Tải bản đầy đủ (.pdf) (287 trang)

Luận án Tiến sĩ Kinh tế công nghiệp: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 287 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ THỊ QUỲNH NGA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP MAY TRÊN ĐỊA BÀN
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM TRUNG BỘ

NGÀNH: KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 62.31.09.01

Đà Nẵng - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ THỊ QUỲNH NGA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Đề tài:

NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP MAY TRÊN ĐỊA BÀN
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM TRUNG BỘ

NGÀNH: KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 62.31.09.01


Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. ĐOÀN GIA DŨNG

Đà Nẵng - Năm 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào.
Tác giả

Võ Thị Quỳnh Nga


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BSC:

Balanced Score Card (Thẻ điểm cân bằng)

CAD:

Computerized-aid-design (Thiết kế hỗ trợ bởi vi tính)

CAM:

Computer aided manufacturing: Sản xuất hỗ trợ bởi máy vi tính

CMT:


Cut-Make-Trim (Cắt, may, trang trí hoàn tất)

Cty CP:

Công ty cổ phần

Cty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
DN:

Doanh nghiệp

DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước

DN TN:

Doanh nghiệp tư nhân

ĐTNN:

Đầu tư nước ngoài

EFQM:

European Foundation of Quality Management (Quản lý chất lượng
theo nền tảng châu Âu)

EPS:


Earning Per Share (Thu nhập trên một cổ phiếu)

ERP:

Enterprise resourcing planning

EU:

European Community (Cộng đồng châu Âu)

EVA:

Economic Value Added (Giá trị Kinh tế gia tăng)

GMP:

Good Manufacturing Practice (Tiêu chuẩn Thực hành tốt Sản xuất)

HACCP:

Hazard Analysis and Critical Control Point System (Hệ thống phân
tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn)

HTX:

Hợp tác xã

IC:


Invested Capital (Vốn đầu tư)

IDM:

Institute of Development Management (Viện Quản lý phát triển)

IVM:

Integrated Value Management (Quản trị giá trị tích hợp)

NOPAT:

Net Operating Profit After Tax (Lợi nhuận sau thuế)

OBM:

Origin Brand Manufacturer (Các công ty nhãn hiệu gốc)

ODM:

Origin Design Manufacturer (Nhà thiết kế gốc)

OEM:

Original Equipment Manufacturer (Nhà sản xuất thiết bị gốc)


OECD:

Organisation for Economic Cooperation and Development (Tổ chức

Hợp tác và Phát triển kinh tế)

OIM:

Original Idea Manufacturer (Các nhà sản xuất ý tưởng ban đầu)

OSHAS:

Occupational Health and Safety Assessment Series (Hệ thống quản lý
an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp)

ROA:

Return on Asset (Tỷ suất sinh lời trên tài sản)

ROE:

Return on Equity (Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu)

ROI:

Return on Investment (Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu từ)

SA:

Social Accountability

SAFSA:

Source Asean Full Service Alliance


TPP:

Trans Pacific Partnership

TSR:

Total Shareholder’s Return (Tổng lợi nhuận đem lại cho cổ đông)

UNDP:

United Nation Development Program (Chương trình phát triển của
Liên HIệp Quốc)

VCSH:

Vốn chủ sở hữu

WACC:

Weighted Average Cost of Capital (Chi phí sử dụng vốn trung bình
gia quyền)

WEF:

World Conomic Forum (Diễn đàn kinh tế thế giới)

WRAP:

Worldwide Resposible Accredited Production (Trách nhiệm toàn cầu

về sản xuất may mặc)

WTO:

World Trade Organisation (Tổ chức thương mại thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Các quan điểm nghiên cứu về năng lực cạnh tranh

xi

Bảng 1.1: Một số mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh

5

Bảng 1.2: Phân bổ biến đo lường cho các phương diện

9

Bảng 1.3: Tóm tắt các bàn luận cơ bản về một số mô hình đánh giá năng lực
cạnh tranh thường được sử dụng

24

Bảng 1.4: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trên khía
cạnh Kết quả cạnh tranh

33


Bảng 1.5: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trên khía cạnh Tiềm năng cạnh tranh
Bảng 1.6: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DN may

37

Bảng 1.7: Cách thức ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của
các DN may

46

Bảng 2.1: Số lượng và cơ cấu DN may trong vùng kinh tế trọng điểm Trung
bộ theo quy mô

50

Bảng 2.2: Cơ cấu các DN may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ theo loại
hình DN

51

Bảng 2.3: Quy mô vốn và lao động của các DN may vùng kinh tế trọng điểm
Trung bộ

52

Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của các DN may vùng
kinh tế trọng điểm Trung bộ (phân theo quy mô DN) giai đoạn 2009-2011

55


Bảng 2.5: ROE (%) của các DN may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

56

Bảng 2.6: VA/L (triệu đồng) của các DN may vùng kinh tế trọng điểm Trung
bộ (phân theo quy mô)

57

Bảng 2.7: Thị phần của các DN may vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
(phân theo quy mô)

58

Bảng 2.8: Thu nhập bình quân của người lao động của các DN may vùng kinh
tế trọng điểm Trung bộ

59

Bảng 2.9: Năng suất của các DN may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

61

Bảng 2.10: ULC (đồng) của các DN may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

62

Bảng 2.11: Tỷ lệ tồn kho (%)trong tổng tài sản của các DN may vùng kinh tế
trọng điểm Trung bộ


63

Bảng 2.12: Chi phí đơn vị (đồng) trong tổng tài sản của các DN may vùng
kinh tế trọng điểm Trung bộ

64

Bảng 2.13: Kết quả cạnh tranh của các DN may quy mô vừa và nhỏ trong 3
vùng kinh tế trọng điểm

65

41


Bảng 2.14: Tiềm năng cạnh tranh của các DN may quy mô vừa và nhỏ trong 3
vùng kinh tế trọng điểm

68

Bảng 2.15: Kết quả cạnh tranh của các DN may quy mô lớn trong 3 vùng kinh
tế trọng điểm

69

Bảng 2.16: Tiềm năng cạnh tranh của các DN may quy mô lớn trong 3 vùng
kinh tế trọng điểm

71


Bảng 2.17: Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của các loại hình DN
may vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2009-2011

73

Bảng 2.18: ROE (%) của các loại hình DN may vùng kinh tế trọng điểm
Trung bộ

74

Bảng 2.19: VA/L của các loại hình DN may vùng kinh tế trọng điểm Trung
bộ

75

Bảng 2.20: Thị phần của các loại hình DN may vùng kinh tế trọng điểm
Trung bộ

76

Bảng 2.21: Thu nhập bình quân của người lao động của các loại hình DN may
vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

77

Bảng 2.22: Năng suất lao động của các loại hình DN may vùng kinh tế trọng
điểm Trung bộ

78


Bảng 2.23: ULC của các loại hình DN may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

79

Bảng 2.24: Tỷ lệ tồn kho trong tổng tài sản của các loại hình DN may vùng
kinh tế trọng điểm Trung bộ

80

Bảng 2.25: Chi phí đơn vị của các loại hình DN may vùng kinh tế trọng điểm
Trung bộ
Bảng 2.26: Kết quả cạnh tranh của các DN may tư nhân trong 3 vùng kinh tế
trọng điểm
Bảng 2.27: Tiềm năng cạnh tranh của các DN may tư nhân trong 3 vùng kinh
tế trọng điểm

81

Bảng 2.28: Kết quả cạnh tranh của các Cty CP may trong 3 vùng kinh tế trọng
điểm

85

Bảng 2.29: Tiềm năng cạnh tranh của các Cty CP may trong 3 vùng kinh tế
trọng điểm

87

Bảng 2.30: Kết quả cạnh tranh của các Cty TNHH may trong 3 vùng kinh tế

trọng điểm

80

Bảng 2.31: Tiềm năng cạnh tranh của các Cty TNHH may trong 3 vùng kinh
tế trọng điểm

90

Bảng 2.32: Kết quả cạnh tranh của các DN may có vốn đầu tư nước ngoài
trong 3 vùng kinh tế trọng điểm

92

82
84


Bảng 2.33: Tiềm năng cạnh tranh của các DN may có vốn đầu tư nước ngoài
trong 3 vùng kinh tế trọng điểm

94

Bảng 2.34: Phương thức sản xuất của các DN may vùng kinh tế trọng điểm
Trung bộ năm 2011

99

Bảng 2.35: Phương thức sản xuất hàng may và năng lực cạnh tranh của các 100
DN may trong vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ

Bảng 2.36: Tình hình thực hiện công tác hoạch định tại các DN may vùng 100
kinh tế trọng điểm Trung bộ
Bảng 2.37: Công tác hoạch định và năng lực cạnh tranh của các DN may 101
trong vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ
Bảng 2.38: Tình hình cơ giới hoá các công đoạn sản xuất tại các DN may 102
vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (năm 2011)
Bảng 2.39: Tình hình áp dụng các hệ thống quản lý tại các DN may vùng kinh 104
tế trọng điểm Trung bộ (2011)
Bảng 2.40: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo của các DN may vùng kinh 105
tế trọng điểm Trung bộ (2011)
Bảng 2.41: Trình độ nhân sự và năng lực cạnh tranh của các DN may trong 105
vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ
Bảng 2.42: Số lượng lao động trên 15 tuổi của các địa phương trong vùng 106
kinh tế trọng điểm Trung bộ
Bảng 2.43: Số lượng các tổ tín dụng nhân dân trên địa bàn vùng kinh tế trọng 109
điểm Trung bộ 2011
Bảng 2.44: Tình hình cung cấp các dịch vụ chuyên dụng hỗ trợ ngành may

113

Bảng 2.45: Các thông số cơ bản của hệ thống cảng trong vùng kinh tế trọng 115
điểm Trung bộ
Bảng 2.46: Số lượng DN may trong các vùng kinh tế trọng điểm

117

Bảng 2.47: Dân số của các địa phương trong các vùng kinh tế trọng điểm

121


Bảng 2.48: Thu nhập bình quân của các địa phương trong các vùng kinh tế 122
trọng điểm
Bảng 2.49: Nhu cầu đối với hàng may nhập khẩu của một số thị trường lớn 123
của các DN may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (2010-2011)
Bảng 3.1.: Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP (%) 2013-2015
128
Bảng 3.2: Dự đoán lượng cầu tiêu thụ hàng may trên một số thị trường chọn 129
lọc
Bảng 3.3: Điểm mạnh và điểm yếu của các DN may vùng kinh tế trọng điểm 135
Trung bộ và một số đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường nội địa
Bảng 3.4: Điểm mạnh và điểm yếu của một số đối thủ cạnh tranh chính trên 137
thị trường quốc tế
Bảng 3.5: Ma trận SWOT của các DN may vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ 140



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình Đường giá trị

8

Hình 1.2: Ví dụ về mô hình BSC

9

Hình 1.3 : Hai thành phần của năng lực cạnh tranh

12

Hình 1.4: Mô hình Kim cương của M. Porter (1990)


12

Hình 1.5: Tam giác năng lực cạnh tranh của Lall

13

Hình 1.6: Mô hình APP

14

Hình 1.7: Mô hình EFQM phiên bản 2010

14

Hình 1.8: Quy trình may cơ bản

17

Hình 1.9: Chuỗi giá trị cơ bản

20

Hình 1.10: Chuỗi giá trị may toàn cầu

21

Hình 1.11: Đường cong các giai đoạn tạo giá trị trong chuỗi giá trị may

21


Hình 1.12: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may

25

Hình 1.13 : Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp may trong một vùng kinh tế đặc thù

27

Hình 1.14: Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh các DN may vùng kinh tế
trọng điểm Trung bộ

40

Hình 1.15: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DN may
đã chỉnh sửa

45

Hình 2.1: Tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh trên khía cạnh kết quả cạnh
tranh của các DN may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

60

Hình 2.2: Tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh trên khía cạnh tiềm năng
cạnh tranh của các DN may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

64


Hình 2.3: Tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh trên khía cạnh kết quả cạnh
tranh của các loại hình DN may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

78

Hình 2.4: Tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh trên khía cạnh tiềm năng 81
cạnh tranh của các loại hình DN may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
Hình 3.1: Mô hình sản phẩm của phương pháp sản xuất hoàn chỉnh trong dệt 149
kim
Hình 3.2: Năng suất trong ngành may của một số nước xuất khẩu hàng may 147
hàng đầu sang thị trường Mỹ so với năng suất chuẩn của thế giới (%)


CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong khi cạnh tranh trong các hoạt động kinh tế đã được nghiên cứu từ rất
lâu thì những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh lại được xem là khá mới mẻ, ra đời
và phát triển trong bối cảnh sự cạnh tranh trong hoạt động kinh tế ngày càng căng
thẳng xét về mức độ và ngày càng đa dạng xét về hình thức.
Quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ cùng với những cuộc khủng hoảng cuối thế
kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã làm thay đổi đáng kể môi trường cạnh tranh. Những biến
đổi mạnh mẽ này đã đẩy các doanh nghiệp đứng trước thách thức làm sao có thể
thích ứng với những thay đổi nhanh chóng ở những thị trường mà họ hoạt động để
cạnh tranh với các đối thủ. Trên thực tế, ở cấp vi mô, khả năng của doanh nghiệp
trong cuộc cạnh tranh với đối thủ được các nhà đầu tư, các nhà quản trị đặc biệt
quan tâm vì nó thường gắn liền với khả năng giành thị phần, lợi nhuận. Ở cấp vĩ mô,
năng lực cạnh tranh quốc gia trong một lĩnh vực xác định có nguồn gốc căn bản từ
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vì vậy, đây cũng là vấn đề thu hút được
sự chú ý của các chính phủ.

Nhìn toàn cảnh nền kinh tế thế giới, may mặc nằm trong nhóm ngành mà
tính chất toàn cầu thể hiện nổi trội nhất. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ mặt hàng
này trải rộng ở nhiều quốc gia, khu vực và lục địa. Và khi tính chất toàn cầu càng
lớn thì mỗi thay đổi trong môi trường toàn cầu đều có thể có ảnh hưởng sâu rộng
đến nhiều doanh nghiệp may. May mặc cũng là ngành có sự cạnh tranh đã và đang
hết sức gay gắt do rào cản thâm nhập thấp và các đối thủ trong ngành không ngừng
đổi mới các phương thức để tạo sức ép cho nhau như giá thấp, thiết kế độc đáo, chất
lượng nguyên liệu, hoạt động Marketing…Đứng trước áp lực cạnh tranh ngày càng
cao, chẳng hạn trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009 và để lại những hệ lụy
cho đến hôm nay, trong khi ngành may của một số nước ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu
Phi lao đao thì ngành may của một số nước khác lại vươn lên mạnh mẽ như Việt
nam, Srilanka…Tuy nhiên, ngay tại Việt nam, nhiều doanh nghiệp may đã phải
đóng cửa hoặc ngưng sản xuất tạm thời do không thể giành được đơn hàng với mức
giá có thể chấp nhận được. Giờ đây, câu chuyện về khả năng cạnh tranh trong một
thị trường có dấu hiệu thu hẹp và chen chúc nhiều đối thủ lại được nói đến nhiều
hơn bao giờ hết.
Theo Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg về Phương hướng chủ yếu phát triển
kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến
năm 2020 thực hiện đối với 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm Thừa
Thiên Huế, Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Vùng kinh tế trọng
điểm này được định hướng trở thành vùng phát triển năng động, tạo nhiều việc làm,
i


nâng cao mức sống và dân trí cho dân cư, đồng thời tạo cực tăng trưởng nhằm tạo
động lực phát triển cho phần lớn các tỉnh duyên hải Trung bộ và Tây Nguyên.
Ngành may trong vùng được công nhận là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm, là
ngành đệm phục vụ cho những bước nhảy công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các địa
phương trong vùng. Sự phát triển của ngành may của các địa phương trong vùng
luôn hàm chứa sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp may trong vùng và giữa họ với

các doanh nghiệp may ngoài vùng. Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp
may phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược cạnh tranh được lựa chọn.
Để làm nền tảng cho việc soạn thảo các chiến lược cạnh tranh đúng đắn, các
nhà quản trị thực sự cần biết năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình đang ở
mức nào, tình trạng đó do những nhân tố nào tác động và tác động như thế nào.
Trong khi đó, ở tầm vĩ mô, Chính phủ/các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần xác
định được năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt trên phạm vi thị
trường quốc tế, để có thể có những chính sách hỗ trợ hợp lý. Điều này đặt ra vấn đề
cần phải đo lường năng lực cạnh tranh cũng như tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp may
nói riêng. Trong phạm vi hoạt động sản xuất hàng may của vùng kinh tế trọng điểm
Trung bộ, đây cũng là vấn đề đặt ra khi các doanh nghiệp may và cả các cơ quan
quản lý Nhà nước đứng trước thách thức về các giải pháp cạnh tranh bền vững.
Trong thời gian gần đây, năng lực cạnh tranh là một vấn đề nghiên cứu thu
hút được sự quan tâm của nhiều học giả và giới kinh doanh. Điều này được đánh
dấu bởi số lượng rất lớn các công trình nghiên cứu về chủ đề này với các quan điểm
nghiên cứu khá đa dạng. Tại Việt nam, trên thực tế, đã có một số công trình nghiên
cứu về năng lực cạnh tranh ngành dệt may hoặc của một doanh nghiệp may xác
định nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp may trong phạm vi vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với cách tiếp cận
không trên giác độ ngành mà trên giác độ doanh nghiệp. Việc nghiên cứu năng lực
cạnh tranh cấp doanh nghiệp nhưng trên một phạm vi rộng cho phép một sự hiểu
biết thấu đáo về năng lực cạnh tranh vừa có tính bao quát vừa có tính cụ thể và đặc
biệt là có tính so sánh tham chiếu. Xét trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ,
nghiên cứu này xuất phát từ nhu cầu thông tin về trạng thái năng lực cạnh tranh
hiện tại và trên những khía cạnh dễ thấy nhất của doanh nghiệp may trong vùng
đang ở mức nào khi so với các đối thủ tham chiếu và những nhân tố thuộc doanh
nghiệp lẫn thuộc môi trường kinh doanh đã tác động như thế nào đến trạng
thái năng lực đó. Thông tin đó sẽ hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp may trong
vùng đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn và giúp các nhà hoạch định vĩ mô

xác định được các biến số chính sách mà họ cần tác động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
ii


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Từ vấn đề nghiên cứu cấp thiết đã đặt ra cho đề tài và các nghiên cứu đã
được thực hiện về năng lực cạnh tranh nói chung, năng lực cạnh tranh ngành may
nói riêng, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may bao gồm những
thành phần nào?
2. Các thành phần đó có thể được phản ánh nổi bật nhất thông qua những chỉ
tiêu nào?
3. Năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp may trong vùng kinh tế trọng
điểm Trung bộ đang ở mức nào nếu so sánh với nhau?
4. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng kinh tế trọng điểm
Trung bộ đang ở mức nào nếu so sánh với các doanh nghiệp may ở vùng kinh tế
trọng điểm Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ trên những chỉ tiêu so sánh
được?
5. Những nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp may?
6. Những nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đến năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp may?
7. Giải pháp nào mỗi doanh nghiệp may cần thực hiện để duy trì và nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình?
8. Giải pháp ở tầm vĩ mô nào cần thực hiện để hỗ trợ cho các doanh nghiệp
may trong vùng cạnh tranh một cách tích cực với nhau, với các doanh nghiệp ngoài
vùng và rộng hơn là với các đối thủ ngoài nước?

2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến giải quyết các mục tiêu sau:
Thứ nhất, thiết kế được mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp may có thể ứng dụng vào phạm vi nghiên cứu là vùng kinh tế trọng điểm
Trung bộ
Thứ hai, xây dựng được mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may với phạm vi nghiên cứu và vùng kinh tế
trọng điểm Trung bộ
iii


Thứ ba, xác định được trạng thái năng lực cạnh tranh hiện tại và có tính dự
đoán của các doanh nghiệp may trong vùng khi so sánh với nhau và so với các
doanh nghiệp may ngoài vùng.
Thứ tư, làm rõ sự ảnh hưởng của các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài doanh
nghiệp đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng kinh tế trọng điểm
Trung bộ.
Thứ năm, hình thành được một hệ thống các giải pháp thích đáng nhằm duy
trì và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may trong vùng kinh tế
trọng điểm Trung bộ.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

+ Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung sự nghiên cứu của mình vào năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp may nhằm xác định được các tiêu chí nào có thể thể hiện được năng
lực của các doanh nghiệp may trong hoạt động cạnh tranh; sử dụng hệ thống chỉ tiêu
đó đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trong vùng
kinh tế trọng điểm Trung bộ trong thời gian qua; đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh đó và đề xuất các giải pháp nhằm duy trì và nâng
cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trong vùng.

+ Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
Đề tài sẽ có hai nội dung trọng yếu là đánh giá năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ; phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực canh tranh của các doanh nghiệp đó và đề xuất hệ thống giải
pháp nhằm duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng
kinh tế trọng điểm Trung bộ.
Về khách thể nghiên cứu:
Sản phẩm may rất đa dạng, có thể có trang phục, chăn màn, lều bạt và nhiều
sản phẩm chuyên dụng khác. Vì vậy, loại doanh nghiệp may cũng đa dạng theo.
Tuy nhiên, trong các loại sản phẩm may, sản phẩm trang phục (may mặc) là phổ
biến nhất và thị trường trang phục cũng là thị trường có cường độ cạnh tranh gay
gắt dễ thấy nhất. Vì vậy, các doanh nghiệp may được nghiên cứu trong đề tài sẽ là
các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là trang phục (mã ngành là 14100).
Xét về phương thức sản xuất, các doanh nghiệp may có thể là may công
nghiệp theo kiểu sản xuất hàng loạt hoặc may dịch vụ theo kiểu sản xuất đơn chiếc,
phục vụ cá nhân hóa cho từng khách hàng. Trong bối cảnh ở Việt nam, những
iv


doanh nghiệp thuộc hình thức sau thường có quy mô rất nhỏ, chỉ phục vụ cho người
tiêu dùng địa phương phân bố trong phạm vi địa lý hạn hẹp. Vì vậy, trong đề tài,
các nội dung nghiên cứu chỉ bao trùm các doanh nghiệp may công nghiệp.
Xét về quy mô1, nhóm các doanh nghiệp may siêu nhỏ chiếm tỷ trọng không
đáng kể xét trên phương diện tổng giá trị sản xuất tạo ra và tất yếu có nhiều hạn chế
hơn trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp may có quy mô lớn hơn. Vì vậy,
các nghiên cứu trong luận án sẽ chỉ thực hiện với các doanh nghiệp may có quy mô
nhỏ trở lên,
Về phạm vi không gian: phạm vi đóng trụ sở của các doanh nghiệp may là
trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ. Còn phạm vi không gian của thị trường thì

sẽ bao gồm cả thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài.
Về phạm vi thời gian: xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài là xác định trạng
thái năng lực cạnh tranh có tính hiện tại nhất chứ không nghiên cứu xu hướng biến
động của năng lực cạnh tranh. Vì vậy số liệu sử dụng đánh giá sẽ nằm ở hai năm
gần nhất (để đảm bảo tính so sánh trong nội hàm của khái niệm năng lực cạnh
tranh). Do số lượng doanh nghiệp nghiên cứu là khá lớn và lượng số liệu nhiều nên
phải chủ yếu sử dụng kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục thống
kê. Theo thông lệ, số liệu điều tra toàn quốc của năm 2012 chỉ có thể có được tập
hợp vào tháng 8 năm 2013 dưới dạng thô và có thể chưa được phép xuất chính thức
nên phạm vi số liệu xử lý chỉ đến năm 2011.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án được thực hiện theo phương pháp hỗn hợp: kết hợp định tính và
định lượng.
+ Phương pháp định tính:
Trước hết, việc khám phá các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh sẽ được
thực hiện bằng phương pháp lý thuyết nền. Cụ thể, các quan điểm nghiên cứu năng
lực cạnh tranh, các khái niệm năng lực cạnh tranh, các mô hình lý thuyết về đánh
giá năng lực cạnh tranh và nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
doanh nghiệp được tổng hợp một cách hệ thống. Từ các mô hình nền, một mô hình
sẽ được lựa chọn dựa trên một số cân nhắc. Theo mô hình nền đã được lựa chọn,
các chỉ tiêu mà mô hình đề nghị sẽ được liệt kê, có thể được củng cố mức độ thuyết
phục bằng cách tham khảo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu khác.

1

Quy mô được xem xét dựa trên số lao động được quy định theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP của
Chính phủ

v



Sau đó, phương pháp nghiên cứu ý kiến chuyên gia được sử dụng với mục
đích khám phá thêm hoặc sàng lọc các chỉ tiêu có thể áp dụng để đánh giá năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp may, chỉnh sửa các chỉ tiêu đã được đề nghị trong
mô hình nền theo hướng phù hợp với doanh nghiệp may, và nếu có thể, xác định
các nhân tố được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp may.
Đối tượng được tiếp cận để thu thập thông tin trong nghiên cứu chuyên gia
này sẽ là các nhà quản trị trung và cao cấp của các doanh nghiệp may trên địa bàn
các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, các cán bộ quản lý nhà nước trong
ngành và các nhà nghiên cứu về lĩnh vực quản trị trong các doanh nghiệp may. Vì
các đối tượng này không có nhiều thời gian nên việc tập hợp thành nhóm hầu như
không thực hiện được. Do vậy, phương pháp thu thập thông tin sẽ là thảo luận tay
đôi và thảo luận qua mail dựa trên một bảng câu hỏi hỗ trợ (sẽ được trình bày chi
tiết hơn ở chương 1).
Với thảo luận tay đôi, người phỏng vấn sẽ giới thiệu mục đích nghiên cứu,
đặt câu hỏi trực tiếp với các chuyên gia. Vì mục tiêu khám phá thêm các chỉ tiêu,
xác định các chỉ tiêu được cho là quan trọng, hiệu chỉnh các chỉ tiêu, và với lập luận
rằng chỉ tiêu quan trọng thường là các chỉ tiêu thường chiếm lĩnh tâm trí của người
được phỏng vấn nên các câu hỏi sẽ là mở. Để hỗ trợ chuyên gia trong việc nghĩ và
trả lời về các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh, người hỏi có thể sử dụng đến các câu hỏi có tính gợi ý liên kết tư
duy của chuyên gia với các chỉ tiêu đã được giới thiệu bởi nhiều nhà nghiên cứu.
Người phỏng vấn sẽ ghi chép lại các câu trả lời của các chuyên gia.
Trong nghiên cứu này, các phương tiện ghi âm sẽ không sử dụng vì điều này
là khá nhạy cảm, có thể gây ức chế tâm lý cho người được phỏng vấn và tác động
không tích cực đến kết quả nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Trong trường hợp không thể tiếp cận trực tiếp với các chuyên gia trong danh
sách lựa chọn (vì lý do khoảng cách địa lý, thời gian rảnh của chuyên gia…), hình

thức trao đổi qua mail sẽ được sử dụng. Chuyên gia tham gia nghiên cứu được gửi
một bảng các câu hỏi qua mail và sau đó gửi lại phần trả lời của họ qua mail. Những
trao đổi thêm có thể thực hiện qua mail hoặc điện thoại.
Ngoài việc điều tra ý kiến của các chuyên gia như đã trình bày, ý kiến của
các chuyên viên trong các cơ quan chức năng liên quan đến nguồn số liệu như Sở
Công Thương Đà nẵng, Phòng Công nghiệp-Sở Công Thương Quảng Nam, Cục

vi


thống kê Đà nẵng và Tổng cục Thống kê cũng được tham vấn về khả năng thu thập
dữ liệu nhằm xác định tính khả thi của các chỉ tiêu.
+ Phương pháp định lượng:
Sau khi tập hợp được tất cả các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh từ mô
hình nền và từ ý kiến bổ sung của các chuyên gia, dữ liệu phân tích sẽ được sử dụng
từ các cuộc điều tra trên quy mô rộng của Tổng cục Thống kê. Từ các dữ liệu đó,
năng lực cạnh tranh sẽ được đánh giá trên những chỉ tiêu có thể sử dụng. Vì trong
khuôn khổ đề tài, năng lực cạnh tranh được nghiên cứu ở cấp doanh nghiệp may với
một số lượng lớn các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp may đã được phân nhóm
theo quy mô, loại hình kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm (là 3 nhân tố được xem là
nhân tố gốc). Cách tiếp cận nghiên cứu sẽ là dựa trên giá trị quan sát có tính đại
diện của chỉ tiêu nhưng có tính đến các giá trị cá biệt. Vì vậy, không chỉ có giá trị
trung bình tương ứng với các chỉ tiêu đánh giá của các nhóm doanh nghiệp được sử
dụng mà đề tài sẽ dùng công cụ Thống kê mô tả trên Excell để xác định gần như
đầy đủ các thông số thống kê của nhóm. Năng lực cạnh tranh của các nhóm doanh
nghiệp sẽ được phân tích từ bảng thống kê mô tả đó, trong đó có giá trị trung bình
và nhiều thông số thể hiện sự khác biệt giữa các giá trị quan sát cả thể, mối quan hệ
giữa các giá trị cá thể và giá trị trung bình.
Sự khác biệt về năng lực cạnh tranh giữa các nhóm doanh nghiệp may theo
quy mô, theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp và giữa các vùng kinh tế trọng

điểm sẽ được kiểm định bằng công cụ phân tích ANOVA trên Excell.
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp may trong vùng, có hai phương pháp được thực hiện song song. Với những
nhân tố thuộc doanh nghiệp, một cuộc điều tra với quy mô nhỏ hơn, chỉ trên các
doanh nghiệp may trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, đã được tiến hành. Với
các nhân tố ngoài doanh nghiệp, các dữ liệu thứ cấp được cung cấp bởi Tổng Cục
Thống kê và được tìm kiếm từ một số nguồn khác đã được sử dụng để tiến hành các
phân tích so sánh trong phạm vi có thể được.
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN

Luận án dự kiến đạt được các kết quả nghiên cứu sau:
+ Một hệ thống lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về năng lực cạnh tranh

vii


+ Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may và mô
hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
may có khả năng ứng dụng vào bối cảnh nghiên cứu cụ thể là vùng kinh tế trọng
điểm Trung bộ
+ Kết quả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may
trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
+ Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
+ Một số các đề xuất ở tầm vi mô lẫn vĩ mô nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

6.1. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
Kể từ khi các lý thuyết kinh tế được nghiên cứu một cách nghiêm túc và hệ

thống thì cũng là khi cạnh tranh được xem xét dưới lăng kính hàn lâm. Mặc dù việc
nghiên cứu cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và giữa các doanh nghiệp nói
riêng đã được thực hiện từ rất lâu nhưng khái niệm năng lực cạnh tranh cũng như
những nghiên cứu về lĩnh vực này lại tương đối mới mẻ. Nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng, các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh bắt đầu từ cuối những năm 70 và chỉ
thực sự phát triển mạnh trong những năm 90 cho đến nay. Do có sự bùng nổ mạnh
mẽ từ năm 90 cho đến nay nên các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh có thể được
tìm thấy khá nhiều. Qua các công trình nghiên cứu này, có thể ghi nhận ra một số
vấn đề sau:
6.1.1. Các cấp độ nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
Trong các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, khái niệm năng lực
cạnh tranh đã được nghiên cứu ở ba cấp độ: quốc gia, ngành, doanh nghiệp (và cả ở
sản phẩm).
Ở cấp độ quốc gia, có thể tìm thấy khái niệm về năng lực cạnh tranh quốc
gia, các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia trong Báo cáo của Ủy ban về
cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ (1985, trích trong Flanagan và cộng sự,
2005, tr.20), trong nghiên cứu của Scott và Lodge (1985, trích trong Flanagan và cộng
sự, 2005, tr.20), của Báo cáo cạnh tranh thường niên 2003 (trích trong Herciu, Mihaela
and Toma, 2006, tr.1); của Porter và Schwab (2009); của Competitiveness Support

viii


Fund2 (dưới sự bảo trợ của USAID, 2008 và 2009); của Hausman, Austin và cộng
sự (2009); của Porter (2012) …
Ở cấp độ ngành, các nghiên cứu ứng dụng được công bố trên mạng còn
nhiều hơn. Ví dụ các nghiên cứu của Electronics and Electrical Engineering
Laboratory (1993); của Gelei (2004); của Mattson và Koo (2004); của Flanagan,
Jewel, Ericsson và Henricsson (2005); của Shoemaker và cộng sự (2008); của Chen,
Wu, và Ark (2008) …

Ở cấp độ doanh nghiệp (DN) có thể kể đến các nghiên cứu của Prahalad &
Hamel (1990); của Kumar và Chadee (2002); của Mills và cộng sự (2002); của
Sago (2003); của Lucato (2006); của Gehlhar và cộng sự (2006); Chikan (2006);
của Depperu và Cerrato; của B. Plawgo và M. Chapman; của Markus; của Bibu và
cộng sự; của Guo3…
Một điều dễ dàng nhận ra từ các nghiên cứu trên về năng lực cạnh các nhà
nghiên cứu có quan điểm không giống nhau xét về cách quan niệm năng lực cạnh
tranh, từ đó cũng đưa ra những cách thức đo lường và phân tích nhân tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh khác nhau.
Với mục tiêu nghiên cứu của mình, đề tài sẽ đặt trọng tâm vào nghiên cứu
năng lực cạnh tranh ở cấp DN.
6.1.2. Các quan điểm nghiên cứu năng lực cạnh tranh
Trên thực tế, có sự không thống nhất trong cách hiểu về năng lực cạnh tranh
trong các công trình nghiên cứu về chủ đề này cả trong và ngoài lĩnh vự may. Các
nghiên cứu của có tính tổng hợp của Abastha và Momaya (2004), Mohamed (2005),
của Dwyer và Kim, Depperu4…đã chỉ ra điều này. Theo sự tổng hợp này, các quan
điểm nghiên cứu về năng lực cạnh tranh được phân chia làm 3 nhóm. Nhóm nghiên
cứu thứ nhất đi theo quan điểm nghiên cứu năng lực cạnh tranh dựa trên hiệu quả
hoạt động (Performance). Theo nhóm nghiên cứu này, năng lực cạnh tranh của một
DN thể hiện ở những chỉ báo về hiệu quả hoạt động. Nhóm nghiên cứu thứ hai lại
có quan điểm cho rằng một DN có năng lực cạnh tranh cao khi nắm trong tay các tài
sản/nguồn lực (Asset) dồi dào. Nhóm thứ ba lại cho rằng các quá trình (Process)

2
3
4

Quỹ hỗ trợ năng lực cạnh tranh
Các tài liệu nghiên cứu này không ghi rõ thời gian công bố
Không ghi rõ năm công bố


ix


khai thác nguồn lực mới là chỉ báo tốt cho năng lực cạnh tranh. Có thể tóm tắt các
quan điểm nghiên cứu về năng lực cạnh tranh như trong bảng 1 (trang bên).
Kế thừa các tư tưởng của các nhà nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 1,
ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu đi theo xu hướng tích hợp cả 3 yếu tố trên khi
xem xét năng lực cạnh tranh mà điển hình như Buckley và đồng nghiệp (1988, trích
trong Ambastha và Mommaya, 2004, tr. 51 ), Momaya (1998, trích trong Flanagan và
cộng sự, 2005, tr.26).

Mặc dù có ba quan điểm nghiên cứu về năng lực cạnh tranh như đã trình bày ở
trên và mặc dù rằng ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu đi theo trường phái tích hợp cả
ba quan điểm nhưng xét trên khía cạnh đánh giá năng lực cạnh tranh, quan điểm
nghiên cứu năng lực cạnh tranh dựa trên hiệu quả hoạt động (Performance) vẫn có
nhiều ưu điểm như:
+ Phản ánh năng lực cạnh tranh một cách trực tiếp nhất, rõ ràng nhất. Nhìn
chung, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với sự thành công của DN mà sự thành công
đó, một cách đơn giản, được hiểu là việc đạt được các mục tiêu của DN. Vì vậy, các
đánh giá về hiệu quả hoạt động, dù phần nhiều mang tính bề mặt và hướng về quá
khứ nhiều hơn, vẫn được sử dụng phổ biến.
+ Phần lớn các chỉ tiêu đánh giá có giá trị rõ ràng, đo lường dễ dàng và mang
tính khách quan.
+ Dữ liệu về các chỉ tiêu đánh giá cũng không quá khó thu thập ngay cả khi
nghiên cứu trải trên nhiều DN mà đây chính là đặc điểm phạm vi nghiên cứu của
luận án.
Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, quan
điểm nghiên cứu về năng lực cạnh tranh được sử dụng trong đề tài sẽ là quan điểm
hiệu quả hoạt động (Performance).


x


Bảng 1: Các quan điểm nghiên cứu về năng lực cạnh tranh

Nghiên cứu năng lực dựa trên hiệuNghiên cứu năng lực dựa trên các quá trình (PROCESSES)
quả hoạt động (PERFORMANCE)

Nghiên cứu năng
lực cạnh tranh
dựa trên tài sản
(ASSET)

Quan điểm

Các chỉ báo cốt lõi
Nguồn nhân lực, cấu trúc công
ty, văn hóa công ty
Công nghệ
Nguồn lực

Các quá trình quản trị chiến
lược
* Năng lực (competency)
* Chiến lược cạnh tranh

* Tính linh hoạt và khả năng
thích ứng
Các quá trình nguồn nhân lực:

* Đào tạo và khai thác nhân tài
Các quá trình công nghệ:
* Đổi mới

* Các hệ thống
* Công nghệ thông tin
Các quá trình tác nghiệp
* Chế tạo
* Thiết kế
* Chất lượng
Các quá trình Marketing
* Marketing
* Quản trị các mối quan hệ
* Năng lực thuyết phục
Năng suất
Tài chính
Thị phần

Sự khác biệt
Khả năng sinh lời
Giá
Chi phí
Sự đa dạng của sản phẩm
Hiệu quả
Sáng tạo giá trị
Sự hài lòng của khách hàng
Phát triển sản phẩm mới

Người nghiên cứu
Chaston, 1997; Horne, 1992; Johnson,

1992;Patterns, 1991; Bambarger, 1989;
Stoner, 1987
Shee, 2001; Khalil, 2000; Mehra, 1998
Barney, 2001, 1991,; Peng, 2001; Peteraf,
1993; Amit, 1993; Grant, 1991; Teece,
1991;
Sushil, 1997; Nelson, 1992; Grant, 1991;
Prahalad, 1990;
Porter,
1999,1990;
Grupp,
1997;
Papadakis,
1994; Ghemawat, 1990;
Sushil, 2000; O’Farell, 1992, 89, 88;

Smith, 1995
Khalil, 2000, Grupp, 1997; Bartlett, 1989;
Hamel, 1989, 90; Doz, 1987, Khalil,
2000, Grupp, 1997; Bartlett, 1989;
Hamel, 1989, 90; Doz, 1987,
Johnson, 1992;
Ross, 1996;
Kanter, 1993; Dertousos, 1989; Hays,
1983;
O’Farell, 1992, 89, 88;
Dou, 1998; Swann, 1994;
Dou, 1998; Corbett, 1993; Hammer,
1993;
Porter, 2001;

Chaharbaghi, 1994
Mckee, 1989; Francis, 1989; Baumol, 198
Mehra, 1998;
Ramasamy, 1995; Buckley, 1991;
Schwalbach,
1989;
Porter, 1990;
Pace, 1996;Scott, 1989
Dou, 1998;
Porter, 1990;
Dou, 1998;
Porter, 1990;
Porter, 1990;
Hammer, 1993
Man, 1998

Momaya,
2000;
Sushil, 1997;
Hofer, 1997;
Prahalad,
1996;
Barkham,
1994;
Box, 1994;
Heron, 1993;
Dyke, 1992;
Hamel, 1989,
90;
Bartlett, 1989;

Buckley, 1988;
Keats, 1988;
Man, 1998;
Doz, 1987,
Ibrahim, 1968;

Nguồn: Ambastha, Momaya (2004)
6.1.3. Các hướng nghiên cứu chính về năng lực cạnh tranh
Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh thường được triển khai theo 2 hướng
cơ bản: xây dựng nền tảng lý thuyết về năng lực cạnh tranh và ứng dụng các lý

xi


thuyết về năng lực cạnh tranh vào việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một thực
thể xác định (quốc gia, ngành hoặc DN)
* Xây dựng nền tảng lý thuyết về năng lực cạnh tranh
Với những tài liệu có thể tiếp cận được, có thể nhận thấy hướng nghiên cứu
này đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Ở ngoài nước, đề tài đã được tiếp cận với các nghiên cứu tổng quát về năng
lực cạnh tranh của Porter (1990), của Abbott và Bredahl1 (1992); của Feurer và
Chaharbaghi (1994); của Mills và cộng sự (2002); của Ambastha và Momaya
(2004); của Gehlhar và cộng sự (2006); của Depperu và Cerrato; của Plawgo và
Chapman; của Deshmukh; của Dwyer và Kim; của Garvin5…
Bên cạnh các nghiên cứu chung về năng lực cạnh tranh hàm chứa nhiều nội
dung như trên còn có các nghiên cứu có tính chiều sâu hơn, mà theo nhiều nhà
nghiên cứu, được cho là có quan hệ chặt chẽ với năng lực cạnh tranh, đó là lợi thế
cạnh tranh và năng lực cốt lõi. Liên quan đến hướng nghiên cứu này phải kể đến
của Prahalad & Hamel (1990); Chaharbaghi và Feurer (1994); Porter (1998)6; của
Sago (2003) và của O’Shannassy (2008).

Trong nhóm nghiên cứu chuyên sâu còn có thể tìm thấy các nghiên cứu về
một nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, hoặc một/một nhóm yếu tố thể
hiện năng lực cạnh tranh. Có thể kể đến các nghiên cứu của Chevassus-Lozza và
cộng sự (2000); Cantwell (2009); Rugman, Oh và Lim (2011); Amann và Cantwell
(2012); của Pratt và Mauri; của Brumbaugh7.
Điều đáng lưu ý là trong tất cả các nghiên cứu kể trên, các tác giả đều giới
thiệu một kho tài liệu tham khảo cực kỳ phong phú, cho thấy rất nhiều công trình
nghiên cứu lý thuyết về năng lực cạnh tranh đã được thực hiện trước đó mà bản thân
người thực hiện luận án đã không thể tiếp cận được.
Ở trong nước, như đã nói ở trên, đề tài về năng lực cạnh tranh mới chỉ thực
sự được nghiên cứu nhiều trên thế giới vào những năm 90 và ở Việt nam còn muộn
màng hơn. Vì vậy, các nghiên cứu theo hướng xây dựng nền tảng lý thuyết về năng
lực cạnh tranh là không thể phong phú bằng các nghiên cứu ngoài nước. Do điều
kiện tiếp cận hạn chế, người viết chỉ tiếp cận được nghiên cứu của Nguyễn Đình

5

Các tài liệu này không ghi rõ thời gian công bố

6

Theo bản dịch được xuất bản ở Việt nam là năm 2008

7

Các tài liệu này không ghi rõ thời gian công bố

xii



Huỳnh (2004) về sử dụng mô hình cạnh tranh hệ thống để đánh giá năng lực cạnh
tranh ngành.
Rõ ràng, các nghiên cứu lý thuyết về năng lực cạnh tranh là rất phong phú
và cũng thể hiện rất nhiều quan điểm. Tựu trung lại, các nghiên cứu lý thuyết nền về
năng lực cạnh tranh thường được triển khai theo các hướng cụ thể sau:
- khái niệm năng lực cạnh tranh và các khía cạnh của khái niệm năng lực
cạnh ở các cấp độ khác nhau: quốc gia, ngành, doanh nghiệp
- các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh và tạo nên năng lực cạnh tranh
- các mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh bao gồm đánh giá năng lực
cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng (hay còn được gọi là mô hình giải thích).
* Ứng dụng nghiên cứu năng lực cạnh tranh quốc gia/ngành/doanh nghiệp
Với hướng nghiên cứu này, các công trình được công bố cũng hết sức đa
dạng và phong phú không kém.
Ở ngoài nước, các nghiên cứu ứng dụng ở cấp quốc gia đã được tham khảo
bao gồm của Porter và Schwab (2009); của Quỹ hỗ trợ năng lực cạnh tranh (dưới
sự bảo trợ của USAID, 2008-2009); của Hausman, Austin và cộng sự (2009); của
Herciu, Mihaela and Toma (2006); của Porter (2012) …được thực hiện nhằm đánh
giá năng lực cạnh tranh của tất cả các quốc gia hoặc của một quốc gia đơn lẻ. Ngoài
những nghiên cứu năng lực cạnh tranh có tính bao trùm như trên, còn có nhiều
nghiên cứu hẹp nhưng sâu hơn: liên quan đến một nhân tố/một số ít nhân tố tạo nên
năng lực cạnh tranh như nghiên cứu của tác giả như Wolfmayr (2008); của
Morgendtern8…
Ở cấp độ ngành, các nghiên cứu ứng dụng được công bố (phổ biến là trên
mạng Internet) còn nhiều hơn. Ví dụ các nghiên cứu của Electronics and Electrical
Engineering Laboratory (1993) ; Gelei (2004); của Mattson và Koo (2004); của
Flanagan và cộng sự (2005); của Shoemaker và cộng sự (2008); của Chen, Wu, và
Ark (2008)…
Ở cấp độ doanh nghiệp cũng có một số nghiên cứu đáng chú ý như nghiên
cứu của Kumar và Chadee (2002); của Mohamed (2005); của Lucato (2006); của
Chikan (2006); của Marimuthu và các cộng sự (2009); của Bibu và cộng sự; của

Guo; của Dhingra9…
8

Các tài liệu này không ghi rõ thời gian công bố

9

Các tài liệu này không ghi rõ thời gian công bố

xiii


Ở trong nước, các nghiên cứu có tính ứng dụng tiếp cận được bao gồm
nghiên cứu của Nguyễn Đình Huỳnh (2004); của Vũ Trọng Lâm, Nguyễn Kế Tuấn
và các cộng sự (2006)…
Cho dù có nhiều sự khác biệt về quan điểm triển khai nghiên cứu, quan niệm
về năng lực cạnh tranh nhưng phần lớn các nghiên cứu ứng dụng trên đều theo
hướng:
+ Đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên hệ thống chỉ tiêu: hoặc áp dụng lại
các chỉ tiêu đã được giới thiệu hoặc nghiên cứu phổ biến, hoặc thiết lập lại bộ chỉ
tiêu dựa trên nghiên cứu định tính.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một quốc
gia/ngành/doanh nghiệp: có thể bao quát hết các nhân tố hoặc chỉ tập trung vào một
số nhân tố đặc biệt.
6.2. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực may
Với nhiều quốc gia, ngành may mặc giữ một vai trò trong nền kinh tế xét
trên nhiều khía cạnh: đóng góp GDP, tạo công ăn việc làm, tạo nguồn thu ngoại
tệ…Vì vậy, nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng đã thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước.
Trong giới hạn về khả năng tìm kiếm tài liệu, việc tìm hiểu các công trình

nghiên cứu năng lực cạnh tranh được tìm thấy chủ yếu trên mạng Internet cho thấy
một số vấn đề sau:
6.2.1. Cấp độ của khái niệm năng lực cạnh tranh được nghiên cứu trong lĩnh
vực may
Như đã trình bày ở trên, năng lực cạnh tranh có thể được nghiên cứu ở các
cấp khác nhau: cấp quốc gia, cấp ngành, cấp doanh nghiệp và có thể cả cấp sản
phẩm. Tuy nhiên, những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong ngành may tiếp
cận được chủ yếu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ở cấp độ ngành.
6.2.2. Các hướng nghiên cứu chính về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực may
Với các tài liệu thu thập được, nhìn chung, các nghiên cứu về năng lực cạnh
tranh của ngành may có thể được phân thành hai nhóm, tương tự như các nghiên
cứu năng lực cạnh tranh trong các lĩnh vực khác. Có những nghiên cứu hướng đến
việc đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua một hoặc một số chỉ tiêu điển hình như
các nghiên cứu của Salinger và cộng sự (1999), của Verma (2002); của Nathan
Associates Inc (2005); của Haider (2007); của Thomas (2008); của Nguyễn Thị
Như Liêm và cộng sự (2008); của Belbase và Kharel (2009); của
xiv


×