Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN TRÊN NÁI NUÔI CON TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.43 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN TRÊN NÁI NUÔI
CON TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ
TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN
Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2002-2007

Tháng 11/2007


KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN TRÊN NÁI NUÔI CON TẠI
TRẠI CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y


Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS BÙI HUY NHƯ PHÚC

Tháng 11 năm 2007
i


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm tạ
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
BỘ Môn Dinh Dưỡng – Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ chúng tôi trong thời gian học tập.
Chủ trại Chăn Ni Heo Xn Phú thuộc tỉnh Đồng Nai.
Tồn thể các cô chú, anh chị em công nhân trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Chân thành biết ơn
PGS.TS Bùi Huy Như Phúc đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực tập hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn đến
Tất cả các bạn bè thân yêu đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập
và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Nguyễn Thị Bích Vân

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ ngày 2/5/2007 đến ngày 15/9/2007 tại trại chăn nuôi
heo Xuân phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai với mục đích đánh giá sức sinh sản
của hai nhóm giống heo nái Yorkshire và Landrace hiện ni ở trại, nhằm có những

biện pháp tác động cải thiện và nâng cao năng suất của đàn heo nái tại trại.
Số liệu theo dõi khảo sát được của 79 heo nái Yorkshire và 93 heo nái
Landrace.
Kết quả cho thấy một số chỉ tiêu sinh sản trung bình của đàn heo nái khảo sát
được như sau:
Tuổi phối giống lần đầu : 245,2 ngày
Tuổi đẻ lứa đầu: 361,1 ngày
Số lứa đẻ của nái trên năm: 2,48 lứa
Số con đẻ ra trên ổ: 11,52 con/ổ
Số con chọn nuôi: 11,2 con/ổ
Trọng lượng tồn ổ heo con chọn ni: 20,4 kg/con
Trọng lượng bình qn heo con chọn ni: 1,82 kg/con
Trọng lượng heo con cai sữa: 61 kg/ổ
Trọng lượng bình quân heo con cai sữa: 5,58 kg/con
Khối lương giảm trọng: 18,96 kg
Bình quân lượng thức ăn nái trên ngày: 4,99 kg/

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các từ viết tắt.............................................................................................. viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ix
Danh sách các biểu đồ ....................................................................................................xi
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU......................................................................................1
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................1
1.2.2 u cầu ...................................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................2
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ ......2
2.1.1 Lịch sử hình thành trại............................................................................................2
2.1.2 Vị trí địa lý..............................................................................................................2
2.1.3 Nhiệm vụ của trại ...................................................................................................2
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của trại ...........................................................................................2
2.1.5 Cơ cấu đàn ..............................................................................................................3
2.1.6 Nguồn gốc con giống..............................................................................................3
2.2 GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ CÁC GIỐNG HEO KHẢO SÁT Ở TRẠI.....................3
2.2.1 Landrace .................................................................................................................3
2.2.2 Yorkshire ................................................................................................................3
2.3 ĐIỀU KIỆN CHĂM SĨC VÀ NI DƯỠNG........................................................4
2.3.1 Hệ thống chuồng trại ..............................................................................................4
2.3.2 Thức ăn và nước uống ............................................................................................4
2.3.3 Chăm sóc và ni dưỡng ........................................................................................5
2.3.4 Quy trình vệ sinh thú y và tiêm phòng cho heo......................................................6
2.3.4.1 Quy trình vệ sinh thú y ........................................................................................6
iv


2.3.4.2 Quy trình tiêm phịng...........................................................................................7
2.4 NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH SỨC SINH SẢN CỦA NÁI ..............................8
2.4.1 Tuổi thành thục.......................................................................................................8
2.4.2 Tuổi đẻ lứa đầu .......................................................................................................8
2.4.3 Tuổi phối lần đầu....................................................................................................8
2.4.4 Số con đẻ ra trên ổ ..................................................................................................8

2.4.5 Số lứa đẻ của nái trên năm......................................................................................9
2.4.6 Số heo con còn sống và số heo con cai sữa của nái trên năm ................................9
2.4.7 Trọng lượng heo con sơ sinh ..................................................................................9
2.4.8 Trọng lượng heo con cai sữa ..................................................................................9
2.4.9 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa của nái trên năm..........................................10
2.5 MỘT SỐ BỆNH TRÊN NÁI VÀ HEO CON .........................................................10
2.5.1 Tiêu chảy heo con.................................................................................................10
2.5.2 Bệnh heo mẹ .........................................................................................................10
2.5.2.1 Viêm tử cung .....................................................................................................10
2.5.2.2 Viêm vú .............................................................................................................11
2.5.2.3 Mất sữa sau khi đẻ .............................................................................................11
2.5.2.4 Đẻ khó................................................................................................................11
2.6 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NÁI.....................12
2.6.1 Yếu tố di truyền ....................................................................................................12
2.6.2 Yếu tố ngoại cảnh.................................................................................................12
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................14
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ..................................................................................14
3.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT................................................................................14
3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT......................................................................................14
3.4 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT..................................................................................14
3.4.1 Tuổi phối giống lần đầu (ngày) ............................................................................14
3.4.2 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)..........................................................................................15
3.4.3 Khoảng cách giữa hai lần đẻ ................................................................................15
3.4.4 Số lứa đẻ của nái trên năm....................................................................................15
3.4.5 Số heo con đẻ ra trên ổ (con/ổ).............................................................................15
v


3.4.6 Số heo con chọn nuôi (con/ổ) và tỷ lệ chọn ni(%) ...........................................15
3.4.7 Trọng lượng tồn ổ heo con chọn ni (kg/ổ)......................................................15

3.4.8 Trọng lượng bình qn heo con chọn ni (TLBQHCCN) (kg/con)...................15
3.4.9 Số con cai sữa trên ổ (con/ổ) ................................................................................15
3.4.10 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa (kg/ổ) ........................................................15
3.4.11. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa (TLBQHCS) (kg/con)........................15
3.4.12 Khối lượng giảm trọng (kg)................................................................................16
3.4.13 Tỷ lệ giảm trọng .................................................................................................16
3.4.14 Bình quân lượng thức ăn của nái trên ngày (kg/con) .........................................16
3.4.15 Tình trạng sức khỏe trên nái và heo con.............................................................16
3.4.15.1 Tỷ lệ tiêu chảy heo con....................................................................................16
3.4.15.2 Tình trạng nái khi sinh và sau khi sinh............................................................16
3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................................................16
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................17
4.1 TUỔI PHỐI GIỐNG LẦN ĐẦU ............................................................................17
4.2 TUỔI ĐẺ LỨA ĐẦU (ngày)...................................................................................18
4.3 KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI LỨA ĐẺ.................................................................19
4.4 SỐ LỨA ĐẺ CỦA NÁI TRÊN NĂM.....................................................................20
4.5 SỐ CON ĐẺ RA TRÊN Ổ (con/ổ)..........................................................................21
4.5.1 So sánh giữa hai nhóm heo nái.............................................................................22
4.5.2 So sánh giữa các lứa đẻ ........................................................................................23
4.6 SỐ HEO CON CHỌN NUÔI (con/ổ) VÀ TỶ LỆ CHỌN NI (%)....................24
4.6.1 So sánh giữa hai nhóm giống ...............................................................................24
4.6.2 So sánh giữa các lứa đẻ ........................................................................................25
4.7 TRỌNG LƯỢNG TỒN Ổ HEO CON CHỌN NI (kg/ổ) ...............................26
4.7.1 So sánh giữa hai nhóm giống ...............................................................................27
4.7.2 So sánh giữa các lứa đẻ ........................................................................................28
4.8 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON CHỌN NI (kg/con) ....................29
4.8.1 So sánh giữa hai nhóm giống ...............................................................................29
4.8.2 So sánh giữa các lứa đẻ ........................................................................................30
4.9 SỐ HEO CON CAI SỮA (con/ổ)............................................................................31
vi



4.9.1 So sánh giữa hai nhóm giống ...............................................................................31
4.9.2 So sánh giữa các lứa đẻ ........................................................................................33
4.10 TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON CAI SỮA (kg/ổ) ...................................34
4.10.1 So sánh giữa hai nhóm giống .............................................................................34
4.10.2 So sánh giữa các lứa đẻ ......................................................................................35
4.11 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON CAI SỮA (kg/con) ........................36
4.11.1 So sánh giữa hai nhóm giống .............................................................................36
4.11.2 So sánh giữa các lứa đẻ ......................................................................................37
4.12 KHỐI LƯỢNG GIẢM TRỌNG (kg) VÀ TỶ LỆ GIẢM TRỌNG (%) ...............38
4.13 BÌNH QUÂN LƯỢNG THỨC ĂN NÁI TRÊN NGÀY (kg/con)........................50
4.13.1 So sánh giữa hai nhóm giống .............................................................................50
4.13.2 So sánh giữa các lứa đẻ ......................................................................................51
4.14 TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE HEO CON VÀ HEO NÁI.......................................52
4.14.1 Tỷ lệ tiêu chảy heo con.......................................................................................52
4.14.2 Tình trạng nái khi sinh và sau khi sinh...............................................................52
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................55
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................55
5.2 ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................56
PHỤ LỤC .....................................................................................................................59

vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
YY

: Heo thuần Yorkshire


LL

: Heo thuần Landrace

TLBQHC CN

: Trọng lượng bình quân heo con chọn ni

TLBQHCS

: Trọng lượng bình qn heo cai sữa

BQLTAN/N

: Bình qn thức ăn nái trên ngày

TSTK

: Tham số thống kê

SD

: Độ lệch chuẩn

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn........................................................................................................3
Bảng 2.2 Mức ăn của nái 3 ngày trước khi sinh..............................................................6
Bảng 2.3 Mức ăn của nái ni con ..................................................................................6
Bảng 2.4 Lịch tiêm phịng vaccine cho nái hậu bị mới nhập ..........................................7
Bảng 2.5 Lịch tiêm vaccine cho heo nái mang thai.........................................................7
Bảng 3.1: Phân bố số lượng heo nái và lứa đẻ khảo sát ................................................14
Bảng 4.1: Tuổi phối giống lần đầu ................................................................................17
Bảng 4.2 Tuổi đẻ lứa đầu...............................................................................................18
Bảng 4.3 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ..........................................................................19
Bảng 4.4 Số lứa đẻ của nái trên năm .............................................................................20
Bảng 4.5a: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống....................................................22
Bảng 4.5b: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa..................................................................23
Bảng 4.6a: Số heo con chọn ni theo nhóm giống......................................................24
Bảng 4.6b: Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ ...............................................................25
Bảng 4.7a: Trọng lượng tồn ổ heo con chọn ni theo nhóm giống ...........................27
Bảng 4.7b: Trọng lượng tồn ổ heo con chọn ni theo lứa đẻ ....................................28
Bảng 4.8a: Trọng lượng bình quân heo con chọn ni theo nhóm giống .....................29
Bảng 4.8b: Trọng lượng bình qn heo con chọn ni theo lứa đẻ ..............................30
Bảng 4.9a: Số heo con cai sữa theo nhóm giống...........................................................32
Bảng 4.9b: Số heo con cai sữa theo lứa đẻ....................................................................33
Bảng 4.10a: Trọng lượng tồn ổ heo con cai sữa theo nhóm giống.............................34
Bảng 4.10b: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo lứa đẻ.......................................35
Bảng 4.11a: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo giống..................................36
Bảng 4.11b: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ.................................37
ix



Bảng 4.12: Khối lượng giảm trọng và tỷ lệ giảm trọng ................................................49
Bảng 4.13a: Bình quân lượng thức ăn nái trên ngày theo nhóm giống.........................50
Bảng 4.13b: Bình qn lượng thức ăn nái trên ngày theo lứa đẻ ..................................51
Bảng 4.14 Tỷ lệ tiêu chảy heo con ................................................................................52
Bảng 4.15: Viêm tử cung trên nái .................................................................................54

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tuổi phối giống lần đầu ............................................................................17
Biểu đồ 4.2 Tuổi đẻ lứa đầu ..........................................................................................18
Biểu đồ 4.3: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ.....................................................................20
Biểu đồ 4.4: Số lứa đẻ của nái trên năm........................................................................21
Biểu đồ 4.5a: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống................................................23
Biểu đồ 4.5b: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ.........................................................23
Biểu đồ 4.6a: Số heo con chọn ni theo nhóm giống..................................................25
Biểu đồ 4.6b: Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ ...........................................................26
Biểu đồ 4.7a: Trọng lượng toàn ổ heo con chọn ni theo nhóm giống.......................27
Biểu đồ 4.7b: Trọng lượng tồn ổ heo con chọn nuôi theo lứa đẻ ................................28
Biểu đồ 4.8a: Trọng lượng bình qn heo con chọn ni .............................................30
Biểu đồ 4.8b: Trọng lượng bình qn heo con chọn ni theo lứa...............................31
Biểu đồ 4.9a: Số heo con cai sữa theo nhóm giống.......................................................32
Biểu đồ 4.9b: Số heo con cai sữa theo lứa đẻ................................................................33
Biểu đồ 4.10a: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm giống..........................34
Biểu đồ 4.10b: Trọng lượng tồn ổ heo con cai sữa theo lứa đẻ...................................36
Biểu đồ 4.11a: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo giống..............................37
Biểu đồ 4.11b: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ ...........................38

Biểu đồ 4.12: Khối lượng giảm trọng............................................................................49
Biểu đồ 4.13a: Bình quân lượng thức ăn nái trên ngày theo nhóm giống.....................51
Biểu đồ 4.13b: Bình qn lượng thức ăn nái trên ngày theo lứa đẻ..............................52

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước,
ngành chăn ni nước ta đang có những bước phát triển mạnh. Trong đó đặc biệt là
ngành chăn ni heo, rất đa dạng nhiều hình thức chăn ni như chăn ni trang trại,
chăn ni gia đình, chăn ni hợp tác xã… đang mang lại lợi nhuận kinh tế khá cao
cho người chăn ni. Ngồi ra thịt heo cịn là nguồn cung cấp thực phẩm giàu chất
dinh dưỡng phục vụ trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Vì vậy, chăn nuôi heo cần
được phát triển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng.
Để đáp ứng nhu cầu trên, ngành chăn nuôi heo đã không ngừng cải tiến về mọi
mặt từ con giống, quy trình chăm sóc, thú y, chuồng trại đặc biệt là thức ăn dinh
dưỡng cho phù hợp với từng loại heo, khảo sát, đánh giá, sự chăm sóc dinh dưỡng, sức
sản xuất của đàn heo nái sinh sản nhằm đề ra một số biện pháp nâng cao sức sinh sản
của đàn heo nái được nuôi ở một trại chăn nuôi là việc làm hết sức cần thiết.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y và bộ môn
dinh dưỡng, dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Bùi Huy Như Phúc và sự giúp đỡ
của trại chăn nuôi heo Xuân Phú tỉnh Đồng Nai, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo một số chỉ tiêu sinh sản trên nái nuôi con tại Trại chăn nuôi heo Xuân Phú
tỉnh Đồng Nai”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá sự ni dưỡng và khả năng sinh sản của heo nái hiện đang được nuôi

tại trại chăn nuôi heo Xuân Phú tỉnh Đồng Nai, phục vụ cho việc kinh doanh của trại.
1.2.2 u cầu
Theo dõi quan sát, thu thập, tính tốn và so sánh về nuôi dưỡng và một số chỉ
tiêu sinh sản của heo nái nuôi tại trại trong thời gian thực tập.

1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỢP TÁC XÃ CHĂN NI HEO XN PHÚ
2.1.1 Lịch sử hình thành trại
- Hợp tác xã chăn nuôi heo Xuân Phú là một trong những trại thực thuộc công
ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Chăn Ni CP – Group tập đồn của Thái Lan liên kết với
Việt Nam, chuyên sản xuất thức ăn gia súc gia cầm và sản xuất con giống.
Hợp tác xã chăn nuôi heo Xuân Phú được thành lập và đưa vào hoạt động tháng
8/2004 do ông Huỳnh Văn Sơn đứng tên xây dựng và phát triển cho đến nay.
Trại chỉ nuôi chủ yếu 2 giống heo thuần: Landrace và Yorkshire.
2.1.2 Vị trí địa lý
Hợp tác xã chăn ni heo Xuân Phú thuộc ấp Bình Tân, xã Xuân Phú, huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cách lộ 2km về hướng tây.
Xung quanh trại chủ yếu là rẫy để trồng cây công nghiệp cách xa khu dân cư.
Trại được xây dựng trên vùng đất cao ráo, diện tích tương đối bằng phẳng, rất thuận
lợi cho việc phát triển ngành chăn nuôi.
2.1.3 Nhiệm vụ của trại
- Trại chuyên nuôi heo nái sinh sản nhằm cung cấp heo con cho các trại chăn
nuôi trong khu vực và các vùng lân cận.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của trại
Công ty CP-Group
Chủ trại

Trưởng trại
Tổ sinh sản

Tổ hậu bị

2

Tổ bầu


2.1.5 Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn tính đến ngày 31/8/2007 được trình bày qua bảng 2.1.
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn
Loại heo

Số lượng

Đơn vị tính

1.226

Con

Heo đực thí tình

02

Con

Heo nái sinh sản


352

Con

Heo nái hậu bị

40

Con

Heo con từ 1 ngày tuổi đến cai sữa

862

Con

Tổng số heo

2.1.6 Nguồn gốc con giống
Heo chủ yếu được nhập về từ các trại lân cận như, An Viễn, Bầu Lâm, Long
Nguyễn… gồm 2 giống thuần Yorkshire, Landrace.
2.2 GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ CÁC GIỐNG HEO KHẢO SÁT Ở TRẠI
2.2.1 Landrace
- Nguồn gốc: Đan Mạch
- Ngoại hình thể chất: là giống heo hướng nạc, được nuôi phổi biến trên thế
giới, sắc lơng trắng tuyền, tầm vóc lớn, hai tai xụ bít mắt, bụng gọn, chân nhỏ, đùi nở
nang, nhìn ngang thân hình giống như một tam giác.
- Sinh trưởng và sinh sản: cho nhiều nạc, 6 tháng tuổi đạt trọng lượng từ l80 –
90kg, heo trưởng thành có thể đạt 200 – 250kg. Heo nái Landrace mỗi năm đẻ từ 1,8 –

2 lứa/năm, mỗi lứa đẻ nái sinh từ 10 – 12 con. Nái Landrace cho sữa tốt, sinh sản tốt,
nuôi con giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao.
2.2.2 Yorkshire
- Nguồn gốc: Anh
- Ngoại hình thể chất: sắc lơng trắng tuyền, đi dài, thường xoắn thành 2 vịng
cong, tai đứng, lưng thẳng, bụng thon, khi nhìn ngang giống như hình chữ nhật, bốn
chân khỏe, khung xương vững chắc.
- Sinh trưởng và sinh sản: heo 6 tháng tuổi đạt từ 90 – 100kg, heo trưởng thành
đạt từ 250 – 300kg. Heo nái Yorkshire mỗi năm đẻ từ 1,8 – 2,2 lứa, mỗi lứa từ 9 – 10
con, sữa tốt, nuôi con giỏi.
3


2.3 ĐIỀU KIỆN CHĂM SĨC VÀ NI DƯỠNG
2.3.1 Hệ thống chuồng trại
- Toàn bộ chuồng trại là hệ thống chuồng khép kín, chủ yếu là chuồng sàn, mái
đơi lợp tole, trần có laphong cách nhiệt, có hệ thống dàn lạnh đặt ở đầu chuồng và quạt
hút gió ở cuối chuồng điều hịa nhiệt độ trung bình từ 25 – 280C. Nền được lót đan đặc
trên trụ bê tơng cách mặt đất 1m, có hệ thống thốt nước ở giữa. Xung quanh là lối đi
và máng ăn thuận tiện cho việc vệ sinh và chăm sóc. Trại gồm 3 khu vực chính: trại
nái đẻ, trại bầu và trại hậu bị.
+ Trại nái đẻ, nái nuôi con: gồm bốn dãy, được thiết kế song song nhau, mỗi
dãy gồm 29 ô để nuôi nái đẻ và nái nuôi con, nái chờ đẻ, heo con theo mẹ và heo con
cai sữa. Sàn được làm bằng đan bêtông và đan nhựa tháo ráp dễ dàng nên thuận tiện
cho việc vệ sinh, trong chuồng nơi góc chuồng có bố trí bóng đèn và lồng úm để sưởi
ấm heo con.
Máng ăn heo mẹ làm bằng inox hình bán nguyệt.
Núm uống đặt cạnh máng ăn của heo mẹ cách mặt đan 10cm để heo mẹ lẫn heo
con đều uống được.
Máng ăn heo con làm bằng nhựa có cánh chắn có móc khóa tránh ngã đổ.

+ Trại nái bầu (gồm nái mang thai và nái khô). Được xây dựng kề bên trại nái
đẻ gồm 4 dãy song song nhau giữa mỗi dãy là lối đi dùng nuôi heo chờ phối, heo mang
thai và đực thí tình.
2.3.2 Thức ăn và nước uống
* Thức ăn
Thức ăn nuôi dưỡng đàn heo ở trại chỉ sử dụng của công ty TNHH chăn nuôi
CP-Group. Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn heo được cho ăn như sau:
- Heo con tập ăn: cám 3 số 550F
- Heo cai sữa: cám 3 số 55DF
- Heo hậu bị: cám 3 số 567FS
- Heo nái đẻ và nuôi con: cám 3 số 567FS
- Nái mang thai:
• Từ lúc phối có thai đến 84 ngày: cám 3 số 566FS
• Từ 84 ngày đến khi đẻ: cám 3 số 567FS
4


* Nước uống
Nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan và có hệ thống xử lý nước dùng
trong chăn ni.
2.3.3 Chăm sóc và ni dưỡng
- Heo hậu bị: cho ăn tự do đến khi phối chuyển sang ăn định mức 4 –
4,5kg/con/ngày, chia là 2 lần lúc 5 giờ sáng và 2 giờ chiều. Heo hậu bị mỗi ngày tắm 1
lần.
- Nái khô: ăn cám 567FS từ 2,5 – 3,0kg/con/ngày, tùy theo thể trạng mập ốm
mà có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Nái khô được nhốt riêng theo dãy để dễ kiểm sốt sự lên giống. Thơng thường
sau khi cai sữa 4 – 7 ngày nái có biểu hiện lên giống. Mỗi nái được gieo 4 liều tinh
trong 2 ngày. Mỗi nái có phiếu theo dõi ghi số tai, ngày phối, ngày đậu thai, ngày đẻ
dự kiến. Nếu đậu thai chuyển lên chuồng nái chữa.

Heo mẹ sau khi cai sữa có chế độ chăm sóc đặc biệt để nái phục hồi sức khỏe
và thể trạng chuẩn bị cho lứa kế.
- Nái mang thai
Để nái có thể trạng tốt, thai phát triển bình thường thì lượng thức ăn hàng ngày
phải đủ số lượng và dưỡng chất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thai.
- Hạn chế chuyển heo, vận động mạnh trong tháng đầu của thai kỳ để tránh sẩy
thai, chuyển nái lên chuồng đẻ trước 5 – 7 ngày.
- Chích vaccine phịng bệnh
- Nái mang thai: được chia là 2 giai đoạn
• Từ sau khi phối xong đến 84 ngày: cho ăn ngày 2 lần với định mức từ 1,8 –
2,2 kg/con/ngày, tùy theo thể trạng heo mà tăng giảm khẩu phần thích hợp để tránh
tình trạng chế phơi.
• Từ 84 ngày đến trước khi sinh 3 ngày tăng cám từ 2,5 – 3,0kg/con/ngày. Đối
với nái trước khi sinh 3 ngày cho ăn giảm khẩu phần xuống theo định mức ở bảng 2.2.

5


Bảng 2.2 Mức ăn của nái 3 ngày trước khi sinh
Lứa đẻ

Lứa 1 (kg/con/ngày)

≥ lứa 2 (kg/con/ngày)

3 ngày trước khi sinh

2,0

2,5


2 ngày trước khi sinh

1,5

2,0

1 ngày trước khi sinh

1,0

1,5

Ngày sinh

1,0

1,5

Thời điểm

* Heo nái đẻ
- Trước ngày đưa xuống chuồng phải vệ sinh chuồng sạch sẽ, phun thuốc sát
trùng và bỏ trống 2 -3 ngày trước khi đưa nái vào.
- Nái phải được chuyển xuống chuồng đẻ trước 5 – 10 ngày so với ngày đẻ dự
kiến. Cho ăn ngày 3 lần với định mức thay đổi tùy theo số lứa đẻ và số ngày sau khi
đẻ. Định mức thức ăn cho heo nái ni con được trình bày qua bảng 2.3.
Bảng 2.3 Mức ăn của nái nuôi con
Sau khi đẻ (ngày)


Lứa 1 (kg/con/ngày)

Lứa 2 (kg/con/ngày)

1

1,0

1,5

2

2,0

2,5

3

3,0

3,5

4

4,0

4,5

5


5,0

5,5

>6

6,0

6,0

2.3.4 Quy trình vệ sinh thú y và tiêm phịng cho heo
2.3.4.1 Quy trình vệ sinh thú y
* Vệ sinh chuồng trại: Vệ sinh và quét dọn sạch sẽ khu chuồng trại, hành lang
phía ngồi và xung quanh.
Ở đầu mỗi chuồng đều có hố sát trùng, máng ăn được lau sạch sẽ mỗi lần cho
heo ăn.
Heo ở trái đẻ không tắm, chỉ quét dọn và xịt gầm sạch sẽ, sát trùng 2 – 3 lần
trong tuần. Heo ở trại nái mang thai được tắm 1 lần trong tuần.
6


Chuồng nái đẻ sau khi cai sữa và xuất heo con phải tiến hành tháo và chà rửa,
sát trùng nhằm chống rỉ sét và bệnh, quét vôi nền sàn, chà rửa máng ăn, để trống
chuồng vài ngày trước khi cho heo vào.
Các loại xe cơ giới trước khi vào trại phải được sát trùng.
* Vệ sinh công nhân và khách tham quan
- Công nhân trước khi vào trại phải tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo bảo hộ lao
động, đi ủng, công nhân khi đã ra khỏi khu vực.
- Trại và trước khi vào trại phải qua khâu tắm sát trùng.
- Đối với khách tham quan khi vào trại phải tắm sát trùng mặc quần áo riêng

của trại và vào trại dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật hoặc công nhân trong trại.
2.3.4.2 Quy trình tiêm phịng
- Heo hậu bị mới nhập về, cho nghỉ ngơi 1 tuần, sau đó được tiêm phòng các
bệnh (bảng 2.4).
Bảng 2.4 Lịch tiêm phòng vaccine cho nái hậu bị mới nhập
Tuần
1
2
3

Tên bệnh
- Giả dại lần 1
- Parvovirus lần 1
- Dịch tả
- Lỡ mồm long móng
- Giả dại lần 2
- Parvovirus lần 2

- Heo con theo mẹ: tiêm vaccine phòng Mycoplasma vào 3 tuần tuổi.
- Heo nái mang thai được tiêm phòng các bệnh
Bảng 2.5 Lịch tiêm vaccine cho heo nái mang thai
Tuần

Tên bệnh

10

Lỡ mồm long móng

12


Dịch tả

7


2.4 NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH SỨC SINH SẢN CỦA NÁI
2.4.1 Tuổi thành thục
- Tuổi thành thục là một trong những mốc quan trọng để đánh giá khả năng sinh
sản của heo nái và được các nhà chăn nuôi rất quan tâm, heo hậu bị cái thành thục
sớm, phối giống và đậu thai sớm thì có tuổi đẻ lứa đầu càng sớm và từ đó giúp nhà
chăn ni tiết kiệm được các chi phí khác như thức ăn, chuồng trại, thời gian ni,
cơng chăm sóc. Ở hậu bị cái thành thục vào lúc 5 – 8 tháng tuổi (Nguyễn Ngọc Tuân,
Trần Thị Dân, 1997).
Tuy nhiên heo hậu bị cái cũng có thể thành thục muộn hơn là lúc 7 – 8 tháng
tuổi (Phạm Trọng Nghĩa, 2003).
Theo Zimmerman (1981) heo hậu bị cái lai thành thục lúc 6 – 8 tháng tuổi sớm
hơn heo thuần 1 – 4 tuần (Võ Thị Tuyết, 1996).
Nói chung heo hậu bị có tuổi thành thục biến động từ 4 – 9 tháng tuổi và kết
quả sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, dinh dưỡng, chế độ chăm
sóc quản lý, khí hậu…
2.4.2 Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, tỷ lệ đậu thai, dinh
dưỡng, quản lý… Vì thế, cần quan sát kỹ để phát hiện động dục và phát hiện đúng thời
điểm để gieo tinh đạt kết quả đậu thai cao. Để đạt được hiệu quả sinh sản và duy trì lâu
dài thì nên cho nái đẻ lứa đầu tiên vào khoảng 12 tháng tuổi.
2.4.3 Tuổi phối lần đầu
Ở heo hậu bị cái, việc trì hỗn phối giống lần đầu qua một hoặc hai chu kỳ động
dục sẽ giúp tăng số heo con đẻ ra trên một lứa.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1999) phần lớn heo cái động dục

lúc 5 – 8 tháng tuổi. Nếu heo đã động dục 1 – 2 lần trước khi đạt đến trọng lượng phối
giống (110 – 120kg) thì số heo con đẻ ra ở lứa 1 sẽ cao hơn.
2.4.4 Số con đẻ ra trên ổ
Để có số heo con đẻ ra trên ổ cao cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng, chăm
sóc, quản lý và quan trọng hơn là kỹ thuật của người gieo tinh, điều này đòi hỏi phải
gieo tinh đúng thời điểm vì sẽ có số trứng rụng nhiều, tỷ lệ chết phôi trong thời gian
mang thai thấp.
8


Thời điểm phối giống, số lần phối, kỹ thuật phối, chế độ dinh dưỡng trước và
sau khi phối cũng như mang thai, thời tiết, điều kiện môi trường, tuổi của nái… đều
ảnh hưởng đến số heo con đẻ ra trên ổ.
2.4.5 Số lứa đẻ của nái trên năm
- Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của nái
- Để gia tăng số lứa đẻ của nái trên năm thì phải rút ngắn khoảng cách giữa 2
lứa đẻ. Để rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ chỉ có thể rút ngắn thời gian cho sữa, để
có thể can thiệp cho heo lên giống lại sau cai sữa sớm. Vì vậy, nhà chăn ni tập cho
heo con ăn sớm và cai sữa ở 3 – 4 tuần tuổi. Thời gian mang thai là đặc tính sinh học
của mỗi lồi nên khơng thể rút ngắn được (Lê Xuân Cương, 1980). Theo Trương Lăng
(1999) cai sữa sớm trước 3 tuần tuổi có thể dẫn đến giảm số trứng rụng ở lần phối
giống lại và gia tăng tỷ lệ chết phôi ở lần mang thai kế tiếp.
2.4.6 Số heo con còn sống và số heo con cai sữa của nái trên năm
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi con của nái. Để đánh giá chỉ tiêu này
cần phải nói đến 2 chỉ tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đó là số lứa đẻ của nái
trên năm và số heo con cai sữa của nái trên năm.
Để đạt tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa cao thì yếu tố chăm sóc ni dưỡng là yếu tố
quan trọng nhất. Thông thường heo con chết trong tuần đầu là do chết vì lạnh, mẹ đè,
tiêu chảy, thiếu sữa…
Nếu trọng lượng sơ sinh càng lớn thì tỷ lệ nuôi sống càng cao. Số heo con cai

sữa của nái trên năm cao. Theo Lê Xuân Cương (1989), số heo con cai sữa phụ thuộc
vào số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh còn sống, tỷ lệ chọn nuôi.
2.4.7 Trọng lượng heo con sơ sinh
Trọng lượng heo con sơ sinh có liên quan đến tỷ lệ ni sống heo con. Trọng
lượng bình qn heo con sơ sinh của heo nái lứa đầu thường nhỏ hơn lứa 2, bởi vì
trong giai đoạn này nái vẫn cịn đang phát triển, do đó heo nái vừa phải ni thai vừa
phải hồn chỉnh nên khơng đủ dinh dưỡng để ni thai dẫn đến trọng lượng heo con sơ
sinh thấp.
2.4.8 Trọng lượng heo con cai sữa
- Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng cho sữa của nái và hiệu quả kinh tế của
nhà chăn ni vì trong giai đoạn heo con chủ yếu dựa vào lượng sữa do mẹ cung cấp.
9


- Để chỉ tiêu này đạt hiệu quả cao cần phải tăng cường các biện pháp kỹ thuật,
chăm sóc, quản lý, dinh dưỡng heo mẹ, sự tách ghép bầy thích hợp để đạt trọng lượng
bình quân heo con cai sữa cao.
2.4.9 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa của nái trên năm
Đây là chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh sản của heo nái đồng thời phản ánh
được hiệu quả cao thì kết hợp các biện pháp chăm sóc, quản lý, dinh dưỡng và nái ni
con tốt.
2.5 MỘT SỐ BỆNH TRÊN NÁI VÀ HEO CON
2.5.1 Tiêu chảy heo con
- Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy heo con như: sữa mẹ
quá nhiều, do lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột, do thiếu sắt, do nhiễm trùng cuống rốn
hoặc do heo mẹ bị viêm tử cung, viêm vú heo con bú gây tiêu chảy, chuồng trại quá
dơ.
- Triệu chứng: heo con đi phân trắng sệt hoặc lỏng, mùi tanh, phân dính ở hậu
mơn, nền chuồng có nhiều phân trắng. Heo con bị xù lông, nặng sẽ bị cịi hoặc chết.
- Trị bệnh:

• Nếu nhẹ cho uống men, nước pha Oresol…
• Nếu nặng: dùng Proguard 5% hoặc 1% (chứa enrofloxacine) hoặc Octacine
hay Dinamutilin.
2.5.2 Bệnh heo mẹ
2.5.2.1 Viêm tử cung
- Nguyên nhân
Do thao tác kỹ thuật lúc đỡ đẻ không đảm bảo vệ sinh.
Do vệ sinh chuồng kém, khi đẻ dây rốn đứt ra nhiễm trùng trên nền chuồng rồi
lại co thụt vào tử cung gây nhiễm trùng và viêm.
Do sót nhau, gây viêm.
- Điều trị:
Bơm rửa tử cung bằng nước muối sinh lý ngày 1 – 2 lần.
Tiêm Amoxycline hoặc Tetramycine
Thuốc trợ sức: Vitamin C, B1, B12.
10


2.5.2.2 Viêm vú
Nguyên nhân: Do bấm răng không kỹ, heo con bú gây xay sát vú làm vú bị
viêm.
Do kế phát viêm tử cung, sót nhau.
Do nái quá nhiều sữa heo con bú khơng hết, sữa tích lại gây căng cứng, viêm,
hoặc do heo mẹ chỉ cho con bú một bên hàng vú bên kia căng sữa gây viêm.
Triệu chứng:
Sau khi đẻ 1 – 2 ngày thấy ở đầu vú những vú sưng đỏ, sờ thấy nóng, ấn vào
heo nái có phản ứng đau, heo nái ăn ít. Nếu nặng thì bỏ ăn, sốt cao kéo dài trong suốt
thời gian gây viêm, sữa ít, vón cục, heo con bú sữa này bị tiêu chảy. Nếu không điều
trị kịp thời sẽ lan sang các vú khác, có thể sẽ mất sữa.
Điều trị:
Tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng như: Peniciline, Ampiciline.

Tiêm thuốc chống viêm.
Thuốc trợ sức: Vitamine C, B1, Gluconat canxi 10%.
Chườm nước đá lạnh vào bầu vú cho đỡ sưng và giảm sốt.
2.5.2.3 Mất sữa sau khi đẻ
Nguyên nhân:
Do viêm tử cung, sót nhau, kế phát viêm vú, vú sưng dẫn đến mất sữa.
Do heo mẹ suy dinh dưỡng, không đủ dưỡng chất để tạo sữa.
Do suy nhược một số cơ quan nội tiết làm giảm khả năng tạo sữa, giảm trao đổi
chất nên sản lượng và chất lượng sữa kém.
- Triệu chứng:
Khi vắt vú không thấy sữa chảy ra, vú bị teo lại, nếu viêm thì sưng cứng.
- Điều trị:
Oxytocine, Gluconat canxi, vitamin C, B1, B2.
2.5.2.4 Đẻ khó
- Nguyên nhân:
* Do heo m ẹ.
Do nái ăn quá nhiều nên mập dẫn đến đẻ khó.
Do hẹp xương chậu, thai khơng ra được.
11


Do sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng, nái già nên sức rặn yếu.
Do dịch nhờn ít, đường sinh dục khơ nên đẻ khó.
* Do heo con
- Một số con quá lớn hoặc tư thế con đẻ ra nằm không đúng chiều hướng bị
vướng lại ở xoang chậu không ra được.
2.6 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NÁI
2.6.1 Yếu tố di truyền
Di truyền là đặc tính của sinh vật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
những đặc tính của cha mẹ và tổ tiên đã có.

Theo Galvil và ctv (1993) cho rằng đặc tính này khơng thể thay đổi mặc dù ta
có can thiệp những biện pháp như dinh dưỡng tốt và hợp lý, kỹ thuật phối giống thích
hợp. Như vậy di truyền là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sinh sản của nái.
Theo Lê Xuân Cương (1986) heo hậu bị cái đạt tuổi thành thục vào khoảng 6 –
8 tháng tuổi, heo cái lai nói chung có biểu hiện động dục sớm (1 – 4 tuần) so với cha
mẹ. So với heo giống thuần thì heo cái lai khi phối giống sẽ có số trứng rụng nhiều
hơn số con sinh ra trên ổ (trích dẫn bởi Tăng Thị Thu Tâm, 2006).
2.6.2 Yếu tố ngoại cảnh
- Dinh dưỡng: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của heo nái.
Khẩu phần cân đối, hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng sẽ đảm bảo đủ năng lượng cho nhu cầu
duy trì và mang thai của mái. Nếu khẩu phần không cân đối về dưỡng chất và lượng
thức ăn sẽ làm cho nái suy nhược, chậm lên giống, heo con đẻ ra khơng đạt tiêu chuẩn.
- Tiểu khí hậu chuồng ni bao gồm: khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ,… đều có thể gây
ảnh hưởng đến sức khỏe đàn heo.
- Công tác giống: khâu chọn giống là một khâu rất quan trọng, chọn lọc giữ lại
những con tốt nhất có khả năng sinh sản cao để nâng cao năng suất của giống.
- Bệnh tật: theo Nguyễn Như Pho (1996) cho rằng có nhiều nguyên nhân làm
rút thành tích sinh sản của heo nái và sức sống heo con, có thể do nhiễm trùng bầu vú,
tử cung của heo nái gây hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa và loạn khuẩn
đường ruột trên heo con do các vi sinh vật cơ hội có mặt trong chuồng.

12


Tóm lại, bệnh tật cũng làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến năng suất sinh sản của
heo tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà ảnh hưởng nhiều hay ít đến thành
tích sinh sản của nái.
- Chăm sóc quản lý: cũng có ảnh hưởng đến sức sinh sản của heo nái, việc
chăm sóc tốt sẽ hạn chế tỷ lệ heo con chết, phát hiện kịp thời heo nái bệnh và heo con
mới chớm bệnh để có hướng điều trị có hiệu quả.

2.7 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO SỨC SINH SẢN CỦA HEO NÁI
Sử dụng heo nái có những giống (dịng) được chọn lọc có ưu thế lai về khả
năng sinh sản như các giống (dòng) heo Yorkshire, Landrace và các heo lai thuận
nghịch từ hai giống (dòng) này
Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn nuôi dưỡng đối với
heo hậu bị, heo nái mang thai và nái ni con.
Quản lý chăm sóc tốt cho heo nái theo nhóm giống cùng vào cùng ra để có thể
tách ghép bầy dễ dàng khi cần thiết và thuận lợi trong việc sát trùng chuồng trại tránh
trường hợp bệnh lây lan.
Theo dõi chặt chẽ khi heo nái đẻ con, cho bú sữa đầu, ghép bầy hợp lý.
Phát hiện lên giống, phối giống đúng thời điểm, đúng kỹ thuật.
Sử dụng heo đực giống hoặc tinh heo đực giống chất lượng cao.
Dùng các biện pháp kỹ thuật để rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ.
Đảo bảo tốt tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với các điều kiện vệ sinh, chăm
sóc thú y tốt.

13


×