Bạn biết gì về ngày Giáng sinh - The origin Of Chrismas
Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Nô-el, hay Nô-en (từ tiếng
Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta") là một
ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc giáo. Họ tin là
Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và
năm 6.
Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng
12. Tuy nhiên, những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julius
để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.
Lịch sử Lễ Giáng Sinh
Lúc chưa có lễ Noel, tại Rome, mỗi năm vào mùa này, nguyên châu Âu người ta cũng
tổ chức lễ Thiên chúa giáo, nhưng dưới một hình thức khác.
Thờ cúng thần Mithras
Khoảng mùa Đông Chí (Soltice d'hiver), vị thần Mithras (Mặt Trời) này được hình
tượng chiến đấu với bò rừng. Ngày 25 tháng 12, người ta giết bò đực và rải máu khắp cánh
đồng: đất trở nên mầu mỡ hơn và mùa màng tốt đẹp hơn. Tại Rome, ngày này là ngày có
đêm dài nhất, người ta làm lễ đón Mặt trời trở về, tượng trưng bằng một bé sơ sinh.
Lễ Giáng Sinh
Chữ Giáng sinh nguồn gốc từ chữ natalis, nghĩa là ngày sinh ra đời. Đặc biệt là hồi mới
có Thiên chúa giáo, không có Noël. Thật vậy, Thánh kinh không nói rõ ngày Giáng sinh.
Có vài Giáo hoàng định ngày sinh của Chúa Jésus khoảng tháng 3 hay tháng 4.
Biểu tượng cây thông Noel
Noël được phát minh năm 354 khi Giáo hoàng Liberus muốn biến đổi cách tôn thờ
Thần Mithras mà người ta sùng bái mỗi lần Ðông chí dưới dạng một bé sơ sinh, được thay
thế bởi sự sinh ra đời của Chúa Jésus. Ðể khỏi bị lộn, ông đã lấy ngày 25 tháng 12 cho lễ
này.
Hanoukka, lễ ánh sáng
Vào thế kỷ thứ II trước Công nguyên, vua Antiochus thống trị Israël. Judas Maccabée
kêu gọi các nhà yêu nước nổi dậy đuổi dân Syrie ra khỏi Jérusalem. Để làm lễ mừng sự
khôi phục đất nước, những gia đình Do Thái đốt đèn sáp có 8 nhánh.
Tám ngọn đèn tượng trưng cho 8 ngày liên tiếp đền thờ được đốt sáng một cách mầu
nhiệm nhờ một bình dầu do lính của Antiochus làm lật đổ. Trong lễ Hanoukka, trẻ con
nhận một con vụ có ghi 4 chữ Hébreux có nghĩa "Đó là một sự nhiệm mầu lớn"
Cứ mỗi dịp Giáng sinh về mọi người lại trao nhau những cánh thiệp xinh xắn kèm theo
những lời chúc thân thương, nhưng có mấy ai biết rằng thiệp Giáng sinh đã ra đời từ rất
lâu, khoảng hơn 2 thế kỷ trước.
Lịch sử thiệp Giáng sinh
Tập tục gửi thiệp Giáng sinh bắt nguồn từ xứ sở sương mù vào năm 1843. Trước đó,
mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người chỉ có thể viết thư tay chúc mừng Giáng sinh và đích
thân đem đến người nhận. Thời gian sau, nhờ hệ thống bưu điện phát triển mà việc gửi thư
chúc mừng Giáng sinh không còn tốn nhiều công sức nữa. Loại thiệp Giáng sinh đầu tiên
do J.Horsley - một họa sĩ ở London - thiết kế.
Thế là Noel năm 1843, Horsley trình làng tấm thiệp Giáng sinh đầu tiên trên thế giới là
kiểu tranh 3 phần được vẽ bằng tay. Phần ở giữa mô tả cảnh một gia đình quây quần bên
bữa tiệc Giáng sinh và hai phần còn lại tả cảnh trẻ em nghèo được cho ăn no và mặc ấm.
Trên tấm thiệp Giáng sinh đầu tiên này nổi bật câu chúc mừng: "Chúc bạn Giáng sinh vui
vẻ và một năm mới hạnh phúc!" (Merry Christmas and a happy new year to you!).
Với mẫu thiết kế thiệp Giáng sinh trên, Henry Cole cho ra lò 1.000 tấm thiệp và
trong số này hiện còn khoảng 12 tấm vẫn nằm đâu đó trong các bộ sưu tập cá nhân hay ở
các viện bảo tàng.
Bùng phát thiệp Giáng sinh
Một loại thiệp Giáng sinh của Mỹ lấy phiên bản từ thiệp Giáng sinh đầu tiên của Anh.
Thiệp Giáng sinh nhanh ng bùng phát ở Anh khi chính phủ nước này thông qua một đạo
luật vào năm 1846 cho phép người dân có thể gửi thư đến bất kỳ nơi nào trong nước với
giá rẻ. Trong suốt 10 năm sau đó, thiệp Giáng sinh trở thành mốt thịnh hành ở nước Anh
và không lâu sau du nhập sang cả Đức
.
Tranh trên thiệp của Prang rất đa dạng, từ tranh Thánh Mẫu, cây cối được trang hoàng,
ông già Noel cho đến các loài hoa với muôn sắc màu như hoa hồng, hoa cúc, hoa phong
lữ... song những tấm thiệp này thường có giá rất cao. Thiệp của Prang được công chúng
đánh giá cao do ông đã cất công pha trộn đến 20 sắc màu trên một tấm thiệp. Kể từ năm
1881, ông xuất ra thị trường đến 5 triệu thiệp mỗi năm.
Ông già Noel
Suốt thời kỳ nội chiến ở Mỹ (1860-1865), Tổng thống A.Lincoln đã yêu cầu họa sĩ
tranh biếm họa chính trị T.Nast phác họa tranh ông già Noel cùng lính liên bang để khuyến
khích tinh thần của họ. Và hình ảnh ông già Noel yêu nước trong bộ trang phục màu đỏ
xuất hiện trên mặt thiệp trở nên phổ biến trong mùa Giáng sinh.
Suốt Thế chiến thứ 2, hình ảnh chú Sam hay những hình mẫu yêu nước khác xuất hiện chủ
đạo trên mặt thiệp Giáng sinh nhằm nhắc nhở người dân Mỹ tưởng nhớ đến sự hy sinh của
nhiều người khác để họ có khoảnh khắc vui vẻ như hôm nay. Thiệp Giáng sinh với những
hình vẽ hài hước trở nên thịnh hành vào thời chiến tranh lạnh.
Thiệp Giáng sinh cũng dần trở thành công cụ hữu hiệu thể hiện ước nguyện của con người
ở từng thời điểm khác nhau. Chẳng hạn những năm 60-70, ở Mỹ xuất hiện loại thiệp với
hình ảnh ông già Noel cưỡi... tên lửa thay vì con tuần lộc truyền thống nhằm phản ánh lòng
đam mê của Mỹ với ngành vũ trụ còn non trẻ.
biểu tượng Giáng Sinh
Cây tầm gửi và cây ô-rô (Cây nhựa ruồi)
Hai trăm năm trước khi Chúa Jesus ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ
niệm ngày Mùa Đông đến. Họ thường dùng nó để trang trí trong ngôi nhà của mình. Họ tin
rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật.
Những người dân ở đảo Xcăngđinavi cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình và
sự hoà thuận. Họ còn đồng nhất cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là thần Frigga.
Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ niềm tin này.
Lúc đầu nhà thờ cắm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của
nó. Thay vào đó, cha đạo đề nghị dùng cây ô-rô (Cây nhựa ruồi) làm loại cây dùng cho lễ
Giáng Sinh
Yù nghĩa của vòng tầm gủi và vòng ô rô: tượng trưng cho mão gai của Chúa Giê-xu.
Hạt ô rô màu đỏ giống như máu của Ngài
Cây trạng nguyên
Quê hương của cây trạng nguyên (Poinsettias) là Mêhicô. Chúng được đặt theo tên
của Joel Poinsett đại sứ đầu tiên của Mĩ ở Mêhicô và ông cũng chính là người mang loại
cây này về nước Mĩ năm 1882.
Vào thế kỉ 18, người Mêhicô coi cây trạng nguyên là biểu tượng của ngôi sao ở Bet-le-lem
do vậy mà cây trạng nguyên luôn đi cùng với mùa Giáng Sinh.
Chiếc gậy kẹo :
Vào năm 1800 , một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của lễ Giáng
sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo . Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình
bằng cách uốn cong một trong số những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo .
Qua cây gậy kẹo của minh , ông đã kết những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hy sinh
của Chúa Jesus . Màu trắng thể hiện cho sự trong trắng và vô tội của Chúa Jesus ,. Sau đó ,
ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Đức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết
trên cây thánh giá . Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi sao linh thiêng của Chúa ( sự hợp nhất
của Cha, Con và Thánh thần ) . Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà
Chúa đã đổ cho loài người . Khi nhìn vào cái móc của cây gậy , ta thấy nó giống hệt cây
gậy của người chăn cừu vì Chúa Jesus chính là người chăn dắt con người . Nếu bạn lật
ngược cây gậy , nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus .
Hang đá và máng cỏ
Trong truyền thuyết ,Chúa sinh ra trong một hang đá nhỏ,nơi máng cỏ của cac mục
đồng chăn chiên tại thành Bethelem.Ngày nay, vào đêm 24-12 tại các giáo đường đều có
hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức me Maria,chung
quanh có những con lừa,tượng Ba Vua, một số thiên thần,Thánh Giuse trên mái nhà có ánh
sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn ba vua tìm đến với Chúa.Mọi người đều hướng về
Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh khỏi chiến tranh,nghèo đói và
bất hạnh.
Ngôi sao giáng sinh :