Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Từ quan niệm của hồ chí minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng người” đã để lại những bài học lịch sử gì trong việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.88 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----------

Bài tiểu luận: “ Từ quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trị
của con người và chiến lược “trồng người” đã để lại
những bài học lịch sử gì trong việc đào tạo và bồi dưỡng
nhân tài ở Việt Nam hiện nay ? ”


Mục Lục
Trang
Đề Tài ……………………………………………………………………

2

Nội Dung…………………………………………………………………

2

1 Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò con người………………………

2

1.1 Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định sự thành công của
sự nghiệp cách mạng…………………………………………………….
1.2 Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng……..
2.Quan điểm Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”……………..

3


3
5

2.1 Trồng người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách vừa lâu dài
của cách mạng………………………………………………………….....

6

2.2 Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con
người xã hội chủ nghĩa……………………………………………………

6

2.3 Chiến lược "trồng người" là một trọng tâm, một bộ phận hợp
thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội………………………...

9

Liên hệ thực tế ………………………………………………………….
1.Thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay…………………………

12
12

2.Sự cần thiết của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với q trình
cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa và xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay...

15

3.Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển

đất nước trong giai đoạn hiện nay………………………………………..

16

KẾT LUẬN………………………………………………………...............

19


NHĨM 3 :
Đề tài cuối kì : Từ quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trị
của con người và chiến lược “trồng người” đã để lại
những bài học lịch sử gì trong việc đào tạo và bồi dưỡng
nhân tài ở Việt Nam hiện nay ?
***Trước hết , để biết được những bài học lịch sử trong việc đào tạo và
bồi dưỡng nhân tài ở Việt Nam hiện này thì ta sẽ đi vào phân tích rõ vai
trị của con người và chiến lược “trồng người” của Bác từ đó ta sẽ rút ra
những bài học lịch sử cho vấn đề trên .
 Đầu tiên tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm
khoa học rộng lớn , sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực.
Trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, di sản tư tưởng Hồ Chí Minh là
một kho tàng đầy ắp những giá trị nhân văn cao cả, mà một trong
những biểu hiện lớn lao đó là tư tưởng về con người và chiến lược
trồng người
Và chúng ta sẽ từng bước đi vào phân tích .


Nội Dung
1.Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trị con người.
1.1 Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định sự thành công của sự

nghiệp cách mạng.
Xuyên suốt trong tư tưởng, quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lịch sử là do
quần chúng Nhân dân sáng tạo ra, chứ không phải do vài ba cá nhân anh hùng
nào.".Trong tư tưởng của Người, Người coi quần chúng nhân dân là chủ thể sáng
tạo lịch sử và là lực lượng quyết định sự phát triển lịch sử, do đó lịch sử trước hết
và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống kinh tế xã hội.Người nói: "Trong bầu trời khơng gì q bằng Nhân
dân. Trong thế giới, khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của Nhân dân".
Thấm nhuần tư tưởng Mácxit và trải qua thực tiễn quá trình đấu tranh cách mạng
lâu dài, Người đánh giá rất cao vai trò, sức mạnh của Nhân dân trong sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Nhân dân là lực lượng vô tận của cách mạng và là nhân tố tạo nên thắng lợi
của cách mạng.Bởi vì Nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực
tiếp tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người và
xã hội. Hơn nữa nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị tinh thần của xã hội,
hoạt động của quần chúng nhân dân là cơ sở hiện thực và là cội nguồn phát sinh
những sáng tạo văn hoá tinh thần của xã hội. Người cũng đã khẳng định: “Có dân
là có tất cả”, tin ở dân, dựa vào dân, tập hợp và phát huy sức mạnh của toàn dân là
nguyên tắc cơ bản trong chiến lược cách mạng của Người. Nguyên tắc quan trọng
này bắt nguồn từ các giá trị trong truyền thống dân tộc: “Chở thuyền là dân, làm lật
thuyền cũng là dân”, “Dễ mười lần khơng dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu
cũng xong”.


1.2 Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.
Sinh thời, Người từng nói: "Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân để làm lợi
cho dân", "dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho
dân", "chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của Nhân
dân và do Nhân dân tự xây dựng lấy" bởi dân là gốc của nước. Dân là người đã
không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước khơng có dân thì

khơng thành nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ,
do vậy dân là chủ của nước. Qua đó, có thể thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con
người - mục tiêu và con người - động lực là thống nhất, vì dân và do dân là thống
nhất. Nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh vực: Từ kinh tế,
chính trị đến văn hóa, xã hội, từ những chuyện nhỏ có liên quan đến lợi ích của
mỗi cá nhân đến những chuyện lớn như lựa chọn thể chế, lựa chọn người đứng đầu
Nhà nước. Người dân có quyền làm chủ bản thân, nghĩa là có quyền được bảo vệ
về thân thể, được tự do đi lại, tự do hành nghề, tự do ngôn luận, tự do học tập…
trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Người dân có quyền làm chủ tập thể, làm chủ
địa phương, làm chủ cơ quan nơi mình sống và làm việc. Người dân có quyền làm
chủ các đồn thể, các tổ chức chính trị xã hội thơng qua bầu cử và bãi miễn.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln cho rằng yếu tố
con người là quan trọng nhất, là trung tâm của mọi sự vật hiện tượng. Chính vì vậy
nên mục tiêu cao cả nhất của Bác đó chính là “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn
tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, “Độc lập cho
Tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi, đó là tất cả những gì tơi muốn, đó là tất cả
những gì tơi hiểu”.
Xuất phát từ những quan niệm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến


việc thực hiện quyền dân chủ trong Nhân dân.Người chỉ rõ: “Bao nhiêu lợi ích đều
vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, dân là chủ và dân làm chủ bởi lẽ đơn
giản là con người không ai không cần đến những nhu cầu vật chất, từ những nhu
cầu thiết yếu của cuộc sống như cơm ăn, áo mặc,… Vì thế, người dân chỉ thấy vị
thế là chủ, làm chủ của mình, thấy được giá trị độc lập tự do khi được ăn no, mặc
ấm. Vì thế “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta
phải hết sức tránh”. Quan tâm đến lợi ích của Nhân dân phải thiết thực, cụ thể chứ
khơng thể nói chung chung được. Vì Nhân dân cần trơng thấy lợi ích thiết thực, lợi
ích gần, lợi ích xa, lợi ích riêng, lợi ích chung, lợi ích bộ phận, lợi ích toàn cục.

Đối với Nhân dân thì khơng thể lý luận và chính trị sng được. Quan điểm lợi ích
đều vì dân của Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước ta phát triển, cụ thể hóa
trong Hiến pháp và các quan điểm “lấy dân làm gốc”, “dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra” hay lấy “con người là mục tiêu và động lực chính của sự phát triển
kinh tế - xã hội”, thực hiện một “chiến lược vì dân và do dân”.
Một quan điểm quan trọng gắn liền với lợi ích là: “Quyền hạn đều của dân”. Theo
Hồ Chí Minh, tất cả mọi quyền hành, quyền lực đều thuộc về Nhân dân, do Nhân
dân quyết định. Mọi cơng việc của chính quyền là do nhân dân ủy thác cho nên
Nhân dân phải biết được những cơng việc của chính quyền, phải kiểm tra, kiểm
sốt được những việc làm của chính quyền. Vì thế,“vấn đề dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm, vừa là sứ mệnh của chính
Nhân dân đặt ra, vừa là yêu cầu khách quan của việc nâng cao hiệu lực quản lý của
Nhà nước chun chính vơ sản.


2.Quan điểm Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”.
Suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự
nghiệp "trồng người". Bác là một tấm gương tự học và là nhà giáo dục lớn trong
lịch sử Việt Nam. Người đã có cơng đào tạo nên nhiều thế hệ cách mạng Việt
Nam, những lãnh tụ xuất sắc của Đảng, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người. Tư tưởng nhân văn của Người luôn hướng
về cộng đồng, con người Việt Nam: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc
làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành...”. Từ quan
điểm vì con người đến quan điểm về chiến lược "trồng người" là một bước phát
triển hợp logic của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh. Để thực hiện chiến lược kinh tế
- xã hội thì chiến lược con người phải đi trước một bước.
2.1 Trồng người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách vừa lâu dài của cách
mạng.
Quan điểm "trồng người" của Hồ Chí Minh rất tồn diện và phong phú, ở mỗi
thời kỳ cách mạng, Người nêu ra những yêu cầu khác nhau. Ngay sau khi giành

được chính quyền, trước yêu cầu phải kiến thiết nước nhà, trong điều kiện đất nước
hơn 90% dân Việt Nam mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: "Nay chúng ta
đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc
trong lúc này là nâng cao dân trí". Người đã xác định “chống giặc dốt” là nhiệm vụ
quan trọng trong sáu nhiệm vụ cấp bách của đất nước lúc bấy giờ, là bước khởi đầu
và cũng là nhiệm vụ thường xuyên của sự nghiệp mở mang dân trí. Người chỉ rõ:
“Dốt nát cũng là kẻ địch... Địch ngoại xâm dựa vào địch dốt nát để thi hành chính
sách ngu dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vào nơi mù quáng.
Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Từ đó sự nghiệp giáo dục trở thành sự nghiệp
của toàn thể dân tộc, và đối tượng của giáo dục cũng là toàn thể dân tộc. Người
chắt chiu, chăm lo, rèn luyện từng con người, mở những lớp huấn luyện cho từng
tốp nhỏ học trò với cả tấm lòng nhiệt thành, kiên trì nhẫn nại. Đồng thời người


thường xuyên tổng kết kinh nghiệm của các phong trào quần chúng, kiên trì lắng
nghe, tìm đọc, suy ngẫm về những gương tốt, những ý hay của nhân dân. Người
viết: “Dân rất thông minh, quần chúng kinh nghiệm sáng suốt rất nhiều, chỉ cần
mình có biết học hay biết lợi dụng mà thôi. Người căn dặn: phải học, học ở nhà
trường, học trong sách vở, học ở quần chúng nhân dân, không học quần chúng là
một sai lầm lớn”. Bước vào thời kỳ xây dựng, kiến tạo đất nước, Người chỉ rõ:
"Bây giờ xây dựng kinh tế khơng có cán bộ khơng làm được. Khơng có giáo dục,
khơng có cán bộ thì cũng khơng nói gì đến kinh tế văn hóa. Trong việc đào tạo cán
bộ, giáo dục là bước đầu".
2.2 Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội
chủ nghĩa.
Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nêu ra yêu cầu tất yếu để xây dựng một xã hội
mới, chế độ mới tốt đẹp hơn – Chủ nghĩa xã hội đó chính là yếu tố con người, Hồ
Chí Minh cho rằng: "vơ luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần
đến xa, đều thế cả”, Người cũng khẳng định: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội,
trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” ,theo Hồ Chí Minh những con

người xã hội chủ nghĩa này phải hội đủ hai yếu tố đó là "vừa hồng, vừa chun”,
nói rộng ra đó thực chất chính là hai mặt đức và tài, trong đó Hồ Chí Minh coi đạo
đức là gốc, là nền tảng, là yếu tố căn cốt của con người mới và là nhân tố thể hiện
sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
Trong công cuộc “Trồng người” Hồ Chí Minh bắt đầu từ xây dựng nền tảng đạo
đức. người thường xuyên bồi dưỡng cái nền tảng ấy cho con người. Bác khẳng
định: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn, cây
cũng phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng thì phải có đạo đức,
khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân”. Vì vậy,
người địi hỏi tất cả mọi người, không trừ một ai, không trừ một cấp nào đều phải
thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng vững bền. Hồ Chí Minh hết sức coi


trọng đạo đức, song cũng rất mực coi trọng tài năng. Người trân trọng đón mời, ưu
đãi và trao thực chất, thực quyền cho những người có tài năng. Mặt khác, Hồ Chí
Minh địi hỏi mọi người phải tinh thơng nghiệp vụ của mình, ai cũng đều phải có
khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Làm bất cứ việc gì, làm bất cứ ở đâu
mà khơng thành thạo sẽ gây ra tác hại. Đặc biệt là trong bộ máy Nhà nước, hoạt
động của nó liên quan đến tồn bộ đời sống xã hội, sự không thành thạo công việc
sẽ dẫn đến tác hại khôn lường. Bởi vậy, Hồ Chí Minh rất quan tâm, coi trọng và
khuyến khích việc “chiêu hiền tài”, “cầu người hiền tài” và luôn nhắc nhở phải
“khéo dùng cán bộ”, “phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ”, “có gan cân nhắc cán
bộ”, “dụng nhân như dụng mộc” và “muôn việc thành công hay thất bại đều do
cán bộ tốt hay kém”.
Vậy, muốn có những con người xã hội chủ nghĩa thì cần phải làm gì? Hồ Chí Minh
cho rằng: "vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người”, muốn có những con người đủ đức, đủ tài để đảm đương nhiệm vụ trọng đại
của dân tộc thì phải tiến hành "trồng người” đó là lợi ích trăm năm, là kế sách lớn
cho sự phát triển.
Trong bản Di chúc lịch sử Người để để lại cho toàn Đảng và tồn dân ta, Hồ Chí

Minh u cầu cơng việc đầu tiên mà Đảng phải làm sau khi đã "chỉnh đốn” lại đó
là "cơng việc đối với con người”, trong đó Hồ Chí Minh đã căn dặn "Bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Để làm
được điều đó thì Người cho rằng "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách
mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội
vừa "hồng”, vừa "chuyên”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp “trồng người” còn là sự quy tụ ở mẫu
người, hoặc các mẫu người, được xây dựng về mặt lý thuyết và trong thực tế. Hồ
Chí Minh khơng nói đến mẫu người siêu việt, đứng trên tất cả mọi người. Người
từng chỉ ra rằng: Trong xã hội khơng có áp bức, bóc lột thì “Thánh hiền” là hàng


triệu con người có thật trong nhân dân. Vì thế sẽ là thiếu sót nếu khơng chú ý tới
một điểm độc đáo của Hồ Chí Minh trong việc”trồng người” và nó liên quan đến
mẫu người. Đó là tư tưởng và sự quan tâm của Người đến vấn đề “Người tốt, việc
tốt”. Một vấn đề thật đơn giản, dễ nhớ, dễ làm, nhưng thật sâu sắc, sáng tạo bởi
tính quần chúng và chiều sâu triết học, tầm cao của lòng yêu thương, trân trọng,
khoan dung, độ lượng đối với con người và sự nghiệp trồng người, đó là “người
tốt” – mẫu người mà ai cũng có thể trở thành. Tuy nhiên để trở thành “người tốt”
tuy dễ nhớ, dễ làm nhưng phải tự địi hỏi mình, tự chế ngự và tự nâng mình lên
mới có thể vượt qua được thói quen làm những “việc tốt” bình thường nhất, để từ
triệu người tốt, việc tốt sẽ ươm mầm, chở che, nâng niu cái thiện, đẩy lùi cái ác ở
mọi lúc, mọi nơi.
2.3 Chiến lược "trồng người" là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Để thực hiện chiến lược "trồng người", cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và
đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện,
đem lại tương lai tươi sáng cho con người. Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng
xấu đến con người nói riêng và cả cộng đồng nói chung.
Nhận thức điều này từ sớm,Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đề cao, nêu cao, nêu bật vai

trò của giáo dục, đào tạo, xây dựng con người mới XHCN và coi đó là một chiến
lược lâu dài. Với câu nói nổi tiếng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi
ích trăm năm thì phải trồng người” Hồ Chí Minh ln đặt lịng tin vào khả năng
của giáo dục. Người chỉ rõ: “Tiền đồ của dân tộc ta sẽ ra sao, một phần quan trọng
là do sự nghiệp giáo dục trực tiếp quyết định. Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh
dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà
nên”. Hồ Chí Minh khẳng định: “Có gì vẻ vang hơn là nghề giáo dục đào tạo
những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS”. Người thầy
giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Theo Hồ Chí


Minh: “Óc những người trẻ tuổi trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì
nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy, sự học tập ở nhà trường ảnh hưởng rất
lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên là tương lai của nước
nhà”. Đối với người học, người được giáo dục, Hồ Chí Minh ln nhắc nhở mọi
người phải: Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể,
giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân dân. Đặc biệt, người coi việc đào tạo, bồi
dưỡng thế hệ trẻ thanh niên, thiếu niên nhi đồng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược to
lớn và lâu dài. Người coi thanh niên là lực lượng có ý chí và nghị lực vượt mọi khó
khăn. Ln xung phong đi đầu trong sự nghiệp chiến đấu và xây dựng CNXH. Coi
thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Tư tưởng “Trồng người”
của Hồ Chí Minh rất khoa học và toàn diện cả về nội dung và phương pháp. Người
chỉ rõ: “Việc xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc”.
Hiểu sâu sắc học thuyết cách mạng khơng ngừng, nhìn thấu q khứ và tương lai.
Hồ Chí Minh ln có một lòng yêu thương, tin tưởng mãnh liệt ở thanh niên, ở thế
hệ trẻ, thấy trước được những đỉnh cao mà con người Việt nam sẽ đạt tới. “Non
sông Việt nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ
một phần lớn ở công học tập của các em”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược "trồng người”, rất toàn diện và sâu sắc. Tùy

từng thời kỳ và nhiệm vụ cách mạng khác nhau, Hồ Chí Minh lại đặt ra những yêu
cầu khác nhau về công tác trồng người. Nhưng tựu chung lại có thể khái quát thành
những nội dung lớn sau đây:
Thứ nhất, chiến lược trồng người phải làm sao đào tạo được những con người có
đạo đức cách mạng, đó là lịng trung thành với tổ quốc và nhân dân, không ngừng
bồi dưỡng, trau dồi những phẩm chất đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm chính,
chí cơng, vơ tư, có lịng u thương con người và tinh thần quốc tế vơ sản, có ý
thức và tinh thần làm chủ tập thể "mình vì mọi người, mọi người vì mình” , đồng


thời Hồ Chí Minh cũng yêu cầu phải đấu tranh chống lại những căn bệnh do chủ
nghĩa cá nhân sinh ra như tham ơ, lãng phí, quan liêu. Theo Hồ Chí Minh, đó chính
là một thứ giặc nguy hiểm, giặc nội xâm, giặc ở trong lịng, nó phá hoại sự nghiệp
của chúng ta từ bên trong, nó là "kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội” vì vậy
phải kiên quyết "quét sạch”.
Thứ hai, chiến lược trồng người là phải tạo nên những con người có ý chí học hỏi,
cầu tiến bộ, không ngừng vươn lên làm chủ những thành tựu văn hóa, khoa học kỹ
thuật, những hiểu biết mới của thời đại. Trong "Thư gửi các học sinh” nhân ngày
khai trường năm 1945, Người đã chỉ ra nhiệm vụ cho thế hệ trẻ đó là "phải xây
dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta” , để "cho chúng ta theo kịp các
nước khác trên hồn cầu”, đó là một trách nhiệm rất nặng nề song cũng vô cùng vẻ
vang. Trong nhiệm vụ vẻ vang giáo dục, đào tạo ấy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng và
Nhà nước phải hết sức quan tâm, chú ý vì đó là tiền đồ, là tương lai của dân tộc.
Hồ Chí Minh cho rằng nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ trong sự nghiệp cách
mạng to lớn ấy là "cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các
ngành, các nghề, để đào đạo thành những cán bộ và cơng nhân có kỹ thuật giỏi, tư
tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công
cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.
Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao
xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là

ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ln sống
và chiến đấu cho lý tưởng đó của lồi người thành hiện thực. Trong bài nói chuyện
tại buổi lễ khai mạc đại học nhân dân Việt Nam ngày 19/1/1955 Người đã chỉ ra
nhiệm vụ của thế hệ trẻ trong thời kỳ kiến thiết nước nhà xây dựng chế độ mới đó
là "khơng phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm
gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã
vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?” (11), vì vậy, thế hệ trẻ phải


có trách nhiệm với sự tồn vong, hưng thịnh của dân tộc.
Thứ ba, chiến lược trồng người phải tạo nên những con người có tinh thần tìm tịi,
nghiên cứu, sáng tạo, "Phải có quyết tâm, đã làm việc gì thì làm cho đến nơi đến
chốn, làm cho kỳ được. Phải có lịng ham tiến bộ, ham học hỏi, học ln, học mãi.
Học văn hố, học chính trị, học nghề nghiệp” . Đó là những con người phải nhạy
bén với cái mới, biết vận dụng nó vào thực tế cơng tác để nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả. Đồng thời, đó phải là những con người "có chí tự động, tự cường,
tự lập, phải có khí khái ham làm việc, chứ khơng ham địa vị” . Hồ Chí Minh cũng
u cầu thế hệ trẻ phải hết sức tránh xa ba sự ham muốn đó là ham muốn về tiền
tài, danh vọng và quyền lực, Người còn cho rằng "thanh niên cần phải chống tâm
lý tự tư, tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham
sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động nhất là lao động
chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị, chống kiêu ngạo,
giả dối, khoe khoang” có làm được như thế thì "mới xứng đáng thanh niên là chủ
nhân tương lai của nước nhà.” . Người căn dặn thế hệ trẻ phải chú trọng bồi dưỡng,
rèn luyện không ngừng các phẩm chất của đạo đức cách mạng đó là cần, kiệm,
liêm, chính, chí cơng vơ tư, những tác phong đẹp đẽ của đạo đức như khiêm tốn,
giản dị, siêng năng, gan dạ, sáng tạo và những đức tính tốt đẹp như trung thành,
thật thà, chính trực. Hồ Chí Minh đã đặt trọn niềm tin và sự kỳ vọng vào thế hệ trẻ.
Người khẳng định: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”, "nước nhà
thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Với Hồ Chí

Minh, tiền đồ và tương lai của dân tộc Việt Nam gắn bó chặt chẽ với tiền đồ và
tương lai của đội ngũ thanh niên.


Liên hệ thực tế
1.Thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay.
Những năm gần đây trung bình hàng năm có khoảng 1,2-1,3 triệu thanh niên bước
vào tuổi lao động. Theo báo cáo của Tổng cục Dạy nghề số lượng người qua đào
tạo không ngừng tăng lên, nhưng chủ yếu là lao động được đào tạo ngắn hạn, nên
rất thiếu lao động có trình độ tay nghề giỏi, cơng nhân kỹ thuật bậc cao. Với số
người bước vào tuổi lao động hàng năm như trên là nguồn tuyển sinh rất lớn cho
các cơ sở đào tạo, nhưng trong thực tế số người theo học tại các cơ sở dạy nghề rất
ít, chất lượng đào tạo không tốt, nhiều ngành nghề không đáp ứng yêu cầu xã hội
đang gây ra sự lãng phí về sự đầu tư của người dân và xã hội, làm mất cơ hội nâng
cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Theo báo cáo của các chuyên gia tại Hội thảo "Đổi mới công tác đào tạo nhân lực
cho các khu công nghiệp và khu chế xuất" diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa
qua do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội cùng Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam
(GIZ) đồng tổ chức cho thấy, tỷ lệ lao động phổ thơng khơng có chun mơn kỹ
thuật trong toàn xã hội chiếm 81,6% tổng số lao động, số liệu này khác nhiều so
với báo cáo của cơ quan chức năng. Đây thực sự là vấn đề rất đáng báo động về
chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH đất nước và
hội nhập quốc tế. Lực lượng lao động ở nước ta vẫn trong tình trạng thiếu các kỹ
năng làm việc nhóm, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; yếu kém về tin học,
ngoại ngữ; thiếu hiểu biết về pháp luật; đạo đức nghề nghiệp chưa cao; thiếu tinh
thần và ý thức trách nhiệm trong công việc, tự do, tùy tiện, chậm thích nghi với
mơi trường làm việc mới,… Năng lực đổi mới và sáng tạo khoa học và công nghệ
của lực lượng lao động có trình độ cao cịn nhiều yếu kém.
Nhiều năm qua, chúng ta đã cảnh báo về tình trạng sinh viên tốt nghiệp ở các



trường đại học, cao đẳng rất yếu cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp,
dẫn đến tình trạng thất nghiệp nhiều, năng suất lao động thấpnhưng chưa có biện
pháp tháo gỡ. Cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và cơ cấu vùng miền trong các
lĩnh vực kinh tế ngày càng mất cân đối nghiêm trọngHiện nay, quan niệm về chất
lượng và cơ cấu nguồn nhân lực trong các khu vực kinh tế ở nước ta đã lạc hậu so
với quan niệm của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam vẫn chỉ coi trọng bằng
cấp, coi lao động có bằng cấp cao là chất lượng cao. Tất cả những yếu kém nêu
trên đã nhiều lần được cảnh báo nhưng chưa có giải pháp để khắc phục.
Qua các báo cáo cho thấy, đa số lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất
(KCN, KCX) trẻ, tuổi đời từ 18 – 25; khoảng 80% người lao động trong KCN,
KCX là lao động học hết THCS, THPT không có chun mơn kỹ thuật, nhiều
doanh nghiệp có tới 60% đến 70% là lao động nữ. Điều này cho thấy số lao động
qua đào tạo chiếm tỷ lệ quá thấp; tỷ lệ nữ làm công nhân ở các KCN, KCX quá
cao. Sự mất cân đối về giới ở các KCN, KCN là quá lớn đã kéo theo nhiều hệ lụy
không tốt trong các KCN, KCX. Có ý kiến cho rằng, sau một số năm, nhiều công
nhân, nhất là lao động nữ bị doanh nghiệp sa thải do chất lượng và năng suất lao
động thấp và khơng có chun mơn kỹ thuật; một số khác do áp lực công việc cũng
phải xin nghỉ việc. Đây là những vấn đề bức xúc cần nghiêm túc khảo sát và đánh
giá việc sử dụng lao động trong các KCN, KCX để có chính sách sử dụng người
lao động cho hợp lý, đồng thời nhanh chóng khắc phục tình trạng đa số cơng nhân
làm việc với tay nghề thấp và mất bình đẳng giới nghiêm trọng trong lực lượng lao
động tại các KCN, KCX, từ đó đề phịng hậu quả gây bất ổn xã hội do cơng nhân
lớn tuổi bị sa thải khơng tìm được việc làm.
Một nghịch lý đang diễn ra đó là, mặc dù các KCN, KCX luôn thiếu lao động, nhất
là lao động có chun mơn kỹ thuật, nhưng do chất lượng lao động qua đào tạo
thấp kém, nên nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
khơng muốn nhận sinh viên, học sinh học nghề, làm cho tỷ lệ người lao động qua



đào tạo, nhất là lao động có trình độ từ cử nhân trở lên khơng có việc làm, hoặc
phải làm trái với nghề được đào tạo ngày càng cao. Những năm gần đây, khoảng
80% cử nhân mới ra trường không làm đúng nghề đào tạo, hàng trăm nghìn cử
nhân phải xin làm công việc phổ thông; 60-70% sinh viên tốt nghiệp không kiếm
được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, số lao động có trình độ cử nhân trở lên thất
nghiệp tăng lên hàng năm. Những tỷ lệ này không có chiều hướng suy giảm.
Có thể nói, chất lượng nguồn nhân lực của nước ta ngày càng tụt hậu so với nhiều
nước trong khu vực, mất cân đối nghiêm trọng về trình độ đào tạo, cơ cấu và giới;
tình trạng thất nghiệp của lao động có bằng cấp cao ngày càng nhiều. Dự báo trong
những năm tới, nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều hợp tác song
phương và đa phương sẽ được ký kết, sự di chuyển lao động giữa các quốc gia sẽ
diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranh trong thị trường lao động càng trở lên gay gắt,
trong khi nhân lực của nước ta đang mất dần sức cạnh tranh trên thị trường lao
động trong khu vực và quốc tế, đây là thách thức lớn đối với nước ta. Trước yêu
cầu của thời kỳ hội nhập, nếu khơng có những giải pháp tích cực thì những khó
khăn của đất nước sẽ ngày càng nặng nề hơn, nhất là khi nước ta phải thực hiện
nhiều cam kết với các quốc gia, các tổ chức quốc tế. Quá trình hội nhập quốc tế sẽ
tạo sức ép và đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi nước ta phải quyết liệt đổi mới căn bản
nhiều mặt, mà trước hết là nhanh chóng đổi mới cơng tác đào tạo nhân lực, nâng
cao chất lượng của lao động theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu không muốn nước ta tụt
hậu thêm nữa.

2.Sự cần thiết của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với q trình cơng
nghiệp hóa,hiện đại hóa và xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay
Thứ nhất, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá


trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Với tính chất là nguồn lao động có
thể thực hiện được các yêu cầu phức tạp của công việc, nguồn nhân lực chất lượng

cao đã trở thành chiếc chìa khố hàng đầu mở ra cánh cửa cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước. Hơn thế nữa nhờ có khả năng thực hiện được các yêu cầu phức
tạp của công việc, lực lượng lao động này đã và đang trở thành nguồn sáng tạo
chính trong cơng cuộc đổi mới phương pháp thực hiện đổi mới đất nước. Ngoài ra
nguồn nhân lực chất lượng cao còn hội tụ các điều kiện cần và đủ của một con
người xã hội chủ nghĩa theo tiêu chuẩn của Hồ Chí Minh đã đưa ra.
Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự
thành công của sự nghiệp CNH, HĐH. Nhất là nước ta đang ở giai đoạn CNH,
HĐH rút ngắn. Tiếp cận nền kinh tế tri thức trong khi điều kiện kinh tế - xã hội còn
nhiều yếu kém. Do đó, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt là nâng
cao trí lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển
bền vững. Vì trí lực khơng chỉ thước đo tiêu chuẩn để so sánh giữa các quốc gia
mà còn là điều kiện để thể hiện một cường quốc mạnh bởi theo Hồ Chí Minh: “
Một quốc gia dốt là một quốc gia yếu ".
Thứ ba,nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt
hậu. Nhất là nước ta đi lên con đường quá độ và tụt lại phía sau so với các nước
khác, nước ta chỉ có 50 năm để xây dựng đât CNXH q chậm nước từ con số “0”
trịn chỉnh do đó nguồn lao động chất lượng cao chính là giải pháp tối ưu nhất để
nước ta có thể bắt kịp trình độ phát triển với các nước khác.
Thứ tư, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để hội nhập quốc tế. Muốn hội
nhập quốc tế thì nước ta phải có trình độ phát triển về kinh tế, xã hội, giáo dục,…
tương đương hoặc phát triển hơn nhưng đối với nước ta trình độ kinh tế, xã hội cịn
nhiều yếu kém thì khả năng hội nhập quốc tế cịn thấp do đó phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao là điều kiện cần để nâng cao trình độ phát triển của đất nước tạo
cơ hội cho nước ta vươn lên đứng ngang so với các cường quốc đang phát triển


hiện nay.
3.Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển đất nước
trong giai đoạn hiện nay.

Một là, khẩn chương tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia; xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển nguồn nhân lực theo hướng giảm dần lao động khơng có bằng
chun mơn kỹ thuật tham gia hoạt động trong nền kinh tế, từ đó điều chỉnh chiến
lược đào tạo nghề, cơ cấu lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo
nghề dài hạn có sự phân tầng chất lượng, ưu tiên đào tạo những nghề mũi nhọn đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công
tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học. Trên cơ sở đó, các địa
phương và các ngành đề xuất nhu cầu và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Đây là
giải pháp mang tính đột phá, vì nó có tác động mạnh mẽ đến tồn bộ hệ thống giáo
dục và đào tạo.
Hai là, đổi mới chính sách đầu tư cho công tác dạy nghề theo hướng giảm dần bao
cấp; có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp, xã hội đầu tư vào đào tạo nghề. Trước
mắt, có chính sách hỗ trợ công tác giáo dục nghề nghiệp theo hướng khuyến khích
người học, người dạy và người sử dụng lao động cơng nhân có tay nghề. Đổi mới
chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm theo hướng nâng cao cho các ngành lao
động nặng nhọc, những cơng nhân có tay nghề cao, từ đó thu hút phần lớn lao động
đi học nghề và tạo động lực để lao động tích cực học tập nâng cao tay nghề, tạo
động lực cho người lao động phấn đấu, học tập suốt đời.
Ba là, Thống nhất hệ thống các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,
khắc phục tình trạng phân tán như hiện nay. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác quản lý, giảm dần số lượng cán bộ hành chính gián tiếp. Sớm
ban hành khung trình độ quốc gia phù hợp với khung trình độ châu Âu và khu vực
ASEAN. Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng cập nhật chương trình tiên tiến


và loại bỏ những chương trình khơng cịn phù hợp nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng và hiệu quả của các cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội. Đẩy mạnh
việc đào tạo nghề theo vị trí việc làm.
Bốn là, Xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia với cơ cấu hợp lý, tăng thời

gian cho giáo viên trải nghiệm thực tế, thu hút người giỏi có tay nghề cao tham gia
dạy nghề; từng bước sắp xếp lại đội ngũ giáo viên không đáp ứng yêu cầu giảng
dạy.
Năm là có chế tài bắt buộc các doanh nghiệp phải phối hợp với các cơ sở đào
tạo, trước hết các doanh nghiệp phải tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng và tiêu
chuẩn năng lực nghề, tích cực tham gia vào quá trình đào tạo theo các cấp độ khác
nhau tùy theo năng lực của doanh nghiệp. Mở rộng hình thức đào tạo nghề trong
các doanh nghiệp. Thí điểm đào tạo theo mơ hình “kép”, từ đó giảm dần mua sắm
thiết bị cho các cơ sở đào tạo, giao trách nhiệm và kinh phí đào tạo thực hành cho
các doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác thông tin hai chiều giữa cơ sở đào tạo nghề
với doanh nghiệp, giữa cơ sở đào tạo với xã hội về yêu cầu và nhu cầu nhân lực,
phát triển mạnh giao dịch việc làm có sự kết nối giữa cơ sở đào tạo .
Sáu là đổi mới công tác quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm
giải trình của các cơ sở đào tạo. Giao cho một số cơ quan Nhà nước cùng với các
tổ chức xã hội nghề nghiệp nhanh chóng xây dựng các cơ sở đánh giá và kiểm định
chất lượng lao động qua đào tạo, cấp giấy phép hành nghề, đồng thời bắt buộc các
doanh nghiệp phải tuyển lao động có giấy phép hành nghề. Có biện pháp để cơ
quan quản lý nhà nước thường xuyên thu nhận thơng tin phản hồi về mức độ hài
lịng của các doanh nghiệp đối với “sản phẩm” của các cơ sở đào tạo.
Bảy là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền GDNN gắn với tuyên truyền thực hiện
Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, làm cho
các cấp, các ngành và người dân, nhất là thanh thiếu niên hiểu được tầm quan trọng
của GDNN. Theo đó, cần đa dạng hóa nội dung, hình thức thông tin, tài liệu tuyên


truyền phù hợp với từng đối tượng, phương thức truyền thơng.
Tám là, Tổ chức Đảng và chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ và giúp
đỡ tổ chức Công đoàn ở các KCN, KCX, xử lý nghiêm những hành vi can thiệp
trái quy định đối với tổ chức Công đồn, đồng thời hỗ trợ tổ chức Cơng đồn kiên
quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cán

bộ, công nhân.

KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người” chính là sự kết
tinh những tinh hoa cao đẹp của truyền thống dân tộc, nhân loại và tư tưởng của
thời đại: Tư tưởng nhân đạo cộng sản.
Có thể nói, từ việc xác định dân là hạt nhân, là gốc của đất nước, tiến đến xem dân
là con của đất nước và tiến hơn nữa coi việc dân được hưởng hạnh phúc tự do là
tiêu chí quan trọng nhất của một nước độc lập, đó là các cung bậc trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về vai trị của nhân dân.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cho
chúng ta một tấm gương mẫu mực về nhận thức và phát huy vai trò của Nhân dân với ý nghĩa là động lực chủ yếu - để giải phóng dân tộc, phát triển đất nước. Thực
tiễn đã làm sáng rõ, ở đâu và khi nào Nhân dân thực sự được coi là nguồn động
lực, là mục tiêu trong các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì ở đó,
khi đó tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và phát triển thuận lợi; ngược lại,
tình hình sẽ khó khăn, thậm chí rơi vào khủng hoảng, bất ổn. Và trong sựnghiệp
đổi mới đất nước hiện nay, tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục được
Đảng ta quán triệt vận dụng và phát triển. Bởi Nhân dân là động lực, là trung tâm


trong “chiến lược phát triển tồn diện”, trong cơng cuộc xây dựng xã hội mới cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Sự nghiệp đổi mới đã đi qua được hơn 50 năm, chúng ta đã giành được những
thắng lợi to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, vị thế của đất nước không
ngừng được tăng cao trên trường quốc tế, đời sống nhân dân từng bước được cải
thiện. Song cùng với những mặt tích cực của cơ chế thị trường, những tác động
tiêu cực đang xói mịn đạo đức, đời sống văn hóa của nhân dân ta song Đảng ta vẫn
nhất quán quan điểm: Chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và "phát triển con

người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục đích của cách mạng, của sự nghiệp
đổi mới đất nước... Con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con
người là mục tiêu phấn đấu của chế độ ta. Kế thừa quan điểm của Bác về con
người, về giáo dục bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Đảng ta trong tư
tưởng chỉ đạo, xây dựng mục tiêu giáo dục đào tạo là giáo dục các thế hệ con
người Việt Nam sống có hồi bão, có lý tưởng u nước, yêu CNXH. Những con
người có đạo đức trong sáng, có ý chí tự lực, sáng tạo, kiên cường trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại. Có ý thức cộng đồng, phát huy tính tích cực cá nhân, biết làm chủ tri
thức khoa học và cơng nghệ, có tư duy sáng tạo, có khả năng thực hành giỏi, có tác
phong cơng nghiệp, có tính tổ chức, kỷ luật, có sức khỏe mà theo tư tưởng Hồ Chí
Minh đó là những con người vừa có đức vừa có tài, vừa hồng lại vừa chuyên. Đó
thực sự là những con người mới, những con người làm chủ tương lai của đất nước.


Tài liệu tham khảo
1. Song Thành (1999), Hồ Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất, NXB Chính trị Quốc
gia Hà Nội.
2. Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Di chúc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia.
3. Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt
Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
4. Phạm Ngọc Anh (2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế,
NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002, tập 3.
6. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI.....

/> /> />-dan.html




×