Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Quả mướp thực phẩm ngon, vị thuốc quý rẻ tiền của người dân thường.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.54 KB, 13 trang )

Cây mướp
vừa là rau ăn
lại là vị thuốc
Mướp là một loại rau quả dùng phổ biến
trong nhân dân, được chế biến thành nhiều
món ăn ngon, thanh mát trong mùa hè. Bên
cạnh đó, mướp còn là một vị thuốc chữa
được nhiều bệnh.
Cây mướp thuộc loại dây leo, thân có nhiều tua cuốn bò lan
trên giàn, hoa màu vàng, trái thuôn dài có màu xanh nhạt,
chứa nhiều dưỡng chất, vị ngọt, tính bình, có mùi thơm nhẹ.
Mướp có hai loại: mướp trâu là loại quả to, màu xanh đậm;
mướp hương quả nhỏ, màu xanh nhạt và có mùi thơm ngát.
Cả hai loại đều dùng làm thực phẩm và làm thuốc.
Phân tích thành phần dinh dưỡng, trong 100g mướp có chứa
95g nước, 0,9g protit, 0,1g lipit, 3g ghucit, 0,5gr xeluloza,
28mg sắt, 160mcg betacaroen, vitamin B, C Mướp giàu
sinh tố, khoáng vi lượng, chất nhớt và chất xơ rất tốt cho cơ
thể.
Mướp được dùng chữa bệnh như sau:
Món ăn lợi sữa: Mướp tươi 1 quả, muối ăn 10g. Mướp gọt
vỏ, rửa sạch, cắt miếng cho vào nồi, thêm 1 lít nước, cho
muối vào đun sôi, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều.
Hoặc dùng móng giò lợn nấu mướp để ăn với cơm hàng
ngày. Công dụng: kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn
máu và lưu thông tuyến sữa.
Giảm đau do viêm họng: Lá mướp hương 2 - 3 lá, rửa sạch,
giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần, làm
vài lần trong 2 - 3 ngày.
Giảm ho, tan đờm do viêm khí phế quản: Quả mướp tươi để
cả vỏ rửa sạch, giã nát, vắt lấy 40ml nước, hòa trộn với 10ml


mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20 - 30ml.
Dùng 3 - 5 ngày.
Mướp vị ngọt tính bình, là vị thuốc chữa nhiều bệnh.
Món canh thanh nhiệt, giải độc: Mướp tươi 2 quả, thịt ba chỉ
200g, hành, gừng và gia vị vừa đủ. Mướp gọt vỏ, rửa sạch,
thái miếng vuông. Thịt ba chỉ rửa sạch thái miếng vừa ăn.
Đun nóng chảo, cho dầu ăn và hành, gừng xào thơm, rồi cho
thịt ba chỉ, gia vị vào xào đảo đều trong 5 phút. Tiếp theo
cho mướp vào xào thêm 2 phút. Đổ 3 - 4 bát nước, để nhỏ
lửa đun trong 5 phút là được, dùng làm canh ăn trong bữa
cơm. Có thể dùng thường xuyên.
Chữa sạm da: Dùng 1 quả dưa chuột tươi, 1 quả mướp non
(nhỏ bằng quả dưa chuột). Cả hai rửa sạch, để cả vỏ xay nát,
lọc lấy nước cốt thoa lên mặt, sau 30 phút rửa mặt lại với
nước lạnh. Làm thường xuyên có tác dụng chữa sạm da, giúp
da mịn màng, trắng sáng.
Chú ý: Những người tỳ vị hư yếu, hay đau bụng, đại tiện
lỏng nát không nên dùng.
Kinh nghiệm:
Da đẹp nhờ
quả mướp
Mướp không chỉ là một loại quả vừa ngon,
bổ, lại mát cho bữa ăn mùa hè mà theo như
nghiên cứu của Nhật Bản, đây còn là một bài
thuốc tuyệt hảo tăng cường vẻ đẹp mịn màng
cho làn da.
Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid,
xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C
Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống
giải khát và chữa bệnh. Mướp rất giàu vitamin B và C, giúp

chống ôxy hóa mạnh mẽ, ức chế sự hình thành melanin, làm
chậm tiến trình lão hóa và giảm mụn hiệu quả.
Da đẹp nhờ mướp
Mặt nạ dưỡng da: ép 1 trái mướp sau đó cho thêm sữa tươi
lạnh và mật ong, trộn đều thành dạng lỏng sệt, thoa lên mặt
và cổ từ 15 - 20 phút rồi rửa sạch.
Cách thứ hai là nước ép trái mướp (nửa quả) trộn cùng với
nước cốt chanh (nửa quả), thêm vào sữa tươi, đắp lên mặt 10
- 15 phút và rửa sạch bằng nước. Những loại mặt nạ này giúp
tăng độ đàn hồi cho da, làm da căng bóng, hồng hào.
Giảm nếp nhăn: quả, lá, dây mướp đều có tác dụng chống
nhăn da. Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc dây mướp thật non, giã
nát rồi vắt lấy nước. Nước mướp này bôi mặt ngày vài lần,
không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh
như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, da đỏ và sần. Cách lấy
nhựa mướp: dùng kéo cắt ngang dây mướp có quả cách mặt
đất chừng 50cm để phần dây mướp cắm vào một bình thủy
tinh sạch hứng nhựa mướp, dùng vải sợi nhỏ lọc lại cho
sạch, đậy thật kín, để ngoài trời 1 đêm sau đó cho vào tủ lạnh
dùng dần. Khi sử dụng cho vào nước mướp một giọt dầu
thơm, một chút rượu trắng (rượu gạo) và một chút axít boric
(mua ở hiệu thuốc). Bôi hàng ngày vào buổi tối, để 30 phút
sau đó rửa mặt sạch giúp nhuận hoạt da, sát khuẩn và tiêu
độc.
Làm trắng da: lấy 1 quả mướp tươi (mướp hương là tốt
nhất), chọn quả nào nhỏ, đặc ruột, ít hạt. Gọt vỏ, xay nhuyễn
rồi đắp trực tiếp lên mặt. Nếu muốn tăng độ kết dính có thể
thêm ít bột yến mạch. Để trong vòng 15 - 20 phút, sau đó rửa
lại với nước ấm. Dùng 1 - 2 lần/tuần để cung cấp độ ẩm và
làm trắng da tự nhiên. Không nên đắp quá nhiều có thể gây

bít da và nổi mụn.
Ngoài ra, nước ép trái mướp có thể đổ vào nước ấm để rửa
mặt, cũng làm cho da trở nên sáng mịn màng, giảm nếp
nhăn.
Chữa sạm da: dùng 1 quả dưa chuột tươi, 1 quả mướp non
(nhỏ bằng quả dưa chuột). Cả hai để cả vỏ xay nát, lọc lấy
nước cốt để trong tủ lạnh dùng trong ngày (2 - 3 lần) thoa lên
mặt, sau 30 phút rửa mặt lại với nước lạnh, có công dụng trị
chứng sạm da, giúp da mịn màng.
9 bài thuốc từ mướp đắng tốt cho người tiểu đường
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, tên khoa học:
Momordica charantia L., thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae).
Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, vào
kinh tâm, tỳ, vị, can, phế. Có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa,
giải thử, thanh can minh mục, giải độc. Dùng trong các
trường hợp trúng nắng, sốt nóng, mất nước, hội chứng lỵ,
viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết
mạc cấp và mạn tính. Ngoài ra, khổ qua còn có tác dụng kiện
tỳ, tả tâm hỏa, nhuận phế vệ, dùng thường xuyên giúp tinh
thần thư thái, an thần, giảm stress, giúp da dẻ mịn màng
ngăn ngừa và chữa các căn bệnh về da, đặc biệt công năng
kiện tỳ, thúc đẩy chuyển hóa của chất charantin, polypeptid-
P và vicine trong khổ qua giúp cơ thể ức chế sự chuyển hóa
và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo
đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường.
Mướp đắng tốt cho người tiểu đường.
Một số món ăn bài thuốc phòng trị tiểu đường từ mướp
đắng:
Bài1: mướp đắng 100g, tuỵ lợn 1 cái, nấm hương 200g. Tất
cả đem nấu canh, nêm gia vị vừa ăn, ăn 2-3 bữa/tuần. Thích

dụng cho những người tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch.
Bài 2: mướp đắng 100g, nấm hương 150g, đậu ván trắng
200g. Trước tiên, cho đậu ván trắng vào nấu, khi chín, cho
nấm và mướp vào nấu tiếp, nêm gia vị vừa ăn. Bài thuốc có
tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết. Thích dụng
cho những người tiểu đường, ăn uống không ngon miệng,
gầy sút, ăn uống khó hấp thu, thường xuyên sống phân. Bài
thuốc có thể ăn thường xuyên hằng ngày với cơm hoặc có
thể nấu cháo ăn hằng ngày thay cơm. Loại cháo này có thể
dùng thay cơm đối với bệnh nhân tiểu đường.
Bài 3: mướp đắng 150g, đậu phụ 200g, nấm hương 200g.
Tất cả đem hầm chín, nêm gia vị vừa ăn. Thích dụng cho
người rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, mỡ máu, tăng huyết
áp, mẩn ngứa, mày đay. Bài thuốc có thể ăn hằng ngày, rất
thích hợp với người ăn kiêng, ăn chay.
Bài 4: mướp đắng 100g, nấu nấm hương 200g, mộc nhĩ
150g, thịt nạc lợn 200g. Tất cả đem nấu thành canh, ăn 2-4
bữa trong tuần có tác dụng bổ dưỡng ngũ tạng, kiện tỳ, tăng
cường chuyển hóa. Thích dụng cho người tiểu đường, rối
loạn chuyển hóa lipit máu, tăng huyết áp, thiếu máu, hạ
cholesterol.
Bài 5: mướp đắng 150g, hoài sơn 10g, ý dĩ 15g, nấm hương
100g, thịt chân giò 200g. Tất cả đem hầm ăn cùng cơm 2 - 3
lần/tuần. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, ích khí, cường não
tủy, dưỡng huyết, sinh tân dịch. Thích dụng cho người tiểu
đường, rối loạn chuyển hóa, thiếu máu, thiếu sữa, suy nhược
cơ thể.
Bài 6: mướp đắng 100g, nấm hương 150g, mộc nhĩ đen
100g, thịt gà 150g. Tất cả cho vào nồi, đổ một lượng nước
vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Bài

thuốc có tác dụng kiện tỳ, bổ thận, ích khí, dưỡng huyết.
Thích dụng để chữa các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết
suy nhược, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, đầu choáng, mất ngủ,
hay quên, tỳ mất công năng kiện vận gây rối loạn chuyển
hóa chất trong cơ thể như: tiểu đường, mỡ máu
Bài 7: mướp đắng100g, nấm hương 50g, thịt lợn nạc 200g.
Tất cả đem xào ăn hằng ngày, bài thuốc có tác dụng kiện tỳ,
thanh nhiệt, lương huyết. Thích dụng trong các bệnh như
tiểu đường, gan máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp, bệnh tim
mạch
Bài 8: mướp đắng 100g, hoài sơn 15g, thiên hoa phấn 10g,
nấm hương 150g, tim lợn 1 quả. Tất cả đem hầm nhỏ lửa, ăn
nóng. Thích dụng trong các chứng tỳ, vị hư nhược, mất công
năng kiện vận do tâm hư nhược gây nên dẫn đến tiểu đường,
phù thũng, ăn uống kém
Bài 9: mướp đắng 1 quả to, nấm hương 50g, trứng gà 3 quả.
Mướp đắng, nấm hương thái nhỏ, cho dầu, gia vị vừa đủ xào
ăn hằng ngày. Thích dụng trong các bệnh tiểu đường, mỡ
máu, mẩn ngứa

×