Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu Luận - Kinh Tế Phát Triển - Đề Tài - Kinh Nghiệm Nước Ngoài Trong Việc Vận Dụng Các Chính Sách Kinh Tế Cho Thời Kì Hậu Khủng Hoảng.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169 KB, 13 trang )

I. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1. Khái niệm
Khủng hoảng kinh tế (KHKT) là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng kinh tế mất ổn định
kéo dài mà không điều chỉnh được của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế và gây ra
những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế trong quy mô rộng hoặc hẹp.
2. Điểm xuất phát của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008
Những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ
sau Thế chiến thứ II bắt đầu lan rộng. Từ sự suy thoái của thị trường nhà đất Mỹ với
nguyên nhân được người ta nhắc đến nhiều nhất sau này là "cho vay dưới chuẩn" (tài sản
thế chấp cho các khoản vay bất động sản không đủ đảm bảo trả nợ), cuộc khủng hoảng
lan sang thị trường tài chính và rồi tới kinh tế toàn cầu.
3. Diễn biến của cuộc khủng hoảng 2008 – Khủng hoảng tài chính tồn cầu
Để cứu vãn nền tình thế, ngân hàng trung ương các nước đã phải cắt giảm lãi suất, bơm
tiền cho các công ty hay mua lại nợ xấu. Tuy nhiên, động thái đó cũng khơng thể ngăn
cản Nhật, EU, Mỹ, Nga và nhiều quốc gia khác trên thế giới rơi vào suy thoái trong quý
IV năm đó. Theo cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) - Alan Greenspan, đây là
cuộc khủng hoảng "hàng trăm năm mới có một lần".
5 năm khủng hoảng, người ta đã chứng kiến một nước Mỹ với những cuộc chơi tài chính
rủi ro, lấn át cả kinh tế thực, một châu Âu ì ạch với những khoản nợ cơng khổng lồ,
Trung Quốc phát triển nóng và khó có khả năng "hạ cánh mềm", trong khi Nhật Bản vốn
đã chật vật với bài toán tiêu dùng trong nước lại không may khi phải hứng chịu thảm họa
kép động đất - sóng thần... Với những nghịch lý như vậy, theo Kinh tế trưởng của IMF Olivier Blanchard cho rằng dù đã qua khỏi giai đoạn tồi tệ nhất nhưng thế giới vẫn sẽ
phải mất ít nhất 10 năm để lấy lại đà phục hồi như giai đoạn trước khủng hoảng. Nhận
định này khơng phải là q bi quan nếu nhìn vào bức tranh kinh tế toàn cầu hiện nay.
Xen giữa những sự kiện, 9 tháng đầu năm cũng chứng kiến các cơn sốt dầu, lương thực,
và lạm phát khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là giá dầu lập kỉ lục trên 147 $ một
thùng vào 11/7/2008.
Tại Mỹ, 5 năm sau khủng hoảng tài chính, nền kinh tế số một thế giới vẫn chưa hoàn
toàn hồi phục. Theo AP, đây là cuộc khủng hoảng có đà phục hồi chậm chạp nhất kể từ
Đại suy thoái những năm 1930. Riêng năm 2009, 140 ngân hàng Mỹ xóa sổ, GDP nước
này cũng tăng trưởng âm 2.8%. Hai đại gia sản xuất oto General Motors (GM) và




Chrysler nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong cùng năm đó. Cuộc chiến nâng trần nợ cơng
năm 2011 cịn khiến Mỹ lần đầu tiên bị hạ xếp hạng tín nhiệm.
Sau suy thoái từ cuối năm 2009, châu Âu lại gần như ngay lập tức sa lầy vào cuộc khủng
hoảng nợ công đã bước sang năm thứ 5. Một phần nguyên nhân bắt nguồn từ cơn địa
chấn tài chính 2008. Các quốc gia tăng cường tung kích thích bằng các biện pháp tài khóa
đã khiến thâm hụt ngân sách và nợ công tăng dần. Khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm
2009 tại Hy Lạp, sau đó lan ra tồn khu vực đồng euro. Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha, Ireland và Síp đã phải xin cứu trợ quốc tế để tránh vỡ nợ.
Những diễn biến này đã khiến đồng euro mất giá trầm trọng. Chính sách thắt lưng buộc
bụng của các nước trong khu vực, nhằm giảm thâm hụt và nợ công, cũng khiến tỷ lệ thất
nghiệp tại Hy Lạp hay Tây Ban Nha thường xuyên trên 25%. GDP Hy Lạp thậm chí cịn
giảm tới 30% kể từ năm 2008.
Tại châu Á, kinh tế Hàn Quốc cũng báo động đỏ khi đồng won mất giá hơn 40% kể từ
đầu năm và hiện ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Chính phủ
Hàn Quốc đã phải thực hiện một số biện pháp khẩn cấp như cắt giảm lãi suất và bơm tiền
vào hệ thống tài chính.
Diễn biến kinh tế quốc tế năm 2008
2/1: Giá dầu thô lần đầu tiên vượt 100 USD mỗi thùng
16/3: Bear Stears tuyên bố phá sản, báo hiệu chuỗi đổ vỡ của các định chế tài chính vào
những tháng tiếp theo
11/7: Giá dầu chạm mức lịch sử 147,27 USD mỗi thùng
7/9: Mỹ chi 200 tỷ USD tiếp quản Freddie Mac và Fannie Mae
14/9: Bank of America mua lại Merrill Lynch
15/9: Lehman Brothers tuyên bố phá sản
16/9: Mỹ giải cứu AIG
21/9: Goldman Sachs và Morgan Stanley thay đổi mơ hình hoạt động
28/9: Ngân hàng Bradford & Bingley (Anh) sụp đổ
29/9: Quốc hội Mỹ bác kế hoạch 700 tỷ USD, khiến Dow Jones có mức sụt giảm lớn nhất

lịch sử, gần 778 điểm, và phố Wall mất 1.200 tỷ USD
3/10: Hạ viện Mỹ thơng qua gói 700 tỷ USD
7/10: Anh chi 88 tỷ USD cứu hệ thống ngân hàng
8/10: Các ngân hàng trung ương đồng loạt hạ lãi suất
12/10: Chính phủ Iceland có nguy cơ sụp đổ vì khủng hoảng tài chính
27/10: IMF bơm tiền hỗ trợ hàng loạt nền kinh tế
5/11: Ông Barack Obama đắc cử Tổng thống Mỹ, với đường lối kinh tế được thế giới kỳ
vọng thay đổi hiện trạng kinh tế Mỹ và toàn cầu


10/11: Trung Quốc chi gần 600 tỷ USD kích thích kinh tế
14/11: 15 nước châu Âu thừa nhận lâm vào suy thối
17/11: Nhật thơng báo đã suy thối
25/11: Mỹ chi thêm 800 tỷ USD hỗ trợ kinh tế
1/12: Mỹ thừa nhận đã suy thoái từ cuối năm 2007
11/12: Vụ lừa đảo 50 tỷ USD của Bernard Madoff vỡ lở, với hàng nghìn nạn nhân

* Tại Việt Nam:
Việt Nam, niềm vui trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm
2007 chưa tày gang, tác động của cuộc khủng hoảng đã ập tới. Nhưng dường như khó
khăn của nền kinh tế mới chỉ thực sự bộc lộ vài năm gần đây.
Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 đã trải qua những
trạng thái hồn tồn trái ngược từ q nóng sang q lạnh.
Những tháng đầu năm 2008 do giá nguyên liệu, dầu mỏ và lương thực tăng chóng mặt
kèm theo chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa một cách quá mức của chính phủ trong
những năm trước đây đã tạo là chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt ở mức cao nhất trong vòng
17 năm qua lên đến 23%. Đồng thời với đó do nền kinh tế phát triển quá nóng dẫn tới đầu
tư tràn lan kém hiệu quả gây ra nhập khẩu tăng vọt đẩy thâm hụt thương mại lên mức kỉ
lục là 17 tỷ USD. Mức thâm hụt lớn này gây sức ép lên VND và khiến VND có khả năng
bị mất giá nghiêm trọng. Trước hồn cảnh khó khăn đó chính phủ Việt Nam đã thực thi

hàng loạt các biện pháp cấp bách như thắt chặt tiền tệ (lãi suất cơ bản có lúc đã đẩy lên
đến mức 14%), siết chặt đầu tư cơng và chi tiêu chính phủ bằng việc đình hỗn, hủy bỏ
hàng loạt các dự án chưa cấp bách. Các chính sách này đã tỏ ra hiệu quả khi lạm phát đã
hạ nhiệt vào các tháng cuối năm, thâm hụt thương mại giảm bớt qua đó tỷ giá VND/USD
đã trở nên cân bằng và ổ định hơn. Nền kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ.
Tuy nhiên chưa kịp hoàn hồn, ngay sau đó Việt Nam lại tiếp tục phải đối mặt với những
thử thách cam go hơn đến từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt nguồn từ những
tháng cuối năm 2008. Cuộc khủng hoảng này đã tác động mạnh mẽ vào nền kinh tế Việt
Nam khi nhu cầu hàng hóa của tồn cầu suy giảm nghiêm trọng. Điều này dẫn tới sự sụt
giảm xuất khẩu cũng như đầu tư của Việt Nam tạo ra nguy cơ suy thoái kinh tế và đe dọa
làm mất cân bằng cán cân thương mại một lần nữa.

4. Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu
Quay trở lại với diễn biến của khủng hoảng tài chính, tình trạng thị trường tài
chính đóng băng ngày càng tồi tệ đã khiến Ngân hàng Trung ương Mỹ, Anh, Nhật, EU
và nhiều quốc gia khác phải cắt giảm lãi suất hàng loạt để khơi thơng dịng vốn. Mỹ


kể từ đầu năm đến nay đã 8 lần cắt giảm lãi suất, từ đó lãi suất cơ bản từ 5% đã xuống chỉ
cịn 0,25%.
Khơng dừng lại ở các điều chỉnh tài khóa, các quốc gia trên cũng tích cực bơm tiền nhằm
hỗ trợ thanh khoản cho các tập đoàn tài chính, cũng như kích thích hoạt động tiêu dùng
và cho vay. Trong đó, FED quyết định dùng 700 tỷ đôla để mua lại nợ xấu của các Ngân
hàng.
Vào ngày 13-14/10, các quốc gia châu Âu đã cơng bố gói giải pháp hỗ trợ kinh tế
khổng lồ có trị giá lên tới 2.300 tỷ đôla.
Sau nhiều động thái, đến tận cuối năm 2009, khu vực đồng tiền chung châu Âu
tuyên bố EU, trừ Hy Lạp và Tây Ban Nha, đã thoát khỏi suy thoái. Các nền kinh tế khác
như Nhật Bản, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Đức, Pháp cũng cho biết đã ra khỏi
thời kỳ đen tối nhất. Với tăng trưởng quý III đạt 2,2%, nền kinh tế lớn nhất thế giới - Mỹ

cũng đã qua đáy sau 4 quý tăng trưởng âm liên tiếp.
Tuy nhiên, mãi đến thời gian gần đây, kinh tế Mỹ mới có một số dấu hiệu lạc
quan. Nước này đã tăng trưởng 2,8% năm ngoái, cao hơn thời kỳ tiền khủng hoảng năm
2006 (2,7%). Niềm tin doanh nghiệp và đầu tư trong quý II/2013 đã được cải thiện. Thị
trường nhà đất ấm dần, chứng khoán cũng liên tiếp lập kỷ lục trong vài tháng gần đây
trước các số liệu lạc quan của nền kinh tế. Ngân sách Mỹ tháng 6 lên cao nhất 5 năm và
tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm đáng kể so với gần 10% cuối năm 2010.
Những nền kinh tế châu Á, như Nhật Bản, Singapore hay Hong Kong (Trung
Quốc) cũng thoát khỏi suy thoái tương đối sớm, hầu hết vào nửa cuối năm 2009, thậm chí
cịn đóng góp 40% vào tăng trưởng GDP của thế giới.
Thậm chí, một số quốc gia trong nhóm nền kinh tế mới nổi (BRICS), như Ấn Độ hay
Trung Quốc chỉ bị giảm nhẹ tăng trưởng GDP trong hai năm 2008 và 2009, nhưng vẫn ở
mức cao so với toàn cầu. Đặc biệt là Trung Quốc - cỗ máy tăng trưởng của thế giới với
9,6% năm 2008 và 9,2% năm 2009.
II. KINH NGHIỆM NƯỚC NGỒI TRONG KHƠI PHỤC NỀN KINH TẾ SAU
KHỦNG HOẢNG
1. Hoa Kỳ - Cái nôi của khủng hoảng
 Cục Dự trữ Liên bang-FED
Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, FED bắt đầu can thiệp bằng cách hạ
lãi suất và tăng mua MBS (Mortgage Backed Securities: chứng khốn có đảm bảo bằng
tài sản thế chấp). Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm


2007, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng
tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính
Cụ thể là :
-Lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn
2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008). Lãi suất này sau đó cịn tiếp
tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm thấy.
-FED còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ

mà các tổ chức tài chính nước này có) và hạ lãi suất tái chiết khấu. Giữa tháng 12 năm
2008, FED tuyên bố có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng.
Tính đến tháng 11 năm 2008, đã có 300 tỷ dollar được FED đem cho vay theo chương
trình này. FED còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền
tổng cộng tới 1,6 nghìn tỷ tính đến tháng 11 năm 2008.
 Chính phủ Mỹ
Mỹ - nền kinh tế đầu tàu thế giới, cũng là nơi cuộc khủng hoảng bắt nguồn, nước Mỹ
thấm thía hơn ai hết những tác động, hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính quốc gia.
Hàng loạt những gói cứu trợ, kích thích kinh tế đã được đưa ra trong nỗ lực vực dậy nền
kinh tế, cũng như vị thế đứng đầu của quốc gia này.
Gói kích thích kinh tế đầu tiên, phải kể đến 700 tỷ đô la Mỹ được Hạ viện nước này
chính thức thơng qua vào ngày 3/10/2008, và không đầy 2 giờ sau đã được tổng thống
Bush ký hành đạo luật.
Trọng tâm của kế hoạch giải cứu lần này là giải cứu khối ngành Ngân hàng – tâm bão của
khủng hoảng tài chính. 700 tỷ đô la sẽ được dùng để mua lại những khoản nợ liên quan
đến thế chấp từ các Ngân hàng Mỹ. Chính vì vậy, gói hỗ trợ lần này cịn được biết đến
với tên gọi “Kế hoạch giải trừ các tài sản xấu” gọi tắt là Tab.
Trong 700 tỷ đô la Mỹ được thống nhất phê chuẩn, đã có 250 tỷ đô được chi ngay trong
năm 2008 để mua lại cổ phiếu của 9 Ngân hàng và thực hiện các biện pháp khác để giải
quyết cuộc khủng hoảng tín dụng. Kế hoạch giải cứu đình đám này dự kiến được tiến
hành theo 5 bước:
1. Mua chứng khoán được đảm bảo bằng bất động sản gặp khó khăn.


2. Mua các thế chấp của ngân hàng địa phương.
3. Bảo đảm các thế chấp và chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp bất động sản.
4. Mua lại cổ phần các tổ chức tài chính.
5. Hỗ trợ người vay tiền khơng trả đúng kỳ hạn.
Gói kích thích kinh tế thứ hai, 17/2/2009, Barack Obama đã ký American Recovery
and Reinvestment Act. Đạo luật này cho phép Chính phủ thực hiện gói kích thích thứ hai

kể từ khi khủng hoảng nổ ra. Gói kích thích này trị giá 787 tỷ dollar.
Điểm khác biệt rõ ràng nhất của gói hỗ trợ lần này so với chương trình Tab là ở đối tượng
hướng đến của kế hoạch. Diện hỗ trợ khơng chỉ bó gọn trong khối ngành Ngân hàng mà
đã hướng đến những lĩnh vực khác của nền kinh tế.
- Cắt giảm thuế: 282 tỷ USD
- Cơ sở hạ tầng: 120 tỷ USD
- Năng lượng & bảo vệ môi trường 70 tỷ USD
- Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển : 16 tỷ USD
- An sinh xã hội: 78 tỷ USD
- Giáo dục: 100 tỷ USD
- Chăm sóc sức khỏe: 106 tỷ USD
Ngồi 2 gói hỗ trợ đình đám trên, khơng thể khơng kể đến những đợt rót tiền nhỏ lẻ cho
các đại gia như AIG, Citigroup. Chính phủ Mỹ đã dùng tất cả khả năng có thể vì sự tồn
vong của những ơng lớn. Tuy nhiên,ngay cả bản thân người dân Mỹ cũng khơng hồn
tồn lạc quan vào những kế hoạch của Chính phủ.

 Những thành tựu mà Mỹ đạt được sau khi thực hiện các gói kích thích:
-

Tốc độ suy giảm kinh tế đang chậm lại. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, lên

tới 9% trong quý I/2009 và 9,4% trong tháng 7.
-

Gói kích thích này đã chuyển trọng tâm từ mục tiêu ban đầu đưa đất nước ra khỏi

tình trạng suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua sang phát triển kinh tế dài hạn
-

Nhiều dự án vẫn đang trong giai đoạn lên kế hoạch và sẽ mất một thời gian mới có


thể bắt đầu. Trong khi, một số bang chưa nhận được một xu nào từ gói kích thích, một số
bang khác lại giành lấy từng USD được phân cho họ.


-

Biết Bộ Giáo dục Mỹ đã nhận được 13 tỷ USD từ gói kích thích nhưng chi rất ít.

Khoản tiền bổ sung này đã giúp các trường duy trì số nhân viên mà đáng lẽ họ đã bị đuổi
việc vì ngân sách eo hẹp.
-

Sự hồi phục không đồng đều, một số thành phố hồi phục nhanh, trong khi một số

khác vẫn trong tình trạng hỗn loạn về kinh tế.Chẳng hạn, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ khoảng
9% trong quý đầu năm nay nhưng lại dao động từ 5%-17% tùy từng thành phố. Và trong
khi giá nhà của Mỹ chỉ giảm khoảng 6%, thì khu vực bang Nevada và California chứng
kiến mức giảm 30%, còn giá nhà ở Houston lại tăng.- Bà Amy Liu, phó giám đốc
Chương trình Chính sách Đơ thị Brookings nói:"Gói kích thích này là gói hỗn hợp và đó
là lý do chúng ta có được kết quả hỗn hợp".
2. Châu Âu
Cuộc đại khủng hoảng tác động mạnh mẽ tới hầu hết các nước trên thế giới, cũng như
liên minh châu Âu. Để đối phó với tình hình khó khăn này, chính phủ các nước Châu Âu
cũng như chính phủ các nước trên thế giới đã có rất nhiều nỗ lực, dùng mọi biện pháp để
thoát khỏi giai đoạn này và hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng.
26/11/2008, chính phủ các nước Châu Âu đã đề ra “ Chương trình phát triển Châu Âu” là
một tập hợp các biện pháp nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế châu Âu trong đó có
lĩnh vực Ngân Hàng – Tài chính. Nội dung chính của “Chương trình phát triển Châu
Âu” là:



Nhóm giải pháp ngắn hạn: Các biện pháp nên làm ngay là ngăn chặn nguy cơ

phá sản của các Ngân Hàng và tập đoàn tài chính, các tổ chức hiện đang nắm giữ các vị
trí quan trọng trong châu Âu.


Nhóm các giải pháp dài hạn: Các biện pháp có tính chất dài hơi được đặt ra nhằm

ngăn chặn và phòng ngừa những rủi ro tiềm tàng:
- Duy trì sự ổn định dài hạn cho khu vực tài chính cơng nhằm kích cầu lâu dài.
- Tăng cường sự điều tiết của nhà nước đối với toàn bộ hệ thống tài chính.
- Các cơ sở phải tơn trọng những quyết định về nguồn vốn sạch để tránh rủi ro.


- Xây dựng hệ thống giám sát liên quốc gia.
- Đẩy mạnh cải cách Ngân Hàng, tăng cường tính cạnh tranh của chúng.


Nhóm giải pháp quốc tế: Trước thềm hội nghị G20 diễn ra tại LonDon 4/2009 các

nhà lãnh đạo thống nhất những kiến nghị của mình nhằm kiến tạo lại thị trường tài
chính tồn cầu:
- Tăng cường vai trị của IMF trong việc điều hành và giám sát hệ thống tài chính tồn
cầu.
- Điều tiết tồn bộ các lĩnh vực của hệ thống tài chính.
- Gia tăng tính minh bạch và kiểm soát tiền lương.
- Kiểm soát rủi ro tốt hơn và thực hiện hệ thống cảnh báo sớm.
Bên cạnh đó dựa trên những nhóm giải pháp và những mục tiêu mà “ Chương trình

phát triển Châu Âu”, hiện nay tồn EU nói chung cũng như các nước thành viên nói
riêng đã có thời gian để tiếp tục “đặc trị” khu vực tài chính – ngân hàng với những giải
pháp cụ thể bao gồm tăng hỗ trợ vốn và bảo lãnh cho các ngân hàng, đồng thời tăng
cường kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính, tiếp tục thực hiện các giải pháp phục hồi
như lưu thơng tín dụng, tăng cường đầu tư cho nền kinh tế, kích cầu và thúc đẩy thương
mại. Với một số giải pháp như:
Một là, tăng cường nguồn vốn cho các ngân hàng, hạ thấp lãi suất cơ bản, hỗ trợ các
doanh nghiệp. Giữa quý II/ 2008 EC đưa ra tuyên bố cam kết hỗ trợ 3 ngàn tỷ Euro
nhằm củng cố hệ thống Ngân Hàng EU.
Hai là, sử dụng các gói kích thích kinh tế, đồng thời đưa ra các chính sách kiểm sốt các
khoản hỗ trợ tài chính, tránh sự cạnh tranh bóp méo ở EU.
Ba là, phải kể đến là các biện pháp giảm thuế, kích cầu tiêu dùng và đầu tư. Từ đầu tháng
3/2009, EU đã cho phép chính phủ các nước thành viên giảm thuế VAT đối với các lĩnh
vực dịch vụ cần nhiều lao động nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc


làm, hạn chế gia tăng thất nghiệp. Nhằm kích thích đầu tư EC cũng đưa ra các dự án đầu
tư vào năng lượng mới, năng lượng chuyển đổi.
Bốn là, các biện pháp nhằm nới lỏng các hoạt động trợ cấp của nhà nước đối với các
doanh nghiệp.
Năm là, các biện pháp được áp dụng nhằm mục tiêu tăng cường sự linh hoạt của các thể
chế.
Sáu là, được Liên minh Châu Âu áp dụng đó là xây dựng cơ chế kiểm soát rủi ro. Các
nhà lãnh đạo 27 nước EU tại hội nghị Thượng Đỉnh Brusel 18 – 19/06/2009 đã nhất trí
thành lập cơ quan kiểm sốt tài chính gồm Ủy Ban rủi ro hệ thống Châu Âu , trực thuộc
ngân hàng Châu Âu – ECB hợp tác với IMF. Đồng thời hội đồng Châu Âu cũng nhất trí
thành lập hệ thống giám sát tài chính Châu Âu nhằm nâng cao khả năng giám sát hệ
thống tài chính các nước thành viên, tăng cường việc giám sát các định chế tài chính
xun quốc gia và có thể ban hành các quyết định giám sát chung áp dụng cho tất cả thể
chế tài chính ở EU kể cả các tổ chức liên quan đến tín dụng.

3. Châu Á
* Trung Quốc
 Các biện pháp cụ thể nhằm đối phó với ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng
Đẩy mạnh quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (NDT). Nhằm tăng tỷ lệ sử dụng đồng nội tệ
của mình trong các thanh tốn quốc tế, Trung Quốc đã đẩy mạnh ký các thoả thuận hoán
đổi tiền tệ với các nước và khu vực kinh tế như New Zealand, Hàn Quốc, Malaysia,
Belarus, Indonesia, Argentina, Ireland, Singapore... Trung Quốc đang tăng cường việc sử
dụng đồng nhân dân tệ ở nước ngoài nhằm một phần giảm mối nguy hiểm tài chính xuất
phát từ đồng USD, đồng thời tạo điều kiện để đồng nhân dân tệ có vai trị to lớn hơn trên
thị trường tồn cầu.
Thực hiện Chính sách tiền tệ “lỏng lẻo một cách thích đáng”. Trung Quốc chủ
trương thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng ở mức độ phù hợp tăng cường tính trọng
điểm, sự linh hoạt và ổn định trong chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ sẽ thực hiện theo
hướng có sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của chính sách tài chính, chính sách ngành nghề và


chính sách phân phối thu nhập, đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường vốn và tối ưu hóa
cơ cấu nguồn cung.
- Thực hiện gói cứu trợ và kích thích kinh tế. Điển hình là ngay từ tháng 11/2008,
Trung Quốc đã tung ra gói cứu trợ thực hiện trong 2 năm với trị giá 4.000 tỷ NDT
(tương đương 586 tỷ USD). Đây là khoản tài chính được huy động từ ngân sách trung
ương, địa phương và các ngân hàng nhằm tháo gỡ những khó khăn cho thị trường.
- Kiểm sốt chặt chẽ và thay đổi cơ cấu cung cấp vốn cơ bản của Nhà nước. Trung
Quốc đã chú trọng kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc cung cấp vốn cơ bản của Nhà nước.
- Thực hiện các biện pháp kích cầu. Để khắc phục những khó khăn do khủng hoảng
và suy thoái tại các thị trường xuất khẩu cũng như thị trường trong nước, ngồi gói tài
chính, Chính phủ Trung Quốc cịn thực thi nhiều chính sách kích cầu khác như nới rộng
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, giảm lãi suất, tỷ lệ an toàn vốn đối với các ngân
hàng.
Trung Quốc đã ban hành hàng loạt biện pháp như 2 lần cắt giảm lãi suất cơ bản vay và

huy động vốn ngân hàng, hạ giá xăng, đầu tư mạnh vào nhà xã hội cho các hộ gia đình có
thu nhập thấp, sân bay và những cơng trình cơng cộng khác, tăng cường phúc lợi xã hội,
kích thích tiêu dùng của các tầng lớp dân cư.
- Hỗ trợ doanh nghiệp. Chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương đã tích cực
đẩy mạnh hỗ trợ mọi mặt đối với những khó khăn của các doanh nghiệp, thực hiện phối hợp
với các doanh nghiệp để đảm bảo hạn chế sa thải lao động.
- Đa dạng hóa nguồn ngoại hối. Nhằm giới hạn sự lệ thuộc vào trái phiếu kho bạc Mỹ
trong dự trữ ngoại hối, thay vì dự trữ trái phiếu kho bạc Mỹ, Trung Quốc mở rộng đa
dạng hóa dự trữ trái phiếu chính phủ châu Âu do lo sợ viễn cảnh Mỹ sẽ rơi vào bước
đường cùng vì thâm hụt ngân sách và lạm phát.
 Phối hợp giữa giải pháp cấp bách đối phó với khủng hoảng và giải quyết các
vấn đề căn bản của nền kinh tế


- Gói kích thích kinh tế nhằm tháo gỡ những khó khăn về thị trường đã được lồng ghép
với mục tiêu điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển hướng phát triển từ dựa vào
"xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng" sang dựa vào "tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư", từ
tăng trưởng thô sang tăng trưởng tinh, tiết kiệm tài nguyên - năng lượng, chú trọng
cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
-Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc đã được tiến hành từ lâu qua nhiều giai
đoạn.
 Các giải pháp phối hợp với các bên ngoài cùng nhau chống khủng hoảng tài
chính – suy thối kinh tế toàn cầu
Từ châu Phi đến châu Âu, cứ nơi nào gặp bất ổn hay khủng hoảng, Trung Quốc đều
có mặt “hỗ trợ” nhằm tăng tầm ảnh hưởng. Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ
tầng của Angola, vào các mỏ đồng ở Zambia, than ở Zimbabwe, dầu mỏ ở Sudan, Gabon,
mua đất tại Uganda, Cameroon, Ethiopia, Madagascar… Không chỉ ở châu Phi, khủng
hoảng kinh tế tại EU cũng được Trung Quốc khai thác. Báo The Guardian dẫn báo cáo do
Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR) công bố hồi giữa năm 2011 ước tính hơn 40% số vốn
đầu tư của nước này vào EU tập trung ở các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy, Hy

Lạp và Đơng Âu. Khơng khó để nhận ra rằng, đầu tư của Trung Quốc vào khu vực này
tăng rõ rệt trong giai đoạn khủng hoảng. Tờ Cotidianul dẫn số liệu của Bộ Ngoại giao
Romania cho biết, tính đến cuối năm 2008, có 9.438 cơng ty Trung Quốc thâm nhập vào
nước này và hoạt động thương mại song phương tăng 30%.
*Nhật Bản
-Từ tháng 2/2007, Ngân hàng Nhật Bản nâng lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng
không cần thế chấp lên 0,5%, tuy nhiên lãi suất này liên tục được cắt giảm, đến tháng
12/2012 chỉ còn 0,1%. Đồng thời, từ tháng 11/2008 đến tháng 3/2008, Ngân hàng Nhật
Bản (BoJ) tạm thời giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 0,3% xuống còn 0,1% để tăng mức
thanh khoản cho hệ thống Ngân hàng.
-Từ 16/9-10/10/2008, Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đã giúp các Ngân hàng nước này tăng
vốn với số tiền tổng cộng là 30,9 nghìn tỷ Yen nhằm cân đối bảng tài sản và sẵn sàng đối


phó với đột biến rút tiền gửi, đồng thời tăng tính thanh khoản nói chung của tồn bộ hệ
thống tài chính.
-Ngay sau khi Lehman Brothers ở Mỹ phá sản hồi giữa tháng 9/2008. Giữa tháng
12/2008, Ngân hàng Nhật Bản quyết định nâng mức mua công trái Nhật Bản hàng năm từ
14,4 nghìn tỷ yên lên 16,8 nghìn tỷ yên nhằm hỗ trợ các tổ chức Nhật Bản trong việc huy
động tài chính dài hạn.
-Ngày 29 /8/ 2008, Chính phủ Nhật Bản thơng báo kế hoạch thực hiện gói kích thích kinh
tế tổng hợp trị giá 11,7 nghìn tỷ Yen để kích thích nền kinh tế vượt qua khủng hoảng,
đồng thời được xem như một khoản bổ sung Ngân sách quốc gia năm 2008.
- Ngày 30/10/2008, Chính phủ Nhật Bản lại đề nghị Quốc hội cho thực hiện một gói kích
thích kinh tế trị giá 27 nghìn tỷ Yên khác ( khoảng 275 tỷ USD) xem như khoản bổ sung
thứ hai cho ngân sách quốc gia năm 2008
-Ngày 19/12/2008. Chính phủ Nhật Bản lại quyết định phải thực hiện một gói kích thích
tổng hợp khác, trị giá 37 tỷ Yen và đã đưa khoản tài chính này vào dự tốn ngân sách
năm tài chính 2009. Phần để kích cầu trong gói tài chính này bao gồm 27 tỷ để mua lại cổ
phiếu của các tổ chức tài chính và cịn cho các tổ chức này vay nhằm giúp họ tăng vốn,

qua đó ổn định thị trường tài chính. Như vậy, tổng cộng gói kích thích trên trị giá 75,5
nghìn tỷ n.
4. Kinh nghiệm cho Việt Nam
Tình trạng bất ổn vĩ mơ bên trong và khủng hoảng kinh tế bên ngoài cũng địi hỏi
Việt Nam phải xem xét lại mơ hình tăng trưởng của mình.
Thứ nhất, thực tế đã chứng minh rằng mơ hình tăng trưởng dựa chủ yếu vào việc
thúc đẩy đầu tư của Việt Nam trong nhiều năm qua tuy có thể đem lại tăng trưởng tương
đối cao trong ngắn hạn, nhưng đồng thời cũng có thể đẩy nền kinh tế ra khỏi quỹ đạo
tăng trưởng dài hạn và bền vững.
Có thể ví nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 như một cỗ xe không chắc chắn nhưng bị
thúc phải chạy với một tốc độ quá cao nên sự xơ lệch, thậm chí rạn nứt là điều khơng thể
tránh khỏi.
Thứ hai, mơ hình tăng trưởng phụ thuộc q nhiều vào nhu cầu bên ngồi mặc dù
có thể thích hợp trong điều kiện bình thường nhưng lại khiến nền kinh tế trở nên rất dễ bị


tổn thương khi kinh tế thế giới khủng hoảng. Trong bối cảnh ấy, nói chung nền kinh tế
trong nước chỉ có thể gượng dậy khi kinh tế thế giới phục hồi theo kiểu “nước nổi, bèo
nổi”.
Cũng cần phải nói thêm là không chỉ đúng với xuất khẩu, sự phụ thuộc quá nhiều vào
“nhân tố nước ngoài” - từ đầu tư trực tiếp, đến đầu tư gián tiếp, đến những mối quan hệ
“chiến lược” trong phát triển - đều dẫn tới tình trạng dễ bị tổn thương do thiếu khả năng
kiểm sốt những nhân tố nước ngồi này.
Thứ ba, mơ hình tăng trưởng dựa vào các DNNN quy mơ lớn, có vị thế độc quyền
trên thị trường trong nước không những tỏ ra thiếu sức chống đỡ đối với khủng hoảng
đến từ bên ngồi, mà trong một chừng mực nào đó, còn là nguyên nhân gây ra sự yếu
kém bên trong của nền kinh tế.
Nếu khơng có một lượng tín dụng lớn nhưng kém hiệu quả đổ ào ạt vào các DNNN, nếu
các DNNN không đầu tư tràn lan ra các lĩnh vực có tính đầu cơ cao như chứng khốn và
bất động sản, nếu như hoạt động của các DNNN hiệu quả hơn nhờ kỷ luật của Nhà nước

(thông qua việc điều tiết) và kỷ luật của thị trường (thông qua sự cạnh tranh) thì nền kinh
tế của Việt Nam đã được chuẩn bị tốt hơn để đương đầu với khủng hoảng từ bên ngồi.
Thứ tư, mơ hình tăng trưởng khơng chú trọng đúng mức tới tính hiệu quả của việc
sử dụng năng lượng và sự bền vững trong khai thác tài nguyên thiên nhiên tuy vẫn có thể
tiếp tục thành công trong một thời gian nhưng trong dài hạn chắc chắn sẽ phải trả giá rất
đắt.



×