Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BỆNH vô cảm và NGƯỜI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.27 KB, 23 trang )

Nghị luận về căn bệnh vô cảm.
I. Người Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp là “thương người như
thế thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”…
Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền
thống tốt đẹp đó.
Đi ra đường thấy lũ càn quấy không ai dám ngăn cản, thấy người khác bị
đánh không ai dại gì bênh vực…
Xã hội mà có nhiều người “không dại gì” như vậy, nên người xấu càng
được đà làm càn
Trong xã hội có nhiều người “không dại gì”, nên sẽ tiếp tay cho việc gia
tăng nhiều người xấu.
Hiện nay đang phát triển một căn bệnh của thế giới hiện đại – đúng hơn là
mặt trái thuộc thế giới hiện đại. Đó là căn bệnh không có trong danh mục
của ngành y, nhưng “những điều trông thấy” luôn “làm đau đớn lòng”.
Đó chính là căn bệnh vô cảm mà nhiều người dân Việt – nhất là tầng lớp
thanh niên-mắc phải.
Bệnh này thể hiện ở chỗ: không hề động lòng trước những nỗi đau của
người khác, cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng
ngày. Liệu rằng chúng ta đã hiểu rõ căn bệnh này chưa? Nguyên nhân hình
thành như thế nào? Tác hại ra sao? Đó là một khó khăn.
Vô tức là không, cảm tức là tình cảm cảm xúc của con người.
Vô cảm tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật sự việc gì.
Chẳng hạn như : không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn
hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được.
Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành
khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không
sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền
của người bị nạn. Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi
1
công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước
những khuyết tật của họ.


Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết
công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có
khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết – Các CB đã giàu sang, nhưng vẫn tìm
cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp
chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác.
Có những CB giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh,
những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ
nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có
con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận,
khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được. Rất nhiều tệ nạn và
hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết
Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện
phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý
thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống
quý báu của dân tộc ta là “thương người như thể thương thân”.
Căn bệnh vô cảm đã có ở không ít nhân vật được giao trọng trách từ lâu, nó
biểu hiện dưới nhiều dạng “lâm sàng” khác nhau, nhưng tất cả đều rất dễ
phát hiện, chỉ có điều không ai chịu chữa trị, hay nói cách khác là đang
trong tình trạng vô phương cứu chữa.
Ngăn chặn nó không phải bằng biện pháp hành chính, mà bằng chính tấm
lòng và dũng khí của mỗi con người, tấm lòng và dũng khí của các cơ
quan chức năng. Con người vô cảm và cơ quan chức năng thờ ơ thì căn
bệnh càng trầm trọng. Lúc đó thì chẳng còn gì để nói. Vô cảm là một chứng
bệnh thường gặp ở một số người bị khủng hoảng tâm lí nặng nề, thường bị
sốc nặng, sau đó dần dần họ không có cảm giác yêu thương hay ghét bỏ
nào nữa…….là trạng thái tâm lí có thể do vô tình hoặc hữu ý mà gây ra, vì
lúc đó con người coi như không có nhận thức, suy nghĩ, và tình cảm…
Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh .
Nhân loại đang bó tay trước căn bệnh của thế kỷ: bệnh nan y HIV/AIDS.
Căn bệnh thứ hai cũng nan y không kém là bệnh vô cảm!

2
Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên
án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì
không muốn bị liên lụy… đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có
nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn. Bệnh HIV/AIDS
vốn đã nguy nan; bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn
chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức, sẽ là
nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế – xã hội, thậm chí, làm tan
nát một gia đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết. Cần xây dựng
một xã hội đồng cảm và chia sẻ…

II.
- Vô: Không; Cảm: Cảm giác.
Không có cảm giác thì sống làm gì nữa!
- Vô cảm là hậu quả tất yếu của:
1. Mất tự do: Phát ngôn vớ vẩn, chết liền. Lâu dần thành quen, tốt nhất
không nên nói gì. Mặc kệ xung quanh, miễn là không ảnh hưởng tới mình.
2. Hệ thống pháp luật kém: Khi pháp luật không bảo vệ được người dân
thì ai dám lên tiếng bênh vực người khác.
3. Trót yêu ai đó mà không được đáp ứng , dần dần thành quen sống cô
đơn
- Là không có cảm nhận hai chiều tương tác giữa chủ thể và môi trường.
Hiện tượng vô cảm của một bộ phận người đối với đồng loại đang là vấn đề
nhức nhối của xã hội.
- Không thấy, không nghe, không biết-mặc kệ thiên hạ ra sao thì ra, ta chỉ lo
cho ta thôi.
- tức là thờ ơ với cuộc sống, sống không cảm xúc.
- là không có tình cảm!

III. “Bệnh” vô cảm từ đâu ra?

Dưới góc độ vĩ mô, ngày xưa xã hội phương Đông xem trọng chữ Nhân, rất
trọng đạo làm người, trọng lễ nghĩa trong cư xử với nhau, cái chung đặt
trước cái riêng.
Ngày nay, định hướng giá trị của xã hội đang chuyển dịch từ tính cộng đồng
sang tính cá nhân.
3
Sự cạnh tranh trong xã hội làm cho người ta quen nghĩ đến mình trước tiên,
nền kinh tế thị trường cũng khiến mọi người nghĩ đến lợi ích cá nhân trước
hết. Lợi ích của cái tôi được đặt lên hàng đầu, do đó mọi người chọn cách
phòng thủ, tốt nhất là không dây dưa vào chuyện người khác để khỏi chuốc
họa vào thân.
Dần dà cách hành xử đó ăn sâu vào tính cách, tạo nên lối sống lạnh lùng vô
cảm.
Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho xã hội, mỗi con người sở dĩ được
gọi là con người chứ không phải là một cỗ máy vì bởi chúng ta hoàn toàn có
thể tự chọn cho mình một cách ứng xử. Sở dĩ con người trở nên lạnh lùng vô
cảm là bởi họ đã để cho phần Con lấn át đi phần Người, họ sống theo bản
năng phòng vệ chứ không sống theo cách sống văn minh, nhân bản.
Giải pháp
Nhiều hậu quả và hệ lụy đáng tiếc do căn bệnh này gây ra. Làm thế nào
để ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh của thời hiện đại này?
Không ít nơi cả làng sợ tên lưu manh và mặc hắn ức hiếp người lành, cả tá
người đi đường thờ ơ để cho người bị tai nạn nằm vất vưởng vì mỗi người
ai cũng co cụm trong cái vỏ ốc của mình, không muốn bị liên lụy.
Khi con người gặp cái tốt nhưng không làm, thấy cái xấu không lên án,
dần dà căn bệnh vô cảm sẽ lan đến mọi ngõ nhà góc phố và biến thành tác
nhân làm rối loạn chuẩn mực đạo đức, gây ra sự khủng hoảng văn hóa -
xã hội, thậm chí làm thụt lùi tính văn minh của con người, biến xã hội văn
minh thành một xã hội bệnh hoạn, lạnh lùng, vô cảm.
“Một xã hội vô cảm là một xã hội chết!”.

Do đó chúng ta cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ.
4
Công việc đó phải bắt nguồn từ trong mỗi tế bào của xã hội, đó chính là gia
đình; từ trong cái nôi giáo dục đạo đức của xã hội, đó chính là nhà trường.
Nhưng chúng ta nên làm gì đây?
Xét cho cùng trong sâu thẳm mỗi cá nhân, những người mắc bệnh vô cảm là
những người thiếu hụt tình yêu thương. Họ không nhận được sự yêu
thương đầy đủ của gia đình, của xã hội này, nên tâm hồn của họ trở nên
trống "rỗng", họ không có tình yêu thương để chia sẻ. Giải pháp duy
nhất cho căn bệnh vô cảm này, chính là vun đắp tình yêu thương cho thế
hệ trẻ, tạo cho chúng thói quen biết quan tâm và yêu thương đồng loại
ngay từ lúc nhỏ. Nếu như bắt nguồn từ tình yêu thương, thì kết thúc của nó
cũng là tình yêu thương.
Xã hội ngày nay ngày càng phức tạp, lừa phỉnh tinh vi, nguy hiểm đầy
rẫy. Tuy nhiên, xã hội càng phức tạp bao nhiêu, càng nguy hiểm bao nhiêu,
mỗi người chúng ta càng phải thể hiện tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn
nhau, quyết liệt đẩy lùi cái xấu bấy nhiêu. Khi chúng ta vẫn còn niềm tin
vào lẽ phải, khi đa số mọi người đều còn một “trái tim nóng” thì căn bệnh
lạnh lùng vô cảm sẽ không thể chiếm lấy xã hội này.

IV. Vô cảm không phải là bệnh,
đó là một thái độ sống
• Hai mẹ con vô cảm khiến hàng nghìn người phẫn nộ
• Tài xế vô cảm đến khó tin trước cánh tay mắc kẹt của nữ sinh
• Bị vợ cấm 'yêu', chồng ném chết con 17 ngày tuổi
• Tức giận vì cô gái vô cảm để cụ già ngồi dưới chân mình
• Đề Văn lớp 10: xôn xao vì sự vô cảm của 'thế hệ gấu bông'
• Tình người, nỗi đau và sự vô cảm
5
Nhiều người cho rằng, giới trẻ ngày càng vô cảm hơn vì quá đam mê công

nghệ. Đứng trên quan điểm của một chuyên gia tâm lý, Thầy Khắc Hiếu
cùng trò chuyện với chúng ta về vấn đề này.
Thsỹ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu-Khoa Tâm lý Giáo dục, ĐHSP TP.HCM
Vô cảm là một thái độ sống
Thưa thầy, thầy định nghĩa thế nào là vô cảm? Đó có phải là một căn bệnh?
Hình thức biểu hiện của nó như thế nào?
“Vô cảm” là trạng thái tinh thần, mà ở đó, con người không nảy sinh những
cảm xúc đồng cảm hay thương cảm đối với nỗi đau của đồng loại, không
hành động để giúp họ vượt qua nỗi đau đó.
Ví dụ: gặp người bị tai nạn đang quằn quại nằm trên mặt đường, người ta
không hề thương cảm, hoặc có thương cảm mà cứ làm ngơ-không hành
động gì để giúp đỡ nạn nhân, tất cả đều là vô cảm.
Thực ra, “vô cảm” là sự tổng hợp của sự ích kỷ cao độ và sự chai sạn của
cảm xúc yêu thương, khi chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà
không hề nghĩ đến người khác.
6
Vô cảm không phải là bệnh, đó là một thái độ sống.
Hiện nay công nghệ trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mọi
người đặc biệt là giới trẻ, theo thầy đó có phải là lý do khiến bạn trẻ trở nên
ngày một vô cảm hơn? Và vì sao?
Nói công nghệ làm cho bạn trẻ trở nên vô cảm hơn không hoàn toàn đúng
nhưng cũng không phải là sai.
Thứ nhất, ngày nay hiện tượng vô cảm không chỉ xuất hiện ở bạn trẻ mà
ngay cả những người lớn, không tiếp xúc nhiều với công nghệ vẫn có biểu
hiện của lối sống ích kỉ này.
Thứ hai, định hướng giá trị của xã hội ngày nay đang chuyển dịch từ tính
cộng đồng sang tính cá nhân. Sự cạnh tranh để tồn tại làm cho người ta
quen nghĩ đến mình trước tiên, nền kinh tế thị trường cũng khiến mọi người
nghĩ đến lợi ích cá nhân trước hết. Lợi ích của cái tôi được đặt lên hàng
đầu, do đó mọi người chọn cách phòng thủ, tốt nhất là không dây dưa vào

chuyện người khác để khỏi chuốc họa vào thân. Dần dà cách hành xử đó ăn
sâu vào tính cách, tạo nên lối sống lạnh lùng, vô cảm.
Công nghệ chỉ là điều kiện phụ với tác động “kéo” mỗi người vào trong một
thế giới riêng, đóng khung sự giao tiếp trong những “cái hộp” đó là: mạng
xã hội, blog, yahoo chat… và thế giới bên ngoài cùng những mối quan
hệ thật dần trở nên xa lạ. Lối sống cá nhân ngày càng được đẩy lên đến
cao độ. Ích kỉ được chấp nhận như một cách sống an toàn của người trẻ
ngại va chạm. Đó là điều rất nguy hiểm.
Vô cảm là thái độ sống của nhiều bạn trẻ ngày nay
Kết nối và sẻ chia nhiều hơn
Thầy có lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ để có cuộc sống bớt vô cảm,
biết yêu thương hơn?
Xét cho cùng trong sâu thẳm mỗi cá nhân, những người mắc bệnh vô cảm là
những người thiếu hụt tình yêu thương. Họ tìm kiếm cảm xúc ở facebook
hay thế giới mạng qua những đồ công nghệ. Nhưng càng tìm kiếm bè bạn,
cảm xúc yêu thương qua thế giới đó, ta càng dễ đánh rơi những bạn bè
thực, hạnh phúc thực mà ta đang có.
7
Hãy nhìn lại xem: Ai đang ngồi bên cạnh chúng ta? Mối quan hệ nào ta đã
bỏ rơi để đuổi theo những món đồ công nghệ?
Hãy trao sự quan tâm cho họ, hãy trao nụ cười cho họ, hãy thăm hỏi họ.
Nếu như bắt nguồn từ tình yêu thương, thì kết thúc của nó cũng là tình
yêu thương.
Đúng như lời Thạc sĩ Khắc Hiếu, những bạn trẻ cần tập cách sống kết nối
và sẻ chia để chung tay ngăn chặn lối sống vô cảm này, bằng cách
thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể, ngoài trời, tham gia
những chương trình thiện nguyện, cùng đi và cảm nhận cuộc sống muôn
màu bên ngoài, thấy được những mảng khác nhau của cuộc sống vốn dĩ
rất đa chiều này.
Những người trẻ phải thực sự thoát ra khỏi cái vỏ bọc của sự ích kỉ, toan

tính và cá nhân hóa thì mới có thể bắt đầu sống và yêu bằng chính trái
tim mình.
Một phong trào phát động chống vô cảm của các bạn trẻ mới đây đã thu hút
được rất nhiều sự quan tâm của báo giới và các phương tiện truyền thông đại
chúng.
Với sự tham gia của 50 SV ĐH Kinh tế TP.HCM. Trong vòng một giờ, các
bạn đeo lên mặt chiếc mặt nạ trắng, đến các địa điểm khu vực trung tâm như
Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, hồ Con Rùa… xếp thành nhóm và
đứng bất động với thông điệp “Đừng chỉ nhìn – hãy mở trái tim”
Hoạt động của nhóm này cũng được đưa lên trang chia sẻ video Youtube
ngày 17/3 với tên Hôm nay tôi không đeo mặt nạ. Ngay bên dưới là lời
chú thích: “Việt Nam là một trong những nước vô cảm nhất thế giới".
Nếu bạn thật sự là một người trẻ hiện đại, bạn sẽ luôn ý thức được mình có
trách nhiệm phải chống lại sự lây lan của thói vô cảm. Để rồi sẽ không ai
phải ngao ngán lắc đầu khi nghe những câu chuyện như:
Cả một đám đông đứng nhìn người bị tai nạn giao thông nằm dưới đường
mà không đưa đi cấp cứu; hàng chục người ngang nhiên xông vào cướp
tiền của một người đàn ông bị cướp hụt giữa phố đông người; hay mới
đây, người đàn bà điên nhiều lần thoát y điều khiển giao thông ở ngã tư đông
đúc nhất Hà Hội cả tuần lễ mà không ai đưa vào trại… Hay ông chủ đầu tư
đập thủy điện Đăk Mek 3 dùng đất, cát, đá sỏi có sẵn dưới suối đổ đầy vào
8
thân đập thay vì phải dùng bê tông đá hộc, vữa mác như yêu cầu của thiết
kế công trình… Vô cảm lúc đó mới thật sự “không còn đất dung thân”.
Theo bảng xếp hạng của hãng khảo sát quốc tế Gallup, Việt Nam là nước
đứng thứ 13 trong số các quốc gia ít cảm xúc nhất, chỉ sau các nước như
Nepal, Ukraina, Nga và Mông Cổ. Theo đó, chỉ có 40% người dân Việt
Nam cho biết họ trải qua tất cả các cung bậc cảm xúc trong một ngày.
Cung bậc cảm xúc được đưa ra làm tiêu chí đánh giá ở đây là những câu hỏi
đo độ hạnh phúc, ví dụ như hôm qua họ có cười hay không, họ có học hỏi

được điều gì đó thú vị hay cảm thấy được tôn trọng hoặc được thư thái
không.
V. Sự Vô Cảm Của Người Việt hôm
nay?
Người VN bây giờ nghe nói đến những vụ thua lỗ, thất thoát hàng trăm
nghìn tỷ đồng VN, tức hàng tỷ đô la Mỹ cứ như chuyện mất cắp vài ba chục
ngàn đồng bạc lẻ?
Nếu giả sử sắp tới có xảy ra thêm vài vụ nữa, thêm vài con số không phía
sau nữa, người ta cũng không cảm nhận được sự khác biệt, mức độ thiệt hại
lớn lao như thế nào?
Với những con người mà: mỗi tháng kiếm chỉ được vài triệu đồng, cả đời
không bao giờ cầm được vài chục triệu bạc VN, thì làm sao hiểu được con
số thất thoát kia lớn bao nhiêu?
Ðó là sự khởi đầu của căn bệnh vô cảm?
Không chỉ trước tệ tham nhũng, mà trước mọi thứ phi lý đang xảy ra hàng
ngày, hàng giờ, năm này qua năm khác,với mức độ ngày càng tệ hại hơn
Như vô vàn kiểu tai họa khác nhau đang đổ lên đầu người Việt, khiến mạng
sống con người sao mà quá nhỏ bé, như ruồi muỗi.
Từ tai nạn giao thông đang giết chết hàng chục ngàn người Việt mỗi năm,
nạn ô nhiễm môi trường, thực phẩm mất vệ sinh, độc hại dẫn tới những căn
bệnh khác nhau giết thêm một lượng không nhỏ mạng người nữa.
Hay tình trạng tội ác đang ngày càng nhiều hơn, dã man hơn, kẻ thủ ác cũng
ngày càng muôn mặt, bình thường hơn – có thể là bất kỳ ai, chưa từng phạm
tội trước đó, và cũng ngày càng trẻ hóa hơn.
9
Trong khi sức chịu đựng của người dân VN ngày càng cao – có thể chấp
nhận và sống quen với mọi thứ tồi tệ phi lý nhất, chúng ta cũng ngày càng
trở nên vô cảm, mất dần tính nhân bản bên trong mà không hay biết?
Song song với quá trình vô cảm hóa này của người dân, bản thân cái cơ chế
– nguyên nhân của mọi sự tồi tệ đang diễn ra trong xã hội, cũng ngày càng

trở nên trơ tráo lì lợm hơn. Có thể làm bất cứ điều gì, gây ra bất cứ sự thiệt
hại to lớn cỡ nào cho đất nước, mà không hề xấu hổ, không muốn sửa chữa
cũng không sợ phãi lãnh trách nhiệm hay hậu quả.
Bởi họ biết tâm lý, tình cảm, lẫn tinh thần của nhân dân đã bị “đóng băng”
rồi.
Như một người bị cho xài thuốc ngày một nặng đô hơn đến mức nhờn thuốc.
Cả người dân VN hiện nay là như vậy.
Bao giờ tình trạng lạm thuốc, đờ đẫn này qua đi, người VN tỉnh thức để
nhận ra những gì mình đang phải chịu đựng là bất thường, không thể hình
dung cũng không thể chấp nhận trong một xã hội bình thường khác?
-Nghe thì có vẻ tiêu cực, bi quan nhưng thực tế là như vậy…
Bây giờ ra đường lúc nào cũng lo sợ 2 thứ :
Một là : cướp giật, móc túi giết người…ngày càng manh động.
Hai là : gặp phải nhóm 3 cảnh sát giao thông đang núp đâu đó trên đường…
Tệ nạn thì xuất hiện ở mọi ngõ ngách cuộc sống…từ trường học (trò đánh
Thầy ), bệnh viện (bác sỹ nhận tiền bệnh nhân)…Công an chạy án
Cái mà người ta là vô lý…mình thì bình thường….
Biết sao được bây giờ…riết thành quen ai cũng co lại lo cho bản thân
mình…nghĩ gì tới xã hội cộng đồng…
Vinashin, cả mấy tỷ đô la…Tiền của dân thì cứ mất vô tội vạ…
-Hay mới đây, là vụ Vinaline, thay vì từ chức hay ít ra là xấu hổ thì các vị
đua nhau giải thích và chăm chăm vào vấn đề bổ nhiệm đúng hay sai mà
chắc là đúng thôi chứ sao mà sai được…còn tiền mất bao nhiêu…thì đã
mất thế là lại xong một vụ…cứ như thế đồng tiền mua được mọi thứ…
Người dân còn biết làm gì hơn hay cứ lầm lũi…chấp nhận…
10
Và hy vọng sau cơn mưa trời lại sáng…biết đến khi nào
-Phải học cách sống chung với lũ khi mà lũ đang quét!
-Dĩ nhiên, có người Việt nào mà lại không yêu quê hương, yêu dân tộc của
mình

-Khi sống cùng với những điều nghịch lý quen rồi, người ta sẽ chấp nhận nó
và coi nó như điều hiển nhiên! Có lẽ vậy và phải vậy!!
Biểu hiện yêu làm gì? Biểu thị ghét làm gì? Đồng tình làm gì? Phản đối làm
gì? Biết đâu biểu hiện lại…!
Chỉ có kẻ sốc nổi hay anh hùng mới biểu hiện thôi!Hãy là người thông thái!!
-Lập luận “Hay” và “thuyết phục” đến nỗi mà thực tế cho thấy là chính cái
lập luận sống ấy đã trở thành phương châm sống, triết lý sống cho một bộ
phận rất lớn(nếu không muốn dùng từ “gần như hầu hết”) những người Việt
hiện nay.
-Đây giống như cuộc chơi vậy, Lựa chọn an toàn nhất là không lên tiếng,
vì sẽ không mất cái gì(hoặc mất ít hơn), tuy nhiên sẽ chẳng có điều gì tốt
hơn được mang lại
-“Một cánh én nhỏ không làm nên mùa xuân”, nên cứ để mọi việc trôi đi và
co rúm lại, tìm cách tự bảo vệ chính mình.
-Và các quan chức tham ô hàng ngàn tỉ nếu bị phanh phui thì cũng chỉ vài
năm tù, nhưng số tiền ngàn tỉ đó thì không cánh mà bay?
-Người Việt vô cảm thật, nhưng với chuyện tham nhũng của các quan chức,
người Việt không vô cảm tí nào. Người ta vẫn bàn tán xôn xao trong các bàn
nhậu, các quán cà phê?
-Bắt đầu cúng tiền cho các đơn vị, tổ chức ” chắc tư nhân không có phần ”
để cứu giúp kinh tế rồi đây. Con đường chắc chắn phải đến nếu không thì….
các Doanh nghiệp ” chắc chắn tư nhân không có phần” làm sao trả hết được
nợ… và các tổ chức “cấp sổ đỏ” làm sao giải thích được nhiều “ẩn số”.
Chú có dự đoán gì khi các Vinashin – Vinalines mang đất ra bán không – “vì
vừa rồi nhiều người ước tính nếu mang hết đất mà Vinashin đang nắm ra để
bán thì dư trả nợ”.
Đây có phải là bài toán đúng? Khi các Ngân hàng mở room bất động sản, lãi
11
suất giảm xuống sẽ ép dòng tiền tiết kiệm trong dân phải bung ra để mua
đất. Và như thế thị trường BĐS sẽ có 1 luồng tiền lớn để chuyển động.Nó có

làm thay đổi cục diện nền kinh tế hiện nay.
-VN đều bực với cách thức quản lý xã hội …. này! nhưng làm gì, như thế
nào để thay đổi được đều đó! Tôi cảm thấy nhục…
-Người dân đang sống hưởng thụ và an nhàn nên chẳng ai rảnh, họ chỉ mong
ngày cơm ăn 3 bữa, cuối tháng lĩnh lương, xong đi nhậu Còn việc là của
những người làm Nhà nước, không phải việc của mình, tham gia làm gì cho
mệt.
Họ đã quen với cách sống vậy rồi thì e là khó mà thay đổi được,
-Có lỗi, tạo điều kiện cho sâu mọt phát triển Có lẽ, cần làm 1 điều gì đó,
như Lỗ Tấn đã viết AQ chăng
-Lần đầu tiên khai trương quán, chủ quán là bạn thân hỏi cháu món ăn ở
quán có ngon không, cháu nói cho dù cố gắng nhận xét bằng cách xã giao
nhất thì các món ăn cũng không bằng những quán có khả năng cạnh tranh
-Lần 3 sau 1 năm khai trương, quay lại ăn, chủ quán vẫn kêu nhận xét, trong
đầu cháu nghĩ là quán nên tái cấu trúc từ a-z, đưa tất cả nhân lực liên quan
đến quản trị ra nhận trách nhiệm, thừa nhận có khuyết điểm và tập trung tìm
giải pháp cho quản trị và món ăn, vì mùi vị sau hơn 20 lần cải tiến vẫn chẳng
ngon hơn. Trước khi nói lời đó cháu hỏi từ người nấu bếp đến nhân viên
phục vụ, ai cũng nói món ăn rất ngon, chủ quán cũng nói ngon, vậy là cháu
không dám nhận xét thật lòng vì sợ làm phật ý tất cả nhân lực của quán ăn.
Sau 1 năm mở cửa mỗi tháng quán vẫn hòa vốn hoặc lỗ 5% tổng chi phí.
Trong khi các quan cạnh tranh lân cận có cùng sản phẩm kinh doanh lợi
nhuận ròng trung bình 30-80% trở lên. Vấn đề là tất cả nhân lực của quán
bạn thân đều tự sướng, tự huyễn hão, chính điều đó là rào cản cho sự cải tiến
và vươn lên, vì ai cũng thấy ngon thì chẳng còn động lực để cải tiến.
Nhìn các vấn đề liên quan đến “Luật Chơi Công Cộng”, chúng ta thấy cho
dù những người điều hành luôn tự phê phán, nhưng nhìn chung chủ ý của họ
vẫn là tự sướng, tự huyễn hoặc bản thân / tổ chức, là tài giỏi.
Những câu chúng ta thường thấy như “dân chúng cần cù, thông minh, hiếu
học”, “đoạt nhiều giải thưởng lớn về học vấn khi đi thi quốc tế”, “có thể

chống chọi được những đất nước mạnh nhất thế giới”, …, chính sự tự hài
12
lòng đó đã khiến cho những động lực cải tiến, tái cấu trúc chỉ là giả tạo, chỉ
vẫn là trò bình mới rượu cũ.
Như một cái cây, người ta luôn hỏi tại sao nó luôn mọc ra trái táo, người ta
hái hết trái táo xuống, làm đủ mọi trò để nó mọc ra trái cam, nhưng kỳ lạ
thay cây đó vẫn mọc ra trái táo mà không phải trái cam, lý do ở đâu? Có sự
lừa dối hay sai lầm nào đó hay không? Đáng lẽ nó phải mọc ra trái cam?
Nhưng câu trả lời thật nhất là sự cải tiến hay tái cấu trúc đó chỉ là phần ngọn
chứ không phải phần gốc. Không thể hái hết trái táo xuống và yêu cầu cây
táo mọc trái cam, vấn đề nằm ở gốc rễ là cây táo.
-Nhận xét quả thực là xác đáng với tình trạng xã hội thời bây giờ. Tuy nhiên
ở một khía cạnh nào đó, tôi vẫn nghĩ có những người có tâm và nhiệt huyết.
Tôi cũng đã từng làm cho nhà nước, đã kinh qua nhiều trải nghiệm công tác,
đã đi vài nước loanh quanh châu Á mình và có nhiều hoài bão cống hiến.
Tuy nhiên ở xã hội mình nói sao được bác, hơi tý là bị đưa vào sổ đen ngay,
mà có nói thì báo nào đưa tin lên hả bác.
Con chỉ thấy lạ là ở Việt Nam người ta chỉ mang phần ngọn ra mổ xẻ, còn
phần gốc thì không thấy ai nói đến. Trong “cây vấn đề” thì phải giải quyết từ
gốc đến ngọn mới được bác ạ, đằng này người ta chỉ nghĩ đến phần ngọn
thôi nên cứ lùng nhùng như thế.
Thế hệ chúng con ngoài việc mưu sinh vẫn đang mong mỏi có những nhà
lãnh đạo kiệt xuất nổi lên, để phát triển đất nước này như các lãnh đạo ở
nhiều nước châu Á khác, nhưng sao mà khó quá.
Chúng con cũng chỉ biết chờ đợi và hy vọng để lấy nguồn vui mà sống thôi
bác ạ.
-Lý Quang Diệu: “Trung Quốc và một số nước khác đã sai từ ngay vạch xuất
phát”
-VÔ CẢM hay VÔ TÂM?
Ai cũng yêu con cái và muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Chắc

không chủ quan khi nói Dân hay Quan đều vậy.
Nhưng hiện thực nhiều khi “tréo ngoe” mà từ Quan đến dân không để ý. Chỉ
xin đơn cử 1 ví dụ rất “nhân văn”:
13
Sang Mỹ, tôi thấy hầu hết những gì dành cho trẻ em đều được miễn thuế Giá
trị gia tăng (VAT), còn ở VN thì ngay bữa ăn của các cháu cũng bị đánh
thuế VAT.
“Hổ không ăn thịt con”, vậy thì nói và làm quá khác biệt có phải do “khẩu
hiệu”, vô tâm, vô cảm, hay do ai cũng nghĩ … mình ngoài cuộc???
Nhân đây cũng xin quảng cáo cho “Chương trình 20 triệu máy tính dành cho
trẻ em Việt Nam”:
Ai cũng muốn con em mình không phải “thồ như ngựa” đi học và có điều
kiện tiếp cận “tri thức đám mây IT” toàn cầu, nhưng sao ko mấy ai quan tâm
đến số hoá SGK, áp dụng máy tính vào công việc dạy và học cho con
cháu??? Chả lẽ ai cũng giàu nhờ độc quyền in ấn SGK để cho con ra nước
ngoài học, kẻ nào trong nước ráng chịu???!!!
-Mong một sự thay đổi : bắt đầu từ suy nghĩ của mỗi người trước số phận
của dân tộc.
Đôi khi cần một cơn bão để quét đi tất cả những gì mục nát, nhưng trong
mỗi người hãy làm một cơn gió để thay đổi chính bản thân mình trước đã
-Có được bao nhiêu người cảm nhận được mất mát từ tham nhũng đâu, coi
như nhà hàng xóm mất con gà thôi, coi như việc đó vô can với mình. Cháu
nghĩ, tiền của nhà nước, của chính phủ thì cũng từ nguồn thu của dân mà ra.
Với số tiền thiệt hại chia đều cho 80 triệu dân thì mỗi người dân đóng vào
bao nhiêu cho nhà nước?
Chỉ cần ngồi nhẩm cũng ra con số, những vụ đình đám như Vinashin,
vinaline thu hút dư luận, nhưng so với nền kinh tế có thấm vào đâu so với
bậc đàng anh như EVN,…
-Mình đồng ý với ý kiến của bài viết là người dân chúng ta đang vô cảm
quá, nhưng những vấn đề mà tác giả đưa ra thì ai cũng biết rồi, cái quan

trọng nhất là giải pháp thì không có.
Giải pháp là đứng ra công khai chỉ trích chính quyền trên báo chí, trên mạng
thì mình không coi đấy là giải pháp.
-Chúng ta hãy sống cho đúng với con người VN;
14
Đơn giản là vì con người không có ý thức! Nếu ý thức được căn bệnh này,
những người đứng đầu xã hội sẽ quan tâm đến cuộc sống của người dân hơn.
Việt Nam gày xưa khó khăn bao nhiêu, đùm bọc lẫn nhau bao nhiêu thì ngày
nay cuộc sống càng đầy đủ bấy nhiêu, để rồi giành giật, ganh ghét lẫn
nhau… ai cũng muốn mình được lợi nhiều hơn mà không biết chia sẻ.
Nhưng trong 10 người, cũng có người biết quan tâm lẫn nhau. Ít nhất là biết
giúp những người hàng xóm của mình, những người đang cần sự giúp đỡ.
Nếu cứ để sự việc diễn ra tiếp tục, chẳng khác nào mình cũng đang dần vô
cảm hay sao??? Tại sao phải chịu đựng chứ???
-Chắc bác nghe câu chuyện kinh điển con ếch và nồi nước nóng rồi. Nếu
ném con ếch vào nồi nước sôi thì nó sẽ vũng vẫy nhảy ra, nhưng nếu từ từ
pha nước ấm dần thì nó sẽ chết chìm trong đó.
Cháu cảm giác nhân dân VN (con ếch) đang được tắm nước nóng nhưng cứ
ngỡ là do Trái đất nóng lên đấy bác ạ. Dù gì thì nếu phải lựa chọn phải tiếp
tục sống trong nồi nước ấm rồi “tới đâu hay tới đó” và nhảy ra (khả năng
chết chùm) thì mọi người sẽ chọn “tới đâu hay tới đó” thôi bác ạ, ít ra thì
mình vẫn còn được sống tiếp mà.
-Chị Hương, một người bán cơm trắng nói: “Người ta bán hàng cơm, chủ
yếu lời vào thức ăn. Khi công nhân đến mua cơm trắng, các quán cơm chẳng
bao giờ bán. Bởi vậy, người nghèo phải tìm tới ga tàu lửa này để mua cơm
ăn qua ngày”.
Sài Gòn, bề nổi là một thành phố lộng lẫy, sực mùi dầu thơm và những nhà
hàng tiệm ăn sang trọng. Nhưng vẫn còn đó một Sài Gòn của những người
lao động mà bữa cơm chiều chỉ là bát cơm không, mua ở cổng nhà ga.
Phố cơm trắng

Khu vực quanh ga Sài Gòn có nhiều nhà trọ lụp xụp. Những người từ xa
xuống sân ga thường thuê trọ để bán báo, đánh giày, bán vé số, làm công
nhân. Họ còn bỡ ngỡ, chưa dám đi đâu xa, vả lại cuộc sống quanh nhà ga
cũng không đắt đỏ như trong khu trung tâm.
Một sạp bán cơm trắng (cơm không)
Những ngóc ngách chật chội và có phần hôi hám, nhà cửa cáu bẩn, những
chung cư cũ kỹ phơi đầy quần áo cũ, lúc nào cũng nườm nượp người lao
động lấm lem. Giữa hàng vạn con người khuôn mặt nhầu nhĩ ấy, đã ra đời
phố bán “cơm không” mà người Sài Gòn gọi là phố cơm trắng quanh nhà ga
xe lửa.
15
Mỗi người bán cơm trắng có dăm bảy cái nồi, mỗi nồi nấu được gần yến
gạo. Họ không bán thức ăn, chỉ vài hàng có bán thêm dưa hành, nước mắm,
nước tương. Cơm và dưa món để trong bao ni lông. Cơm tính theo cân,
người ta cũng thường gọi là “cơm ký”.
Chị Hồng, một người bán cơm trắng 12 năm nay, cho biết vợ chồng chị thay
nhau nấu cơm bán. Mỗi cân cơm chỉ lãi được 500 – 1.000 đồng nên không
đủ tiền thuê nhân công: “Chúng tôi chỉ lấy công làm lãi. Bán cơm giá cao
chút lập tức người ta không mua nữa. Công nhân nghèo lấy tiền đâu mà
mua”.
Khách hàng của cơm trắng khá đa dạng
Mỗi ngày chị Hồng dậy từ 4 giờ sáng, nấu cơm bán đến gần 9 giờ đêm. Cứ
mỗi cân gạo nấu được hai cân cơm. Chị nói: “Gạo ngon mọi người thường
ăn giá 18.000-20.000 đồng/kg, gạo chúng em nấu bán ở đây chỉ 12.000
đồng/kg. Dân cần ăn no chứ chưa cần ăn ngon”.
Một cân cơm bán giá 8.000 đồng, đủ cho ba công nhân ăn. Tính ra mỗi bữa
một người chỉ phải bỏ ra 2.700 đồng. “Một ly trà đá giờ đã 2.000 đồng” –
chị Hồng nói. Một ngày chị Hồng bán khoảng 450 kg cơm trắng.
Chị Hương, một người bán cơm trắng khác nói: “Người ta bán hàng cơm,
chủ yếu lời vào thức ăn. Khi công nhân đến mua cơm trắng, các quán cơm

chẳng bao giờ bán. Bởi vậy, người nghèo phải tìm tới ga tàu lửa này để mua
cơm ăn qua ngày”.
Đến Tết mới được ăn ngon
Ông Sáu chạy xích lô. Khi nào đói và rảnh khách lại tạt vào mua 3.000 đồng
cơm trắng buộc vào xe. Ông có hai chai nước lớn lấy từ vòi, khát thì cúi
xuống mà uống. Ông Long chạy xe ôm, chiều tối ghé mua vài lạng cơm, giữ
nó như giữ bảo bối vậy. Cầm bịch cơm trắng nom ông cười thật hiền.
Chị Hương nói với tôi: “Khách mua đủ lứa tuổi. Trẻ em đánh giày, phụ nữ
bán báo, người già bán vé số”. Chị nói: “Lắm người chỉ mua vài ngàn,
nhưng vẫn bán. Cơm cháy thường để cho mấy người neo đơn, nghèo khổ.
Lắm khi thấy tội quá, không nỡ lấy tiền”.
Thùy, sinh viên một trường cao đẳng nói: “Chúng em ba đứa thuê một
phòng, tháng mất tám trăm ngàn. Phòng trọ nhỏ, chủ không cho nấu cơm vì
sợ cháy nhà. Ăn cơm hàng thì đắt đỏ lắm, mà không no, nên mỗi bữa lại ra
đây mua một cân cơm trắng”.
Quanh ga tàu có tới cả chục quán cơm bụi. Nhưng giờ giá thuê mặt bằng
tăng, giá điện nước, gạo, thịt rau đều tăng, giá cơm bụi tăng liên tục. “Cơm
rẻ nhất cũng phải 20.000 đồng một suất. Nếu cả ba đứa đi ăn thì mất 60.000
16
đồng”.
Hỏi ăn cơm trắng hoài sao nuốt nổi và sức đâu học hành? Thùy nói: “Chúng
em mua thêm trứng luộc”.
Chị Hằng bán hàng rong, là khách quen của phố cơm trắng. Chị nói là “đi
bán suốt từ sáng sớm đến tối mịt, lấy đâu thời gian nấu cơm”.
Hàng bán bữa được bữa mất. Họ từ miền Trung vào, thuê nhà trọ gần Bệnh
viện Da liễu. Đói thì mua cơm, ngồi gốc cây chia nhau mà ăn. Lắm khi trời
nắng nuốt không nổi. Một chị bán hàng rong nói: “Muốn ăn cơm ngon thì
chờ đến Tết về quê”.
Tìm nguồn sống
Trời nắng, xe cộ, bụi bặm, tiếng còi tàu rắt réo. H., một học viên theo học

nghề điện, ngồi đạp xe lăn đi tìm mua cơm trắng. H. nói: “Chi phí học hành
đắt đỏ lắm, em phải tiết kiệm để đỡ cho gia đình”. H. không chỉ mua cơm
cho mình mà còn mua cho nhiều bạn khác.
-Nhìn cảnh người ngồi xe lăn, len lỏi giữa phố xá đầy bụi bặm và xe cộ nơi
ga tàu, mới biết người ta cần cơm trắng đến như thế nào.
Anh Thời, công nhân một nhà máy cách phố cơm trắng hàng cây số nói:
“Ngày nào cũng như ngày nào, tôi đều mua cơm ở đây ăn. Đồng tiền trượt
giá, gạo thịt đều tăng, giá thuê nhà tăng. Phải sống như thế này, cầm cự, chứ
còn biết làm sao bây giờ? Có cái bỏ vào miệng là tốt rồi, cầu gì ăn ngon”.
Anh mua hai ngàn đồng tiền cơm cộng thêm ba ngàn dưa món: “Muốn đổi
khẩu vị thì mua mấy ngàn đậu phụ chấm với nước tương”.
Ngồi bên vệ đường cùng phố cơm trắng, tôi mới phát hiện ra phần lớn
những khách hàng phố này đều độ tuổi thanh thiếu niên, sinh viên, người lao
động trẻ. Họ đều đang tuổi ăn, tuổi lớn, độ tuổi lao động quan trọng nhất của
xã hội. Đa phần khách mua cơm trắng đều gày gò, xanh xao, có người tay
run, giọng nói phều phào.
Chị Hồng nói: “Không ít người là khách quen của chúng tôi đến cả chục
năm ròng. Nghĩ mà thương”.
Phố Nguyễn Thông nằm sát cổng ga Sài Gòn có lẽ là một bức tranh tương
phản của cuộc đời hôm nay. Phố này nổi tiếng bán rượu Tây với hàng chục
tiệm rượu. Những chai rượu được thiết kế cầu kỳ, rượu ngâm với sâm Cao
Ly, rượu lâu năm đến từ các nước… có giá vài triệu đồng, thậm chí có chai
mấy chục triệu đồng. Nhưng cũng ở phố Nguyễn Thông, nơi cuối con phố
giáp với ga tàu, những ngõ nhỏ tối tăm và những hàng cơm trắng bày bán
trên vỉa hè, nườm nượp các vị khách.
Quan sát hơn 20 người mua cơm trắng tại quán này, tôi thấy tất cả họ đều
chỉ có một nhu cầu: “Bán cho tôi cơm thường”. Người đàn bà bán báo mua
17
3.000 đồng cơm thường ấy. Chị cầm chặt nắm cơm trong tay, như sợ sẽ
đánh rơi một vật quý giá.

Chị Loan, người bán báo đi dép lê, cầm trên tay những tờ báo in đậm dòng
tít nói về các tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ ném hàng ngàn tỷ đồng
xuống sông xuống biển, những tòa nhà con em quan chức tỉnh nọ lên đến
hàng trăm tỷ được xây dựng chỉ để cho họ hưởng lạc… Người đàn bà bán
báo dạo ghé vào mua cơm trắng, ánh mắt chị buồn hiu hắt.
-Sự vô cảm bắt nguồn từ sự khiếp sợ!
-Bài trích đăng của bạn Nguyễn Hữu Duy làm tôi đau xót quá. Vẫn biết SG
luôn có hai thái cực nhưng không ngờ lại tồn tại các quán “cơm trắng” đến
trên 12 năm!
Nhiều người trong chúng ta đều biết những giải pháp căn cơ là chống tham
nhũng, chống cái khép kín làm cho ngu dốt ngày càng tăng… tôi cũng thử
trình bày một số giải pháp của mình ở góc độ khách quan,
Thật ra trong nhóm lãnh đạo, dù ở cơ chế nào cũng vẫn có những người có
tâm, có tài họ dư sức hiểu và thấy những giải pháp như chúng ta thấy, nhưng
vì đối trọng không đủ, nên vẫn không thể chuyển hóa được xã hội.
Và họ cũng như chúng ta vẫn không làm được gì khá hơn cho tình trạng này
nếu chỉ bằng những chém gió trên các trang báo, blog và mưu cầu sự bình
yên.
Chừng nào chúng ta thắng được “SỰ KHIẾP SỢ” như lời của bà Aung San
Suu Kyi (được giải Nobel Hòa bình năm 1991): “Không phải quyền lực
làm cho tha hóa, mà chính là sự khiếp sợ. Sự khiếp sợ đánh mất quyền
lực làm tha hóa những kẻ đang nắm trong tay quyền lực và sự khiếp sợ
bị quyền lực trừng phạt làm tha hóa những người đang nằm dưới tay
quyền lực.” thì mới mong có được sự công bằng, bác ái, tự do".
-Lợi ích của mỗi mắt xích quá nhiều. Nếu người dân muốn sống “tốt” và
“yên ổn” phải biết hòa mình vào mạng lưới này, biết “ngậm mồm”, và phải
thật lươn lẹo và thủ đoạn để tồn tại nếu không muốn gia đình và thân hữu
của mình thiệt thòi.
Các giá trị đều có thể đảo lộn bằng tiền và quyền thế? Còn ai muốn học hành
làm chi? Còn ai muốn cống hiến làm chi nữa? Thật chua xót.

18
-Bài viết của bạn chân tình, tôi cũng tự nhận mình không vô tình trước thời
cuộc, nói với người chung quanh những điều dở của xã hội, mong mỏi sự
chuyển mình mạnh mẽ để đi lên, để thế hệ như bạn đủ năng lực và dũng khí
ích nước, lợi nhà.
-Cơm trắng Sài gòn ; các cụ có câu: ai ơi bưng bát cơm đầy dẻo thơm một
hạt đắng cay muôn phần.
Bây giờ còn đâu cái tình làng nghĩa xóm, còn đâu những câu ca dao tục ngữ
nữa, còn đâu tình người, những trí thức là thành phần tiến bộ trong xã hội
không lẽ nào ngủ quên trong trong thước phim dài tập mãi, các bạn hãy vào
xem những đoan lịch sử trên YOUTUBE nói về chiến tranh những tấm lòng
cao cả những sự hy sinh tột đỉnh của nhân dân, những khó khăn chịu đựng
tối đa của con người; Hà nội 12 ngày đêm, chiến tranh giải phóng … bao
nhiêu công sức của nhân dân
-Về mặt cơ bản, hễ là công dân thì bất cứ ai cũng có quyền lên tiếng với các
thực trạng này, nhưng về mặt kỹ thuật, để có quyền thì cần phải có trách
nhiệm, như cung và cầu vậy.
Hơn ai hết những người đóng thuế (có trách nhiệm) cần phải ý thức được
quyền của mình.
Quyền lực về gốc được phân phối qua lá phiếu cử tri, cử tri được lựa chọn
qua 2 con đường ứng cử và tiến cử.
Đa phần các đại biểu được tiến cử bởi chính người thuộc bộ máy công
quyền, nhưng hiện tại vẫn có “cửa lọt” để ứng cử hoặc tiến cử những người
mà cử tri thấy phù hợp hơn.
Hàng loạt hàng rào kỹ thuật của nhà nước và chính thói quen của cử tri
khiến cho những cửa lọt này đã ít lại càng ít hơn.
Những tiếng than như bài viết này có rất nhiều rồi, mọi người nghe đã nhàm
nhưng đều rối bời không biết phải làm sao.
Theo cháu, điều quan trọng nhất là mọi người cần phải ý thức được những
quyền cơ bản của mình đã.

Khi mà không ý thức được, dễ dẫn đến những rối loạn, hoặc phản kháng
không đúng cách, chỉ thiệt thân.
-Bị bệnh vô cảm này có lẽ cũng là một phần do hiểu biết hạn chế của mỗi
người dân, vì chịu ảnh hưởng của một nền giáo dục kém chất lượng, khiến
con người trở nên lạc hậu so với thời cuộc.
19
-Ngày xưa chiến tranh những anh hùng dám hy sinh và sẽ được phong tặng
các danh hiệu còn ngày nay các anh hùng Ai cũng muốn yên thân vì một
người hoặc một nhóm người dũng cảm không giải quyết đuợc vấn nạn. Với
lại người Việt thường sợ thiệt nên sinh ra hèn nhát và cầu an.
-Báo chí là công cụ tốt nhất để chống tham nhũng, bất công nhưng tại thời
điểm cần thiết tiếng nói và những điều tra của họ nhất thì họ chuyển trọng
tâm sang các vụ người mẫu, ca sĩ
Có một số ít người dân hiểu biết và trí thức Việt nam phản đối bằng cách
chém gió tại các quán trà chanh, quán nhậu, họ cũng rất muốn đứng dậy lên
tiếng, nhưng sợ gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng tới an ninh….mà dân thì
-Ở VN, báo chí đều chịu sự quản lý của nhà nước, bất cứ bài báo nào dám
viết bài liên quan đến chính phủ mà không được phê duyệt là nhà báo, tờ báo
đó bị dẹp ngay.
-Người Việt Nam vô cảm đã là cá tính xã hội rồi chú ạ, đôi khi con sống ở
đây nhưng thực ra con cũng không biết mình có thực sự tồn tại không nữa,
một cái xã hội phức tạp đầy thủ đoạn và nhẫn tâm, cái tình người ở cái đất
nước này giờ chỉ là còn trên danh nghĩa hay nếu nó có diễn ra thì cũng là thứ
gì đó ngượng ép còn xót lại của lương tri.
Họ bị cầm, họ bị ép vào cuộc đời, địa vị không thể thoát ra theo ý mình, nó
giam cả con người lẫn trí não
-Khi tất cả đã trở thành thói quen, người nghèo thì có thói quen nghe các
quan trên tham nhũng, các hành vi vi phạm không được trừng trị thì vô cảm
hay vô tâm cũng chỉ là thói quen thôi…
-Ôi, ở VN phải học “thói quên” mới tồn tại chứ không phải để sống

Theo cháu thấy, các problems hiện nay của xã hội … VN đã có quá
nhiều người nói rồi, phần nào mọi người cũng nhận thấy những vấn
đề đó! Nhưng do dân trí thấp, cháu/ E chắc chắn là như thế, hầu như
bản thân cháu và mọi người không nhìn ra bản chất, ý nghĩa của
những problems có ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống của chính mình,
thế nên đại đa số người dân Việt Nam đang sống kiểu vô cảm, giả ngu
để “hưởng thái bình”. Và cứ như thế, người dân cứ ngày càng “giỏi
nhẫn nhịn, chịu đựng” đến mức chai lì cảm xúc, không thèm suy nghĩ
về thời cuộc. Họ chỉ quan tâm đến cuộc sống của chính họ và nghĩ
20
rằng, mặc kệ đi, đâu ảnh hưởng gì tới bát cơm nhà mình! Trong khi
thực tế là không phải vậy!
Vậy, làm sao để người dân THỨC TỈNH, HẾT SỢ? CÁC DUY
NHẤT LÀ NÂNG CAO NHẬN THỨC, DÂN TRÍ! Vì ngu dốt nên
mới KHÔNG BIẾT SỢ các problems và SỢ … ! Muốn được như
vậy, người dân cần nhiều những bài viết bóc trần tận gốc rễ Đây
cũng có thể coi là nguyên nhân của mọi problems mà người dân VN
hiện nay phải chịu. Lỗi “hệ thống”, nhưng không ai biết nó “lỗi” thế
nào! Ngoài ra, cần nhiều bài viết / bài dịch về tình hình kinh tế, chính
trị, xã hội, văn hóa, giáo dục của nước ngoài, tốt nhất là của những
nước như Nhật, Singapore, Trung Quốc, Mĩ, Anh, Úc…, những nước
phát triển ở xa và gần Việt Nam để người dân có cơ sở để so sánh, để
thấy mình đang sống, đang hưởng gì? Dân Việt Nam đang bị thế giới
bỏ xa, nhiều người nói thế, nhưng bỏ xa tới mức nào? cụ thể ở từng
lĩnh vực thì lại ít người nói!
Cháu đang rất muốn có 1 trang web chỉ nói về những điều tốt, dở của
các nước khác để dân mình có cái so sánh, đối chiếu, để tỉnh ngộ!
Hiện nay, có nhiều trang …… chủ yếu chỉ “vạch mặt” và còn nhiều
bạn trẻ không biết đến vì thuộc dạng “lề trái”, không thể public,
nhưng nếu có 1 trang chỉ nói về các vấn đề phương tây và “hàng

xóm”, Cháu nghĩ là không vấn đề gì!
- Quả thực còn rất nhiều điều cần phải nói. Ví như hiện nay các
phương tiện truyền thông đang nói về vụ quay bài trong kỳ thi tốt
nghiệp PTTH tại Bắc Giang.
Chắc chắn cậu bé quay dlip sẽ bị kỷ luật vì vi phạm quy chế, rồi còn
bị bạn bè và thầy cô ghét bỏ vì đã nói ra cái sai của họ, cũng như
trước đây thầy Đỗ Việt Khoa bị mọi người tránh xa vì đã nói lên cái
sai trong kỳ thi tốt nghiệp cách đây mấy năm.
Như vậy không biết ai còn dám quay phim hay đấu tranh với nhưng
sai phạm nữa.
Đáng ra cậu bé ấy phải được thưởng và tôn vinh mới phải.
-Đọc Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn).
Suy ngẫm về XỨ NÀY (tôi cảm ơn được mượn câu này của PhD) nó đâu có
khác gì… ta kết luận đó là truyèn thống, là tư duy, là cách hành xử của mọi
tầng lớp con người xứ này, hàng ngày, hàng giờ moi media, mọi sự giáo dục
21
đã làm cho xứ này nổi danh như cồn. Hãnh diện, oai vệ hạch sách trong nhà.
Ra đường như con dán vậy. Ta không nó tới riêng vô cảm chí ở xứ này, ở
Trung hoa đại lục, ở Nga, ở các nước đông Âu Ngay bây giờ vẫn đày…
Nhưng Xứ Này trên TOP Vì những nước kia họ đã nhìn ra cái MẤT DẠY
mà họ trót học … nhầm, họ từ bỏ nó và học cách làm NGƯỜI để hòa cùng
nhân loại.
-Ngày nay, Sống chết mặc bay vẫn còn cơ may, vì có đất sống trên vài nơi
của hành tinh này.
Thật ĐAU cho… nhưng riêng mình: thật SƯỚNG vì …. thoát.
Tổng hợp.(Theo internet)

22

23

×