Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG KHUÔN SẢN PHẨM MÓC KHÓA HÌNH CON MÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.13 MB, 79 trang )

`
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG KHUÔN SẢN
PHẨM MÓC KHÓA HÌNH CON MÈO
GVHD : Ths.Trần Mai Văn
SVTH : Ngô Trúc An 06112001
Ngô Văn Mậu 06112041
Tạ Văn Quỳnh 06112053
TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2011
i
`
KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY – BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Ngô Trúc An MSSV: 06112001
Ngô Văn Mậu MSSV: 06112041
Tạ Văn Quỳnh MSSV: 06112053
Ngành: Công Nghệ Tự Động Niên khóa: 2006-2011
Tên đề tài:
THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG KHUÔN SẢN PHẨM
MÓC KHÓA HÌNH CON MÈO
1. Số liệu cho trước
- Phần mềm Pro/Wildfire.
- Phần mềm Autodesk Moldflow.
- Tài liệu thiết kế khuôn.
2. Nội dung thuyết minh
- Tổng quan về công nghệ ép phun.
- Tính toán và thiết kế lòng khuôn.


- Ứng dụng phần mềm Pro/Wildfire để thiết kế sản phẩm và gia công khuôn.
- Mô phỏng phân tích dòng chảy nhựa trên phần mềm Autodesk Moldflow.
- Gia công cơ khí lòng khuôn.
3. Các bản vẽ
- Bản vẽ sản phẩm.
- Bản vẽ chi tiết bộ khuôn.
4. Ngày giao nhiệm vụ :
5. Ngày hoàn thành nhiệm vụ :
6. Giáo viên hướng dẫn : Ths.Trần Mai Văn
Chủ nhiệm bộ môn Giáo viên hướng dẫn
Trần Mai Văn
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
`
Luận văn trình bày về thiết kế và gia công khuôn sản phẩm móc khóa hình
con mèo.
 Hình thức trình bày đẹp tuân thủ format.
 Nội dung : Trình bày khá đầy đủ từ quá trình thiết kế, tính toán, gia
công và thử nghiệm khuôn cho đến khi ra được sản phẩm đạt yêu cầu.
 Kỷ luật tốt, tuân theo ý kiến hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
 Thái độ làm việc tích cực, có tính sáng tạo và xây dựng.
Đề tài này đã được phân công và cả 3 sinh viên đã hoàn thành rất tốt công
việc được giao.
» Được bảo vệ .
Điểm của Giáo Viên hướng dẫn cho cả 3 sinh viên : 10 điểm ( mười điểm )

Ngày 19 tháng 01 năm 2011
Giáo viên hướng dẫn
Trần Mai Văn
Nhận xét của giáo viên phản biện






iii
`







Ngày … tháng … năm …
Giáo viên phản biện
Huỳnh Đỗ Song Toàn
Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình tìm hiểu, đánh giá đề tài, thiết kế và gia công đồ án, nhóm
đã nhận được sự giúp đỡ, động viên vô cùng qúy báu từ gia đình, qúy thầy cô và
bạn bè. Nhờ đó nhóm đã thực hiện được một số kết quả nhất định. Vì thế, tất cả các
thành viên trong nhóm xin được cám ơn đến tất cả mọi người, những người đã có sự
quan tâm, động viên, giúp đỡ cho nhóm rất nhiều. Đặc biệt, nhóm xin bày tỏ lời
cảm ơn chân thành đến:
Thầy Trần Mai Văn đã hướng dẫn nhóm trong suốt một thời gian dài, giúp em

giải quyết những vướng mắc trong quá trình tìm hiểu và thực hiện luận văn của
mình.
Toàn thể quý Thầy Cô của bộ môn Công Nghệ Tự Động, đã góp ý và truyền thụ
những kiến thức cơ bản cần thiết cho nhóm hoàn thành đồ án.
iv
`
Các bạn trong lớp 06112 đã nhiệt tình động viên, cổ vũ tinh thần, và đã có
những giúp đỡ thiết thực trong quá trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa chúng em xin cám ơn tất cả !
v
`
Tóm tắt đồ án
Nội dung đồ án bao gồm:
 Tìm hiểu về vật liệu nhựa như cơ tính, các thông số gia công, ….
 Xây dựng lý thuyết thiết kế khuôn ép phun. Ứng dụng vào thiết kế khuôn
móc khóa hình con mèo.
 Sử dụng phần mềm Pro Engineer để thiết kế sản phẩm, thiết kế khuôn, gia
công và xuất chương trình NC.
 Sử dụng phần mềm Autodesk Moldflow để phân tích, mô phỏng trong quá
trình ép phun.
 Gia công khuôn trên máy CNC.
vi
`
Mục lục
THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG KHUÔN SẢN PHẨM MÓC KHÓA HÌNH CON
MÈO i
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ii
Nhận xét của giáo viên phản biện iii
Lời cảm ơn iv
Tóm tắt đồ án vi

Mục lục vii
Danh mục hình vẽ ix
Danh mục bảng biểu xi
Danh mục từ viết tắt xii
Tổng quan 1
1.1 Tình hình sản xuất nhựa trên thế giới 1
1.2 Ngành công nghiệp nhựa ở Việt Nam 2
Lý thuyết khuôn ép phun 6
2.1 Máy ép phun 6
2.2 Vật liệu nhựa 10
2.4 Phương pháp thiết kế khuôn ép phun 19
Thiết kế khuôn sản phẩm móc khóa 39
3.2 Thiết kế khuôn 39
Gia công khuôn 49
4.2 Gia công lõi cố định 53
4.3 Gia công các tấm còn lại 56
Kết quả 58
6.1 Kết quả mô phỏng trên phần mềm 58
6.2 Kết quả thực nghiệm 62
Chương 6 65
vii
`
Kết luận 65
7.1 Kết luận 65
7.2 Hướng phát triển của đề tài 66
Tài liệu tham khảo 67
viii
`
Danh mục hình vẽ
Hình 2.2 Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam 3

(đơn vị: kg/người) [1] 3
Hình 1.4 Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam 5
Hình 2.4 Băng gia nhiệt 8
Hình 2.6 Hệ thống kẹp 9
Hình 2.14 Quan hệ giữa khối lượng, bề dày sản phẩm và 29
đường kính kênh dẫn tham khảo [3] 30
Hình 2.17 Hệ thống đẩy thông dụng 32
Hình 2.18 In hình chốt đẩy lên sản phẩm 33
Hình 2.23 Các kích thước chốt đẩy 33
Hình 3.1 Bố trí sản phẩm 39
Hình 3.2 Phôi của sản phẩm 40
Hình 3.3 Mặt phân khuôn của sản phẩm 40
Hình 3.4 Hai nửa khuôn di động 41
Hình 3.5 Hệ thống kênh dẫn 42
Hình 3.6 Hệ thống kênh làm nguội 43
Hình 3.7 Sản phẩm ép thử 43
Hình 3.8 Hai tấm kẹp 44
Hình 3.9 Hệ thống đẩy và hệ thống hồi 44
Hình 3.10 Hai gối đỡ 45
Hình 3.11 Hai tấm khuôn 46
Hình 3.12 Hai lõi khuôn 47
Hình 3.13 Các bộ phận khác của khuôn 48
48
ix
`
Hình 3.14 Bộ khuôn thiết kế hoàn chỉnh 48
Hình 4.1Máy CNC CNC 5 trục MIKRON UCP 600V ở trung tâm công nghệ cao
- Đại học SPKT TPHCM 49
Hình 4.1 Bản vẽ chi tiết gia công - lõi di động 50
Bảng 4.1 Phiếu công nghệ gia công lõi di động 50

Hình 4.2 Mô phỏng gia công lõi di động 52
Hình 4.3 Kết quả gia công lõi di động 52
Hình 4.4 Bản vẽ chi tiết gia công – lõi cố định 53
Hình 4.5 Bản vẽ gá đặt gia công – lõi cố định 54
Hình 4.5 Mô phỏng gia công lõi cố định 55
Hình 4.6 Kết quả gia công lõi cố định 55
Hình 4.7 Kết quả gia công 2 tấm kẹp 56
Hình 4.8 Kết quả gia công hai tấm khuôn 56
Hình 4.10 Khuôn gia công hoàn chỉnh 57
Hình 5.1 Mô hình phân tích 59
Hình 5.2 Quá trình điền đầy 60
Hình 5.3 Nhiệt độ nóng chảy 61
Hình 5.5 Mật độ nhựa sản phẩm 62
Hình 5.7 Sản phẩm con mèo 64
x
`
Danh mục bảng biểu
Bảng 2.2 Nhiệt độ phá hủy của một số chất dẻo [4] 15
Bảng 2.8 Độ dày tấm đẩy theo diện tích sản phẩm 34
Bảng 2.10 Xác định độ dày tấm kẹp 36
Bảng 2.11 Chọn ren bulong vòng 36
Bảng 2.12 Chiều sâu rãnh thoát khí dựa theo vật liệu nhựa 37
50
Bảng 4.1 Phiếu công nghệ gia công lõi di động 51
Bảng 4.2 Phiếu công nghệ gia công lõi cố định 54
xi
`
Danh mục từ viết tắt
CAD : Computer-Aided Design
CAM : Computer-Aided Manufacturing

CNC : Computer Numercial Control
CAE : Computer Aided Engineering
NC : Numercial Control
VPA : Vietnam Plastics Association
AFPI : ASEAN Federation of Plastics Industries
AISI : American Iron and Steel Institute
xii
`
Chương 1
Tổng quan
1.1 Tình hình sản xuất nhựa trên thế giới
Bước vào thiên niên kỷ mới, con người ngày càng phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn của cuộc sống. Và một trong những khó khăn lớn nhất mà con người phải
đối mặt là sự cạn kiệt về nguồn tài nguyên như gỗ, dầu mỏ, kim loại… Tuy nhiên,
chính nhờ sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện nay đã đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu của con người về mọi mặt, những vật liệu mới có các tính
năng ưu việt hơn đã được tìm thấy. Trong đó nổi bật trên hết chính là chất dẻo.
Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc polymer được dùng làm vật liệu sản xuất
nhiều loại vật dụng góp phần quan trọng vào phục vụ đời sống con người cũng như
cho sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác như: điện, điện tử, viễn
thông, giao thông vận tải, thủy sản, nông nghiệp,…. (Hình 1.1).
Hình 1.1 Một số sản phẩm nhựa thông dụng [1]
1
Hộp nhựa
Pedan

Dao Mũ bảo hiểm Logo
Tay cầm
Mặt nạ xe máy
Chụp đèn

`
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chất dẻo còn được ứng dụng
và trở thành vật liệu thay thế cho những vật liệu truyền thống dường như không thể
thay thế được là gỗ, kim loại, silicat…. Do đó, ngành công nghiệp nhựa ngày càng
có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất của các quốc gia. Nó biểu
hiện ở chỉ số chất dẻo bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm ( Bảng 1.1 ).
Bảng 1.1 Chất dẻo bình quân đầu người ở một số nước (kg/người) [2]
Quốc gia 1995 1999
Việt Nam 3,79 9,43
Indonexia 16 20
Thái Lan 23 32
Malaysia 31 48,5
Singapore 100 105
Nhật Bản 85 110
Mỹ 108 120
1.2 Ngành công nghiệp nhựa ở Việt Nam
Kể từ năm 2000 trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất nhựa của Việt Nam đã
duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khẩu tăng
mạnh. Tiêu thụ nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam năm 1975 chỉ ở mức
1kg/năm và không có dấu hiệu tăng trưởng cho đến năm 1990. Tuy nhiên, kể từ
năm 2000 trở đi, tiêu thụ bình quân đầu người đã tăng trưởng đều đặn và đạt ở mức
12kg/năm và đỉnh cao là năm 2008 là 34kg/người [2].
2
`
Hình 2.2 Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam
(đơn vị: kg/người) [1]
Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn để tạo được vị thế
vững chắc trên thị trường quốc tế. Năm 2008, tổng doanh thu mặt hàng nhựa toàn
cầu khoảng 400 tỷ USD trong số đó, nhựa vật liệu chiếm 50%, nhựa bán thành
phẩm chiếm 25% và 25% là nhựa hoàn chỉnh [2]. Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị

thế khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào (1) việc áp dụng các công nghệ sản
xuất tiên tiến; (2) được hưởng những ưu đãi về thuế quan và (3) có khả năng thâm
nhập thị trường tốt. Nó thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu tăng qua mỗi năm ( Hình
1.3) .
3
`
Hình 1.3 Kim ngạch xuất khẩu nhựa của Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2009
(đơn vị: triệu USD) [2]
Sản phẩm nhựa Việt Nam hiện có mặt tại hơn 70 nước trên thế giới, bao gồm
các nước ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Trung Đông. 10 thị trường
xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà
Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines.
Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nhựa ngày càng tăng do sự gia tăng mạnh
trong tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước, Việt Nam đã phải nhập khẩu nhiều hơn
nhựa nguyên liệu cũng như thiết bị và máy móc sản xuất. Việt Nam nhập khẩu nhựa
nguyên liệu chủ yếu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản,
Malaysia, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ả Rập Xê-út. Hình 1.4 thể hiện sản lượng và
kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam.
Ngoài việc nhập khẩu 70% - 80% nguyên liệu nhựa đầu vào mỗi năm [1], Việt
Nam nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết để sản xuất các sản
phẩm nhựa. Phần lớn các thiết bị và các loại máy sản xuất nhựa được nhập khẩu từ
một số nước châu Á bao gồm Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu một số lượng các thiết bị sản xuất nhựa và máy
4
`
móc từ Đức và Ý. Năm 2008, nhập khẩu thiết bị sản xuất nhựa và máy móc từ Hoa
Kỳ ước tính đạt 2,5% tổng kim ngạch nhập khẩu [1].
Hình 1.4 Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam
(đơn vị: triệu USD) [1]
5

Sản lượng nhựa nhập khẩu ( nghìn tấn)
Kim ngạch nhập khẩu nhựa ( triệu USD)
`
Chương 2
Lý thuyết khuôn ép phun
Ép phun là quá trình chuyển hóa từ những hạt nhựa thành nhựa lỏng và được
nén vào khuôn dưới một áp suất nén của máy. Khuôn ép phun được sử dụng phổ
biến và đa dạng cho tất cả các sản phẩm. Khuôn ép phun được chia làm nhiều loại
như: khuôn 2 tấm, khuôn 3 tấm, khuôn có kênh dẫn nóng,khuôn nhiều tầng,…
2.1 Máy ép phun
Máy ép phun gồm các hệ thống cơ bản như Hình 2.1
Hình 2.1 Các hệ thống của máy ép phun [3]
2.1.1 Hệ thống hỗ trợ ép phun
Là hệ thống giúp vận hành máy ép phun ( Hình 2.2 ).
6
`
Hình 2.2 Hệ thống hỗ trợ ép phun [3]
Bao gồm các bộ phận:
 Thân máy: liên kết các bộ phận của máy lại với nhau
 Hệ thống thủy lực: cung cấp lực để đóng và mở khuôn, tạo và suy trì lực kẹp,
làm cho trục vít quay và chuyển động, tạo lực đẩy,…
 Hệ thống điện: cung cấp điện cho motor , hệ thống điều khiển nhiệt của
khoang chứa vật liệu.Bao gồm dây dẫn và tủ điện.
 Hệ thống làm nguội: cung cấp dung dịch làm nguội như nước, …
2.1.2 Hệ thống phun
Có nhiệm vụ làm nhựa chảy dẻo, phun nhựa vào khuôn.Cấu tạo như Hình 2.3
Hình 2.3 Hệ thống phun nhựa [3]
7
Băng gia nhiệt
`

Các bộ phận quan trọng:
 Phiễu cấp liệu: chứa vật liệu dạng viên để cấp vào khoang trộn.
 Băng gia nhiệt: duy trì nhiệt độ để nhựa luôn ở trạng thái chảy dẻo.Một máy
ép có nhiều băng gia nhiệt.
Hình 2.4 Băng gia nhiệt
 Khoang chứa liệu: chứa nhựa và để trục vít di chuyển. Nhiệt độ khoang chứa
liệu từ 20%-30% nhiệt làm nóng chảy nhựa.
 Bộ hồi tự hở: tạo ra dòng bắn nhựa vào khuôn.Bao gồm: seat, nêm, đầu trục
vít.
 Trục vít: Nằm trong nòng, là bộ phận đẩy nguyên vật
liệu trong nòng vào khuôn. Có nhiều kiểu thiết kế khác nhau tùy thuộc vào
vật liệu. Trục vít có cấu tạo như sau:
Hình 2.5 Cấu tạo trục vít [6]
8
`
 Béc phun: Nằm ở đầu nòng, tiếp xúc với đệm cuống phun để phun nhựa vào
khuôn và tạo lực ép khoá kín không cho nhựa tràn ra ngoài. Đầu béc phun cần có
bán kính rộng để tạo lực ép lớn mà không gây hỏng hóc.
2.1.3 Hệ thống kẹp
Hình 2.6 Hệ thống kẹp
Hệ thống bao gồm:
 Trục đỡ: đỡ các tấm khuôn.
 Bộ lói sản phẩm: đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn.
 Thớt cố định: giữ một phần khuôn cố định
 Thớt di động: có thể mang tấm khuôn di động chuẩn bị cho quá trình đẩy sản
phẩm.
 Bộ phận điều chỉnh bề dày khuôn nhờ một cữ chặn.
2.1.4 Hệ thống điều khiển
Giúp người vận hành điều khiển máy. Bao gồm bảng điều khiển và màn hình
hiển thị

 Bảng điều khiển: gồm các công tắc và nút nhấn để vận hành máy.
 Màn hình hiển thị: cho phép nhập các thông số gia công, hiện thị dữ liệu của
quá trình ép phun.
9
`
2.2 Vật liệu nhựa
Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa polyme, là các hợp chất cao phân tử, được dùng
làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hàng ngày cho đến
những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là
những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn
giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.
2.2.1 Phân loại vật liệu nhựa
a) Phân loại theo tính chất
 Nhựa nhiệt dẻo : Là loại nhựa khi gia nhiệt thì sẽ hóa dẻo, ví dụ như : PP,
PE, PVC, PS, PC, PET
 Nhựa nhiệt rắn : Là loại nhựa khi gia nhiệt sẽ rắn cứng, ví dụ như : PF,
MF,
b) Phân loại theo ứng dụng
 Nhựa thông dụng : là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ, dùng
nhiều trong những vật dụng thường ngày, như : PP, PE, PS, PVC, PET,
ABS,
 Nhựa kỹ thuật : là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa
thông dụng, hường dùng trong các mặt hàng công nghiệp như : PC, PA,
 Nhựa chuyên dụng : Là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho
từng trường hợp.
c) Phân loại theo cấu tạo hóa học
 Polyme mạch cacbon: polyme có mạch chính là các phân tử cacbon liên kết
với nhau.
 Polyme dị mạch: polyme trong mạch chính ngoài nguyên tố cacbon còn có
cac nguyên tố khác như O,N,S Ví dụ như polyoxymetylen, polyeste,

polyuretan, polysiloxan.
10
`
2.2.2 Một số loại nhựa thông dụng
a) Nhựa gia dụng
 PA (Poly Amide)
Còn gọi là nylon, có cấu trúc tinh thể, màu từ trắng đục đến vàng xám, độ bền
cao, chống va đập tốt nhưng lão hoá bởi ánh sáng, các loại tia.
Nhựa PA dùng để chế tạo bánh răng, ổ lăn, ổ trượt, đai ốc… các chi tiết trong
máy dệt, ống dẫn xăng, vật liệu trong các sợi dệt, dây cước, độn với cao su làm vỏ
xe…
 PC (Poly Cacbonat)
Có cấu trúc phân tử, độ cứng cao nên khó gia công, ổn định kích thước khá
cao, lão hoá chậm, độ dãn dài cao và chịu va đập tốt nhưng chịu tải có chu kỳ
yếu, tính cách điện ở nhiệt độ cao tốt.
Nhựa PC dùng để chế tạo các chi tiết giống như nhựa PA.
 PE (Poly Etylen)
Không màu, độ cứng không cao, dạng tinh thể, oxy hoá chậm ở nhiệt độ thấp
nhưng tương đối nhanh ở nhiệt độ cao. PE bền trong nước, chống thấm khí tốt.
Do độ bền không cao nên dùng để chế tạo các sản phẩm dạng màng, các
sợi, dây bọc dây điện, các ống dẫn nước chịu áp lực không cao, chế tạo các chai
lọ bằng phương pháp thổi …
 PP ( Poly Propylen)
Trong suốt, không màu, dạng tinh thể, độ dai va đập kém, có độ bền kéo và
độ ổn định nhiệt cao, khó dán.
Nhựa PP dùng làm nắp chai, vỏ bút, chai lọ trong y tế, bao bì, dùng trong
ngành dệt, giả da, bọc dây điện …
 PS (Poly Styren)
Không màu, dạng vô định hình, có độ cứng khá tốt, độ dai va đập kém,
dễ gia công bằng phương pháp ép phun hoặc đúc áp lực, chịu ăn mòn hoá học

11
`
tốt.
Nhựa PS dùng làm các sản phẩm gia dụng, bàn ghế, ly tách hoặc kết hợp
với cao su làm vỏ ruột xe có tính đàn hồi cao…
 PVC (Poly Vinyclorid)
Màu trắng, dạng vô định hình, độ bền thấp, kháng thời tiết tốt, ổn định
kích thước, độ bền sử dụng cao, dễ tạo màu sắc.
Nhựa PVC có thể cán mỏng 0,01 - 0,05 mm, làm ống nước bằng phương
pháp đùn liên tục, các sản phẩm dạng tấm, cách điện, có thể cán lên vải …
 PET (Poly Etylen Terephatale)
Có cấu trúc tinh thể, trong suốt, khá bền. Thường dùng để tạo màng mỏng,
kéo dài thành các sợi có tính co giãn như len, tơ…
b) Nhựa kỹ thuật
 PA6 (Polyamide 6, hay Nylon 6, hay Polycaprolactam)
Phân tử gồm các nhóm amide (CONH). Có độ bền, độ cứng cao, chịu nhiệt
tốt. Được sử dụng làm khung, dầm, các giá đỡ cần độ bền và độ cứng vững cao.
 PA 66 (Polyamide hay Nylon 6,6)
Có độ bền và độ cứng cao, là một trong các loại nhựa có nhiệt độ nóng chảy
cao nhất, hấp thụ độ ẩm trong quá trình ép phun. Thuỷ tinh là chất thêm vào thông
dụng nhất để tăng cơ tính vật liệu, ngoài ra còn thêm các chất đàn hồi như:
EPDM, SBR để tăng độ bền. Có độ nhớt thấp, dễ dàng chảy vào lòng khuôn, do đó
cho phép tạo các vật có thành mỏng. Độ co rút từ 1% đến 2%.
Nhựa PA66 dùng để chế tạo các chi tiết trong xe hơi, dùng làm vỏ các thiết
bị máy móc…
 POM (Poly Acetatic)
Nhựa Acetals có hai loại Homopolymers và Copolymers. Homopolymer
có độ bền kéo tốt, độ bền mỏi cao, cứng nên khó gia công. Copolymers ổn định
12
`

nhiệt tốt, ít bị ảnh hưởng bởi hoá chất, dễ gia công. Cả hai nhựa Homopolymers và
Polymers là nhựa tinh thể, hút ẩm kém. Nhựa Acetals có hệ số ma sát thấp và ổn
định kích thước tốt, nên thích hợp cho việc chế tạo bánh răng và trục.
Nhựa Acetals chịu nhiệt tốt, nên được sử dụng chế tạo các chi tiết trong máy
bơm, van…
 ABS (Acrylonitrile-Butadiene-Styrene)
Được tạo từ ba đơn phân tử: acrylonitrile, butadiene, và styrene. Mỗi đơn
phân tử có tính chất khác nhau như: tính cứng, bền với nhiệt độ và hoá chất là của
acrylonnitrile, dễ gia công, độ bền của styrene và độ dẻo độ dai va đập của
butadiene
Nhựa ABS dùng để chế tạo các chi tiết trong xe hơi (nắp của các ngăn chứa,
vỏ bánh xe…), tủ lạnh, các thiết bị trong gia đình (máy sấy tóc, các thiết bị chế
biến thực phẩm, bàn phím máy tính, điện thoại bàn, ván trượt tuyết…)
 PMMA (Polymethyl Methacrylate)
Có tính chất quang học rất đặc biệt, có thể truyền ánh sáng trắng cao đến
92%, các chi tiết đúc có thể có tính lưỡng chiết rất thấp, do đó rất lý tưởng để chế
tạo các đĩa hát.
Nhựa PMMA dùng trong xe hơi (các thiết bị báo hiệu, các bảng dụng cụ…),
công nghiệp (đĩa hát, các kệ trưng bày …), y tế…
 PBT (Polybutylene Terephthalates)
Là một trong những nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật có cơ tính rất cao. PBT là một
loại nhựa bán tinh thể, có tính kháng hoá chất rất tốt, hút ẩm rất ít, có tính trở nhiệt
và trở điện cao, ổn định dưới các điều kiện môi trường.
Nhựa PBT dùng để chế tạo các thiết bị, dụng cụ trong gia đình và công
nghiệp (lưỡi trong các thiết bị chế biến thực phẩm, các chi tiết trong máy hút bụi,
quạt, máy sấy tóc, cửa, vỏ máy, các chi tiết trong xe hơi …), các thiết bị trong
ngành điện (công tắc, vỏ cầu chì, bàn phím máy tính, những đầu nối …)
13

×