Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Giáo trình Luật và chính sách môi trường - Đại học Khoa học tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.7 MB, 119 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG
=====o0o=====

ThS. Phạm Thanh Tuấn

GIÁO TRÌNH

LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH MƠI TRƯỜNG

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY DÀNH CHO SINH VIÊN KHOA MÒI TRƯỜNG

LUƯ HÀNH NỘI Bộ

Hà Nội, tháng 9 năm 2015


MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VÊ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.......................................................... 4
1.1. Những vấn đề cơ bản về nhà nước.................................................................................................................4

1.1.1. Nguồn gốc của nhà nước.................................................................................................................... 4
1.1.2. Bản chất của nhà nước........................................................................................................................ 4
1.1.3. Các kiểu nhà nước.................................................................................................................................. 4

1.1.4. Nhà nước CHXHCN Việt Nam.......................................................................................................... 5
1.2. Những vấn đề cơ bản về pháp luật............................................................................................................. 20



1.2.1. Nguồn gốc của pháp luật................................................................................................................. 20
1.2.2. Bản chất của pháp luật..................................................................................................................... 20
1.2.3. Các thuộc tính của pháp luật........................................................................................................ 21
1.3. Vi phạm pháp luật................................................................................................................................................. 22
1.3.1. Khái niệm và dấu hiệu vi phạm pháp luật............................................................................ 22
1.3.2. Các loại vi phạm pháp luật.............................................................................................................23

1.4. Trách nhiệm pháp ỉý............................................................................................................................................24

1.4.1. Khái niệm................................................................................................................................................ 24
1.4.2. Các loại trách nhiệm pháp lý........................................................................................................ 25

1.5. Quan hệ pháp luật.................................................................................................................................................. 25
1.5.1. Khái niệm..................................................................................................................................................25
1.5.2. Cấu trúc của quan hệ pháp luật................................................................................................... 26
1.5.3. Sự kiện pháp lý......................................................................................................................................27

1.6. Văn bản quy phạm pháp luật và thẩm quyền ban hành...............................................................27

1.6.1. Quy phạm pháp luật..........................................................................................................................27
1.6.2. Văn bản quy phạm pháp luật....................................................................................................... 29
Quan hệ trực thuộc........................................................................................................................................................ 35

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.............................................................. 36
2.1. Bảo vệ mơi trường và vai trị của pháp luật........................................................................................ 36

2.1.1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và các cấp độ bảo vệ môi trường........... 36
2.1.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường............................................................................................. 37
2.1.3. Pháp luật trong bảo vệ môi trường.......................................................................................... 39

2.2. Khái niệm luật môi trường Việt Nam........................................................................................................ 40
2.2.1. Khái niệm luật môi trường............................................................................................................ 40

2.2.2. Các nguyên tắc chủ yếu của luật môi trường..................................................................... 42
2.3. Khái quát sự phát triển của luật môi trường Việt Nam................................................................ 45

2.3.1. Giai đoạn trước năm 1986............................................................................................................ 45
2.3.2. Giai đoạn từ năm 1986 cho đến năm 1993......................................................................... 47
2.3.3. Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2005.................................................................................. 48

2.3.4. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2014.................................................................................. 53

CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT............................................................................. 73
VÊ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM........................................................................................... 73
3.1. Các quan điểm và nguyên tĩc thể hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.................. 73
3.2. Nội dung mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014................................................................. 74

1


3.2.1. Chương I, Những quy định chung............................................................................................. 74
3.2.2. Chương II. Quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá

tác động môi trường........................................................................................................................................................ 75
3.2.3. Chương III. Bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên

nhiên.......................................................................................................................................................................................... 77
3.2.4. Chương IV. ứng phó với biến đổi khí hậu............................................................................ 77
3.2.5. Chương V. Bảo vệ môi trường biển và hải đảo.................................................................. 77
3.2.6. Chương VI. Bảo vệ môi trường nước, đất và khơng khí.............................................. 77

3.2.7. Chương VII. Bảo vệ mơi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

.......................................................................
78
3.2.8. Chương VIII. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư...................................................... 79
3.2.9. Chương IX. Quản lý chất thải........................................................................................................ 79
3.2.10. Chương X. Xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường................................. 79

3.2.11. Chương XI. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường............. 80
3.2.12. Chương XII. Quan trắc môi trường........................................................................................ 80
3.2.13. Chương XIII. Thông tin môi trường, chỉ thị môi trường, thống kê môi trường
và báo cáo môi trường.................................................................................................................................................... 80
3.2.14. Chương XIV. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường.......................................................................................................................................................................................80

3.2.15. Chương XIV. Trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị -

xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường.............. 81
3.2.16. Chương XVI. Nguồn lực về bảo vệ môi trường.............................................................. 81
3.2.17. Chương XVII. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường................................................ 81
3.2.18. Chương XVIII. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về môi trường................................................................................................................................ 82

3.2.19. Chương XIX. Bồi thường thiệt hại về môi trường......................................................... 82
3.2.20. Chương XX. Điều khoản thi hành............................................................................................ 82

CHƯƠNG 4. CHÊ TÀI TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT VÊ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG....... 93
4.1. Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ v'ê xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường............................................................................................. 93


4.1.1. Các vấn đề chung................................................................................................................................. 93

4.1.2. Đối tượng bị xử phạt......................................................................................................................... 94
4.1.3. Nguyên tắc xử phạt............................................................................................................................94

4.1.4. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng................................................................................... 94
4.1.5. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả..................................................... 95
4.2. Các tội phạm về môi trường quy định trong chương XVII Bộ Luật Hình sự năm 1999,
được sửa đổi, bổ sung ngày 16/9/2009............................................................................................................................... 97
4.2.1. Tội gây ô nhiễm môi trường......................................................................................................... 97

4.2.2. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại.................................................... 98
4.2.3. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường........................................... 99
4.2.4. Tội gây ô nhiễm nguồn nước....................................................................................................... 99
4.2.5. Tội gây ô nhiễm đất............................................................................................................................99
4.2.6. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam............................................................................ 100
4.2.7. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người............................................................ 101
4.2.8. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật................................. 101
4.2.9. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản.............................................................................................. 102

2


4.2.10. Tội hủy hoại rừng.......................................................................................................................... 103
4.2.11. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ............................................................................................................................... 103

4.2.12. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên......................... 104
4.2.13. Tội nhập khẩu, phát tán các lồi ngoại lai xâm hại.................................................. 105


CHƯƠNG 5. CHÍNH SÁCH MƠI TRƯỜNG VIỆT NAM............................................................... 106
5.1. Chính sách mơi trường là gì......................................................................................................................... 106
5.2. Chính sách của Việt Nam v'ê tài ngun, môi trường và phát triển bền vững............ 107
5.3. Tiếp cận hệ thống trong phân tích chính sách về tài nguyên và mơi trường............. 110
5.3.1. Quy trình xây dựng chính sách về tài ngun và mơi trường................................110
5.3.2. Hệ thống chính sách về sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường.................. 111
5.3.3. Hệ thống quản lý, thực thi chính sách về tài ngun và mơi trường................ 111
5.3.4. Tác động của chính sách đến tài nguyên và môi trường.......................................... 112
5.3.5. Các vấn đề cơ bản cần phân tích về thể chế chính sách tài ngun và mơi
trường...................................................................................................................................................................................113
5.4. Thử nghiệm phân tích về chính sách trong sử dụng tài nguyên theo cách tiếp cận hệ
thống....................................................................................................................................................................................................... 114

5.4.1. Sơ bộ phân tích về chính sách trong sử dụng tài nguyên rừng ở Tây Nguyên

.........................................

114

5.4.2. Sơ bộ phân tích chính sách trong sử dụng tài nguyên khoáng sản than đá cuả

Việt Nam.............................................................................................................................................................................. 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................117

3


CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VÈ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1.1. Những vấn đề cơ bản về nhà nước


1.1.1. Nguồn gốc của nhà nước

Kế thừa những thành tự nghiên cứu khoa học của xã hội loài người, các
nhà kinh điên của chủ nghĩa Mác- Lênin lần đầu tiên giải thích rằng nhà nước
không phải là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến. Nhà nước là một phạm trù lịch sử
có tính q trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước là lực lượng nảy
sinh từ xã hội, là sản phấm có điều kiện của xã hội lồi người, nhà nước chỉ xuất
hiện khi xã hội phát triến đến một trình độ nhất định và tiêu vong khi những điều
kiện khách quan cho tồn tại của nó mất đi.
1.1.2. Bản chất của nhà nước

1.1.2.1. Tính giai cấp của nhà nước.
Nghiên cứu nguồn gốc của nhà nước, các nhà kinh điên của chủ nghĩa
Mác- Lênin khắng định: nhà nước là sản phâm và là biếu hiện của những mâu
thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, nhà nước trước hết là một bộ máy bạo

lực do giai cấp thống trị tố chức ra đê trấn áp các giai cấp đối địch. Nhà nước chỉ
xuất hiện và tồn tại trong xã hội có những giai cấp đối kháng nhau, do đó nhà
nước thế hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất giai cấp của nhà nước thế hiện
ở chỗ, nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị,
là công cụ sắc bén nhất đế duy trì sự thống trị giai cấp. Trong xã hội có giai cấp,
sự thống trị giai cấp được thế hiện trên ba phương diện: thống trị về chính trị,
thống trị về kinh tế và thống trị về tư tưởng.
1.1.2.2. Vai trò xã hội của nhà nước

Tính giai cấp của nhà nước thể hiện trong tất cả các kiểu nhà nước trong
lịch sử. Tuy nhiên, nhà nước không chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà
còn giải quyết những vấn đề trong đời sống xã hội, đảm bảo trật tự chung, sự ổn
định và các giá trị chung của xã hội, kể cả các giai cấp, tầng lớp khác trong xã

hội, khi mà những lợi ích đó khơng mâu thuẫn căn bản với lợi ích của giai cấp
thống trị. Dù trong xã hội nào, nhà nước cũng vừa bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị, vừa đồng thời chú ý đến lợi ích chung của tồn xã hội, nhưng xét cho
cùng, việc chú ý đến lợi ích chung của tồn xã hội cũng nhằm mục đích phục vụ
cho lợi ích của giai cấp thống trị.

1.1.3. Các kiểu nhà nước
Theo chủ nghĩa Mác- Lênin, cơ sở lý luận của sự phân chia các kiếu nhà
nước trong lịch sử là học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội. Hình thái kinh tếxã hội là một kiêu tố chức xã hội phù hợp với một phương thức sản xuất nhất
4


định, trong đó tương ứng với mồi phương thức với mồi kiếu quan hệ sản xuất là
tong thế các mối quan hệ chính trị, tư tưởng và một kiếu thiết chế chính trị- pháp
lý nhất định. Có năm hình thái kinh tế- xã hội, đó là cộng sản nguyên thủy,
chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, trong đó bốn
hình thái sau là các hình thái kinh tế xã hội có giai cấp và tương ứng với bốn
kiếu nhà nước: kiếu nhà nước chủ nô, kiếu nhà nước phong kiến, kiếu nhà nước
tư sản và kiêu nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà nước khác tiến bộ hơn
là một quy luật phát triển tất yếu, khách quan, phù họp với quy luật về sự phát
triến và thay thế của các hình thái kinh tế- xã hội trong tiến trình phát triến của
lịch sử.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử, là
nhà nước kiểu mới có bản chất khác hẳn với các kiểu nhà nước trước đó. Những
tiền đề về kinh tế, chính trị và xã hội xuất hiện trong lòng xã hội tư sản là
nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ thống trị của đa số nhân dân lao
động đối với thiểu số bóc lột, vừa là bộ máy hành chính- cưỡng chế, vừa là tố

chức quản lý kinh tế- xã hội, nhằm xây dựng xã hội bình đẳng, tự do và dân chủ.
Theo học thuyết Mác- Lênin về nhà nước và pháp luật, nhà nước xã hội chủ
nghĩa khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, cơ sở cho sự tồn tại của nhà

nước khơng cịn nữa, nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng sẽ tự tiêu vong.

1.1.4. Nhà nước CHXHCN Việt Nam
1.1.4.1. Đặc trưng cơ bản của nhà nước CHXHCN Việt Nam

Tính nhân dân và quyền lực nhân dân là thuộc tính cơ bản, xuyên suốt, thể
hiện bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Bản chất đó được thế hiện cụ
thế thông qua các đặc trưng cơ bản sau:
- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước dân chủ thực sự và rộng
rãi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã
hội chủ nghĩa, là thuộc tính cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và
của nhà nước CHXHCN Việt Nam nói riêng.
- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc
cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Tính dân tộc thể hiện sâu sắc trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thống nhất với tính giai cấp công nhân
của nhà nước. Trong tất cả các giai đoạn phát triển của mình, nhà nước đều coi
“đại đoàn kết dân tộc ” là một nguyên tắc cơ bản để thiết lập chế độ dân chủ,
phát huy quyền lực nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội, đồng thời là cơ sở để

5


tạo ra sức mạnh của một nhà nước thống nhất.
- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước ra đời, tồn tại và phát triến
trên cơ sở liên minh xã hội rộng lớn. Đó là liên minh rộng rãi giữa giai cấp cơng


nhân, nơng dân và đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước thực hiện đường lối ngoại
giao hồ bình, họp tác và hữư nghị, trên cơ sờ tôn trọng độc lập, chủ quyền và
tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

1.1.4.2. Chức năng của nhà nước CHXHCN Việt Nam

a. Các chức năng đối nội

Các chức năng đối nội của nhà nước CHXHCN Việt Nam tập trung vào
việc thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
trong nước, bao gồm:
- Chức năng tô chức và quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Chức năng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp sự
phản kháng của giai cấp thống trị đã bị lật đổ và những âm mưu phản cách mạng

khác.
- Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản
của công dân và các tổ chức.

b. Các chức năng đối ngoại

Chức năng đối ngoại của nhà nước CHXHCN Việt Nam thế hiện mối
quan hệ của nhà nước với những nhà nước khác trên thế giới và việc bảo vệ tố
quốc. Các chức năng đối ngoại của nhà nước CHXHCN Việt Nam bao gồm:
- Chức năng bảo vệ tô quốc, giữ vững on định và xây dựng, phát triến đất

nước.

- Chức năng mở rộng và tăng cường tình hữu nghị và họp tác với các
nước khác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, khơng can thiệp vào cơng

việc nội bộ của nhau.

1.1.4.3. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
Tổ chức và hoạt động của các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước tùy thuộc
vào tính chất các nhiệm vụ được giao, nhưng đều theo nguyên tắc chung thống
nhất như sau:
- Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- Nguyên tắc nhân dân tham gia tố chức nhà nước, quản lý nhà nước, thực

6


hiện quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nịng cốt
là cơng nhân, nơng dân và trí thức.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là một nguyên tắc tố chức được xác
định tại Hiến pháp 2013, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ
trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và

thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các
cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung
dân chủ.
- Nguyên tắc thống nhất quyền lực và phân công chức năng. Quyền lực
nhà nước là thống nhất, nhưng trong bộ máy nhà nước có sự phân cơng, phối
hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp,

hành pháp và tư pháp.

- Nguyên tắc quản lý xã hội bằng hiến pháp pháp luật.

Chức năng của bộ máy nhà nước thê hiện trên ba lĩnh vực hoạt động: Lập
pháp, Hành pháp và Tư pháp.
Trong lĩnh vực Lập pháp, bộ máy nhà nước, thông qua hoạt động khác
nhau của các cơ quan, thế chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
cộng sản thành pháp luật của Nhà nước, phù họp với đặc diêm tình hình kinh tế xã hội của đất nước và các thông lệ quốc tế, tạo lập cơ sở pháp lý cho mọi hoạt
động của xã hội và của Nhà nước.
Trong lĩnh vực Hành pháp, bộ máy nhà nước, bằng hoạt động cụ thế, đưa
pháp luật vào đời sống xã hội, bảo đảm để pháp luật nhà nước trở thành khuôn

mẫu hoạt động của nhà nước, xã hội, bảo đảm thực hiện thống nhất pháp luật ở
mọi cấp, mọi ngành trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia. Trong lĩnh vực Tư

pháp, bộ máy nhà nước, bằng hoạt động cụ thế của từng cơ quan, bảo đảm cho
pháp luật được thực hiện nghiêm nhằm duy trì trật tự, kỷ cương, ôn định xã hội.

1.1.4.4. Cơ quan nhà nước CHXHCN Việt Nam

Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước, gồm một tập
thể người hay một người thay mặt nhà nước đảm nhiệm một công việc (nhiệm
vụ) hoặc tham gia thực hiện một chức năng của Nhà nước bằng các hình thức và
phương pháp hoạt động nhất định. Theo Hiến pháp năm 2013, ở nước ta có các
loại cơ quan nhà nước sau:

- Các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa

phương);
- Các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan


7


ngang Bộ, cơ quan có chức năng quản lý nhà nuớc thuộc Chính phủ; úy 4 ban
nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban
nhân dân;
- Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sụ, các Tòa

án nhân dân địa phuơng, Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác do Luật định);
- Các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
quân sự, Viện kiếm sát nhân dân địa phuơng).
- Chủ tịch nước là một chức vụ nhà nước, một cơ quan đặc biệt thể hiện
sự thống nhất quyền lực, có những hoạt động thực hiện quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp nên không xếp vào bất kỳ một loại cơ quan nào.

Đặc điểm của cơ quan nhà nước:
- Các cơ quan nhà nước được thành lập theo trình tự nhất định được quy

định trong pháp luật;
- Cơ quan nhà nước có thấm quyền do pháp luật quy định;
- Hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực và được đảm bảo
bằng quyền lực nhà nước, hoạt động đó được tuân theo thủ tục do pháp luật quy

định;
- Những người đảm nhiệm chức trách trong các cơ quan nhà nước phải là
công dân Việt Nam.

1.1.4.5. Tô chức bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam


a) Quốc hội
Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội
là cơ quan đại biếu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập
hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát
tối cao đối với hoạt động của Nhà nước người dân ủy thác thông qua lá phiếu.

Thông qua hoạt động của mình, Quốc hội thực hiện quyền lực của nhân
dân thành ý chí của nhà nước, thể hiện trong Hiến pháp, luật, các nghị quyết,
mang tính chất bắt buộc thực hiện chung đối với mọi thành viên trong xã hội.

Quốc hội có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cơ bản sau đây:
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị
quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ
Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội

8


thành lập;
- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triến
kinh tế - xã hội của đất nước; các chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc
gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định dự toán ngân sách
nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết tốn ngân sách nhà

nước;
- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo của Nhà nước;
- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,

Tồ án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán
nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ
tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,

Chánh án Tồ án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiếm sát nhân dân tối cao,
Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê
chuẩn; - Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ;
thành lập, giải the, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
- Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện kiếm sát nhân dân tối
cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Ngoài ra Quốc hội cịn có các quyền hạn như: Quyết định đại xá; quyết
định vấn đề chiến tranh và hồ bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện
pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; quyết định chính
sách cơ bản về đối ngoại,...

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm: ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng
dân tộc, các úy ban quốc hội, đoàn đại biếu Quốc hội và đại biếu Quốc hội.
- ủy ban Thường vụ Quốc hội: Là cơ quan thường trực của Quốc hội,
gồm có Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc Hội, các ủy viên, được lập ra
tại kỳ họp thứ nhất mỗi khóa Quốc hội. Thành viên ủy ban Thường vụ quốc hội
không thể đồng thời là thành viên Chính phủ. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có
những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sau đây:

+ Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội; ra pháp
lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

+ Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp
9


lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính
phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiếm sát nhân dân tối cao, Kiếm toán nhà
nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

+ Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Tồ án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại
kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tồ án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
+ Chỉ đạo, điều hòa, phối họp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy
ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc
hội;

+ Đe nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ
tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu
cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước;
+ Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghị
quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến
pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó
làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân;

+ Ngoài ra ủy ban thường vụ Quốc hội cịn có những nhiệm vụ quyền
hạn: Quyết định thành lập, giải the, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành

chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thực hiện quan hệ đối ngoại
của Quốc hội; phê chuẩn đề nghị bố nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn
quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định việc tuyên bố tình
trạng chiến tranh; quyết định tống động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi
bở tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương; tố chức trưng cầu
ý dân theo quyết định của Quốc hội.
- Chủ tịch Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội có vị trí đặc biệt trong tổ chức của Quốc hội, đồng
thời là Chủ tịch ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội lãnh đạo công
tác của ủy ban Thường vụ Quốc hội; chỉ đạo chuẩn bị triệu tập và chủ tọa các
phiên họp của ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội nghị liên tịch giữa Chủ tịch hội
đồng dân tộc và các Chủ nhiệm ủy ban Quốc hội để giải quyết những vấn đề liên
quan và bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.

10


Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, ký chứng thục luật, nghị

quyết của Quốc hội; chỉ đạo thục hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; chỉ đạo
thực hiện ngân sách của Quốc hội; đảm bảo thi hành quy chế đại biếu Quốc hội
và giữ mối quan hệ với đại biểu Quốc hội.
- Hội đồng dân tộc:

Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Chủ
tịch Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu; các Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội
đồng dân tộc do ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân
tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự phiên họp của Chính phủ
bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính
sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc.
- ủy ban của Quốc hội

Các ủy ban của Quốc hội được thành lập theo các lĩnh vực hoạt động của
Quốc hội nhằm giúp Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Các ủy ban của Quốc hội là hình thức thu hút các đại biểu
vào việc thực hiện công tác chung của Quốc hội.
Nhiệm vụ của các ủy ban Quốc hội là nghiên cứu thẩm tra dự án luật,
kiến nghị về luật, pháp lệnh và các dự án khác, những báo cáo được Quốc hội
hoặc ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do
pháp luật quy định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của ủy

ban.

Cơ cấu của ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và
các ủy viên, trong đó có một số thành viên hoạt động theo chế độ chuyên trách.
- Đại biểu Quốc hội

Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân
ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước. Đại biểu Quốc hội liên hệ
chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý
kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tố chức hữu quan; thực
hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc
hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;

phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

11


Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại biếu Quốc hội: Có quyền chất vấn Chủ tịch
nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên
khác của Chính phủ, Chánh án Tồ án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiêm
sát nhân dân tối cao, Tống Kiếm tốn nhà nước. Có quyền u cầu co quan, tố
chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tơ
chức, cá nhân đó. Người đứng đầu cơ quan, tô chức hoặc cá nhân có trách nhiệm
trả lời những vấn đề mà đại biêu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định.
Đại biểu Quốc hội làm theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên
trách. Đối với các đại biểu không chuyên trách được dành ít nhất một phần ba
thời gian làm việc đế thực hiện nhiệm vụ đại biếu.
Đại biểu Quốc hội có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và một số
quyền ưu tiên khác.

b) Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là người đứng đầư Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sau đây:
- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm,
bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của
Quốc hội, bô nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng và thành viên khác của Chính phủ; miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tồ
án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tối cao;

- Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng
quốc phòng và an ninh; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban

thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tun bố tình trạng chiến tranh;

cơng bố, bãi bỏ tình trạng khấn cấp;

Quyền hạn của Chủ tịch nước còn thể hiện trên lĩnh vực ngoại giao;
quyết định vấn đề thôi, nhập quốc tịch; vấn đề đặc xá.
Khi thực hiện quyền hạn, Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định.
c) Chính phủ
- Vị trí của Chính phủ trong bộ máy nhà nước:

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành
của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước
Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

12


Chính phủ thống nhất quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;
lãnh đạo thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa
phương; đảm bảo thi hành Hiến pháp và Pháp luật; quản lý việc xây dựng kinh
tế quốc dân, thực hiện chính sách tài chính tiền tệ quốc gia; quản lý về y tế, giáo
dục; quản lý ngân sách nhà nước; thi hành các biện pháp cần thiết bảo vệ quyền
lợi, lợi ích hợp pháp của công dân; quản lý công tác đối ngoại; thực hiện chính
sách xã hội... của nhà nước.
Khi thực hiện chức năng quản lý, điều hành các quá trình xã hội, hoạt
động của Chính phủ chỉ tn theo hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của các
cơ quan quyền lực nhà nước.
Những quy định trên đảm bảo cho Chính phủ phát huy được vai trị là cơ

quan đứng đầu thực hiện quyền hành pháp. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn, Chính phủ có tồn quyền giải quyết cơng việc với tính sáng tạo, chủ
động, linh hoạt trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật

quy định...
Chính phủ có quyền tham gia vào hoạt động lập pháp bằng quyền trinh
dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước ủy ban Thường vụ quốc hội;
trình Quốc hội các dự án kế hoạch, ngân sách nhà nước và các dự án khác.
- Thành phần Chính phủ

Chính phủ có các Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ,
các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu từ số đại biểu Quốc hội theo đề

nghị của Chủ tịch nước.
Các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và thành viên khác của
Chính phủ do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Trong hoạt động của Chính phủ, chế độ trách nhiệm tập thể, trách nhiệm
cá nhân được quy định rõ. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo
cáo công tác với quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ
chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, ủy ban
Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước; đồng thời thực hiện chế độ báo cáo trước
nhân dân về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết. Bộ trưởng

và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính
phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực, ngành mình phụ trách.
Hiệu quả hoạt động của Chính phủ được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt
động của tập the Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và từng thành viên Chính
phủ.

13


Trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, tập thê Chính phủ ban hành nghị
quyết, nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định, chỉ thị.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ:

+ Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
+ Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc
hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền

hạn;
+ Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa
học, công nghệ, môi trường, thơng tin, truyền thơng, đối ngoại, quốc phịng, an
ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý
về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; thi
hành lệnh tống động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khân
cấp và các biện pháp cần thiết khác đế bảo vệ Tố quốc, bảo đảm tính mạng, tài
sản của nhân dân; bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con
người, quyền công dân;
+ Lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Úy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiêm tra Hội đồng nhân dân trong
việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện đế Hội đồng
nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;

Ngồi ra Thủ tướng Chính phủ cịn có thâm quyền đàm phán, ký điều ước
quốc tế; trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa
giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh

tế đặc biệt. Phối họp với ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ
quan trung ương của tơ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình.

d) Chính quyền địa phương

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành
huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia

thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành
xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia
thành phường.
Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và

pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương theo luật định;

14


chịu sự kiếm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ
sở phân định thâm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa
phương và của mồi cấp chính quyền địa phương.
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân
dân, được tổ chức phù hợp với đặc điểm nơng thơn, đơ thị, hải đảo, đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt do luật định.
- Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ờ địa phương, đại diện

cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương
bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp
trên; đồng thời quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
Trong quá trình hoạt động, Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát, hướng
dẫn của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thông qua úy ban thường vụ
Quốc hội; sự kiếm tra hướng dẫn của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước nhân
dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Đại diện cho nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân căn cứ vào quyết
định của cơ quan nhà nước ở trung ương, biện pháp quan trọng đế phát huy tiềm
năng của địa phương, xây dựng và phát triến địa phương về kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh nâng cao mức sống nhân dân, làm tròn nghĩa vụ
đối với cả nước, giám sát hoạt động Thường trực của Hội đồng nhân dân, Tòa án
nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát thực hiện Nghị quyết

của Hội đồng nhân dân, việc tuân theo Hiến pháp, luật của cơ quan nhà nước, tô
chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân địa phương. Những
nhiệm vụ, quyền hạn trên được cụ thể hóa ở từng lĩnh vực của đời sống xã hội
trong Luật Tố chức Hội đồng nhân dân và úy ban nhân dân năm 2003.
Đe thực hiện những nhiệm vụ trên, Hội đồng nhân dân ban hành Nghị
quyết đế định ra chủ trương, biện pháp lớn và giám sát thực hiện Nghị quyết.
Nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân được thực hiện thơng qua các hình thức
hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban và đại biểu Hội đồng
nhân dân. Hình thức hoạt động chủ yếu là các kỳ họp của Hội đồng nhân dân.
Kỳ họp của Hội đồng nhân dân là hoạt động duy nhất để ra các Nghị
quyết có ý nghĩa pháp lý. Thơng qua các kỳ họp, ý chí của nhân dân địa phương
trở thành quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Hội đồng nhân dân họp thường lệ một năm hai kỳ. Trong trường hợp cần
thiết có thê họp bất thường. Các kỳ họp tiến hành công khai, theo trình tự, thủ


15


tục nghiêm ngặt dưới sự điều hành của Thường trực Hội đồng nhân dân (ở cấp
xã do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chủ trì). Ket quả kỳ họp
thế hiện bằng Nghị quyết do Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp ký hoặc
chứng thực.

về cơ cấu tổ chức, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có Thường
trực Hội đồng nhân dân; cấp xã khơng thành lập Thường trực. Chức năng
Thường trực của Hội đồng nhân dân cấp xã do Chủ tịch và Phó chủ tịch giúp

việc thực hiện.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thành lập 03 ban: Ban Pháp chế, Ban
Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa xã hội. Ở nơi có nhiều đồng bào dân tộc ít
người sinh sống có thể thành lập Ban dân tộc. cấp huyện được lập hai ban: Ban
Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế.

Các thành viên Thường trực và các ban của Hội đồng nhân dân không thể
đồng thời là Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp. Trưởng ban cấp tỉnh có
thể hoạt động chun trách, cịn Trưởng ban cấp Huyện không hoạt động chuyên
trách.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội
đồng nhân dân được quy định trong Luật Tố chức Hội đồng nhân dân và ủy ban

nhân dân năm 2003.
- Uỷ ban nhân dân:


ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân
cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan
hành chính nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp

và pháp luật ở địa phương; tố chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân
và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, ủy ban nhân
dân có nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội tại địa phương. Thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra
việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và
nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp tại cơ quan nhà nước, tổ chức xã
hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang; bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự, an toàn
xã hội; thực hiện xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phịng tồn
dân; quản lý hộ khẩu, hộ tịch, quản lý công tác tổ chức biên chế, lao động tiền
lương; tố chức thu chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật.

16


Thành phần của úy ban nhân dân có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy
viên, trong đó Chủ tịch nhất thiết phải là đại biếu Hội đồng nhân dân cùng cấp
do Hội đồng nhân dân bầu. Các chức danh khác trong ủy ban nhân dân không
nhất thiết phải bầu từ đại biếu Hội đồng nhân dân.
Chủ tịch ủy ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của
ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn do Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân quy định cùng với
tập thể ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của ủy ban nhân dân
trước Hội đồng nhân dân cấp mình và trước cơ quan nhà nước cấp trên.


ủy ban nhân dân thảo luận tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề
lớn của địa phương, được quy định tại Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy
ban nhân dân. ủy ban nhân dân được ban hành quyết định và chỉ thị để thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ủy ban nhân dân có các cơ quan chun
mơn để giúp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và đảm bảo sự
thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực cơng tác từ Trung ương tới cơ sở.
đ) Tịa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
- Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối
cao và các Tòa án khác do luật định.
Tịa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tố chức, cá nhân.
+ Hoạt động xét xử của các Tịa án có đặc diêm là:
Nhân danh nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ vào
pháp luật của Nhà nước đưa ra phán xét, quyết định cuối cùng nhằm kết thúc vụ
án; là thể hiện trực tiếp thái độ, quan điểm của Nhà nước đối với một vụ án cụ
thể. Thái độ, quan điểm đó chính là sự thể hiện trực tiếp bản chất của Nhà nước.
Nhà nước chịu trách nhiệm về nội dung và hậu quả của các quyết định giải quyết
các vụ việc do các Tòa án đưa ra.

Xét xử nhằm ổn định trật tự pháp luật, giữ vững kỷ cương xã hội, tự do an
tồn của con người, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.
Xét xử mang nội dung giáo dục pháp luật với bản thân đương sự cũng như
với xã hội, tạo ý thức pháp luật cho mỗi cá nhân, từ đó có được những hành vi
phù họp với yêu cầu của pháp luật trong mối quan hệ xã hội, tạo tinh thần tích
cực đấu tranh của cơng dân chống các hành vi vi phạm pháp luật.


17


+ Cơ cấu tố chức của hệ thống Tòa án gồm: Tòa án nhân nhân tối cao;
Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp huyện; Tòa án quân sự Trung
uơng; Tòa án quân sụ quân khu; Tòa án quân sụ khu vục và các Tòa án khác,
đuợc thành lập theo quy định của Pháp luật.
+ Các nguyên tắc xét xử của Tòa án nhân dân
Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo pháp
luật: Nguyên tắc này là nền tảng của hoạt động xét xử của Tòa án và giá trị xã
hội chung trong xã hội có dân chủ và tụ do. Thục hiện nguyên tắc này là sụ đảm
bảo độ chính xác cao của hoạt động xét xử của Tịa án. Để thực hiện nguyên tắc
đòi hỏi thành viên của Hội đồng xét xử phải có trách nhiệm, có tính cơng tâm,
dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình và trình độ chun mơn nghiệp vụ

vững.
Tịa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp đặc biệt do luật định.
Trong trường họp xử lý kín, kết quả phiên tịa cũng được cơng bố cơng khai.
Tịa án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo và quyền bảo vệ quyền và
lợiích họp pháp của đương sự.
Cơng dân thuộc các dân tộc ít người được quyền dùng tiếng nói và chữ
viết dân tộc mình trước phiên tịa.

Các bản án, quyết định của Tịa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải
được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh. Trong trường hợp cần thiết đế đảm
bảo thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Nhà nước thực hiện sự cưỡng
chế tương ứng.
- Viện kiểm sát nhân dân Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công
tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân

dân tối cao và các Viện kiếm sát khác do luật định.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp
luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

+ Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình bằng
cơng tác sau đây:
Thực hành quyền công tố và kiếm sát việc tuân theo pháp luật trong việc
điều tra các vụ án hình sự của cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

Điều tra một số loại tội phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán
bộ thuộc các cơ quan tư pháp;

18


Thực hành quyền công tố và kiếm sát việc tuân theo pháp luật trong việc

xét xử các vụ án hình sự;
Kiếm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự,
hơn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy
định của pháp luật;
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định
của tòa án nhân dân;
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý,
giáo dục người chấp hành án phạt tù.


------

Quan hệ trực thuộc

------

Quan hệ phối hợp
Hình 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước

19


+ về tô chức, hệ thống Viện Kiếm sát nhân dân gồm có: Viện Kiếm sát
nhân dân tối cao; Các Viện Kiêm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương; Các Viện Kiếm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Các Viện Kiếm sát quân sự.
+ Cơ cấu tổ chức của mỗi Viện Kiểm sát được quy định trong Luật Tổ
chức Viện kiếm sát nhân dân được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 11 thơng qua
ngày 02 tháng 4 năm 2002.

1.2. Những vấn đề cơ bản về pháp luật

1.2.1. Nguồn gốc của pháp luật
Theo học thuyết của Mác- Lênin về nhà nước và pháp luật, pháp luật cũng
giống như nhà nước, cùng xuất hiện, cùng tồn tại, phát triến và cùng tiêu vong

trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định. Nguồn gốc của pháp luật thế
hiện ở những nội dung sau:
Trong xã hội cơng xã ngun thuỷ khơng có pháp luật, nhưng đã tồn tại
những quy tắc xử sự chung thống nhất. Những quy tắc đó là các quy phạm xã

hội, thế hiện ý chí chung của tất cả các thành viên trong xã hội, gồm các quy
phạm tập quán và các tín điều tôn giáo... Những quy phạm xã hội này đã phán
ánh đúng trình độ phát triên kinh tế- xã hội của chế độ công xã nguyên thuỷ, đế
điều chỉnh các quan hệ xã hội lúc đó.

Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng chính là những
nguyên nhân ra đời của pháp luật. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội đã phân
chia thành giai cấp đối kháng nhau thì những tập qn đó khơng cịn phù hợp
nữa, vì tập qn thế hiện ý chí chung của mọi người trong thị tộc. Trong điều
kiện lịch sử mới, khi những xung đột giai cấp diễn ra gay gắt và khơng thể điều

hồ được, thì cần thiết phải có một loại quy phạm mới thế hiện ý chí của giai cấp
thống trị, đó là quy phạm pháp luật. Nhà nước thừa nhận hay đặt ra các quy
phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, trong lịch sử
khoa học pháp lý, cũng có những quan điếm khác nhau về nguồn gốc của pháp
luật như thuyết thần học, thuyết pháp luật tự nhiên, thuyết pháp luật linh cảm...
1.2.2. Bản chất của pháp luật

1.2.2.1. Tính giai cấp của pháp luật

Pháp luật là sự phản ánh ý chí của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay
quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thể hiện ý chí của mình một cách tập
trung, thống nhất và thể chế hoá thành pháp luật. Trong xã hội có giai cấp tồn tại

nhiều loại quy phạm khác nhau, thê hiện ý chí và nguyện vọng của các giai cấp,
các lực lượng xã hội khác nhau, nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật thống nhất
20


chung cho tồn xã hội.


Tính giai cấp của pháp luật cịn thế hiện ở mục đích điều chỉnh các quan
hệ xã hội. Mục đích của pháp luật truớc hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các
giai cấp, tầng lóp trong xã hội, là công cụ đế thực hiện sự thống trị giai cấp.
Bản chất giai cấp là thuộc tính chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào,
nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có đặc điểm riêng và cách biểu hiện không giống
nhau khi thể hiện bản chất của giai cấp thống trị. Pháp luật chủ nô công khai quy
định quyền lực vô hạn của chủ nô. Pháp luật phong kiến công khai quy định đặc
quyền, đặc lợi của địa chủ phong kiến. Pháp luật tư sản quy định về mặt pháp lý
những quyền tự do, dân chủ. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai
cấp cơng nhân và nhân dân lao động, là công cụ đê xây dựng một xã hội mới.
1.2.2.2. Tính xã hội của pháp luật

Vì pháp luật do nhà nước ban hành, mà nhà nước là tố chức duy nhất đại
diện chính thức cho xã hội trong những giai đoạn phát triến nhất định, nên nó
cịn mang tính xã hội. Điều đó thế hiện ở chồ, ý chí của các giai cấp, tầng lớp

khác trong xã hội được thế hiện ở mức độ nhất định trong pháp luật tùy thuộc
vào điều kiện kinh tế, xã hội, đường lối và các trào lưu chính trị trong mồi quốc
gia, ở mỗi thời kỳ nhất định.
Như vậy, pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp, vừa mang
tính xã hội. Tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật có mối liên hệ mật thiết
với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, nhưng ln thế hiện ý chí của giai cấp thống
trị, là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp và là công cụ sắc bén đế thực hiện
quyền lực nhà nước, duy trì địa vị của giai cấp thống trị và bảo vệ lợi ích của
giai cấp thống trị. Nhà nước ban hành ra pháp luật và bảo đảm cho pháp luật
được thực hiện bằng lực lượng vật chất do nhà nước thiết lập ra.

1.2.3. Các thuộc tỉnh của pháp luật


1.2.3.1. Tính quy phạm phơ biến

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xừ sự, đó là những khn mẫu, mực
thước được xác định cụ thể. Tính quy phạm của pháp luật nói lên giới hạn cần
thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có thể xử sự trong phạm vi quy định.
Vượt quá giới hạn đó là vi phạm pháp luật. Như vậy địi hỏi phải có những quy
phạm cụ thể để căn cứ vào đó xem xét hành vi nào là trái luật, là vi phạm pháp
luật; hành vi nào là đúng luật, là họp pháp.

1.2.3.2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Khác với những quy phạm xã hội như tập quán, đạo đức, tôn giáo...
không phải bao giờ cũng được xác định thành văn, nội dung của các quy tắc,

21


khuôn mẫu trong pháp luật (quy phạm pháp luật) được quy định rõ ràng, chính
xác và chặt chẽ trong các điều khoán của pháp luật. Mọi chủ thê đều tuân theo
một khn mẫu chung, thống nhất.

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức cịn thế hiện trong các hình thức
văn bản quy phạm pháp luật.
Hình thức văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay được thực
hiện theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/6/2008 và Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân
ngày 03/12/2004.
1.2.3.3. Tính bắt buộc chung

Pháp luật được áp dụng bắt buộc đối với mọi người, mọi chủ thế, không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi cá nhân, tô chức. Tất cả mọi người,

mọi chủ thế không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội... đều phải tuân thủ pháp
luật như nhau. Thông thường, nhà nước bảo đảm thực hiện pháp luật bằng hai
cách.
- Nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ bằng các biện pháp giáo dục, hướng
dần, khuyến khích, tơ chức, cung cấp cơ sở vật chất hoặc các hình thức khác đế
các chủ thế tự mình thực hiện pháp luật.
- Nhà nước bảo đảm những biện pháp chế tài đã được quy định trong các
quy phạm pháp luật bằng cách thực hiện sự cưỡng chế, nếu không được các chủ
thế tự nguyện thực hiện.

1.3.

Vi phạm pháp luật

1.3.1. Khái niệm và dẩu hiệu vi phạm pháp luật

1.3.1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật

Hành vi của con người và các chủ thế khác, trong khuôn khố pháp luật
quy định thường được phân thành hai loại: hành vi hợp pháp và hành vi không
hợp pháp. Hành vi hợp pháp là hành vi phù hợp với pháp luật, đúng với các quy
định của pháp luật, không trái pháp luật. Hành vi bất hợp pháp là hành vi không

phù hợp với pháp luật, không đúng với các quy định của pháp luật, trái pháp
luật.
Như vậy, hành vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành
động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lỷ thực

hiện, xăm hại đên các quan hệ xã hội được phảp luật bảo vệ.
Trong quan hệ pháp luật, vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lý và là cơ sở

đê truy cứu trách nhiệm pháp lý.

22


1.3.1.2. Dâu hiệu của vi phạm pháp luật

Hành vi vi phạm pháp luật phải có đủ những dấu hiệu cơ bản sau:
- Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của cá nhân, pháp nhân và
các chủ thế khác. Hành vi (hành vi có thể ở dạng hành động hoặc không hành
động) đuợc hiểu là những biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể, là sự tỏ bày ý
muốn, là những suy nghĩ, tu tưởng đã được vật chất hóa, đã biểu hiện thành các
hành vi cụ thể.
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái với nhừng quy định của pháp luật, xâm
hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi trái pháp luật là

những hành vi được thực hiện không đúng với những quy định của pháp luật.
Như vậy, chỉ khi có quy định của pháp luật mà khơng được các chủ thể có năng
lực hành vi nhất định thực hiện đúng, thì mới có vi phạm pháp luật xảy ra.
- Tính có lỗi của vi phạm pháp luật. Lỗi là sự thế hiện thái độ tâm lý của
chủ thế đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả do hành vi
trái pháp luật đó gây ra.
- Chủ thê thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm
pháp lý. Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý là khả năng nhận thức và điều khiên
được hành vi của mình và chịu trách nhiệm về hành vi đó. Như vậy, những hành
vi do người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức và điều khiến hành vi của mình hay do người chưa đến tuổi chịu trách

nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật, thì mặc dù hành vi đó trái pháp luật,
cũng khơng thế coi là vi phạm pháp luật.

1.3.2. Các loại vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng và phức tạp, theo quan điểm
của khoa học pháp lý hiện nay, vi phạm pháp luật được phân chia thành bốn loại

cơ bản như sau:

1.3.2.1. Vi phạm hình sự (tội phạm)
Vi phạm hình sự (tội phạm) là hành vi nguy hiếm cho xã hội được quy
định trong Bộ Luật hình sự do người (chỉ là những cá nhân, không phải là tố
chức, pháp nhân hay các chủ thê khác) có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật
hình sự bảo vệ.

1.3.2.2. Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật hành chính do cá nhân, tổ

23


chức, pháp nhân và các chủ thế khác thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm
phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo
quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.

1.3.2.3. Vi phạm dân sự
Vi phạm dân sự là những hành vi trái pháp luật dân sự do cá nhân, tổ
chức, pháp nhân và các chủ thể khác thực hiện có lồi, xâm hại đến những quan
hệ tài sản và những quan hệ nhân thân phi tài sản.

1.3.2.4. Vi phạm kỷ luật
Vi phạm kỷ luật là hành vi của thành viên trong các cơ quan nhà nước, tố


chức chính trị- xã hội, tố chức kinh tế, tố chức xã hội, tố chức xã hội- nghề
nghiệp, tổ chức tôn giáo, quỹ xã hội, quỳ từ thiện và các tố chức khác, có lỗi,
trái với những quy định nội bộ (như điều lệ, quy chế, quy tắc, nội quy, quy
định...) của cơ quan, tổ chức đó.

1.4.

Trách nhiệm pháp lý

1.4.1. Khái niệm

Trong đời sống hàng ngày, thuật ngữ “trách nhiệm ” được sử dụng theo
nhiều nghĩa khác nhau trong nhiều lĩnh vục khác nhau. Trong lĩnh vực pháp lý,
thuật ngữ “trách nhiệm” được sử dụng theo hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là nghĩa vụ
và nghĩa thứ hai là hậu quả pháp lý bất lợi.
Theo nghĩa thứ nhất, trách nhiệm pháp lý được hiểu đó là những yêu cầu
(quy định) của pháp luật đối với các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp
luật nhất định.
Theo nghĩa thứ hai, trách nhiệm pháp lý được hiếu là sự phản ứng (trừng
phạt) của nhà nước đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, vì đã khơng lựa chọn
cách xử sự phù hợp với các yêu cầu của pháp luật mặc dù có khả năng và điều
kiện để lựa chọn, nên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, phải gánh chịu
những hậu quả pháp lý bất lợi, chịu sự trừng phạt của nhà nước.

Trách nhiệm pháp lý chỉ do các cơ quan nhà nước có thấm quyền áp dụng
đối với các chủ thể vi phạm pháp luật trong khuôn khổ pháp luật quy định. Truy
cứu trách nhiệm pháp lý tức là các cơ quan nhà nước có thấm quyền áp dụng các
biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong pháp luật.
Như vậy, trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa

nhà nước với các chủ thế vi phạm pháp luật, trong đó, chủ thế vi phạm pháp luật
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng che nhà nước
được quy định trong chế tài của các quy phạm pháp luật.

24


×