Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu Luận Thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.78 KB, 11 trang )

Thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ở Việt Nam hiện nay
Nguyễn Thị Hạnh
K52 – xã hội học
Niên Luận
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ở Việt Nam hiện nay.
Trong những năm qua, nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, đời sống của
nông dân và bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Đất nước Việt Nam đã vượt
qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế, ổn định xã hội, tạo điều kiện tiền đề cho việc tiến hành
những cải cách sâu rộng khác để bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Hiện nay với quá trình chuyển đổi kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, nông thôn Việt Nam đã có bước chuyển đổi quan trọng tạo ra hướng phát triển mới
phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Những phương pháp sản xuất tiên tiến được áp
dụng trong nông nghiệp đã nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh
đó là quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế mới, mở rộng sản xuất, tận dụng được hết
những lợi thế của nông thôn.
Tuy nhiên kéo theo đó là sự phát sinh không ít vấn đề mà đặc biệt là tình trạng ô
nhiễm môi trường. Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến
cuộc sống mưu sinh. Khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường chỉ là
thứ yếu. Các nguồn chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đầu tiên là
việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; việc
sử lý chất thải của các làng nghề thủ công truyền thống chưa triệt để; nhận thức, ý thức bảo
vệ môi trường của người dân sinh sống ở nông thôn còn hạn chế. Tiếp đó là sự quan tâm
không đúng mức của các cấp, các ngành. Ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả
nghiêm trọng, tác động xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp, ảnh hưởng đến sức khỏe của
người dân. Vì vậy bảo vệ môi trường nông thôn đang là một vấn đề cấp bách.
Ô nhiễm môi trường ở nông thôn chủ yếu do sản xuất nông nghiệp, rác thải sinh
hoạt và ô nhiễm do làng nghề gây ra. Có nhiều bài viết, bài nghiên cứu đã đề cập đến tình
trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn. Những bài viết này tập trung phản ánh tình trạng ô
nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất gây ra, bên cạnh đó là ý thức của người dân
chưa cao trong việc bảo vệ môi trường sống xunh quanh, đặc biệt là sự quản lý ở các cấp


chính quyền còn lỏng lẻo, chưa quan tâm đến các vấn đề môi trường. Các bài viết cũng
đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn.
Nguyễn Thị Hạnh K52 – xã hội học
1
Thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ở Việt Nam hiện nay
Sự phát triển của nông nghiệp cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm ở
nông thôn, nhất là vấn đề sử dụng phân bón trong nông nghiệp có tác động xấu đến môi
trường tự nhiên. Trong bài viết: “ Những bức xúc và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường từ các nguồn phân bón” của PGS-TS.Nguyễn Văn Bộ Và TSKH.Phạm Quang Hà,
đăng trên tạp chí Bảo vệ môi trường số 4 - 2002. Bài viết đã đề cập đến việc sử dụng phân
bón quá nhiều tất sẽ gây ra ô nhiễm, trong khi đó bà con nông dân lại không được tiếp cận
với những phương pháp bón phân phù hợp với từng giai đoạn, việc sử dụng không hợp lý
số lượng phân bón cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái nguồn đất và nguồn nước.
Việt Nam có trên 80% dân số sống bằng nghề nông, nông nghiệp đã cung cấp trên
40% tổng sản phẩm quốc doanh (GDP) và đóng góp vai trò quan trọng trong xuất khẩu
nông sản. Trong vài năm gần đây kinh tế nông nghiệp cả nước tăng trưởng ở mức ổn định
5 – 7% năm, mang lại thu nhập cho nông dân sống ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm
nghèo, đảm bảo an ninh lương thực cho xã hội, góp phần ổn định kinh tế xã hội của đất
nước. Bón phân là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quyết định đến năng suất, chất lượng
sản phẩm cây trồng, hiệu quả và thu nhập của người sản xuất. Thực tiễn sản xuất của nhiều
nước trên thế giới cũng như ở nước ta trong những năm qua đã chứng minh rằng, không có
phân bón đặc biệt là phân hóa học thì không thể đạt năng suất và chất lượng cao. Nếu
không có phân hóa học, nông nghiệp không thể nào tăng gấp 4 lần sản lượng trong vòng 50
năm, trở thành một trong các yếu tố cơ bản để tăng mức sống và trình độ văn minh. Phân
bón hóa học đã chiếm lĩnh chủ yếu trong các loại phân được sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp của hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên hiện nay, việc lạm dụng phân hóa học
trong sản xuất nông nghiệp gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nông thôn. Trong số
phân bón cây không được sử dụng, một phần được giữ lại trong các keo đất là nguồn dự
trữ cho vụ sau; một phần bị rửa trôi theo nước mặt và chảy vào ao, hồ, sông suối gây ô
nhiễm nguồn nước mặt; một phần bị trực di (thấm rút theo chiều dọc) xuống tầng nước

ngầm và một phần nị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô
nhiễm không khí… Như vậy gây ô nhiễm môi trường của phân bón trên diện rộng và lâu
dài của phân bón là việc xảy ra hàng ngày, hàng giờ của vùng sản xuất nông nghiệp.
Ở các vùng nông thôn, sản xuất nông nghiệp thường được hoạt động dựa trên kinh
nghiệm của người nông dân nên việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp cũng không
được trang bị những kiến thức cần thiết trong cách sử dụng. Việc sử dụng quá liều lượng
Nguyễn Thị Hạnh K52 – xã hội học
2
Thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ở Việt Nam hiện nay
hay không sử dụng đúng cách là nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm nguồn nước và
nguồn đất ở các vùng nông thôn hiện nay.
Có thể thấy bài viết đã đề cập đến một hiện tượng phổ biến hiện nay trong sản xuất
nông nghiệp ở nông thôn là sử dụng phân bón quá nhiều trong sản xuất đã làm ô nhiễm đến
các nguồn thiên nhiên. Tác giả đã đưa ra những số liệu phản ánh tình trạng sử dụng phân
hóa học trong những năm gần đây, những hạn chế của người dân trong cách thức sử dụng
phân bón trong trồng trọt. Tuy nhiên đây chỉ là bài nghiên cứu dựa trên những số liệu về
tình hình sử dụng và nhập khẩu phân bón ở Việt Nam mà không đi sâu vào nghiên cứu cụ
thể ở một địa phương hay vùng sản xuất nông nghiệp nào nên không đánh giá được những
tác động của việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp hiện nay ảnh hưởng như thế nào
đến môi trường.
Nhiều bài viết, bài nghiên cứu của các nhà khoa học cũng đã đề cập đến sự ô nhiễm
môi trường ở nông thôn. Trong bài viết “ Môi trường nông thôn và một số giải pháp định
hướng” của T.S Đinh Hạnh Thưng và T.S Đặng Quốc Nam, đăng trên tạp chí Bảo vệ môi
trường số 2 - 2002 đã chỉ ra trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ngày càng nhanh không
đi cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, không được bồi dưỡng kịp thời về
các kiến thức sản xuất mới, lại thiếu hiểu biết về vệ sinh môi trường cũng như vệ sinh lao
động, cho nên việc đa dạng hóa hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương đã
làm ô nhiễm môi trường. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã đề cập đến quá trình phát triển
nông nghiệp bộc lộ một số hạn chế: Ví dụ ở các làng nghề chăn nuôi phát triển như chăn
nuôi lợn, nuôi bò sữa … các loại chất thải không được xử lý đã gây ô nhiễm không khí,

nước mặt cũng như nước ngầm. Hay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất
nông nghiệp ngày càng tăng cũng như việc sử dụng hóa chất nông nghiệp và máy nông
nghiệp ở Việt Nam tăng mạnh trong những năm qua đã tác động đến nguồn đất, nguồn
nước…Trong bài nghiên cứu này, người nghiên cứu đã đưa ra những con số được thống kê
về số liệu sử dụng hóa chất nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Đặc
biệt việc sử dụng hàm lượng thuốc hóa hoc, thuốc bảo vệ thực vật còn quá số lượng cho
phép đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe của con người. Bài viết còn đề
cập đến sự phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không có sự quy hoạch nên đã
gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ví dụ như tình hình ô nhiễm nước ở làng nghề chế
biến thực phẩm, dệt nhuộm, gia công cơ khí, chế biến nhựa phế thải, làm đồ gốm… không
Nguyễn Thị Hạnh K52 – xã hội học
3
Thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ở Việt Nam hiện nay
những làm ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất và nước, thậm chí mức ô nhiễm để
lại hậu quả nguy hiểm cho nhiều năm sau. Bài viết đã đưa ra những số liệu để phản ánh
thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn trong quá trình thay đổi nền kinh tế. Bài viết đã
nêu lên những hoạt động ở nông thôn đang gây ảnh hưởng đến môi trường, tác giả đã đưa
ra khá đầy đủ hiện trạng ô nhiễm môi trường nông thôn hiện nay, tuy nhiên lại chưa đưa ra
được những số liệu khoa học về mức độ mà các hoạt động sản xuất gây ra cho môi trường.
Đây chỉ là bài nghiên cứu khoa học nhỏ nên không thể đánh giá được tổng quan được hiện
trạng môi trường nông thôn hiện nay.
Trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi đóng góp vai trò quan trọng trong cơ cấu
nông nghiệp. Tuy nhiên bài viết: “Ô nhiễm môi trường nông thôn chủ yếu do ý thức của
người chăn nuôi”, đăng trên trang Web: thì phản ánh tình trạng
rác thải trong chăn nuôi đang gây ô nhiễm đối với môi trường xung quanh. Bài viết chỉ đề
cập đến ý thức của người dân trong việc chăn nuôi, chưa đưa ra những số liệu phản ánh
tình trạng chăn nuôi ở nước ta hiện nay và không có những đánh giá về mức độ ô nhiễm do
rác thải trong chăn nuôi gây ra đối với môi trường sống và sức khỏe của những người chịu
tác động trực tiếp từ nó.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải chăn nuôi gây ra không phải là hiện

tượng mới vì hiện nay có khoảng 76% dân số nước ta sinh sống ở nông thôn, phần lớn các
chất thải của con người và gia súc ở đây không được xử lý, thấm xuống đất hoặc rửa trôi
gây ô nhiễm nguồn nước. Lượng nước thải của các cơ sở chăn nuôi tập trung, chế biến
thủy sản đông lạnh cũng rất lớn, từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn mét khối trong một
năm không được xử lý đã thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên gây ra những hôi thối, ảnh
hưởng đến không khí, nguồn nước. Nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, những
người dân sống xunh quanh khu vực này thường mắc các căn bệnh về đường ruột, sốt xuất
huyết, đau mắt, phụ khoa…
Hiện tượng rác thải do chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường là do cơ sở hạ tầng ở
nông thôn còn lạc hậu, tập quán sinh hoạt của người chăn nuôi còn mang nặng tính truyền
thống nên không có các biện pháp xử lý chất thải của động vật chăn nuôi. Nguyên nhân thứ
hai là việc chăn nuôi thường rải rác ở các hộ dân cư, không được chuyên môn hóa tập
trung nên không có sự quản lý của các cơ quan chức năng về môi trường. Nguyên nhân thứ
Nguyễn Thị Hạnh K52 – xã hội học
4
Thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ở Việt Nam hiện nay
ba là sự quản lý lỏng lẻo, yếu kém của các cấp chính quyền đã gây ra tình trạng nước thải
của động vật chăn nuôi được trực tiếp thải ra môi trường sống.
Trong bài viết “Ô nhiễm môi trường nông thôn: thực trạng và giải pháp” của tác giả
Quang Huy được đăng trên tạp chí Tổng quan số 3 – 2010 đã đề cập nhiều đến vấn đề rác
thải ở nông thôn. Theo tác giả, do nhu cầu phát triển kinh tế, người dân đang mở rộng quy
mô chuồng trại nhưng không thay đổi phương thức chăn nuôi nên phân và nước thải gia
súc chưa qua xử lý vẫn được thải ra rãnh nước đường làng; nhiều nhà nông thôn sống dọc
các dòng sông hàng ngày trực tiếp xả chất thải sinh hoạt xuống sông gây ô nhiễm môi
trường; ngoài ra ở hầu hết các cụm chợ xã, chợ lẻ có các đội vệ sinh môi trường gom rác
thải nhưng hình thức xử lý vẫn chỉ là đốt và tự chôn lấp, tuy nhiên ở các chợ xã còn gặp
khó khăn vì không có bãi xử lý rác thải vì vậy rác thường được tập trung một góc chợ,
hoặc đốt gần khu vực dân cư.
Như vậy tình trạng rác thải ở nông thôn hiện nay đang gây ra những vấn đề gay gắt
về môi trường. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên mà nó còn ảnh hưởng

trực tiếp đến đời sống của người dân. Nguyên nhân khiến môi trường nông thôn ngày càng
bị ô nhiễm là do nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường nhìn chung còn hạn chế,
đa số người dân chưa có ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên,
tình trạng vứt rác, xả rác thải bừa bãi ra các khu đất trống và khu công cộng xảy ra ở nhiều
nơi…Ngoài ra cũng phải kể đến hệ thống quản lý môi trường ở các cấp chính quyền địa
phương còn chưa quan tâm đến các vấn đề môi trường. Công tác tuyên truyền, giáo dục,
nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường chưa toàn diện. Đặc biệt phải kể đến cơ sở hạ
tầng thiết yếu về môi trường như bãi chôn lấp rác thải và xử lý nước thải tập trung chưa
được đầu tư xây dựng. Điều đó cho thấy hiện nay ở nông thôn Việt Nam, vấn đề môi
trường chưa được quan tâm, sự ô nhiễm môi trường do người dân không có ý thức bảo vệ
đang gây ra ảnh hưởng rất lớn đến thiên nhiên như sông, ao, hồ, nguồn đất, nguồn nước.
Hiện tượng rác thải sinh hoạt ở nông thôn cũng được quan tâm, trong bài viết “Ô
nhiễm môi trường ở nông thôn” được đăng trên trang Web: ,
người viết đã nêu lên tình trạng dịch vụ thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn chưa phát
triển, sự quan tâm của các cấp địa phương về vấn đề môi trường không cao, do đó rác thải
được người dân vứt ra khắp nơi, từ ven nhà, tường làng, ngõ xóm, đến kênh mương, ao
Nguyễn Thị Hạnh K52 – xã hội học
5

×