Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Những mẹo vặt, quy tắc trong kĩ năng sống hàng ngày, những câu chuyện về tâm hồn cao thượng làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.3 KB, 37 trang )

40 quy tắc
giúp cho cuộc
sống hạnh
phúc hơn.
Làm thế nào để chúng ta thoát khỏi sự căng thẳng và cảm
xúc tiêu cực để thực sự bắt đầu tận hưởng một cuộc sống
mạnh khoẻ và hạnh phúc? Hãy tuân thủ những mẹo nhỏ và
quy tắc đơn giản sau xem sao.


1. Đi bộ từ 10 đến 30 phút hàng ngày. Và trong khi bạn đi
bộ hãy mỉm cười.

2. Ngồi trong yên lặng ít nhất 10 phút mỗi ngày.
3. Ngủ đủ 8 tiếng một ngày.
4. Nguyên tắc sống với: Hoạt động tích cực, hăng hái nhiệt
tình và sự đồng cảm.


5. Chơi thể thao nhiều hơn nữa.
6. Đọc nhiều sách hơn bạn đã làm trong tháng trước.
7. Thực hành phương pháp ngồi thiền, tập yoga và cầu
nguyện.
8. Dành thời gian cho ông bà, bố mẹ, những người trên 70
tuổi và trẻ con dưới 6 tuổi.
9. Ước mơ nhiều hơn khi bạn đang tỉnh táo.
10. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, hạn chế ăn những
thực phẩm đã chế biến sẵn.
11. Uống nhiều nước.
12. Cố gắng làm cho ít nhất 3 người cười mỗi ngày.
13. Khơng lãng phí năng lượng quý giá cho việc buôn bán


tầm phào.
14. Quên các vấn đề của quá khứ đi. Cũng đừng nhắc đi
nhắc lại những lỗi lầm của bạn đời trong quá khứ.
15. Không suy nghĩ đến những vấn đề tiêu cực hoặc những
thứ bạn khơng thể kiểm sốt. Thay vào đó hãy đầu tư sức lực
vào những vấn đề tích cực hiện tại.


16. Cuộc sống chỉ là một trường học và bạn đang ở đây để
học hỏi. Các vấn đề khó khăn chỉ đơn giản là một phần của
chương trình học xuất hiện bây giờ rồi sẽ biến mất dần đi
như môn đại số nhưng những bài học mà bạn đã học sẽ dùng
cho cả đời.
17. Buổi sáng ăn cho mình, buổi trưa ăn cho bạn và buổi tối
ăn cho kẻ thù. Chính vì vậy bữa sáng là quan trọng nhất.
18. Mỉm cười và cười nhiều hơn nữa.
19. Cuộc sống không quá dài để bạn lãng phí thời gian ghét
bất kỳ ai. Vì vậy hãy loại bỏ những cảm giác đau khổ và
ghen ghét đi nhé.
20. Đừng quá nghiêm khắc với bản thân. Khơng ai hồn hảo
cả đâu.
21. Bạn khơng cần phải thắng cuộc trong tất cả các cuộc
tranh luận đâu. Hòa thuận là hơn cả.
22. Tạo bình yên trong quá khứ để không phá hỏng hạnh
phúc của hiện tại.
23. Đừng so sánh cuộc sống của bạn với người khác. Và
cũng đừng so sánh người bạn đời của mình với người khác
bạn nhé.



24. Khơng ai nắm giữ hạnh phúc của bạn ngồi bạn cả.
25. Tha thứ cho mọi người về tất cả mọi thứ.
26. Đừng bận tâm về những điều người khác nghĩ về bạn.
27. Thời gian sẽ hàn gắn mọi thứ.
28. Dù có trong trường hợp nào, tốt hay xấu, mọi thứ đều sẽ
thay đổi.
29. Công việc của bạn sẽ không chăm sóc được bạn khi ốm
đâu, mà chỉ có những người thân và bạn bè. Vậy nên hãy giữ
liên lạc thường xuyên với họ.
30. Loại bỏ bất cứ thứ gì khơng có ích. Hãy vui tươi hơn
31. Ghen tị là một việc làm lãng phí thời gian. Bạn đã có mọi
thứ bạn cần hoặc sẽ có được những gì bạn thực sự muốn.
32. Điều tốt nhất là điều chưa đến.
33. Cho dù bạn có cảm thấy như thế nào, hãy thức dậy, thay
đồ và thể hiện mình.
34. Tận hưởng cuộc sống ở mọi thời điểm và thử những điều
mới lạ.
35. Gọi điện thoại cho gia đình thường xuyên.


36. Để cho tâm hồn luôn luôn hạnh phúc bạn sẽ thấy thực sự
hạnh phúc.
37. Mỗi ngày làm một việc tốt cho người khác.
38. Đừng làm quá sức. Hãy giữ giới hạn cho riêng mình.
39. Khi bạn thức dậy vào mỗi buổi sáng, nên cám ơn cuộc
sống.
40. Hãy yêu bản thân bởi bạn là duy nhất và tuyệt vời theo
cách riêng của bạn.

Nghệ thuật làm lànhbí quyết sống.

Các nhà xã hội học cho biết, những cuộc cãi cọ lặt vặt gặm
nhấm cuộc sống có đến 3/4 các gia đình ở thành phố, nó là
kẻ thù chính của hạnh phúc gia đình.


Khi vợ chồng gặp bất hồ có thể chỉ do một yêu cầu nào đấy
không được đáp ứng hoặc không khắc phục được một thói
quen làm cho nhau khó chịu, nó có thể bắt đầu từ một cái rất
nhỏ cũng làm rạn nứt tình cảm vợ chồng. Khi đó, người ta
thường phản ứng theo một trong ba cách sau:
1. Hy sinh những điều mình thích và làm theo điều
mà người kia muốn.
2. Khơng cần biết người kia nghĩ gì, cứ làm theo cách
mình thích.
3. Lờ đi, coi như khơng có chuyện gì xảy ra.
Trong thực tế, cả ba cách đó đều khơng xua tan được bầu
khơng khí bất hồ, có khi còn đẩy mâu thuẫn đến chỗ gay
gắt hơn. Nhà tâm lý học người Mỹ, Wylliam John cho rằng
trong hôn nhân, làm lành là một nghệ thuật mà nếu không
biết, bạn có thể phải chia tay cả với người bạn đời có thể
sống hạnh phúc với mình. Trong bài này chúng tôi giới thiệu
những "quy tắc vàng" trong nghệ thuật làm lành của
Wylliam.
Quy tắc thứ nhất: Thương lượng vui vẻ và an toàn.


Đa số mọi người thường coi việc phải làm lành với vợ hay
chồng nặng nề như đi vào phòng tra tấn. Bởi vì những cố
gắng của họ thường khơng đi đến đâu, sau khi trở ra với
những tổn thương về tình cảm. Vì thế chẳng ai muốn đàm

phán làm gì khi nhìn thấy trước chỉ tồn những đau đớn và
thất vọng. Cho nên trước khi bắt đầu đàm phán, bạn phải
nắm chắc quy tắc cơ bản là cả hai cùng vui vẻ. Hãy cất ngay
vẻ mặt khó đăm đăm của bạn đi và hãy nở nụ cười. Sao cho
bạn cảm thấy như bạn sắp được làm cái mà bạn thích, nó có
cảm giác thú vị giống như khi ta làm một chuyện đầy hào
hứng trong hôn nhân. Bạn phải tin chắc mình sẽ vui vẻ và an
tồn khi đàm phán. Muốn thế cần tuân thủ 3 điều cơ bản
dưới đây :
Thứ nhất: Duy trì sự hào hứng trong suốt quá trình đàm
phán, bạn hãy thẳng thắn thoải mái nêu vấn đề trong tâm
trạng vui vẻ. Tất nhiên cuộc đàm phán có thể mở ra triển
vọng làm lành nhưng cũng có thể đi đến bế tắc, do đó phải
lường trước những phản ứng cảm xúc ngược lại. Người bạn
đời có thể bắt đầu cảm thấy lo lắng, cảnh giác về cái gì đó
mà bạn sắp nói ra. Nếu thấy tình hình khơng sáng sủa, bầu
khơng khí khơng sẵn sàng, bạn nên dừng lại. Wylliam
thường huấn luyện cho khách hàng cách chuẩn bị tiếp nhận


những ý kiến trái ngược với mình. Bất kể tình huống nào
cũng vui vẻ, ngay cả trong tình huống mà đối phương nói
hay làm cái gì đó xúc phạm đến bạn.
Thứ hai: Đặt yêu cầu an toàn lên trên hết bởi vì mục đích của
làm lành là để cứu vãn hôn nhân, bởi thế không được thô lỗ
hay giận dữ trong khi điều đình dù đối phương tỏ ra thiếu
lịch sự hay nóng nảy với bạn. Nếu bạn buột miệng xúc phạm
đối phương một câu là bạn đã rơi vào một trong những "pha"
nguy hiểm của sự điều đình. Khi thấy mình bị xúc phạm và
bạn muốn trả đũa là bản năng tự vệ trong bạn bắt đầu thức

dậy, và trừ phi bạn có một một nỗ lực phi thường để chống
lại nó, còn thì bạn sẽ chuyển cuộc thương lượng thành một
cuộc đấu khẩu không đi đến đâu. Lúc này bạn nên nhớ khẩu
hiệu : an toàn là trên hết và khơng có cách nào thơng minh
hơn là tn thủ điều thứ ba sau đây.
Thứ ba: Nếu bạn thấy cuộc thương lượng như đi vào đường
hầm khơng lối thốt, nếu một trong hai người chỉ đòi hỏi thô
lỗ, hoặc đùng đùng giận dữ, thì cách hay nhất là rút lui. Bởi
vì bạn khơng thể giải quyết vấn đề tại một thời điểm bất lợi
như thế khơng có nghĩa rằng bạn sẽ khơng tìm thấy một cơ
hội khác trong tương lai. Hãy chịu đựng "chiến tranh lạnh"
thêm một thời gian, và bạn sẽ ngạc nhiên về cơ hội làm lành


khác mà bạn có thể nghĩ ra. "Rút lui" khơng chỉ có nghĩa là
đi chỗ khác mà là chuyển đề tài tới cái gì đó thú vị hơn và
đợi thời cơ khác. Bạn phải từ bỏ cách cư xử cứng nhắc, như
kiểu đã định hơm nay nói là phải nói hết, muốn ra sao thì ra.
Đó là cách phá huỷ hơn nhân chứ khơng phải cứu vãn nó.

Quy tắc thứ hai: Tìm ra cái mà đối phương quan tâm.
Sau khi bạn đã dựa vào quy tắc cơ bản là bảo đảm an toàn và
thảo luận thú vị, bạn hãy sẵn sàng để điều đình. Nhưng phải
bắt đầu từ đâu ? Trước hết bạn phải đi từ vấn đề mà đối
phương quan tâm. Khơng ít đơi hồn tồn khơng hiểu
ngun nhân chính của sự xung đột và cũng khơng biết đối
phương quan tâm tới cái gì. Có khi chính họ cũng không biết


thật ra mình muốn gì ? Wylliam thường giúp đỡ các đôi làm

sáng tỏ những vấn đề riêng tư của mỗi người khiến họ sửng
sốt khi mọi cái hoá ra rất đơn giản. "Tưởng gì, hố ra có thế
mà cứ cãi nhau mãi". Có người thốt lên như vậy. Và chỉ khi
họ hiểu những vấn đề của nhau, hiểu quan điểm của người
kia, họ mới nhận ra mâu thuẫn không nghiêm trọng như họ
tưởng. Họ tìm ngay ra giải pháp và xung đột được giải quyết.
Sự hiểu nhau là chìa khóa đi tới thành cơng của sự điều đình,
khi đó chẳng cần phải cố gắng lắm cũng thoả mãn nhau. Sẽ
dễ dàng hơn nhiều khi ta điều đình với ai mà biết rõ họ muốn
gì. Còn khơng, ta sẽ gạt phăng yêu cầu của họ khiến họ cảm
thấy bị coi thường và thế là bùng nổ giận dữ. Nếu bạn muốn
tìm kiếm những giải pháp thiết thực cho vấn đề của bạn, thì
bạn sẽ tìm thấy chúng khi bạn sẵn sàng nhượng bộ trước
những yêu cầu của đối phương để đi đến một thỏa thuận
chung.
Có người bước vào đàm phán với một lơ đòi hỏi của mình,
với mục đích giành phần thắng bằng mọi giá, họ rất mù mờ
về yêu cầu của người kia. Một anh chồng đem ở đâu về một
con mèo nhưng vợ anh ta khơng thích mèo vì chị dị ứng với
lơng của nó nên chị u cầu chồng đem cho ai hay vứt con
mèo đi. Nhưng anh chồng lại cho rằng mèo là loài động vật


đáng u nhất và anh khơng thể vứt nó. Một hôm anh ta đi
làm về không thấy con mèo đâu, hỏi ra mới biết vợ đã đem
cho một người quen. Anh chồng nổi giận, bắt vợ đi đòi về,
thế là hai vợ chồng cãi nhau to, giận nhau hàng tháng trời.
Wylliam đề nghị mỗi người nhớ lại và viết ra giấy nội dung
cuộc cãi nhau. Vừa nhìn vào hai văn bản này, ông đã phát
hiện vấn đề thực sự không phải con mèo mà là từ ngày vợ

làm được nhiều tiền đã tỏ ra coi thường chồng. Chị tự quyết
mọi việc trong nhà không cần hỏi ý kiến chồng hoặc có hỏi
nhưng làm ngược lại. Thì ra vấn đề là anh chồng có mặc cảm
mình bị vợ coi thường, anh ta muốn khẳng định mình vẫn là
chủ gia đình. Cuối cùng họ đã nhượng bộ nhau và vấn đề
được giải quyết thế mà trước đó cả hai cùng khăng khăng
hoặc là con mèo, hoặc là ly hôn, còn bà mẹ vợ thì quyết định
đi mua con mèo khác về đền cho anh con rể và bảo anh ta
đem về phòng riêng mà nuôi.
Cách thứ ba : Tháo gỡ mâu thuẫn một cách sáng tạo.
Bạn đã tìm ra mối quan tâm của người kia, bây giờ bạn hãy
sẵn sàng cho phần sáng tạo là tìm ra giải pháp mà bạn nghĩ
sẽ làm cho cả hai hạnh phúc. Giải pháp này có thể khơng
liên quan gì đến vấn đề mà các bạn đang mâu thuẫn. Chẳng
hạn có một bộ phim hay đang chiếu ngoài rạp mà cả hai đều


muốn xem. Bạn có thể nghĩ ra cách mua vé để vợ chồng
cùng đi xem. Trên đường về, trong khi dư âm của bộ phim
còn khiến tâm trạng cả hai hứng khởi, bạn có thể kêu khát
nước và ngỏ ý muốn bạn đời cùng vào một quán giải khát
nào đó. Biết đâu chính ở đó, cuộc hồ giải được kết thúc một
cách hồn hảo. Thử nhớ lại q trình u nhau trước khi
cưới, chắc hẳn các bạn cũng có những phen lục đục nhưng
hồi ấy sao bạn lắm sáng kiến thế, còn bây giờ bạn chỉ nghĩ
đến một cuộc nói chuyện tay đôi thẳng thắn như ngồi họp
hoặc như công an lấy khẩu cung ? Nếu bạn toàn tâm toàn ý
với việc làm lành, chắc chắn bạn sẽ nghĩ ra những tùy chọn
làm vui lòng cả hai. Hãy lấy một mảnh giấy ghi lại những ý
tưởng khi bất chợt bạn nghĩ ra có thể làm đối phương vui

lòng. Bạn hãy sẵn sàng nhượng bộ với ý nghĩ :"Ta sẽ để cho
họ làm cái mà họ muốn vào lúc này, nhất định họ sẽ để cho
ta làm cái mà ta muốn lần sau".
Cách thứ tư: Khoanh vùng phạm vi mâu thuẫn.
Các chuyên gia về gia đình nhận thấy nhiều khi vợ chồng
thường mắc bệnh lan man khi tranh cãi với nhau về một vấn
đề. Khơng ít trường hợp sau khi cãi nhau kịch liệt người ta
khơng nhớ nổi nó đã bắt đầu từ cái gì. Một anh đi làm về
đang ngồi hí hốy tháo cái quạt ra, chữa lại bộ phận "tuốc-


năng" bị hỏng thì giật mình nghe vợ hỏi :"Anh để hành ở chỗ
nào ?", là vì trước khi về, anh ta đã nhận được cú điện thoại
của vợ dặn đi qua chợ mua hộ một ít hành nhưng anh ta quên
mất. Anh bảo vợ :"Không cần hành cũng được" nhưng người
vợ muốn chồng chạy ù ra chợ mua hành vì món ăn đó khơng
thể thiếu hành được, còn cái quạt ngày mai sẽ đưa ra hiệu
cho thợ sửa, anh sửa lấy chỉ có "lợn lành chữa lợn què". Anh
chồng điên tiết vất quạt xuống sàn, kèm theo một tiếng gì đó
khá tục tĩu. Chị vợ lầm bầm :"Người có văn hố mà ăn nói
như vậy". Anh chồng quắc mắt :"Đại học mà vơ văn hố thì
trung cấp như cơ xếp loại gì ?". Vợ đáp lại :"Đại học cũng
năm bảy đường, có người chạy chọt có cái bằng chứ trong óc
chỉ tồn bã đậu". Kết thúc cuộc chiến là một lá đơn ly hôn đủ
cả hai chữ ký. Cho nên khi làm lành không nên nhằm vào cái
đuôi của mâu thuẫn mà cố nhớ lại lúc đầu cãi nhau vì cái gì
thì chỉ rút kinh nghiệm về cái đó. Nên biết rằng những lời
sau được nói ra trong cơn tức giận mà q giận thì mất khơn.
Một nhà thơ cổ La Mã còn nói :"Tức giận là điên một lúc",
ta không chấp người điên.

Các nhà xã hội học cho biết, những cuộc cãi cọ lặt vặt gặm
nhấm cuộc sống có đến 3/4 các gia đình ở thành phố, nó là
kẻ thù chính của hạnh phúc gia đình. Sau khi cãi cọ bao giờ


cũng đến một giai đoạn giận dỗi và sau đó là làm lành. Nếu
vợ chồng biết cách làm lành và cao hơn nữa đạt đến nghệ
thuật làm lành thì chúng ta khơng sợ tranh cãi. Bởi vì như ai
đó nói :"Hơn nhân là cuộc nói chuyện dài thỉnh thoảng phải
giải lao bằng những cuộc cãi nhau". Có điều nên lưu ý nữa là
khi cãi nhau không nên sử dụng "vũ khí hạng nặng" thì khi
làm lành sẽ dễ hơn nhiều.

BA CÂU CHUYỆN VỀ
THÁI ĐỘ SỐNG.
Câu chuyện 1: Người khách Tây đi du lịch
Một buổi chiều muộn, mưa lạnh lâm thâm, tôi đánh xe rời
khỏi cánh cổng Học viện về nhà, tràn dâng trong người sự
mệt mỏi. Đi được một đoạn đường ngắn, gần đến Ngã tư khá
rộng Nguyễn Chí Thanh – Huỳnh Thúc Kháng…Dòng xe bị


kẹt cứng….Sốt ruột vì chờ đợi nhiều người phóng xe máy
lên thảm cỏ rất đẹp bên cạnh để cố len lên phía trước…Tất
cả lại càng khó lòng có thể nhích lên được…Mọi người
nghển cổ nhìn lên phía Ngã tư chỉ cách đó hơn trăm mét :
Hai anh Cảnh sát giao thông đã rất cố gắng, lúc đứng, lúc đi
ngược xuôi cầm gậy chỉ đường ra hiệu mà không cải thiện
thêm được mấy tí…dường như đã oải, hai anh lách đứng trên
vỉa hè…

Đám đông người đen kịt trên đường…Bên cạnh tôi nhiều lời
tục tĩu đã văng ra vu vơ và với nhau…Lòng tơi thật chán
chường…cố gắng nhích từng cm sau từng khoảng thời gian
dài…
Bỗng nhìn về phía trước sát Ngã tư, một anh Tây khoảng 30
tuổi, đầu đội mũ bảo hiểm xe đạp đua, trong trang phục quần
bò và áo len mỏng, lưng đeo ba lô, đang vác trên đầu chiếc
xe đạp địa hình. Anh ta cố tìm cách len ra khỏi đám đơng
đang kẹt cứng ở đó…Nhiều người bên cạnh tơi nói : giá mà
mình khỏe như thằng đó nhỉ, vác xe về nhà cho nhanh…
Anh Tây trẻ đó đã len lên được vỉa hè, chỗ đó rộng hơn và
có thể đã tương đối thuận lợi cho anh ta đi tiếp ra khỏi chỗ
kẹt tắc này. Nhưng ơ kìa…Anh ta dựng chiếc xe đạp vào gốc


cây ở vỉa hè, rồi lại cố len lách đến chính giữa Ngã tư…rồi
bằng những động tác ngơ nghê của người khơng có nghề,
hăng hái tả xung hữu đột, hò hét bằng thứ tiếng nước nào
đó…ra hiệu và hướng dẫn cho những người đang kẹt ở xung
quanh đó nên đi như thế nào….
Ơ hay, rất nhanh chóng tình trạng kẹt cứng xung quanh Ngã
tư được giải tỏa…Hai anh Cảnh sát xăm xắn trở lại cơng
việc…Và kì lạ hơn…một người đàn ông trung niên bị tâm
thần, hàng ngày tôi vẫn gắt gặp lang thang ở các Ngã ba Ngã
tư quanh đấy cũng từ đâu xuất hiện ! Họ như cùng nhau hăng
hái phối hợp gỡ nút tắc giao thông lúc này….Dòng xe được
lưu thốt…
Khi tơi đi ngang qua họ…giơ tay chào như một biểu hiện
cảm ơn…Mọi người hối hả lao đi trên con đường đã thơng
thống…Tơi như thấy hết mệt....Nhưng thay vào đó lại trào

dâng trong một ý nghĩ: Ngày mai chúng ta, những con người
tỉnh táo, chủ nhân thực sự của đất nước này sẽ tháo gỡ các
ách tắc trong cuộc sống của mình như thế nào đây???...
Câu chuyện 2 : Ông già trên bãi biển
Được vài ngày nghỉ hè, tơi chọn Sầm Sơn để thư giãn….Tơi
đặc biệt thích dậy sớm hơn thường lệ bách bộ ra bãi biển tắm


và ngồi một mình trên chiến ghế rộng ngả người, tĩnh lặng
trong lòng ngắm nhìn đắm đuối ra Biển khơi… Tơi khơng có
hứng thú quan sát ngó nghiêng bao người đi lại, dong chơi
quanh trên bờ biển.
Nhưng đến sáng ngày thứ ba, một người đàn ông luống
tuổi, mảnh khảnh nhưng thanh tao, khoảng trên 60 đi vào
trong mắt tôi – hai buổi sáng trước tơi cũng nhìn thưa thống
thấy mà khơng hề để ý. Ơng đeo một chiếc giỏ mây đi dọc
bãi biển mót nhặt từng con ốc nhỏ vương vãi không kịp
xuống Biển cùng với Thủy triều. Từng lúc sau, như cái giỏ
cũng đã lưng lưng, ông mang ra mép nước thả hết chúng
xuống…rồi lại như thế cho đến lúc Mặt trời đã hơi cao
bóng…Ơng ngồi khoanh tay bó gối trên cát hướng ra Biển,
vẻ mặt có vẻ thư thái như vừa làm xong được điều gì quan
trọng. Sát bên cạnh ông một đám khá đông các thanh niên
tuấn tú, có vẻ như sinh viên…ngồi vòng tròn chuyện phiếm
vui vẻ.
Một cậu chàng quay lại ông xởi lởi hỏi : này bác già ơi…
mấy sáng nay bọn cháu cứ thấy bác làm cái trị gì thế ạ ? À,
tao nhặt những con sò con ốc nhỏ còn sống mang chúng ra
Biển, khỏi bị nắng thiêu chết mà uổng cháu ạ – Ông vui trả
lời, mắt vẫn nheo hướng ra Biển. Ôi giời…bác có làm mãi



thế được khơng ? Mà rồi bọn sị ốc ấy ra được Biển biết đâu
lại chui vào lưới người ta đánh mang ra chợ bán rồi cho
thiên hạ xào nấu ăn sống nuốt tươi đó thơi…Cả đám cười tóe
lên hưởng ứng câu nói dí dủm của cậu chàng.
Này cháu – Ông ấy hỏi – Mày là sinh viên ư? Đang học gì
thế ? Dạ…Cậu chàng kéo dài giọng làm dáng lễ độ, nhưng
cợt nhả, trả lời : Bác khí quan tâm nhẩy, cháu đang học đại
học Y Hà Lội…
- Thế đời mày về sau cứu được bao nhiêu người mà phải học
Y, nghe nói lâu và vất vả lắm…
- Giời ạ, bác lạ nhỉ, ở đời cứu được một người là quí, thế cứ
phải là đi thi Olimpic như Huỳnh Đức mới cần thể dục thể
thao chắc? Mà bao nhiêu người tập tành mãi có được huân
chương như Huỳnh Đức đâu nhưng vẫn cứ tiếp tục tập đấy
thôi?
- Thế đấy cháu ạ! Tao cũng biết khơng cứu xuể bọn sị ốc
vương trên bãi biển, và số phận chúng chẳng sẽ biết như thế
nào. Nhưng tao vẫn làm vì đó là niềm vui sống của tao, cũng
như mày đang vui học Y đó thơi. Có được một chút niềm vui
ấy cũng có tác dụng giống như chúng mày đang học hay thể
thao vậy…


- Ní nuận hay lắm cụ ạ…Cậu chàng thốt lên đùa cợt, nhưng
rồi chững lại, giọng chùng xuống, đủ nghe thấy rõ được :
này bác ơi… nhưng thật đúng quá…Cậu ta đứng dậy tách
khỏi đám bạn bước về phía Ơng ấy, ngồi xuống bên cạnh,
cùng quay mặt ra phía Biển, khơng nói gì thêm với nhau

nữa…nhưng có vẻ như đơi bạn vong niên thân tình!
Tơi bước ra bờ sóng đang dạt dào, từ từ ra xa và ngửa mặt
lên bơi…bơi…ngước nhìn Mặt Trời đã rất cao… Một buổi
sáng như nói với tôi về những ngày muôn vàn trong Cuộc
sống của mình…
Câu chuyện 3 : Gia đình người bạn tơi
Hai người ấy, họ là vợ chồng bằng tuổi nhau, cùng là bạn
học của tôi ngày xưa…thân thiết cho đến bây giờ…
Họ đều là Trí thức, đã trải qua bao khó khăn trong cuộc sống
như muôn vàn người cùng thời…chỉ sinh được duy nhất một
cô con gái xinh xắn. Chúng bạn tôi thường gọi họ là đôi
Uyên Ương, còn họ gọi cô con gái của mình là Họa Mi…Gia
đình họ đúng như tên gọi ấy vậy, hạnh phúc và đầm ấm
lắm… không chỉ là bây giờ, khi đã có cuộc sống rất đảm
bảo…


Cô con gái giỏi giang, càng lớn càng xinh đẹp và nết
na….Nơi thành phố thời buổi này, ai biết cũng tấm tắc ca
ngợi là q hóa lắm. Cơ con gái tốt nghiệp đại học loại giỏi,
ra trường, chủ động xin làm việc tại một Ngân hàng lớn
trong thành phố, lương khởi điểm khá cao như ghi nhận của
Ban lãnh đạo về sự xuất xắc của cô bé. Cuộc sống tươi đẹp
đó trơi qua được hai năm…
…Một hơm cơ bé ốm nặng, bố mẹ cho đi khám….Trời Đất
ơi!!!…Họ tưởng như chết đứng ngay lúc đó vì mọi chẩn
đốn đều khẳng định : Cô con gái duy nhất của họ bọ bệnh
ung thư máu! Họ đau khổ tuyệt vọng còn hơn chính mình bị
rơi xuống vực thẳm địa ngục ! Nhưng tình yêu thương con
vô bờ bến đã khiến họ giữ được sự bình thường mỗi khi đối

mặt trò chuyện bên con gái…Cũng không thể dấu con mãi.
Cô bé sau khi biết sự thật cũng tuyệt vọng khủng hoảng đến
mức không thiết sống thêm ngày nào nữa chỉ để mà phải chờ
đợi cái chết đau đớn sắp đến….Biết rằng khơng có cách nào
cứu được con gái thân yêu nữa, Hai vợ chồng đã biến những
ngày còn lại ngắn ngủi của con mình thành những ngày,
những giờ phút có thể đem đến cho con gái những điều tuyệt
vời nhất…Họ đã cùng xin nghỉ việc khơng lương, thường
xun bên con gái…nhưng hồn tồn khơng phải với vẻ


thiểu não đau đớn hoặc với những sự động viên an ủi của
người đang khỏe mạnh với người bị trọng bệnh….Mạnh mẽ,
vui vẻ, nồng ấm…Họ mang đến giường con gái âm nhạc,
tranh vẽ, thơ ca, hoa thơm…như con gái thường yêu thích…
cho đến những cảm nhận thú vị về thiên nhiên mỗi ngày…
Họ dồn hết tình cảm và khả năng để con gái không còn cảm
thấy đang bị bệnh, không thấy phải cần đến bác sĩ bênh cạnh,
cho dù mọi điều họ thực hiện chăm sóc bệnh đều theo chỉ
dẫn thấu đáo của bác sĩ giỏi….Mỗi ngày là một niềm vui
thích bất ngờ đem đến cho con gái…Và có gì có thể làm một
người bệnh như thế vui bất ngờ được đây nếu khơng phải là
hai vợ chồng họ tồn tâm và tích cực sống với từng giây,
từng li ti suy nghĩ, tâm lí của con mình !? …
Rồi cái chết không đợi cũng đến với con gái họ…phũ
phàng!!!
Chúng tôi, những người bạn xưa cùng rất nhiều người
khác đến đưa con gái họ về nới an nghỉ cuối cùng…Những
vòng hoa, những bó hoa trắng rất nhiều xung quanh huyệt
mộ đã được đào sẵn…những thanh niên trai gái cùng học với

cô bé ngày xưa dựa vào vai nhau nức nở thương tiếc bạn…
Những người lớn chúng tơi đứng quanh đó bao nhiêu người
không cầm được những dòng nước mắt cảm thương đau


xót….Hai vợ chồng bạn tơi, mặc bộ đồ trắng sang trọng, sát
bên nhau, cùng quì xuống bờ đất còn tươi mới đào, nhìn đăm
đăm chiếc quan tài trắng đang được phu mộ hạ dần xuống
lòng huyệt, trên tay mỗi người một bông hồng trắng….Cả
hai đều mỉm cười, ánh mắt long lanh như nắng nhẹ….vẫy
bơng hoa trên tay, họ cứ nói mãi nhẹ nhàng : Con gái yêu
ơi…Con của Cha Mẹ ơi…Họa Mi ơi….Con đi vui nhé…Cha
mẹ luôn bên con….Cha mẹ ln cùng hát với con mỗi
ngày…Con gái ơi….
Tơi q xuống bờ huyệt bên kia, đối diện họ, nghe từng tiếng
rõ ràng..nước mắt tn rơi khơng sao kìm được…Cầm bơng
Hoa Hồng Trắng vẫy chào cháu….
Huyệt mộ đã xong…mọi người nấn ná, như muốn đến bên
họ như cùng chia sẻ…nhưng họ vẫn quì bên nấm mộ đã đắp
xong…Mọi người cũng dần về hết….Còn tôi ở lại, lặng lẽ
đứng mãi sau lưng họ…Đến bây giờ tôi mới hiểu rằng : Cho
dù thế nào, hãy sống tốt đẹp với nhau như đây là lần cuối có
thể gặp nhau…


Câu chuyện ý nghĩa
về hạnh phúc:
Vị kỷ,
sòng phẳng
và vị tha!



Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới ga Tình yêu:
Sòng phẳng, Vị Kỷ và Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai
gói đồ: Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ khác nhau:
Sòng phẳng: Cho = Nhận
Vị kỷ: Cho < Nhận
Vị tha: Cho > Nhận

Trong lúc rỗi rãi ba người tán gẫu về hành lý của mình. Sòng
phẳng lên tiếng:
- Tôi thấy hành lý của các anh lệch lạc, thật khó mang theo.
Còn tơi ln cân đối Cho và Nhận nên mang đi dễ dàng.
- Anh làm thế nào cho cân được? Vị kỷ hỏi.


×