A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp, nông thôn là khu vực đặc biệt của nền kinh tế, là một ngành sản
xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ở mỗi nước. Ơ Việt Nam
nông nghiệp giữ vị trí đặc biệt quan trong vì nhiều lý do: 80% dân số chủ yếu
sống ở nông thôn, nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp, trong cơ cấu kinh
tế quốc dân, GDP do nông nghiệp tạo ra vẫn giữ vị trí hàng đầu, trên 50% giá
trị xuất khẩu là nông sản, thuỷ sản. Sự phát triển của khu cực này có vị trí
quan trọng trong việc thực hiện thành công công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự tăng trưởng của nông nghiệp có
tác động lớn đến quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân nói chung.
Nhưng vai trò đó không hình thành tự phát, mà phụ thuốc rất nhiều vào sự
tác động của nhà nước. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nhà nước
cần tác động vào nông nghiệp, nông thôn bằng nhiều chính sách. Đó là lý do
em chọn đề tài "Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội"
1
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I-VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
1 Khái niệm về nông nghiẹp, nông thôn
a.Khai niem nong nghiep
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con
người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản
phẩm như lương thực, thực phẩm…để thoả mãn các nhu cầu của mình. Nông
nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Như vậy nông nghiệp là ngành sản xuát phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên.
Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, lượng mưa, bức xạ mặt trời…
trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi. Nông nghiệp
cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là ngành sản
xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; là ngành sản xuất mà việc ứng dụng
tiến bộ khoa học – công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra sản xuất nông
nghiệp ở nước ta thường gắn liền với những phương pháp canh tác, lề thói,
tập quán…đã có từ hàng nghìn năm nay.
Ở các nước nghèo, nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và
thu hút một bộ phận quan trọng lao động xã hội.
b. Khái niệm nông thôn
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ:
kinh tế, chính trị, khoa học, xã hội…
c.Khái niệm kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông
thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế…vừa có những đặc
điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn.
2
Xét về mặt kinh tế – kĩ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều
ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công
nghiệp, dịch vụ…trong dó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành
kinh tế chủ yếu. Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm
nhiều ngành thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá
thể…Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng
như: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây ăn
quả…
2. Vai trò của nông nghiệp, nông thôn
a) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội
Nhu cầu ăn là nhu cầu cơ bản, hàng đầu của con người. Xã hội có thể thiếu
nhiều loại sản phảm nhưng không thể thiếu lương thực, thực phẩm cho xã hội.
Do đó, việc thoã mãn các nhu cầu về lương thực, thực phẩm trở thành điều
kiện khá quan trọng để ổn định kinh tế, ổn định xã hội. Sự phát triển của nông
ngiệp có ý nghĩa quyết định đối với việc thoã mãn nhu cầu này.
Bảo đảm nhu cầu về lương thực, thực phẩm không chỉ là nhu cầu duy nhất
của nông nghiệp, mà còn là cơ sở phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế
– xã hội.
b) Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ
Các ngành công nghiệp nhẹ như: chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến
hoa quả, công nghiệp dệt, giấy, đường…phải dựa cào nguồn nguyên liệu chủ
yếu là nông nghiệp. Quy mô, tốc độ tăng trưởng của các nguồn nguyên liệu là
nhân tố quan trọng quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng của cấc ngành công
nghiệp này.
c)Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hoá
Công nghiệp hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kì quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Để công nghiệp hoá thành công, đất nước phải giải
quyết rất nhiều vấn đề và phải có vốn. Là nước nông nghiệp, thông qua việc
3
xuất khẩu nông sản phẩm, nông nghiệp, nông thôn có thể góp phần giải quyết
nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
d)Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công
nghiệp và dịch vụ
Với những nước lạc hậu, nông nghiệp nông thôn tập trung phần lớn lao
động và dân cư, do đó, đay là thị trường quan trọng của công nghiệp và dịch
vụ. Nông nghiệp, nông thôn càng phát triển thì nhu cầu về hàng hoá tư liệu
sản xuất như: thiết bị nông nghiệp, điện năng, phân bón, thuốc trừ sâu…càng
tăng, đồng thời các nhu cầu về dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp như: vốn,
thông tin, giao thông vận tải, thương mại…cũng ngày càng tăng. Mặt khác sự
phát triển của nông nghiệp, nông thôn làm cho mức sống, mức thu nhập của
dân cư nông thôn tăng lên và nhu cầu của họ về các loại sản phẩm công
nghịêp như: ti vi, tủ lạnh, xe máy, vải vóc…và nhu cầu về dịch vụ văn hoá, y
tế, giáo dục, du lịch, thể thao…cũng ngày càng tăng.
Nhu cầu về các loại sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của khu vực kinh tế
rộng lớn là nông nghiệp, nông thôn góp phần đáng kể mở rộng thị trường của
công nghiệp và dịch vụ. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công
nghiệp và dịch vụ.
đ)Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã
hội
Nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn, tập trung phần lớn dân cư của đất
nước. Phát triển kinh tế nông thôn, một mặt bảo đảm nhu cầu lương thực,
thực phẩm cho xã hội; nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ; là thị trường của
công nghiệp và dịch vụ…Do đó phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định,
phát triển nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, phát triển nông thôn trực tiếp nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn. Do đó phát triển nông
thôn là cơ sở ổn định chính trị, xã hội. Hơn thế nữa, cư dân nông thôn chủ yếu
là nông dân, người bạn đồng minh, là chỗ dựa đáng tin cậy của giai cấp công
nhân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quóc xã hội
4
chủ nghĩa. Phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần củng cố liên minh
công nông, tăng cương sức mạnh của chuyên chính vô sản.
II.PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương lớn của nước ta hiện nay.
Văn kiện Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: "đảy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp
, nông thôn và nông dân"
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phát triển nông nghiệp nông thôn
bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ở nông thôn theo huớng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá
Côn nghiệp hoá hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Một trong ba nội dung cơ bản của công
nghiệp hóa là xây dựng cơ cấu nên kinh tế hợp lý. Kinh tế nông thôn là một
bộ phận của nền kinh tế vì vậy xây dựng cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn
theo yêu cầu công nghiệp hoá hiện đaih hoá là tất yếu khách quan.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hoá
có nghĩa là xây dựng theo hướng:
- Giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp,
công nghiệp chế biến và dich vụ.
- Phá thế độc canh trong nông nghiệp, hình thành những vùng chuyên canh
lớn.
Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn phải đạt trong điều kiện cơ
chế thị trường. Do đó, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp,
nông thôn không được chủ quan duy ý trí mà phải hết sức chú ý các nhân tố
5
khách quan: Vốn, tổ chức khoa học công nghệ, quản lý... và đặc biệt là điều
kiện thị trường
2. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp
nông thôn.
Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật cho các
ngành của nền kinh tế theo hướng hiện đại. Thể hiện tập trung ở những lĩnh
vực sau:
- Cơ giới hoá. Các hoạt động ở nông thôn chủ yếu dựa vào lao động thủ công,
kỹ thuật lạc hậu. Vì vậy cơ giới hoá trước hết là cơ giới hoá sản xuất nông
nghiệp, giảm nhẹ lao động của con người, nâng cao năng xuất.
- Thuỷ lợi hoá. Sản xuất nông nghiệp phụ thuốc rất nhiều vào tự nhiên. Để hạn
chế tác động tiêu cực của thiên nhiên, việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng
- Điện khí hoá: Vừa nâng cao khả năng của con người trong việc chế ngự tự
nhiên, nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả kinh tế, vừa tạo điều kiện cho
cư dân nông thôn tiếp cận văn minh nhân loại phát triển văn hoá xã hội.
- Phát triển công nghệ sinh học: đây là lĩnh vực mới bao gồm nhiều nghành
khoa học. Trong những năm gần đây công nghệ sinh học đã đạt được những
thành tựu to lớn. Những thành tựu đó đã đem lại những lợi ích to lớn. Phát
triển công nghệ sinh học là đòi hỏi tất yếu của một nền nông nghiệp hiện đại.
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn
chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố thị trường. Do vậy rất cần có sự hổ
trợ của nhà nước.
3. Quy hoạch phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Để phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại
hoá cần có quy hoạch đồng bộ. Phát triển kinh tế gắn với sự phát triển văn
hoá, xã hội, bảo vệ môi trường.
6