Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Các thủ khoa chia sẻ kinh nghiệm tâm đắc vào đại học từ 2008 - 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 121 trang )

1
Thủ khoa ngành dầu khí chia sẻ kinh nghiệm quý của mình
Bạn Trương Minh Hoàng Hiện đang học ngành dầu khí, khoa hóa Trường ĐH Bách
khoa Đà Nẵng, là thủ khoa ĐH Đà Nẵng năm 2008 với số điểm 29,5 (toán 9,75; lý
10; hóa 9,75).
1
Trước kỳ thi hai ngày, bạn nên dừng ôn bài, hãy nghỉ ngơi để đầu óc được thư
giãn. Vì lúc đó các bạn cố học thì đầu óc không thể tiếp nhận mà làm rối thêm kiến thức
đã có. Trước lúc đi thi ngày đầu tiên, các bạn kiểm tra lại dụng cụ như thước, bút, giấy tờ,
máy tính… đầy đủ nhằm tạo sự tự tin khi bước vào phòng thi.
Khi các giám thị phát đề xong, cũng như những lần thi thử ở trường hay các trung
tâm luyện thi đại học. Trước tiên các bạn nên đọc qua một lượt để đánh giá mức độ đề thi
và tìm câu nào dễ nhất làm trước để kiếm điểm. Những câu khó các bạn nên làm sau, nếu
loay hoay làm câu khó trước sẽ không kịp thời gian làm câu dễ, kết quả chưa chắc lại
đúng. Các bạn lưu ý khi giải xong câu nào nên xem lại kỹ và chép vào bài thi câu đó,
không nên để đến cuối giờ mới chép vì rất dễ sai.
Môn toán mình thấy kiến thức chủ yếu nằm ở sách giáo khoa, các bạn cần chú ý
ghi chính xác từng con số, tránh nhầm lẫn dẫn đến mất điểm rất đáng tiếc. Còn ở môn vật
lý, về phần lý thuyết chủ yếu nằm trong sách giáo khoa, trước khi đi thi các bạn nên đọc
kỹ và khi làm bài nên tận dụng những câu này dễ lấy điểm.
Còn môn hóa, ngoài kiến thức lớp 12 các bạn cũng cần nắm kỹ kiến thức lớp 10 và
11. Khi thời gian còn lại rất ít, nếu các câu khó giải chưa ra các bạn không nên cố tìm
cách giải mà hãy xem lại thật kỹ những câu mình đã giải xong. Chắc chắn từng con số,
từng kết quả để có được số điểm tối đa. Đi thi ĐH ai cũng muốn đậu, nhưng các bạn
đừng quá tự ti khi rớt, cơ hội luôn dành cho các bạn vào những năm sau”.
Các bạn vừa đọc xong bài chia sẻ học tập của bạn Thủ khoa Trương Minh Hoàng và sau
đây là những chia sẻ của các thủ khoa khác.
HAI THỦ KHOA KHỐI C “BẬT MÍ” KINH NGHIỆM THI ĐẠI HỌC
Cùng đạt 25 điểm, Bùi Thị Minh Ngọc và Lê Thị Duyên là đồng thủ khoa khối
C trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2008-2009 của Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc
gia Hà Nội).


Điểm thi 3 môn Văn, Sử, Địa của Minh Ngọc là 9 - 7 - 9, còn của Lê Thị Duyên là
8 - 8 - 9. Mỗi người đều có những "bí quyết" riêng, nhưng điểm chung là cả 2 đều có
phương pháp học và ôn thi hết sức khoa học.
Nếu Minh Ngọc đặc biệt chú trọng vào phương pháp ghi chép, lập đề cuơng thì
Lê Thị Duyên coi việc thực hành và học nhóm là hết sức cần thiết. Cả hai cũng có sự
bình tĩnh và "tính toán" vô cùng cẩn thận trong quá trình xử lý đề thi và làm bài thi.
Với phương pháp học tập của mình, cả Bùi Thị Minh Ngọc và Lê Thị Duyên đều đang là
những SV xuất sắc của ĐH KHXH &NV.

1
Bùi Thị Minh Ngọc: Không chỉ "học thuộc lòng"

Minh Ngọc hiện đang là SV lớp chất lượng cao, khoa Văn học.
Khối lượng kiến thức cần nhớ khi thi khối C rất lớn, tuy nhiên, theo Ngọc, học khối
C không có nghĩa là học thuộc lòng tất cả những gì có trong sách vở. Quan trọng hơn là
phải có sự sáng tạo trong cách làm bài thi, và phương pháp ghi chép, học tập phải rất
khoa học.
Vì vậy, Ngọc thường dùng một quyển sổ dày, khổ lớn để ghi chép phần bài giảng của
thầy cô. Trên mỗi trang, lại chia thành hai phần: Phía bên phải ghi chép các kiến thức
thầy, cô phân tích trong bài học; phía bên trái ghi các ý thầy cô mở rộng và những ý hay,
những kết luận mà mình tự rút ra.
Bên cạnh đó, các đề mục phải ghi to, tô đậm hoặc dùng màu mực khác, tên đề mục
phải đặt hợp lý, bao quát được ý chính của vấn đề. Những phần quan trọng được thầy cô
giáo nhấn mạnh thì phải đánh dấu để khi ôn tập sẽ chú tâm hơn.
Ngoài ra, mình có 1 cuốn sổ tay nhỏ để ghi các số liệu, các mốc thời gian, các lời nhận
xét, đánh giá hay của các nhà phê bình văn học Những lúc rỗi rãi lại mở ra xem.
Đối với môn Văn, Ngọc thường dành thời gian để đọc kỹ tác phẩm, tìm ra những
chi tiết quan trọng, gây ấn tượng. Ngọc cũng tìm đọc thêm sách tham khảo của các thầy
cô có uy tín như Hà Minh Đức, Chu Văn Sơn…, sau đó tìm ra ý cốt lõi, tổng hợp các
kiến thức theo ý hiểu của mình. Theo Ngọc, quan trọng nhất khi học Văn là phải phát

hiện ra những điều mới lạ và thể hiện bằng màu sắc ngôn ngữ của mình. Có như thế, bài
văn mới hấp dẫn, không bị khuôn mẫu, sáo mòn.,
Môn Sử là môn có nhiều sự kiện phải nhớ, nên Ngọc dành nhiều thời gian hơn. Mình
1
thường học môn Sử vào lúc đầu óc tỉnh táo nhất và yên tĩnh nhất trong ngày, học xong
bài nào xem lại ngay bài đó, rồi tô đậm những mốc thời gian cần nhớ.
Với môn Địa, do kiến thức trong SGK còn hạn chế nên Ngọc tìm kiếm thêm trên
mạng Internet, từ các thầy cô giáo, thậm chí là trong các chương trình thời sự. Với mỗi
bài học, mình cũng lập bảng, tự điền các ý chính vào rồi nhờ thầy cô bổ sung thêm.
Ngoài ra, theo Ngọc, nên lập đề cương chi tiết để dễ học và không bỏ sót ý. Chẳng hạn
như: với môn Văn thì lập dàn ý theo từng tác phẩm và từng tác giả, với môn Sử thì lập đề
cương theo từng chương, từng giai đoạn lịch sử. Còn môn Địa lý thì học theo từng vấn đề
lớn, từng vùng kinh tế cụ thể.
Tuy nhiên, thi cử mới là phần quyết định kết quả. Điều quan trọng nhất trong khi
làm bài thi là luôn giữ được sự bình tĩnh. Trước hết phải đọc toàn bộ đề, xem câu nào có
thể làm được thì làm trước, câu nào khó để làm sau. Đồng thời, cần phân bố thời gian cho
hợp lý tùy vào số điểm và mức độ khó dễ của mỗi câu. Một điều vô cùng quan trọng là
bài thi phải trình bày thật rõ ràng, sạch sẽ.
Lê Thị Duyên: "Văn ôn, võ luyện"
Với Duyên, "văn ôn, võ luyện" là bí quyết quan trọng nhất
Mỗi ngày, Duyên thường dành thời gian để làm từ 1 đến 2 đề bài tập trong các SGK và
1
sách tham khảo, sau đó mỗi tuần lại chọn ra 2 đề thi mà mình làm tốt nhất để nhờ cô giáo
sửa. Từ những đánh giá của cô giáo mà Duyên có thể rút kinh nghiệm cho những bài tập
sau.
Với môn Văn, Duyên chú trọng vào các ý chính và dẫn chứng của mỗi tác phẩm, sau
đó phân tích theo ngôn ngữ của mình. Đối với môn Sử thì để tâm suy nghĩ, tìm hiểu về
nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm, kết nối các sự kiện ấy với nhau. Còn
với môn Địa lý thì lưu ý đến: vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội, nguyên nhân, kết quả
và hướng giải quyết. Để có thể ghi nhớ bài học dễ hơn, Duyên thường học lý thuyết song

song với việc quan sát trực tiếp trên bản đồ diễn biến các sự kiện và Át lát Địa lý.
Duyên cũng thường viết các mốc thời gian, sự kiện cần nhớ lên các mảnh giấy nhỏ
rồi dán lên tường, bàn ghế, sách vở để mỗi lần đi qua là một lần đọc và nhớ.
Các môn khối C thường phải học thuộc nhiều nên rất dễ chán nản và mất tập trung. Vì
thế, Duyên thường học xen kẽ cả 3 môn: Văn, Sử, Địa. Trước khi chuyển từ môn này
sang môn khác, Duyên thường dành khoảng 5-10 phút nghe nhạc hoặc xem ti vi để thư
giãn tinh thần.
Tổ chức học nhóm là một phương pháp giúp Duyên nhớ nhanh hơn và giảm “stress”
hơn. Trước mỗi lần gặp nhau, các thành viên thường chuẩn bị trước những câu hỏi mà
mình còn băn khoăn, chưa có cách giải quyết hợp lý để mọi người cùng thảo luận, tháo
gỡ. Nếu câu hỏi nào quá khó thì sẽ nhờ đến sự trợ giúp của các thầy, cô giáo.
Tuy nhiên, để làm bài thi tốt thì bên cạnh việc chuẩn bị kiến thức, cần phải giữ tâm
lý thật ổn định. Trước khi thi một tháng thì kiến thức phải nằm hết trong đầu mình rồi,
không nên để “nước đến chân mới nhảy”, rất dễ bị căng thẳng về tâm lý, dẫn đến việc
nhiều bạn bị ngất trong phòng thi, ảnh hưởng không tốt đến kết quả làm bài. Vì vậy,
trước kỳ thi, Duyên đã dành ra cả một tuần để nghỉ ngơi, giải trí.
Khi làm bài thi, cần đọc kỹ đề bài, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng để
không bị lạc đề. Theo Duyên, nên dành ra 7-10 phút để gạch đầu dòng các ý quan trọng
sẽ trình bày trong mỗi câu.
Thông thường, một bài thi khối C thường viết tới 3 tờ/1 môn. Vì thế, để người chấm dễ
đọc và không bỏ sót ý, không nên viết các đoạn văn quá dài, mà nên chia thành các đoạn
nhỏ từ 5-7 câu/1 đoạn. Mỗi đoạn thể hiện một ý khác nhau, ý chính của đoạn phải được
nêu bật từ câu đầu. Bài làm phải được trình bày một cách mạch lạc, logic.
Thùy Dung - Thủ khoa 'nổi tiếng' trường Ngoại thương Hà Nội
Ngoài thành tích thủ khoa xuất sắc, Nguyễn Thị Thùy Dung còn nhận được rất
nhiều học bổng trong quá trình học tập và trình độ tiếng Anh cực "pro" với 8.0 IELTS.
1
Cô bạn còn là một thành viên rất tích cực của trường tham gia các hoạt động xã hội, như
3 năm liền mở các lớp tiếng Anh miễn phí cho các em học sinh tại Hưng Yên.
Thủ khoa Thùy Dung nhận bằng tốt nghiệp

Chào Dung, Bảng thành tích của bạn khiến rất nhiều người ngưỡng mộ. Bạn nghĩ
sao về những thành tích của mình?
Thực sự mình cảm thấy rất hạnh phúc khi hai lần đạt được danh hiệu thủ khoa: thủ
khoa kỳ thi tuyển sinh năm 2008 và thủ khoa tốt nghiệp năm 2012. Trước đây, mình đã
đặt mục tiêu là sẽ cố gắng đạt thủ khoa tốt nghiệp. Cô chủ nhiệm mình trước khi mất để
lại lời dặn dò cuối cùng với mình là “Con cố gắng đạt thủ khoa tốt nghiệp nhé”. Vì thế
mình luôn cố gắng để hoàn thành tâm nguyện của cô.
1
Thứ hai, vì có mục tiêu rõ ràng, nên mình tìm phương pháp học phù hợp và hiệu
quả nhất với bản thân. Tuy không thực sự bất ngờ, nhưng mình vẫn cảm thấy rất hạnh
phúc và vinh dự. Song đây chỉ mới là thành quả bước đầu. Vì thế mình vui nhưng không
tự hài lòng với thành quả này.
Có nhiều thủ khoa đầu vào rất xuất sắc nhưng sau đó trong quá trình học tập ở
trường lại không ấn tượng. Dung có bí quyết gì để giữ vững phong độ của mình?
Mình luôn ưu tiên việc học vì lên bậc đại học có nhiều mối quan tâm khác nhau
như công việc, hoạt động ngoại khóa, bạn bè nếu không biết tự cân bằng hoặc quá sa đà
mà mất niềm đam mê thì sẽ rất dễ xao nhãng việc học tập.
Mình cũng đầu tư thời gian học trong suốt quá trình, tránh tình trạng đến gần các
kỳ thi mới ôm đồm quá nhiều kiến thức. Đi học đầy đủ, chuẩn bị bài trước khi lên lớp,
1
nghe giảng, ghi chép đầy đủ, tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến trong quá trình học, về
nhà làm bài tập, tìm kiếm tài liệu bổ sung là các bước cần thiết để tiếp thu và thấm nhuần
kiến thức. Ngoài ra mình thường liên hệ thực tế để kiến thức học được không chỉ là lý
thuyết đơn thuần mà có thể áp dụng vào thực tiễn. Bí quyết thành công của mình là vậy
đó!
Được biết bạn đã giành nhiều giải trong cuộc thi tiếng Anh Quốc gia. Kinh nghiệm
của bạn khi học ngoại ngữ là gì?
Học chuyên Tiếng Anh từ lớp 8, hai lần thi HSG quốc gia môn Tiếng Anh, thi ĐH
khối D1, bước vào giảng đường đại học tham gia chương trình đào tạo chất lượng cao,
giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh nên hầu như mình gặp rất ít khó khăn với môn học

này. Tuy nhiên để học tốt Tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào, người học cũng cần thiết
có niềm đam mê, yêu thích ngôn ngữ đó.
Với mình, học Tiếng Anh luôn là niềm hứng thú, khi học được những kiến thức
mới mình rất vui và hào hứng áp dụng ngay. Trong thời đại hiện nay với sự phổ cập rộng
rãi của Internet và kho tàng tài liệu khổng lồ bằng Tiếng Anh, rất dễ dàng để các bạn có
thể tích lũy và trau dồi kiến thức về ngoại ngữ này. Vấn đề là các bạn phải có kế hoạch
học tập chi tiết, quyết tâm cao, có người hướng dẫn, định hướng thì các tốt và đặc biệt
phải thực hành nhiều (bằng cách đọc sách báo, xem các chương trình nước ngoài, giao
tiếp với người nước ngoài…)
Danh hiệu thủ khoa tốt nghiệp mang lại cho Dung những gì?
Mình mới là tân thủ khoa tốt nghiệp năm 2012 trong vòng 1 tháng. Nhưng một tháng vừa
qua mình được trải qua rất nhiều trải nghiệm mới mẻ. Là thủ khoa mình có thể đại diện
cho thế hệ sinh viên mới ưu tú, nhiều hoài bão, có sức trẻ và tài năng, được cộng đồng và
xã hội công nhận. Mình có cơ hội gặp gỡ những nhân vật mình ngưỡng mộ, lắng nghe
các cô chú chia sẻ, và khẳng định rõ ràng hơn con đường mình đã chọn.
Mới có quyết định là thủ khoa sẽ được tuyển vào cơ quan nhà nước, bạn nghĩ gì về
điều này?
Cá nhân mình rất ủng hộ quyết định này vì các tân thủ khoa được tạo điều kiện cống hiến
hơn. Tuy nhiên như bác Nguyễn Thị Doan - Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Chủ tịch nước
CHXHCN Việt Nam chia sẻ trong buổi thủ khoa xuất sắc tiếp kiến bác thì thủ khoa
không nhất thiết phải làm ở cơ quan nhà nước mới là cống hiến cho đất nước. Mà khi bạn
ở bất kỳ đâu trên đất nước, tham gia bất kỳ thành phần kinh tế nào trong 5 thành phần
đều là đóng góp vào công cuộc chung rồi.
Vậy dự định tiếp theo của bạn thế nào?
1
Dự định tiếp theo của mình là đi du học để tích lũy thêm kiến thức, có những trải nghiệm
mới mẻ ở một đất nước khác và sau đó quay trở lại đất nước làm việc.
Là 1 FTUer, bạn cảm nhận thế nào về thầy cô, bạn bè và môi trường ở đây?
Mình chưa bao giờ hối tiếc gì khi chọn trường Ngoại thương để học tập và trưởng thành
trong suốt 4 năm đại học. Môi trường học tập và hoạt động năng động, thân thiện, thầy cô

chuyên môn giỏi, nhiệt tình và tinh thần làm việc không biết mệt mỏi, bạn bè tài năng
nhưng gần gũi đã giúp mình trưởng thành hơn rất nhiều. Mỗi thầy cô trong trường, thậm
chí mỗi bạn sinh viên đều là tấm gương để mình học hỏi điều gì đó, bổ sung vào kiến
thức cũng như kinh nghiệm sống, thái độ sống và làm việc của bản thân. Giờ đây không
được đến trường mình cũng thấy hụt hẫng và tiếc lắm.
Nhiều người cho rằng sinh viên Ngoại thương kiêu và “chảnh”. Là người trong
cuộc, suy nghĩ của bạn về chuyện này thế nào?
Mình nghĩ rằng không thể vì đặc điểm của một vài cá nhân mà quy chụp cho cả một tập
thể. Đúng là có những câu chuyện về một vài sinh viên Ngoại thương tự tin thái quá mà
có những thái độ và cách ứng xử chưa được phù hợp, nhưng đó chỉ là số ít cá nhân mà
thôi. Phần còn lại các bạn sinh viên mặc dù tự tin nhưng đều rất thân thiện, ham học hỏi,
biết điểm yếu của mình để khắc phục.
Còn mức lương 1000 đô sau khi tốt nghiệp? Là một thủ khoa, Dung có kì vọng vào
điều đó không?
1
Mình không dùng mức lương để chọn công việc. Vật chất là quan trọng trong cuộc sống
hiện đại, nhưng không phải là tất cả. Có những thứ cao hơn, thiêng liêng hơn mà mỗi sinh
viên vừa tốt nghiệp nên tâm niệm, để sau này không bị cuốn vào vòng xoáy của tiền bạc,
cũng như để không ngừng hoàn thiện bản thân.
Mình là thủ khoa, nhưng là một sinh viên mới ra trường, mình phải thừa nhận mình thiếu
kinh nghiệm, còn phải học hỏi rất nhiều. Vì vậy mình không kỳ vọng một công việc với
mức lương quá cao, mà mong muốn công việc được học hỏi và trải nghiệm nhiều. Khi
nộp hồ sơ tuyển dụng, mình quan tâm đến ngành nghề và lĩnh vực của công ty, môi
trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp, cơ hội học tập và khả năng phát triển.
Cảm ơn bạn về những chia sẻ trên.
Chia sẻ thủ khoa khối A Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với 30/30
Hưng nghe tin mình đậu thủ khoa khối A Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (khoa
điện tử viễn thông) với số điểm tuyệt đối 30/30 khi đang ngồi trên chuyến tàu vào Nam
thăm gia đình bà con sau nhiều năm lưu lạc. Cậu con trai 18 tuổi bật khóc vì mẹ đã không
kịp chờ nghe báo tin vui này. Năm Hưng vào lớp 10 thì mẹ cứ yếu dần. Rồi căn bệnh

máu trắng cướp đi sinh mệnh người mẹ ở tuổi 43, sau khi gia đình đã bán tống bán tháo
nào bò, nào vườn để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ.
Mẹ mất, chị gái đi học xa, một tay Hưng lo ruộng nương, lo cho cha và bà nội đã
70 tuổi. Hưng lầm lũi buổi đi học, buổi đi cày, nhận cấy thuê để lấy tiền trang trải việc
học. Năm ngoái, đúng vào đợt rét đậm rét hại, cái thôn nghèo ấy mất mùa. Cả gia đình ba
miệng ăn vay mượn khắp nơi. Hưng suýt phải nghỉ học. Nhưng rồi Hưng lại nỗ lực tới
lớp, đêm đêm chong đèn ôn bài, quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ để gia đình
đỡ khổ
Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến Hưng hiếm khi được vui chơi với các bạn
cùng lớp. Với Hưng, chat, chơi game hay email là những khái niệm "xa xỉ”. Hưng chỉ
mong có một chiếc máy vi tính để có thể tự mày mò cài đặt, phục vụ việc học tập, nghiên
cứu của mình. Những phút giây hiếm hoi được sử dụng máy vi tính ở thư viện trường là
niềm vui lớn của "cậu trai cày" này.
Biết tin Hưng đậu thủ khoa, người làng Trịnh Thôn hân hoan: "Nhắc đến làng
Trịnh Thôn ai cũng nghĩ cái làng nghèo nát này làm sao cho tụi nhỏ học hành đến nơi đến
chốn, vậy mà giờ làng đã có thủ khoa ĐH rồi!".
Dáng người nhỏ thó, khắc khổ trong chiếc áo đồng phục của Trường THPT Hoằng
Hóa 2 và đôi dép nhựa đã sờn vẹt, chàng thủ khoa thật thà tâm sự: "Đậu ĐH là món quà
lớn nhất em dành tặng mẹ. Vào ĐH em sẽ xin đi làm thêm, kiếm học bổng để trang trải
việc học hành. Em chỉ nghĩ sẽ cố học cho thật giỏi để giúp gia đình đỡ vất vả mỗi lúc
thiên tai hay bệnh tật ". Niềm vui chưa dừng lại khi Hưng cũng vừa nhận được kết quả
thi của Trường ĐH Y Hà Nội: đạt 28,5 điểm, chỉ kém thủ khoa trường này 1 điểm.
1
Lê Thanh Tùng, thủ khoa tuyệt đối ĐH Ngoại thương Hà Nội (30/30 điểm)
Lê Thanh Tùng (ở khu phố 6, thị trấn huyện Thọ Xuân - học sinh lớp 12A10,
Trường THPT Lê Lợi) đón nhận tin vui và khi biết mình đỗ thủ khoa Trường ĐH Ngoại
thương Hà Nội (30/30 điểm) thật bất ngờ. Bố mẹ Tùng đều là công chức nhà nước nên
thường xuyên bận bịu, vắng nhà, vì vậy Tùng có tính tự lập từ nhỏ. Ngoài giờ học trên
lớp, Tùng dành phần lớn thời gian tự học ở nhà, chăm sóc bà ngoại (năm nay 87 tuổi) và
bảo ban em gái học tập.

Không giấu được niềm vui, Tùng tâm sự: "Suốt quá trình
học phổ thông em có niềm đam mê học khối tự nhiên. Kết
thúc THCS, em thi đỗ vào lớp chuyên Tin của Trường THPT
chuyên Lam Sơn. Nhưng do gia đình không có điều kiện nên
em quyết định học ở Trường THPT Lê Lợi cho đỡ tốn kém.
Ngoài việc tiếp thu kiến thức của thầy cô giáo trên lớp, em
dành phần lớn thời gian tự học ở nhà. Đặc biệt, em không
bao giờ tham gia lớp học thêm ở các lò luyện thi. Theo em,
muốn học vững các môn học phải cần cù, chăm chỉ và luôn có tính sáng tạo, cẩn thận khi
làm bài thi.
Được biết, trong suốt 12 năm học phổ thông, em Tùng liên tục đoạt giải nhất, giải
nhì tại nhiều kỳ thi học sinh giỏi môn toán cấp tỉnh. Hiện nay, Tùng đang chuẩn bị cho
mình kế hoạch học ngoại ngữ dài hơi, để khi nhập trường đại học em có cơ hội tìm kiếm
suất du học nước ngoài, nhằm thực hiện ước mơ của mình.
Ước mở trở thành doanh nhân giỏi
Đó là Nguyễn Thanh Hải (ở xã Quảng Tâm, huyện Quảng
Xương - học sinh Trường THPT Quảng Xương III) đón
nhận tin vui rất sớm khi em thường xuyên vào mạng Internet
để trao dồi kiến thức và tìm kiếm thông tin phục vụ việc học
tập.
Bố mẹ Hải hiện đang công tác tại Bệnh viện 71 - Trung
ương. Ông Nguyễn Tử Hưng - bố của Hải phấn khởi bộc
bạch: "Tốt nghiệp THCS, Hải thi đỗ vào lớp chuyên Tin,
Trường THPT chuyên Lam Sơn, nhưng Hải lại quyết học ở trường huyện cho gần để có
thời gian giúp đỡ bố mẹ việc nhà. Trước thời điểm thi tốt nghiệp THPT, Hải đã tham gia
thi thử tốt nghiệp trên mạng và đoạt giải thi tuần, giải khuyến khích thi chung kết tốt
nghiệp ".
Hải cho biết: "Việc em được học trên mạng Internet là một điều kiện tốt để rèn luyện khả
năng và trí tuệ của mình; đồng thời được tiếp thu nhiều kiến thức mới thông qua các bài
giảng trên mạng. Ngoài ra, em luôn tự sắp xếp và phân chia thời gian hợp lý cho mình để

học và ôn thi ĐH. Khi làm bài thi, điều quan trọng nhất để đạt điểm cao ngoài nắm
1
chắbài gìc kiến thức cơ bản còn phải bình tĩnh, trình bày bài thi cẩn thận. Ước mơ của em
là phấn đấu trở thành một doanh nhân giỏi".
Tặng bố mẹ thành tích này
Lê Sơn Phong (ở xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa - học
sinh Trường THPT Lương Đắc Bằng) thì gia đình còn khá
vất vả. Mẹ của Phong là giáo viên Trường THCS Nhữ Bá Sỹ
(Hoằng Hóa), còn bố em làm nông nghiệp. Cả gia đình chỉ
có hai sào ruộng khoán, nên nguồn thu nhập chính của gia
đình là nhờ vào đồng lương giáo viên còm cõi của mẹ.
Vì vậy, bố Phong thường phải đi làm thợ sắt, thợ xây để kiếm thêm tiền nuôi hai anh
em Phong ăn học. Ngoài giờ học trên lớp, Phong còn dành thời gian giúp bố mẹ việc
đồng áng, chăm lo công việc vặt ở nhà. Do luôn có chí phấn đấu, nên thành tích học tập
của Phong thật đáng nể: Từ lớp 1 đến lớp 12 là học sinh giỏi toàn diện. Đặc biệt, Phong
có niềm đam mê môn vật lý, nên em đã giành giải nhất toàn tỉnh môn này năm học lớp
12.
Phong cho hay: "Để học tốt, làm bài thi đạt kết quả cao cần có các yếu tố chính như: Nắm
chắc kiến thức cơ bản của chương trình; cần rút kinh nghiệm trong các kỳ thi thử ĐH và
cần chuẩn bị tâm lý tốt nhất, phải thật bình tĩnh và cẩn thận trong khi làm bài. Đón nhận
danh hiệu thủ khoa với số điểm tuyệt đối, em thật hạnh phúc. Em xin dành tặng thành
tích này cho các thầy cô giáo Trường THPT Lương Đắc Bằng và bố mẹ em đã tần tảo
sớm hôm nuôi em ăn học".
Lê Đình Hưng - Thủ khoa tuyệt đối ĐH Bách khoa
Lê Đình Hưng (sinh năm 1990, ở làng Trịnh Thôn, xã
Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa) - học sinh lớp 12A1, Trường
THPT Hoằng Hóa II có hoàn cảnh khó khăn hơn cả. Hưng
vừa đỗ thủ khoa Trường Đại học Bách khoa Hà Nội với số
điểm tuyệt đối 30/30 điểm làm gia đình và làng xóm vui nức
lòng. Thầy cô giáo, bạn bè và bà con hàng xóm đến chúc

mừng Hưng không khỏi thán phục nghị lực vượt khó phi
thường của chàng thủ khoa "chân đất" này.
Cu Hưng là tay lái xe thồ lúa cừ khôi của làng đấy. Vào mùa cấy, mùa gặt, cứ hết giờ học
trên lớp, về nhà ăn vội bát cơm với dưa cà, em nó lại chạy ào ra ruộng giúp bố việc đồng
áng. Nghĩ mà thương con vừa học, vừa làm nông nghiệp vất vả, không có nhiều thời gian
cho việc học thêm, ôn luyện bài vở - Bố Hưng, ông Lê Đình Hùng cho biết.
Hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, mẹ của Hưng mất vì bệnh ung thư máu khi
Hưng đang học lớp 10. Ba bố con Hưng chịu khó sớm hôm làm 7 sào ruộng để lấy tiền
trang trải cuộc sống và ăn học.
Năm 2006, chị gái của Hưng thi đỗ vào Trường Cao đẳng Ngân hàng, rồi ra Hà Nội theo
học. Ở nhà còn Hưng và bố vẫn giữ số ruộng nêu trên để làm, nên vất vả hơn. Không
1
quản ngại khó khăn, bằng nghị lực phi thường và sự quyết tâm, chịu khó, vừa làm ruộng
cùng bố, nhưng Hưng đã lập được nhiều thành tích trong học tập và phần thưởng từ các
kỳ thi học sinh giỏi của huyện, của tỉnh. Hôm nhận được tin đỗ thủ khoa Trường ĐH
Bách khoa Hà Nội, Hưng thầm lặng thắp nén hương lên bàn thờ mẹ "báo công" với đấng
sinh thành: "Kết quả này là món quà con muốn dành tặng mẹ dưới suối vàng và tặng cha
- người đã tần tảo suốt cuộc đời cho con được đến trường".
Được biết, ngoài đỗ thủ khoa Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, em Hưng còn thi đỗ vào
Trường Đại học Y Hà Nội (28,5 điểm). Niềm vui khi đỗ thủ khoa đại học hiện lên trên
khuôn mặt của Hưng và những người thân trong gia đình. Ông Hùng tự tin khẳng định:
“Em Hưng đỗ thủ khoa gia đình mừng lắm. Dù phải vay mượn, phải làm lụng vất vả hơn,
tôi cũng quyết cho em nó học hành thành đạt. Hết mùa vụ, có thể tôi sẽ ra Hà Nội kiếm
việc làm thêm lấy tiền nuôi chị em Hưng ăn học đại học".
Ba học trò trường quê cùng gia đình ở xứ Thanh vừa đón nhận tin vui vì các em đều
đạt số điểm tuyệt đối (30/30) và trở thành đồng thủ khoa của Trường ĐH Ngoại
thương Hà Nội.
Đó là các em: Lê Thanh Tùng, ở khu phố 6, thị trấn huyện Thọ Xuân - học sinh lớp
12A10 Trường THPT Lê Lợi; Nguyễn Thanh Hải, xã Quảng Tâm (Quảng Xương) - học
sinh Trường THPT Quảng Xương III và Lê Sơn Phong, xã Hoằng Minh (Hoằng Hóa) -

học sinh Trường THPT Lương Đắc Bằng.
Không đi học thêm vẫn đỗ thủ khoa - đó là trường hợp của bạn Lê Thanh Tùng. Bố mẹ
Tùng đều là công chức nhà nước (chị Trịnh Thị Anh, mẹ của Tùng hiện công tác tại Bệnh
viện đa khoa huyện Thọ Xuân; anh Lê Huy Thanh, bố của Tùng công tác trong quân đội)
nên thường xuyên bận bịu, vắng nhà, vì vậy Tùng có tính tự lập từ nhỏ. Ngoài giờ học
trên lớp, Tùng dành phần lớn thời gian tự học ở nhà, chăm sóc bà ngoại (năm nay 87
tuổi) và bảo ban em gái học tập.
Đón nhận niềm vui, Tùng tâm sự: "Suốt quá trình học phổ thông, em mê học khối tự
nhiên. Hết THCS, em thi đỗ vào lớp chuyên tin của Trường THPT chuyên Lam
Sơn nhưng do gia đình không có điều kiện nên em quyết định học ở Trường THPT Lê
Lợi. Trong quá trình học tập tại trường huyện, em được các thầy cô tận tình dìu dắt,
truyền đạt kiến thức. Ngoài việc tiếp thu kiến thức của thầy cô giáo trên lớp, em dành
phần lớn thời gian tự học ở nhà. Đặc biệt, em không bao giờ tham gia các lớp học thêm ở
trường và các lò luyện thi.
Theo em, muốn học vững các môn học phải cần cù, chăm chỉ và luôn có tính sáng tạo,
cẩn thận khi làm bài thi. Chẳng hạn như hôm thi vào Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội,
do nắm chắc kiến thức trong chương trình THPT nên em có nhiều thời gian để làm đi làm
lại các câu hỏi của bài thi trên giấy nháp một cách chắc chắn, sau đó chọn phương án tối
ưu để viết vào giấy thi một cách cẩn thận".
Được biết, trong suốt 12 năm học phổ thông, Tùng liên tục đoạt giải nhất, giải nhì tại
nhiều kỳ thi học sinh giỏi môn toán cấp tỉnh. Hiện Tùng đang chuẩn bị cho mình kế
1
hoạch học ngoại ngữ dài hơi để khi nhập học ĐH, "em có cơ hội tìm kiếm suất du học
nước ngoài" nhằm thực hiện ước mơ của mình.
Chàng thủ khoa đam mê học trên mạng - đó là bạn Nguyễn Thanh Hải. Bố mẹ Hải
hiện đang công tác tại Bệnh viện 71 trung ương. Ông Nguyễn Tử Hưng, bố của Hải, phấn
khởi: "Tốt nghiệp THCS, Hải thi đỗ vào lớp chuyên tin Trường THPT chuyên Lam Sơn
nhưng Hải chọn học ở trường huyện cho gần nhà, đỡ tốn kém.
Trong suốt thời gian học THPT, Hải có một phương pháp học khác với các bạn bè, đó là
thường xuyên tham gia học ở trang web hocmai.vn trên mạng Internet. Trước thời điểm

thi tốt nghiệp THPT, Hải đã tham gia thi thử tốt nghiệp trên mạng và đoạt giải thi tuần,
giải khuyến khích thi chung kết tốt nghiệp ".
Hải cho biết: "Việc em được học trên mạng Internet là một điều kiện tốt để rèn luyện khả
năng và trí tuệ của mình. Ngoài ra, Hải luôn tự sắp xếp và phân chia thời gian hợp lý cho
mình để học và ôn thi ĐH. Khi làm bài thi, điều quan trọng nhất để đạt điểm cao, ngoài
nắm chắc kiến thức cơ bản còn phải bình tĩnh, trình bày bài thi cẩn thận. Ước mơ của em
là phấn đấu trở thành một doanh nhân giỏi".
Vừa học, vừa giúp bố làm ruộng nhưng vẫn đỗ thủ khoa, đó là trường hợp của bạn Lê
Sơn Phong. Mẹ Phong là giáo viên Trường THCS Nhữ Bá Sỹ (Hoằng Hóa), còn bố em
làm nông nghiệp.
Cả nhà chỉ có hai sào ruộng nên nguồn thu nhập chính của gia đình là nhờ vào đồng
lương giáo viên còm cõi của mẹ. Bố Phong thường phải đi làm thợ sắt, thợ xây để kiếm
thêm tiền nuôi hai anh em Phong ăn học.
Ngoài giờ học trên lớp, Phong còn dành thời gian giúp bố mẹ việc đồng áng. Tuy nhiên,
thành tích học tập của Phong thật đáng nể: Từ lớp 1 đến lớp 12 là học sinh giỏi toàn diện.
Đặc biệt, Phong có niềm đam mê môn vật lý, từng đoạt giải nhất toàn tỉnh môn này năm
học lớp 12.
Theo Phong, để học tốt và làm bài thi đạt kết quả cao cần có các yếu tố chính như: Nắm
chắc kiến thức cơ bản của chương trình; cần rút kinh nghiệm trong các kỳ thi thử ĐH và
cần chuẩn bị tâm lý tốt nhất, phải thật bình tĩnh và cẩn thận trong khi làm bài.
Biết tin con đỗ thủ khoa, ông Lê Sỹ Ngọc, bố của Phong, phấn khởi: “Tôi đang đi làm
thêm ở thị xã Bỉm Sơn vội vàng đón xe về ngay để chúc mừng con. Sắp tới Phong theo
học ĐH, tôi sẽ ra Hà Nội tìm việc làm thêm để có tiền nuôi em nó hằng tháng ăn học, bởi
kinh tế gia đình cũng còn khó khăn".
Cậu chăn bò đỗ thủ khoa hai đại học
Bạn Ngọt nhận được tin mình đỗ thủ khoa cả Trường đại học Y Hà Nội và Học viện cảnh
sát nhân dân với số điểm là 29,75 (được làm tròn 30 điểm) khi đang hì hụi thái chuối
chăm sóc bò giúp mẹ. Từ hôm đi thi đại học về, mẹ Ngọt giao cho cu Bờm (tên gọi thân
mật của Ngọt ở nhà) tích cực chăm sóc con bò - tài sản có giá trị nhất của gia đình để khi
1

đỗ đại học bán lấy tiền cho Ngọt nhập học. Nhận được tin vui, Ngọt chạy ào ra ruộng báo
cho mẹ trong tâm trạng vừa mừng, vừa lo.
Bà Mai Thị Quê - mẹ của Ngọt tâm sự với chúng tôi trong nước mắt: "Do gia đình bên
nội quá khó khăn, nên lúc trở dạ sinh cu Ngọt, tôi phải về nương nhờ bố mẹ đẻ ở thôn 10,
xã Nga Yên. Khi Ngọt 3 tuổi, ông Bùi Đức Nê - bố của Ngọt qua đời do lâm bệnh nặng.
Từ đó, hai mẹ con côi cút nuôi sống nhau trong khu nhà tạm bợ - trước kia là khu dùng
để chăn nuôi của gia đình ông ngoại được cải tạo lại đến bây giờ".
Ngọt mồ côi cha, hoàn cảnh khó khăn nên sớm có ý thức tự lập từ nhỏ. Một buổi đi học,
một buổi Ngọt dành thời gian tranh thủ giúp mẹ làm 5 sào ruộng vừa trồng lúa, vừa trồng
đay, rồi cắt cỏ, chăn bò như con gái. Lúc không đi cắt cỏ ngoài đồng được, Ngọt lại hì
hụi đi xin cây chuối về thái nhỏ cho bò ăn, với quyết tâm chăm sóc bò cho béo mộng để
bán lấy tiền nhập học khi đỗ đại học.
Nhiều đêm, Ngọt thủ thỉ với mẹ: "Con đỗ đại học rồi, gia đình mình lấy tiền đâu để con
theo học hết khóa? Con chỉ lo mẹ vất vả thêm lại sinh ốm đau, bệnh tật". Nghe Ngọt tâm
sự, bà Quê khóc thầm, lo lắng trăm bề.
Nhận xét về kết quả học tập của Ngọt, cô giáo Nguyễn Thị Hà - chủ nhiệm lớp 12E cho
biết: “Dù hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng Ngọt đã biết vượt qua để đạt được kết quả
học giỏi toàn diện. Tính siêng năng, chủ động, nghiêm túc, cần cù và chăm chú học tập
của Ngọt khiến các bạn trong lớp cùng thầy, cô giáo trong trường rất khâm phục, yêu
mến".
Do đạt kết quả xuất sắc trong học tập và kỳ thi vừa qua, ban giám hiệu nhà trường đã
trình lên Ban thường vụ huyện ủy Nga Sơn xét kết nạp Đảng đặc cách cho Ngọt. Nhà
trường đang hoàn tất hồ sơ để có thể tổ chức kết nạp Đảng cho Ngọt vào dịp Quốc khánh
(2- 9) tới.
Niềm vui của chàng trai ở quê nghèo Nga Yên đỗ thủ khoa hai trường đại học hiện rõ
trên khuôn mặt, ánh mắt của Bùi Đức Ngọt. Đây là phần thưởng xứng đáng cho ý chí
vượt khó vươn lên, quyết tâm học tập để xóa đói nghèo, vươn tới chân trời tri thức của
Ngọt.
Rồi đây khi nhập học ở Hà Nội, chắc em phải tìm việc làm thêm kiếm tiền ăn học để giúp
mẹ. Anh biết đấy, ở quê nghèo của em, một tháng kiếm được đôi ba trăm nghìn cho con

cái ăn học là việc rất khó khăn" - Ngọt trả lời chúng tôi rất rắn rỏi, đầy quyết tâm khi
ngày nhập học đang cận kề.
1
CHÚC MỪNG CÁC THỦ KHOA 30/30 ĐIỂM!
Vượt qua hàng trăm ngàn thí sinh
khác, 43 thí sinh đã đạt điểm tuyệt
đối 30/30 trong kỳ thi tuyển sinh vào
các trường ĐH năm 2008. Các bạn
thật đáng được vinh danh. Sau đây
là danh sách các thủ khoa
30/30 Trường ĐH Bách khoa
(ĐHQG TPHCM) * Nguyễn Lâm
Trúc, học sinh Trường THPT số 2
Phù Cát, tỉnh Bình Định, dự thi khối
A đạt tuyệt đối 30/30 điểm. Nguyễn
Lâm Trúc còn đạt 28,5 điểm khi dự
thi khối B vào ngành bác sĩ đa khoa
của Trường ĐH Y dược TP.HCM. *
Nguyễn Trọng Nghĩa, học sinh
Trường THPT chuyên Nguyễn Du,
tỉnh Đắc Lắc, dự thi khối A đạt 29,75 điểm, làm tròn thành 30/30. * Đặng Thái Sơn, học
sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dự thi khối A đạt 29,75
điểm, làm tròn thành 30/30. * Nguyễn Công Hưng, học sinh Trường THPT Phú Nhuận,
TP.HCM, dự thi khối A đạt 29,75 điểm, làm tròn thành 30/30. Trường ĐH Khoa học tự
nhiên (ĐHQG TP.HCM)
* Nguyễn Phú Cường, học sinh Trường
THPT Năng khiếu, dự thi khối A ngành
công nghệ thông tin đạt 29,75 điểm, làm
tròn thành 30/30. Nguyễn Phú Cường còn
đạt 28 điểm ở khối B ngành công nghệ sinh

học. * Nguyễn Tử Mạnh Cường, học sinh
Trường THPT chuyên Nguyễn Du, Đắc
Lắc, dự thi khối B đạt 29,75 điểm, được làm
tròn thành 30/30. Nguyễn Tử Mạnh Cường
còn là thủ khoa Trường ĐH Ngân hàng
TP.HCM ở khối A với điểm tuyệt đối
30/30. Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM *
Nguyễn Tử Mạnh Cường, học sinh Trường
THPT chuyên Nguyễn Du, Đắc Lắc, đạt
điểm tuyệt đối 30/30. Trường ĐH Y dược TP.HCM * Huỳnh Xuân Lộc, học sinh
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM, dự thi khối B ngành dược sĩ đạt 29,75
điểm, được làm tròn thành 30/30. Trường ĐH Dược Hà Nội * Nguyễn Thị Thu Hồng,
Thủ khoa ĐH Dược Hà Nội Nguyễn Thị Thu
Hồng
Thủ khoa ĐH Bách khoa TP.HCM
Nguyễn Lâm Trúc
1
học sinh Trường chuyên toán ĐHQG Hà Nội, dự thi khối A đạt 29,75 điểm, được làm
tròn thành 30/30. * Trịnh Ngọc Dương, học sinh Trường chuyên toán ĐHQG Hà Nội, đạt
29,75 điểm, làm tròn thành 30/30. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
* Bùi Minh Trí, học sinh Trường THPT chuyên Trần
Phú, Hải Phòng, đạt điểm tuyệt đối 30/30. * Bùi Văn
Tú, học sinh Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng, đạt
điểm tuyệt đối 30/30. *Lê Anh Tuấn, học sinh Trường
THPT Lê Quý Đôn, Nam Định, đạt điểm tuyệt đối
30/30. * Lê Đình Hưng, học sinh Trường THPT Hoằng
Hóa 2, Thanh Hóa, đạt điểm tuyệt đối 30/30. * Nguyễn
Phương Đăng Toàn, học sinh Trường chuyên toán - tin
ĐH Sư phạm Hà Nội, đạt điểm tuyệt đối 30/30. *
Nguyễn Hoài Bách, học sinh Trường THPT Nguyễn

Trãi, Hải Dương, đạt điểm tuyệt đối 30/30. * Đỗ Danh
Hòa, học sinh Trường THPT chuyên Bắc Ninh, Bắc
Ninh, đạt 29,75 điểm, được làm tròn thành 30/30. * Đỗ
Thế Hải, học sinh Trường THPT Ngô Quyền, Hải
Phòng, đạt 29,75 điểm, được làm tròn thành 30/30. *
Phạm Thị Trường, học sinh Trường THPT Lê Hồng
Phong, Nam Định, đạt 29,75 điểm, được làm tròn thành
30/30. * Nguyễn Quốc Đạt, học sinh Trường THPT Xuân Trường B, Nam Định, đạt
29,75 điểm, được làm tròn thành 30/30. * Ngọ Đăng Tải, học sinh Trường THPT Tây
Tiền Hải, Thái Bình, đạt 29,75 điểm, được làm tròn thành 30/30. * Nguyễn Hùng Thịnh,
học sinh Trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa, đạt 29,75 điểm, được làm tròn
thành 30/30. * Lê Thế Đông, học sinh Trường THPT Quảng Xương 2, Thanh Hóa, đạt
29,75 điểm, được làm tròn thành 30/30. * Nguyễn Mạnh Hùng, học sinh Trường chuyên
toán - tin ĐH Sư phạm Hà Nội, đạt 29,75 điểm, được làm tròn thành 30/30. * Phạm Văn
Huy, học sinh Trường chuyên toán - tin ĐH Sư phạm
Hà Nội, đạt 29,75 điểm, được làm tròn thành
30/30. Trường ĐH Hàng hải
* Lê Trung Hiếu, học sinh Trường THPT năng khiếu
Trần Phú, Hải Phòng đạt 29,75 điểm, làm tròn thành
30/30. Trường ĐH Xây dựng * Đào Đức Tùng, xã
Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, dự thi
khối A đạt 29,75 điểm, được làm tròn thành
30/30. Trường ĐH Y Thái Bình * Chu Thị Kim Liên,
học sinh Trường THPT chuyên Hưng Yên, thị xã
Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, dự thi khối B vào ngành
bác sĩ đa khoa đạt điểm tuyệt đối 30/30. Trường ĐH
Kinh tế quốc dân * Lê Thị Yến, học sinh Trường
THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Tây, dự thi khối A đạt
29,75 điểm, được làm tròn thành 30/30. * Nguyễn Thị
Vân Thiên, học sinh Trường THPT Tứ Kỳ, Hải

Thủ khoa Huỳnh Xuân Lộc
Thủ khoa Nguyễn Công Hưng
1
Dương, dự thi khối A đạt 29,75 điểm, được làm tròn thành 30/30. * Đỗ Tiến Trung, học
sinh Trường chuyên toán - tin ĐH Sư phạm Hà Nội, dự thi khối A đạt 29,75 điểm, được
làm tròn thành 30/30. Trường ĐH Ngoại thương * Lê Sơn Phong, học sinh Trường
THPT Lương Đắc Bằng, Thanh Hóa, dự thi khối A ngành kinh tế đối ngoại đạt điểm
tuyệt đối 30/30. * Lê Thanh Tùng, học sinh Trường THPT Lê Lợi, Thanh Hóa, dự thi
khối A ngành kinh tế đối ngoại đạt điểm tuyệt đối 30/30. * Nguyễn Thanh Hải, học sinh
Trường THPT Quảng Xương 3, Thanh Hóa, dự thi khối A ngành kinh tế đối ngoại đạt
điểm tuyệt đối 30/30. * Nguyễn Lê Việt Dũng, học sinh Trường THPT chuyên Lam Sơn,
Thanh Hóa, dự thi khối A ngành kinh tế đối ngoại đạt 29,75 điểm, được làm tròn thành
30/30. * Nguyễn Thị Luận, học sinh Trường THPT Kim Thành, Hải Dương, dự thi khối
A ngành kinh tế đối ngoại đạt 29,75 điểm, được làm tròn thành 30/30. * Lê Tiến Thắng,
học sinh Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc, dự thi khối A ngành kinh tế đối
ngoại đạt 29,75 điểm, được làm tròn thành 30/30. * Nguyễn Thị Thu Hà, học sinh
Trường THPT chuyên Thái Bình, Thái Bình, dự thi khối A ngành kinh tế đối ngoại đạt
29,75 điểm, được làm tròn thành 30/30. * Bùi Thọ Sơn, học sinh Trường THPT chuyên
Thái Bình, Thái Bình, dự thi khối A ngành kinh tế đối ngoại đạt 29,75 điểm, được làm
tròn thành 30/30. * Nguyễn Bá Khánh Tùng, học sinh Trường chuyên toán - tin ĐH Sư
phạm Hà Nội, dự thi khối A ngành kinh tế đối ngoại đạt 29,75 điểm, được làm tròn thành
30/30. * Hoàng Minh Hiếu, học sinh Trường THPT Bỉm Sơn, Thanh Hóa, dự thi khối A
ngành kinh tế đối ngoại đạt 29,75 điểm, được làm tròn thành 30/30. * Nguyễn Thanh
Tùng, học sinh Trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng, dự thi khối A ngành kinh tế
đối ngoại đạt 29,75 điểm, được làm tròn thành 30/30. * Nguyễn Bảo Hoàng Lê, học sinh
Trường THPT năng khiếu Hà Tĩnh, dự thi khối A ngành kinh tế đối ngoại đạt 29,75
điểm, được làm tròn thành 30/30. * Trần Vũ Hải, học sinh Trường chuyên toán ĐHQG
Hà Nội, dự thi khối A ngành kinh tế đối ngoại đạt 29,75 điểm, được làm tròn thành
30/30. "Thích học y, dược để sau này cứu người"
Nguyễn Thị Thu Hồng là một trong hai học

sinh của lớp 12 chuyên toán ĐH Quốc gia
Hà Nội đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi tuyển
sinh ĐH, CĐ năm 2008. Nhưng Thu Hồng
cùng lúc trở thành thủ khoa của hai trường
đại học: ĐH Dược Hà Nội (khối A) với mức
điểm tuyệt đối 30 và ĐH Răng hàm mặt
(khối B) với 29,5 điểm. Quê Vân Tảo,
Thường Tín, Hà Nội (Hà Tây cũ), Thu Hồng
đã phải sống xa nhà từ ba năm nay ở ký túc
xá Trường ĐH Quốc gia Hà Nội. Để có tiền
lo cho hai con học ĐH và trường chuyên, bố
mẹ Hồng đã phải kiếm thêm việc làm ngoài
giờ. Hồng kể: "Bố mẹ em sống tiết kiệm hết mức chỉ để dành dụm tiền cho chúng em ăn
học". 12 năm là học sinh giỏi, bí quyết thành công của Thu Hồng chỉ là tự học. Hồng cho
biết: "Mẹ chỉ kiểm tra năm em học lớp 1, còn sau đó phải tự mình nỗ lực. Quá trình tự
học nuôi dưỡng niềm say mê khám phá kiến thức". Không đi học thêm ở đâu ngoài giờ
Nguyễn Thị Thu Hồng
1
học ở trường, nguyên tắc của Hồng là cố gắng nắm vững kiến thức ngay trong quá trình
học. Vì thế thời điểm nhiều học sinh khác lao vào ôn thi thì Hồng lại yên tâm với vốn
kiến thức cơ bản chắc chắn. Như nhiều học sinh giỏi khác, Thu Hồng dự thi hai khối khác
nhau, nhưng cả hai sự lựa chọn đều là ngành y, dược. Hồng bảo: "Thích học ngành y,
dược để sau này cứu người". Chưa đến ngày tựu trường nhưng Thu Hồng đã tìm nơi trọ
học để học tiếng Anh và kiếm việc làm thêm đỡ đần bố mẹ. Hồng cho biết: "Em muốn
tìm học bổng để du học. Nhưng nếu không được em sẽ vừa đi học, vừa làm gia sư để
trang trải một phần đời sống của mình, cũng để có vốn sống không bỡ ngỡ khi phải đối
diện với những khó khăn khi vào đời".
Triệu Thạch Vũ Bình Thuận. Trở thành một trong 2 thủ khoa của ĐH Bách khoa
TPHCM với số điểm 30 (làm tròn từ 29,75): Toán và Lý đạt điểm 10; Hóa đạt 9,75
Làng mía nơi Vũ sinh ra là đất lập nghiệp của cả một dòng họ từ QuảngNam đi vào. Cả

xóm trồng mía, cả thôn trồng mía. Cuối năm đến mùa thì thu hoạch. Giữa năm thì trồng
điều, trồng bắp. Mấy năm nay đất xấu nên người ta cũng bỏ làng lên thành phố hết. Ba
má Vũ thấy làm mía gì mà cực quá định tìm nghề khác nhưng chẳng biết làm gì hết.
Đành cố gắng với đám mía nhà mình, từ công đoạn trồng mía, bỏ phân, cày đất, ban đất
ra cho bằng rồi làm cỏ. Tới mùa thì chặt mía, chở xe bò về nhà ép lấy đường lỏng bán
cho người ta.
Bấy nhiêu công đoạn làm trong mười mấy năm trời, má Vũ đau bao tử triền miên còn ba
thì bị nhức mỏi thường xuyên. Nhà chỉ có Vũ là con trai nên gia đình quyết định sẽ cho
Vũ ăn học đến nơi đến chốn. Ngày đưa Vũ lên trường THPT dân lập Nguyễn Khuyến ở
TPHCM nhập học, ba má nói với Vũ: “Làm mía cực khổ lắm, con ráng học.”. Học ở
thành phố sẽ dễ hiểu biết hơn, ở quê nhiều yếu tố phân tâm lắm. Cũng như bao đứa trẻ
1
thôn quê khác, Triệu Thạch Vũ từ lúc nhỏ đã biết phụ cha mẹ việc nhà, việc đồng án.
Nhỏ thì chặt buồng chuối đem bán, lột vỏ chuối phơi khô bán cho người ta đan giỏ xuất
khẩu. Lên cấp 2 thì đi trồng mía, trồng bắp, bẻ bắp chogia đình. Nhưng nhà chỉ cho Vũ
làm vào ngày hè. Lên cấp 3 đi học ở TPHCM, Vũ không còn cơ hội phụ ba má nữa.
Cùng chị gái phụ giúp việc nhà
Những ngày đầu đi học ở Nguyễn Khuyến của chàng trai ít nói, ít bạn bè thấm đầy nỗi
nhớ nhà, nhớ cha mẹ và đám mía quê mình. Có lần nhớ nhà nên về quê, thấy ba má cực
quá. Má cũng ép Vũ đi học trở lại. Cậu con trai sau đó im lặng và gắng học, chỉ tranh thủ
về nhà vào những ngày lễ trường cho nghỉ. Bạn bè không nhiều, Vũ chỉ có một người bạn
thân ở Bình Dương. Những vui buồn tháng ngày nội trú cùng nhau san sẻ. Có khi căng
thẳng vì việc học, Vũ lại đi tìm bạn tâm sự cho khuây khỏa bớt.

Ở TPHCM 3 năm trời nhưng Vũ không rành rẽ mấy nơi này. Đến việc lên mạng, Vũ
cũng nhờ người chị gái đang học trường CĐ Kinh tế đối ngoại chỉ bảo cho. Với Vũ, để
được ngày ngày lên lớp học là ba má phải mất bao nhiêu công sức với đám mía. Học phí
mỗi tháng là 3 triệu đồng, ba má Vũ có khi hết tiền thì vay mượn. Còn 5 mẫu mía ở nhà
thì cuối năm thu hoạch để dành lại cho con trai đi học.


Có thật đậu không hả con?

1
Rời phòng thi là Triệu Thạch Vũ trở về quê ngay để phụ ba má làm đồng áng, từ làm cỏ
mía đến trồng bắp, chở đất…Giấc mơ đại học tạm gác lại đã. Chính Vũ cũng không thể
ngờ mình lại có thể đạt kết quả gần như tuyệt đối như vậy. Em vẫn còn ngờ ngợ về câu
bất đẳng thức, còn những dạng câu hỏi khác thì không phải là xa lạ lắm với em. Với lại,
trong lớp còn nhiều bạn học giỏi hơn Thạch Vũ. Em chỉ xếp thứ mười mấy trong lớp mà
thôi, dù điểm trung bình năm 12 của em là 9,1.

Thạch Vũ chỉ biết điểm khi một người bạn lên mạng xem điểm rồi nhờ chị gái nhắn lại
cho Vũ. Chàng thủ khoa vẫn nhớ như in dòng tin nhắn khiến chị gái không dám tin vào
mắt mình, phải đưa cho Vũ xem lại: “Chị ơi, nhờ chị báo với bạn Vũ là bạn được 29,5
điểm”. Quá ngỡ ngàng, Vũ cũng không dám tin vào mắt mình, nhờ bạn của chị gái lên
mạng xem dùm, rồi chạy qua nhà hàng xóm lên mạng dò kỹ lại số báo danh, ngày sinh.
Từ đó, Vũ mới tin. Rồi chị của Vũ tin. Mẹ của Vũ thì mừng, mừng đến không nói được
gì nữa ngoài câu: “Chúa ơi, có thật đậu không hả con?”. Ba của Vũ nghe con nói thì bảo
Vũ đùa, nhưng một hồi lâu thì ba tin.

Hỏi biết kết quả thi đại học, ba má có mừng không? Vũ trả lời: “Dạ có. Mừng lắm anh
ạ. Nhiều lắm anh ạ. Phải lâu lắm ba má mới tin. Ba má không ngờ là như vậy. Cả chính
em nữa. Sau khi thi xong, nghĩ là mình đậu. Nhưng em không nghĩ điểm cao như vậy”.
Tại môn Toán tự luận nên em hơi sợ, không biết làm bài có sơ suất gì không. Em sợ câu
bất đẳng thức có thiếu sót vì làm nó cuối cùng. Bài chỉ vừa kịp đủ thời gian.

Đêm đó, thủ khoa làng mía cứ lang thang, không tin vào điều mình có. Cả nhà cũng vậy.
Ba má gọi điện báo cho mấy người bà con để mừng. Họ hàng kéo đến nhà chia vui. Đêm
đó, nhà Vũ thức thật khuya. Chị gái đang là sinh viên trường CĐ Kinh tế đối ngoại cứ
xúm xít bên em trai. Mọi người bảo hãy ngủ đi, nhưng không ai ngủ được. Cả nhà bàn
nhau đến lễ 2/9, khi nhà có đủ mọi người và mùa màng cũng rảnh thì làm cỗ để mời bà

con và chuẩn bị đưa Vũ đi học. Cả nhà bàn nhau tìm chỗ trọ cho Vũ sau khi lên TPHCM,
chắc là phải ở kí túc xá. Rồi ba má nói Vũ phải lo tập trung học Anh văn cho giỏi, gì thì
gì cũng phải có tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi. Phải cố gắng vì nghe nói học Cơ điện tử
ĐH Bách khoa rất cực.


1
Nữ thủ khoa Bùi Thị Song Hạnh đỗ ĐH Y dược TPHCM với số điểm 29,5 và ĐH
Bách khoa TPHCM (28 điểm).
Cô bé Bùi Thị Song Hạnh tuy sống ở quận 9, TPHCM nhưng có gốc gác ở tận miền
Trung. Bên nội và bên ngoại đều ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Vùng đất hiếu học
đã cho em quyết tâm phải học thật giỏi. Ba của em tốt nghiệp ĐH Bách khoa TPHCM.
Anh trai là kỹ sư công nghệ thông tin của trường Bách khoa. Mẹ là giáo viên cấp 1 đã
nghỉ hưu. Chính vì thế, trong 2 bộ hồ sơ thì một bộ, cô bé chọn trường Y dược, bộ còn lại
vào ngành Công nghệ hóa của trường Bách khoa.

Khi rảnh rỗi, Song Hạnh dành thời gian tập luyện bên cây đàn
Thú vị từ những hợp chất hóa học
Ít chịu nói về bản thân và cũng không cho mẹ nói về mình, Song Hạnh khiến chúng tôi
không biết nhiều về em. Nhưng những điều thu nhặt được cũng gây không ít bất ngờ.

Hỏi bất cứ điều gì về em, Song Hạnh cũng nói là “bình thường thôi”. Đến khi mẹ nhắc có
đến 4 lần đạt giải nhất cuộc thi Hóa Hoàng gia Úc thì Song Hạnh mới “À…thì ra là quên
mất tiêu”. Liên tục trong các năm học từ lớp 8, 9, 10, 11, cô bé này đều giành giải nhất
cuộc thi nói trên. Năm lớp 12, em cũng tham gia nhưng chưa có kết quả.
1
Bắt đầu thấy thích môn Hóa từ năm lớp 8, cô bé Song Hạnh thấy ở đó những điều thú vị
từ những hợp chất hóa học. Với em, chất này có thể trộn với chất kia để tạo nên một chất
mới mang trong đó những ý nghĩa rất lạ. Những gì có thể nhìn thấy, hiển hiện ra bên
ngoài đều làm em thích thú. Em so sánh: “Môn Lý học không khó nhưng không thích

mấy vì cũng không nhìn thấy được gì”. Còn môn Văn lại làm em không thể nào hiểu nổi.
Vì có lúc làm bài điểm cao, có lúc điểm thấp mà chẳng bao giờ biết được lý do tại sao.
Để học môn Hóa tốt thì cần phải có trí nhớ tốt và cả tư duy của Toán học nữa, cô bé thủ
khoa nói. Hầu hết công thức hóa học của những chất cơ bản em đều nắm được. Việc học
giỏi môn Hóa với Song Hạnh chỉ là chuyện bình thường vì em quan niệm: “Đó là năng
khiếu của mỗi người thôi. Có người giỏi cái này, có người giỏi cái khác”. Vậy nhưng,
ngoài môn Hóa ra thì các môn học khác, Song Hạnh cũng khá “đều tay”. Điểm tổng kết
năm 12 của em là 9,6 - cao nhất lớp 12A1, trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Thủ Đức,
TPHCM.
Ngoài môn Hóa ra thì cô bé cũng hay chơi đàn organ. Biết chơi đàn từ khi 5 tuổi, mỗi
dịp hè về là căn nhà em lại rộn rã tiếng đàn. Tuy nhiên, Song Hạnh chỉ luyện được có 4
bài ruột thôi, vì thời gian để học bài nữa.
Thầy giáo nói là sẽ đậu Y dược
Học giỏi Hóa nên có lần trường cử đi thi học sinh giỏi nhưng rồi em không đi. Thì ra, là
các bạn khác không được đi thi, chỉ có mình em được chọn nên thấy “sao sao” đó rồi thì
khỏi đi thi luôn. Khi mẹ nhắc đến chuyện này, Song Hạnh cứ bẽn lẽn, không biết giải
thích ra làm sao.
Thi xong đại học, không nặng nề hay lo lắng vì không biết mình đậu hay rớt, cô bé Song
Hạnh cùng với vài người bạn đón chuyến xe buýt đi lòng vòng thành phố cho biết. Từ
nhỏ đến lớn, cô bé chỉ biết đường từ nhà đến trường. Đi đâu cũng có ba mẹ chở. Ở thành
phố nhưng cô bé không biết đi xe máy, còn xe đạp thì chỉ dám đi loanh quanh gần nhà,
không dám ra đường vì xe nhiều quá.
Có lần, trước khi thi đại học, một thầy dạy môn Sinh đã đoán là em sẽ đậu ĐH Y dược
TPHCM. Đó là thầy Trương Phú Thơ, lúc trước dạy ở trường chuyên Lê Hồng Phong.
Song Hạnh chỉ mới học ôn thi đại học môn Sinh với thầy chỉ trong thời gian ngắn nhưng
thầy giáo đã khen em học giỏi Sinh học. Lí do để thầy nói thế là vì thấy em học giỏi Hóa
và Sinh thì chắc chắn là cũng giỏi môn Toán.

1
Cùng đậu cả 2 trường ĐH Y dược và Bách khoa TPHCM (đạt 28 điểm), nhưng cô bé

Song Hạnh sẽ theo học ngành Bác sĩ đa khoa. Thời gian 6 năm học lúc đầu làm cho cô bé
giãy nãy không chịu nghe lời ba vì “sao mà thấy lâu quá”. Nhưng sau, thấy hay hay nên
cũng nộp hồ sơ thi vào ngành này. Mẹ của em, cô Xuân Hường thì thích con gái thi vào
ngân hàng vì theo cô thì làm ở đấy sạch sẽ mà đỡ cực hơn cho con gái. Tuy nhiên, hiện
tại thì “mục tiêu trước mắt của em chính là phải tập đi xe máy đã”, nữ thủ khoa vui vẻ
chia sẻ.
Thủ khoa Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2009 Lê Văn Tùng, hiện đang tham gia
cùng Câu lạc bộ Thủ khoa sẽ tư vấn về phương pháp ôn tập và làm bài thi tới các thí
sinh.
Thủ khoa Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2009 Lê Văn Tùng.
Thủ khoa Lê Văn Tùng cho biết: “Đa số học sinh cho rằng môn toán khó nhất, nhưng
những học sinh học khá môn toán cho rằng học toán dễ nhất. Thật vậy, học toán không
cần phải nhớ quá nhiều như những môn khác. Môn toán như một chuỗi dây xích, khi nắm
chắc A ta có thể dựa vào đó để tìm mắt xích B bên cạnh A. Điều khó khăn nhất để giỏi
môn toán là phải dành cho Toán nhiều thời gian. Dù không phải nhớ nhiều nhưng trước
hết chúng ta phải nhớ các định nghĩa, các tính chất, các định lý và các hệ quả. Để nhớ và
hiểu sâu sắc các định nghĩa và định lý, chúng ta phải làm nhiều bài tập.
Tùng chia sẻ: “Có khi chúng ta nghe giảng thì hiểu nhưng không thể tự làm lại được. Để
kiến thức thực sự là của ta thì ta phải tự làm lại những bài tập từ dễ đến khó. Hãy kiên
nhẫn học lại những điều rất cơ bản và làm cả những bài tập đơn giản. Chính những kiến
thức cơ bản giúp ta hiểu được những điều nâng cao sau này. Một vấn đề phức tạp là tổ
1
hợp của nhiều vấn đề đơn giản, một bài toán khó là sự nối kết của nhiều bài toán đơn
giản. Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng óc phân tích và tổng hợp chúng ta
có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó”.
Phải giải ít nhất 4 lần bài tập
Thủ khoa Lê Văn Tùng cho biết: "Cách học hiệu quả nhất là đối với mỗi phần lý thuyết
cần phải giải ít nhất 4 lần bài tập. Hai bài tập đầu giải theo kiểu áp dụng bê nguyên xi
phần lý thuyết, hai bài tập sau nâng cao mức độ khó lên, hãy cố gắng suy nghĩ để tìm ra
cách giải và chỉ nên đọc các hướng dẫn trong sách giải khi mà đã làm hết cách nhưng

không giải được. Lần học kế tiếp là hệ thống lại bài học và làm bổ sung các bài tập mà
trước đó ta chưa giải được.
Sớm học lại ngay bài vừa được học (làm nhiều bài tập). Học càng sớm chừng nào thì ta
sẽ tiết kiệm được thời gian và sức lực càng nhiều. Ví dụ bài học của thứ hai, ta học lại
ngay vào ngày thứ ba thì chỉ cần 1 giờ là đã nắm vững nội dung. Nhưng nếu để đến thứ
bảy mới học thì chắc chắn rằng ta phải dùng không phải là một giờ mà là nhiều giờ hơn
để đạt cùng một kết quả như trước. Cứ thử nhẩm tính do cách học hợp lý nói trên mỗi bài
học ta tiết kiệm được một giờ thì chắc chắn trong một tuần ta tiết kiệm không ít hơn 10
giờ, nhờ đó có được thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe. Các bạn hãy thử thực hiện
phương pháp rất hiệu quả này xem".
Những kỹ năng làm bài thi môn Toán
Thủ khoa Lê Văn Tùng chia sẻ: Ngoài việc các bạn xác định được phương pháp học tập
tốt thì những kĩ năng trong bài thi cũng là một vấn đề mà các bạn cần chú ý. Để làm bài
thi Toán đạt kết quả cao, các bạn nên chuẩn bị cho mình những kĩ năng sau:
Định hướng đề: Khi nhận được đề thi nhất thiết phải đọc qua một lượt tất cả các bài tập
trong đề để phân loại các câu hỏi. Phải xác định được bài nào khó, bài nào dễ. Khi làm
bài phải làm từ câu dễ nhất đến câu khó nhất. Như vậy sẽ nắm chắc điểm của những bài
đó và tạo sự tự tin để làm tiếp những bài khó hơn. Tạo sự thoải mái, có cảm giác "sẽ làm
được" trong phòng thi là yếu tố rất qua trọng để giúp các em hoàn thành tốt nhất bài thi.
Phải luôn tâm niệm "mình đang đi thi chứ không phải đang làm bài tập trên lớp" do đó
cần làm được bài nào chắc điểm bài đó. Không nên làm ngay những bài khó vì sẽ chiếm
thời gian của những bài khác. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ vì một hoặc hai điểm của
bài đó mà mất tám chín điểm ở những bài khác.
Không làm tắt: Nhiều học sinh khá, giỏi thường mất điểm ở những bài dễ chỉ vì tính tài
tử. Khi giải các bài toán nên viết tất cả các bước cơ bản để thực hiện bài toán đó trong bài
làm. Vì nếu bỏ qua một vài phép trung gian nhiều khi sẽ không được chấm mức điểm tối
đa cho những bài đó mặc dù kết quả cuối cùng chính xác. Chú ý đặt điều kiện cho bài
toán có nghĩa; sau khi giải phải kiểm tra kết quả thu được.
Nhận dạng bài tập: Khi đứng trước một bài toán cụ thể cần phân biệt chính xác thuộc
dạng toán nào. Các bài toán trong đề thi tuyển sinh đại học thường được mở rộng từ các

bài toán cơ bản đã có trong SGK và hình thức câu hỏi có thể thay đổi chút ít. Nhưng nếu
chúng ta nắm chắc phương pháp giải các dạng toán cơ bản thì dễ dàng tìm ra lời giải ở
các đề thi.

×