Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
MỤC LỤC
Mục lục Trang 1
A. Mở đầu
I/ Lí do chọn đề tài. Trang 2
II/ Đối tượng nghiên cứu Trang 2
III/ Phạm vi nghiên cứu Trang 2
IV/ Phương pháp nghiên cứu Trang 3
B. Nội dung Trang 4
I/ Cơ sở lý luận Trang 4
II/ Cơ sở thực tiễn Trang 4
1. Thực trạng đối với nghiên cứu khoa học Trang 5
III/ Nội dung cấn đề Trang 6
1. Vấn đề đặt ra Trang 6
2. Giải pháp Trang 7
C. Kết luận Trang 18
1. Bài học kinh nghiệm Trang 18
2.Hướng phổ biến áp dụng Trang 18
Tài liệu tham khảo Trang 19
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 1
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài :
Mục đích giáo dục của nhà nước ta là đào tạo thế hệ trẻ có những phẩm chất và năng
lực, để trở thành những con người phát triển toàn diện. Quá trình giáo dục giữ vai trò
quyết định : Truyền thụ cho học sinh những kiến thức vững chắc có khả năng vận
dụng vào cuộc sống tạo niềm tin, tính cách, thói quen, hứng thú, tình cảm…của học
sinh giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách.
Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy đa số học sinh gặp khó khăn khi
giải các bài tập Hóa học, bài tập Hóa học rất phong phú và đa dạng nhất là bài tập
mang tính định lượng là giải bài toán tính theo phương trình hóa học học sinh thường
mắc phải nhiều sai sót như chưa viết đúng phương trình hóa học, chưa vận dụng linh
hoạt các công thức tính vào bài toán tính theo phương trình hóa học.Xuất phát từ
những vấn đề trên, bản thân tôi tiến hành nghiên cứu giải pháp “Rèn kĩ năng giải
toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
” Giúp học sinh vận dụng các kiến thức
đã học vào quá trình giải bài toán tính theo phương trình hóa học một cách thành
thạo.
II. Đối tượng nghiên cứu:
- Quá trình học tập của học sinh
- Kỹ năng giải bài toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
trường THCS Thị
trấn Tân Châu
- Sự quan tâm của ban giám hiệu việc dạy của giáo viên và học của học sinh.
III. Phạm vi nghiên cứu:
1. Về thời gian:
1.1 Giai đoạn 1 (Từ 25/8/2010 đến giữa học kỳ I):
Chọn tên đề tài, đọc tài liệu, lập kế hoạch nghiên cứu đề tài.
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 2
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
Điều tra tìm hiểu những thực trạng để đưa ra các giải pháp có hiệu quả.
1.2 Giai đoạn 2 (Từ giữa học kỳ I đến cuối học kỳ I): Thực hiện các giải pháp,
kiểm tra so sánh kết quả đạt được.
1.3 Giai đoạn 3 (Từ cuối học kỳ I đến giữa học kỳ II): Viết và hoàn chỉnh đề tài.
1.4 Giai đoạn 4 (Từ giữa học kỳ II đến cuối năm): Tiếp tục áp dụng đề tài.
2. Về không gian:
2.1. Đề tài này được áp dụng tại lớp 8A
1
trường THCS Thị trấn Tân Châu.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp đọc, nghiên cứu tài tài liệu: Đọc các tài liệu tham khảo để thu thập
các thông tin liên quan đến phương pháp giải toán trong bộ môn Hóa học và cụ thể
là phương pháp rèn kĩ năng giải bài toán tính theo phương trình hóa học.
- Phương pháp đọc tài liệu:
+ Sách giáo khoa hóa học lớp 8 của Lê Xuân Trọng xuất bản 2005
+ Sách bài tập hóa học lớp 8 của Lê Xuân Trọng xuất bản 2005
+ Sách giáo viên hóa học lớp 8 của Lê Xuân Trọng xuất bản 2005
+ Sách tham khảo:
* Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Hóa học năm
2004 nhà xuất bản giáo dục .
* Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường THCS năm
2008 nhà xuất bản giáo dục.
* Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng
* Phân loại và phương pháp giải các chuyên đề hóa học 8 – Đỗ Xuân Hưng.
2. Phương pháp điều tra :
2.1 Phương pháp dự giờ: Dự giờ học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với đồng
nghiệp ( dự giờ 1 tiết / tháng đúng chuyên môn, ngoài ra còn dự giờ một số giáo viên
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 3
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
dạy bộ môn khác trong tổ) tìm ra nhiều giải pháp rèn kĩ năng giải toán tính theo
phương trình hóa học.
2.2 Phương pháp đàm thoại:
- Thường xuyên trò chuyện với học sinh: Đặt câu hỏi có liên quan đến đề tài: các em
có thích làm bài toán tính theo phương trình hóa học không? hoặc khi giải bài toán
tính theo phương trình hóa học thì chất lượng tiếp thu cách giải như thế nào, công
thức tính có dễ thuộc không.
2.3 Phương pháp kiểm tra- so sánh: Kiểm tra đối chiếu kết quả qua bốn giai đoạn:
đầu năm học, giữa học kì I, học kì I, giữa học kì II.
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 4
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
B . NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí quyết định số
16/ 2006/ QĐ- BGDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Trong
chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của chương trình
môn học và yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học
tập của học sinh với các hình thức đa dạng và phong phú có sức hấp dẫn phù hợp với
đặc trưng bài học với đặc điểm và trình độ học sinh.
“Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
” rất quan trọng đối
với học sinh, có một số học sinh tự lực giải bài tập theo các bước đã quy định. Tuy
nhiên nhiều học sinh chưa nắm bắt các phương giải bài toán tính theo phương trình
hóa học Vì vậy sử dụng phương pháp: “Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình
hóa học lớp 8A
1
” giúp học sinh khắc sâu kiến thức và kĩ năng giải bài toán từ đó
trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng giải bài toán tính theo phương trình
hóa học. Và điều quan trọng để rèn kỹ năng giải bài toán tính theo phương trình hóa
học là bản thân giáo viên cần xác định được đúng vai trò của mình đối với học sinh,
đặc biệt là học sinh yếu kém.
Do vậy, sử dụng phương pháp “Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa
học lớp 8A
1
” cho học sinh là vấn đề cần quan tâm để phát huy tính tích cực của học
sinh.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Thực trạng đối với nghiên cứu sư phạm.
Đầu năm tôi được phân công giảng dạy môn hóa học lớp 8A
1
, kết quả khảo sát chất
lượng đầu năm như sau:
Lớp 8A
1
Giỏi Khá Trung bình Yếu
TSHS: 43 7/43- 16,3% 10/43- 23,3% 11/43- 25,5% 15/43- 34,9%
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 5
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
Sở dĩ có kết quả như trên là do những nguyên nhân sau:
1. Tình hình học sinh:
* Lớp có 43 học sinh trong đó:
- Có 07 học sinh nắm vững kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải bài toán khá tốt do:
+ Tích cực ôn lại kiến thức.
+ Ý thức học tập cao, luôn chú ý nghe giảng.
+ Thường xuyên luyện tập, thành thạo các bước giải bài tập hóa học.
+ Viết đúng phương trình hóa học.
- Có 10 học sinh nắm vững kiến thức, chưa vận dụng kiến thức vào giải bài toán tốt
do:
+ Chưa tích cực ôn lại kiến thức.
+ Ý thức học tập chưa cao, chưa chú ý nghe giảng.
+ Thường xuyên chưa luyện tập, thành thạo các bước giải bài toán hóa học
+ Viết phương trình hóa học chưa thành thạo
- Có 11 học sinh chưa nắm vững kiến thức chỉ học máy móc, thuộc lòng. Vận dụng
kiến thức vào bài còn hạn chế do:
+ Chưa thường xuyên ôn lại kiến thức cũ.
+ Ý thức học tập chưa cao, ít chú ý nghe giảng còn hay nói chuyện và làm việc
riêng.
+ Ít vận dụng kiến thức vào giải bài toán.
+ Viết các phương trình hóa học đôi lúc còn sai
- Có 15 học sinh hỏng kiến thức, không tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài, thụ
động, không vận dụng được kiến thức đã học vào giải các bài toán tính theo phương
trình hóa học đơn giản do:
+ Không ôn lại các kiến thức.
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 6
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
+ Ý thức học tập chưa cao, không chú ý nghe giảng, hay nói chuyện và làm việc
riêng trong giờ học.
+ Không biết cách giải bài toán tính theo phương trình hóa học.
+ Không viết được phương trình hóa học .
* Ngoài ra trong quá trình trao đổi với học sinh tôi tìm ra được một số sai sót
thường mắc phải khi HS giải bài toán tính theo phương trình hóa học :
- Không phân tích được đề bài toán tính theo phương trình hóa học :
Đọc mà không hiểu đề muốn yêu cầu tính gì.
Không tìm ra công thức vận dụng để giải bài.
Khi tìm ra được công thức chính thì lại không biết biến đổi công thức sao cho phù
hợp với yêu cầu của đề bài.
Học sinh chưa vận dụng được tính chất hóa học vào viết các phương trình hóa học,
chưa hệ thống hóa lại kiến thức, chưa nắm được mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ.
- Tiến hành giải bài tập:
Không vận dụng được công thức vào bài tính.
Viết phương trình hóa học sai.
Không vận dụng được số mol vào phương trình hóa học .
Không trình bày bài giải sao cho lôgic.
- Kiểm tra kết quả và biện luận: học sinh ít có thói quen kiểm tra lại kết quả nên đôi
khi kết quả cuối cùng sai với đáp án.
2. Tình hình giáo viên:
Do thời lượng tiết dạy bài tập có giới hạn nên không có nhiều thời gian để HS khá
giỏi phát huy khả năng sáng tạo bằng cách tìm ra nhiều phương pháp giải khác cho
bài toán; giáo viên không thể bao quát hết các học sinh yếu.
Dự giờ đồng nghiệp để tìm ra nhiều phương pháp giảng dạy mới nhưng còn nhiều hạn
chế do giáo viên cùng môn ít.
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 7
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
3. Nhận thức học tập của học sinh:
- Học sinh khá, giỏi: Luôn thắc mắc và đưa ra nhiều phương án để giải quyết bài tập,
trong quá trình giải bài các em luôn tích cực tìm ra cách giải mới.
- Học sinh trung bình: Một số em chú ý nghe giáo viên hướng dẫn các bước giải, tuy
nhiên các em chưa vận dụng được linh hoạt còn rập khuôn theo mẫu.
- Học sinh yếu, kém: Ý thức học tập chưa cao, thường xuyên không học bài, không
làm bài, không vận dụng được kiến thức đã học vào bài toán. Một số học sinh mê
chơi
cụ thể: Một số em học sinh khá bị xuống trung bình, học sinh trung bình xuống yếu,
học sinh yếu kém ngày càng học yếu hơn.
4. Sự quan tâm của phụ huynh học sinh:
- Đa số phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của con em, thường
xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để tìm biện pháp giúp việc học tập của con em
mình tốt hơn.
- Tuy nhiên môn hóa học là bộ môn học mới làm quen ở lớp 8,9 các dạng bài tập đa
dạng phụ huynh chưa nắm được chương trình của bộ môn khó khăn trong việc hướng
dẫn con em mình học tập.
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
1. Vấn đề đặt ra:
Chính từ thực trạng trên nhằm nâng cao chất lượng bộ môn hóa học, bản thân tôi thấy
rằng cần đổi mới phương pháp giảng dạy trong bộ môn Hóa học, cụ thể là sử dụng
phương pháp“Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
” giải bài
toán hóa học bằng những phương pháp linh hoạt để rèn kỹ năng giải bài toán tính
theo phương trình hóa học, đòi hỏi học sinh nắm vững các bước sau:
- Thuộc công thức và vận dụng biến đổi công thức.
- Viết đúng phương trình hóa học
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 8
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
- Nhận dạng được các loại bài tập.
- Nắm được các bước giải.
2. GIẢI PHÁP:
Qua quá trình giảng dạy, dự giờ và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp tôi rút ra
được một số giải pháp như sau:
1. Thuộc công thức và vận dụng biến đổi công thức.
Trong tính toán hóa học chúng ta thường xuyên phải chuyển đổi giữa lượng chất
( tức số mol chất) và khối lượng chất, giữa lượng chất khí và thể tích. Như vậy để
chuyển đổi được các công thức trên thì học sinh phải học thuộc 2 công thức và để
học sinh dễ nhớ :
Công thức về mối liên hệ giữa số mol và lượng chất:
n=
m
M
(mol)
Từ công thức trên tìm khối lượng ta chuyển đổi như thế nào?
Học sinh dựa vào công thức trên chuyển đổi công thức tìm khối lượng(m)
m= n . M Trong đó n số mol của chất .
m khối lượng của chất .
M khối lượng mol của chất
Tương tự dựa vào công thức trên ta có thể tìm khối lượng mol( M) của chất như
thế nào?
Học sinh dựa vào công thức nếu biết lượng chất ( n) và khối lượng(m)
Học sinh sẽ rút ra công thức tính M theo m và n
M =
m
n
(g)
VD: Tính khối lượng mol của hợp chất A, biết rằng 0,125 mol chất này có khối
lượng là 12,25
Khối lượng mol của hợp chất A là:
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 9
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
M =
m
n
=
12,25
0,125
= 98 (g)
Lưu ý: Giáo viên cần lưu ý cách tính khối lượng mol cho học sinh từ công thức
ngoài ra tính được khối lượng mol ta dựa vào nguyên tử hay phân tử khối của chất
đó.
VD: Khối lượng mol của phân tử oxi -> M
2
O
= 32( g)
Công thức về thể tích khí và lượng khí :
* Công thức về thể tích khí ở (đktc)và lượng khí
V= n.22,4 Trong đó V là thể tích của chất khí, n là số mol của chất khí.
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 10
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
Từ công thức tính V ở trên, giáo viên gợi ý để học sinh rút ra công thức tính
số mol( n) theo thể tích V ở đktc
n=
V
22,4
(mol)
* Công thức về thể tích khí và lượng khí :
Đối với trường hợp này ở điều kiện ( áp suất là 1 atm, nhiệt độ 20
0
C) 1 mol
chất khí là 24 lit
V = n . 24 ( lit)
Từ công thức tính V ở trên, giáo viên gợi ý để học sinh rút ra công thức tính số
mol( n) theo thể tích V
n =
V
24
( mol)
Để học sinh khắc sâu các công thức đã học cho học sinh làm các bài tập sau:
Ví dụ 1: 0,25 mol CO
2
có khối lượng là bao nhiêu gam? Biết CO
2
= 44 (g)
Vậy để tính được khối lượng CO
2
học sinh phải vận dụng công thức tính khối
lương.
Khối lương CO
2
là:
m = n. M = 0,25 . 44= 11( g)
Ví dụ 2: .0,5 mol khí O
2
ở đktc có thể tích là bao nhiêu?
Vậy để tính được thể tích khí oxi ở đktc học sinh viết được công thức
V= n.22,4
Thể tích khí oxi ở đktc là:
V = 0,5 . 22,4= 11,2 ( lit)
Ví dụ 3: Tính khối lượng của 4,48 lít SO
2
( đktc)
Để giải bài tập này học sinh không những học thuộc 2 công thức cơ bản trên
mà đòi hỏi học sinh phải vận chuyển đổi công thức sao cho phù hợp với yêu cầu
của đề bài .
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 11
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
Muốn tính khối lượng của 4,48 lít SO
2
( đktc) ta áp dụng các công thức nào?
Từ nhiều câu trả lời của học sinh giáo viên hướng dẫn học sinh đối với bài tập
trên ta nên tính số mol theo đktc, khi có số mol ta dựa vào chuyển đổi công thức tìm
khối lượng(m)
Số mol 4,48 lít SO
2
( đktc) là:
n=
V 4,48
22,4 22,4
=
= 0,2 mol
Khối lượng của SO
2
là:
m = n. M = 0,2 . 64= 12,8 ( g)
Để học sinh khắc sâu thêm kiến thức về công thức tính, và học sinh vận dụng thành
thạo các công thức giáo viên tổng hợp các công dưới dạng sơ đồ tư duy.
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 12
m
n=
M
V
n=
22,4
V
n=
24
m
M=
n
V = n. 22,4
V = n. 24
m=n. M
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
2. Viết đúng phương trình hóa học
Giải bài toán tính theo phương trình hóa học thì học sinh viết đúng phương
trình hóa học. Để viết đúng phương trình hóa học, học sinh phải thực hiện 2 bước:
- Viết sơ đồ phản ứng : các công thức hóa học phải viết đúng .
Học sinh phải thuộc tính chất hóa học của chất từ đó viết được công thức hóa
học của các chất tham gia và các chất tạo thành.
Để viết được công thức đúng học sinh phải thuộc hóa trị thì chưa đủ đòi hỏi
học sinh biết lập công thức hóa học, để lập công nhanh dễ nhớ và áp dụng cho tất cả
học sinh nhất là học sinh yếu ta dùng qui tắc chéo hóa trị của các nguyên tố hóa
học, , nhóm nguyên tử.
VD 1: Lập công thức của natri oxit
Để lập được công thức hóa học đúng học sinh phải thuộc hóa trị của Natri có
hóa trị I và oxi có hóa trị II .
Viết công thức NaO
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập công thức một cách dễ nhớ đối học sinh yếu
I II
NaO
Ta dùng qui tắc chéo hóa trị, chỉ số của Natri là hóa trị của oxi là 2 và chỉ số
của oxi là hóa trị Natri là 1 mà 1 trong hóa học không ghi.
Ta viết được công thức đúng Na
2
O
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 13
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
Đối với nhóm nguyên tử : OH, SO
4
, CO
3
, PO
4
, NO
3
ta cho nhóm nguyên tử vào
ngoặc đơn.
VD 2: Lập công thức của muối nhôm sunfat
Để lập được công thức hóa học đúng học sinh phải thuộc hóa trị của nhôm có
hóa trị III và nhóm SO
4
có hóa trị II .
Viết công thức: Al (SO
4
) Với nhóm nguyên tử ta cho vào ngoặc đơn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập công thức một cách dễ nhớ đối học sinh yếu
Ta dùng qui tắc chéo hóa trị, chỉ số của nhôm là hóa trị của SO
4
là 2 và chỉ số
của nhóm (SO
4
) là hóa trị của nhôm là 3.
III II
Al (SO
4
)
Ta tìm ra được công thức đúng Al
2
(SO
4
)
3
-Lập phương trình hóa học : chọn hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi
nguyên tố ở chất tham gia và tạo thành bằng nhau.
Phương pháp cân bằng chẵn lẻ: Xét các chất trước và sau phản ứng nếu số
nguyên tử của cùng một nguyên tố trong một số công thức hóa học là số chẵn
còn ở công thức khác là số lẻ thì đặt hệ số 2 trước công thức có số nguyên tử
là lẻ, sau đó tìm hệ số còn lại.
VD : Cân bằng phương trình hóa học sau:
FeS
2
+ O
2
0t
→
Fe
2
O
3
+ SO
2
Ta thấy số nguyên tử oxi trong O
2
và SO
2
là chẵn còn trong Fe
2
O
3
là lẻ. vậy
cần đặt hệ số 2 trước công thức Fe
2
O
3
FeS
2
+ O
2
0t
→
2Fe
2
O
3
+ SO
2
Tiếp theo ta lần lượt căn bằng sắt và lưu huỳnh
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 14
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
4FeS
2
+ O
2
0t
→
2Fe
2
O
3
+ SO
2
4FeS
2
+ O
2
0t
→
2Fe
2
O
3
+ 8 SO
2
Cuối cùng ta cân bằng oxi ta thấy ở vế phải có tổng cộng 22 oxi và vế trái
phải thêm hệ số 11 vào trước O
2
ta được phương trình hóa học.
4FeS
2
+ 11 O
2
0t
→
2Fe
2
O
3
+ 8 SO
2
Phương pháp cân bằng nhóm nguyên tử: Nếu trong công thức có nhóm
nguyên tử OH, SO
4
, CO
3
, PO
4
, NO
3
thì cho nhóm nguyên tử vào ngoặc đơn coi cả
nhóm như một đơn vị để cân bằng. Trước và sau phản ứng số nguyên tử phải bằng
nhau
VD: Cân bằng phương trình hóa học sau:
Ca(OH)
2
+ Na
2
CO
3
- -> CaCO
3
+ NaOH
Trong công thức hóa học trên nhóm nguyên tử: ( OH) và số nguyên tử Na ở
bên trái đều là 2 và ở bên phải đều bằng 1. Còn số nguyên tử Ca và nhóm
(CO
3
) ở hai bên đều đã bằng nhau. Ta chỉ cần đặt hệ số 2 trước NaOH
Ca(OH)
2
+ Na
2
CO
3
-> CaCO
3
+ 2 NaOH
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 15
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
3.Nhận dạng được các loại bài tập:
Để học sinh nhận dạng được đúng loại bài toán bắt buộc học sinh phải tìm hiểu
đề thật kĩ, đề bài cho dữ kiện gì từ đó học sinh mới vận dụng được. Để giúp học
sinh dễ nhớ, dễ nhận dạng tôi chia làm bài toán tính theo phương trình hóa học
được chia làm 2 dạng chính.
Dạng 1: Bài toán chỉ cho 1 dữ kiện ( chất tham gia hoặc sản phẩm)=> Tìm số
mol của các chất theo yêu cầu của đề bài theo dữ kiện đã cho.
Dạng 2: Bài toán cho 2 dữ kiện là chất tham gia => Thì lập tỉ lệ giữa số mol và
hệ số phản ứng của chất đó tìm số mol của các chất theo chiều mũi tên.
4. Nắm được các phương pháp của bước giải.
Từ những dạng chính học sinh phải nắm được từng phương pháp của các dạng
bài tập.
Dạng 1: Bài toán chỉ cho 1 dữ kiện => Tìm số mol của các chất theo yêu cầu
của đề bài theo dữ kiện đã cho.
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 16
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
Phương pháp giải:
Bước 1: Tìm số mol của chất tham gia hoặc tạo thành theo công thức :
Tìm số mol lượng chất đã cho: n=
m
M
Tìm số mol đối với chất khí ở đktc: n=
V
22,4
Bước 2: Viết đúng phương trình hóa học có thể xảy ra.
Bước 3: Dựa vào hệ số phương trình hóa học tìm số mol theo yêu cầu của đề
bài .
Bước 4: Tính khối lượng hoặc thể tích cần tìm theo yêu cầu của đề bài.
Dạng bài toán cho khối lượng ( hoặc thể tích chất khí) của chất tham gia phản
ứng tìm khối lượng hoặc thể tích của sản phẩm.
Bài tập : Cho 5,4g Al tác dụng hoàn toàn với dd HCl theo sơ đồ phản ứng.
Al + HCl → AlCl
3
+ H
2
a/ Lập phương trình phản ứng.
b/ Tính khối lượng AlCl
3
sinh ra .
c/ Tính thể tích khí H
2
thu được sau khi kết thúc phản ứng biết thể tích chất
khí đo đktc.
* Xác định hướng giải:
Bước1: Để tìm số mol của nhôm học sinh vận dụng công thức nào.
Công thức tìm số mol theo khối lượng n=
m
M
Số mol của Al là:
n
Al
=
Al
Al
m 5,4
M 27
=
= 0,2 (mol)
Bước 2: Viết đúng phương trình phản ứng.
PTPƯ: 2Al + 6HCl → 2AlCl
3
+ 3H
2
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 17
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng từ số mol của nhôm ( chất tham
gia) tìm số mol chất sản phẩm là số mol của H
2
, số mol của AlCl
3
sinh ra
PTPƯ: 2Al + 6HCl → 2AlCl
3
+ 3H
2
TLPƯ: 2(mol) 2(mol) 3(mol)
TĐB: 0,2(mol)→ 0,2(mol) → 0,3(mol)
Bước 4: Sau khi tìm được số mol của đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài.
Muốn tính được khối lượng của muối ta áp dụng công thức nào, bên cạnh vận
dụng được công thức đòi hỏi học sinh phải tính được khối lượng mol của AlCl
3
.
m = n. M
Khối lượng của AlCl
3
thu được sau khi kết thúc phản ứng là:
m AlCl
3
= n AlCl
3
. MAlCl
3
= 0,2 . 133,5 = 26,7g
Muốn tính được thể tích khí H
2
ở đktc sử dụng công thức nào?
V = n .22,4
Thể tích của H
2
sinh ra ở đktc là:
VH
2
= n H
2
. 22,4 = 0,3 .22,4 = 6,72 (l)
Dạng bài toán cho một khối lượng ( hoặc thể tích chất khí) của chất sản phẩm
tìm khối lượng hoặc thể tích của chất tham gia phản ứng.
cho số mol của 1 chất sản phẩm
Bài 1: Cho Fe tác dụng với H
2
SO
4
sau phản ứng thu được muối và thấy thoát
ra 4,48 (l) khí H
2
:
a/ Viết phương trình phản ứng
b/ Tính khối lượng H
2
SO
4
tham gia phản ứng.
* Xác định hướng giải:
Bước 1: Tìm số mol chất sản phẩm ở đktc ta áp dụng công thức nào
n=
V
22,4
Số mol của H
2
thoát ra ở đktc là:
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 18
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
2
H
V 4,48
n = =
22,4 22,4
= 0,2 (mol)
Bước 2: Viết phương trình phản ứng:
PTPƯ: Fe + H
2
SO
4
→ FeSO
4
+ H
2
Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng từ số mol của H
2
là chất sản
phẩmtìm số mol HCl (chất tham gia )
PTPƯ: Fe + H
2
SO
4
→ FeSO
4
+ H
2
TLPƯ 1(mol) 1(mol)
TĐB: 0,2(mol) ←0,2(mol)
Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của các chất.
Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài
thì tính theo yêu cầu đề bài.
b/ Khối lượng của H
2
SO
4
tham gia phản ứnglà:
2 4 2 4 2 4
H SO H SO H SO
m =n .M
= 0,2 . 98 = 19,6 (g)
Lưu ý: Sau khi hướng dẫn cho HS 2 bài tập trên yêu cầu học sinh nhận xét
các bước giải như thế nào. Qua 2 bài tập trên học sinh chỉ nắm chung một phương
pháp giải toán tính theo phương trình hóa học và vận dụng 2 công thức chủ yếu là
công thức số mol theo khối lượng và số mol theo thể tích ở đktc .
Dạng 2: Bài toán cho 2 dữ kiện của chất tham gia => Thì lập tỉ lệ giữa số mol
và hệ số phản ứng của chất đó tìm số mol của các chất theo chiều mũi tên.
Phương pháp giải:
Bước 1: Tìm số mol của 2 chất tham gia.
Bước 2: Viết đúng phương trình hóa học có thể xảy ra.
Bước 3: Dựa vào hệ số phương trình hóa học của 2 chất tham gia để thiết lập
tỉ lệ so sánh .Từ đó, xác định được chất nào còn dư, chất nào phản ứng hết.
Lập tỉ số và so sánh:
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 19
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
- Nếu số mol chất A lớn hơn số mol B thì chất B hết, chất A còn dư
- Nếu số mol chất A nhỏ hơn số mol B thì chất A hết, chất B còn dư
- Nếu số mol chất A bằng số mol B thì chất A, B đều hết.
Bước 4: Tính theo yêu cầu của đề bài
Dạng bài toán cho biết lượng chất của 2 chất tham gia.
Bài tập: Đốt cháy 2,4 g Mg với 8 g khí oxi tạo thành magie oxit
a/ Chất nào còn dư, khối lượng là bao nhiêu?
b/ Tính khối lượng magie oxit.
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải
Bước1: Vận dụng công thức tìm số mol theo khối lượng.
Số mol của Mg là:
n
Mg
=
Mg
Mg
m
2,4
M 24
=
= 0,1(mol)
Số mol của khí oxi là:
n
2
o
=
2
2
O
O
m
8
M 32
=
= 0,25 (mol)
Bước 2: Viết phương trình phản ứng.
PTPƯ: Mg + O
2
→ MgO
Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ so sánh số mol các chất tham
gia và từ đó tìm số mol dư, số mol muối theo yêu cầu đề bài.
PTPƯ: 2Mg + O
2
→ 2MgO
TLPƯ: 2(mol) 1(mol ) 1(mol)
TĐB: 0,1(mol) 0,25(mol)
Tỉ số và so sánh: n
Mg
: n
2
o
0,1 0,25
2 1
=
= 0,05< 0,25
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 20
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
Vì số mol khí oxi lớn hơn số mol của Mg nên số mol MgO được tính theo số
mol Mg
PTPƯ: 2Mg + O
2
→ 2MgO
TLPƯ: 2(mol) 1(mol ) 1(mol)
TĐB: 0,1(mol) 0,25(mol)
TGPƯ 0,1(mol)-> 0,05( mol) 0,1(mol)
Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài
thì tính theo yêu cầu đề bài.
Khối lượng của khí còn dư là:
m
2
o
= ( 0,25- 0,05) . 32 = 6,4 ( g)
Khối lượng MgO tạo thành là:
m= n. M = 0,1. 40 = 4 ( g)
Dạng bài toán cho biết một lượng chất và một thể tích ở đktc của 2 chất tham
gia.
Bài tập : Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO
2
(đktc) vào một dung dịch có hòa tan
6,4 g NaOH, sản phẩm tạo thành là muối Na
2
CO
3
và H
2
O.
a/ Chất nào đã lấy dư và dư bao nhiêu gam.
b/ Hãy xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải
Bước1: Vận dụng 2 công thức cơ bản tìm số mol
Số mol của CO
2
(đktc) là:
n =
1,568V
22,4 22,4
=
= 0,07 (mol)
Số mol của NaOH là:
n
NaOH
=
NaOH
NaOH
m
6,4
M 40
=
= 0,16 (mol)
Bước 2: Viết đúng phương trình phản ứng.
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 21
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
PTPƯ: CO
2
+ 2NaOH → Na
2
CO
3
+ H
2
O
Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ so sánh số mol các chất tham
gia và từ đó tìm số mol dư, số mol muối theo yêu cầu đề bài.
PTPƯ: CO
2
+ 2NaOH → Na
2
CO
3
+ H
2
O
TLPƯ: 1(mol) 2(mol ) 1(mol) 1(mol)
TĐB: 0,07(mol) 0,16(mol)
Tỉ số và so sánh: n CO
2
: n
NaOH
0,07 0,16
1 2
=
= 0,07< 0,16
Vì số mol NaOH lớn hơn số mol CO
2
nên sản phẩm tạo thành được tính theo
số mol CO
2
PTPƯ: CO
2
+ 2NaOH → Na
2
CO
3
+ H
2
O
TLPƯ: 1(mol) 2(mol ) 1(mol) 1(mol)
TĐB: 0,07(mol) 0,16(mol)
TGPƯ 0,07( mol) 0,14(mol) 0,07(mol)
Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài
thì tính theo yêu cầu đề bài.
Khối lượng của NaOH còn dư là:
m
NaOH
= ( 0,16-0,14) . 40= 0,8( g)
Khối lượng của Na
2
CO
3
là:
m= n.M = 0,07 . 106 = 7,42 ( g)
Như vậy thông qua giải bài tập hóa học giúp học sinh có kĩ năng giải bài toán
tính theo phương trình hóa học, học sinh phải thuộc công thức và vận dụng linh
hoạt các công thức vào tính và nhận dạng được các loại bài toán và nắm vững các
phương pháp giải bài toán tính theo phương trình hóa học nhất định.
* Trong quá trình hướng dẫn học sinh giải bài toán tính theo phương trình hóa
học theo các bước giáo viên cần lưu ý:
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 22
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
- Một số bài tập khó khi cho học sinh về nhà giải cũng như để chuẩn bị cho tiết bài
tập tiếp theo giáo viên cần hướng dẫn kỹ nội dung tự học ở nhà trong từng tiết dạy
không chung chung để học sinh nắm vững các phương pháp giải bài toán mà học sinh
phải nhận dạng được từng dạng bài toán để vận dụng linh hoạt các công thức tính vào
dữ kiện bài tập một cách chính xác.
1.2. Khắc phục về tình hình học tập của học sinh:
- Lựa chọn bài toán từ dễ đến khó.
- Gọi các học sinh trung bình, yếu và kém giải các bài tập dễ. Học sinh khá, giỏi làm
các bài tập khó và tìm ra cách giải mới ngoài cách giải đã được hướng dẫn.
- Khi hướng dẫn bài toán trên lớp cũng như bài toán về nhà thì hướng dẫn kỹ các
bước giải, không hướng dẫn chung chung.
1.3. Khắc phục về tình hình phụ huynh học sinh:
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình học tập của các em.
Đồng thời vận động phụ huynh xây dựng cho các em một góc học tập hợp lí ; thường
xuyên nhắc nhở học sinh làm bài tập và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em tham
gia. các lớp học phụ đạo ở trường nhằm giúp các em tiến bộ hơn.
1.4. Khắc phục tình hình của giáo viên:
- Mở lớp dạy phụ đạo cho học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra bài tập về nhà cũng như tự học của học sinh ở nhà.
- Trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra biện pháp giúp đỡ học sinh về phương pháp giải
bài toán tính theo phương trình hóa học.
- Tổ chức đôi bạn cùng tiến: Cho học sinh khá giỏi ngồi gần để giúp đỡ học sinh
yếu, kém.
2. Áp dụng vào giảng dạy:
Qua sử dụng phương pháp “Rèn kĩ năng giải bài tập môn hóa học lớp 9A
1
” giúp học
sinh nắm vững phương pháp giải bài toán tính theo phương trình hóa học
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 23
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
IV. ĐÁNH GIÁ CÁC QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ:
1. Quá trình thực hiện:
Qua quá trình rèn luyện kỹ năng giải bài toán cho học sinh tôi nhận thấy:
- Từng học sinh của lớp đều thực hiện giải bài tập (nghĩa là vận dụng kỹ năng để giải
quyết các dạng bài tập). Giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức, và nắm được
phương giải bài toán tính theo phương trình hóa học.
- Phân loại được đối tượng học sinh trong lớp. Qua đó, giáo viên có thể ghi nhận học
sinh nào còn yếu, học sinh nào khá, giỏi để có phương pháp giảng dạy phù hợp và
hiệu quả hơn.
Ngoài ra tạo cơ hội để học sinh trao đổi và thảo luận nhóm (tìm cách giải các bài
tập phức tạp). Qua đó, hình thành nhân cách cho học sinh về tinh thần hợp tác và sáng
tạo trong học tập.
2. Kết quả:
Qua thực nghiệm giảng dạy đến cuối học kì I 2011-2012 kết quả đạt được như sau:
Lớp 8A
1
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Đầu năm: 7/43- 16,3% 10/43- 23,3% 11/43- 25,5% 15/43- 34,9%
HKI 8/43- 18,6% 11/43- 25,6% 12/43- 27,9% 12/43- 27,9%
3. Biện pháp khắc phục nâng cao kết quả ở học kì II:
Kết quả học kì I chưa có tiến bộ nhiều. Điều đó cho thấy rằng trong quá trình thực
giải pháp còn một vài điểm vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu, một vài điểm còn hạn
chế dẫn đến kết quả không như mong muốn. Chính vì thế sang học kì II bằng thực
nghiệm giảng dạy của bản thân, kết hợp với việc dự giờ học hỏi, trao đổi với đồng
nghiệp tôi xin đề xuất một số biện pháp để giúp cho học sinh có thể giải bài toán tính
theo phương trình hóa học đạt hiệu quả hơn. Các biện pháp khắc phục như sau:
3.1. Giáo viên phải lựa chọn hệ thống bài toán thích hợp: Đó là một hệ thống bài
có nội dung chặt chẽ, có ý đồ sư phạm rõ ràng và phù hợp với từng đối tượng học
sinh. Hệ thống bài toán cần thỏa mãn những yêu cầu sau:
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 24
Rèn kĩ năng giải toán tính theo phương trình hóa học lớp 8A
1
- Hệ thống bài toán lựa chọn phải từ dễ đến khó, từ dơn giản đến phức tạp nhằm
từng bước làm cho học sinhh hiểu sâu kiến thức, rèn kỹ năng giải bài toán tính theo
phương trình hóa học và thói quen vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Mỗi bài ttoán được lựa chọn phải là một mắc xích trong hệ thống bài tập nói
chung, nhằm đóng góp một phần hoàn chỉnh kiến thức, kĩ năng cho học sinh.
- Bài toán được lựa chọn phải là bài toán điển hình nhằm giúp học nhận dạng các
loại bài toán, qua giải các bài toán này giúp cho học sinh giải được những bài toán
tương tự khác.
- Hệ thống bài toán lựa chọn phải giúp học sinh nắm được phương pháp giải từng
loại bài toán cụ thể.
3.2. Trong quá trình giảng dạy giáo viên thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh
luyện tập. Cụ thể:
- Thường xuyên kiểm tra xem học sinh đã giải bài toán tính theo phương trình hóa
học về nhà theo yêu cầu của giáo viên chưa?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về tiết bài tập mà giáo viên yêu cầu thực hiện
trước.
Từ sự điều chỉnh trong việc nghiên cứu đề tài, sang giữa học kỳ II kết quả có tiến bộ
hơn hẳn và chất lượng được nâng cao hơn so với cuối học kì I:
Lớp 8A
1
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Giữa
HKII
9/43- 20,9% 12/43-27,9% 13/43- 30,3% 9/43- 20,9%
C. KẾT LUẬN
Qua quá trình giảng dạy trên lớp tôi nhận thấy bài toán tính theo phương trình hóa
học có một vị trí quan trọng trong giảng dạy môn hóa học. Bài toán tính theo phương
trình hóa học giúp học sinh khắc sâu các phương giáp giải toán và kĩ năng giải toán.
Giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Trang 25