Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả ở Công ty kim khí Hồng Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 82 trang )

PHẦN I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH – PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Tên công ty : công ty cổ phần kim khí Hà Nội
Tên giao dịch đối ngoại : HANOI METAL JOINT - STOCK
COMPANY
Tên viết tắt : HMC
Địa chỉ : số 20 Tôn Thất Tùng – Quận Đống Đa - Hà Nôi
Điện thoại : 04.8521068_8522636
Fax : 04.8523815
Email :
Mã số tài khoản : 710A00251
Mã số thuế : 0100100368
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần kim khí Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, hạch
toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khỏan và con dấu riêng, là
công ty trực thuộc tổng công ty thép Việt Nam.
Ban đầu công ty chỉ là một đơn vị thu mua thép phế liệu phục vụ cho
ngành thép, cùng với sự tăng trưởng của công nghiệp trong nước thì công ty
ngày càng phát triển mở rộng quy mô thị trường kinh doanh của mình. Quá trình
hình thành của công ty trải qua các giai đoạn sau:
-Công ty được thành lập năm 1972 với cái tên “công ty thu hồi phế liệu
kim khí” là đơn vị trực thuộc tổng công ty kim khí Việt Nam – Bộ vật tư.Công
ty có chức năng thu mua thép phế liệu trong nước tạo nguồn cung cấp nguyên
liệu cho việc nấu luyện thép ở nhà máy gang thép Thái Nguyên.
1
- Nhằm vâng cao hiệu quả hoạt động của công ty và đáp ứng mọi nhu cầu về
nguồn cung cấp thép phế liệu cho sản xuất, bộ vật tư ra quyết định số 628/
QĐ_VT tháng 10 năm 1985 hợp nhất hai đơn vị: “ công ty thu hồi kim khí” và
“trung tâm giao dịch dịch vụ vật tư ứ đọng luân chuyển” thành công ty vật tư


thứ liệu Hà Nội. Công ty là đơn vị trực thuộc tổng công ty kim khí Việt Nam,
hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân đầy đủ.
- Ngày 28/05/1993, bộ Thương Mại ra quyết định số 600/TM-TCCB
thành lập công ty vật tư thứ liệu Hà Nội trực thuộc tổng công ty thép Việt Nam (
trước kia là tổng công ty kim khí Việt Nam).
- Ngày 15/04/1997, bộ Công Nghiệp ra quyết định số 511/QĐ-CCB sáp nhập
xí nghiệp dịch vụ vật tư ( là đơn vị trực thuộc tổng công ty thép Việt Nam) vào
công ty vật tư thứ liệu Hà Nội.
- Ngày 05/06/1997 theo quyết định số 1022/QĐ-HĐQT của hội đồng quản trị
tổng công ty thép Việt Nam đổi tên công ty vật tư thứ liệu Hà Nội thành công ty
kinh doanh thép và vật tư Hà Nội.
- Ngày 12/11/2003, bôn Công Nghiệp ra quyết định số 182/2003/QĐ-CN về
việc sáp nhập công ty thép và vật tư Hà Nội vào công ty kim khí Hà Nội, theo
đó đến ngày 01/01/2004 công ty mới lấy tên là công ty kim khí Hà Nội. Hiện
nay trụ sở chính tại 20 Tôn Thất Tùng quận Đống Đa Hà Nội.
Trải qua chặng đường 30 năm họat động, công ty kim khí Hà Nội đã phát triển
không ngừng và ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách hàng. Từ
những ngày mới thành lập, mọi hoạt động của công ty đã gặp rất nhiều khó khăn
về vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật. Nhưng do có sụ cải tiến không ngừng về
phương thức kinh doanh và tổ chức cán bộ nên hiệu quả kinh doanh của công ty
ngày càng cao. Công ty đã và đang tự khẳng định vị trí của mình trong nền kinh
tế thị trường, quy mô của công ty ngày càng mở rộng. Những năm gần đây công
ty hoạt động kinh doanh luôn có lãi và luôn đạt được kế hoạch đề ra. Hiện nay,
công ty có 6 cửa hàng, 9 xí nghiệp, và 6 kho tập trung ở Hà Nội chuyên kinh
2
doanh thép và vật tư. Ngoài ra, công ty còn có một chi nhánh ở Thành Phố Hồ
Chí Minh cũng chuyên kinh doanh thép và vật tư để phục vụ khách hàng ở khu
vực phía Nam. Cơ sở vật chất của công ty ngày càng được nâng cao phù hợp với
điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Mặt hàng kinh doanh của
công ty ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Mặc dù trong quá trình phát triển

nền kinh tế đất nước hiện nay, công ty cũng như nhiều doanh nghiệp khác luôn
gặp phải khó khăn nhất định nhưng công ty vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
của mình và đóng góp đáng kể vào trong nền kinh tế.
1.2. Nguồn vốn kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần kim khí Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc
lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, được bộ công nghiệp cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 1719 ngày 22/06/1996 với tổng số vốn kinh doanh là
26,746 tỉ đồng trong đó vốn ngân sách cấp là 23,616 tỉ và vốn tự bổ sung của
công ty là 3,13 tỉ đồng, vốn tự bổ sung của công ty chủ yếu là vốn vay ngân
hàng và các tổ chức tài chính khác. Đến ngày 01/05/1997 nguồn vốn của công ty
là 50,766 tỉ đồng. Hiện nay nguồn vốn của công ty là 139.668.376.385 đồng,
trong đó:
Vốn lưu động là 128.735.620.044 đồng chiếm 92,17%
Vốn cố định là 10.929.756.340 đồng chiếm 7,83%
Như vậy, cơ cấu nguồn vốn của công ty ngày càng tăng lên, điều này chứng tỏ
hoạt động của công ty ngày càng quy mô hơn. Cơ cấu vốn hiện nay của doanh
nghiệp là hoàn toàn hợp lý đối với loại hình thương mại.
2. Đặc điểm họat động sản xuất kinh doanh
2.1. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh
Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội là doanh nghiệp kinh doanh có
quy mô lớn chuyên bán buôn, bán lẻ các mặt hàng thép, vật liệu xây dựng và
kinh doanh các mặt hàng phù tùng thông qua hệ thống cửa hàng của công ty.
Hiện nay công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng sau:
3
• Các mặt hàng thép ( thép hình, thép tấm lá…), ống thép VNAPIPE
trong và ngoài nước
• Vòng bi, phôi thép.
• Thiết bị, phụ tùng.
• Hàng kim khí nội, ngoại nhập.
• Các mặt hàng xi măng.

• Hàng gang…
Nguồn hàng khai thác của công ty tương đối đa dạng và chủ yếu là các nguồn
hàng sản xuất trong nước như mặt hàng kim khí, ống VINAPIPE, xi măng, phụ
tùng, gang, vòng bi… Tuy nhiên, ngoài những mặt hàng trong nước ra thì công
ty còn nhập khẩu từ các nước như Nga, Hàn Quốc. Các mặt hàng chủ yếu nhập
khẩu chủ yếu là thép, vòng ống FKF, phôi thep, vòng bi, phụ tùng, hàng gang…
Thị trường kinh doanh của công ty tương đối rộng và đa dạng. Các mặt hàng của
công ty được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước. Bên cạnh đó, công ty còn hợp tác
kinh doanh với nhiều doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, hiện nay các chi
nhánh của công ty vẫn tập trung chủ yếu là ở Hà Nội do đó vẫn chưa đáp ứng
đầy đủ nhu cầu của khách hàng đặc biệt là khách hàng ở các vùng sâu xa. Chính
vì vậy mà hiện nay công ty đang có dự định mở các chi nhánh ở các tỉnh và
thành phố khác để mở rộng thị trường tiêu thụ của mình.
2.2. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh
Công ty cổ phần kim khí Hà Nội là một đơn vị kinh doanh kim khí trực
thuộc tổng công ty thép Việt Nam, trước đây có thể coi công ty là một trong
những đơn vị hàng đầu trong kinh doanh các mặt hàng về kim khí đáp ứng nhu
cầu thị trường Hà Nội và một số vùng lân cận.
Hoạt động kinh tế cơ bản của công ty là lưu chuyển hàng hóa. Đó là sự tổng hợp
của quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa. Công ty tổ chức thu mua
hàng hóa của các tổ chức khách hàng có nhu cầu. Quá trình lưu chuyển hàng hóa
được thực hiện theo hai phương thức bán buôn và bán lẻ. Ngoài nhiệm vụ chủ
4
yếu là kinh doanh mua và bán hàng hóa thì công ty còn sản gia công chế biến để
tạo thêm nguồn hàng và tiến hành các hoạt động kinh doanh.
2.3 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban và tổ chức bộ máy của công ty
2.3.1 Chức năng
Công ty cổ phần kim khí Hà Nội là một doanh nghiệp nhà Nước trực
thuộc tổng công ty thép Việt Nam, chức năng chủ yếu của công ty là:
 Kinh doanh các sản phẩm thép, vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu phục

vụ cho hoạt động sản xuất của ngành thép trong cả nước.
 Kinh doanh các mặt hàng thiết bị phụ tùng.
 Nhập khẩu các mặt hàng thép, vòng bi, phôi thép…để phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của công ty.
 Nhận sản xuất gia công các mặt hàng thép
2.3.2. Nhiệm vụ
Theo sự phân cấp của tổng công ty thép Việt Nam công ty có những
nhiệm vụ sau:
Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập dưới sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản
là tổng công ty thép Việt Nam. Do vậy hàng năm công ty phải tổ chức triển khai
các biện pháp sản xuất kinh doanh, phấn đấu hoàn thành hiệu quả các kế hoạch
sản xuất kinh doanh do công ty xây dựng và được tổng công ty thép phê duyệt.
Công ty được tổng công ty thép Việt Nam cấp vốn để hoạt động. Ngoài ra
công ty có quyền huy động thêm vốn đầu tư từ bên ngoài như vay các ngân
hàng, các tổ chức tài chính, các quỹ hỗ trợ…để đảm bảo nhu cầu hoạt động kinh
doanh của công ty. Việc sử dụng vốn của công ty phải được đảm bảo trên
nguyên tắc đúng với chính sách chế độ của nhà nước.
Công ty phải chấp hành và thực hiện đầy đủ nghiêm túc chính sách chế độ
của ngành, Công ty phải luôn xem xét khả năng kinh doanh của mình, nắm bắt
tiêu dùng của thị trường để từ đó đưa ra kế hoạch nhằm cải tiến tổ chức sản xuất
5
kinh doanh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng và đạt được lợi nhuận tối
đa.
Chức năng, nhiệm vụ của công ty tương đối ổn định hầu như là chỉ kinh
doanh các mặt hàng thép, vật tư. Tuy nhiên, hàng năm công ty đều phải có
phương án thực hiện kế hoạch chiến lược để cho hoạt động kinh doanh của công
ty có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, công ty luôn phải cải tiến hoạt động kinh
doanh cũng như công tác quản lý để cho công ty ngày càng phát triển hơn.
2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty cổ phần kim khí Hà Nội tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình

trực tuyến chức năng. Cơ cầu bộ máy của công ty được sắp xếp theo chức năng
nhiệm vụ của các phòng ban, đảm bảo được sự thống nhất, tự chủ và sự phối
hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
 Ban giám đốc bao gồm:
- Giám đốc công ty: là do chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty thép bổ nhiệm
hoặc miễn nhiệm. Là người đại diện cho pháp nhân công ty, điều hành mọi hoạt
động của công ty theo đúng chính sách và pháp luật của nhà nước. Chiụ trách
nhiệm trước nhà Nước và tổng công ty về mọi hoạt động của công ty đến kết
quả cuối cùng.
-phó giám đốc công ty: do tổng giám đốc tổng công ty thép bổ nhiệm và miễn
nhiệm. Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền điều hành một số lĩnh vực hoạt
động của công ty và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình trước pháp
luật và trước giám đốc công ty.
-Kế toán trưởng: do tổng giám đốc tổng công ty thép bổ nhiệm hoặc miễn
nhiệm. Kế toán trưởng giúp giám đốc công ty công việc quản lý tài chính và là
người điều hành chỉ đạo, tổ chức công tác hạch toán thống kê của công ty.
 Các phòng ban chức năng của công ty
6
-Phòng tổ chức hành chính: gồm trưởng phòng lãnh đạo chung và các phó phòng
giúp việc. Phòng tổ chức hành chính được biên chế 14 cán bộ công nhân viên,
có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty về công tác tổ chức cán
bộ- lao động tiền lương. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ bảo vệ công tác thanh
tra, bảo vê, thi đua, và công tác quản trị hành chính của các văn phòng công ty.
- Phòng tài chính- kế toán: gồm một trưởng phòng và phó phòng giúp việc. Kế
toán trưởng kiêm trưởng phòng. Phòng tài chính- kế toán được biên chế 11cán
bộ công nhân viên, thực hiện chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc công
ty trong công tác quản lý tài chính- kế toán của công ty; hướng dẫn và kiểm soát
việc thực hiện hạch toán kế toán ở các cửa hàng. Quản lý và theo dõi tình hình
tài sản cũng như việc sử dụng vốn của công ty. Thực hiện đầy đủ công tác ghi

chép sổ sách các nghiệp vụ phát sinh trong toàn công ty. Kiểm tra, xét duyệt báo
cáo của các đơn vị phụ thuộc, tổng hợp số liệu để lập báo cáo cho toàn công ty
- Phòng kinh doanh: do trưởng phòng phụ trách và phó phòng giúp việc. Phòng
gồm 24 cán bộ công nhân viên. Phòng có nhiệm vụ chỉ đạo các nghiệp vụ kinh
doanh của toàn công ty, tìm hiểu và khảo sát thị trường để nắm bắt được nhu cầu
của thị trường. Tham mưu cho giám đốc lập kế hoạch kinh doanh quý và năm
cho toàn công ty, đề xuất các biện pháp điều hành, chỉ đạo kinh doanh từ văn
phòng công ty đến các cơ sở phụ thuộc. Xác định quy mô kinh doanh, định mức
hàng hóa, đồng thời tổ chức khai thác điều chuyển hàng hóa xuống các cửa
hàng, chi nhánh. Phòng còn có nhiệm vụ tổ chức việc tiếp nhận, vận chuyển
hàng nhập khẩu từ các cảng đầu mối Hải Phòng và TP.HCM về kho của công ty
hoặc đem đi tiêu thụ.
- Ban thu hồi công nợ: gồm có 2 cán bộ công nhân viên. Giúp việc cho giám đốc
trong việc theo dõi tình hình thanh toán nợ của khách hàng và có các biện pháp
để thu hồi nợ một cách hiệu quả.
- Các đơn vị phụ thuộc: công ty có 6 cửa hàng, 9 xí nghiệp và 1 chi nhánh
TP.HCM. Các đơn vị trực thuộc công ty đều có con dấu riêng theo quy định nhà
7
nước và hạch toán báo sổ về công ty. Công ty giao vốn bằng hàng cho các đơn
vị, còn các đơn vị được quyết định giá mua, bán trên cơ sở kinh doanh của toàn
công ty. Đồng thời phải có trách nhiệm trong việc quản lý hàng bán, thu tiền nộp
về công ty theo quy định.
Công ty có sơ đồ về tổ chức quản lý bộ máy như sau:
BAN GIÁM
ĐỐC CÔNG
TY
(nguồn: phòng tổ chức hành chính)
 Các đơn vị trực thuộc của công ty bao gốm:
1. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 1: số 9 Tràng Tiền - Hà Nội
2. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 2: 658 Trương Định - Hà Nội

3. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 3: Thị trấn Đông Anh- Hà Nội
4. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 4: 75 Tam Trinh - Hà Nội
8
PHÒNG
TCHC-
THANH
TRA
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
TÀI
CHÍNH KẾ
TOÁN
BAN
THU HỒI
CÔNG
NỢ
CÁC ĐƠN
VỊ TRỰC
THUỘC
5. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 5: 207 Trường Chinh - Hà Nội
6. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 14: 115 đường Láng - Hà Nội
7. Xí nghiệp kinh doanh phụ tùng và thiết bị: 105 Trường Chinh -Hà Nội
8. Xí nghiệp kinh doanh thép xây dựng: Thanh Xuân Nam - Hà Nội
9. Xí nghiệp kinh doanh thép tấm lá: 120 Hoàng Quốc Việt –Hà Nội
10. Xí nghiệp kinh doanh thép hình: Thị trấn Đông Anh- Hà Nội
11. Xí nghiệp kinh doanh kim khí và vật tư chuyên dùng: 198 Nguyễn Trãi –
Hà Nội
12. Chi nhánh công ty kim khí Hà Nội tại TP.HCM :23 Nguyễn Thái Bình –

quận Tân Bình – TP.HCM
13. Kho Đức Giang : thị trấn Đức Giang – Hà Nội
14. Kho Mai Động : Mai Động - Hà Nội
15. Kho Gia Lâm: thị trấn Gia Lâm – Hà Nội
16. Kho Đông Anh: thị trấn Đông Anh – Hà Nội
2.4. Đặc điểm hệ thống sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ
Công ty tập trung vào hai thị trường chính Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí
Minh, ngoài ra công ty còn kinh doanh với các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh
miền Trung. Công ty thực hiện chào hàng tới tất cả các cá nhân, đơn vị tổ chức
có nhu cầu về các mặt hàng kim khí thông qua các đại lý, cửa hàng bán buôn
bán lẻ trong cả nước.
Cơ cầu hệ thống kênh bán hàng của công ty
9
CÔNG
TY CỔ
PHẦN
KIM KHÍ
HÀ NỘI
NGƯỜI
TIÊU
DÙNG
CUỐI
CÙNG
CÁC XÍ
NGHIỆP
CHI NHÁNH
TẠI TP.HCM
CỬA HÀNG
BÁN LẺ


(Nguồn: phòng kinh doanh)
-Kênh 1: công ty sẽ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Người
tiêu dùng cuối cùng ở đây là các đơn vị sản xuất mua để làm nguyên liệu, các cá
nhân mua để tiêu dùng sinh hoạt… Kênh này áp dụng cho những khách hàng
quen thuộc có nhu cầu mua với khối lượng lớn. Với kênh bán hàng này quá trình
lưu chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng, đơn giản thuận tiện.
-Kênh 2: công ty thông qua các xí nghiệp. Các xí nghiệp này lại thông qua các
cửa hàng bán lẻ của mình cung cấp cho người tiêu dùng. Thông qua các phản
ánh của các cửa hàng bán lẻ thì các cửa hàng kinh doanh sẽ hiểu rõ hơn về nhu
cầu của khách hàng và đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Với kênh này quá trình
sản xuất và lưu thông được chuyên môn hóa cao, tạo điều kiện phát triển sản
xuất, mở rộng thị trường, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và vốn đầu tư.
-Kênh 3: theo nhu cầu của chi nhánh thì công ty sẽ xuất sản phẩm đến chi nhánh
tại đó chi nhánh sẽ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và trực tiếp bán hàng.
Việc tổ chức hệ thống kênh bán hàng như hiện nay giúp công ty quản lý dễ dàng
các đơn vị trực thuộc, chi nhánh và các cửa hàng bán lẻ vì tuy công ty không
trực tiếp quản lý nhưng lại có được thông tin về các cửa hàng bán lẻ thông qua
các xí nghiệp thành viên do các xí nghiệp này quản lý trực tiếp đối với cửa hàng
bán lẻ.
Do đó có thể nói hệ thống bán lẻ của công ty là khá chặt chẽ thuận tiện trong
khâu quản lý.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì hệ thống bán hàng của công ty vẫn còn
những hạn chế khó khăn nhất định.
10
Thị trường của công ty còn quá nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
trên phạm vi rộng. Hiện tại mạng lưới bán hàng của công ty vẫn chỉ tập trung
chủ yếu ở địa bàn Hà Nội, một chi nhánh tại TP.HCM và một phần thuộc địa
bàn Hà Tây. Vì thế lượng sản phẩm được bán ra của công ty bị hạn chế, thị
trường không được mở rộng, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên
thị trường. Do sử dụng một kênh phân phối trực tiếp nên không thể khai thác lợi

thế của những kênh còn lại, mặt khác khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty
vẫn phụ thuộc nhiều vào các xí nghiệp và đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra công ty còn hạn chế trong việc lựa chọn các thành viên của hệ thống
bán hàng vì công ty chỉ đơn giản là thông qua hoạt động bán lẻ từ các xí nghiệp,
cửa hàng đến người tiêu dùng mà chưa quan tâm đến các đối tượng quan trọng
khác là các đại lý kinh doanh cùng mặt hàng kim khí có khả năng cùng hợp tác
làm ăn với công ty.
Như vậy trong thời gian sắp tới công ty cần tổ chức lại cơ cấu hệ thống bán hàng
của mình để đạt được kết qủa kinh doanh tốt hơn.
3.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo tài chính tổng
hợp cung cấp, phản ánhcác thông tin về tình hình và kết quả của việc sử dụng
tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của công ty.Dưới
đây là tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2005-2006.
Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến 2006 (Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch %
Tổng doanh thu 1.050.063.68
6
1.327.720.574 277.656.888 26,44
Các khoản giảm trừ DT 261.515 170.358 (91.157) (34,86)
Doanh thu thuần 1.049.802.37
1
1.327.550.216 277.747.845 26,46
Giá vốn hàng bán 1.000.713.02
4
1.268.392.614 267.679.590 26,75
Lãi gộp 49.089.347 59.157.602 10.068.255 20,51
11
DT hoạt động tài chính 10.995.117 5.266.556 (5.728.561) (52.10)
CP hoạt động tài chính 24.194.846 18.345.185 (5.849.661) (24,18)

Chi phí bán hàng 16.037.826 20.469.545 4.431.719 27,63
Chi phí quản lý DN 14.312.922 17.505.296 3.192.374 22,3
Lợi nhuận từ HĐ SXKD 5.538.870 8.104.132 2.565.262 46,31
Thu nhập khác 6.084.556 1.270.791 (4.813.765) (79,11)
Chi phí khác 1.325.279 4.367.727 3.042.448 229,57
Lợi nhận khác 4.759.277 (3.096.935) (7.856.212) (165,07)
Tổng lợi LN trước thuế 10.298.147 5.007.196 (5.290.951) (51,38)
Thuế thu nhập DN 0 1.037.580 1.037.580
Lợi nhuận sau thuế 10.298.147 3.969.616 (6.328.531) (61,45)

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2005-
2006 ta thấy:
 Tổng doanh thu năm 2005 là 1.050.063.686 đồng và năm 2006 là
1.327.720.574 đồng, tăng 277.656.888 đồng tương ứng tỉ lệ tăng
26,44%.Đây là tỉ lệ tăng tương đối cao chứng tỏ công ty đã có bước
chuyển biến mạnh mẽ nhờ có những cải thiện mới trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Năm 2006, công ty có kế hoạch thực hiện một số biện
pháp nhằm kích thích tiêu thụ như có sự ưu đãi đối với khách hàng mua
với số lượng hàng lớn, đa dạng hóa các kênh phân phối, các hình thức
thanh toán , mở rộng địa bàn hoạt động.
 Doanh thu thuần năm 2006 là 1.327.550.216 đồng, tăng 277.747.845
đồng tương ứng tỉ lệ tăng 26,46% so với năm 2005 là 1.049.802.371.
 Chi phí bán hàng của công ty năm 2006 la 20.469.545 đồng, tăng
4.431.719 đồng tương ứng 21,65% so với năm 2005 là 16.037.826 đồng,
chứng tỏ công ty chưa tiết kiệm được chi phí bán hàng. Điều này có thể
giải thích được là do công ty phải đầu tư vào việc mở rộng phạm vi hoạt
đông kinh doanh như đã nói ở trên.
12
Qua các phân tích trên ta thấy nhìn chung công ty đã đạt được những kết quả

nhất định nhưng bên cạnh đó công ty cần có phương hướng quản lý hoạt
động bán hàng hợp lý hơn nữa nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận trong
những năm tiếp theo.
Phần II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ
KIẾN TẬP
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Do quy mô hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kim khí hà Nội tương
đối rộng và các mặt hàng kinh doanh rất đa dạng nên công ty đã lựa chọn hình
thức tổ chức phân tán. Tại mỗi đơn vị đều có bộ phận kế toán (bao gồm từ 2 –
10 người) chịu trách nhiệm về công tác hạch toán kế toán tại mỗi đơn vị.Phòng
kế toán chịu trách nhiệm về quản ký kế toán tại văn phòng và quản lý bộ phận
kế toán dưới đơn vị.Hoạt động kinh doanh dưới đơn vị được đơn vị theo dõi,
quản lý và hạch toán theo sự chỉ đạo của lãnh đạo đơn vịvà các phòng nhiệm vụ,
văn phòng tổng công ty. Hàng tháng kế toán đơn vị phải lập báo cáo tài chính
của đơn vị (theo mẫu công ty quy định) gửi về phòng kế toán tổng công ty.
Phòng kế toán công ty căn cứ vào báo cáo đơn vị lập để tập hợp và nên báo cáo
tài chính toàn công ty.công ty áp dụng tổ chức công tác kế toán này thì công tác
kế toán hạch toán chủ yếu tập trung ở phòng kế toán của công ty, còn ở các đơn
13
vị cơ sở thì có tổ chức công tác kế toán riêng và định kỳ hàng tháng gửi báo cáo
quyết toán về phòng kế toán tại công ty.
1.1.Kế toán tại các đơn vị phụ thuộc
Các cửa hàng xí nghiệp trực thuộc công ty hạch toán theo hình thức báo sổ.
Ở các đơn vị này có tổ chức bộ máy kế toán riêng, khi phát sinh nghiệp vụ bán
hàng kế toán tại đơn vị có nhiệm vụ nhận kiểm tra hạch toán, lập các sổ kế toán
như ở phòng kế toán công ty. Định kỳ hàng tháng lập báo cáo quyết toán phải
phản ánh trung thực, đầy đủ về tình hình kinh doanh của đơn vị tại thời điểm lập
báo cáo. Các cửa hàng, tổ trưởng kế toán phải chịu trác nhiệm pháp lý về tính
chính xác của báo cáo tài chính.

1.2.Phòng tài chính – Kế toán của công ty kim khí Hà Nội
Phòng Tài chính – Kế toán của công ty được biên chế 11 cán bộ công nhân
viên đều có trình độ chuyên môn vững vàng và có nhiều kinh nghiệm. Phòng có
nhiệm vụ thu thập và xử lý các thông tin kế toán thống kê trong phạm vi toàn
doanh nghiệp, trên cơ sở đó lập báo cáo tài chính giúp cho ban giám đốc công ty
có những phương hướng và quyết định chỉ đạo hoạt động kinh doanh của toàn
công ty. Phòng tài chính – kế toán của công ty đứng đầu là kế toán trưởng, tiếp
đến là các kế toán tổng hợp và các nhân viên kế toán. Tất cả các nhân viên kế
toán trong phòng đều được phân công trách nhiệm và kiêm nhiệm một vài phần
hành kế toán.
- Kế toán trưởng: người đứng đầu bộ máy kế toán, tham mưu chính về
công tác kế toán tài vụ của công ty. Kế toán trưởng là người có năng lực,
trình đọ chuyên môn cao về tài chính – kế toán, nắm chắc các chế đọ hiện
hành của Nhà nước để chỉ đạo, hướng dẫn các bộ phận mình phụ trách;
tổng hợp thông tin kịp thời, chính xác; đòng thời cùng ban giám đốc phát
hiện mặt mạnh, mặt yếu về côngt ác tài chính – kế toán để giám đốc kịp
thời ra quyết định.
14
- Kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm tổng hợp phần hành kế
toán của từng kế toán viên, thực hiện phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh, tỏ chức lưu trữ tài liệu kế toán, theo dõi công tác kế toán của các
đơn vị phụ thuộc và nhận báo cáo của các đơn vị nà, vào sổ tổng hợp và
lập báo cáo quyết toán toàn công ty.
- Kế toán hàng hóa: Kế toán tổng hợp và chi tiết nhập, xuất, tồn hàng hóa
văn phòng và toàn công ty. Kế toán hàng hóa làm thủ tục thanh toán hóa
đơn bán hàng tại văn phòng. Tham gia kiểm toán, kiểm kê hàng hóa định
kỳ, độ xuất toàn công ty. Định kỳ lập báo cáo chi tiết tồn kho hàng hóa
của văn phòng công ty báo cáo kế toán trưởng. Lập báo cáo nhập, xuất,
tồn hàng hóa hàng tháng, quý, năm của văn phòng và toàn công ty. Theo
dõi công nợ quá hạn và khó đòi của các đơn vị trực thuộc (gồm xí nghiệp

thép xây dựng, chi nhánh Sài Gòn). Các công việc khác do kế toán trưởng
yêu cầu.
- Kế toán tài sản cố định: Là kế toán thể hiện trên sổ sách tình hình tài
sản, số lượng, giá trị tài sản như đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc
thiết bị, phương tiện vận tải,phương tiên quản lý, các tài sản khác…cũng
như tình hình biến động tăng giảm năng lực hoạt động của các TSCĐ đó.
- Kế toán quỹ: Kế toán vốn bằng tiền căn cứ vào các chứng từ phát sinh
như chứng từ về thanh toán tiền mặt, séc, các khoản thanh toán tiền
lương, thanh toán tạm ứng…để lập phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ,có
của ngân hàng, kế toán vốn bằng tiền phải phân loại và ghi vào sổ sách
liên quan. Hàng ngày đối chiếu giữa sổ sách kế toán với sổ quỹ, với kết
quả kiểm kê quỹ. Ngoài ra, kế toán vốn bằng tiền làm thủ tục vay vốn
kinh doanh theo các chỉ tiêu đã được giám đốc phê duyệt.
- Kế toán ngân hàng: Lập kế hoạch tín dụng (vay, trả nợ) hàng tháng, quý,
năm. Trực tiếp thực hiện các giao dịch với các ngân hàng nơi công ty mở
tài khoản về séc, ủy nhiệm chi, mở luân chuyển, vay vốn, bảo lãnh; thực
15
hiện hạch toán kế toán chi tiết và tổng hợp tiền gửi, tiền vay (ngắn hạn,dài
hạn) theo dõi các tài khoản kí quỹ; lập báo cáo hàng ngày về diễn biến tỉ
giá ngoại tệ, biến động số dư, tiền gửi, tiền vay trả nợ và các phát sinh về
tín dụng gửi ké toán trưởng vào đầu giờ làm việc của ngày; Lập các báo
cáo định kì và đột xuất liên quan đến tiền gửi tiền vay; Các công việc đột
xuất khác do kế toán trưởng yêu cầu.
- Kế toán công nợ: Là kế toán theo dõi và ghi sổ các khoản phải thu,
phải trả với khách hàng, với nhà cung cấp, với các đơn vị phụ thuộc…Căn
cứ vào các chứng từ có liên quan kế toán ghi vào sổ chi tiết cho từng
khách hàng. Đối với những khách hàng, nhà cugn cấp thường xuyên kế
toán mở riêng sổ để theo dõi. Đối với những khách hàng, nhà cugn cấp
không thường xuyên kế toán phản ánh trên một trang sổ. Điều này hoàn
toàn phù

hợp với nguyên tắc kế toán.
Có thể khái quát mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Kim
khí Hà Nội như sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
16
( Nguồn: phòng Kế toán – Tài chính)
1.3.Tổ chức công tác kế toán của công ty kim khí Hà Nội
a.Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
- Đồng tiền sử dụng hạch toán: Việt Nam Đồng (VNĐ)
- Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền ngoại tệ theo tỉ giá thực tế
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao bình quân
- Phần mềm kế toán máy áp dụng cho toàn công ty la Fast Accounting
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: nguyên tắc đánh giá theo giá thực tế,
phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì là theo giá thực tế, phương
pháp hạch toán hàng tồn kho là theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Hình thức sổ kế toán mà công ty áp dụng là hình thức nhật kí chứng từ
b.Tổ chức chứng từ kế toán
17
Kế toán trưởng
Kế toán
hàng
hóa
Kế
toán
TSCĐ
Kế toán
công nợ
Kế

toán
quỹ
Kế toán
ngân
hàng
Kế toán
tổng
hợp
Kế toán các đơn vị phụ thuộc
Công tác kế toán của công ty kim khí hà Nội được thực hiện theo chế độ kế
toán hiện hành của Bộ Tài chính. Các chứng từ áp dụng tại công ty đều tuân
theo đúng quy định của Nhà nước, được lập theo mẫu đã in sẵn của Bộ Tài
chính ban hành.
c.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh va phân cấp quản lý của công ty, hiện nay
công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành theo quyết
định số 1141_QĐ_CĐKT ngày 01/11/1995 và có bổ sung các tài khoản mới
theo các chuẩn mực kế toán mới ban hành và theo quy định của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, để phù hợp với các đặc điểm kinh doanh của công ty, trong hệ
thống tài khoản của công ty có chi tiết thêm các tài khoản đặc thù với hoạt động
kinh doanh của công ty. Các TK 1561 Giá mua hàng hóa, TK 632 Giá vốn hàng
bán, TK 511 Doanh thu bán hàng đều được chi tiết thành các tài khoản cấp 2
theo nguồn hàng phù hợp. Các TK 1368 Phải thu nội bộ và TK 336 Phải trả nội
bộ cũng được chi tiết theo từng đơn vị trực thuộc.
d. Hệ thống sổ sách kế toán
Công ty kim khí Hà Nội hiện nay áp dụng hình thức sổ Nhật kí chứng từ. Hiện
nay tại công ty, các xí nghiệp và chi nhánh của công ty đã sử dụng phần mềm kế
toán máy, còn ở các cửa hàng từ xưa tới giờ vẫn làm kế toán thủ công nhưng cho
tới nay giám đốc công ty đã có quyết định là toàn công ty phải dùng phần mềm
kế toán Fast Accounting để dễ dàng tổng hợp số liệu. Trình tự ghi sổ theo hình

thức Nhật kí chứng từ tại công ty được thực hiện như sau:
Trình tự ghi sổ sách kế toán tại Công ty Kim khí Hà Nội
18
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
2.Các phần hành kế toán chủ yếu
Các phần hành kế toán chủ yếu bao gồm
 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán
 Kế toán bán hàng và xác định KQKD
19
CHỨNG TỪ GỐC
BẢNG KÊ NHẬT KÝ
CHỨNG TỪ
SỔ, THẺ KẾ TOÁN
CHI TIẾT
SỔ CÁI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BẢNG TỔNG HỢP
CHI TIẾT
 Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và các quỹ
2.1.Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán
2.1.1. Trình tự hạch toán vốn bằng tiền
a. Các tài khoản sử dụng
TK 111: Tiền mặt
Tk 112: Tiền gửi ngân hàng
b. Đặc điểm chung về kế toán vốn bằng tiền tại công ty

Công ty sử dụng đồng tiền hạch toán là đồng tiền Việt Nam. Các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỉ giá giao dịch
thực tế tại thời điểm phát sinh. Chênh lệch tỉ giá được hạch toán vào tài khoản
635, TK 515 và cuối năm chên lệch được hạch toán vào tài khoản 413
c. Phân loại chứng từ
Chứng từ của phần hành kế toán vốn bằng tiền bao gồm:
 Chứng từ quỹ: phiếu thu, phiếu chi
 Chứng từ ngân hàng: giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu chuyển khoản, giấy
ủy nhiệm chi
 Các chứng từ có liên quan: hóa đơn GTGT, các hợp đồng
d. Hạch toán vốn bằng tiền trên sổ kế toán
 Sổ chi tiết: sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng
 Sổ tổng hợp: nhật kí chứng từ, bảng kê, sổ cái tài khoản 111, 112
 Quy trình hạch toán được thể hiện theo sơ đồ sau:

20
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
e. Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
Dựa vào phiếu thu và nột số chứng từ có liên quan kế toán ghi:
21
Phiếu thu, phiếu chi,
giấy báo nợ
Bảng kê số 1,2 Nhật kí chứng
từ số 1,2
Sổ quỹ tiền mặt,
TGNH
SỔ CÁI CÁC TK

111,112
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Báo cáo quỹ, báo cáo
TGNH
Nợ TK 111: thu tiền mặt nhập quỹ
Có TK 511, 512: doanh thu bán hàng
Có TK 33311: thuế GTGT phải nộp
Có TK 711, 515: thu nhập từ hoạt động tài chính
Có TK 141, 131, 136 : thu hồi các khoản nợ
Có TK 112 : rút tiền gửi ngân hàng về quỹ
Dựa vào phiếu chi kế toán ghi:
Nợ TK 112: gửi tiền mặt vào ngân hàng
Nợ TK 211, 152, 153 : Mua TSCĐ, công cụ dụng cụ
Nợ TK 311, 334, 338, 315 : thanh toán các khoản phải trả
Có TK 111 : chi tiền mặt tại quỹ
Căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng kế toán ghi:
Nợ TK 111 : rút tiền ngân hàng về quỹ
Nợ TK 211, 213: Mua TSCĐ bằng TGNH
Nợ TK 311, 315 : thanh toán các khoản nợ
Nợ TK 141 : Tạm ứng cho nhân viên đi công tác
Có TK 112 : chi tiền gửi ngân hàng
Căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng kế toán ghi:
Nợ TK 112:
Có TK 111 : gửi tiền vào ngân hàng
Có TK 511 : doanh thu
Có TK 131, 141, 136 : Thu hồi các khoản nợ
2.1.2. Các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp
a. Tài khoản sử dụng:
TK 131 : Phải thu khách hàng
TK 331 : Phải trả người bán

b. Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn GTGT
22
- Phiếu chi tiền mặt
- Hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đông kinh tế
c. Hạch toán trên sổ kế toán:
- Sổ chi tiết được lập riêng cho khách hàng và nhà cung cấp. Sổ hi tiết được lập
cho từng nhà cung cấp, từng khách hàng để phản ánh tình hình thanh toán trong
trường hợp công ty chấp nhận phương thức thanh toán chậm.Các điều kiện
thanh toán chậm được thanh toán đầy đủ trong hóa đơn GTGT.
Hàng ngày căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán thanh toán thực
hiện phản ánh vào bảng kê tổng hợp tình hình thanh toá. Trong bảng kê này kế
toán thanh toán sẽ phản ánh nội dung các nghiệp vụ thanh toán, số tiền và những
định khoản cần thiết. Sau đó kế toán sẽ kí vào bảng kê tổng hợp và căn cứ vào
đấy để phản ánh vào sổ chi tiết.
Sổ chi tiết được công ty mở cho từng khách hàng hoặc nhà cung cấp. Do đặc thù
của mình công ty chỉ mở sổ chi tiết cho từng quý. Dựa vào bảng kê tổng hợp, kế
toán thanh toán sẽ phản ánh số dư đầu kì, số đã thanh toán trong kì và số dư cuối
kì của từng nhà cung cấp hoặc từng khách hàng. Trong trường hợp thanh toán
bằng đồng ngoại tệ, công ty quy đổi ra đông Việt Nam theo giá thực tế.Cuối
tháng kế toán thanh toán và kế toán trưởng sẽ kí sổ chi tiết. Ngoài ra kế toán
thanh toán sẽ lập bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với nhà cung cấp hoặc khách
hàng. Bảng tổng hợp chi tiết được sử dụng để so sánh, đối chiếu với sổ cái.
Các sổ tổng hợp bao gồm: nhật kí chứng từ, bảng kê, sổ cái tài khoản 131, 331.
Hạch toán trên sổ kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

23
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng

Đối chiếu kiểm tra
d. Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
 Hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán
TK 331 phải được mở chi tiết cho từng người bán
24
Hóa đơn, hợp đồng
mua bán hàng hóa
Bảng kê số Nhật kí chứng
từ số
Sổ chi tiết thanh
toán
SỔ CÁI CÁC TK
131, 331
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết
Mua vật tư căn cứ vào chứng từ như hóa đơn, biên bản giao nhận kế toán ghi:
Nợ TK 156 : mua hàng hóa nhập kho
Nợ 133 : thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 641, 642 : mua dùng ngay cho bán hàng, QLDN
Có TK 331 : phải trả nhà cung cấp
- Khi tả nợ cho người bán kế toán ghi:
Nợ TK 331 : số nợ đã trả
Có TK 111 : trả bằng tiền mặt
Có TK 112 : trả bằng TGNH
Có TK 311, 341 : trả bằng tiền vay
- Khi được nhà cung cấp cho hưởng chiết khấu thanh toán, chiết khấu
thương mại, giảm giá chấp nhận giảm nợ, kế toán ghi:
Nợ TK 331
Có TK 133: giảm thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 156

Có TK 515 : CKTT được hưởng
- Ứng trước tiền cho nhà cung cấp để mua hàng:
Nợ TK 331
Có TK 111 : ứng trước bằng tiền mặt
Có TK 112: ứng trước bằng tiền gửi ngân hàng
- Trường hợp nợ phải trả người bán không có ai đòi kế toán ghi:
Nợ TK 331 : xóa nợ không ai đòi
Có TK 711 : thu nhập khác
 Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua:
- Khi bán chịu cho khách hàng kế toán ghi:
Nợ TK 131 : phải thu khách hàng
Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 33311 : thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
25

×