Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Biện chứng của sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.51 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH để rồi phát triển lên một
bước cao hơn đó là CNCS - một chế độ xã hội mà ở đó quan hệ sở hữu là sở hữu
công cộng, xã hội không còn giai cấp có tính tự quản cao, làm theo nhu cầu. Con
người được tự do phát triển toàn diện. Đó là mục tiêu của loài người nói chung và
của nước ta nói riêng. Muốn xây dựng được một xã hội như vậy điều kiện tiên quyết
là phải phát triển lực lượng sản xuất.
Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu, kém phát
triển. Di sản của cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp vẫn còn tồn tại khá nặng.
Những hệ quả của trạng thái bao cáo tư duy bao cấp vẫn còn, chưa thực sự sẵn sàng
hội nhập. Do vậy phát triển trở thành nhiệm vụ, mục tiêu số một của toàn Đảng toàn
dân. Muốn vậy phải phát triển kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng XHCN. Đây là giải pháp cơ bản để chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất
lớn ở nước ta hiện nay.
Biện chứng của quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam
trong thời kỳ quá độ giúp cho sinh viên đặc biệt là sinh viên kinh tế chúng em có
nhận thức chính xác về sản xuất xã hội. Đồng thời thấy được ý nghĩa to lớn của việc
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta trong thời kỳ quá độ vừa phù hợp
với sự phát triển chung của nhân loại, vừa phù hợp với cách thức phát triển lực
lượng sản xuất ở Việt Nam kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Trang 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HÀNG HÓA NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
- Định nghĩa thành phần kinh tế: Là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa
trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Các thành phần kinh tế
không tồn tại biệt lập, mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành
cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế.
- Cơcấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là
tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh tranh.


I. CƠ SỞ KHÁCH QUAN TỒN TẠI NHIỀU THÀNH PHẦN KINH TẾ
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
a) Khi phân biệt hàng hóa giản đơn và sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa,
kết luận về phương pháp luận: khi giai cấp vô sản giành được chính quyền cần có
thái độ đối xử khác nhau đối với 2 loại tư hữu của hai loại hình sản xuất hàng hóa
trên.
- Đối với tư hữu tư bản chủ nghĩa: Quốc hữu hóa. Nhưng bản thân quá trình
quốc hữu hóa có nhiều hình thức và giai đoạn: hoặc bằng tịch thu hoặc bằng hình
thức chuộc lại và phải được tiến hành dần dần từng bước một hoặc bằng sự liên kết
của Nhà nước với các cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa để hình thành kinh tế tư bản
Nhà nước. Vì thế trong một thời gian dài vẫn còn tồn tại thành phần kinh tế tư bản
tư nhân.
- Đối với tư bản nhỏ của người sản xuất hàng hóa nhỏ thì chỉ có thông qua
con đường hợp tác hóa. Để tiến hành hợp tác hóa theo quy luật và nguyên tắc cần
phải có thời gian. Do đó trong thời kỳ quá độ còn thành phần cá thể của nông dân và
thợ thủ công, tiểu thương là một tất yếu.
b) Các thành phần kinh tế tư nhân do lịch sử để lại: Trong thời kỳ quá độ cần
phải được phát triển để sản xuất và đời sống không bị mất mát gián đoạn. Nó phù
hợp với lợi ích của người lao động và có vai trò quan trọng trong việc xác lập và
phát triển hệ thống kinh tế mới.
Trang 2
c) Để giữ lại được chính quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô
sản cần xây dựng hệ thống kinh tế mới, trước hết là kinh tế quốc doanh làm cơ sở để
phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ quá độ.
- Xác định bản chất các thành phần kinh tế dựa trên quan hệ sở hữu và tính
chất của lao động. Mỗi thành phần kinh tế có nhiều kiểu sản xuất hàng hóa của nó,
hợp thành kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Còn gọi là nền kinh tế hàng hóa quá
độ, chứ không phải là kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa.
- Nền kinh tế hàng hóa quá độ là nền kinh tế hàng hóa kết hợp những kiểu sản
xuất hàng hóa không cùng bản chất, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ cấu thành phần kinh tế quá độ ở Việt Nam tại Đại hội Đảng 9 có 6
thành phần kinh tế.
a) Kinh tế Nhà nước: Là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng
về tư liệu sản xuất. Kinh tế Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ
dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm Nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế.
- Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Là lực
lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô
nền kinh tế vì:
+ Nó nắm những ngành, những cơ sở kinh tế then chốt như: công nghiệp
năng lượng, khai khoáng, luyện kim, công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, giao
thông vận tải, ngân hàng, tài chính, bưu điện… để đảm bảo cân đối chủ yếu của nền
kinh tế là cơ sở để định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Được Nhà nước trực tiếp quản lý và giúp đỡ phát triển.
+ Xu hướng vận động của nó ngày càng được mở rộng và phát triển, tiến tới
thống trị trong nền kinh tế.
- Để làm được như vậy phải hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ
cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp hiện có, đồng thời phát
triển thêm doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vón hoặc có cổ phần chi phối ở một
ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà
nước về thực chất là giải quyết vấn đề sở hữu, theo những hướng sau:
Trang 3
+ Đầu tư có hiệu quả (cả trang bị kĩ thuật, vốn, trình độ quản lý vào những
đơn vị kinh tế nắm những mạch máu quan trọng của nền kinh tế.
+ Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu đối với các
doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn.
+ Giao bán khoán cho thuê các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà nhà nước không
cần nắm giữ.
+ Sáp nhập, giải thể cho phá sản những doanh nghiệp hoạt động không có

hiệu quả và không thực hiện các biện pháp trên (cả nước có khoảng 250 xí nghiệp
quốc doanh trung ương, 2041 xí nghiệp quốc doanh địa phương quản lý).
- Về mặt quản lý kinh tế Nhà nước phải phân biệt quyền chủ sở hữu và quyền
kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Kinh tế tập thể: Là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kinh tế do
người lao động tự nguyện góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lý theo nguyên tắc tập
trung bình đẳng, cùng có lợi.
- Thành viên kinh tế tập thể bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, cả người ít
vốn và người nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng cùng có lợi và quản lý dân chủ.
- Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế là chính bao gồm lợi ích của các thành
viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên.
- Ở khu vực nông nghiệp và nông thôn, phát triển kinh tế tập thể phải trên cơ
sở đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ,
trang trại phát triển gắn liền với tiến trình CNH- HĐH nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới.
- Xu hướng vận động và phát triển của kinh tế tập thể theo hướng hình thành
những cơ sở, tổ hợp kinh tế công nông nghiệp để đi lên sản xuất lớn.
c) Kinh tế cá thể, tiểu chủ
- Kinh tế cá thể: là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất
và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.
- Kinh tế tiểu chủ: cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu
sản xuất nhưng có thuê mướn lao động. Tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào
sức lao động và vốn của bản thân và gia đình.
Trang 4
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ đang có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề
ở nông thôn và thành thị có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả về vốn sức lao
động tay nghề của từng người trong gia đình. Do đó mở rộng sản xuất kinh doanh
của kinh tế cá thể tiểu chủ cần được khuyến khích.
- Tuy nhiên cũng cần thấy rằng kinh tế cá thể tiểu chủ dù cố gắng đến bao

nhiêu cũng không thể loại bỏ được những hạn chế vốn có của nó như: tính manh
mún, tự phát, hạn chế về kĩ thuật do đó Nhà nước cần tạo điều kiện và giúp đỡ để họ
phát triển, khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện làm vệ tinh cho
các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn. Bởi thành phần kinh tế này có vai trò rất
quan trọng trong việc sản xuất, dịch vụ, tư liệu sinh hoạt phục vụ cả sản xuất và tiêu
dùng.
d) Kinh tế tư bản tư nhân: Là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa
trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lộc sức lao
động làm thuê.
- Trong thời kỳ quá độ thành phần kinh tế này có vai trò đáng kể trong việc
phát triển lực lượng sản xuất, là thành phần rất năng động nhạy bén với thị trường
do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng, phát triển của nền
kinh tế .
- Nó gồm các đơn vị kinh tế phần lớn vốn của tư nhân (cả trong và ngoài
nước) đầu tư, hoạt động dưới hình thức xí nghiệp tư doanh, hoặc công ti cổ phần
được pháp luật qui định.
- Nhà nước khuyến khích và kiểm soát, tạo điều kiện và môi trường hoặc các
đơn vị kinh tế tư bản tư nhân hình thành và phát triển những ngành, lĩnh vực có lợi
cho quốc kế dân sinh và hướng dẫn theo con đường kinh tế tư bản Nhà nước.
- Tuy nhiên đây là thành phần kinh tế có tính tự phát rất cao. Đầu cơ buôn
lậu trốn thuế, làm hàng giả… là những hiện tượng thường xuyên hiện đòi hỏi phải
tăng cường quản lý đối với thành phần kinh tế này.
- Văn kiện đại hội Đảng lần 9 có viết: khuyến khích phát triển kinh tế tư bản
tư nhân rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không
cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách pháp lí để kinh tế tư bản tư
nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước
Trang 5
ngoài; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phiếu cho người
lao động liên doanh liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế Nhà nước, xây
dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động (Đảng cộng sản Việt

Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 9, nhà xuất bản Chính trị.
e. Kinh tế tư bản Nhà nước: Là thành phần kinh tế bao gồm các hình thức liên
doanh liên kết giữa kinh tế Nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước,
mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh.
- Các thành phần kinh tế cơ bản tồn tại trên cơ sở 3 loại sở hữu. Ngoài ra còn
có những hình thức tổ chức liên kết kinh tế hoạt động không thuộc thành phần kinh
tế nào như hình thức kinh tế hỗn hợp nhiều loại sở hữu công ty xí nghiệp cổ phần,
liên doanh liên kết hai bên nhiều bên giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài
nước.
- Sự chuyển hóa của các thành phần kinh tế trong quá trình đi lên chủ nghĩa
xã hội diễn ra dưới nhiều hình thức, phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất.
f. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Bao gồm các doanh nghiệp có thể 100%
vốn nước ngoài (một thành viên hoặc nhiều thành viên) có thể liên kết, liên doanh
với doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân của nước ta
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước
ta. Trong 10 năm qua (1991 - 2000) các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
phát triển khá nhanh giá trị sản xuất tăng bình quân 22% một năm. Trong 5 năm
(1996 - 2000) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện khoảng 10 tỉ USD,
chiếm 23% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, trên 22% kim ngạch xuất
khẩu và đóng góp trên 10% GDP chung của cả nước.
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định "tạo điều kiện để kinh tế có vốn đấu tư
nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu xây dựng kết cấu hạ tầng,
kinh tế xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm cải thiện
môi trường kinh tế và pháp lí để thu hút vốn đầu tư nước ngoài [Đảng cộng sản
Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 9, NXB chính trị quốc gia, Hà
Nội 2001, trang 99].
Trang 6

×