Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Báo cáo thực tập cảm biến với biến tần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.04 KB, 20 trang )

Mục lục
I.cảm biến
1.cảm biến quang
-đặc tính kỹ thuật
-nguyên lý
-sơ đồ đấu dây
2.cảm biến tiệm cận
-định nghĩa
-đặc tính kỹ thuật
-nguyên lý hoạt động
3.cảm biến áp suất
-đặc tính kỹ thuật
-cấu tạo
-nguyên lý hoạt động
4.cảm biến siêu âm
-đặc tính kỹ thuật
-kết nối bên ngoài
II.biến tần
1.tìm hiểu về biến tần omron
2.tuyến dẫn một chiều
3.IGBT
4.bộ điện kháng xoay chiều
5.bộ điện kháng một chiều
6.điện trở hãm
7.các thông số cài đặt
8.điều khiển động cơ
Báo cáo thực tập phần cảm biến và biến tần
Phần cảm biến.
Cảm biến quang E3FN
- Khảo sát thông số: Có các model phản xạ khuếch tán & phản xạ gương (cho phép
phát hiện cả vật trong suốt)


- Hinh trụ trong M18
- Đầu ra NPN hoặc PNP có sẵn dây nối
- Khỏang cách phát hiện: 100mm/300mm (model phản xạ khuếch tán) & 2m (model
Phản xạ gương)
- E3FN-P18KR2-WP-BD, E3FN-P18KR2-WP-CD (Phản xạ gương 2 m )
- E3FN-P18KDR3T-WP-BL E3FN-P18KDR3T-WP-CL (phản xạ khuếch tán 300 mm)
- Chú ý: Model này chỉ dành cho các nhà chế tạo máy & làm tủ bảng
Khoảng cách
phát hiện Ngõ ra PNP Ngõ ra NPN
Phản xạ khuếch
tán 100 mm
E3FN-P18KDR1-WP-
BL
E3FN-P18KDR1-WP-
CL
Phản xạ khuếch
tán 300 mm
E3FN-P18KDR3T-WP-
BL
E3FN-P18KDR3T-WP-
CL
Phản xạ gương 2 m
E3FN-P18KR2-WP-
BD E3FN-P18KR2-WP-CD
- Nguồn cung cấp: 10 – 30(VDC)
- Điều khiển đầu ra: dòng tải 20mA max
- Nguồn sang: ánh sang hồng ngoại led
- Thời gian đáp ứng: 10ms (max)
- Nhiệt độ môi trường xung quanh: −25°C to 55°C (độ C)
- Độ ẩm: khi hoạt động 35% >85% (không đóng băng hay ngưng tụ)

- Nguyên lý hoạt động:hoạt động theo nguyên lý phản xạ ánh sáng, không tiếp xúc
với vật thể cần phát hiện, có thể phát hiện vật từ khoảng cách xa, không bị hao
mòn/tuổi thọ cao,phát hiện mọi loại vật thể/vật chất.
- Nguyên lý hoạt động gồm 4 chế độ hoạt động cơ bản.
- Chế độ thu phát
- chế độ phản xạ(gương)
- chế độ phản xạ khuếch tán
- chế độ chống ảnh hưởng của nền
- Ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về 4 chế độ này.
- Thu phát: cảm biến dạng thu phát có bộ phát và thu sáng riêng. Bộ phát truyền ánh
sáng đi và bộ thu nhận ánh sáng. Nếu có vật thể chắn nguồn sáng giữa hai phần
này thì sẽ có tín hiệu ra của cảm biến.
- Phản xạ gương: bộ phát truyền ánh sáng tới một gương phản chiếu lăng kính đặc
biệt, và phản xạ lại bộ thu của cảm biến. nếu vật thể xem vào luồng sáng, cảm biến
sẽ phát tín hiệu ra.
- Phản xạ khuếch tán: cảm biến loại này truyền ánh sáng từ bộ phát tới vật thể. Vật
thể này sẽ phản xạ lại một phần ánh sáng(phản xạ khuếch tán) ngược trở lại bộ thu
của cảm biến, kích hoạt tín hiệu ra.
- Hạn chế nhiễu của nền: đây là cảm biến phản xạ khuếch tán đặc biệt. trong khi loại
thường phát hiện tổng lượng ánh sáng nhận được, loại BGS phát hiện góc của ánh
sáng phản xạ. công nghệ này có tên là triangulation(phép đạc tam giác). Bởi vậy,
độ nhạy của cảm biến sẽ không phụ thuộc vào màu sắc hay nền sau vật.
- Sơ đồ đấu nối:
- Đầu ra PNP:
- Đầu ra NPN:
Cảm biến tiệm cận
Định nghĩa:
- Cảm biến tiệm cận bao gồm tất cả các loại cảm biến phát hiện vật thể không cần
tiếp xúc như công tắc hành trình mà dựa trên những mối quan hệ vật lý giữa cảm
biến và vật thể cần phát hiện. Cảm biến tiệm cận chuyển đổi tín hiệu về sự chuyển

động hoặc xuất hiện của vật thể thành tín hiệu điện. Có 3 hệ thống phát hiện để
thực hiện công việc chuyển đổi này: hệ thống sử dụng dòng điện xoáy được phát
ra trong vật thể kim loại nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ, hệ thống sử dụng sự
thay đổi điện dung khi đến gần vật thể cần phát hiện, hệ thống sử dụng nam châm
và hệ thống chuyển mạch cộng từ
Thông số kỹ thuật:
Cảm biến tiệm cận cảm ứng
Cảm biến tiệm cận điện dung
Nguyên lý hoạt động:
- Cảm biến tiệm cận kiểu điện cảm phát hiện sự suy giảm từ tính do dòng điện xoáy
sinh ra trên bề mặt vật dẫn do từ trường ngoài. Trường điện từ xoay chiều sinh ra
trên cuộn dây và thay đổi trở kháng phụ thuộc vào dòng điện xoáy trên bề mặt vật
thể kim loại được phát hiện.
- Một phương pháp khác để phát hiện vật thể bằng nhôm nhờ phát hiện pha của tần
số. Tất cả các cảm biến phát hiện kim loại đều sử dụng cuộn dây để phát hiện sự thay đổi
điện cảm. Ngoài ra còn có loại cảm biến đáp ứng xung, loại này phát ra dòng điện xoáy
dưới dạng xung và phát hiện số lần thay đổi dòng điện xoáy với điện áp sinh ra trên cuộn
dây. Vật thể cần phát hiện và cảm biến khi tiến gần nhau giồng như hiện tượng cảm ứng
điện từ trong máy biến áp.
Nguyen lý phát hiện cảm biến điện dung:
cảm biến tiệm cận kiểu điện dung phát hiện sự thay đổi điện dung giữa cảm biến và đối
tượng cần phát hiện. Giá trị điện dung phụ thuộc vào kích thước và khoảng cách của đối
tượng. Một cảm biến tiệm cận điện dung thông thường tương tự như tụ điện với 2 bản
điện cực song song, và điện dung thay đổi giữa 2 bản cực đó sẽ được phát hiện. Một tấm
điện cực là đối tượng cần phát hiện và một tấm kia là bề mặt của cảm biến. Đối tượng có
thể được phát hiện phụ thuộc vào giá trị điện môi của chúng.
-Cảm biến tiệm cận cảm ứng: phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện từ.
( thiết bị này chỉ phát hiện được kim loại)
-Cảm ứng tiệm cận điện dung: phát hiện ra các vật bằng cách tạo ra trường điện
dung tĩnh điện. do đó, thiết bị này có thể phát hiện mọi loại vật.

Cảm biến áp suất:E8AA
Đặc tính kỹ thuật
Nguồn cung cấp: 12  24 VDC ±10%
Dòng tiêu thụ: 40 mA max
Dải đo: 0  500 kPa
Áp lực chịu đựng: 980 kPa
Độ chính xác(đầu ra tuyến tính): ±1% FS max
Trễ(đầu ra tuyến tính): ±0.5% FS max
Thời gian đáp ứng: 100 ms max
Nhiệt độ môi trường xung quanh: −10°C  60°C đạt độ kín IEC 60529 IP66
Độ ẩm môi trường xung quanh: 35%  95%
Cường độ điện môi: 1000 VAC, 1 phút
Điện trở cách điện: 100 MΩmin
Chống rung: 10 đến 500 Hz, 1,5-mm biên độ tăng gấp đôi hoặc 100 m/s2
Môi Trường kiểm tra là chất lỏng và khí không ăn mòn và không cháy.
Cấu tạo
màng đôi gồm SUS316L không gỉ
thép và silicone màng được áp dụng cho một loạt các
khí và chất lỏng.
Nguyên lý hoạt động
Kích thước
Sơ đồ đấu dây
Cảm biến siêu âm OMRON E4A-3K
đặc tính kỹ thuật
Nguồn cấp: 100, 110, 200, and 220 VAC ± 10% at 50/60 Hz
công suất tiêu thụ: 2.5 VA
khoảng cách điều chỉnh: 0.3 and 3 m (có thể chọn 0.3 and 2
m hoặc 1.3 and 3 m)
kích thước vật cảm biến nhỏ nhất: 50 x 50 mm (mặt phẳng)
tần số siêu âm: 40kHz

góc nhìn: 25°
thời gian đáp ứng: 0.25s
ngõ ra điều khiển: SPDT, 3 A at 220 VAC
nhiệt độ làm việc: –20°C  55°C
độ ẩm làm việc: 45%  85%
điện trở cách điện: 20 MΩ min
cường độ điện môi: 1,500 VAC, 50/60 Hz trong 1 min
chống rung: 10  25 hz
tiêu chuẩn chuẩn: IEC IP60.
Kết nối bên ngoài
Phần biến tần
1.1 Tìm hiểu về biến tần Ormon :
Thông qua quá trình hoạt động của biến tần, ta có thể rút ra cấu tạo biến tần gồm mạch
chỉnh lưu, mạch một chiều trung gian (DC link), mạch nghịch lưu và phần điều khiển (hình
vẽ)
*Các bộ phận chính của biến tần:
1/ Bộ chỉnh lưu
Phần đầu tiên trong quá trình biến điện áp đầu vào thành đầu ra mong muốn cho động cơ là
quá trình chỉnh lưu. Điều này đạt được bằng cách sử dụng bộ chỉnh lưu cầu đi-ốt sóng toàn
phần.
Bộ chỉnh lưu cầu đi-ốt tương tự với các bộ chỉnh lưu thường thấy trong bộ nguồn, trong đó
dòng điện xoay chiều một pha được chuyển đổi thành một chiều. Tuy nhiên, cầu đi-ốt được
sử dụng trong Biến tần cũng có thể cấu hình đi-ốt bổ sung để cho phép chuyển đổi từ điện
xoay chiều ba pha thành điện một chiều.
Các đi-ốt chỉ cho phép luồng điện theo một hướng, vì vậy cầu đi-ốt hướng dòng electron của
điện năng từ Dòng Xoay chiều (AC) thành Dòng Một chiều (DC).
2/ Tuyến dẫn Một chiều
Tuyến dẫn Một chiều là một giàn tụ điện lưu trữ điện áp Một chiều đã chỉnh lưu. Một tụ
điện có thể trữ một điện tích lớn, nhưng sắp xếp chúng theo cấu hình Tuyến dẫn Một chiều
sẽ làm tăng điện dung.

Điện áp đã lưu trữ sẽ được sử dụng trong giai đoạn tiếp theo khi IGBT tạo ra điện năng cho
động cơ.
3/ IGBT
Thiết bị IGBT được công nhận cho hiệu suất cao và chuyển mạch nhanh. Trong biến tần,
IGBT được bật và tắt theo trình tự để tạo xung với các độ rộng khác nhau từ điện áp Tuyến
dẫn Một chiều được trữ trong tụ điện.
Bằng cách sử dụng Điều biến Độ rộng Xung hoặc PWM, IGBT có thể được bật và tắt theo
trình tự giống với sóng dạng sin được áp dụng trên sóng mang.
Trong hình bên dưới, sóng hình tam giác nhiều chấm biểu thị sóng mang và đường tròn biểu
thị một phần sóng dạng sin.
Nếu IGBT được bật và tắt tại mỗi điểm giao giữa sóng dạng sin và sóng mang, độ rộng
xung có thể thay đổi.
PWM có thể được sử dụng để tạo đầu ra cho động cơ giống hệt với sóng dạng sin. Tín hiệu
này được sử dụng để điều khiển tốc độ và mô-men xoắn của động cơ.
4/ Bộ điện kháng Xoay chiều
Bộ điện kháng dòng Xoay chiều là cuộn cảm hoặc cuộn dây. Cuộn cảm lưu trữ năng lượng
trong từ trường được tạo ra trong cuộn dây và chống thay đổi dòng điện.
Bộ điện kháng dòng giúp giảm méo sóng hài, tức là nhiễu trên dòng xoay chiều. Ngoài ra,
bộ điện kháng dòng Xoay chiều sẽ giảm mức đỉnh của dòng điện lưới hay nói cách khách là
giảm dòng chồng trên Tuyến dẫn Một chiều. Giảm dòng chồng trên Tuyến dẫn Một chiều sẽ
cho phép tụ điện chạy mát hơn và do đó sử dụng được lâu hơn.
Bộ điện kháng dòng Xoay chiều có thể hoạt động như một bộ hoãn xung để bảo vệ mạch
chỉnh lưu đầu vào khỏi nhiễu và xung gây ra do bật và tắt các tải điện cảm khác bằng bộ
ngắt mạch hoặc khởi động từ.
Có vài nhược điểm khi sử dụng bộ điện kháng, như chi phí tăng thêm, cần nhiều không gian
pa-nen hơn và đôi khi là giảm hiệu suất.
Trong các trường hợp hiếm gặp, bộ điện kháng dòng có thể được sử dụng ở phía đầu ra của
Biến tần để bù cho động cơ có điện cảm thấp, nhưng điều này thường không cần thiết do
hiệu suất hoạt động tốt của công nghệ IGBT.
5/ Bộ điện kháng Một chiều

Bộ điện kháng Một chiều giới hạn tốc độ thay đổi dòng tức thời trên tuyến dẫn Một chiều.
Việc giảm tốc độ thay đổi này sẽ cho phép bộ truyền động phát hiện các sự cố tiềm ẩn trước
khi xảy ra hỏng hóc và ngắt bộ truyền động ra.
Bộ điện kháng Một chiều thường được lắp đặt giữa bộ chỉnh lưu và tụ điện trên các bộ Biến
tần 7,5 kW trở lên. Bộ điện kháng Một chiều có thể nhỏ và rẻ hơn Bộ điện kháng Xoay
chiều.
Bộ điện kháng Một chiều giúp hiện tượng méo sóng hài và dòng chồng không làm hỏng tụ
điện, tuy nhiên bộ điện kháng này không cung cấp bất kỳ bảo vệ chống hoãn xung nào cho
bộ chỉnh lưu.
6/ Điện trở Hãm
Tải có lực quán tính cao và tải thẳng đứng có thể làm tăng tốc động cơ khi động cơ cố chạy
chậm hoặc dừng. Hiện tượng tăng tốc động cơ này có thể khiến động cơ hoạt động như một
máy phát điện.
Khi động cơ tạo ra điện áp, điện áp này sẽ quay trở lại tuyến dẫn Một chiều.
Lượng điện thừa này cần phải được xử lý bằng cách nào đó. Điện trở được sử dụng để
nhanh chóng “đốt cháy hết” lượng điện thừa này được tạo ra bởi hiện tượng này bằng cách
biến lượng điện thừa thành nhiệt.
Nếu không có điện trở, mỗi lần hiện tượng tăng tốc này xảy ra, bộ truyền động có thể ngắt
do Lỗi Quá áp trên Tuyến dẫn Một chiều
*Nguyên lý làm việc :
Cách thức hoạt động cơ bản của bộ biến tần cũng khá đơn giản. Chủ yếu qua 2 công đoạn
sau:
• Công đoạn 1: Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và
lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh
lưu cầu diode và tụ điện. Điện đầu vào có thể là một pha hoặc ba pha, nhưng nó sẽ ở
mức điện áp và tần số cố định.
• Công đoạn 2: Điện áp một chiều ở trên sẽ được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp
xoay chiều 3 pha đối xứng. Mới đầu, điện áp Một chiều được tạo ra sẽ được trữ trong
giàn tụ điện. Điện áp một chiều này ở mức rất cao. Tiếp theo, thông qua trình tự kích
hoạt thích hợp bộ biến đổi IGBT (IGBT là từ viết tắt của Tranzito Lưỡng cực có

Cổng Cách điện hoạt động giống như một công tắc bật và tắt cực nhanh để tạo dạng
sóng đầu ra của Biến tần) của Biến tần sẽ tạo ra một điện áp Xoay chiều ba pha bằng
phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và
công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số
siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.
Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp
tuỳ theo bộ điều khiển (khi cần tăng hoặc giảm tốc độ của động cơ)

*Các thông số kĩ thuật:
Biến tần 3G3MV :
+Đầu vào:
-Điện áp :3 pha 380÷460V
-Tần số :50/60 Hz
-Dòng điện :23,8A
+Đầu ra:
-Điện áp: 0÷460V
-Tần số: 0÷400 Hz
-Dòng điện: 18A
+Công suất: 7,5KW
+Điều khiển theo chế độ V/f
+Dải tần số : 0÷60 Hz
+Biến tần có 2 chế độ điều khiển : tại chỗ và từ xa
+Khối lượng: 4,8 Kg
7.Các thông số cài đặt:
+Khởi động:
+>Thiết lập thông số ban đầu:
-Lựa chọn cấn ghi thông số /đặt giá trị khởi đầu thông số (n01)
Đặt n01=4 sao cho các thông số n01 đến n179 có thể đặt hay hiển thị.
Các giá trị đặt:
Giá trị Mô tả

0 Chỉn01 có thể được hiển thịvà đặt. n02 đến n79 chỉhiển thị
1 N01 đến n49 có thể đặt và hiển thị(các thiết lập nhóm 1)
2 N01 đến n79 có thể đặt và hiển thị(các thiết lập nhóm 1 và 2)
3 N01 đến n119 có thể đặt và hiển thị(các thiết lập nhóm 1 đến 3)
4 N01 đến n179 có thể đặt và hiển thị(các thiết lập nhóm 1 đến 4)
6 Xoá bản ghi lỗi
8 Khởi đầu tất cả các thông số theo logic 2 dây để các thông số sẽ quay về giá trị mặc định
9 Khởi đầu tất cả các thông số theo logic 3 dây
10 Dùng cho logic 2 dây ở Mỹ
11 Dùng cho logic 3 dây ở Mỹ
-Đặt chế độ điều khiển (n002):
3G3MV có thể hoạt động ở chế độ điều khiển V/f hay vector tuỳ theo
ứng dụng
Chế độ điều khiển vector
Biến tần khi ở chế độ điều khiển vector sẽ tính toán vector của tình trạng hoạt
động của motor. Nhờ đó, có thể tạo ra momen tới 150% định mức ở tần số
nhỏ cỡ1Hz. Điều khiển vector cho phép điều khiển motor mạnh hơn là dùng
điều khiển kiểu V/f và cho phép triệt tiêu dao động vềtốc độbất kểtình trạng
tải. Thông thường nên đặt ởchế độnày.
Chế độ điều khiển V/f
Chế độ này thuận tiện khi thay thế1 biến tần thông thường bằng 3G3MV bởi
vì biến tần có thể hoạt động mà không cần biết các thông số của motor. Hơn
nữa, phải đặt biến tần ởchế độnày nếu biến tần tần phải nối với nhiều hơn 1
motor hay các motor dặc biệt như motor tốc độ cao.
Các giá trị đặt
0 Chế độV/f
1 Chế độ vector
-Đặt tần số chuẩn:
Chế độ từ xa: Lựa chọn và đặt 1 trong 10 tần số chuẩn ở n04
Chế độ tại chỗ: Lựa chọn và đặt 1 trong 2 tần số chuẩn ở n08

Lựa chọn tần số chuẩn (n04) ở chế độ từ xa
Lựa chọn phương thức của đầu vào tần số chuẩn ở chế độ từ
xa
Có 5 tần số chuẩn ở chế độ từ xa. Chọn 1 trong số các tần số
này tuỳ theo ứng dụng
Giá trị Mô tả
0 Cho phép núm chỉnh FREQ
1 Cho phép tần sốchuẩn 1 (n24)
2 Cho phép đầu vào điều khiển tần số chuẩn (0 -10 V)
3 Cho phép đầu vào điều khiển tần số chuẩn (4-20mA)
4 Cho phép đầu vào điều khiển tần sốchuẩn (0-20mA)
5 Cho phép đầu vào xung
6 Tần số chuẩn (002Hex) bằng truyền tin RS485
7 Cho phép đầu vào áp analog (0-10V). Thiết lập này không nhất thiết phải đặt trừ khi cần
có 2 đầu vào analog ở điều khiển PID
8 Cho phép đầu vào dòng analog (4-20mA). Thiết lập này không nhất thiết phải đặt trừ khi
cần có 2 đầu vào analog ở điều khiển PID
9 Cho phép đầu vào tần số chuẩn từ card Compobus/D
-Dừng ,đảo chiều:
Bấm Mode để bật đèn FREF. Theo dõi tần số chuẩn.
Bấm RUN. Đèn RUN sẽ sáng
Vặn núm FREQ theo chiều kim đồng hồ.
Tần số chuẩn được theo dõi sẽ hiển thị
Motor sẽ bắt đầu quay theo chiều thuận theo tần sốchuẩn
Bấm Mode đẻ bật đèn F/R “For” sẽ hiển thị
Dùng phím Tăng/Giảm để thay đổi chiều quay của motor. Chiều quay motor được lựa chọn
sẽ được cho phép khi màn hiển thị thay đổi sau khi phím được bấm
-Vận hành biến tần :
Dùng màn hình hiển thị và hệ thống nút bấm
8.Điều khiển động cơ:

-Các phương pháp điều khiển động cơ dùng biến tần :
+ Điều khiển với tháo tác tại chỗ: Cài đặt các thông số của chế độ điều khiển tại chỗ : n01=1
, n02=0 ,n03=0 ,n04=0 hoặc n08=0
+Điều khiển từ xa: cài đặt thông số điều khiển từ xa : n01=1, n02=0 , n03=1 , n04=2
Điều khiển từ xa bằng cách đấu 2 hay 3 dây n08=1(2 dây ) , n09=1(3 dây) :n02=1, n03=1,
n04=2 ,n50 =1 ,n51=2 n52=0
-Đặc điểm của hệ biến tần động cơ không đồng bộ: động cơ có thể điều chỉnh nhiều cấp tốc
độ , dải điều chỉnh rộng, khống chế dòng khởi động động cơ giúp quá trình khởi động êm ái
(mềm) nâng cao độ bền kết cấu cơ khí; giảm thiểu chi phí lắp đặt, bảo trì; tiết kiệm không
gian lắp đặt; các chế độ tiết kiệm năng lượng, có thể kiểm soát được nó thông qua các chế
độ bảo vệ quá tải, quá nhiệt, quá dòng, quá áp, thấp áp, lỗi mất pha, lệch pha,… của biến
tần.,
-Mạch nguyên lý điều khiển cơ bản :dùng nút nhấn làm tín hiệu kích hoạt ,ngừng ,chiết áp
để điều chỉnh tần số.
-Cài đặt tham số ,vận hành hệ truyền động vừa xây dựng:
Cài đặt các giá trị n01=1 , n02=0,n03=1 =>n004=2
N01=8 ,n02=0,n03=1,n04=2 ,n50=1 ,n51=2, n52=0
Ở biến tần OMRON 3G3MV có các cách lựa chọn cho phép chạy được thiết lập ở thông số
n003. Ở đây, bạn sử dụng cách điều khiển kiểu nối 2 dây hoặc 3 dây thông qua đầu vào đa
năng (đặt n003 = 1).
- Với kiểu nối 2 dây thì bạn đấu nối như sau:
Nếu bạn đấu dây cho tín hiệu FORWARD vào cầu S1, REVERSE vào cầu S2 thì thiết lập
thêm thông số n050 = 1, n051 = 2.
Như vậy, nếu bạn muốn động cơ chạy theo chiều thuận thì đóng tiếp điểm Forward lại. Khi
muốn động cơ quay ngược lại thì đóng tiếp điểm Reverse lại. 2 tiếp điểm này không đóng
đồng thời. Hở các tiếp điểm này ra thì động cơ dừng.
- Với kiểu nối 3 dây thì sơ đồ như sau:
Ở cách điều khiển này bạn chỉ thiết lập thông số n052 = 0.
Như hình vẽ thì việc chạy/ dừng sẽ được điều khiển bởi nút bấm Run/Stop. Còn chạy thuận/
ngược được điều khiển bởi tiếp điểm đưa vào đầu nối S3 (khi tiếp điểm này hở thì động cơ

chạy thuận, tiếp điểm này đóng thì động cơ chạy ngược).

×