Tiểu luận Triết học
LỜIMỞĐẦU
Trong buổi gặp mặt trò chuyện với các chiến sĩ trẻ Bác Hồđã nói rằng: “
Một năm bắt đầu từ mùa xuân .Một đời người bắt đầu từ tuổi trẻ và tuổi trẻ là
mùa xuân của đất nước”.Vai trò và tầm quan trọng của giới trẻ luôn được Bác
ca ngợi, đề cao, đặc biệt trong giai đoạn đất nước chúng ta đang từng bước
thay đổi, phát triển, đi lên hội nhập với thế giới thì lực lượng trẻ với hành
trang tri thức là yếu tố vô cùng quan trọng giúp đất nước phát triển, giàu
mạnh. Thế nhưng, thật đáng buồn có một sốít thanh niên trẻ ngày nay không
lo dùi mài kinh sử, không chú tâm học hành, tu luyện đạo đức mà lại “chuyên
tâm” vui thú, ăn chơi, hưởng lạc cùng với những “nàng tiên nâu”, “nữ hoàng
áo hồng”…. Thời gian gần đây giới trẻ Hà Nội rộ lên phong trào sử dụng
“thuốc lắc”- một loại ma tuý nguy hiểm gây tác hại ,ảnh hưởng rất xấu đến
đời sống tinh thần của giới trẻ, làm băng hoại xã hội, suy đồi đạo đức và gây
nên biết bao nỗi đau nhức nhối cho gia đình và xã hội .
Với tư cách là một công dân trẻ tuổi, sống- học tập-làm việc dưới hiến
pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam, với vốn kiến thức còn hạn hẹp của
một sinh viên em cũng xin được góp tiếng nói của mình vào phong trào chống
sử dụng thuốc lắc nói riêng và chất Ma tuý tổng hợp nói chung. Trong bài tiểu
luận này, bằng cặp phạm trù Nguyên nhân –Kết quả và những kiến thức lý
luận triết học em hy vọng sẽ giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về nguồn gốc, đặc
điểm cũng như những tác hại mà “thuốc lắc” gây nên để từđó chúng ta có thái
độ , hành động kiên quyết loại bỏ thuốc lắc, nói “không” với thuốc lắc.
Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới thầy giáo Lê Hữu Tầng –
giảng viên bộ môn triết học – người đã giúp đỡ em rất nhiệt tình để em có thể
hoàn thành tốt bài tiểu luận này .
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
1
Tiểu luận Triết học
Lê Kiên Quyết
CHƯƠNG I: VẤNNẠNSỬDỤNG “THUỐCLẮC”
CỦAGIỚITRẺTHÀNHPHỐHÀNỘI
1- Khái niệm “ma tuý”; “thuốc lắc”:
Trong những năm gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng
“Ma tuý”được nhắc đến rất nhiều nhưng “Ma tuý”là gì thì có nhiều cách hiểu
khác nhau. Trước đây “Ma tuý” thường được gọi là “thuốc phiện” bởi khi đó
chỉ có thuốc phiện là chất gây nghiện nhưng ngày nay những chất gây nghiện
xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng, muôn hình, muôn vẻ nên “Ma tuý” được
dùng để chỉ các chất gây nghiện nói chung. “Ma tuý” là một chất độc dược,
dùở bất cứ hình thức nào: tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thểđều
gây ra những phản ứng làm thay đổi một số chức năng trao đổi, chất gây ra
những tổn thất lên hệ thần kinh tạo cho tâm lý con người một thói quen, một
khao khát, đam mê khó có thể bỏđược hay gây nên những trạng thái tâm lý
không bình thường, làm mất đi một số chức năng cơ bản vốn có của cơ thể,
tạo ra những ảo giác, cảm giác mới lạ hay làm giảm cơn đau.
“Thuốc lắc” là một dạng của chất ma túy tổng hợp, có tên khoa học là
Methylendioxy amphetamin (MDMA) được các nhà khoa học phát hiện vào
năm 1912. Sau một thời gian dài quên lãng, đến đầu thập niên 70 của thế kỷ
XX một tiến sỹ khoa học người gốc Nga (sinh năm 1925, hiện đang mai danh
ẩn tích trong vùng núi Lafeyette ở Califonia- Mỹ) tên là Alexander Shulgil
được nghe nói đến MDMA vàđãđiều chế thành công hợp chất này .Năm 1978
ông trình bày tác dụng của MDMA trong một công trình khoa học rồi MDMA
được áp dụng vào y học điều trị cho những bệnh nhân tâm thần. Dần dần
MDMA bị lạm dụng lọt ra ngoài xã hội và trở thành chất ma tuý như nhiều
loại tân dược gây nghiện, một tay buôn bán MDMA đãđặt cho nó cái tên là
“Estasy” ( nghĩa là “sung sướng, mê ly, ngây ngất” ). “Estasy”nhanh chóng
nổi tiếng và trở thành thứ ma tuý nguy hiểm lây lan khắp toàn cầu .
2
Tiểu luận Triết học
“Estasy” xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 1998 đầu năm 1999, nó
nhanh chóng trở thành thứ ma tuý thời thượng vàđược dân chơi gọi là “thuốc
lắc”. Kẻđầu tiên gieo rắc thứđộc dược ma quái này vào thành phố là Eric (sinh
năm 1963) người Hồng Kông, tiếp sau đó là vợ chồng Chung Quốc Minh và
Bùi Thuỵ Giang Thanh , Sục Hân …Tuy đưa “Estasy” vào sau nhưng con cáo
già trong giới buôn bán và tổ chức các đường dây thuốc lắc lại là Tai Chin
Kheng tức Hai Tài (1960- quốc tịch Singapor) chúng liên tục du nhập vào
thành phố hàng loạt mẫu mã, hàng mới nhằm đầu độc giới trẻ, huỷ hoại tinh
thần và thể xác họ
2. Tác hại và những ảnh hưởng của thuốc lắc đối với đời sống sinh
hoạt và tinh thần của giới trẻ
Bất cứ vấn đề nào cũng có tính hai mặt, tính tích cực- tiêu cực và sự tồn
tại của “thuốc lắc” cũng vậy. Thuốc lắc nếu được sử dụng đúng liều lượng,
thời gian, đúng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc thì nó là một phương thuốc
hiệu quả giúp chữa các căn bệnh tâm thần , ung thư….nhưng nếu tựý sử dụng
vào mục đích giải trí sẽ gây nên các thay đổi về chức năng sinh lý và tâm lý
trong cơ thể con người, dùng nhiều lần sẽ thành nghiện rất có hại cho sức
khoẻ và mang lại hậu quả không lường. “Estasy” tuy không gây nghiện nhanh
và lệ thuộc nặng nề như Hêrôin nhưng sức tàn phá của nó thì gấp nhiều lần.
“Estasy” khi đưa vào cơ thể sẽ tác động mạnh lên hệ thần kinh trung ương tạo
cho người sử dụng ảo giác về mọi mặt: Người ta bị kích thích, hưng phấn,
năng động hơn, không có cảm giác mệt mỏi, đói khát và chống lại sự buồn
ngủ nhưng tất cả những cảm giác ấy chỉ là sự giả tạo khiến con người bị kiệt
quệ sức lực trong tình trạng vô thức . Điều này lý giải vì sao mà dân nghiền
thuốc lắc có thể “bay”, “lắc”, nhảy nhót cuồng loạn liên tục nhiều tiếng đồng
hồ và thậm chí là nhiều ngày đêm mà không biết mệt .
“Estasy” còn tấn công thẳng vào não bộ phá huỷ các nơron thần kinh làm
giảm trí nhớ, mất khả năng tư duy, gây rối loạn, suy nhược cơ thể khiến người
sử dụng dễ mắc chứng hoang tưởng, bệnh trầm cảm, tư tưởng chán chường
3
Tiểu luận Triết học
vàdùng trong thời gian dài còn có nguy cơ nhũn não, do đó “Estasy” còn được
gọi là thuốc điên, là kẻ thù của bộ não. Nữ hoàng thuốc lắc đã hành hạ khiến
cho không ít người sau những cơn nhảy nhót quay cuồng đã không làm
chủđược bản thân lảm nhảm cười nói, quậy phá lung tung và sẵn sàng gây sự
với mọi người như Hân- một chủ sạp kinh doanh quần áo- chỉ sau một tháng
làm quen với thuốc lắc côđã trở thành đệ tử của nó. Từ một người kinh doanh
tài giỏi, yêu thương chồng con, Hân đã không coi gia đình là gì nữa. Tính tình
cô cũng thay đổi hẳn “cô luôn cáu kỉnh và sẵn sàng gây sự lớn tiếng với người
thân với khách hàng và thậm chí sẵn sàng đánh nhau chỉ vì một sự phật ý
nhỏ”(1). Ngoài những đặc tính chung là không kiềm chế, kiểm soát được
hành vi, không phân biệt được khoảng cách, cảm giác bịđánh lừa, mỗi loại
“Estasy” còn có những tác hại riêng như: kích dục mạnh, kích thích bạo lực
khiến người sử dụng sẵn sàng phạm tội, đánh chém lẫn nhau. Chỉ cần một
viên thuốc bé nhỏ là dân “lắc” có thể cảm nhận ngay được cảm giác bay bổng,
muốn được yêu vây quanh và cũng từ chính những giây phút lên tiên ấy mà
rất nhiều bạn nữđã tình nguyện hiến dâng cái quý nhất của đời mình cho bạn
lắc để rồi đến khi tỉnh ra thì hối không kịp. Có một thực tếđáng buồn nữa là
trong hầu hết các điểm chứa chấp sử dụng thuốc lắc trái phép, dân “lắc” đều
mang theo mã tấu và dao nhọn.
Thuốc lắc xuất hiện như một cơn sốt mang theo những hệ luỵđen tối và
những hiểm hoạ khôn lường. Thuốc lắc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của
đất nước mà cụ thể làảnh hưởng đến vấn đề kinh tế, tài chính của từng gia
đình bởi mỗi lần “chơi” muốn được “phê” thì cần phải cóđèn sáng, nhạc mạnh
và phải đông người, chính vì thế giá cả một lần “chơi” thường rất cao. Theo
như L- một dân “bay” chính hiệu- thì “từ tối thứ sáu đến tối chủ nhật, hôm
nào hội L cũng phải lắc lưđến tận ba giờđêm” và “ tiêu chuẩn mỗi người trong
hội L là sài một viên hoàng hậu, đốt hết ba bao ba số, gần chục chai rượu tây,
ước chừng ngốn gần chục triệu” không những vậy L còn tự hào khoe “để có
trình độ lắc điêu luyện như hiện nay ước tính học phí hai năm qua của L cũng
4
Tiểu luận Triết học
ngang tầm tới vài con spacy”(2). Không biết bao nhiêu tiền của đã tan theo
những cuộc “ bay “ thâu đêm nhưng điều đó cũng không quan trọng bằng sức
khoẻ và tương lai của giới trẻ . Khi đã nghiện “cắn” họ sẽ bị cuốn vào những
đêm lắc dài vô tận, sẽ rất khó từ bỏ, họ sẽ chẳng biết sợ hãi là gì: Sau vài
tháng vùi đầuvào nhưĩng cơn lắc thâu đêm , V “Từ một cô gái xinh xắn,
trẻđẹp, tràn đày sức sống, bạn bèđã không còn nhận ra cô nữa. Trông cô tàn tạ
và xuống sắc kinh khủng, thiếu ngủ, mệt mỏi và bê trễ công việc, cuối cung V
bị xa thải. Chán đời cô lại tìm đén lắc đẻ giải sầu và cuối cùng khi không còn
một xu dính túi để lắc , côđã tự biến mình thành gái bao để thoả mã thú vui
điên rồ”(3). Và còn rất nhiều bạn trẻ khác đã bỏ bê học hành đểđi theo tiếng
gọi của “nàng tiên áo hồng”, đi mà không hề biết rằng mình đang bước trên
con đường đen tối không có tương lai.
Thuốc lắc vơí những mặt, những thuộc tính riêng đãảnh hưởng rất lớn
đến đời sống sinh hoạt và tinh thần của giới trẻ và dù thế nào thì kết cục cuối
cùng mà những con nghiện lắc nhận được vẫn là sự bệ rạc, buông thả , trắng
tay vàđiên loạn.
3.Tình trạng sử dụng thuốc lắc hiện nay ở thành phố Hà Nội
Ecstasy xuất hiện nhanh chóng và lên ngôi ở Việt Nam từ năm 2000, nó
len lỏi vào đời sống cộng đồng và từng được gọi bằng những cái tên mỹ miều
là “đại ca hồng”, “nữ hoàng áo trắng”… Năm 2001 tình hình buôn bán và sử
dụng thuốc lắc tạm lắng xuống nhưng vẫn âm ỉ, ngấm ngầm rồi bùng phát lên
như hiện nay. Theo đánh giá của uỷ ban quốc gia phòng chống tệ nạn Ma tuý-
Mại dâm thì: “Tình hình buôn bán, sử dụng thuốc lắc tập chung chủ yếu ở Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003 các cơ quan chức năng phát hiện
và tịch thu trên 27000 viên ecstasy”. Gìơđây thuốc lắc được coi là “mốt thời
thượng” thống lĩnh các quan bar, vũ trường, các buổi tiệc tùng, sinh nhật. Dân
“lắc” Hà Nội ngày càng đông và có xu hướng trẻ hoá, không chỉ có những
sinh viên, học sinh cấp ba mà ngay cả những học sinh câp hai cũng chốn học
đi nhảy và lắc thử. Chính lực lượng trẻđông đảo đã tạo điều kiện cho thị
5