Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đề tài - Một số Kinh nghiệm tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 24 trang )


Tên đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM “TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP”.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
"Kỹ năng sống" là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng
xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực
trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu
giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành
mạnh. Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó
khăn, thử thách; biết ứng ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù
hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc
sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ
bị thất bại trong cuộc sống.
Vì vậy có thể nói, kỹ năng sống của học sinh chỉ có thể được hình thành
thông qua hoạt động học tập và giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục khác
trong nhà trường. Trong đó hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong
những hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng sống
cho học sinh. HĐNGLL tạo điều kiện cho HS tiếp xúc và mở rộng ứng dụng
thực tế, trải nghiệm được nhiều vấn đề trong các hoạt động xã hội đồng thời gây
hứng thú trong học tập.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn
luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc;
giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống,
xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực,
chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
Vậy, làm thế nào để chúng ta giáo dục kỹ năng sống cho học sinh? tôi nghĩ
có nhiều phương pháp, nhiều cách thức để thực hiện việc này. Nhưng trong bài
viết này, tôi xin đưa ra Một số kinh nghiệm "Tăng cường giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp" để
góp một phần nhỏ vào việc thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ



1

năng sống trong nhà trường góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục con người
phát triển toàn diện về Đức-Trí-Thể-Mỹ trên cơ sở tiếp thu được các kỹ năng
sống đầy đủ.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Qua nghiên cứu tôi thấy HĐNGLL có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn
KNS. Bởi nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của HĐNGLL là củng cố tăng cường nhận
thức; bồi dưỡng thái độ tình cảm và hình thành hệ thống kỹ năng hành vi. Đặc
biệt là nhiệm vụ hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi, nhiệm vụ này nhằm rèn
cho học sinh những kỹ năng thực hiện các công việc lao động đơn giản, các kỹ
năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài thể dục, các trò chơi, các hành vi
ứng xử đối với mọi người trong gia đình; nhà trường và xã hội. Kỹ năng tham
gia hoạt động tập thể, kỹ năng biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt
động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin chủ động giao tiếp với mọi người.
Dựa vào những kỹ năng hành vi này để rèn luyện kỷ xảo, thói quen đạo đức bền
vững và tự quản trong sinh hoạt tập thể. Như vậy chúng ta phải biết phát huy tận
dụng nhiệm vụ này của HĐNGLL để góp phần rèn luyện KNS cho học sinh một
cách hiệu quả nhất.
Mặt khác, HĐNGLL là những hoạt động gần gũi, phù hợp với tâm sinh lý
lứa tuổi, lôi cuốn các em tham gia; phạm vi kiến thức kỹ năng rộng lớn, thuận
lợi cho giáo viên hướng dẫn lựa chọn các hình thức, phương pháp giáo dục phù
hợp. Học sinh dễ tiếp thu, được trực tiếp tham gia hoạt động từ đó hình thành kỹ
năng một cách nhanh chóng.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Qua nhiều năm theo dõi, chỉ đạo công tác chuyên môn ở trường THCS
Thủy An, tôi thấy thực tế của vấn đề này là:
a. Về giáo viên:
- Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên

2

chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động
này nên làm mất sự hứng thú của học sinh.
b. Về học sinh:
- Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít
sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
- Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong
cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gỗ lẫn nhau.
- Kỹ năng giao tiếp hạn chế, hay nói tục, chửi bậy.
c. Về Phụ huynh:
Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ
năng thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép. Đa số phụ huynh cho
rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức.
Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng
cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử
trong gia đình.
Phần lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế,
xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm.
d. Về nhà trường.
Năm học 2011-2012, Trường THCS Thủy An có 8 lớp với tổng số 255
học sinh. Trường được công nhận danh hiệu trường chuẩn Quốc gia mức độ 1
năm 2011. Từ năm 2003 đến nay luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện.
Trong hoạt động chuyên môn dạy và học, Nhà trường thường xuyên nghiên cứu,
cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh, không ngừng đổi mới PPDH phù hợp với nội dung chương trình. Và
đặc biệt chú trọng đến việc "Giáo dục kỹ năng sống" cho học sinh. Nhà trường
coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục

tiêu giáo dục. Chính vì thế ngay sau khi Bộ Giáo dục đào tạo đưa nội dung giáo
dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp, nhà trường tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về

3

việc tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh thực hiện
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”. Mỗi thầy cô
giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học
sinh. Mỗi giáo viên trong nhà trường không chỉ nâng cao chất lượng chuyên
môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm
của học sinh.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, ngoài việc lồng
ghép vào các môn học hàng ngày, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong
những con đường giáo dục có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh. Chính vì thế ngoài việc xây dựng và hoàn thiện các quy tắc ứng xử văn
hóa trong nhà trường, bằng nhiều hình thức khác nhau nhà trường thường xuyên
tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa với các cuộc thi như "Kể chuyện về
Bác Hồ", "Chúng em với an toàn giao thông" trò chơi dân gian, trò chơi vận
động,… Trường còn mời cựu chiến binh của xã tới trường trường kể chuyện cho
các em nghe về anh bộ đội Cụ Hồ; cho các em đi thăm quan các di tích lịch sử ở
địa phương như Đề thờ Nữ Tướng Lê Chân, thăm quan thắng cảnh như Đề Chu
Văn An; tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, dọn vệ sinh khu
tượng đài liệt sĩ, tổ chức các hoạt động quyên góp ủng hộ bạn nghèo, bạn bị
bệnh tật hiểm nghèo Thông qua những hoạt động này, nhà trường muốn rèn
luyện cho các em học sinh tính đoàn kết tập thể, khả năng làm việc theo nhóm.
Đồng thời xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em.
Chính nhờ việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường đã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, học sinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi

những kiến thức liên quan đến bài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em cảm thấy rất vui
và biết thêm nhiều kiến thức. Nhờ đó các em biết tự chăm sóc bản thân như là tự
sắp xếp góc học tập thật ngăn nắp, tự giặt quần áo cho mình, vệ sinh cá nhân và
môi trường sống Ngoài ra, em còn giúp bố mẹ nhiều việc nhà. Đây được xem
là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục xem

4

học sinh là trung tâm, góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cách học
sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Từ những thực trạng trên đây, thì việc "Tăng cường giáo dục KNS cho học
sinh thông qua HĐGDNGLL" là một việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các
em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao
tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân .
Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ muốn chia sẻ cùng quý đồng nghiệp
một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã thực hiện có hiệu quả trong việc"Tăng
cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp"
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Một số kinh nghiệm "Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp".
Để tăng cường giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
A. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC "TĂNG CƯỜNG
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP"
1: BÁM SÁT NỘI DUNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH .
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như các quá trình hoạt động giáo
dục khác trong nhà trường đều có cấu trúc xác định. Nội dung giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là những kỹ năng
được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người khác
và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống.
Những nội dung này hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối
thiểu để các em có thể tự lập Và mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự
tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống”. Vì vậy khi tổ chức các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cấn:
- Bám sát vào nội dung của giáo dục kỹ năng sống và vận dụng linh hoạt các
nội dung của giáo dục kỹ năng sống tuỳ theo từng hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp và điều kiện cụ thể.

5

- Xác định rõ các nội dung giáo dục kỹ năng sống (xác định rõ các kỹ năng
sống cần hình thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung của
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Tạo ra động lực cho học sinh, làm cho học sinh tham gia một cách tích cực
vào quá trình hình thành kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng ứng phó với
cảm xúc
2. ĐẢM BẢO THỰC HIỆN TỐT CÁC NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG:
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn
tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống
có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng sống đơn
giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với
những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
Vì thế giáo viên cần nắm rõ nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh. :
+ Tương tác: các kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề … được hình

thành tốt trong quá trình HS tương tác với bạn bè và những người xung quanh.
Tạo điều kiện để các em có dịp thể hiện ý kiến của mình và xem xét ý kiến của
người khác Do vậy GV cần tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác trong
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục kỹ năng sống cho các em.
+ Trải nghiệm: Cần phải có thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp cho HS được hoạt động thực, có cơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử lí các
tình huống cũng như phản biện…Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi người
học trải nghiệm qua thực tế và nó có kĩ năng khi các em được làm việc đó.
+ Nguyên tắc tiến trình và nguyên tắc thay đổi hành vi: Giáo viên không thể
giáo dục kỹ năng sống trong một lần mà kỹ năng sống là một quá trình từ nhận
thức- hình thành thái độ- thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi của một con người
đặc biệt hành vi tốt là quá trình khó khăn. Do vậy giáo dục kỹ năng sống không

6

thể là ngày một ngày hai mà phải là một quá trình và cần duy trì nó không thể là
cú nhát, nửa vời được.
+ Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục giáo dục kỹ năng sống được thực
hiện mọi lúc mọi nơi; giáo dục kỹ năng sống được giáo dục trong mọi môi
trường như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối đa cho HS
tham gia vào các tình huống thật trong cuốc sống.
Do đó trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tăng
cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo thực hiện tốt các
nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống.
3. PHÁT HUY VAI TRÒ TÁC DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ĐỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức theo mục
tiêu, nội dung, chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bản chất của hoạt
động này là thông qua các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt,
nhằm giúp người học chuyển hoá một cách tự giác, tích cực tri thức thành niềm

tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường thành chương trình
hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh,tạo cơ hội cho học
sinh trải nghiệm tri thức, thái độ , quan điểm và hành vi ứng xử của mình trong
môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục. Thông qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp có thể giúp học sinh sống một cách an toàn , khoẻ mạnh có khả
năng thích ứng với biến đổi của cuộc sống hàng ngày.Rèn luyện cho học sinh
các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như : kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn
hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là
chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện;
củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác
xã hội.Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt
động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống,
với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và
xã hội. Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự cần thiết và có
nhiều khả năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Do đó cần phát huy tối đa

7

vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tăng
cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
Sau ®©y t«i xin trao ®æi vµ giíi thiÖu Một số kinh nghiệm "Tăng cường giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp"
ở Trường THCS Thủy An mµ chóng t«i ®· thùc hiÖn có hiệu quả trong những
năm qua :
1. Thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với nội dung các
hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
-Tạo ra nội dung giáo dục mang tính trọn vẹn, thống nhất giữa nội dung giáo
dục kỹ năng sống và nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Việc thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với chủ đề của hoạt

động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện qua các bước sau:
+ Giáo viên phải nắm vững chương trình, phân phối chương trình hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp của từng khối lớp, đặc biệt là khối lớp giảng dạy và
thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Giáo viên nắm được nội dung của các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho
học sinh.
+ Phân tích chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để xác định
những chủ đề nào của chương trình có thể thiết kế được các chủ đề về giáo dục
kỹ năng sống.Chẳng hạn:
THỜI
GIAN
CHỦ ĐIỂM GỢI Ý NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ GDKNS
- Tháng
9/2011
Truyền
thống nhà
trường
- Nghe nói chuyện về ý nghĩa tên trường.
- Phát động phong trào quyên góp sách GK, vở
tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Tổ chức cuộc thi “ An toàn giao thông”
-Kỹ năng lắng
nghe tích cực
-Kỹ năng thể hiện
sự cảm thông.
- Kĩ năng làm chủ
bản thân.
-Kỹ năng thể hiện
sự tự tin.

- Tháng
10/2011
Chăm
ngoan học
giỏi
- Tổ chức câu lạc bộ : “Học mà vui, vui mà
học”.
- Tổ chức câu lạc bộ “Đôi bạn cùng tiến”.
- Phát động phong trào hoa điểm 10.
- Kỹ năng đảm
nhận trách nhiệm
-Kĩ năng hoạt động
đội, nhóm

8

-Kĩ năng hợp tác
Tháng
11/2011
Tôn sư
trọng đạo
- Phát động phong trào Chào mừng ngày Nhà
giáo Việt Nam
-Làm báo chủ đề về thầy cô, mái trường.
- Sinh hoạt tập thể kỉ niệm ngày 20/11
-Tổ chức hội thi văn nghệ : Tiếng hát mừng
thầy cô.
- Kỹ năng đảm
nhận trách nhiệm
-Kĩ năng hoạt động

đội, nhóm
-Kĩ năng hợp tác.
-Kỹ năng sáng tạo.
Tháng
12/2011
Uống nước
nhớ nguồn
- Tìm hiểu về truyền thống quân đội, nghe nói
chuyện về anh bộ đội Cụ Hồ
- Tập hát những bài hát về anh bộ đội.
-Kỹ năng lắng
nghe tích cực
- Kĩ năng văn
nghệ.
Tháng
1,2/2012
Mừng đảng
mừng
xuân.
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về truyền
thống địa phương
- Sinh hoạt tập thể kỷ niệm ngày 3/2, nghe nói
chuyện về truyền thống quê hương, đất nước,
Đảng.
-Kỹ năng lắng
nghe tích cực
-Kỹ năng giao tiếp
-Kỹ năng điều
khiển các hoạt
động tập thể

Tháng
3/2012
Tiến bước
lên đoàn
- Thi kể chuyện về bà, mẹ, các vị nữ anh hùng
dân tộc.
-Giao lưu văn nghệ- trò chơi dân gian
- Tổ chức hội thi: “Nghi thức đội”.
-Kĩ năng xác định
giá trị
-Kỹ năng sáng tạo.
-Kỹ năng giải
quyết vấn đề
Tháng
4/2012
Hòa bình
hữu nghị
- Tổ chức cuộc thi sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về
cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới.
- Tổ chức hội thi: “Múa hát tập thể”
-Kĩ năng xác định
giá trị
-Kỹ năng thể hiện
sự tự tin
Tháng
5/2012
Kính yêu
Bác Hồ
- Sinh hoạt tập thể kỷ niệm ngày sinh nhật Bác:
Nghe kể chuyện về Bác Hồ. Tìm hiểu về Bác

Hồ với thiếu nhi Việt Nam.
- Tổ chức hội thi: “Chúng em kể chuyện Bác
Hồ”.
-Kỹ năng lắng
nghe tích cực
-Kỹ năng thể hiện
sự tự tin.
Tháng
6,7,8/
2012
Hè vui bổ
ích
- Tổ chức câu lạc bộ “ Sao nhi đồng”
- Tổ chức hội trại
-Kỹ năng thể hiện
sự tự tin.
-Kỹ năng điều
khiển các hoạt
động tập thể.
-Kỹ năng giao tiếp
2. Vận dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh.
- Luôn "làm mới" các hình thức thực hiện từng chủ đề của hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp

9

- Đa dạng hoá các loại hình hoạt động của hoạt động GD ngoài giờ lên lớp.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh tích cực

tham gia.
- Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh khiến các em say mê
khám phá. Các hoạt động mà nội dung đơn điệu, hình thức không phong phú
học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ. Vì vậy cần sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt
động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện
mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Sau đây tôi đưa ra một hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Giáo viên phụ trách cần phải
xây dựng các hoạt động theo từng chủ đề, chủ điểm của từng tháng và có kịch
bản cho từng hoạt động và có sự chuẩn bị chu đáo về cả hình thức tổ chức và
các điều kiện phục vụ cho hoạt động đó.
Khi tiến hành tổ chức một HĐNGLL cần phải tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Đặt tên chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu giáo dục phải
đạt được.
Bước 2: Giáo viên phụ trách cần vạch kế hoạch, thời gian tiến hành. Chuẩn
bị về nội dung, hình thức hoạt động, các phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt
động. Phân công công việc cụ thể, dự kiến các tình huống xảy ra. Thường xuyên
đôn đốc, kiểm tra sự chuẩn bị.
Bước 3: Tiến hành hoạt động.
Đối với các hoạt động của lớp, cần cố gắng tạo điều kiện để học sinh tự
quản, tự điều khiển, nhất là ở các lớp 8, lớp 9; còn giáo viên nên đóng vai trò là
người hỗ trợ, là người giúp đỡ các em.
Bước 4: Rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả.
Cần phải rút kinh nghiệm để các hoạt động tiếp theo được tốt hơn, hiệu quả
hơn. Khi rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả cần tập trung vào hình thức tổ chức
hoạt động, nội dung hoạt động, quá trình tự quản, tự điều khiển của học sinh để
bước chuẩn bị cho những hoạt động tiếp theo đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra.

10


Ví dụ tổ chức một hoạt động: Chủ đề: Bác Hồ kính yêu.
a) Mục đích: Giúp các em hiểu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của Bác
Hồ. Tự hào là cháu ngoan của Bác, các em phấn đấu rèn luyện, học tập tốt để trở
thành Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, chủ nhân tương lai của đất nước.
Hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng mạnh dạn, thích giao tiếp,
độc lập suy nghĩ, sáng tạo, đồng thời rèn luyện cho nhiều em khả năng tổ chức,
điều khiển các hoạt động tập thể.
Tạo cho học sinh trong lớp không khí phấn khởi, tin tưởng “Vui mà học,
học mà vui”, làm cho các em luôn luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của lớp.
b) Chuẩn bị:
* Bảng di động
* Phấn màu đỏ để ghi từ hàng dọc.
* Phấn màu trắng để ghi chữ cái hàng ngang.
* Ảnh chụp: Chân dung Bác, cảng Bến Nhà Rồng.
c) Nội dung ô chữ: Ô chữ:
(1) V Ă N B A
(2) K I Ế P B Ạ C
(3) K I M Đ Ồ N G
(4) N H Ư N G U Y Ệ T
(5) H Ồ Q U A N G
(6) H A I B À T R Ư N G
(7) T R À N G A N
(8) H Ồ N G
(9) N G Ô Q U Y Ề N
(10) H À N G N G A N G
* Gợi ý tìm từ:

11

Hàng ngang thứ 1: (Từ gồm 5 chữ cái): Tên Bác Hồ ghi trong sổ lương

ngày 5/6/1911 trên con tàu La – tút –sơ - Tơ - rê – vin của Pháp.
Đáp án: VĂN BA  xuất hiện chữ B
(Ngày 5/6/1911 Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước và trên con tàu La –
tút –sơ - Tơ - rê – vin của Pháp Bác đã lấy tên là Văn Ba).
Hàng ngang thứ 2: (Từ gồm 7 chữ cái): Nơi có đền thờ Trần Hưng Đạo tại
Chí Linh – Hải Dương.
Đáp án: KIẾP BẠC  xuất hiện chữ Ê
Hàng ngang thứ 3: (Từ gồm có 7 chữ cái): Người đội truởng đầu tiên của
Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Đáp án: KIM ĐỒNG  xuất hiện chữ N
Hàng ngang thứ 4: (Từ gồm 7 chữ cái): Đây là tên con sông mà ngày nay
có tên là sông Cầu
Đáp án: NHƯ NGUYỆT  xuất hiện chữ N
Hàng ngang thứ 5: (Từ gồm 7 chữ cái): Tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh
dùng khi hoạt động ở Trung Quốc.
Đáp án: HỒ QUANG  xuất hiện chữ H
Hàng ngang thứ 6: ( Từ gồm 10 chữ cái): Tên 2 nữ tướng trong cuộc khởi
nghĩa chống giặc phương Bắc xâm lược.
Đáp án: HAI BÀ TRƯNG  xuất hiện À
Hàng ngang thứ 7: (Từ gồm 7 chữ cái):
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người………
Đáp án: TRÀNG AN  xuất hiện chữ R
Hàng ngang thứ 8: ( Từ gồm 4 chữ cái) : Đây là con sông còn có tên là Nhị Hà.
Đáp án: HỒNG  xuất hiện Ồ
Hàng ngang thứ 9: ( Từ gồm 8 chữ cái): Tên vị vua chiến thắng quân Nam
Hán trên sông Bạch Đằng.
Đáp án: NGÔ QUYỀN  xuất hiện N

12


Hàng ngang thứ 10: ( Từ gồm 9 chữ cái): Phố có số nhà 48, nơi đây vào
năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ.
Đáp án: HÀNG NGANG  xuất hiện G
Các chữ xuất hiện ở từ hàng ngang: BẾN NHÀ RỒNG
Gợi ý từ chìa khoá: Từ gồm 3 tiếng có 10 chữ cái: Tên một bến cảng của
thành phố mang tên Bác. Nơi đây vào ngày 5/6/1911, Bác Hồ của chúng ta đã ra
đi tìm đường cứu nước.
Trên đây là một hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động
này đã thu hút 100% các em trong toàn trường tham gia, nó tạo cho các em sự
thoải mái, không nhàm chán mà còn giúp các em chăm chỉ, hăng say, phấn đấu,
rèn luyện học tập trở thành con người phát triển toàn diện xứng đáng là chủ
nhân tương lai của đất nước.
3. Một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Thủy An
nhằm thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Xuất phát từ nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp và nội dung, nguyên tắc
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS chúng tôi đã tiến hành các hoạt động
cụ thể như sau:
a. Hoạt động văn hóa nghệ thuật:
Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh
hoạt tập thể của trẻ em, nhất là học sinh THCS. Hoạt động này bao gồm nhiều
thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui, độc tấu, nhạc
cụ, thi kể chuyện… Các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng
mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Đây là một trong những kỹ năng rất quan
trọng trong xu thế toàn cầu hóa. Xác định được tầm quan trọng của hoạt động
này nhà trường đã thường xuyên tổ chức các hoạt đông phù hợp với chủ điểm
từng tháng.

13


Hội thi văn nghệ nhân dịp đón Bằng công nhận trường đạt chẩn Quốc gia.
.
Hội thi Chúng em “Kkể chuyện Tấm gương đạo đức Bác Hồ”

14

Tổ chức lễ kí cam kết thực hiện pháp luật.
Tổ chức “ Hội thi văn nghệ”

15

b. Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao:
Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em.
Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh ở trường
tiểu học. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học
căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao
tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái… Nói về hoạt động này
thì nhà trường đã tổ chức thực hiện có hiệu quả đạt mục tiêu đã đề ra.
Hội trại và Hội thi nghi thức đội.
Tổ chức hội thi “Múa hát tập thể”

16

Hội thi “Cầu lông” cấp trường.
Tổ chức Trò chơi dân gian "Kéo co" được HS yêu thích
c. Hoạt động xã hội:
Bước đầu đưa học sinh vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao
hiểu biết về con người, đất nước, xã hội. Đây là một hoạt động tuy khó nhưng

17


nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua hoạt động này, giáo dục cho
các em tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và giáo dục các em có
tinh thần trách nhiệm, có nghĩa vụ đối với cộng đồng; các em sẽ được bồi dưỡng
thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người. Trong thực tế, hoạt động này đã được
nhà trường tiến hành tương đối tốt. Hoạt động này phải được khai thác một cách
triệt để nhằm phát triển tối đa nhân cách ở các em.
Lễ dâng hương Đền thờ nữ tướng Lê Chân của HS

18

Tổ chức phát động phong trào: Quyên qóp giúp đỡ người nghèo.
d. Hoạt động lao động công ích:
Đây là một loại hình đặc trưng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội, với
công cuộc xây dựng đất nước. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho
trẻ hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh.
Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào đời sống như: Trực nhật, vệ
sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp. Đây là
hoạt động thật sự cần thiết giúp các em thích nghi với cuộc sống xung quanh.
Sau này dù có rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt nào thì các em vẫn có thể tồn tại
được. Đó là nhờ các em biết lao động. Hoạt động này được tiến hành thường
xuyên trong nhà trường.
Vệ sinh môi trường là hoạt động thường xuyên của HS trong trường.
e. Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật:
Đây là hoạt động giúp các em tiếp cận được những thành tựu khoa học - công
nghệ tiên tiến của nhân loại, của đất nước, của địa phương. Điều đó sẽ tạo cho
các em niềm tin, kích thích học tập và mong muốn đạt được kết quả tốt hơn.
Những hoạt động này có thể là sưu tầm những bài toán vui, sưu tầm các loại cây


19

thuốc quý; thi hỏi đáp về các hiện tượng của tự nhiên và xã hội, tìm hiểu các
danh nhân, các nhà bác học, đố vui có thưởng… Đây là một hoạt động nhằm tạo
điều kiện cho các em làm quen với việc nghiên cứu khoa học và tự khẳng định
mình. Có thể nói đây là hoạt động mà nhà trường đang chú trọng.
Tóm lại, HĐNGLL có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc hình thành KNS cho
HS. Do đó, các nhà quản lý giáo dục cần tạo mọi điều kiện thật tốt cho những
giáo viên phụ trách công tác này để sao cho việc rèn luyện KNS cho HS.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Khi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp "Tăng cường giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh", ở mỗi lớp trong nhà trường chúng tôi đã tiến hành
nhận xét và đánh giá những yêu cầu đã đặt ra, đồng thời rút kinh nghiệm trong
cách tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . Và chúng tôi nhận thấy:
- 100% học sinh của trường rất hào hứng và thích thú với hoạt động này. Nó
đã cuốn hút các em; khuyến khích các em cố gắng vươn lên, tạo điều kiện cho
tất cả học sinh cùng tham gia và có cơ hội trình bày, trao đổi và nhận xét lẫn
nhau.Từ đó giúp cho các em nắm những kỹ năng sống cơ bản như khả năng
nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin và tạo không khí thi đua lành mạnh.
Thông qua hoạt động này, đã giúp các em tự điều chỉnh, bổ sung trao đổi,
hợp tác tốt hơn để góp phần giáo dục cho các em những kỹ năng thực hiện các
công việc lao động đơn giản, các kỹ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài
thể dục, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình, trong
nhà trường và trong xã hội. Những kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng
tổ chức những hoạt động chung cùng nhau, biết phối hợp với mọi người cùng
thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và giao tiếp
với mọi người. Dựa vào những kỹ năng, hành vi này để rèn luyện những kỹ xảo,
thói quen đạo đức bền vững và tự quản trong sinh hoạt tập thể.
Xin nêu một vài số liệu của HS trường chúng tôi trong năm học 2011-2012
như sau:

- Không có học sinh bỏ học.

20

- Tỉ lệ tốt nghiệp đạt 100%.
- Số học sinh giỏi cấp Huyện: 5 em
- Số học sinh giỏi cấp Tỉnh: 2 em
*Về hạnh kiểm: Có 100% các em xếp loại hạnh kiểm từ khá trở nên.
* Về học lực:
IV. PHẦN KẾT LUẬN
Từ thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm"Tăng
cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh " ở trường THCS Thủy An chúng
ta đã có thể rút ra một số kết luận sau đây:
1.Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học sinh tự
cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kỹ năng;
thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá
trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
2. Giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho
học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng
phó các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội,
giảm bớt tỷ lệ phạm pháp.
3. Giáo dục kỹ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò,
sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu
quả giáo dục. Học sinh được giáo dục kỹ năng sống xác định được bổn phận và
nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.
4- Giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của
người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của
người thầy. Vì vậy, để học sinh không thất vọng vì thầy thì trước hết “mỗi thầy

21

Năm học Số HS Tốt Khá TB Yếu
2011 - 2012 225 30 0 0
Năm học HS giỏi
HS tiên
tiến
HS trung bình HS yếu Lên lớp thẳng
2011 - 2012 48 129 74 4 98.43%

cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đang
vận động.
5- Giáo dục kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung,
nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng
thành cũng vẫn cần học kỹ năng sống.
6-Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm, một
chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở mọi
lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kỹ năng sống rất đa
dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một
cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc
điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương.
7-Giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường
mà của cả xã hội, cộng đồng, có như vậy mới mong đào tạo ra được những thế
hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn quá trình tổ
chức thực hiện "Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp" ở trường chúng tôi. Tuy
nhiên do năng lực bản thân nên chắc chắn rằng sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và bổ sung thêm của các đồng
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo dục kỹ năng sông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 453/KH-BGDĐT ngày 30 tháng 7
năm 2010 về việc Tập huấn và triển khai Giáo dục Kĩ năng sống trong một số
môn học và Hoạt động giáo dục ở Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ
thông trên toàn quốc

22

VI. MC LC
I. T VN . Trang 1
1. C s lý lun: Trang 2
2. C s thc tin: Trang 2
II. NI DUNG NGHIấN CU:. .Trang 5
A. Cỏc bin phỏp t chc thc hin: Trang5
1. Bỏm sỏt ni dung GDKNS Trang 5.
2. m bo thc hin tt nguyờn tc GDKNS: Trang 6
3. Phỏt huy vai trũ tỏc dng hiu qu HGDNGLL: Trang 7
B. Mt s ni dung bin phỏp c th: Trang 8
III. KT QU NHIấN CU: Trang 20
III. KT LUN: Trang 21
IV. TI LIU THAM KHO Trang 22
V. MC LC: Trang 23

Thuỷ An, ngày 20 tháng 4 năm 2011
Ngời viết
Bùi Thị Anh

23

×