Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ô nhiễm môi trường nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.69 KB, 2 trang )

Ô nhiễm môi trường nông thôn- Nỗi lo không của riêng ai
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội,
đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn do chất thải
của các nhà máy, rác thải từ sinh hoạt, chăn nuôi, sự lạm dụng
thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp Đã đến lúc
chúng ta phải đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi trường nông thôn.
Nông thôn đang phải đối mặt với vấn đề xử lý rác thải
Trước tiên dẫn đến trình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là do việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại
hoá chất trong sản xuất nông nghiệp.
Ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam, cho biết nếu vào cuối những
năm 1960, chỉ có khoảng 0,48% diện tích đất canh tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì hiện nay là 100% với
trên 1.000 chủng loại thuốc, trong đó nhiều loại thuốc có độc tính cao.
Hằng năm, nước ta sử dụng trung bình 15.000 - 25.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Bình quân 1ha gieo trồng sử
dụng đến 0,4 - 0,5 kg thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng không hợp lý, không tuân thủ theo đúng những quy định
nghiêm ngặt về quy trình sử dụng nên thuốc bảo vệ thực vật gây nhiều tác hại cho chính người sử dụng thuốc và
người tiêu dùng nông sản và thực phẩm có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời ảnh hưởng đến môi
trường sống.
Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên&Môi trường, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát
sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật, trong đó không ít loại
thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng.
Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại hàng chục kho bãi; 37.000 tấn hóa chất
dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ chờ xử lý. Môi trường nông thôn đang phải gánh chịu
những bất lợi từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Theo kết quả phân tích mới nhất của cơ quan chuyên môn, giờ đây, các loại hoá chất độc hại nhất đối với sản
xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và với sức khoẻ con người đã có mặt tại các vùng đất, vùng nước sản xuất
nông nghiệp tại Hải Phòng với hàm lượng kinh hoàng.
Cụ thể: Trong đất, hàm lượng Cu+ đạt từ 43,68-69,68ppm; Pb2+ có từ 147,6-661,2ppm; hàm lượng kim loại
nặng trong nước cao gấp hàng nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Sự ô nhiễm kéo dài trong đất đã tiếp tục sản sinh ra thế hệ độc tố tiếp theo như Fe3+, Al3+ vđ Mn2+, đây là tác
nhân chính huỷ diệt nguồn khoáng chất, dinh dưỡng hữu cơ có tự nhiên trong đất gây giảm năng suất cây trồng
và là mầm mống để tạo nên hiện tượng sa mạc hóa. Tại các họng nước thải của nhà máy, chất độc hại cao ở mức


kinh hoàng. Đến nỗi các nhà chuyên môn chỉ có thể nói ngắn gọn: Nguồn nước độc hại chẳng kém gì cạm bẫy
giết người.
Có thể lấy ví dụ tại các lưu vực sông bị ô nhiễm ở xã Hoàng Tây (tỉnh Hà Nam), tỷ lệ mắc
bệnh đường ruột ngày càng tăng, trong đó 21% trẻ em dưới 5 tuổi bị mắc bệnh tiêu chảy; 86% trẻ em bị mắc bệnh
giun đũa; 76% mắc bệnh giun tóc Các xã Hòa Hậu, Bồ Đề, Vĩnh Trù, nghiên cứu cho thấy 94,4% giếng khoan
có hàm lượng asen (thạch tín).
Nước ta có trên 77% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn với cơ cấu ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông - lâm
- ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, khu vực nông thôn mang tính
chiến lược, trước mắt cũng như lâu dài. Vì vậy, nông thôn chi phối và tác động nhiều mặt đến vấn đề môi trường
và bảo vệ môi trường quốc gia.
Theo HNDVN



×