiều cơ hội cho những
nghiên cứu chuyên sâu về di dân trên quy mơ tồn cầu. Tại các nước đang phát triển,
đặc biệt là ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh, q trình đơ thị hố mạnh mẽ đã
tạo ra các “siêu đô thị” thu hút luồng di cư ồ ạt từ các khu vực nông thôn. Di dân
nông thôn – đô thị trở thành một hiện tượng xã hội nổi trội thu hút nhiều nhà nghiên
cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nền tảng lý thuyết về di dân nông thôn – đô thị
là những ý tưởng của E.G. Ravenstein (Đặng Nguyên Anh, 2007).
Theo Huang Ping (2004) trong một công trình nghiên cứu ở Trung Quốc cho
rằng: Trình độ học vấn của di dân nông thôn cao hơn những người ở lại. Tỷ lệ phụ
nữ di cư từ nông thôn ra đơ thị ít hơn nam giới. Truyền thơng đại chúng có tác động
chuyển tải cuộc sống hấp dẫn ở đô thị đã thu hút giới trẻ tham gia vào quá trình di
dân (Huang Ping, 2004).



 

17
 

Nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hợp quốc, trong đó đặc biệt là Quỹ dân số
thế giới, Ngân hàng thế giới,… đã quan tâm đến hiện tượng di cư tự do nông thôn –
đô thị trong quá trình đơ thị hố. Nhiều hội nghị, hội thảo đã được tổ chức trên
phạm vi quốc tế và khu vực nhằm trao đổi, thảo luận kinh nghiệm và thực tiễn hiện
tượng này như Hội nghị các chuyên gia về xu hướng, hình thức và ảnh hưởng của
di cư tự do nông thôn – đô thị (tổ chức tại Bangkok – Thái Lan, tháng 11/1992). Tại
hội nghị này, các chuyên gia từ các nước đã đưa ra những kết quả nghiên cứu về
thực trạng q trình di dân nơng thơn – đô thị tại các nước như Nepal, Thái Lan,
Indonesia, Ấn Độ, … từ đó rút ra những kết luận mang tính chất quy luật của hiện
tượng này và đề xuất một số giải pháp (UNFPA, 1996).

Theo Dang (2005) & Doan và Trinh (1998) động cơ của dòng lao động di
cư đến thành phố là để tiếp cận với cơ hội việc làm, thu nhập cao hơn cũng như
muốn có được điều kiện học tập tốt hơn ở các thành phố lớn. Hai dịng di dân trong
nước chính là nơng thơn – nông thôn và nông thôn – thành thị chiếm đến 54% tổng
số người di dân hiện nay, trong khi đó chỉ có 9% người di dân từ thành phố về nơng
thơn. Một điểm đáng lưu ý về dịng di dân này là việc người di dân hồi hương (ISPT,
1998). Khi xem xét cấp độ theo vùng miền, chỉ có 3 thành phố lớn là Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và một vùng là Đông Nam Bộ có tỷ lệ dân nhập cư
cao. Số lượng di dân nơng thơn – thành thị đang có xu hướng tăng nhanh và Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục là điểm đến thu hút dòng người nhập cư trong giai
đoạn hiện nay. Đổi mới kinh tế không chỉ làm thay đổi mơ hình di dân trong nước
mà cịn dẫn đến sự hình thành dịng di dân tự phát nông thôn – nông thôn và nông
thôn – thành thị (Nguyễn Thị Hồng Xoan, 2015b).
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và 2009 đã đưa ra bức tranh cập
nhật nhất và mang tính đại diện nhân khẩu học nhất về các dòng di cư trong nước ở
Việt Nam. Tuy nhiên Tổng điều tra định nghĩa người di cư là người có nơi cư trú tại
thời điểm điều tra khác với nơi họ cư trú 5 năm trước đó. Định nghĩa này đã bỏ sót
những người di cư lâu hơn 5 năm về trước, bỏ qua những người di cư trong vòng 5
năm trở lại đây nhưng đã trở về nhà trước thời điểm điều tra, và bỏ qua những



 

18
 

người di cư mùa vụ và di cư tạm thời, vì họ thường chỉ di cư trong thời gian ngắn.
Chính những lý do này mà tổng số người di cư trong nước trong điều tra dân số
khơng tính những người đã di cư được hơn 5 năm, những người di cư mùa vụ, di cư

tạm thời, di cư con lắc với thời gian di cư ít hơn 5 năm nhưng đã trở về nơi ở cũ
(Nguyễn Hữu Chí, 2017).
Điều tra dân cư Việt Nam 2004 do Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số Liên
Hiệp quốc thực hiện tiến hành ở: Hà Nội, Đông Bắc, Tây Nguyên, TP.Hồ Chí
Minh, Đơng Nam Bộ với 10.000 cuộc phỏng vấn (5.000 di cư và 5.000 khơng di
cư) nhằm góp phần tìm hiểu về: quá trình di cư; các yếu tố kinh tế- xã hội, nhân
khẩu học và các yếu tố thuận lợi đối với di cư; kết quả di chuyển đối với người di
cư và gia đình; so sánh tình trạng người di cư và không di cư tại nơi chuyển đến.
Cuộc điều tra cũng giúp đưa ra các khuyến nghị về các chính sách điều tiết q
trình di cư và cải thiện điều kiện sống của người di cư ở nơi đến. Kết quả điều tra
cho thấy, người di cư có độ tuổi trẻ (khoảng 60% là nam, 66% là nữ trong độ tuổi từ
15- 29); hầu hết người di cư khơng có nhà và phải đi th và đăng ký tạm trú; người
di cư đến TP.HCM và Tây Nguyên không thuộc vùng nào nổi trội; nhân tố thúc đẩy
di cư là kinh tế, tìm kiếm việc làm; người di cư gặp bất lợi về chăm sóc sức khoẻ,
an sinh xã hội (Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, 2004).
Những cơng trình này khơng thể khơng kể đến cơng trình của Nguyễn Văn
Tài và cộng tác viên (1998) với đề tài “Nghiên cứu hiện trạng, những tác nhân thúc
đẩy và các vấn đề phát sinh từ hiện tượng di dân tự do đối với môi trường và đối
với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh trong q trình
đổi mới nền kinh tế đất nước. Các biện pháp giải quyết”. Và sau này tác giả đã biên
soạn lại công trình nghiên cứu của mình thành sách và xuất bản với tựa đề “Di dân
tự do Nông thôn – Thành thị ở TP.Hồ Chí Minh”. Cuốn sách có 4 chương cơ bản
với nội dung như sau: (1) tác giả đề cập đến các lý thuyết tổng quát về di dân: các
khái niệm cơ bản, các trường phái khác nhau về di dân, lịch sử di dân quốc tế; (2)
tác giả đưa người đọc ngược dòng lịch sử trở về thời điểm từ năm 1975 cho đến
năm 1996 để hình dung ra được các giai đoạn di dân diễn ra trên địa bàn Thành phố



 


19
 

Hồ Chí Minh. Chúng ta có thể thấy rõ nét những đặc điểm về học vấn, tay nghề,
nguồn gốc nhập cư, độ tuổi, giới tính, thành phần xã hội của những người nhập cư.
Những tâm tư nguyện vọng và những khó khăn trên bước đường mưu sinh lập
nghiệp; (3) tác giả chỉ ra một cách khách quan và sống động những ảnh hưởng tích
cực và tiêu cực của di dân tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ
Chí Minh. Ngồi ra, cơng trình nghiên cứu cịn chỉ ra những đóng góp tích cực cho
quê hương của những người xa xứ và cả những hệ quả xấu mà những người nhập
cư đem lại cho chính nơi họ ra đi; (4) tác giả đưa ra một số giải pháp đối với dân
nhập cư, bao gồm cả giải pháp ngắn hạn và giải pháp dài hạn.
Ngồi ra, phải kể đến cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Xoan
(2015) “Di dân trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh”. Cơng trình này hướng đến mục tiêu
chung là cung cấp một số thông tin về động cơ di chuyển và đời sống của những
người nhập cư trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như sự hồ nhập về cuộc sống.
Qua việc phân tích các nhân tố đa chiều tác động đến đời sống của những người
nhập cư trẻ, cơng trình nghiên cứu cố gắng cung cấp các kiến thức về lý thuyết liên
quan đến sự thích ứng của những người nhập cư vào thành phố tại nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam. Và “Giới và di dân: tầm nhìn châu Á”, Nguyễn Thị
Hồng Xoan (chủ biên). Cuốn sách được biên soạn từ 8 bài viết trong hội thảo quốc
tế “Giới và di dân – tầm nhìn châu Á” được tổ chức vào ngày 24-25/05/2012 do quỹ
Rosa Luxemburg Stifftung (Đức) kết hợp với trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn (ĐHQG TPHCM) tổ chức nhằm phản ánh cái nhìn đa chiều và sâu sắc về
giới và di dân từ lý thuyết đến kinh nghiệm thực tế ở Châu Á và Việt Nam (Nguyễn
Thị Hồng Xoan (chủ biên), 2012).
“Những con đường về thành phố: di dân đến thành phố Hồ Chí Minh từ một
vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Lê Văn Thành chủ biên (2003), nghiên cứu
những đặc điểm của những người di chuyển từ một vùng có nhiều người ra đi để

đến thành phố lớn nhất nước; nghiên cứu những đặc điểm của việc di chuyển;
nghiên cứu hình ảnh của việc ra đi và của những người di chuyển dưới con mắt của
người dân nơng thơn; đánh giá những nhân tố níu giữ, thu hút hoặc đẩy đi của cộng



 

20
 

đồng dân cư cấp độ một làng; nghiên cứu những thay đổi của người di chuyển với
sự ra đi về thành phố; nghiên cứu ảnh hưởng di dân đối với những hộ gia đình trong
vùng xuất cư (tình trạng kinh tế, việc học hành, sự thiếu hụt lao động…); đánh giá
những khó khăn của người nhập cư gặp phải trong những lĩnh vực khác nhau như
việc làm, nhà ở, giáo dục, cơ sở hạ tầng đô thị, môi trường…; đánh giá những người
dân quay về nơi ở cũ và những động cơ của họ; nghiên cứu những chính sách phát
triển và quản lý lãnh thổ hợp lý cho việc đáp ứng những nhu cầu mới của dân cư và
hạn chế sự rời bỏ nông thôn của họ.
Di dân là một hiện tượng phức tạp trong xã hội và chúng ta có rất ít thơng tin
chi tiết, cụ thể về vấn đề này. Vì vậy, chỉ một vài cuộc nghiên cứu thì khó có thể
bao phủ tất cả các khía cạnh trong khi bản chất của di dân đang ngày càng trở nên
phức tạp. Hầu hết các nghiên cứu di dân ở Việt Nam tập trung vào các khía cạnh
kinh tế như việc làm và thu nhập, nhưng di dân còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố
xã hội khác nữa (Trần Hồng Liên, 2004).
1.2.2. Những nghiên cứu về xu hướng và các chính sách liên quan đến
di cư
Xu hướng gia tăng di cư cả về số lượng lẫn tỷ lệ người di cư được quan sát
thấy trong hai thập kỷ qua, nhưng xu hướng gia tăng này chỉ nổi bật rõ rệt trong
vòng một thập kỷ vừa qua. Có rất nhiều lý do có thể dẫn tới sự gia tăng này, trong

đó phải kể đến việc giảm thiểu hệ thống hợp tác xã, việc chuyển đổi nền kinh tế từ
tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, việc dỡ bỏ các quy định hạn chế sự phát
triển của khu vực tư nhân, sự phát triển của giao thông vận tải (Đặng Nguyên Anh
và các tác giả khác, 1997), sự gia tăng khác biệt giữa các vùng (PWG, 1999), và sự
nới lỏng các quy định hạn chế di cư (Doãn và Trịnh, 1998; Guest, 1998). Dân số di
cư giữa các tỉnh có xu hướng ngày càng gia tăng rõ rệt; tỷ lệ tăng dân số di cư cao
hơn tỷ lệ tăng dân số tự nhiên. Các kết quả phân tích số liệu Tổng điều ra dân số
cho thấy những bằng chứng rõ ràng về hiện tượng “nữ hóa di cư” trong khi xu
hướng phát triển ngược lại được thấy trong nhóm dân số khơng di cư. Nữ giới
chiếm trên một nửa dân số di cư trong hầu hết các loại hình và dịng di cư giữa nơng



 

21
 

thôn và thành thị trong năm 2009 (trừ nhóm di cư từ thành thị về nơng thơn, nhưng
tỷ lệ nữ trong nhóm này cũng rất gần 50%). Một điểm đáng chú ý là qua ba thập kỷ
qua, tỷ lệ nữ trong nhóm dân số di cư tăng lên trong khi tỷ lệ nữ trong nhóm dân số
khơng di cư lại giảm xuống. Dân số di cư, đặc biệt là phụ nữ di cư, là những người
trẻ tuổi; dân số di cư giữa các tỉnh đang dần trẻ hóa trong khi nhóm dân số khơng di
cư đang ngày càng già hóa. Đa số người di cư trong giai đoạn 2004-2009, đặc biệt
là người di cư giữa các tỉnh, là những người trẻ tuổi, tập trung cao trong nhóm từ 15
đến 29 tuổi. Người di cư giữa các tỉnh có độ tuổi trẻ nhất với tuổi trung vị là 24
tuổi; người di cư giữa các huyện và nội huyện nhiều tuổi hơn một chút và tuổi trung
vị tương ứng của hai nhóm này là 25 và 26 tuổi trong cùng năm (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư Tổng cục Thống kê, 2011).
Kết quả Điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015 cho thấy, 17,3% dân số ở

độ tuổi 15-59 trong cả nước là người di cư. Các cuộc điều tra di cư trước đây cho
thấy nữ giới chiếm tỷ lệ di cư ngày càng cao (hiện tượng “nữ hóa” di cư). Kết quả
Điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015 cũng không phải là ngoại lệ, với tỷ lệ di
cư của nữ giới (17,7%) cao hơn so với nam giới (16,8%). Xu hướng này tương tự ở
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng, trừ Trung du và miền núi phía Bắc
và ĐBSCL lại có xu hướng ngược lại, nghĩa là tỷ lệ di cư của nam cao hơn nữ
(Tổng cục thống kê và Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2016).
Di cư, di dân vốn là những yếu tố nội sinh trong sự hình thành quốc gia, dân
tộc. Thời kỳ 1945 – 1975 của ba mươi năm đầy biến động trong lịch sử Việt Nam
cũng là thời kỳ chứng kiến những cuộc chuyển cư lớn trên phạm vi quốc gia. Giai
đoạn mười năm trước sự nghiệp đổi mới, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao
cấp và 10 năm tiếp theo của cơ chế thị trường với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, những luồng di dân đã diễn ra với quy luật bình thường vốn có của một đất
nước có sự phát triển không đều giữa các vùng lãnh thổ. Tuy nhiên hiện tượng di
dân ở Việt Nam thực sự được quan tâm và trở thành các xu hướng trong những
nghiên cứu vào những thập niên gần đây, khi Việt Nam tiến hành chuyển đổi nền
kinh tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hố đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội mang



 

22
 

tính bước ngoặt. Các luồng di cư nơng thơn – đơ thị đến các thành phố có q trình
đơ thị hố diễn ra mạnh mẽ như Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương,...đã tạo
cơ hội cho hàng loạt các dự án, cơng trình nghiên cứu được triển khai, nhiều hội
thảo trong nước và quốc tế được tổ chức (Đặng Nguyên Anh, 2007).
Năm 2002, Viện quy hoạch đô thị và nơng thơn đã thực hiện đề án “Kiểm

sốt dịng di dân nơng thơn – đơ thị trong q trình đơ thị hố ở Việt Nam”, với
mục đích tìm ra các giải pháp kiểm sốt dịng di cư từ nơng thôn – đô thị hiện nay
(Viện quy hoạch đô thị và nông thôn, 2002)
Nhắc đến vấn đề dân số và chính sách phát triển dân số, Đặng Nguyên Anh
(2006), trong nghiên cứu “Chính sách di dân trong q trình phát triển kinh tế - xã
hội ở các tỉnh miền núi” đã tổng quan các chính sách di dân đã được Chính phủ phê
duyệt (các chính sách được ban hành và thực hiện) trong những năm 90 theo các
loại hình di dân như di dân kinh tế mới, định canh định cư và di dân ổn định dân cư
biên giới. Đồng thời thơng qua việc tìm hiều thực trạng di dân trong những năm 90
ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Ngun theo các hình thái di dân nói trên đề tài
đánh giá hiệu quả tác động của các chính sách di dân lên nhận thức và sự tham gia
của người dân trong q trình thực hiện chính sách di dân, phát triển kinh tế - xã hội
ở miền núi và lên nhận thức của cấp quản lý địa phương đối với chính sách di dân,
phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi; tác động của chính sách di dân tới phát triển
cộng đồng. Thông qua đề tài này, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm bổ sung,
hồn chỉnh chính sách di dân phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta.
Theo Actional Quốc tế tại Việt Nam và Công ty Tư vấn Đông Dương IRC
(2011), lao động nữ di cư ở Việt Nam có độ tuổi khá trẻ với hơn 60% có độ tuổi từ
15 đến 29, đáng chú ý là hầu như họ khơng có tay nghề. Một trong những yếu tố
thúc đẩy họ di cư là những khó khăn tại thị trường lao động ở nơng thơn như thiếu
việc làm, thu nhập thấp.
Trong báo cáo phát triển con người 2009: Vượt qua rào cản : Di cư và phát
triển con người do Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) thực hiện đã
chỉ ra rào cản lớn nhất đối với người di cư là trình độ tay nghề. Các chính sách di cư



 

23

 

thường thuận lợi cho những người có trình độ học vấn và tay nghề cao. Tại các
quốc gia nơi người di cư ra đi lợi ích trực tiếp nhất mà di cư mang lại là hình thức
gửi tiền về cho những người thân trong gia đình. Đặc biệt là phụ nữ có thể được giải
phóng khỏi những vai trò truyền thống của họ. Báo cáo đã đề xuất chính sách tạo
thuận lợi cho di cư quốc tế, bao gồm hai cách thức chủ chốt là (1) khuyến nghị mở
rộng các chương trình lao động có thời vụ cho các ngành như nông nghiệp và du
lịch. Đặc biệt cần thiết kế và đảm bảo cơ bản về lương, y tế, các tiêu chuẩn an toàn
và tạo điều kiện cho các chuyến về thăm quê. (2) đề xuất tăng số lượng visa cho các
lao động có tay nghề thấp, tuỳ thuộc vào nhu cầu địa phương (Klugman, 2009).
Trong nghiên cứu “Di cư và phát triển trong bối cảnh Đổi mới kinh tế - xã
hội của đất nước” của tác giả Đặng Nguyên Anh. Bài viết đã nêu lên kinh nghiệm
của các quốc gia Châu Á trong việc kiểm soát di cư và vai trò của các yếu tố phát
triển đối với di cư ở nước ta. Bài viết đã chứng minh vai trò của phát triển đối với di
cư trong thời kỳ đầu của công cuộc Đổi mới. Ngay từ giữa những năm 1980, các
yếu tố phát triển đã có tác động mạnh đến chuyển cư. Các tỉnh thành có tiềm lực
kinh tế có sức hấp dẫn các dịng nhập cư từ nơi khác đến trong khi các vùng kém
phát triển là xuất phát điểm của các dòng xuất cư. Lê Bạch Dương (2009) đã nghiên
cứu phân tích q trình di cư của một nhóm dân số tới năm trung tâm đơ thị lớn là
Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh và Cần Thơ, tìm hiểu về lịch sử di
cư và các đặc điểm kinh tế xã hội của các cá nhân và gia đình họ. Nghiên cứu tập
trung phân tích sâu tác động của chính sách nhà nước và rộng hơn là của cơ cấu
kinh tế xã hội quốc gia đối với quá trình chọn lọc của di cư. Trong bài viết chỉ trình
bày những kết quả nghiên cứu chủ yếu với một số những phân tích sơ bộ ban đầu
(Nguyễn Hữu Minh; Đặng Nguyên Anh và Vũ Mạnh Lợi (đồng chủ biên), 2009).
Trong phạm vi tìm hiểu của tác giả thì hầu hết các nghiên cứu đều nghiên
cứu xu hướng thông qua cách tiếp cận giới đồng thời những chính sách mà các nhà
nghiên cứu đưa ra chủ yếu nhằm kiểm sốt dịng lao động nhập cư vào các thành
phố lớn hoặc cải thiện đời sống cho người lao động nhập cư cũng như chính sách hỗ



×