HỘI THẢO
- Chủ đề: "Chia sẻ kinh nghiệm áp dụng Phương pháp Giáo dục Tích cực (ALM) giữa nhân viên và
đối tác"
- Thời gian: 26-27/2/2009
- Địa điểm: TP. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
- Người phụ trách: Nhơn- UADP, Linh- Bắc Bình ADP
- Người tham dự: 39 người gồm nhân viên và đối tác Dự án Giáo dục các CTPTV miền Trung và
miền Nam
- Kết quả mong đợi:
+ Những người tham dự chia sẻ/trao đổi kinh nghiệm đã có về ALM
+ Kiến thức của nhân viên và đối tác về công tác triển khai áp dụng ALM được nâng cao
+ Làm thế nào để có sự thống nhất của ngành GD các cấp tỉnh/huyện trong quá trình triển khai
ALM
NỘI DUNG CỦA HỘI THẢO ĐƯỢC GHI LẠI:
Những người tham dự Hội thảo đã chia sẻ ý kiến và nhận được những thông tin phong phú và rất bổ ích.
I. Chào hỏi và giới thiệu làm quen
II. Những mong đợi của những người tham dự hội thảo:
Những người tham dự chia thành 5 nhóm để thảo luận và chia sẻ ý kiến về những mong đợi tại Hội thảo:
- Chia sẻ kinh nghiệm quản lý
- Học tập kinh nghiệm về cách ứng dụng mô hình Giáo dục tích cực (ALM) một cách hiệu quả
- Học hỏi được những cách làm hay của các đơn vị bạn
- Học được cách tháo gỡ được những vướng mắc khi triển khai mô hình ALM
- Học hỏi cách phối hợp giữa các CT PTV khi triển khai mô hình ALM
- Giải quyết được cách làm thế nào để có sự thống nhất giữa cấp quản lý giáo dục tỉnh – huyện –
TNTG
- Nêu ra phương hướng duy trì và mở rộng áp dụng mô hình ALM
- Làm thế nào để mỗi giáo viên hiểu được bản chất của ALM để thực hiện tốt hơn
- Giải quyết được vấn đề bền vững của hoạt động, nếu sự hỗ trợ về văn phòng phẩm của TNTG thì
các trường vẫn duy trì tốt
- Giải pháp cho việc hỗ trợ bàn ghế 1-2 chỗ ngồi một cách bền vững, là thế nào để việc hỗ trợ bàn
ghế mang tính bền vững
- Sự phối hợp liên huyện như thế nào
III. Nội dung bàn luận tại Hội thảo
1. Báo cáo, trình bày của huyện Bắc Bình – Bình Thuận:
- Người thầy đóng vai trò quan trọng, chủ động trong mọi tình huống
- ALM là chuyển đổi hình thức sử dụng các phương pháp dạy học có từ trước ( hỏi-đáp --> học
sinh tự thực hiện) . Người hướng dẫn nêu câu hỏi, đặt vấn đề --> tập thể cùng giải quyết -->
người chủ trì tổng kết lại.
- Đồ dùng dạy học của Bộ GD không gần gũi, chưa phù hợp với thực tế địa phương và học sinh
--> học sinh không có hứng thú vì nó mang tính toàn diện, tổng quát => Giáo viên tự làm đồ dùng
thì sẽ thực tế và đáp ứng học sinh tốt hơn.
- Thay đổi cách đánh giá HS theo phương pháp mới
+ Một số kết quả mà Bắc Bình ADP đạt được:
1
- Giáo viên được hỗ trợ rất đầy đủ về Phương pháp Giáo dục tích cực
- Được tập huấn và có kỹ năng làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học
- Học sinh tự tin, mạnh dạn; Giáo viên nắm vững phương pháp.
2. Chia sẻ kinh nghiệm của PGD Triệu Phong – Quảng Trị
+ Những khó khăn & tồn tại:
- Chất lượng tổ chức dạy học chưa đồng đều, ý thức của giáo viên chưa cao
- Áp lực công việc của giáo viên tăng lên, khiến cho một số giáo viên nản chí
- Cán bộ giáo viên chưa ổn định, luân chuyển hàng năm, điều này khiến cho việc bồi dưỡng cho
giáo viên trở nên khó khăn
+ Giải pháp :
- Chỉ đạo của cấp trên cần quyết liệt, thường xuyên
- Tăng cường giám sát đột xuất
- Khảo sát kiến thức, kỹ năng của giáo viên để có hướng bồi dưỡng
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và cả ý thức cho giáo viên
3. Thảo luận sau khi nghe 2 bài trình bày chia sẻ kinh nghiệm của P. GD Bắc Bình và P. GD
Triệu Phong:
- Mục tiêu của ALM đã phù hợp chưa? Có thể áp dụng đại trà trên toàn quốc đuợc không?
- Khi thực hiện ALM có những khó khăn, thuận lợi gì? Cách khắc phục khó khăn?
- Những điều kiện cơ bản để thực hiện thành công ALM (khách quan và chủ quan, )
Câu hỏi : Sự phối hợp giữa TNTG và PGD phải như thế nào để thực hiện ALM có hiệu quả?
- Giữa hai bên phải thống nhất mục tiêu chung : Nâng cao chất lượng, điều kiện dạy và học, vì
lợi ích tốt nhất cho mọi trẻ em
- PGD xác định đây là nhiệm vụ chính của ngành để chỉ đạo thực hiện tại cơ sở
- Căn cứ vào “Bản tham chiếu áp dụng ALM” để mỗi bên chủ động thực hiện vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của mình
- PGD cử một chuyên trách để phối hợp, giám sát, chỉ đạo, thực hiện hoạt động
- PGD phải phát huy nguồn lực (kinh phí photo tài liệu, ...) để cùng với TNTG thực hiện mục
tiêu chung
- Phải có sự chia sẻ, bàn bạc, phối hợp để cùng nhau giải quyết các vấn đề vướng mắc , khó
khăn ( đưa ra những ý kiến đề xuất kịp thời)
Hỏi thêm : Làm sao có sự phối hợp tuyệt vời giữa PGD Triệu Phong và TNTG tại Triệu Phong?
- Yếu tố thúc đẩycủa PGD là: Toàn thể giáo viên ý thức tham gia các hoạt động của dự án là hỗ trợ
cho ngành. Nếu không có sự hỗ trợ của TNTG thì vẫn phải làm, có dự án thì sẽ hoạt động tốt hơn
và thuận lợi hơn.
- Lãnh đạo PGD cũng luôn khuyến khích, động viên để các giáo viên thực hiện ALM. Họ cảm thấy
năng lực bản thân được nâng cao rõ rệt, cụ thể là về cách thức điều hành, tổ chức. Khi tham gia
các hoạt động sẽ có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng cho bản thân -> sau này tập huấn lại cho giáo
viên tốt hơn.
- ALM là mô hình TNTG quan tâm hỗ trợ. Sự chỉ đạo của Sở cũng phù hợp với chiến lược của Bộ
GD.
- Phải có thông tin, thông báo với các ban ngành liên quan cho đối tác hiểu và biết về hoạt động
của Chương trình PTV.
Câu hỏi : Khi thực hiện ALM có khó khăn, thuận lợi gì ?
+ Thuận lợi :
- Có sự đồng thuận của ngành giáo dục
2
- Giáo viên có nhu cầu, nhiệt tình tiếp nhận
- Học sinh thích thú
- Được sự chuẩn bị tốt (tập huấn cho giáo viên, hỗ trợ từ dự án của TNTG)
+ Khó khăn và giải pháp :
Khó khăn Giải pháp
- Giáo viên đã quen với phương
pháp dạy truyền thống; kho
chuyển sang phương pháp dạy
học mới
- Tập huấn về phương pháp mới; cách làm, sử dụng và bảo
quản đồ dùng dạy học
- Tổ chức đi giao lưu, tham quan học hỏi với các đơn vị bạn
- Học sinh nhút nhát, bỡ ngỡ,
thụ động
- Giáo viên hướng dẫn cụ thể khi hoạt động nhóm, cho học
sinh tự quản
- Ban đầu mới áp dụng giáo viên phải tập cho học sinh hoạt
động nhóm, sử dụng đồdùng học tập cho thành thạo
- Các em học sinh mới nên làm quen hơi lâu, phải tập luyện
nhiều. Cách chia nhóm phải linh hoạt, vận dụng các từ, tranh
ảnh có trong bài học để chia nhóm
- Để học sinh tự chọn bạn nhận xét ý kiến của mình
- Lần đầu chuyển đổi, áp dụng
nên giáo viên thường hay lúng
túng; học sinh bỡ ngỡ, bối rối
khi hoạt động nhóm cộng với
tâm lý nặng nề khi có người
dự giờ, đánh giá -> cháy giáo
án
- Tổ chức thao giảng, dự giờ -> góp ý để rút kinh nghiệm
- Công văn 896 của Bộ GD cho phép giáo viên khoán
chương trình, chủ động điều chỉnh tiết dạy sao cho phù hợp
với lượng kiến thức cung cấp cho học sinh
- Lãnh đạo phải hiểu để khuyến khích, động viên giáo viên,
không áp đặt giáo viên phải quá lệ thuộc vào chương trình
- Không phải lúc nào cũng chia nhóm, tổ chức trò chơi, đồ
dùng dạy học. Nên sử dụng có chọn lọc, môn nào, tiết nào
có thể áp dụng được thì áp dụng
- Giáo viên nên sáng tạo các hoạt động, không nên ôm đồm
quá, không quá dựa vào sách giáo viên
- Cơ sở vật chất ban đầu khó
khăn
- Sử dụng bàn ghế cũ, không nhất thiết phải đổi
- Bàn ghế 1 hay 2 chỗ ngồi đều sử dụng được, tùy thuộc vào
điều kiện cơ sở vật chất của trường, sự linh hoạt của giáo
viên.
- Được sự hỗ trợ của ngành và của TNTG
- Tất cả đồ dùng chỉ là phương tiện, đối tượng chính vẫn là
con người
- Một số phụ huynh chưa hiểu
phương pháp, họ băn khoăn
khi thấy con em họ ngồi chia
theo nhóm
- Nâng cao nhận thức của phụ huynh thông qua các cuộc
họp, hội thảo
- Làm, sử dụng và bảo quản đồ
dùng dạy học
- Có chiến lược làm đồ dùng: hàng tuần, hàng tháng, hàng
quý .....
- Huy động thêm sự đóng góp của học sinh qua các tiết học:
sưu tầm các loài hoa, loài vật, cây cối, ...
- Nên có một tiết chuyên đề về sử dụng và bảo quản đồ dùng
dạy học cho tất cả giáo viên biết
3
- Quận 8 TPHCM: Các trường tổ chức những ngày hội làm
đồ dùng dạy học cho giáo viên, họ tập trung lại để làm đồ
dùng. Lập kế hoạch trước cho toàn bộ chương trình làm đồ
dùng, làm sao để cho một bộ đồ dùng có thể được sử dụng
cho nhiều môn, kết hợp làm đồ dùng dạy học với môi
trường thân thiện.
- Đồ dùng trước khi ép plastic phải có đường dẫn, chỉ rõ bài
cụ thể để lưu trữ thành các folder, theo từng chủ đề, nội
dung --> sau này giúp các giáo viên tiết kiệm thời gian làm
đồ dùng dạy học.
- Không nên quá lạm dụng các ký hiệu, thẻ từ. Những chữ
dài thì có thể dùng thẻ từ để tiết kiệm thời gian. Những chữ
viết ngắn có thể viết lên bảng vì nét chữ của thầy còn có ý
nghĩa giáo dục cho tâm hồn học sinh.
- Trang trí lớp học như thế nào
cho thống nhất
- Việc trang trí như thế nào là không bắt buộc, tùy thuộc vào
không gian lớp học và khiếu thẩm mĩ của giáo viên
- Trang trí lớp học cho phù hợp, nên thay đổi, bổ sung và
làm mới chứ không nên để năm này qua năm khác
4. Phòng Giáo dục Quận 8- UADP chia sẻ kinh nghiệm áp dụng mô hình ALM
a. Quá trình thực hiện:
- Được sự hỗ trợ của TNTG, việc áp dụng tuy có khó khăn và bỡ ngỡ ban đầu, dần dần đi vào hoạt
động có hiệu quả tại 6 trường trong Dự án.
- Công tác tập huấn giáo viên được tổ chức thường xuyên
- Ban Giám sát cấp quận và cấp trường được thành lập và hoạt động hiẹu quả: họp hàng tháng, Cấp
quận họp hàng quý để kiểm tra việc thực hiện hiệu quả; BGS cấp trường gồm hiệu trưởng, Phó
hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và các khối trưởng họp hàng tháng để kiểm tra và đánh giá
việc thực hiện.
b. Thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi:
- UADP có kế hoạch tốt, cụ thể, cò kinh phí hỗ trợ;
- Nhân viên UADP nhiệt tình trao đổi thông tin và phối hợp tốt
- Giảng viên tập huấn là người tại chỗ, đi lại dễ dàng
- P. GD có kế hoạch cụ thể, hiệu trưởng các trường tạo thuận lợi cho giáo viên tham gia
- Giáo viên nhiệt tình
- Học sinh laà người hưởng lợi nhiều nhất từ kết quả tập huấn
- Trường học được cải tạo tốt, môi trường thân thiện
Khó khăn
- Một số kế hoạch tập huấn, … không được thực hiện đúng lịch do P.GD đôi khi bị động do những
công việc đột xuất
- Sĩ số học sinh trong lớp khá cao khiến cho việc chia nhóm khó khăn
- Bàn ghế một số lớp chưa phù hợp
c. Kết quả đạt được:
- Giáo viên được củng cố kiến thức và kỹ năng, tự tin áp dụng ALM
- Bản thân người giáo viên đã quen với phương pháp ALM
4
- Đồ dùng dạy học đã hỗ trợ rất nhiều cho việc dạy học
- Các trường chủ động tổ chức làm đồ dùng dạy học, và hiện nay số lượng cũng như chất lượng đồ
dùng dạy học tại các trường rất phong phú, đa dạng
- Học sinh có thái độ học tập tốt hơn rất nhiều so với trước đây
- Bàn ghế đúng qui cách rất thuận lợi cho việc áp dụng ALM
d. Bài học kinh nghiệm
- Kiến thức, kỹ năng và thái độ của giáo viên là rất quan trọng đối với thành công của việc áp dụng
ALM tại trường
- Các giáo viên và các trường cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm daỵ học, nghiên cứu tài liệu
- Học sinh cần được giúp đỡ và hỗ trợ đề giáo dục tinh thần tương trợ, chia sẻ với bạn bè thầy cô
- Cần quan tâm đến chất lượng hoạt động của Ban Giám sát ALM
e. Định hướng thời gian tới
- Tiếp tục thực hiện ALM và mở rộng sang các trường ngoài dự án
- Tăng cường hoạt động thư viện trường tiểu học
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
5. Thảo luận
Sau phần trình bày của P. GD Quận 8, hội thảo tiếp tục thảo luận những vấn đề sau:
- Ban Giám sát ALM có vai trò như thế nào?
- Điều kiện cơ bản để thực hiện ALM thành công là gì?
- Làm đồ dùng dạy học: làm sao để dy trì và mở rộng (dùng cho nhiều lớp và cho nhiều năm)?
- Một số khuyến nghị vể cách làm dự án ALM hiện nay
Hỏi: Điều kiện cơ bản để thực hiện ALM thành công là gì? (Khách quan và chủ quan):
a. Giáo viên :
- Thay đổi nhận thức cảu CB-GV
- Làm và sử dụng, bảo quản đò dùng dạy học
- Thay đổi hình thức tổ chức dạy học
- Tăng cường công tác giám sát các cấp
- Tạo môi trường lớp học thích hợp
- Dự giừo trao đổi kinh nghiệm
- Kiểm tra, đánh giá học sinh theo phương pháp mới
b. Học sinh :
- Tích cực tham gia các hoạt động
- Chủ động sáng tạo trong các hoạt động
- Đóng góp vào việc làm đò dùnh dạy học
- Hợp tác và chia sẻ ý kiến với bạn
c. Ngành giáo dục địa phương (Phòng và Sở)
- Phối hợp tích cực với BQL dự án
- Chỉ đạo giám sát theo dõi, đánh giá chương trình thường xuyên ( theo kế hoạch)
- Có chiến lược đảm bảo tính bền vững sau khi chuyển giao
d. Chương trình Phát triển Vùng ( TNTG)
- Hỗ trợ về mặt kỹ thuật, cơ sở vật chất và tinh thần
- Tạo điều kiện giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm theo chủ đề
Hỏi: Nếu sau này CTPTV không còn cung cấp văn phòng phẩm làm đồ dùng dạy học thì sẽ thay
bằng cách nào ?
5