Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT TÁC DỤNG CỦA PROBIOTIC VÀ THẢO DƯỢC ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TIÊU CHẢY Ở HEO CON CAI SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.99 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÁC DỤNG CỦA PROBIOTIC VÀ THẢO DƯỢC
ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TIÊU CHẢY Ở
HEO CON CAI SỮA

Họ và tên sinh viên : TRẦN LƯƠNG HỒNG VÂN
Ngành

: Thú Y

Lớp

: Tại chức 19

Niên khóa

: 2002-2007

Tháng 11/2007


KHẢO SÁT TÁC DỤNG CỦA PROBIOTIC VÀ THẢO DƯỢC
ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TIÊU CHẢY Ở
HEO CON CAI SỮA

Tác giả

TRẦN LƯƠNG HỒNG VÂN



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
GS. TS DƯƠNG THANH LIÊM
ThS. ĐẶNG MINH PHƯỚC

Tháng 11 năm 2007
i


LỜI CẢM TẠ
 Lịng biết ơn sâu sắc đến cơng ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, đã hy
sinh suốt đời cho con có được như ngày hơm nay.
 Chân thành biết ơn
GS. TS Dương Thanh Liêm
Th.s. Đặng Minh Phước
Đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn động viên và truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu cho tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn tất đề tài.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM.
Ban Chủ Nhiệm cùng tồn thể q thầy cơ khoa Chăn Nuôi – Thú Y trường Đại
Học Nông Lâm Tp. HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tơi
trong q trình học tập tại trường.
Ban giám đốc và tồn thể Anh, Chị cán bộ và cơng nhân xí nghiệp chăn ni 30/4
Cái Bè - Tiền Giang.
Đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập.
 Cảm ơn bạn bè và toàn thể lớp TY 19 đã cùng chung sức và giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập.

ii



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Khảo sát tác dụng của probiotic và thảo dược đến sự sinh trưởng và
bệnh tiêu chảy trên heo con cai sữa” được tiến hành tại xí nghiệp chăn ni 30/4, xã
Hội Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, thời gian từ tháng 05 đến tháng 09 năm 2007.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hồn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố, được tiến hành
trên 96 heo con cai sữa được chia thành 3 đợt là 32 con chia ra thành 4 lô, mỗi lô 8 con
tương đối đồng đều về giống, giới tính, trọng lượng. Các chỉ tiêu theo dõi theo ngày,
tuần và đợt thí nghiệm. Mỗi đợt thí nghiệm theo dõi trong thời gian 28 ngày.
Thức ăn thí nghiệm là A215 của nhà máy thức ăn gia súc Mỹ Tường thuộc công
ty Tiền Giang. Thí nghiệm được bố trí như sau:
- Lơ đối chứng: thức ăn A215
- Lơ TN 1: thức ăn A215 có bổ sung chế phẩm thảo dược ở mức 0,5 g/kg thức ăn.
- Lơ TN 2: thức ăn A215 có bổ sung chế phẩm probiotic ở mức 2 g/kg thức ăn.
- Lơ TN 3: thức ăn A215 có bổ sung kết hợp chế phẩm probiotic và thảo dược ở
mức 2 g + 0,5 g/kg thức ăn. Kết quả thu được như sau:
1. Tăng trọng bình qn lúc kết thúc thí nghiệm của lô đối chứng là 8,71
kg/con/tuần; lô TN 1 là 10,01 kg/con/tuần; lô TN 2 là 9,77 kg/con/tuần và lô TN 3 là
9,63 kg/con/tuần. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.
2. Hệ số biến chuyển thức ăn ở lô TN 1 là 1,49 kg TA/kg TT; lô TN 2 là 1,55
kg TA/kg TT và lô TN 3 là 1,52 kg TA/kg TT; thấp hơn lô đối chứng là 1,81 kg TA/kg
TT. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê với P < 0,001.
3. Khi bổ sung chế phẩm probiotic và thảo dược vào thức ăn đã làm giảm tỷ lệ
ngày con tiêu chảy của heo: tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở lô đối chứng là 3,27%; lô TN 1
là 0,60%; lô TN 2 là 1,49% và lô TN 3 là 0,74%. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa
thống kê với P < 0,01.
4. Tỷ lệ nuôi sống của các lô qua các đợt là 100%.
5. Bổ sung chế phẩm probiotic và thảo dược vào thức ăn đã làm giảm tỷ lệ hiện
diện E. coli: tỷ lệ hiện diện E. coli ở lô đối chứng là 29,17%; lô TN 1 là 50,00%; lô TN

2 là 54,16% và lô TN 3 là 45,84%.
6. Hiệu quả kinh tế mang lại cho nhà chăn nuôi khi bổ sung chế phẩm probiotic
và thảo dược vào thức ăn cao hơn so với khi không bổ sung chế phẩm.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Các từ viết tắt................................................................................................................ vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các biểu đồ ....................................................................................................ix
Danh sách các sơ đồ ........................................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.....................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ SINH TRƯỞNG HEO CON ........................3
2.1.1. Sự tăng trưởng của heo con ...................................................................................3
2.1.2. Sự phát triển về cấu trúc và chức năng của bộ máy tiêu hóa ................................3
2.1.3. Khả năng điều tiết nhiệt ........................................................................................4
2.2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TIÊU CHẢY HEO CON.............................4
2.2.1. Do heo mẹ..............................................................................................................5
2.2.2. Do bản thân heo con ..............................................................................................5
2.2.3. Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc ni dưỡng................................................6
2.2.3.1. Do ngoại cảnh.....................................................................................................6

2.2.3.2. Do điều kiện chăm sóc ni dưỡng ....................................................................6
2.2.4. Do vi sinh vật.........................................................................................................7
2.2.5. Cách sinh bệnh của bệnh tiêu chảy........................................................................8
2.2.6. Vòng xoắn bệnh lý của bệnh tiêu chảy..................................................................8
2.3. KHÁI NIỆM VỀ PROBIOTIC TRONG CHĂN NUÔI ..........................................9
2.3.1. Định nghĩa .............................................................................................................9
2.3.2. Cơ chế tác dụng của probiotic ...............................................................................9
2.3.3. Sơ nét về một số vi sinh vật có lợi.......................................................................12
iv


2.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHẤT THẢO DƯỢC..........13
2.4.1. Nghiên cứu sử dụng thảo dược để phòng bệnh tiêu chảy ở heo con...................13
2.4.2. Nghiên cứu sử dụng thảo dược để kích thích tăng trưởng của heo con ..............14
2.5. GIỚI THIỆU VỀ THẢO DƯỢC............................................................................15
2.5.1. Cây hồi.................................................................................................................15
2.5.2. Cây quế ................................................................................................................15
2.5.3. Tỏi .......................................................................................................................16
2.5.4. Gừng ....................................................................................................................17
2.5.5. Cây hương thảo....................................................................................................17
2.5.6. Cây ớt...................................................................................................................18
2.6. LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC .......18
2.6.1. Nghiên cứu trong nước........................................................................................18
2.6.2. Nghiên cứu ngoài nước .......................................................................................19
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..................................20
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .................................................................................20
3.2. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NI HEO 30/4.......................................20
3.2.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................20
3.2.2. Chuồng nuôi ........................................................................................................20
3.2.3. Cơ cấu đàn ...........................................................................................................21

3.2.4. Con giống ............................................................................................................21
3.2.5. Thức ăn và nước uống .........................................................................................22
3.2.5.1. Thức ăn .............................................................................................................22
2.2.5.2. Nước uống ........................................................................................................22
3.2.6. Vệ sinh sát trùng ..................................................................................................22
3.2.7. Quy trình tiêm phịng của trại..............................................................................22
3.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM.....................................................24
3.3.1. Đối tượng thí nghiệm...........................................................................................24
3.3.2. Bố trí thí nghiệm..................................................................................................24
3.3.3. Vật liệu thí nghiệm ..............................................................................................25
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ..................................................................................27
3.4.1. Tăng trọng tuyệt đối ............................................................................................27
v


3.4.2. Chỉ số tiêu tốn thức ăn.........................................................................................27
3.4.3. Tỉ lệ ngày con tiêu chảy.......................................................................................27
3.4.4. Tỉ lệ nuôi sống .....................................................................................................28
3.4.5. Tỉ lệ hiện diện E. coli ..........................................................................................28
3.4.6. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................29
3.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU....................................................................................................29
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................30
4.1. TĂNG TRỌNG BÌNH QUÂN...............................................................................30
4.2. KHẢ NĂNG TIÊU THỤ THỨC ĂN.....................................................................32
4.3. CHỈ SỐ BIẾN CHUYỂN THỨC ĂN ....................................................................33
4.4. TỶ LỆ NGÀY CON TIÊU CHẢY ........................................................................35
4.5. TỶ LỆ NUÔI SỐNG ..............................................................................................36
4.6. TỶ LỆ HIỆN DIỆN E. COLI .................................................................................36
4.7. TỔNG KẾT CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI QUA CÁC TUẦN THÍ NGHIỆM .....38
4.8. HIỆU QUẢ KINH TẾ ............................................................................................38

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................40
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................40
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................42
PHỤ LỤC .....................................................................................................................44

vi


CÁC TỪ VIẾT TẮT
BA

: Blood Agar: môi trường thạch máu

CFU

: Colony Formated Unit.

CSTTTA

: Chỉ số tiêu tốn thức ăn.

FMD

: Food and Mouth Disease: Bệnh lở mồm long móng

IMViC

: Indol, Methylred, Voges Proskauer, Citrate


KIA

: Kligler Iron Agar

kg TA/kg TT

: kg thức ăn/kg tăng trọng.

LY x D

: Landrace Yorkshire x Duroc

MC

: Mac Conkey Agar

MMA

: Metritic, Mastitcs, Agalactic: viêm tử cung, viêm vú, mất sữa.

P

: Trọng lượng.

TAHH

: thức ăn hỗn hợp.

TLNCTC


: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy.

TLNS

: Tỷ lệ ni sống

TN

: Thí nghiệm

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối.

IU

: International units

VK

: Vi khuẩn.

VSV

: Vi sinh vật.

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Mức nhiệt độ thích hợp cho heo con theo từng gian đoạn..............................6
Bảng 2.2: Các vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy theo lứa tuổi trên heo con .......................7
Bảng 3.1: Các dãy chuồng.............................................................................................21
Bảng 3.2: Nhu cầu dinh dưỡng của các loại heo ...........................................................22
Bảng 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................24
Bảng 3.4: Bảng cơng thức thức ăn A215.......................................................................25
Bảng 3.5: Bảng giá trị dinh dưỡng thức ăn A215 .........................................................26
Bảng 4.1: Trọng lượng bình quân chung 3 đợt của các lơ qua 4 tuần thí nghiệm ........30
Bảng 4.2: Tăng trọng bình qn chung 3 đợt của các lơ qua 4 tuần thí nghiệm...........31
Bảng 4.3: Tiêu thụ thức ăn bình qn chung 3 đợt của các lơ qua các tuần thí nghiệm.... 32
Bảng 4.4: Chỉ số biến chuyển thức ăn bình qn chung 3 đợt của các lơ qua các tuần
thí nghiệm .....................................................................................................33
Bảng 4.5: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy chung 3 đợt thí nghiệm.........................................35
Bảng 4.6: Tỷ lệ ni sống qua các đợt thí nghiệm ........................................................36
Bảng 4.7: Tỷ lệ hiện diện E. coli của các lô ở đầu kỳ và cuối kỳ .................................36
Bảng 4.8: Tổng kết các chỉ tiêu theo dõi ở các lơ qua các tuần thí nghiệm ..................38
Bảng 4.9: So sánh hiệu quả kinh tế giữa các lô.............................................................39

viii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng bình quân chung 3 đợt của các lơ qua các tuần thí nghiệm
......................................................................Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng bình quân chung 3 đợt của các lơ qua các tuần thí nghiệm ...31
Biểu đồ 4.3: Thức ăn tiêu thụ chung cho 3 đợt qua các tuần thí nghiệm ......................33
Biểu đồ 4.4: Chỉ số biến chuyển thức ăn chung cả 3 đợt của các lơ qua các tuần thí
nghiệm ......................................................................................................34

Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy chung 3 đợt thí nghiệm giữa các lô ..................35
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ hiện diện E. coli giảm so với đầu kỳ ...............................................37

ix


DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy ............................................................................8
Sơ đồ 2.2: Vòng xoắn bệnh lý của tiêu chảy ...................................................................9
Sơ đồ 2.3: Ảnh hưởng của probiotic đối với sức khỏe động vật...................................11
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phân lập E. coli ..................................................................................29

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tiêu chảy ở heo con giai đoạn cai sữa do nhiều nguyên nhân khác nhau
gây ra như chức năng tiêu hóa chưa hồn chỉnh, ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc
ni dưỡng chưa hợp lý, rối loạn hệ vi sinh vật trong đường ruột… Nhưng nguyên
nhân thường gặp nhất là các vi sinh vật gây nhiễm trùng đường ruột đặc biệt là vi
khuẩn E. coli (Escherichia coli), có vai trị chính trong các trường hợp tiêu chảy.
Theo Malitte (1993), đã cho biết có 69,8% các trường hợp tiêu chảy tại Pháp là
do E. coli, theo Nguyễn Khả Ngữ và Lê Văn Tạo (1996) có 58,78% trường hợp tiêu
chảy trên heo con tại Đồng bằng sông Cửu Long là do E. coli (dẫn liệu Trần Sỹ Trung,
2000).
Trước đây sử dụng kháng sinh là một trong những biện pháp được áp dụng để
phòng trị bệnh tiêu chảy trên heo con có tác dụng rất tốt. Tuy nhiên việc lạm dụng

kháng sinh đã gây ra hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và những vấn đề về tồn dư
kháng sinh trong thịt ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Hiện nay, ở nước ta cũng như trên thế giới đã nghiên cứu và thử nghiệm việc bổ
sung các chế phẩm từ vi sinh vật và chế phẩm từ thảo dược có nguồn gốc từ thiên
nhiên thay thế cho các thảo dược tổng hợp để phòng bệnh và kích thích cho sự tăng
trưởng là một nhu cầu rất cấp thiết.
Được sự chấp nhận của bộ môn Dinh Dưỡng của khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS. TS Dương
Thanh Liêm và Th.S Đặng Minh Phước, được sự giúp đỡ của xí nghiệp chăn ni 30/4
chúng tơi đã thực hiện đề tài “Khảo sát tác dụng của probiotic và thảo dược đến sự
sinh trưởng và tiêu chảy ở heo con cai sữa”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU
1.2.1. Mục đích
Khảo sát tác dụng của probiotic và thảo dược đến sự sinh trưởng và khả năng
phòng ngừa bệnh tiêu chảy trên heo con cai sữa giúp nhà chăn nuôi tăng hiệu quả kinh
tế.
1.2.2. Yêu Cầu
- Khảo sát tác dụng của các mức probiotic và thảo dược đến các chỉ tiêu liên
quan đến sức sống của heo con như tăng trọng tuyệt đối, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ nuôi
sống, hiệu quả kinh tế.
- Khảo sát tác dụng của các mức probiotic và thảo dược đến sự hiện diện vi
khuẩn E. coli trong phân heo con và tỷ lệ tiêu chảy.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ SINH TRƯỞNG HEO CON
2.1.1. Sự tăng trưởng nhanh của heo con
Theo Whitte More (1998), tăng trưởng của heo con trong một tháng đầu sau khi
sinh rất nhanh. Một tuần sau khi sinh, thể trọng heo con có thể tăng gấp đôi và lúc ba
tuần tăng gấp hai lần so với thể trọng heo con một tuần tuổi. Trong tuần đầu, heo con
tiêu thụ chất dinh dưỡng khoảng bốn lần so với nhu cầu duy trì. Trong thời gian theo
mẹ, heo con tiêu thụ từ 300 – 1000 g sữa/ngày và sữa của heo nái có phẩm chất cao,
đặc biệt là hàm lượng lipid cao 7%. Chất dinh dưỡng hấp thu từ sữa mẹ bảo đảm cho
heo con tích lũy nhanh, trong trong đó đáng chú ý nhất là lipid. Khi sơ sinh, cơ thể heo
con chỉ có 1 - 2% lipid, thấp so với sinh lý tối thiểu 5%. Vì vậy, trong giai đoạn này
heo con có khả năng tích lũy lipid nhanh hơn so với tích lũy protein và đến 21 - 28
ngày tuổi, hàm lượng lipid trong cơ thể heo con có thể đạt đến 12 - 20%.
2.1.2. Sự phát triển về cấu trúc và chức năng của bộ máy tiêu hóa
Heo con theo mẹ, chất dinh dưỡng được cung cấp chủ yếu là nguồn dinh dưỡng
từ sữa mẹ, khi cai sữa thì nhận được nguồn dinh dưỡng từ thức ăn hổn hợp. Do đó, bộ
máy tiêu hóa của heo con phải trải qua quá trình phát triển nhanh về kích thước, dung
lượng và hoạt động sinh lý để có thể tiêu hóa nhiều chất dinh dưỡng, thích ứng với
mơi trường sống.
Bộ máy tiêu hóa của heo con sơ sinh hoạt động lúc đầu yếu, do dạ dày chỉ nặng
khoảng 4,5 gam, chứa khoảng 25 ml sữa, nhưng chỉ ba tuần lễ sau về trọng lượng cũng
như sức chứa đã tăng lên gấp 4 lần và đến 70 ngày tuổi nó đã tăng lên đến 232,0 gam
với sức chứa 1815 ml về các dịch tiêu hóa (Kvanhixki, 1951), (Trích dẫn bởi Miller và
ctv, 1991).
Theo Nguyễn Bạch Trà (1988), trong thời gian đầu (trước 1 tháng tuổi) dịch vị
heo con khơng có HCl tự do, vì lượng HCl tiết ra ít và lại nhanh chóng kết hợp với
dịch nhầy.
3



Đây là hiện tượng thiếu HCl và cũng là một đặc điểm quan trọng trong tiêu hóa
của heo con theo mẹ.
Ở heo con sơ sinh, hoạt động của ruột cũng chưa hoàn chỉnh so với tốc độ tăng
trưởng của heo con. Lúc 1 ngày tuổi, ruột non có trọng lượng 40 gam chứa khoảng 100
ml với chiều dài 3,8 m; nhưng đến 20 ngày tuổi tăng lên gấp 4 - 5 lần và đến 70 ngày
tuổi trọng lượng ruột non là: 996 gam chứa khoảng 6000 ml với chiều dài 16,5 m.
(Kvanhixki, 1951), (Trích dẫn bởi Miller và ctv 1991).
Lượng dịch tiêu hóa của heo con khơng những phụ thuộc vào tuổi mà cịn phụ
thuộc vào tính chất của hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của heo con, hệ vi sinh vật
xuất hiện rất sớm từ những giờ đầu sau khi sinh và có vai trị nhất định trong q trình
tiêu hóa.
2.1.3. Khả năng điều tiết nhiệt
Hệ thần kinh và các cơ quan cảm thụ còn ở mức phát triển chưa hoàn chỉnh,
đồng thời do chưa hoàn thiện cơ chế hoạt động của trung tâm điều hòa nhiệt, nên thân
nhiệt heo sơ sinh bị ảnh hưởng của nhiệt độ mơi trường, do đó heo con dễ bị stress,
giảm sức đề kháng, hơn nữa trọng lượng heo sơ sinh nhỏ, chỉ bằng 0,4 - 0,8 % thể
trọng heo trưởng thành. Sự dữ trữ năng lượng ở heo sơ sinh ít, mơ mỡ trắng phát triển
yếu và khơng có mơ mỡ nâu. Nguồn năng lượng chính dự trữ trong cơ thể heo sơ sinh
là glycogen, đây là nguồn năng lượng mà heo con có thể sử dụng hiệu quả nhất lúc sơ
sinh. Khi nhiệt độ môi trường thấp và đường huyết cũng bị giảm, heo bị lạnh và tỷ lệ
chết cao.
2.2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TIÊU CHẢY HEO CON
Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý xảy ra trên các loài động vật với các đặc điểm:
gia tăng lượng phân thải ra hằng ngày, gia tăng lượng nước trong phân, gia tăng số lần
thải phân (Nguyễn Văn Thành và Đỗ Hiếu Liêm, 1998).
Bệnh tiêu chảy heo con thường xảy ra từ 1 - 21 ngày tuổi và cũng chiếm tỷ lệ
cao ở giai đoạn sau đó, bệnh diễn biến ở nhiều mức độ khác nhau và do nhiều nguyên
nhân gây ra. Đơi khi cịn là một biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh như bệnh tiêu chảy
do E. coli, phó thương hàn, viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (Theo Nguyễn Như Pho,

1995).

4


2.2.1. Do heo mẹ
Trong thời gian mang thai, do dinh dưỡng không đầy đủ như thiếu protein,
thiếu vitamin A, thiếu Cu, thiếu Zn, Fe… làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở bào
thai nên heo con mới sinh ra yếu, sức đề kháng kém dễ mắc bệnh, nhất là bệnh đường
tiêu hóa.
Ni dưỡng heo mẹ khơng hợp lý, sau khi sinh heo mẹ sản xuất sữa kém, chất
lượng sữa khơng bảo đảm. Do đó heo con thiếu sữa, cịi cọc, yếu ớt, sức đề kháng
giảm… tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.
Do thành phần sữa mẹ có nhiều chất khơ, mỡ khó tiêu nên heo con bị tích thực.
Từ đó trực khuẩn E. coli tác động phân hủy sữa thành acid, gây viêm dạ dày, ruột dẫn
đến tiêu chảy.
Do heo mẹ mắc hội chứng MMA, heo con bú sữa có sản vật viêm hoặc liếm
dịch viêm rơi rãi trên nền chuồng gây viêm ruột, tiêu chảy.
Ở những heo mẹ kém sữa hay heo con bú được ít hoặc khơng bú được sữa đầu,
nên sức đề kháng bệnh kém, dễ phát sinh bệnh.
2.2.2. Do bản thân heo con
Do đặc điểm sinh lý của heo con: sự tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày, ruột không đủ
số lượng và chất lượng. Lượng HCl cần thiết cho sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày thiếu. Ở
heo con trước một tháng tuổi khơng có HCl tự do (Kvanhixki, 1951). Do đó heo con
dễ bị tiêu chảy.
Heo con bú nhiều sữa, sữa không được tiêu hóa hết sẽ gây tiêu chảy, heo con
khơng được bú sữa đầu, nên sức kháng bệnh kém, dễ bị tiêu chảy. Heo con thiếu sắt
(Fe) nên thiếu máu, làm giảm sức đề kháng. Heo con có trọng lượng sơ sinh nhỏ, niêm
mạc ruột chưa hoàn chỉnh, dịch tiêu hóa tiết ra ít nên khơng tiêu hóa hết sữa. Heo con
bị viêm rốn do E. coli.

Thời kỳ heo con mọc răng cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể và gây
tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 1985). Hai thời điểm heo con sốt và tiêu chảy cao là lúc 10 17 ngày tuổi và 23 - 29 ngày tuổi, ứng với thời gian mọc răng sữa tiền hàm 3 hàm
dưới, và răng sữa tiền hàm 4 hàm trên.
Ngoài ra cịn do đặc tính của heo con hay liếm nước đọng và thức ăn thừa của
heo mẹ.
5


2.2.3. Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc ni dưỡng
2.2.3.1. Do ngoại cảnh
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997). Khi ẩm độ tương đối khoảng
60% - 70% thì mức nhiệt độ thoải mái cho heo là:
Bảng 2.1: Mức nhiệt độ thích hợp cho heo con theo từng gian đoạn
Trọng lượng (kg)
Nhiệt độ (0C)

<10

10 - 15

15 - 30

30 - 60

>60

26 - 30

22 - 26


18 - 22

16 - 20

14 - 20

Theo Trương Lăng (1995). Nước ta là xứ nóng nhưng phải chống lạnh cho heo
con sơ sinh đến khi cai sữa, vì nhiệt độ ban đêm thường dưới 300C. Heo con chống
lạnh bằng cách nâng cao chuyển hóa cơ bản, tăng sinh nhiệt, nhưng không kéo dài
được do lớp mỡ dưới da heo con mỏng, lipid chỉ chiếm 1% trọng lượng cơ thể và lipid
này tiêu hao nhanh nên heo con dễ bị lạnh dẫn đến tiêu chảy.
Theo Đào Xuân Cương (1963), yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm quá cao,
quá lạnh, mưa tạt, gió lùa, vệ sinh chăm sóc kém, nhốt heo con quá chật, kém vận
động, khơng áp dụng đúng qui trình đỡ đẻ, ổ úm dơ, đèn úm thiếu cũng là nguyên
nhân gây tiêu chảy heo con.
Theo Võ Văn Ninh (1985), khi có những tác nhân bên ngoài tác động làm suy
yếu sức chịu đựng của cơ thể là điều kiện phát sinh ra bệnh. Thức ăn đang được tiêu
hóa đẩy dần xuống ruột non, ruột già đột nhiên mất nhu động nằm một chỗ, một số vi
sinh vật bình thường vơ hại như E. coli đột nhiên tăng số lượng (do thức ăn đình trệ
tiêu hóa) trở nên có sức gây bệnh tạo độc tố làm tăng nhu động một cách thái quá gây
tiêu chảy.
Theo Phạm Khắc Hiếu (1979), nhận thấy có sự liên quan đến tình trạng stress
thường tiếp theo sau đó là E. coli độc trỗi dậy.
Theo Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng (1986), trong những yếu tố tiểu
khí hậu thì quan trọng nhất là ẩm độ và nhiệt độ. Ở những tháng mưa nhiều, số heo
con tiêu chảy tăng rõ rệt có thể tăng đến 90 - 100% tồn đàn.
2.2.3.2. Do điều kiện chăm sóc ni dưỡng
Theo Nguyễn Như Pho (1995), do bấm răng không kỹ, khi bú heo con làm trầy
viêm vú heo mẹ và heo con bú sữa viêm gây tiêu chảy.
6



Do cắt rốn, cột rốn không đúng kỹ thuật làm heo con chảy máu nhiều làm mất
máu heo con yếu không bú được hoặc không cho bú sữa đầu.
Theo Võ Văn Ninh (1995), 80% tiêu chảy ở heo con do bị viêm rốn, sức đề
kháng giảm.
Do thức ăn heo mẹ thay đổi đột ngột hoặc bị chua, ôi thối, nhiễm độc tố nên sữa
kém chất lượng heo con bú sữa này bị tiêu chảy. Việc thiết kế máng ăn heo mẹ không
hợp lý làm thức ăn rơi vãi heo con liếm thức ăn heo mẹ cũng dẫn đến tiêu chảy.
2.2.4. Do vi sinh vật
Bảng 2.2: Các vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy theo lứa tuổi trên heo con
Lứa tuổi (heo con)

Vi sinh vật gây tiêu chảy

Theo mẹ

Cai sữa

Lớn

- E. coli

+++

+++

-

- Clostridium perfringenstypec


++

-

-

- Campylobacter

-

+

+++

- Salmonella

+

+

++

- Treponema hyodysenteriac

+

+

+++


+

+

-

+++

+

-

- Stronggyloides ransomi

+

+

+

- Trichuris suis

-

-

+

- Rota virus


+++

+++

+

- Transmissible gastroen teritis

+++

+++

++

+

+

-

• Vi khuẩn:

• Ký sinh trùng và nguyên sinh động vật
- Cryptosporium sp
- Isosporasuis

• Virus

- Entero virus

(Theo the Maek veterinazy manual, 1986)
Ghi chú:

+++

: rất phổ biến

++

: phổ biến

+

: không phổ biến

-

: hiếm hoặc không xảy ra
7


Hiện nay có ít nhất 12 loại vi sinh vật bao gồm: vi khuẩn, virus, nguyên sinh
động vật và ký sinh trùng gây tiêu chảy trên heo con, có thể chỉ là một tác nhân gây
tiêu chảy hoặc có cùng có nhiều tác nhân gây bệnh. Có một số nguyên nhân gây bệnh
trên mọi lứa tuổi nhất định, do đó việc lưu ý đến thời gian mắc bệnh là rất hữu ích cho
việc chuẩn đốn.
2.2.5. Cách sinh bệnh của bệnh tiêu chảy
Theo Nguyễn Như Pho (1995), cơ chế sinh bệnh được trình bày như sau:
Ngun nhân khơng
do vi sinh vật


stress

Do vi sinh vật có hại

Nhiễm trùng
đường tiêu hóa

Độc tố VSV

Viêm ruột

Giảm sức đề kháng

Kích thích nhu
động ruột

Thần kinh phó giao
cảm bị ức chế

Tiêu chảy

Giảm nhu động ruột

Mất nước, mất
chất điện giải

Thiếu dinh
dưỡng
Ngộ độc, suy

nhược

Giảm tiết dịch tiêu hoá
Thức ăn ứ đọng,
khơng tiêu

Chết

Vi sinh vật có hại
phát triển

Sơ đồ 2.1: Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy
2.2.6. Vòng xoắn bệnh lý của bệnh tiêu chảy
Trong quá trình phát triển của bệnh tiêu chảy, bệnh lý phát triển qua nhiều giai
đoạn liên tiếp nhau theo một trình tự nhất định và có liên quan mật thiết với nhau.
Những khâu sau tác động lên khâu trước làm bệnh trầm trọng hơn.
8


Nguyên nhân

Rối loạn hấp thu

Tiêu chảy mãn cấp

Mất nước

Cô đặc máu

Khối lượng

tuần hồn

Mất nước

Rối loạn chuyển hóa

Thốt huyết tương

Thiếu protein, ca, Fe

Suy dinh dưỡng thiếu
máu, còi xương

Giảm huyết áp

Trụy tim mạch

Sơ đồ 2.2: Vòng xoắn bệnh lý của tiêu chảy
(Nguyễn Như Pho, 1995)
2.3. KHÁI NIỆM VỀ PROBIOTIC TRONG CHĂN NUÔI
2.3.1. Định nghĩa
Thuật ngữ probiotic được đưa đầu tiên bởi Lilly và Stillwell (1965), để mơ tả
những yếu tố kích thích sinh trưởng được sản sinh bởi vi sinh vật. Probiotic được bắt
nguồn từ gốc Hy Lạp với ý nghĩa trợ sinh (prolife).
Theo Fuller (1989), định nghĩa: Probiotic như một thức ăn bổ sung vi sinh vật
sống, có tác động có lợi đến động vật chủ thông qua việc cải tiến cân bằng vi sinh vật
đường ruột. (Lã Văn Kính, 1989).
2.3.2. Cơ chế tác dụng của probiotic
Theo tài liệu của Han Poong industry Co., Ltd (2002), Fuller (1992), Fuller
(1989), Saarela và ctv (2000), Lã Văn Kính (1998), cơ chế tác dụng của probiotic như

sau:

9


- Duy trì hệ sinh vật có lợi trong đường ruột bằng cách loại trừ cạnh tranh và
bằng hoạt động đối kháng.
Cạnh tranh bao gồm: cạnh tranh về vị trí bám dính trên nhung mao ruột, cạnh
tranh chất dinh dưỡng, cạnh tranh về khối lượng các chất sinh ra bởi vi sinh vật. Nhiều
nghiên cứu chứng minh probiotic ức chế sự bám dính của vi sinh vật gây bệnh như E.
coli, Salmonella typhimurium (Bernet và ctv, 1994: Saxelin, 1997; Johansson và ctv,
1993; Tuomola và cộng sự, 1999). Việc ức chế khả năng bám dính của vi sinh vật gây
bệnh sẽ ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của chúng, từ đó probiotic được coi là
giải pháp phịng ngừa bệnh đường ruột.
Hoạt động đối kháng của vi khuẩn Lactic chống lại vi sinh vật gây bệnh là do
chúng sản xuất các chất như bacteriocin, acid hữu cơ, hydroperoxyd, lactocidin…
Lactocidin có phổ kháng khuẩn rất rộng, còn các acid acetic và lactic thì làm giảm pH
ruột, ức chế sự phát triển của nhiều vi sinh vật gây bệnh gram (-). Thí dụ Lactobacillus
acidophilus sản xuất các chất kháng khuẩn lactacin B và acidocin. Lactacin B đã được
chứng minh là gây ức chế các loại Lactobacillus khác, còn acidocin ức chế các vi sinh
vật gây bệnh (Barefoot và Klaenhammer, 1994; Zamfir và ctv, 1999).
- Tăng thức ăn vào và khả năng tiêu hóa: probiotic kích thích tính thèm ăn, làm
tăng tích lũy mỡ, nitrogen, Ca, P, Cu, Mn (Nahashon và ctv, 1992 - 1996; trích dẫn bởi
Lã Văn Kính, 1998), tiết các enzyme tiêu hóa như α - amylase, cellulase, lipase,
protease (Han Poong Industry Co., Ltd., 2001).
- Làm giảm hoạt tính urease trong chất chứa ruột non, ngăn chặn tổng hợp
những amin độc, giảm nồng độ NH3 trong phân gia súc, gia cầm, do đó có ảnh hưởng
có lợi đối với mơi trường.
- Tổng hợp vitamin nhóm B như B1, B2, B6, B12.
- Trung hòa và khử độc tố trong đường ruột. Theo Rani và Khetarpaul (1998),

ảnh hưởng có lợi của probiotic trong thức ăn là sự sản xuất các chất kháng khuẩn có
tác dụng trung hịa độc tố gây bệnh tiêu chảy của vi khuẩn E. coli.
- Kích thích hệ thống miễn dịch: yếu tố được xác định có vai trị kích thích hệ
thống miễn dịch là thành phần của vách tế bào vi khuẩn (peptidoglycan). Sự phân hủy
peptidoglycan tạo ra chất muramyl peptid có tác dụng kích thích hoạt động của đại
thực bào (Tannock, 1997). Saarela và ctv (2000), cho rằng khả năng bám vào niêm
10


mạc ruột của probiotic tạo nên sự tương tác giúp probiotic tiếp xúc với hệ thống
lympho đường ruột và hệ thống miễn dịch, nhờ đó thúc đẩy hiệu quả miễn dịch và tạo
nên sự ổn định của hàng rào bảo vệ ruột.
Theo tài liệu của Công ty Victory (2001), probiotic khi được cung cấp vào
đường tiêu hóa gia súc sẽ có những tác dụng theo sơ đồ sau đây (sơ đồ 2.3)
Cải thiện sức khỏe và năng suất
Cải thiện sự cân bằng hệ
vi khuẩn dạ dày-ruột

Giảm thiểu sự sinh sản
nhóm amin độc hại

Tăng độ hữu dụng của
các chất dinh dưỡng

Phân giải các chất dinh
dưỡng như protein

Tổng hợp vitamin

Cải thiện sự hấp thu


Vi sinh vật có lợi đường ruột

cạnh tranh với
VK gây bệnh

Sản xuất acid hữu cơ
Ức chế sự phát
triển của VK

Sản xuất kháng sinh
Làm giảm pH
Kích thích miễn dịch

Trung hịa các độc tố đường ruột
Nguồn: Victory Company (2001)
Sơ đồ 2.3: Ảnh hưởng của probiotic đối với sức khỏe động vật
Salminel và cộng sự (1996), cho biết probiotic được coi là sản phẩm đầy hứa hẹn cho
việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiêu chảy nhờ khả năng ổn định hệ vi sinh vật đường
11


ruột, ổn định sự tiết chất nhầy đường ruột - là hàng rào bảo vệ cơ học chống sự phá
hoại của vi sinh vật có hại đối với biểu mơ ruột.
2.3.3. Sơ nét về một số vi sinh vật có lợi


Vi khuẩn Lactobacillius acidophilus

Đây là vi khuẩn Lactic được xếp vào họ Lactobacteriaceae, là trực khuẩn G+,

kích thước khoảng 0,5 - 1,2 x 1,0 - 10 µm, khơng sinh nha bào, không di động, nhiệt
độ tối ưu cho sự phát triển là 30 - 400C, chịu được trong môi trường có pH thấp (pH
<5).
Lactobacillus phân bố rộng ở khắp mơi trường bên ngoài và trong thực phẩm:
chúng thường cư trú ở ống tiêu hóa chim và thú hữu nhủ, hiếm khi gây bệnh. Theo
Holt (1992), chúng có vai trị quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm lên men, thức
ăn ủ chua, sản xuất acid lactic, sữa chua, các chế phẩm trị tiêu chảy.


Vi khuẩn Bacillus subtilis

Trực khuẩn G+, tế bào có kích thước khoảng 0,6 - 0,8 x 2 - 3 µm, bào tử khơng
nảy mầm ở trung tâm, phát triển tốt ở nhiệt độ 350C, đây là vi khuẩn hiếu khí phổ biến
nhiều ở trong đường tiêu hóa của cá. Bacillus subtilis là vi khuẩn có lợi trên đường
ruột động vật, nó góp phần vào việc ổn định hệ vi sinh vật có lợi đường ruột, tiêu diệt
các vi khuẩn gây hại, giúp phòng chống các bệnh đường tiêu hóa.


Nấm men Saccharomycer cerevisae

Nấm đơn bào, hiếu khí, kích thước 2 - 10 µm, hình trịn hoặc bầu dục, nhân rất
nhỏ, tế bào phân chia theo cách nẩy chồi, sinh trưởng trong mơi trường có pH từ 1 - 9
(Nguyễn Lân Dũng và ctv, 1992). Đồng thời có khả năng lên men một số loại đường,
để tạo ra các acid làm giảm pH đường ruột và tiết các enzyme tiêu hoá như amylase,
pectinase.
Theo Đỗ Tất Đảm (1990), bản thân tế bào nấm men chứa một lượng dinh
dưỡng rất cao trong đó bao gồm: protid, glucid, khống và nhiều vitamin nhất là
vitamin nhóm B.



Nấm mốc Aspergillus oryzae

Thuộc bộ nấm bông Moniliales, họ nấm bông Monilliaceae, hệ sợi không màu,
màu nhạt hoặc màu sáng, thể bình hình cầu hoặc hơi cầu, khuẩn ty khơng có vách
ngăn, có một hoặc hai tầng thể bình, đầu của bào tử tua ra hình tia sáng mặt trời.
12


Chúng có khả năng sản sinh các enzyme: amylase, pectinase, cellulase… Các loại nấm
này cũng có khả năng lên men dị hình carbohydrate tạo acid và rượu.
2.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHẤT THẢO DƯỢC
2.4.1. Nghiên cứu sử dụng thảo dược để phòng bệnh tiêu chảy ở heo con
Nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã áp dụng các kinh nghiệm dân gian, sử
dụng các loại thảo mộc trong việc điều trị bệnh tiêu chảy của heo con và đã có những
kết quả nhất định.
Phạm Xuân Dụ và ctv (1979), cho rằng hạt khổ luyện tử (hạt xoan) có tác
dụng tốt trong việc phịng trị bệnh phân trắng của heo con.
Trần Minh Hùng và ctv (1981), cho biết chất palmatin từ cây hồng đằng có
tác dụng ức chế sự sinh sản của vi khuẩn E. coli và một số tụ cầu khuẩn, sử dụng
palmatin điều trị bệnh phân trắng của heo con cho kết quả trên 85 % khỏi bệnh.
Hoàng Quốc Dương (1985), dùng nước sắc của các cây bòn bọt + cây cỏ
xước + cây chút chít + cây cam thảo cho heo uống, kết quả 95 – 100% số heo con mắc
bệnh tiêu chảy khỏi bệnh.
Nguyễn Phước Tương (1986), làm thí nghiệm điều trị bệnh tiêu chảy ở heo
con bằng cách sử dụng chế phẩm của cây vàng đắng dưới dạng cao đặc, bột và viên
nén cho kết quả 100 % khỏi bệnh.
Nguyễn Phước Tương (1988), cho biết 100% số heo con mắc bệnh tiêu chảy
khỏi bệnh sau khi uống nước sắc của cây đinh lăng lá nhỏ.
Robert (1997), cho rằng hầu hết thực vật đều có chứa chất bảo vệ chúng
khỏi sự tấn cơng của vi khuẩn, nấm mốc, tương tự như ở động vật có khả năng đáp

ứng miễn dịch để bảo vệ bản thân chúng. Những chất chiết xuất từ thảo mộc có nhiều
dạng phân tử khác nhau nhưng sau khi được tách chiết và cơ lập thì chúng đều thể hiện
khả năng kháng khuẩn tốt.
Theo Silvia và ctv (2002), thảo dược được chiết xuất từ thực vật bằng cách
hoà tan trong dung mơi hay chưng cất. Những chất chiết này có thể hoạt động trợ lực
nhau để kiểm soát vi khuẩn, virus và nấm mốc. Các chất này bao gồm terpene, phenol,
axit hữu cơ, alchohol, aldehyde, ketone và dẫn xuất flavon, chúng có đặc tính là nồng
độ thấp và có mùi thơm đặc trưng. Ngồi việc kiểm sốt sự sinh trưởng của vi khuẩn,
nấm mốc, nấm men, các chất chiết này cịn có tác dụng kích thích tiết dịch tụy, dịch
13


tiêu hóa cũng như kích thích tăng tiết men nội sinh, cải thiện sự tích lũy nitơ, tăng
cường hoạt động của nhung mao đường ruột.
2.4.2. Nghiên cứu sử dụng thảo dược để kích thích tăng trưởng của heo con
Theo Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc Điệp (1997), các chất kích thích thèm
ăn là những chất có tác dụng kích thích các tuyến tiêu hóa tăng cường phân tiết thơng
qua cơ chế tác dụng trực tiếp hoặc cơ chế phản xạ. Các chất kích thích tăng trưởng
được trộn vào thức ăn cho heo phần lớn thuộc loại “phi dinh dưỡng” và không đáp ứng
trực tiếp nhu cầu các thành phần dinh dưỡng cho vật ni nhưng chúng có tác động
kích thích các hoạt động tiêu hóa và hấp thu của vật nuôi để cải thiện năng suất và
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài việc sử dụng kháng sinh và các chất sinh học
hay các hợp chất hữu cơ, ngày nay người ta chú ý rất nhiều đến việc sử dụng các chất
thảo dược bổ sung vào thức ăn cho heo với mục đích tương tự trên.
Clayton (2001), cho rằng việc sử dụng men tổng hợp, axit hữu cơ đã được cơng
nhận như là những chất an tồn trong thức ăn chăn nuôi, hiện nay các chất thảo dược
cũng được xem là như vậy. Chức năng chính của chúng là:
- Kiểm soát hoặc đề kháng lại sự gây bệnh của vi khuẩn và nấm mốc.
- Hoạt động chống oxy hóa, kiểm sốt các stress.
- Chống lại các độc tố và đảm bảo tốt chức năng hoạt động của gan.

- Trợ giúp tiêu hóa như kích thích hoạt động của các men nội sinh, đảm bảo duy
trì tốt các chức năng sinh lý và sinh hóa của cơ thể.
- Kiểm sốt sự ơ nhiễm mơi trường như mùi phân, mùi amoniac.
Các chất thảo dược không những hoạt động kháng khuẩn mà cịn kích thích dây
thần kinh khứu giác và vị giác, kích thích con vật ăn nhiều, kích thích tiết men nội sinh
và dịch tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt thức ăn, bổ sung thảo dược có chứa nhiều thymol sẽ
có ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein, đặc biệt là làm gia tăng tích lũy nitơ, làm tăng
tỷ lệ thịt nạc (Clayton, 2001).
Li - SiYuan và ctv (2001), làm thí nghiệm bổ sung các loại vỏ cam, quýt, bột
hạt quả thông trong thức ăn cho heo sau cai sữa đã cải thiện 15,39% tăng trọng, hệ số
chuyển hóa thức ăn giảm 4,5%.

14


×