Tải bản đầy đủ (.pptx) (7 trang)

PPT Tuyên bố về quyền trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.33 KB, 7 trang )

Qua đoạn văn Tuyên bố thế giới về sự sống còn ,
quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, viết bài văn
(khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em quyền trẻ
em.
Bài làm
Ngày nay, đất nước tiến bộ xã hội phát triển cuộc sống
người dân được ấm no. Nhưng đâu đó vẫn cịn những mảnh
đời bất hạnh: những đứa trẻ mồ côi phải sống trong cảnh cơ
nhỡ thiếu thốn Đó cũng là một trong những vấn đề nhức nhối
trong xã hội mà chúng ta cần phải giải quyết. “Tuyên bố thế
giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ
em” trích từ lời Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ
em họp tại trụ sở Liên hợp quốc (Niu-oóc), ngày 30/9/1990
với nội dung bày tỏ thái độ quan tâm toàn diện, sâu sắc của
cộng đồng quốc tế trước vấn đề bảo vệ quyền lợi và chăm
sóc sự phát triển của trẻ em.


Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu trẻ em là ở độ tuổi
nào? Công ước Quốc tế xác định trẻ em là người dưới 18
tuổi, trừ khi luật pháp ở các nước cụ thể quy định tuổi thành
niên.
Còn Quyền trẻ em là gì? Quyền trẻ em là những quyền
con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em, ở mỗi độ
tuổi khác nhau thì trẻ em được hưởng quyền và gánh vác
những nghĩa vụ khác nhau. Việc xem xét quy định và thực
hiện quyền trẻ em phải xuất phát từ quan điểm của trẻ em,
vì vậy quyền trẻ em là những đặc lợi mà trẻ em được hưởng
theo quy định của pháp luật. Các quyền cơ bản của trẻ em
được quy định cả trong pháp luật quốc tế nói chung và pháp
luật Việt Nam nói riêng. Các quyền cơ bản của trẻ em được


quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
1989 gồm bốn nhóm quyền: quyền được sống còn, quyền
được phát triển, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia.


Nhưng trong thực tế, theo thế giới Tuyên bố về sự
sống cịn của trẻ em..., hằng ngày có hàng triệu trẻ em phải
chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế,
tình trạng vơ gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống
cấp... Hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới khơng
có những điều kiện thiết yếu để tồn tại như thiếu thực
phẩm, nước uống, thiếu thuốc chữa bệnh... Ở nhiều nước
đang phát triển, đặc biệt những nước kém phát triển nhất ở
châu Phi, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ
nước ngoài, của tình hình kinh tế khơng giữ được mức độ
tăng trưởng đều đặn hoặc khơng có khả năng tăng trưởng.
Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh
dưỡng, bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV,
AIDS) hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh và do tác động
của vấn đề ma tuý. Tỉ lệ tử vong của trẻ em nói chung, trẻ sơ
sinh nói riêng ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay, theo Tuyên


bố thế giới... cao đến mức không thể chấp nhận được. Việt
Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước
của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em. Đảng và Nhà nước ta đã
cố gắng rất nhiều trong việc xố đói, giảm nghèo, đảm bảo
quyền được sống cho trẻ em. Tuy nhiên, ở một số vùng nơng
thơn và miền núi khó khăn vẫn cịn rất nhiều trẻ em thiếu ăn,
suy dinh dưỡng, khơng được chăm sóc về mặt y tế.

Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân
biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. Nhưng trong thực
tế, cũng theo Tuyên bố thế giới về quyền được bảo vệ của trẻ
em, hằng ngày có vơ số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó
mặc cho những hiểm hoạ khôn lường. Chiến tranh vẫn nổ ra
liên miên trên khắp thế giới. Cuộc chiến ở Cô-sô-vô, Nam Tư;
cuộc chiến tranh của Mĩ và Anh ở Irắc; cuộc chiến ở Ap-ga-nistan; các cuộc xung đột ở Trung Đông; chủ nghĩa khủng bố
hoành hành khắp nơi... đã biến trẻ em thành nạn nhân của


chiến tranh và bạo lực, thậm chí, ở một số nước châu Phi,
người ta tuyển mộ cả trẻ em vào quân đội, tay lăm lăm súng
ống giáp mặt với giết chóc... Bên cạnh đó, hàng triệu trẻ em
là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ Apácthai,
nạn khủng bố, bắt giữ con tin... mà gần đây nhất là vụ khủng
bố đẫm máu ở một trường học nước Nga (Beslan) làm hàng
trăm trẻ em bị giết, hàng trăm trẻ em sống sót trong nỗi kinh
hồng khơn tả... Cũng do chiến tranh và tình hình chính trị
phức tạp, nhiều trẻ em trở thành người tị nạn, phải từ bỏ gia
đình sống tha hương để trốn tránh nỗi hiểm nguy. Có nhiều
trẻ em tàn tật đã trở thành nạn nhân của sự lãng quên,
ruồng bỏ, hoặc bị đối xử tàn nhẫn, bị bóc lột. Ở Việt Nam,
đây đó, chúng ta vẫn có thể chứng kiến cảnh trẻ em bị đánh
đập, xâm hại, bị lôi kéo vào con đường nghiện hút, bị bắt
buộc làm việc nặng quá sức, bơ vơ không ai chăm sóc do cha


sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được
vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể
thao... Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ

em khơng được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ
sở.
Dựa trên tình hình thực tế, trong phần Nhiệm vụ,
bản Tuyên bố đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng
quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống cịn, quyền được
bảo vệ và phát triển của trẻ em. Những nội dung này thể
hiện tính tồn diện trong việc định hướng hành động. Mỗi
một mục tương ứng với một phương diện cần quan tâm:
từ việc chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ
tử vong, quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt, bình đẳng trai – gái, xoá mù chữ, quan tâm đến
sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, kế hoạch sinh nở đến việc


triển kinh tế…
Tóm lại, qua văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống
còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em chúng ta
thấy được tầm quan trọng, tính cấp bách, tồn cầu của
nhiệm vụ vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển
của trẻ em. Chừng nào trên trái đất cịn trẻ em đói rét, còn
trẻ em bị ngược đãi, bắn giết, chừng nào trẻ em còn chưa
được tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển đúng cách thì
Cơng ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em vẫn là tiếng
chuông báo hiệu, nhắc nhở mọi người, nhắc nhở mọi quốc
gia hãy hành động vì tương lai tốt đẹp của trẻ em.



×