Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Kinh tế tri thức gắn với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.82 KB, 16 trang )

I. ĐẶTVẤNĐỀ
Việt Nam đang ở vào một thời kỳ phát triển mới - thời kỳđẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh
tế xã hội của Đại hội Đảng lần thứ 9 của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng
định: "Đường lối kinh tế của Đảng ta là "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá; xây dựng nền kinh tếđộc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một
nước công nghiệp" và chỉ rõ "phát triển kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại
hoá là nhiệm vụ trọng tâm". bởi vì chỉ có bằng con đường công nghiệp hoá,
hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm". Bởi vì chỉ có bằng con đường công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta mới có thể thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu,
mới có thể hoà vào dòng thác chung của toàn nhân loại. Vậy phải thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá bằng cách nào?
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành trung ương khoá VIII đã
xác định rõ "Công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước phải bằng và dựa vào
khoa học công nghệ", "khoa học công nghệ phải trở thành nền tảng vàđộng
lực cho CNH, HĐH". Đến đại hội IX của Đảng điều này lại được khẳng định
lại một lần nữa, "phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người
Việt Nam, coi sự phát triển giáo dục vàđào tạo, khoa học và công ghệ là nền
tảng vàđộng lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa".
Chúng ta hãy tìm hiểu đề tài "Kinh tếtri thức gắn với quá trình thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam".
II. GIẢIQUYẾTVẤNĐỀ
1. Cơ sở lý luận
- Khái niệm về tri thức:
Tri thức là một yếu tốđặc trưng quan trọng của ý thức con người.
Cùng với xúc cảm, tri thức của con người về tự nhiên, về xã hội đã tạo nên ý
thức, ý thức theo nhận xét của Các Mác và Ph.Ăngghen trong "hệ tư tưởng
Đức" ngay từđầu là sản phẩm của xã hội và vẫn là như vậy chừng nào con
người còn tồn tại.
Xét về nguồn gốc, tri thức bắt nguồn từ trong quá trình lao động và
giao tiếp giữa con người với con người. Phương tiện giao tiếp đầu tiên chính


là tiếng nói, ngôn ngữ; Nhờ có tiếng nói lần đầu tiên con người có thể biểu
đạt được những suy nghĩ, những tình cảm và sự nhận thức của mình ra thế
giới bên ngoài. Từđó có thểđưa ra những hoạch định, những quy định có
tính mục đích xác định đó là những tri thức đầu tiên của con người.
Như vậy tri thức nói riêng, ý thức nói chung là sự kết hợp giữa đối
tượng nhận thức thế giới hiện thực với bộ não có cấu tạo đặc biệt với tư cách
là tổ chức vật chất cao nhất của con người . Tri thức là kết quả của quá trình
nhận thức về thế giới hiện thực của con người. Trong quá trình đó các sự
vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực đã tác động lên bộ não con người
thông qua các giác quan và nhờđó có bộ não tiến hóa nhất, tư duy con người
đã tái hiện lại những mối quan hệ bản chất, những thuộc tính… từđó chúng
được khái quát hóa, trừu tượng hóa thành những khái niệm, phạm trù, phán
đoán, quy luật… vàđược biểu đạt dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ
thống ký hiệu khác nhau. Do đó sự tác động của thế giới hiện thực lên bộ
não con người chính là nguồn gốc của tri thức.
Tri thức có nguồn gốc từ thế giới hiện thực, là sự phản ánh thế giới đó
trong đầu óc con người thông qua quá trình nhận thức. Cho nên bản chất của
tri thức là hình ảnh của thế giới hiện thực trong đầu óc con người. Hình ảnh
đó càng ngày càng được nhận thức của con người bổ sung cho chi tiết, chính
xác hơn trên con đường nhận thức và cải biên tự nhiên.
Việc bổ sung, hoàn thiện dần bức tranh về thế giới hiện thực là quá
trình vận động của nhận thức đi từ thực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính, từ tri thức kinh nghiệm
đến tri thức lí luận. Quá trình này diễn ra liên tục, từ thế hệ này sang thế hệ
khác, là sự phản ánh lịch sử phát triển của tư duy con người.
Quá trình từ tri thức kinh nghiệm đến tri thức lí luận hay từ tri thức rời
rạc đến hệ thống tri thức khoa học diễn ra trong sự nhận thức của từng con
người, cũng như trong suốt tiến trình phát triển của duy nhân loại.
Tri thức kinh nghiệm và tri thức lí luận đều là tri thức chân thực,
nhưng chúng ở những trình độ nhận thức khác nhau, biểu hiện những cấp độ

khác nhau là sự phản ánh hiện thực khách quan.
Tri thức kinh nghiệm là tri thức được hình thành nhờ vào quá trình
nhận thức cảm tính. Bản thân thức kinh nghiệm cũng có 2 loại: "Tri thức
kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học, tri thức khoa
học thông thường bao gồm những hiểu biết, những quan niệm của con người
được hình thành một cách trực tiếp trong quá trình hoạt động sống hàng
ngày, được tích lũy lại và truyền từđời này sang đời khác thành thói quen,
tập quán… đáp ứng được những yêu cầu của đời sống xã hội, cộng đồng và
còn ở trình độ nhận thức giản đơn. Tri thức kinh nghiệm khoa họcđược hình
thành trên cơ sở quan sát, mô tả phân tích so sánh các thực nghiệm, thí
nghiệm khoa học, sống vẫn chưa vượt khỏi trình độ nhận thức kinh nghiệm
bởi vì nó còn phải tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu. Nhìn chung
tri thức kinh nghiệm mới chỉ dừng lại ở sự nhận thức cá biệt, đơn lẻ, rời rạc,
những mối quan hệ và liên hệ bên ngoài của các sự vật, hiện tượng, quátrình,
nghĩa là mới chỉ nắm bắt được các thuộc tính bên ngoài của đối tượng
nghiên cứu. Song, tri thức kinh nghiệm là một giai đoạn nhận thức không thể
thiếu được, nó là nền tảng là một nấc thang cần thiết để sự nhận thức của
con người bước lên một trình độ cao hơn, trình độ lý luận. Đúng như
Ph.Ănghen đã nhận xét: "Sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự do không bao
giờ có thể chứng minh được đầy đủ tất yếu… Nhưng bằng chứng của tính tất
yếu làở trong hoạt động của con người trong kinh nghiệm, trong lao động….
Tri thức lí luận là trình độ cao của nhận thức, trình độ lý tính hay "tư
duy trừu tượng", nó bao gồm những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa,
khái quát hóa vàđã hoàn thành nên các học thuyết khoa học, được trình bày
dưới dạng hệ thống các khái niệm, các phạm trù, các quy luật……với tư
cách là kết quả của quá trình nhận thức lý tính, tri thức lý luận tuy đã tách
khỏi đối tượng nghiên cứu, nhưng lại có khả năng phản ánh hiện thực khách
quan một cách toàn diện, sâu sắc đầy đủ, chính xác, vạch ra mối liên hệ bản
chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình từđó chỉ ra các quy luật vận động,
biến đổi và phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy. Một trong những hình

thức cao nhất va chung nhất của tri thức lí luận là phép biện chứng duy vật.
Tri thức kinh nghiệm, đặc biệt là tri thức kinh nghiệm khoa học và tri
thức lí luận tuy là hai hình trình độ phản ánh hiện thực khác nhau, nhưng
chúng có quan hệ khăng khít, bền chặt với nhau. Tri thức kinh nghiệm và tri
thức lí luận đều có chung nguồn gốc, đều xuất phát từ thực tiễn cuộc sống,
từ nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới của con người. Ngay cả toán học -
môn khoa học có tính trừu tượng cao, cũng sinh ra từ nhu cầu thực tiễn của
con người từ việc do diện tích các khoảnh đất và việc đo dung tích nhưng
bình chứa, tính thời gian… vàđối tượng của toán học thuần tuý là những
hình không gian và những quan hệ số lượng của thế giới hiện thực.
Tri thức kinh nghiệm là nền tảng là cơ sở của tri thức lí luận. Tri thức
lí luận của khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội đều phải xuất phát
từ các sự kiện hiện thực. Những tri thức kinh nghiệm nhận được từ sự
nghiên cứu các sự kiện hiện thực là cơ sở tất yếu của tri thức lí luận khoa
học là nguồn gốc làđộng lực phát triển của nó.
Bằng thực tiễn thông qua tri thức con người kiểm tra được tính chân
thực của tri thức. Rõ ràng trong một giai đoạn nhất định nào đó quá trình
nhận thức, những quy luật được rút ra từ thế giới hiện thực được hệ thống
hoá và khái quát hoá, sau đó con người lại đem ứng dụng những quy luật đó
vào hoạt động thực tiễn của mình. Thực tiễn là nơi kiểm nghiệm sự thống
nhất của tính chân thực của tri thức. Và thực tiễn xã hội là một quá trình
không ngừng vận động, biến đổi và phát triển, do vậy tri thức của con người
cũng phải luôn đổi mới.
- Khái niệm về tri thức khoa học:
Trong lịch sử phát triển tư duy của nhân loại có rất nhiều quan niệm
khác nhau về khoa học, một mặt nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã
hội, mặt khác phụ thuộc vào trình độ của nhận thức. Xét về phương diện xã
hội khoa học là một hiện tượng xã hội có nhiều mặt, trong đó biểu hiện sự
thống nhất giữa những yếu tố vật chất và những yếu tố tinh thần. Về phương
diện nhận thức, khoa học là giai đoạn cao nhất của nhận thức, nhận thức lí

luận về phương diện triết học, khoa học là một hình thái ý thức xã hội đặc
biệt. Khoa học không chỉ phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào xã hội,
những chân lý của nóđược thực tiễn xã hội kiêm nghiệm mà khoa học còn là
kết quả của quá trình sáng tạo logic, của trực giác thiên tài: Khoa học là yếu
tố ngày càng có vai tròđặc biệt quan trọng của lực lượng sản xuất, quyết
định trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng, của phương thức
sản xuất và của xã hội nói chung.
Khoa học là một hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người
và về tư duy của con người. Nó nghiên cứu và vạch ra những mối quan hệ
nội tại, bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình, từđó chỉ ra những quy
luật khách quan của sự vận độngvà phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Hệ thống tri thức khoa học được hình thành trong quá trình nhận hức
của con người từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, tư duy trừu
tượng đến thực tiễn dưới dạng khái niệm phạm trù, quy luật, lý thuyết…
Như vậy, tri thức kha học là sự phản ánh thế giới mà còn được kiểm nghiệm
qua thực tiễn.
Tri thức khoa học còn có thểđược hình thành nhỏ trực giác hoặc tuân
theo những quy luật của logic học. Loại tri thức khoa học này, xét cho đến
cùng cũng là sự phản ánh thế giới hiện thực vàđược thực tiễn kiêm nghiệm.
do đó, một hệ thống tri thức được coi là tri thức khoa học phải đảm bảo tính
đúng đắn, tính chân thực.
Nhờ giáo dục đào tạo, tri thức khoa học có sức sống mãnh liệt, được
phổ biến rộng rĩa và lan truyền rất nhan chóng. Tốc độ lan truyền đóđã tăng
lên rất nhiều lần nhờ vào quá trình toàn cầu hoá và công nghệ thông tin. Nó
không chỉ là sức mạnh là sự biến đổi mau lẹ mà còn là biểu hiện sự giàu có,
thịnh vượng của mọi quốc gia, dân tộc và cá nhân. Hệ thống tri thức khoa
học là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài, liên tục của tư duy nhân loại
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay nóđang trở thành tài sản chung của
xã hội loài người.
- Tri thức và tri thức khoa học đối với sự phát triển của xã hội.

Tri thức rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Bởi vì mọi
việc mà chúng ta làm đều phụ thuộc vào tri thức một cách đơn giản làđể
sống, chúng ta phải biến đổi những nguồn lực mà chúng ta có thành những
đồ vật mà chúng ta cần vàđiều đó cần phải có tri thức. Trong lao động sản

×