Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế đầu tư nghiên cứu ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông cửu long trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRIỆU VĂN HUẤN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU
GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG THUỘC VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG THU HÚT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ

HÀ NỘI - NĂM 2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................4
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................4
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................5
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................6
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................6
4. Đóng góp mới của luận án ...........................................................................................6
4.1. Đóng góp về lý luận .................................................................................................6
4.2. Đóng góp về thực tiễn ..............................................................................................7
5. Kết cấu của luận án......................................................................................................7
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........8


1.1. Tổng quan nghiên cứu ..............................................................................................8
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến luận án ........................................................8
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu của luận án .................................................................19
1.2. Quy trình nghiên cứu của luận án...........................................................................20
1.3. Phương pháp nghiên cứu của luận án .....................................................................23
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................36
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC ĐỊA
PHƯƠNG TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .....................37
2.1. Lý luận chung về Đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................................................37
2.1.1. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............................................................37


2.1.2. Đặc điểm của Đầu tư trực tiếp nước ngoài ..........................................................39
2.1.3. Phân loại Đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................................40
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương
cấp tỉnh ..........................................................................................................................43
2.2. Lý luận chung về ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương trong thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài .......................................................................................................45
2.2.1. Khái niệm ............................................................................................................45
2.2.2. Các yếu tố của một quốc gia/địa phương ảnh hưởng đến các quốc gia/địa
phương lân cận trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................49
2.2.3. Tác động của ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương trong thu hút FDI ...............52
2.2.4. Các yếu tố khuyến khích/hạn chế ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương trong
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............................................................................55
2.3. Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu ..................................................................57
2.3.1. Cơ sở lý thuyết.....................................................................................................57
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu..........................................................................................61
2.3.3. Mơ hình nghiên cứu.............................................................................................66
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................70
Chương 3 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG

THUỘC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI ....................................................................................................72
3.1. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Đồng bằng sông Hồng
giai đoạn 1988-2019 ......................................................................................................72
3.1.1. Tiềm năng, lợi thế của vùng Đồng bằng sông Hồng trong thu hút Đầu tư trực
tiếp nước ngoài ..............................................................................................................72
3.1.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngồi vào vùng Đồng bằng sơng Hồng giai
đoạn 1988 – 2019 ..........................................................................................................81


3.1.3. Đánh giá chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào vùng Đồng bằng
sơng Hồng ......................................................................................................................94
3.2. Phân tích ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông
Hồng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ..........................................................104
3.2.1. Kiểm định sự tự tương quan giữa các địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngồi ...................................................................................................................104
3.2.2. Lựa chọn ma trận khơng gian và mơ hình khơng gian ......................................106
3.2.3. Kết quả phân tích ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương thuộc vùng Đồng
bằng sông Hồng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .........................................110
3.2.4. Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled Mean Group ..................................120
3.3. Đánh giá chung về giả thuyết và mơ hình nghiên cứu của luận án ......................122
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................129
Chương 4 GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH
HƯỞNG TIÊU CỰC GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG THUỘC VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ............131
4.1. Bối cảnh thế giới và Việt Nam ảnh hưởng đến thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngồi
vào vùng Đồng bằng sơng Hồng .................................................................................131
4.2. Định hướng thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Đồng bằng sông Hồng
.....................................................................................................................................137
4.3. Một số giải pháp chủ yếu phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu

cực giữa các địa phương vùng Đồng bằng sơng Hồng trong q trình thu hút Đầu tư
trực tiếp nước ngoài .....................................................................................................143
4.3.1. Tăng cường liên kết đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..................144
4.3.2. Tăng cường liên kết hồn thiện hệ thống hạ tầng giao thơng, đặc biệt là các dự
án có tính lan tỏa, kết nối vùng....................................................................................146
4.3.3. Tăng cường liên kết tạo môi trường đầu tư tốt trong thu hút và thúc đẩy các
doanh nghiệp FDI phát triển ........................................................................................148


4.3.4. Xây dựng Chương trình liên kết giữa các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng
trong thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngồi ...................................................................150
4.3.5. Thành lập Trung tâm thơng tin vùng Đồng bằng sông Hồng về đầu tư trực tiếp
nước ngoài ...................................................................................................................153
4.4. Điểm mạnh, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án ........................155
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ..............................................................................................157
KẾT LUẬN .................................................................................................................158
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................161
1. Đối với Chính phủ ...................................................................................................161
2. Đối với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng .........................................................161
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................162
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................174
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................178
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................182
PHỤ LỤC 4 .................................................................................................................195


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nghiên cứu ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương trong thu hút Đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) đã được một số nhà khoa học trong và ngồi nước nghiên cứu.
Đó là nghiên cứu của Coughlin và Segev (2000; Kayam và cộng sự (2013); Blonigen
và cộng sự (2007); Garretsen và Peeters (2009); Nwaogu (2012); Gamboa (2012);
Hoang và Gujion (2014); Esiyok và Ugur (2015); Le và Nguyen (2017). Tuy nhiên,
tổng quan các nghiên cứu này cho thấy, một mặt, còn một số vấn đề lý luận về ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các địa phương ở một vùng trong thu hút FDI cần được làm rõ.
Mặt khác, thực tiễn thu hút FDI vào các địa phương cấp tỉnh vùng Đồng bằng sông
Hồng đã nảy sinh những vấn đề cần khắc phục trong phối hợp, liên kết thu hút FDI của
các địa phương ở vùng Đồng bằng sơng Hồng. Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng trong thu hút FDI cần được nghiên
cứu để hoàn thiện về lý luận và giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh trong Vùng.
Cuối năm 1987, Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam được Quốc hội thơng
qua, đây có thể coi là một bước ngoặt lớn về tư duy kinh tế vì nó đã tạo ra được nền
tảng hành lang pháp lý cho hoạt động hợp tác đầu tư với nước ngồi của Việt Nam.
Tính đến 31/12/2019, Việt Nam đã thu hút được 30.936 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký đạt 364.151,86 triệu USD (Cục Đầu tư nước
ngoài, 2019). Trong 32 năm qua, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nguồn vốn
đầu tư phát triển (FDI chiếm trung bình khoảng từ 22-25% tổng vốn đầu tư tồn xã
hội), tăng thu ngân sách (FDI đóng góp trung bình khoảng 15-19% ngân sách), thúc
đẩy xuất khẩu (FDI chiếm trung bình khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu), giải quyết
việc làm (FDI góp phần tạo ra gần 4 triệu việc làm), chuyển giao công nghệ và giúp
Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới (Tổng cục Thống kê, 2019). Qua
các số liệu trên cho thấy, FDI là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của
một quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Không chỉ ở phạm vi
quốc gia mà các địa phương của mỗi quốc gia đều có các nỗ lực khác nhau để thu hút
được nguồn vốn này. Tuy nhiên, do cầu về vốn luôn lớn hơn cung trong thị trường vốn
FDI, lợi thế thuộc về phía các nhà đầu tư nước ngồi và vì thế cạnh tranh giữa các địa



2

phương, đặc biệt giữa các địa phương có điều kiện tương đồng là hiện tượng diễn ra
phổ biến. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải lúc nào các địa phương cũng cạnh
tranh nhau trong thu hút FDI. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ cạnh tranh và
cùng nhau khai thác tốt nguồn vốn này là hướng đi tất yếu hiện nay.
Ở nước ta hiện nay có 6 vùng kinh tế, mỗi vùng kinh tế sẽ có những đặc điểm
riêng biệt so với các vùng kinh tế khác. Những đặc điểm đó có thể là những lợi thế
của vùng, cũng có thể là những khó khăn của vùng. Theo Nghị định số 92/2006/NĐCP ngày 07/9/2006, “Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm 12 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương là: Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bắc Ninh,
Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh” (Nghị định
số 92/2006/NĐ-CP, 2006, tr.9). Theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/05/2008,
Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội kể từ ngày 01/8/2008. Như vậy, kể từ ngày
01/8/2008, Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Thời gian qua, kết quả thu hút FDI vào các địa phương thuộc Vùng Đồng bằng
sơng Hồng đã có nhiều điểm sáng tích cực. Tính đến 31/12/2019, Vùng đã thu hút
được 10.308 dự án FDI, chiếm 33,32% tổng số dự án FDI của cả nước. Vốn FDI đăng
kí đạt 106.601,06 tỷ USD, chiếm 29,27% vốn FDI đăng kí của cả nước (Cục Đầu tư
nước ngồi và tính tốn của tác giả). Đây là vùng thu hút được FDI lớn thứ hai cả
nước, chỉ sau vùng Đơng Nam Bộ. Trong vùng, có nhiều tỉnh, thành phố nằm trong
tốp những địa phương thu hút được nhiều FDI nhất cả nước như Hà Nội, Bắc Ninh,
Hải Phịng, Hải Dương. Tuy nhiên, khơng phải địa phương nào của Vùng cũng có kết
quả khả quan trong thu hút FDI như một số địa phương kể trên. Nếu so sánh số dự án
FDI và số vốn FDI đăng kí được của tỉnh thu hút được nhiều nhất và tỉnh thu hút được
ít nhất thì con số chênh lệch là rất lớn. Số dự án FDI mà Hà Nội thu hút được gấp
80,61 lần so với số dự án FDI mà Ninh Bình thu hút được (5.965/74 dự án FDI). Số
vốn FDI đăng kí mà Hà Nội thu hút được gấp 49,23 lần so với số vốn FDI đăng kí mà
Thái Bình thu hút được (34.778,93 triệu USD/706,43 triệu USD). Vậy tại sao trong một
Vùng lại có sự khác biệt lớn như vậy trong thu hút FDI? Có những yếu tố nào ảnh
hưởng đến thu hút FDI vào một địa phương cấp tỉnh? Khả năng thu hút FDI vào một

tỉnh có phụ thuộc vào các yếu tố của tỉnh lân cận trong vùng không? Các tỉnh trong vùng


3

nên cạnh tranh hay hỗ trợ nhau trong thu hút FDI? Đâu là cơ sở khoa học để đưa ra kiến
nghị này?
Tại “Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và đầu tư công năm
2020 vùng Đồng bằng sông Hồng” được tổ chức ngày 16/8/2019 tại thành phố Hải
Phịng, Ơng Vũ Đại Thắng - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong bối
cảnh Việt Nam nói chung, vùng Đồng bằng sơng Hồng nói riêng đang là địa chỉ mà
nhiều nhà đầu tư nước ngồi đang nhắm tới do những chính sách ưu đãi đầu tư và đặc
biệt là nền chính trị ổn định thì các địa phương đều “trải thảm đỏ” để thu hút đầu tư
(Kim Oanh, 2019), tức là các địa phương đang cạnh tranh nhau bằng việc đưa ra nhiều
ưu đãi để thu hút FDI vào địa phương mình. Tuy nhiên, thay vì địa phương nào cũng
có khu, cụm cơng nghiệp mọc lên thì rất cần các dự án trọng điểm, vừa mang tính đột
phá vừa đóng vai trị lan toả trong Vùng, không thể mạnh ai người ấy làm, như vậy sẽ
dẫn đến sự chồng chéo, lãng phí và giảm sức hút của Vùng trong thu hút FDI. Tại cuộc
họp Thường trực Chính phủ về phát triển vùng kinh tế trọng điểm tổ chức ngày
26/5/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, lãnh đạo các địa phương trong
vùng cần đề cao trách nhiệm trong phát triển kinh tế vùng, phải thực sự tận tâm, tận
lực vì sự phát triển của cả vùng, của đất nước và từng địa phương. Không có địa
phương nào có thể phát triển bền vững nếu các địa phương lân cận kém phát triển. Thủ
tướng cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đề xuất Chính phủ cơ chế phù hợp
để các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm tận dụng được tiềm năng, thế mạnh,
không cạnh tranh lẫn nhau, làm suy yếu nhau (Tư Giang, 2020). Qua phân tích trên
cho thấy, các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng cần hỗ trợ, liên kết với
nhau trong hoạt động thu hút FDI.
Những nghiên cứu trước đây khi tiến hành nghiên cứu về thu hút nguồn vốn
FDI có thể chia theo hai hướng: (1) Nghiên cứu môi trường đầu tư hay các yếu tố ảnh

hưởng đến thu hút FDI của quốc gia, của một vùng, của một tỉnh. Trong các nghiên
cứu này các tác giả ngầm định rằng các địa phương không ảnh hưởng lẫn nhau trong
quá trình thu hút FDI. Hướng nghiên cứu này xem xét đơn vị hành chính cấp tỉnh
trong thu hút FDI là những quan sát độc lập với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy,
giữa các tỉnh thành, đặc biệt là những tỉnh thành gần nhau có sự tương tác và chia sẻ


4

với nhau trong thu hút FDI. Thực tế đã có một số nghiên cứu chứng minh được điều
này, nghĩa là có ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương trong thu hút FDI. Cách tiếp
cận này là vấn đề vì khi bỏ qua sự phụ thuộc về không gian sẽ dẫn đến ước tính thơng
số sai lệch, khơng phù hợp và hiệu quả (Nwaogu, 2012). (2) Các nghiên cứu về ảnh
hưởng của các địa phương gần nhau trong thu hút FDI. Các nghiên cứu về ảnh hưởng
của các địa phương gần nhau trong thu hút FDI đã được một số nhà nghiên cứu trong
và ngồi nước nghiên cứu. Các mơ hình chủ yếu được các nhà nghiên cứu sử dụng là
mơ hình SAR, mơ hình SEM và mơ hình SDM. Tuy nhiên các nghiên cứu này còn đưa
ra các kết luận trái chiều. Bên cạnh đó, phạm vi nghiên cứu ở tất cả các tỉnh thành
trong một quốc gia chưa thể hiện được tính “vùng” trong thu hút FDI. Xuất phát từ các
lý do trên và mong muốn đưa ra giải pháp tăng cường thu hút FDI vào các địa phương
thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng trong
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài” làm đề tài luận án.

2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Nghiên cứu ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương thuộc vùng Đồng bằng
sông Hồng trong thu hút FDI. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp
để các tỉnh có thể tối đa hóa lợi ích thu hút FDI của Vùng thông qua cơ chế hợp tác,

liên kết thay vì cạnh tranh với nhau như trong thời gian vừa qua.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa, luận giải và bổ sung những vấn đề lý luận về ảnh hưởng lẫn
nhau giữa các địa phương trong thu hút FDI.
+ Phân tích thực trạng FDI vào vùng Đồng bằng sơng Hồng trong giai đoạn
1988-2019.
+ Phân tích ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương thuộc vùng Đồng bằng
sông Hồng trong thu hút FDI.


5

+ Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực giữa các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng
trong thu hút FDI.

2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các địa phương thuộc vùng
Đồng bằng sông Hồng?
- Hoạt động thu hút FDI vào các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sơng Hồng
có phụ thuộc vào các địa phương lân cận trong Vùng không?
- Xu hướng chung là các địa phương lân cận trong vùng Đồng bằng sông Hồng
sẽ cạnh tranh nhau hay hỗ trợ nhau trong thu hút FDI?
- Mức độ tác động của các yếu tố của các địa phương thuộc vùng Đồng bằng
sông Hồng trong thu hút FDI như thế nào? Yếu tố nào tác động trực tiếp? Yếu tố nào
tác động gián tiếp? Yếu tố nào tác động lên việc thu hút FDI của toàn vùng?
- Để tăng cường sự liên kết, hỗ trợ nhau giữa các địa phương thuộc vùng Đồng
bằng sông Hồng trong thu hút FDI cần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?

2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước và nước ngoài về nghiên cứu sự ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các địa phương trong thu hút FDI. Từ đó, đề xuất mơ hình nghiên
cứu của luận án.
- Thu thập số liệu từ các nguồn tin cậy cho các biến nghiên cứu trong mơ hình
từ Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê của các địa phương cấp tỉnh thuộc vùng Đồng
bằng sơng Hồng.
- Kiểm định mơ hình nghiên cứu của luận án.
- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu để trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, đáp
ứng được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.


6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương
thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng trong thu hút FDI”.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu tại vùng Đồng bằng
sông Hồng, Việt Nam. Đối với địa phương nghiên cứu trong đề tài, tác giả giới hạn ở
phạm vi địa phương cấp tỉnh.
- Phạm vi về thời gian: số liệu FDI vào Vùng Đồng bằng sơng Hồng được tác
giả thu thập và phân tích trong giai đoạn 1988-2019; số liệu sử dụng để phân tích cho
mơ hình nghiên cứu được tác giả thu thập và phân tích trong giai đoạn 2010-2018; đề
xuất giải pháp thực hiện đến năm 2025.
- Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
thu hút FDI vào một địa phương và ảnh hưởng giữa các địa phương thuộc vùng Đồng
bằng sông Hồng trong thu hút FDI. Đồng thời, tác giả đề xuất các giải pháp để phát
huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực giữa các địa

phương thuộc vùng Đồng bằng sơng Hồng trong thu hút FDI.

4. Đóng góp mới của luận án
4.1. Đóng góp về lý luận
- Luận án đã góp phần luận giải, hồn thiện những vấn đề lý luận về ảnh hưởng
lẫn nhau giữa các địa phương trong thu hút FDI.
- Luận án đã lựa chọn được lý thuyết và mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng lẫn
nhau giữa các địa phương trong thu hút FDI của một vùng.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp các bằng chứng thực
nghiệm về ảnh hưởng giữa các địa phương trong thu hút FDI, cụ thể là ảnh hưởng lẫn
nhau giữa các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

4.2. Đóng góp về thực tiễn
- Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nghiên cứu sinh, học viên cao
học, các nhà khoa học trong quá trình học tập và thực hiện các nghiên cứu sau này.
- Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp căn cứ khoa học cho việc đề xuất
giải pháp tăng cường hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong thu hút FDI ở vùng
Đồng bằng sông Hồng.

5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương trong thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chương 3: Phân tích ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương thuộc vùng Đồng
bằng sông Hồng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 4: Giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực giữa các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng trong thu hút FDI.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến luận án
Những nghiên cứu trước đây khi tiến hành nghiên cứu về thu hút nguồn vốn
FDI có thể chia theo hai hướng nghiên cứu chính:
- Hướng nghiên cứu thứ nhất: nghiên cứu môi trường đầu tư hay các yếu tố ảnh
hưởng đến thu hút FDI của quốc gia, của một vùng hay của một tỉnh. Trong các nghiên
cứu này các tác giả ngầm định rằng các quốc gia hay các địa phương không ảnh hưởng
lẫn nhau trong quá trình thu hút FDI.
Các nghiên cứu của Asiedu (2006) và Moreira (2008) đã chỉ ra rằng các yếu tố
ảnh hưởng đến thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào châu Phi bao gồm: quy
mô thị trường, bất ổn chính trị, tài nguyên thiên nhiên và chất lượng dịch vụ công.
Asiedu (2006) đã sử dụng dữ liệu bảng cho 22 quốc gia từ năm 1984 đến năm 2000 để
xem xét và đưa kết luận: các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bất ổn chính trị, các chính
sách của chính phủ, chất lượng của các tổ chức của nước chủ nhà vào FDI và quy mơ
thị trường có tác động nhiều chiều đến dịng vốn FDI. Trong khi đó, Moreira (2008)
cho rằng quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng là một trong những yếu tố quyết

định quan trọng nhất của FDI. Ngồi ra các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
trực tiếp nước ngoài bao gồm: tài nguyên thiên nhiên có sẵn, lao động giá rẻ và chất
lượng của lực lượng lao động, kết cấu hạ tầng chất lượng, độ mở của nền kinh tế, sự
bất ổn về chính trị và kinh tế, chất lượng dịch vụ cơng của chính quyền địa phương.
Nghiên cứu của Shapiro (1988), Khachoo và Khan (2012) cho thấy quy mô thị
trường, chi phí lao động, kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI.
Shapiro (1988) cho rằng: quy mơ thị trường, chi phí lao động, chất lượng lao động, kết
cấu hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ, độ mở thương mại ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI.
Trong đó, quy mơ thị trường của một khu vực càng lớn, thì càng thu hút được nhiều
FDI hơn, với các điều kiện khác khơng thay đổi. Chi phí lao động cao sẽ có ảnh hưởng
tiêu cực đến thu hút vốn FDI. Đối với chất lượng lao động, nhà đầu tư nước ngoài
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

không chỉ quyết định đầu tư dựa trên chi phí lương mà cịn tìm kiếm chất lượng lao
động có thể ở mức giá cao hơn. Đối với kết cấu hạ tầng có tác động thuận chiều đối
với thu hút FDI, kết cấu hạ tầng phát triển sẽ hấp dẫn FDI. Ngồi ra, độ mở thương
mại có mối quan hệ thuận chiều với kết quả thu hút FDI. Khachoo và Khan (2012)
thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng dịng vốn FDI vào các nước đang phát
triển. Nhóm tác giả sử dụng mẫu của 32 nước đang phát triển với dữ liệu được lấy
trong giai đoạn 1982 – 2008 để nghiên cứu tác động của quy mô thị trường, tổng trữ
lượng, kết cấu hạ tầng, chi phí lao động và độ mở của thị trường đến dòng vốn FDI
của các nước chủ nhà. Kết quả cho thấy quy mô thị trường, kết cấu hạ tầng, tổng trữ
lượng và chi phí lao động có ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các nước đang phát triển.
Abdul và cộng sự (2014), Boateng và cộng sự (2015) lại đưa ra nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một quốc gia cụ thể khác với các nghiên cứu của

Asiedu (2006), Moreira (2008), Shapiro (1988) và Khachoo và Khan (2012). Abdul
và cộng sự (2014) trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Pakistan đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua dữ liệu
thu thập dòng vốn FDI, vốn cổ phần, tổng thu nhập quốc dân, số liệu xuất khẩu, số liệu
nhập khẩu, chi tiêu cho quân sự, nợ nước ngoài của Pakistan từ năm 1988 đến năm
2012. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các yếu tố như: tích lũy tài sản,
xuất khẩu, tổng thu nhập quốc dân có ảnh hưởng tích cực đến thu hút FDI vào
Pakistan. Boateng và cộng sự (2015) trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến dòng
chảy FDI vào Na Uy cho rằng dòng FDI chảy vào Na Uy chịu tác động trực tiếp bởi
07 nhóm yếu tố bao gồm: GDP, lạm phát, tỷ giá, dòng tiền, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất,
độ mở thương mại. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, thơng qua bộ dữ liệu về
dịng FDI chảy vào Na Uy từ năm 1986 đến 2009, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
FDI chịu tác động bởi các nhóm yếu tố sau: GDP, lạm phát, tỷ giá, dòng tiền, tỷ lệ thất
nghiệp, lãi suất, độ mở thương mại.
Đối với các nghiên cứu trong nước, hai nghiên cứu khác nhau của hai tác giả
Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2016) và Nguyễn Đức Nhuận (2017) đã cùng chỉ ra
rằng dòng vốn FDI đều chịu ảnh hưởng của 8 yếu tố, đó là: lợi thế ngành đầu tư,
thương hiệu địa phương, chi phí đầu vào cạnh tranh, kết cấu hạ tầng đầu tư, chính sách
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

đầu tư, chất lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc.
Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2016) bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thơng
qua khảo sát 365 nhà đầu tư nước ngồi tại tỉnh Đồng Nai đã cho thấy: có 08 yếu tố tác
động đến quyết định của nhà đầu tư, trong đó 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là nguồn
nhân lực và kết cấu hạ tầng đầu tư. Nguyễn Đức Nhuận (2017) đã sử dụng phương

pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 330 nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi
vào vùng kinh tế Đồng bằng sơng Hồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như:
kết cấu hạ tầng đầu tư, chi phí đầu vào cạnh tranh, chính sách đầu tư, lợi thế ngành đầu
tư, mơi trường sống và làm việc, chất lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, thương
hiệu địa phương tác động đến thu hút FDI vào vùng Đồng bằng Sông Hồng.
Các nghiên cứu như: Pham (2002), Meyer và Nguyen (2005), Anwar và
Nguyen (2010), Nguyễn Minh Tiến (2015) đều đã chỉ ra rằng nguồn vốn FDI vào các
địa phương ở Việt Nam đều chịu tác động từ các yếu tố chính như quy mơ hay dung
lượng thị trường, chất lượng lao động và chất lượng cơ sở hạ tầng. Pham (2002) đã sử
dụng nguồn dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, Chính phủ và Word Bank trong giai đoạn
1988-1998 để phân tích FDI vào các tỉnh thành của Việt Nam. Trong giai đoạn 19881998, một số lượng lớn vốn FDI đã chảy từ các khu vực vào các tỉnh thành ở Việt
Nam. Những dòng vốn này đã đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế ở khu vực bằng
cách tăng lượng vốn đầu tư và sản lượng cơng nghiệp. Tuy nhiên, vì dịng vốn FDI
phân bố khơng đều giữa các tỉnh và khu vực có thể làm cho khoảng cách giàu nghèo
của các tỉnh rộng hơn. Tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố dòng
vốn FDI vào các khu vực đã chỉ ra rằng: cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và
quy mô thị trường địa phương là những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phân bố
của dòng vốn FDI. Meyer và Nguyen (2005) nghiên cứu chiến lược đầu tư nước ngoài
và các tổ chức quốc gia trong các thị trường mới nổi, minh chứng trường hợp của Việt
Nam. Meyer và Nguyen (2005) cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào các
thị trường mới nổi phải đưa ra các quyết định chiến lược về địa điểm và cách thức thiết
lập hoạt động. Những quyết định này phải phù hợp với các điều kiện thể chế khác
nhau không chỉ giữa các quốc gia, mà còn trong nền kinh tế nước chủ nhà. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng: cơ sở hạ tầng giao thông, quy mô thị trường (tăng trưởng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


11

GDP) và giáo dục là những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phân bố của dòng
vốn FDI. Anwar và Nguyen (2010) sử dụng số liệu về FDI vào 61 tỉnh thành của Việt
Nam trong giai đoạn 1996-2005 để kiểm tra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh
tế. Phân tích này dựa trên mơ hình SEM, kết luận rằng về tổng thể tồn tại mối liên hệ 2
chiều qua lại lẫn nhau giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu cũng cho thấy, các yếu tố quyết định đến thu hút FDI bao gồm: dung lượng thị
trường, sự phát triển cơ sở hạ tầng và điều kiện thị trường lao động. Nguyễn Minh
Tiến (2015) đã sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp thu thập từ 43 tỉnh thành của Việt Nam từ
năm 1997 đến năm 2012. Thông qua phương pháp ước lượng Moment tổng quát (hồi
quy GMM Arellano-Bond) với bộ dữ dữ liệu bảng và dựa trên ước lượng PMG. Tác
giả đã nghiên cứu tác động của FDI và các yếu tố lên tăng trưởng kinh tế của 6 vùng
kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2012. Kết quả cho thấy giữa các vùng có
những đặc tính hội tụ và đặc trưng đối với các tác động của các yếu tố lên tăng trưởng
kinh tế, mức độ hội tụ và đặc trưng giữa các vùng có sự khác biệt. Kết quả nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng, các yếu tố quyết định đến thu hút FDI bao gồm: quy mô thị trường,
nguồn nhân lực, độ mở thương mại, kết cấu hạ tầng, lao động có kỹ năng, chính sách
kinh tế vĩ mô, ổn định kinh tế vĩ mô.
Các nghiên cứu của Lê Hoàng Bá Huyền (2015), Phan Thị Quốc Hương (2015),
Lê Tuấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2013) đã phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến thu
hút FDI thành các nhóm yếu tố. Lê Hồng Bá Huyền (2015) cho rằng, dịng vốn FDI
chịu tác động bởi 06 nhóm yếu tố, bao gồm: nhóm yếu tố về chính sách, chính phủ;
nhóm yếu tố về văn hóa - xã hội; nhóm yếu tố về kinh tế và thị trường; nhóm yếu tố về
tài chính; nhóm yếu tố về nguồn lực và nhóm yếu tố về kết cấu hạ tầng đầu tư. Nghiên
cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập dữ liệu
thứ cấp của 41 doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2001 đến năm
2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy: dịng vốn FDI chịu tác động bởi 02 nhóm yếu tố
là: nhóm yếu tố về kinh tế và thị trường và nhóm yếu tố kết cấu hạ tầng đầu tư. Phan
Thị Quốc Hương (2015) cho rằng dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chịu tác động trực

tiếp bởi 04 nhóm yếu tố, bao gồm: nhóm yếu tố khung chính sách; nhóm yếu tố kinh
tế; nhóm yếu tố chất lượng thể chế; và nhóm yếu tố về thơng tin q khứ về vốn FDI

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

thu hút được. Tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng Moment tổng quát sai phân
(DGMM) để kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu đã sử dụng
dữ liệu biến phụ thuộc FDI và các biến độc lập trong giai đoạn 2000-2012. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng: chưa đủ cơ sở để bác bỏ 03 trong số 06 giả thuyết ở mức ý
nghĩa là 10%, gồm: động cơ tìm kiếm thị trường, tác động nhóm yếu tố khung chính
sách và động cơ tìm kiếm tài ngun đối với dịng vốn FDI vào Việt Nam. Lê Tuấn
Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2013) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
thông qua khảo sát 150 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại thành phố Đà Nẵng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng sự thỏa mãn của nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi
05 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố về kết cấu hạ tầng; nhóm yếu tố về cơng tác quản lý và
hỗ trợ của chính quyền địa phương; nhóm yếu tố về sự hình thành và phát triển cụm
ngành; nhóm yếu tố về chính sách về ưu đãi đầu tư của địa phương; nhóm yếu tố về
chất lượng nguồn nhân lực.
Các nghiên cứu của Cao Tấn Huy (2019) và Phan Huy Hồng (2019) cho rằng
dịng vốn FDI chịu ảnh hưởng của các yếu tố: thương hiệu địa phương, nguồn nhân
lực, chính sách đầu tư, chất lượng dịch vụ cơng. Cao Tấn Huy (2019) sử dụng dữ liệu
thứ cấp được thu thập thông qua các Niên giám thống kê về thực trạng FDI vào vùng
kinh tế Đông Nam Bộ trong giai đoạn 2013-2018. Kết quả cho thấy, có 7 yếu tố yếu
tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào vùng Đông Nam Bộ, đó là: thương hiệu địa phương;
kết cấu hạ tầng đầu tư; nguồn nhân lực; chất lượng dịch vụ cơng; cơ chế chính sách

đầu tư; liên kết vùng; mơi trường sống và làm việc. Nghiên cứu của Phan Huy Hoàng
(2019) cho rằng, thực tế cho thấy hiệu quả thu hút vốn FDI tại Thành phố Hồ Chí
Minh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Nghiên cứu nhằm khám phá các
nhân tố về thu hút FDI tới quyết định của nhà đầu tư vào các dự án FDI tại Thành phố
Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được thực hiện thông qua 03 bước sau: (i) nghiên cứu khám
phá thông qua dữ liệu thứ cấp, (i) nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên cứu
định tính, (i) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Với tập
dữ liệu thu được, phương trình hồi qui bội thể hiện được sự ảnh hưởng của các nhân tố
tới quyết định của nhà đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy có 8 nhóm
nhân tố tác động đến quyết định của nhà đầu tư vào các dự án FDI tại Thành phố Hồ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

Chí Minh, đó là: thương hiệu địa phương, mơi trường sống, chất lượng dịch vụ cơng,
chính sách đầu tư, nguồn nhân lực, lợi thế ngành đầu tư của doanh nghiệp và lạm phát.
Các nghiên cứu của Đinh Phi Hổ (2011), Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích
Phương (2014) có đưa ra một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến thu hút FDI. Đinh Phi
Hổ (2011) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để thực hiện nghiên cứu
thông qua khảo sát 226 doanh nghiệp đang hoạt động tại các khu công nghiệp tại Việt
Nam. Nghiên cứu đã sử dụng biến hài lòng của nhà đầu tư để thể hiện yếu tố thu hút
đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự hài lòng của doanh nghiệp chịu tác động
bởi 08 yếu tố: chi phí cạnh tranh, chính sách đầu tư, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực,
môi trường sống, lợi thế đầu tư, lợi thế về lao động địa phương và năng lực lãnh đạo
địa phương. Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014) cho rằng dòng vốn
FDI chạy vào các nước phụ thuộc vào các nhóm yếu tố sau: độ mở thương mại, quy

mô thị trường, tổng dự trữ ngoại hối, kết cấu hạ tầng đầu tư, chi phí lao động. Nghiên
cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, với bộ dữ liệu bảng của 30 nước
từ năm 2000 đến năm 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu hút FDI bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố như: quy mô thị trường, tổng dự trữ ngoại hối, kết cấu hạ tầng đầu tư.
Hướng nghiên cứu này xem xét đơn vị hành chính cấp tỉnh trong thu hút FDI là
những quan sát độc lập với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, giữa các tỉnh thành,
đặc biệt là những tỉnh thành gần nhau có sự tương tác và chia sẻ với nhau trong thu hút
FDI. Đó có thể là hệ thống đường giao thông, lực lượng lao động, quy mơ thị
trường…và thực tế đã có một số nghiên cứu chứng minh được điều này, nghĩa là có sự
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương trong thu hút FDI. Hầu hết các nghiên cứu
FDI thực nghiệm trước đây xem xét mơ hình các yếu tố quyết định FDI tiếp cận theo
khung nghiên cứu trọng lực giữa 2 quốc gia. Cách tiếp cận này là vấn đề vì khi bỏ qua
sự phụ thuộc về không gian sẽ dẫn đến ước tính thơng số sai lệch, khơng phù hợp và
hiệu quả (Nwaogu, 2012). Bên cạnh đó, việc phát triển các lý thuyết gần đây với sự
tác động đến từ quốc gia thứ 3 hay lý thuyết về mức độ quần tụ doanh nghiệp khiến
cho các phương pháp kinh tế lượng thông thường chưa hồn chỉnh trong việc tìm hiểu
động cơ của các cơng ty trong việc đầu tư ra nước ngồi. Các nghiên cứu sử dụng các
phương pháp phân tích khơng gian có thể khắc phục được điểm yếu này.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

- Hướng nghiên cứu thứ hai: nghiên cứu về ảnh hưởng của các địa phương gần
nhau trong thu hút FDI. Sự ảnh hưởng của các địa phương gần nhau hay cịn gọi là tác
động khơng gian (spatial effects) được sử dụng nhiều trong các phương pháp phân tích
khơng gian. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các địa phương gần nhau trong thu hút
FDI đã được một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu. Các mơ hình chủ

yếu được các nhà nghiên cứu sử dụng là mơ hình SAR, mơ hình SEM và mơ hình
SDM. Coughlin và Segev (2000) là người tiên phong trong việc sử dụng kinh tế lượng
khơng gian để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến FDI. Nghiên cứu này đã sử dụng lý
thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ để giải thích sự phụ thuộc của FDI giữa các tỉnh tại
Trung Quốc. Theo nghiên cứu này, từ những năm 1970 Trung quốc bắt đầu dỡ bỏ một
số hàng rào đối với FDI. Đến năm 1980, Trung quốc là nước nhận FDI lớn nhất trong
các nước đang phát triển và là nước đứng thứ 2 trên thế giới về thu hút FDI.
Nghiên cứu tập trung vào sự phân phối về mặt địa lý của FDI tại Trung Quốc,
trong đó phần lớn nguồn vốn tập trung ở khu vực dọc bờ biển. Các yếu tố ảnh hưởng
đến các khu vực nhận FDI có thể cung cấp hướng dẫn cho những nhà hoạch định
chính sách trong việc xác định những rào cản mà một vài khu vực cần phải vượt qua
để có thể thu hút FDI. Nghiên cứu đã dùng dòng vốn FDI hàng năm vào mỗi tỉnh là
biến phụ thuộc. Các biến độc lập bao gồm: GPP; mức lương trung bình của người lao
động; tỷ lệ dân số trên 15 tuổi ở thành phố mù chữ hoặc không biết chữ; tổng năng
suất lao động của các doanh nghiệp công nghiệp với hệ thống kế tốn độc lập; nhân
viên và cơng nhân vận tải đường hàng không trên tỷ lệ 100 dân; chiều dài đường cao
tốc theo khu vực. Với các dữ liệu được thu thập từ năm 1990 đến năm 1997 và áp
dụng mơ hình SEM với ma trận nhị phân khơng gian, nghiên cứu chỉ ra rằng khơng
gian có ảnh hưởng lớn đến thu hút FDI bởi các tỉnh thành lân cận có ảnh hưởng đến
việc thu hút FDI của một tỉnh thành. Cụ thể hơn, nghiên cứu này đã chỉ ra được hoạt
động thu hút FDI giữa các tỉnh ở Trung Quốc và vốn FDI của mỗi địa phương sẽ phụ
thuộc vào quy mô thị trường, chi tiêu của chính phủ, chất lượng lao động, chi phí lao
động, cũng như khoảng cách đến các địa phương ven biển.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Kayam và cộng sự (2013) lại đưa ra kết luận ngược
lại. Nghiên cứu của Kayam và cộng sự (2013) phân tích các yếu tố quyết định dịng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


15

vốn FDI chảy vào các khu vực khác nhau ở Nga. Các biến được sử dụng trong mơ
hình gồm: dòng vốn FDI hàng năm; tổng sản phẩm khu vực; mức lương trung bình của
khu vực; chỉ số chi phí giao thơng của khu vực; nguồn tài ngun thiên nhiên. Kayam
và cộng sự (2013) đã thu thập dữ liệu của 64 khu vực trong giai đoạn 1995-2003 từ
Cục Thống kê Liên bang Nga. Bằng việc sử dụng cả 2 mơ hình SAR và SEM, Kayam
và cộng sự (2013) đã phân tích các yếu tố quyết định dịng vốn FDI chảy vào các khu
vực khác nhau ở Nga. Sự phân bố FDI về mặt không gian là do các yếu tố khu vực và
liên khu vực. Các đặc điểm cụ thể của khu vực như: tiền lương, trình độ học vấn, giao
thông cũng như tổng sản phẩm khu vực được đo lường bởi quy mô thị trường ở khu
vực sở tại và khu vực thay thế được xem xét để phân tích sự tương tác về khơng gian
giữa các vùng bằng việc sử dụng mơ hình kinh tế lượng khơng gian. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, những cú sốc về FDI ở các khu vực gần đó khơng có ảnh hưởng đến
dòng vốn FDI vào khu vực sở tại. Điều này có nghĩa là sự phụ thuộc khơng gian giữa
các địa phương không tồn tại trong việc thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng: FDI ở một khu vực phụ thuộc vào quy mô thị trường, tỉ lệ thất nghiệp, giáo
dục, cơ sở hạ tầng và nguồn lực khoáng sản.
Trong khi các nghiên cứu kể trên chỉ sử dụng các mơ hình khơng gian thuần túy
để nghiên cứu yếu tố tác động đến thu hút FDI. Một số nghiên cứu khác ứng dụng
phân tích khơng gian để nghiên cứu hành vi của các công ty đa quốc gia khi đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài. Hành vi của các công ty đa quốc gia thể hiện thông qua kết
quả ước lượng từ hệ số độ trễ không gian hoặc hệ số sai số không gian và hệ số thị
trường tiềm năng. Blonigen và cộng sự (2007) tiến hành nghiên cứu các mối quan hệ
tự hồi quy khơng gian trong đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của Mỹ. Blonigen và cộng
sự (2007) cho rằng, có rất nhiều lý do về mặt lý thuyết giải thích tại sao FDI vào một
nước chủ nhà có thể phụ thuộc vào FDI ở các nước lân cận. Sự phụ thuộc về không
gian phần lớn bị bỏ qua bởi các lý thuyết thực nghiệm, sự phụ thuộc về không gian chỉ
xuất hiện trong rất ít các nghiên cứu nên nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu này.

Blonigen và cộng sự (2007) sử dụng số liệu về hoạt động FDI của Mỹ trong giai đoạn
1983-1998. Các biến nghiên cứu gồm: GDP; dân số; chi phí thương mại; kỹ năng; chi
phí đầu tư; khoảng cách từ nước Mỹ tính bằng km; tiềm năng thị trường lân cận.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

Thơng qua mơ hình SAR, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng: nguồn FDI của Mỹ đến
một quốc gia nằm trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) sẽ hỗ trợ tăng
thu hút FDI đến các quốc gia thuộc OECD còn lại. Nguồn vốn FDI đến một quốc gia
thuộc Khối Liên minh châu Âu (EU) sẽ chịu ảnh hưởng bởi dân số, chi phí giao
thương, chất lượng lao động, chi phí đầu tư của quốc gia đó và tiềm năng thị trường
của các quốc gia lân cận.
Garretsen và Peeters (2009) đã sử dụng 2 mô hình là mơ hình độ trễ khơng gian
(SLM) và mơ hình sai số khơng gian (SEM) để nghiên cứu FDI của Hà Lan vào 18
nước OECD trong giai đoạn 1984-2004. Các biến nghiên cứu gồm: GDP thực tế nước
sở tại; chi phí thương mại; chất lượng của chính phủ được đo bằng chỉ số tổng hợp,
được tính bằng giá trị trung bình của các biến “tham nhũng”; “luật lệ và quy định” và
“chất lượng bộ máy hành chính”; năng suất lao động; tiềm năng thị trường. Nghiên
cứu nhằm mục đích kiểm định sự liên quan của các mối liên kết không gian đến FDI
của Hà Lan (trong nước). Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy quy mơ thị trường, độ mở
của nền kinh tế, thuế có tác động đến FDI. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã ước lượng
mơ hình độ trễ không gian (SLM) đối với FDI của Hà Lan đến 18 nước OECD. Sau
khi kiểm soát các hiệu ứng cố định, nhóm tác giả thấy tác động của nước thứ ba là
quan trọng đối với FDI của Hà Lan vào các quốc gia. Sự phụ thuộc FDI giữa 18 quốc
gia này có sự khác nhau tùy theo mẫu nghiên cứu.

Nwaogu (2012) đã sử dụng cả 2 mơ hình SAR và SEM trong việc phân tích
tương tác khơng gian của FDI. Nghiên cứu cho thấy có sự phụ thuộc lẫn nhau về
không gian, hoặc ảnh hưởng của nước thứ ba đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Mỹ vào châu Phi, châu Mỹ Latinh và vùng Caribe. Nwaogu (2012)
cho rằng, khi quyết định vị trí của công ty phụ thuộc vào hoạt động đầu tư hiện tại ở
các quốc gia xung quanh nước chủ nhà tiềm năng, công ty không chỉ xem đầu tư như
một tín hiệu cho các cơ hội thuận lợi và mơi trường kinh doanh an tồn mà cịn phải
xem xét sự tồn tại của lợi ích lan tỏa. Nwaogu (2012) đã sử dụng số liệu FDI của Hoa
Kỳ vào 37 nước châu Phi, 31 nước châu Mỹ Latinh và khu vực Caribe trong giai đoạn
1995-2007. Các biến nghiên cứu bao gồm: tiềm năng thị trường; dân số nước chủ nhà;
GDP; chi phí thương mại; sự phát triển cơ sở hạ tầng; sự tham nhũng; các hiệp định
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

thương mại. Các kết quả thực nghiệm từ mơ hình SAR cho thấy: FDI của Mỹ vào
Châu Phi, châu Mỹ Latinh và vùng Caribe phụ thuộc vào FDI của Mỹ đến các nước
chủ nhà lân cận, bao gồm: dân số, quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, chi phí giao
thương. Dựa vào các dấu hiệu của thị trường tiềm năng và hệ số độ trễ không gian, kết
quả chỉ ra rằng chiến lược FDI của Hoa Kỳ vào cả 2 khu vực được đặc trưng bởi các
đặc điểm phức hợp theo chiều dọc. Gamboa (2012) cũng sử dụng mơ hình khơng gian
để nghiên cứu tác động khơng gian của nguồn vốn FDI từ Mỹ đến Mexico. Tác giả đã
thu thập dữ liệu về FDI của 32 Bang ở Mexico trong giai đoạn 1994-2004. Các biến
nghiên cứu bao gồm: GDP; số lao động có trình độ; mức lương; cơ sở hạ tầng; tỷ lệ nợ
quá hạn; khả năng tiếp cận thị trường Mỹ và thị trường quốc tế. Trước khi áp dụng mơ
hình khơng gian, Gamboa (2012) đã sử dụng kiểm định Moran’s I và Geary’s C để
chứng minh nguồn vốn FDI tại Mexico không phải phân bố một cách ngẫu nhiên mà

có sự tập trung nhất định và tác giả đã tìm ra nguồn vốn FDI vào các Bang tại Mexico
sẽ tăng khi FDI vào các bang lân cận tăng lên.
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của không gian trong thu
hút FDI. Đó là nghiên cứu của Hoang và Gujion (2014), Esiyok và Ugur (2015); Le và
Nguyen (2017). Hoang và Gujon (2014) đã dùng mơ hình kinh tế lượng khơng gian
(cả 2 mơ hình là SEM và SAR) để khám phá những yếu tố quyết định sự phân bố dòng
vốn FDI giữa các tỉnh thành ở Việt Nam trong giai đoạn sau khủng hoảng châu Á. Dữ
liệu sử dụng trong phân tích được tác giả chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 2001-2006
(trước khi Việt Nam gia nhập WTO) và giai đoạn 2007-2010 (sau khi Việt Nam gia
nhập WTO). Các biến nghiên cứu bao gồm: quy mơ thị trường; chi phí nhân cơng;
nguồn nhân lực; chi phí đất đai; các khu cơng nghiệp; tích tụ (thể hiện q trình tích
lũy khi nhà đầu tư FDI có xu hướng lựa chọn một khu vực nơi đã có các nhà đầu tư
khác) và chính sách của chính phủ. Đầu tiên, Hoang và Gujon (2014) kiểm định tự
tương quan không gian trong ước lượng sai số OLS, chứng minh việc sử dụng mơ hình
sai số không gian sử dụng cách thức ước lượng hợp lý cực đại. Theo nhóm nghiên cứu,
mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố quyết định truyền thống là đáng ngạc nhiên bao
gồm các giới hạn về sự phụ thuộc lẫn nhau về không gian. Kết quả cho thấy các tỉnh
thành cạnh tranh nhau trong việc thu hút vốn FDI. Theo đó, nguồn vốn FDI khi đổ vào
một tỉnh sẽ làm giảm nguồn vốn FDI thu hút được của các tỉnh lân cận cho cả hai giai
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

đoạn: trước khi Việt Nam gia nhập WTO và sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Ngoài
ra, các yếu tố: con người, sự xuất hiện của đặc khu kinh tế, quy mơ thị trường, chi phí
lao động, năng suất lao động đều có tác động đến nguồn vốn FDI; mức độ quần tụ của
doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nước ngồi và doanh nghiệp trong nước có

tác động mạnh đến nguồn vốn FDI.
Esiyok và Ugur (2015) cho rằng, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam đã tăng một
cách đáng kể trong những năm gần đây và đã được phân bố không đồng đều giữa các
địa phương cấp tỉnh. Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra các yếu tố về vị trí có
ảnh hưởng đến FDI ở 62 tỉnh thành ở Việt Nam và yếu tố không gian có ảnh hưởng
quan trọng đến FDI khơng, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách có
cần tính đến yếu tố này khơng?. Các biến nghiên cứu bao gồm: GDP bình qn đầu
người cấp tỉnh; chi phí nhân công; quy mô đầu tư trong nước cấp tỉnh; số học sinh
THCS trên 1000 người ở mỗi tỉnh; mức độ mở cửa thương mại; PCI. Nghiên cứu sử
dụng mô hình hồi quy khơng gian SRM, ước lượng OLS, kiểm định LM để nghiên cứu
sự phụ thuộc FDI ở Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2009. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng: số học sinh trung học, thu nhập bình quân đầu người ở một tỉnh thành cụ thể, chi
phí lao động, mức độ mở cửa thương mại và đầu tư trong nước có tác động trực tiếp
đến FDI trong tỉnh đó và có ảnh hưởng gián tiếp đến FDI của các tỉnh lân cận. Các ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp này đồng thời tồn tại với các hiệu ứng lan tỏa và có sự phụ
thuộc về khơng gian giữa các tỉnh.
Le và Nguyen (2017) sử dụng mô hình SDM để phân tích tác động trực tiếp và
gián tiếp của các yếu tố ảnh hưởng đến FDI của các tỉnh thành Việt Nam. Nghiên cứu
này kế thừa các nghiên cứu đi trước trong việc xác định các yếu tố chính có tác động
đến vốn FDI như: quy mơ thị trường, chi phí lao động, chất lượng lao động, hệ thống
cơ sở hạ tầng và đưa thêm một số yếu tố mới vào mơ hình như: mức độ quần tụ doanh
nghiệp, mức độ đơ thị hóa. Le và Nguyen (2017) sử dụng bộ dữ liệu trong giai đoạn
2011-2014 (giai đoạn sau khủng hoảng tài chính) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến FDI tại 63 tỉnh thành Việt Nam. Các biến nghiên cứu bao gồm: quy mô thị trường,
chi phí lao động, chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng, mức độ quần tụ và mức độ đô thị
hóa. Kết quả nghiên cứu chung cho thấy, FDI đổ vào các địa phương gần nhau thì
mang tính cạnh tranh. Nguồn vốn FDI vào một địa phương cụ thể sẽ làm giảm FDI
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19

vào địa phương láng giềng. Đó là tình trạng chung diễn ra sau khi khủng hoảng tài
chính tồn cầu kết thúc. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy FDI khơng những phụ
thuộc vào chính bản thân mỗi địa phương mà cịn phụ thuộc khơng nhỏ vào các địa
phương khác, tức là có ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương trong thu hút FDI.
Quy mô của thị trường, chất lượng nguồn lao động và mức độ quần tụ doanh nghiệp
có tác động đến FDI và có tính chất lan tỏa khỏi ranh giới địa phương. Với kết quả
nghiên cứu này, các địa phương có thể phối hợp với nhau để tận dụng tính hấp dẫn của
quy mơ thị trường, chất lượng lao động nhằm thu hút FDI cho tồn vùng. Các chính
sách thu hút lao động có chất lượng và tay nghề, cung cấp chương trình nâng cao kiến
thức, chuyên môn của người lao động của một địa phương sẽ có tác động lan tỏa đến
nhiều địa phương trong vùng, làm gia tăng tính hấp dẫn của tồn vùng. Bên cạnh đó,
việc tạo một mơi trường tốt cho doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân tồn tại và
phát triển cũng sẽ có tác động tích cực đến lượng đầu tư nước ngoài. Và tác động này
vượt ra khỏi ranh giới hành chính địa phương thơng thường (Le và Nguyen, 2017).

1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu của luận án
Các nghiên cứu trước đây sử dụng cả mơ hình truyền thống (phi khơng gian) và
mơ hình khơng gian để nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố ảnh hưởng đến
thu hút FDI. Đối với các nghiên cứu sử dụng mơ hình khơng gian, các nghiên cứu trên
đã sử dụng các mơ hình, các biến nghiên cứu và bộ dữ liệu trong các giai đoạn khác
nhau để chứng minh được sự ảnh hưởng của các địa phương lân cận trong thu hút FDI.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên còn một số nội dung chưa được làm rõ hoặc chưa đề
cập đến như: (1) Chưa hệ thống hóa và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các địa phương trong thu hút FDI; (2) Phạm vi nghiên cứu chưa
thể hiện được tính “vùng” trong thu hút FDI bởi sự ảnh hưởng lẫn nhau trong thu hút
FDI giữa các địa phương được thể hiện rõ nét nhất ở trong một phạm vi nhất định (các

tỉnh lân cận hoặc trong phạm vi một vùng). Do đó, các nghiên cứu trước chưa xây
dựng được mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương trong thu hút
FDI của một vùng; (3) Trong các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện phương pháp
phân tích PMG (Pooled Mean Group) để đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của
các biến giải thích đến biến phụ thuộc. Điều này là cần thiết bởi có biến giải thích có
thể có tác động tích cực trong ngắn hạn nhưng lại tác động tiêu cực trong dài hạn hoặc
ngược lại.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20

Qua quá trình tổng quan tài liệu nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng: lĩnh vực
nghiên cứu về ảnh hưởng lẫn nhau trong thu hút FDI giữa các địa phương lân cận cần
được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cả về lý luận, nội dung nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu. Nghiên cứu của tác giả vừa kế thừa, vừa khắc phục hạn chế các
nghiên cứu đi trước trong việc nghiên cứu ảnh hưởng lẫn nhau của các địa phương
trong thu hút FDI. Trong luận án, tác giả sẽ luận giải, hoàn thiện những vấn đề lý luận
cơ bản về ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương trong thu hút FDI. Đề xuất mơ
hình nghiên cứu ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương trong thu hút FDI của một
vùng, cụ thể là tại vùng Đồng bằng sơng Hồng. Tác giả sử dụng mơ hình SDM (thơng
qua tác động gián tiếp) để phân tích ảnh hưởng lẫn nhau trong thu hút FDI của các địa
phương cấp tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sơng Hồng. Mơ hình SDM khắc phục hạn chế
của mơ hình SEM vốn khơng cho phép tính được tác động gián tiếp. Trong khi đó,
mặc dù mơ hình SAR vẫn có thể cho phép tính tác động gián tiếp nhưng hệ số tác
động gián tiếp/tác động trực tiếp trong mơ hình SAR cho mọi biến giải thích ln bằng
nhau. Theo Elhorst (2010), điều này sẽ khó có thể xảy ra trong thực tế (Le và Nguyen,
2017). Bên cạnh đó, tác giả bổ sung phương pháp phân tích PMG để đánh giá tác động

ngắn hạn và dài hạn của các biến giải thích đến biến phụ thuộc. Đồng thời, tác giả giới
hạn phạm vi không gian nghiên cứu tại một vùng cụ thể là vùng Đồng bằng sông Hồng
để thấy rõ hơn sự tác động lẫn nhau của các địa phương trong một vùng trong hoạt động
thu hút FDI. Tác giả lựa chọn nghiên cứu tại Vùng Đồng bằng sơng Hồng vì: (i) Đồng
bằng sơng Hồng là vùng có vị trí, vai trị quan trọng và là trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa của cả nước; (ii) là vùng thu hút được FDI lớn thứ hai cả nước, chỉ sau vùng
Đơng Nam Bộ.

1.2. Quy trình nghiên cứu của luận án
Quy trình nghiên cứu của luận án được thể hiện thơng qua các bước như hình
1.1, cụ thể bao gồm các bước như sau: xác định mục tiêu nghiên cứu; tổng quan
nghiên cứu; xây dựng cơ sở lý luận; phân tích ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa
phương (kiểm định Global Moran’s I; kiểm định AIC; kiểm định Hausman và hệ số
độ trễ không gian Rho; hồi quy để kiểm tra tác động của các yếu tố ảnh hưởng; hồi
quy PMG) và đề xuất giải pháp.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×