Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

nghiên cứu bệnh học y học cổ truyền bệnh và khảo sát tác dụng dược lý thực nghiệm một số bài thuốc cổ phương và kinh nghiệm ứng dụng trong điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 115 trang )


1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa phức tạp, do hậu quả từ tình trạng
thiếu Insulin tuyệt đối hay tương đối. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là tình trạng
tăng đường huyết cùng với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, khoáng
chất. Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính, các tình trạng dễ bò
nhiễm trùng và lâu dài sẽ gây ra các biến chứng ở mạch máu nhỏ và mạch máu
lớn
[15,16,21]
.
Đái tháo đường có 2 type chính đó là type 1 (còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc
Insulin) và đái tháo đường type 2, ngoài ra còn đái tháo đường thai kỳ và đái tháo
đường type đặc biệt khác hay còn gọi đái tháo đường thứ phát sau một số bệnh lý .
Đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính, có xu hướng gia tăng rõ rệt trên thế giới,
bùng nổ thật sự như một đại dòch ở các nước đã và đang phát triển đặc biệt là ở
các nước châu Á. Theo ước tính hiện nay, đái tháo đường trên phạm vi toàn cầu là
300 triệu người, tức chiếm # 4,5% dân số thế giới, trong đó riêng Việt Nam theo
thống kê bệnh đái tháo đường nói chung năm 1992 ở Thành phố Hồ Chí Minh 2,52
% dân số. Dự báo của tổ chức Y tế thế giới vào năm 2030 sẽ có hơn 370 triệu
người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường
[42]
. Ở Việt Nam tần suất đái tháo
đường ngày càng gia tăng, năm 1993 tần suất mắc bệnh là 2,5% đến năm 2004 tỷ
lệ này là 6,9%
[9,16]

Đái tháo đường type 2 tính trên bình diện chung thống kê của nhiều nước trong đó
có Việt Nam chiếm khoảng 80% tổng số bệnh nhân đái tháo đường, có cơ chế
bệnh sinh đa dạng, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính và kết hợp


với béo phì trong 60 – 80% trường hợp.
Bệnh nhân bò Đái tháo đường có thể bò rất nhiều biến chứng làm thể trạng suy sụp.
Trung bình các biến chứng xảy ra khoảngï 5 đến 10 năm sau khi đường huyết

2
thường xuyên tăng trong máu, nên việc giúp bình ổn đường huyết cho bệnh nhân
đái tháo đường là một mục tiêu quan trọng không những chỉ riêng cho mục tiêu
điều trò mà còn cho mục tiêu làm chậm hoặc không xuất hiện các biến chứng.
Nhiều nghiên cứu quan trọng cho thấy rằng kết hợp với chẩn đoán sớm, kiểm soát
chặt chẽ đường huyết lúc đói, sẽ giảm được các biến chứng và tử vong có liên
quan đến đái tháo đường
[8,9,16,24,29]
Mục tiêu điều trò đái tháo đường là:
- Đưa đường huyết về mức an toàn và ổn đònh
- Kiểm sóat đường huyết chặt chẽ để ngăn chặn các nguy cơ tim mạch, giảm
các biến chứng cấp và mạn tính do tình trạng tăng đường huyết
Theo hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA), việc điều trò đái tháo đường phải phối
hợp nhiều biện pháp từ không dùng thuốc đến dùng thuốc… tất cả những biện pháp
này về mặt lý thuyết Y học cổ truyền đều có thể tham gia, cũng có khá nhiều công
trình nghiên cứu một loại dược thảo hay một công thức phối hợp dược liệu có tác
dụng hạ đường huyết, nhưng chưa có công trình nàovề bệnh lý học Y học cổ
truyền để có thể vận dụng kinh nghiệm nhiều ngàn năm của nền Y học cổ truyền
vào điều trò loại bệnh lý mạn tính không lây có tính thời sự cao này.
Trong y văn của Y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh Đái tháo đường,
nhưng những triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường như : khát nước nhiều, uống
nhiều, tiểu nhiều, cảm giác đói, thèm ăn, gầy… và một số triệu chứng khác khi bắt
đầu có biến chứng như tê bì dò cảm ngoài da, mờ mắt …, cũng được YHCT mô tả
trong một số chứng trạng như Tiêu khát, Phát nhiệt, Hư lao v v
YHCT có kinh nghiệm điều trò nhiều ngàn năm, để có thể áp dụng một cách tốt
nhất những phương pháp trò liệu này cho bệnh cảnh đái tháo đường thì bệnh đái

tháo đường phải đươc chẩn đóan bằng YHCT, với những mô tả triệu chứng như
trên, ngoài chứng hậu Tiêu khát, không có chứng trạng nào của YHCT hội đủ các

3
biểu hiện triệu chứng lâm sàng đại diện được cho bệnh cảnh đái tháo đường type
2, tuy nhiên vẫn chưa ai khẳng đònh được Tiêu khát có phải là đái tháo đường?,
ngược lại biểu hiện của Tiêu khát cũng xuất trên một số bệnh lý khác của YHHĐ
như Đái tháo nhạt, Cường giáp…v v…điều này đã gây không ít khó khăn cho việc
áp dụng kho tàng YHCT vào việc điều trò, cũng như việc học tập và nghiên cứu,
đó là lý do chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu bệnh học YHCT bệnh Đái tháo đường type 2 và xác đònh độc tính
cùng tác dụng hạ đường huyết của những bài thuốc trò chứng tiêu khát của YHCT
trên mô hình đái tháo đường thực nghiệm .
Mục tiêu cụ thể:
- Khảo sát mối tương quan về bệnh học các triệu chứng của Đái tháo đường:
tiểu nhiều, khát nước, uống nhiều, tê bì, mờ mắt, gầy…từ nguyên nhân, đến
bệnh sinh YHCT qua đó xác đònh về mặt lý thuyết - các thể lâm sàng
YHCT - của bệnh Đái tháo đường type 2 (ĐTĐ
2
) .
- Xác đònh tỷ lệ bệnh nhân có bệnh ĐTĐ trên những bệnh nhân được chẩn
đoán Tiêu khát
- Xác đònh giá trò tiên đoán trong chẩn đóan bệnh ĐTĐ
2
đối với Tiêu khát
của YHCT
- Xác đònh tiêu chuẩn chẩn đóan các thể lâm sàng YHCT bệnh ĐTĐ
2


- Khảo sát tác dụng độc tính bán trường diễn trên thực nghiệm của 5 công
thức thuốc YHCT.
- Xác đònh tác dụng hạ đường huyết trên mô hình dược lý thực nghiệm của
các bài thuốc: Khổ qua (Nghiệm phương), Tri - Bá đòa hoàng hoàn (cổ
phương), Tăng dòch hay Dưỡng âm thang (Nam dược thần hiệu), Ngọc nữ

4
tiễn (Cảnh Nhạc toàn thư), Tiêu khát phương (Nam dược thần hiệu) trên
thực nghiệm.


5
CHƯƠNG 2 . TỔNG QUAN Y VĂN

2.1. QUAN NIỆM CỦA YHHĐ VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2:
Đái tháo đường type 2 là bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính, đặc trưng là tình
trạng tăng đường huyết kéo dài, cơ chế bệnh sinh đa dạng, kéo theo nhiều biến
chứng lên hệ thống mạch máu, thần kinh, nhiễm trùng … Việc điều trò gần như
phải theo dõi suốt đời, đòi hỏi kết hợp nhiều biện pháp từ không dùng thuốc như
chế độ ăn tiết chế, tập luyện… đến dùng thuốc do đó sự hiểu biết tường tận về
chẩn đóan và cơ chế bệnh sinh sẽ góp phần rất lớn vào thành công trong điều trò
đái tháo đường
2.1.1. Chẩn đóan và bệnh cảnh của đái tháo đường type 2:
Theo tiêu chuẩn chẩn đóan mới của y ban các chuyên gia về chẩn đóan và phân
loại bệnh đái tháo đường được WHO công nhận vào năm 1998
Được xác đònh là đái tháo đường type 2 (ĐTĐ
2
) khi
- Thử nghiệm một mẫu đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dl, kết hợp với các triệu

chứng lâm sàng của tăng đường huyết
Biểu hiện lâm sàng của tăng đường huyết là tiểu nhiều, khát nhiều, uống nhiều,
mờ mắt, dò cảm, và gầy
[15,16,21]

- Hoặc đường huyết lúc đói ≥ 126mg/dl (≥ 7mmol/L) sau 8 giờ không ăn
Bệnh nhân bò đái tháo đường type 2, có mức đường huyết tăng cao trong máu, sẽ
đưa đến tăng áp lực thẩm thấu trong máu, và khi đường huyết vượt quá ngưỡng
thận sẽ xuất hiện đường trong nước tiểu, đường xuất hiện trong nước tiểu kéo theo
mất nước và chất điện giải (vì đường là chất có áp lực thẩm thấu cao) sẽ gây tình
trạng tiểu nhiều, tiểu nhiều có thể đưa đến tiểu đêm. Tăng áp lực thẩm thấu cũng
gây khát, uống nhiều, mờ mắt do thủy tinh thể tiếp xúc với dòch có áp lực thẩm
thấu cao. Tăng đường huyết kéo dài cũng có thể làm rối loạn chức năng dẫn

6
truyền thần kinh gây dò cảm, cân nặng cũng có thể giảm do mất nước, do ly giải
mô mỡ, ly giải glycogen, giảm cân nhưng không nhiều bằng đái tháo đường type1.
Tuy nhiên trong đa số trường hợp, triệu chứng thường âm ỉ nên bệnh chỉ được phát
hiện nhân lúc đi thử máu thường quy như trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như
nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, nhiễm trùng da kéo dài thường gặp, bệnh
nhân nữ cũng hay bò ngứa vùng âm hộ do nhiễm nấm candida, bệnh nhân nam có
thể đến khám bệnh vì bất lực. Ngoài ra còn có một số yếu tố gợi ý như mập phì
nhất là mập phì vùng bụng, tiền căn gia đình có người bò đái tháo đường type 2,
phụ nữ sinh con lớn hơn 4kg, có tiền căn có thai đa ối, sản giật, thai chết không rõ
căn nguyên. Bệnh nhân mập phì cũng có thể tăng huyết áp nhẹ, tuy nhiên bệnh
nhân đái tháo đường type 2 cũng có thể không mập, nhất là ở các nước đang phát
triển. Nhiễm ceton acid không xảy ra đột ngột mà thường xảy ra khi có stress như
nhiễm trùng
.[7,15,16,25,29]
2.1.2. Tầm quan trọng của ĐTĐ type 2

Theo kết quả của cuộc điều tra cơ bản sức khỏe quốc gia tại Mỹ, NHIS thống kê
năm 1993 có khoảng 7,8 triệu người được chẩn đóan là đái tháo đường tại Mỹ, tỷ
suất cho mọi lứa tuổi là 3,1% vào năm 1993, tăng gấp 3 lần tỷ lệ mắc bệnh vào
năm 1958. Trong điều tra bổ sung năm 1989 khỏang 43% bệnh nhân dùng Insulin
để điều trò. Đái tháo đường type1 khới bệnh từ trước 30 tuổi chiếm 7% tổng số
bệnh nhân, phần lớn số còn lại được xếp vào đái tháo đường type 2, đái tháo
đường thai kỳ chiếm khoảng 1-2% và khoảng 3-5% số thai nghén
[4,12,15,19]
.
Tỷ lệ mới mắc bệnh đái tháo đường type1 tại Mỹ là 30.000 người mỗi năm, tỷ lệ
này thay đổi theo sắc dân, có khỏang 8,7/100.000 người trẻ ở sắc dân da đỏ tại
Colorado; 12,1 cho người Mỹ gốc Phi ở Alabama và 17,3 cho sắc dân da trắng ở
Pennsylvania
[8,16]
. Trong 7,8 triệu bệnh nhân đái tháo đường tại Mỹ năm 1993,
khỏang 90 – 95% bò Đái tháo đường type 2, tỷ lệ mắc bệnh vào khỏang 1,3% ở lứa

7
tuổi 18 – 44; 6,2% trong lứa tuổi từ 45 – 64 và 10,4% vào lứa tuổi 65. Ngoài ra cứ
một trường hợp đái tháo đường được chẩn đoán thì có một trường hợp không được
chẩn đóan.
Trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 theo ước lượng năm
1994 thay đổi từ dưới 2% ở vùng quê Bantu Tanzania và Trung quốc, cho đến 40 –
45% ở sắc dân da đỏ Pima tại Mỹ và dân Micronesia ở Naru. Sự khác biệt này do
hậu quả của sự nhạy cảm về di truyền và một số các yếu tố nguy cơ có tính xã hội
như cách ăn uống, mập phì, ít vận động.
Tỷ lệ mắc bệnh tòan bộ (prevalence) đái tháo đường trên 20 tuổi: trên thế giới
chiếm 4,0 – 4,2%; ở các nước phát triển: 5,8 – 8%; các nước đang phát triển: 3,2 –
4,2%. Trong đó đái tháo đường type 2 chiếm 90% tất cả các trường hợp đái tháo
đường (tuổi < 65) . Tại Việt Nam, điều tra năm 1991 tại một số vùng lân cận Hà

Nội tỷ lệ Đái tháo đường khỏang 1,1%, tại Huế khỏang 0,96%, điều tra cơ bản
năm 1992 tại một số quận nội thành TP.HCM cho thấy tỷ lệ Đái tháo đường là 0,4
– 2,52%. Các cuộc điều tra gần đây tại một số vùng miền Bắc và miền Nam VN
tỷ lệ mới mắc từ 3 – 5%
[7,8,13,14,19]

Số người bò đái tháo đường type 2 tiếp tục gia tăng, nếu như năm 1995 là khoảng
135 triệu người trên tòan thế giới, thì năm 2000 là 160 triệu và năm 2010 dự đóan
sẽ có 300 triệu người mắc bệnh. Tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ ba sau ung thư và
tim mạch, hàng đầu trong các bệnh nội tiết
[13,14,19]
.

8

2.1.2. Nguyên nhân và bệnh sinh đái tháo đường type 2:
Về nguyên nhân cho đến nay thật sự chưa biết rõ
Tuy nhiên người ta cũng nhận thấy có sự rối loạn song song và tồn tại trong
cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ type 2 đó là rối loạn tiết insulin, sự kháng insulin ở mô
đích, sự tăng sản xuất glucose cơ bản ở gan và có 2 yếu tố được tham gia vào
bệnh nguyên là cơ đòa di truyền và môi trường
[6,15,16]
:
2.1.2.1. Rối loạn tiết insulin :
Tế bào β t tạng bò rối loạn về khả năng sản xuất insulin về mặt số lượng
cũng như chất lượng để đảm bảo cho chuyển hoá glucose bình thường. Những rối
loạn bất thường đó có thể là :
• Bất thường về điều tiết và động học bài tiết insulin mất pha sớm
• Bất thường về số lượng tiết insulin.
• Bất thường về chất lượng những peptid có liên quan đến insulin trong

máu.
• Giảm sự xuất hiện protein chuyên chở glucose
• Sự tích tụ triglycerid và axit béo tự do trong máu đưa đến tích tụ
triglycerid trong t
• Tăng nhạy cảm của tế bào β với chất ức chế trương lực β adrenergic.
2.1.2.2. Đề kháng insulin :
Trong bệnh đái tháo đường type 2, Insulin không có khả năng thực hiện những
động tác của mình như ở người bình thường. Ở đây chỉ xét ở 2 cơ quan là cơ và
gan.
- Kháng insulin ở cơ : Ở người khoẻ mạnh cơ sử dụng 75 - 80% nguồn glucose
được cung cấp; do đó việc giảm sử dụng glucose qua trung gian insulin trên người
đái tháo đường phần lớn là cơ.

9
Bình thường glucose từ máu vào tổ chức cơ 35% được tổng hợp thành glycogen;
15% được thuỷ phân thành lactat; 50% được oxy hoá. Ở bệnh nhân đái tháo đường
type 2, hai quá trình tổng hợp glycogen và oxy hoá glucose bò rối loạn chỉ có quá
trình phân huỷ glucose thành lactat còn nguyên vẹn. Có 3 yếu tố liên quan đến sự
kháng insulin ở cơ : vai trò di truyền; có hiện tượng giảm hoạt tính enzym và một
số cơ chế phân tử trong hiện tượng kháng insulin tại cơ (khiếm khuyết sau thụ thể)
- Kháng insulin ở gan :
Sau khi glucose huyết tăng insulin được tiết ra sẽ ức chế sản xuất glucose từ gan.
Ở bệnh nhân đái tháo đường, nồng độ insulin lúc đói tăng gấp 2 lần ở người bình
thường. Điều này chứng tỏ có hiện tượng đề kháng insulin rất mạnh tại gan thì gan
mới tiếp tục sản xuất glucose. Có 2 yếu tố được đề cập đến kháng insulin tại gan
là tăng glucagon và tăng hoạt tính men PEP - CK (Enzym Photphoenol Pyruvate
Carboxy Kina) là men có tác dụng làm tăng tân tạo đường trong gan
[16]
.
Sơ đồ : Cơ chế đề kháng insulin


Giảm dung nạp glucose dưới tác động của insulin

10

2.1.2.3. Vai trò của di truyền và môi trường
[16,25]
:
Ảnh hưởng của yếu tố di truyền lên đái tháo đường type 2 rất mạnh :
- Tỷ lệ hai anh (chò) em sinh đôi cùng trứng bò đái tháo đường type 2 là 90%
- 100%.
- Bệnh nhân đái tháo đường type 2 thường có liên hệ trực hệ cùng bò đái
tháo đường.
- Có sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường giữa các chủng tộc,
các sắc dân khác nhau.
- Trong sắc dân tỷ lệ đái tháo đường type 2 cao nhất là kiểu di truyền theo
theo gen. Hiện nay chưa phát hiện dấu ấn di truyền kiểu HLA trên bệnh nhân đái
tháo đường type 2.
Ngoài sự khác biệt do ảnh hưởng di truyền người ta nhận thấy tỷ lệ bệnh
đái tháo đường type 2 thay đổi tuỳ vùng trên thế giới và trong một nước tỷ lệ cũng
khác nhau giữa nông thôn và thành thò. Ngoài ra tỷ lệ đái tháo đường type 2 cũng
gia tăng theo tuổi thọ và béo phì thiếu vận động là hai yếu tố quan trọng trong
ảnh hưởng đến tỷ lệ cao của bệnh đái tháo đường type 2. Mập phì vùng bụng liên
hệ mật thiết với hiện tượng đề kháng insulin.
Như vậy, duy trì hằng đònh về glucose trong máu tùy thuộc ở 3 yếu tố: sự tiết
insulin, kích thích sự thu nạp glucose ở mô ngoại vi (cơ, mỡ) và ở các mô nội tạng
(gan, ruột), và ức chế sự sản xuất glucose từ gan.
Sau khi ăn, glucose sẽ tăng lên trong máu và tụy sẽ tăng tiết insulin, các yếu tố
này sẽ tăng sự thu nạp glucose ở mô ngoại vi (chủ yếu là cơ) và nội tạng (gan,
ruột) và ức chế sự sản xuất glucose từ gan. Nếu có khiếm khuyết tại tế bào beta,

cơ, gan sẽ có thể xảy ra rối loạn dung nạp với glucose, nói cách khác rối loạn dung
nạp glucose là hậu quả của khiếm khuyết trong sự tiết insulin hoặc đề kháng với

11
tác dụng của insulin tại mô đích. Trên thực tế có thể thấy một số bệnh nhân đái
tháo đường type 2 có thể tạng gầy, những bệnh nhân này có giảm tiết insulin là
chính, một số lớn bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể tạng mập và yếu tố
khiếm khuyết chính ở đây là tình trạng đề kháng insulin.
Tuy nhiên khi bệnh đái tháo đường type 2 xuất hiện trên lâm sàng thì các rối loạn
đều đã hiện diện nên muốn khảo sát yếu tố nào ưu thắng phải nghiên cứu từ giai
đoạn tiền lâm sàng. Cho đến nay chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh về vấn đề này.
2.1.3. Cơ chế sản sinh nhiệt và năng lượng trong quá trình chuyển hóa
[13]

Theo sinh lý học, đường và tinh bột, khi ăn vào sẽ cung cấp cho cơ thể nhiệt và
năng lượng, đó là những hợp chất chứa đựng Carbon, Hydro và Oxy
Chúng ta đã thấy sự tiêu hóa glucid của thức ăn dẫn tới việc glucose vào máu.
Glucose máu được duy trì ở mức 3,3 - 5,5mmol/l (60-100mg glucose trong 100ml
máu). Mức độ này là rất cần thiết cho sự hoạt động của não vì tế bào não chỉ có
thể dùng glucose làm thức ăn.
Nếu glucose máu giảm xuống còn 2,2mmol/l (40mg glucose trong 100ml máu) thì
não sẽ ngưng hoạt động và người ta sẽ lâm vào tình trạng hôn mê do hạ đường
huyết.
Khi có quá nhiều glucose từ ruột vào máu thì chỗ thừa sẽ được chuyển thành
glycogen gan. Sự biến đổi này được hỗ trợ nhờ hormon insulin do tụy bài tiết. Khi
cần duy trì mức glucose máu, glycogen gan lại chuyển ngược thành glucose. Quá
trình chuyển ngược này được thuận lợi nhờ có adrenalin của tủy thượng thận và
glucagon của tụy.
Glycogen gan cũng có thể được tạo ra từ những nguồn không phải là glucid, đó là
từ lipid. Quá trình này được gọi là tạo đường mới (thực ra quá trình này được thực

hiện từ acid amin, acid lactic, acid pyruvic, fructose và galactose, còn theo nhiều
tác giả, sự tạo thành glucid từ lipid là rất hạn chế)

12

Nếu người ta ăn quá nhiều glucid đến nỗi kho glycogen gan đã đầy, thì glucose
máu còn thừa sẽ chuyển thành lipid. Lipid này lắng lại ở những kho dự trữ lipid
của cơ thể, chẳng hạn mô mỡ dưới da và sau ổ bụng.
Glucosgen cơ
Với sự hỗ trợ của insulin, glucose máu đã chuyển thành glycogen cơ. Glycogen cơ
cung cấp nguồn nhiệt và năng lượng cho hoạt động cơ, khi cần nó phân giải thành
diocid carbon, nước, nhiệt, và năng lượng. Glycogen cơ không giống glycogen gan,
không thể dùng để duy trì mức glucose máu.
Sự phân giải glycogen cơ để tạo nhiệt và năng lượng diễn ra theo 2 giai đoạn:
Trong giai đoạn đầu, glycogen cơ phân giải thành acid pyruvic (chứa 3 nguyên tử
carbon), nếu oxy được cung cấp đầy đủ thì acid pyruvic được phân giải tiếp trong
giai đoạn thứ 2 thành carbon diocid và nước, nếu không đủ oxy thì acid pyruvic sẽ
được chuyển thay thế cho acid lactic. Điều đó cho phép hình thành nhiều acid
pyruvic hơn. Sự sản sinh ra nhiệt và năng lượng cùng với sự tạo thành acid lactic,
diễn ra khi không có oxy, được gọi là chuyển hóa yếm khí, lúc ấy cơ thể bò “nợ
oxy”, món nợ oxy này phải trả sau khi vận động đã được thực hiện. Vì vậy, có thể
chạy một quãng ngắn (100m) mà không cần thở. Năng lượng được giải phóng ra từ
Glucid thức ăn

Glucose thức ăn

tiêu hóa

Glycogen gan


Glucagon và
Adrenalin
NÃO

Insulin

GLYCOGEN CƠ

Insulin

Lipid

Thể ceton

Nhiệt và năng lượng

CO
2
và H
2
O
Aceto acetic acid
β-hydroxy butyric acid
Aceton


13
sự tạo thành acid lactic. Sau khi vận động, người ta thở sâu và nhanh thêm ít phút
để lấy thêm oxy “trả” món nợ oxy. Khoảng 1/5 acid lactic vừa được tạo thành sẽ
chuyển thành diocid carbon và nước khi oxy được cung cấp đủ, trong khi 4/5 còn

lại lại chuyển thành glycogen cơ để lại sử dụng trong dòp khác.
Như vậy, ngoài cơ chế bệnh sinh ĐTĐ
2
gây tăng đường trong máu, và việc duy trì
đường trong máu ở mức cao gây ra các biểu hiện lâm sàng như tiểu nhiều, khát
nước, uống nhiều, mờ mắt, dò cảm… thì về việc chuyển hóa đường sẽ tạo và tích
nhiệt trong cơ thể, hiện tượng tích nhiệt này cũng được đề cập đến trong sinh bệnh
học YHCT chứng Tiêu khát và Hư lao .
2.1.4. Quan niệm theo YHHĐ về điều trò đái tháo đường type 2
[6,16,19,21,25]

2.1.4.1. Mục tiêu:
- Giảm bớt các triệu chứng của tăng đường huyết.
- Giữ mức cân nặng lý tưởng.
- Duy trì mức đường huyết gần bình thường trong 24 giờ.
- Làm chậm xuất hiện các biến chứng.
- Nâng cao cuộc sống của người bệnh.
2.1.4.2. Phương pháp để đạt được mục tiêu nêu trên:
- Luyện tập thể lực.
- Chế độ dinh dưỡng
- Thuốc
- Chế độ đánh giá và theo dõi.
- Chương trình giáo dục sức khoẻ bệnh nhân
- Điều trò các yếu tố nguy cơ khác như tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn
lipid máu.
2.2. QUAN NIỆM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN (YHCT)
[1,2,11,23,26,28]

2.2.1. Quan niệm về chẩn đoán


14
YHCT chẩn đoán bệnh tật chủ yếu dựa vào các cảm nhận chủ quan của bệnh nhân
và dấu hiệu lâm sàng thông qua phương pháp khám : Vọng, Văn, Vấn, Thiết (Tứ
chẩn)
Đối với YHCT, không có bệnh danh đái tháo đường hay tiểu đường, mà chỉ có nêu
một số chứng trạng có biểu hiện các triệu chứng tương ứng với các biểu hiện lâm
sàng của ĐTĐ
2
như tiểu nhiều, khát nước, uống nhiều , mờ mắt, tê bì và gầy … ,
các triệu chứng này cũng được mô tả trong các chứng trạng YHCT như Tiêu khát,
Hư lao, Phát nhiệt, Ma mộc ….v v
Chứng Tiêu khát:
Theo một số tư liệu như : Sách Nội kinh Tố Vấn chương kỳ bệnh luận “n nhiều
chất béo ngọt sinh mập phì, chất béo sinh nội nhiệt, chất ngọt gây trung mãn, khí
trào lên sinh chứng tiêu khát” ; sách Ngoại đài bí yếu nêu “Khát mà uống nhiều
nước, tiểu nhiều, nước tiểu ngọt là do thận hư sinh chứng tiêu khát” các y gia đời
Đường Trung Quốc còn nhấn mạnh thêm “Tình chí thất điều, ăn nhiều chất béo
ngọt… tích nhiệt – thương âm sinh chứng tiêu khát, nội nhiệt hóa hỏa tiếp tục thiêu
đốt chân âm làm cho khát nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều, tiểu nhiều gọi là chứng
trạng tiêu khát”
Về mặt chiết tự :

Tiêu: có nghóa là làm mất đi.
Trong chữ Tiêu có bộ Hỏa, để diễn tả loại bệnh lý do Hỏa nhiệt thiêu đốt làm cạn
khô tân dòch, tân dòch khô làm phát nóng và khát nước, khi khát uống bao nhiêu
cũng không cảm thấy đủ, uống vào đi tiểu ra ngay và tiểu nhiều

Tiêu Khát
Được đònh nghóa là chứng khát đi kèm với uống nhiều, ăn nhiều mà người lại gầy
hóc


15
Quan niệm bệnh sinh chứng tiêu khát là do âm hư và táo nhiệt, hai cơ chế này tác
động nhân quả với nhau làm tiêu hao tân dòch ở phế, vò và âm tinh ở thận, tùy
thuộc vào cơ đòa, vào nguyên nhân, và các yếu tố thuận lợi khác có thể gây bệnh
ở các tạng nêu trên vào các vùng thượng tiêu trung tiêu hoặc hạ tiêu
Nguyên nhân và bệnh sinh chứng Tiêu khát

Do ăn quá nhiều chất béo ngọt bao gồm cả uống rượu quá độ
n uống quá nhiều chất béo ngọt lại uống nhiều rượu cả thức ăn lẫn rượu đều tích
Nhiệt rồi hóa Hỏa ở trung tiêu. Hỏa nhiệt sẽ thiêu đốt tân dòch làm cho âm hư , âm
càng hư nhiệt càng tích, theo Thiên kỳ bệnh luận sách Tố vấn nói : “ Người bệnh
ăn nhiều chất béo ngọt… chất béo làm nóng bên trong, chất ngọt sinh đầy làm cho
khí tràn lên chuyển thành tiêu khát ở thượng tiêu , người nóng bên trong sinh ra nội
nhiệt làm tân dòch khô kiệt sinh khát, uống nước vào cũng tiêu mất do hỏa thiêu đốt,
càng tiêu càng khát, chất thức ăn cũng không tiêu được gây thành bệnh ở trung
tiêu”

Do thần chí thất điều
Tinh thần căng thẳng, cảm xúc âm tính kéo dài làm cho thần tán hóa hỏa hoặc do
ngũ chí cực uất cũng hóa Hỏa. Hỏa sinh ra thiêu đốt phần âm của phủ tạng. Sách
Nội kinh viết: “2 kinh dương là kinh Thủ dương minh Đại Trường chủ về Tân dòch,
kinh Túc dương minh vò chủ về Tinh huyết. Nay 2 kinh ấy nhiệt kết thì Tân dòch khô,
huyết cạn sinh ra chứng Tiêu khát” và ngoài ra Thận là nguồn gốc của âm dòch và
Thận cũng là nơi tàng trữ tinh ba của ngũ cốc nên khi hỏa nhiệt thiêu đốt cũng sẽ
làm tổn thương thận tạng
 Phòng dục quá độ hoặc uống các thuốc đan thạch (thuốc tổng hợp từ hóa
chất như tân dược)

16

Làm cho thận thủy bò khô kiệt, do đó sinh ra khát nhiều và đi tiểu tiện nhiều ; như
vậy bệnh bao gồm 3 chứng ăn uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều nhưng khi phát
bệnh cũng có mức độ nặng nhẹ khác nhau :
• Chứng tiêu khát phát ra ở thượng tiêu là bệnh Phế - Đại tràng có chủ
chứng là khát nước nhiều.
• Chứng tiêu khát phát ra ở trung tiêu là bệnh của Vò âm. Chủ chứng là
thèm ăn, ăn nhiều mà vẫn gầy khô vì Vò hỏa nung đốt, Vò hư lâu ngày tổn
hại Tỳ đưa đến Tỳ khí hư gây bắp thòt nhão, tạng mập béo bệu, đàm nhiều
• Chứng tiêu khát phát ra ở hạ tiêu là bệnh của tạng Thận, hỏa nhiệt tích
lâu ngày thiêu đốt chân âm, nếu có tiên thiên bất túc (Thận âm hư sẵn)
hoặc Thiên quý đã suy làm âm tinh hao tổn hư nhiệt được sinh ra lại kết hợp
hỏa nhiệt gây ra chứng tiểu nhiều. m tổn đến dương lâu ngày dẫn đến
Thận dương hư.
Trong quá trình phát triển bệnh tật, người xưa cũng cho là bệnh thường hay
chuyển biến, cần phải biết để phòng chữa cẩn thận. Trương Trọng Cảnh từng nêu
bệnh tiêu khát có thể chuyển biến thành chứng Phế nuy; Chư bệnh nguyên hậu
luận cũng nói bệnh có thể phát ra hoại thư, hoặc lỡ ngoài da hoặc phù thủng. Lưu
Hà Gian thì cho rằng phần nhiều kiêm thêm điếc – lãng tai, mờ mắt – mù, mụn lỡ
– rôm sảy , chân tay bò tê liệt ……
Tê bì (Ma mộc)
Tê bì (ma mộc) là da ở chi thể hoặc ở một bộ phận nào đó trên cơ thể không có
cảm giác nữa. Bệnh chia làm 2 mức:
- Tê (ma) là mức độ nhẹ là cơ phu bất nhân (da cơ không nhận biết được cảm
giác), song có lúc cũng cảm thấy được do khí lưu hành
- Bì (mộc) mức độ nặng là không biết đau ngứa, do chân khí không đến nơi
đó được. Đây là một biểu hiện của rối loạn cảm giác của y học hiện đại.

17
Về nguyên nhân bệnh có vệ khí bò thương phong, dinh huyết bò thương hàn, cơ
nhục bò thương thấp rồi đến khí hư không vận hành tốt hoặc khí trệ gây bế tắc,

hoặc khí huyết hư da cơ không được nuôi dưỡng tốt, hoặc có huyết chết ở trong
mạch, hoặc đờm thấp v v
Về cơ chế sinh bệnh, tê bì có liên quan đến dinh vệ khí huyết. Nội kinh viết: dinh
khí mà hư thì da không có cảm giác, vệ khí hư thì không vận động được, (dinh khí
hư tắc bất nhãn, vệ khí hư tắc bất dụng).
Hư lao
Hư lao là tên gọi chung cả ngũ lao thất thương và lục cực. Sách Nạn Kinh nói về
chứng hư tổn và đònh cách chữa chứng này. Sách Kim quỹ yếu lược đem chứng
này đặt thành một thiên riêng, lại còn bàn rộng đã có một hướng mới thêm, về
cách phân biệt mạch, chứng và xử phương dụng dược, thời đại Kim Nguyên thì Lý
Đông Viên và Chu Đan Khê đều có ý kiến độc đáo về chứng lao quyện nội
thương; Đông Viên sở trường thuốc cam ôn để bổ trung khí, Đan Khê giỏi dùng
thuốc tư âm để giáng hỏa. Sau đó lại xuất hiện rất nhiều sách vở, như đời Nguyên
thì có sách Thập thần thư của Cát khả Cửu, đời Minh thì có sách Lý hư nguyên
giám của Ỷ thạch, đời Thanh thì có Bất cư tập của Ngô Trừng làm cho lý luận và
cách chữa chứng hư lao càng thêm phong phú.
Nguyên nhân bệnh
Bệnh hư lao tuy có nhiều nguyên nhân, nhưng quy lại thì không ngoài 2 loại lớn là:
bẩm sinh không được đầy đủ và lao thương quá độ.
Bẩm sinh không đầy đủ: khi thụ thai do cha mẹ tuổi già sức yếu, tinh huyết kém
hoặc khi có thai không được điều dưỡng giữ gìn, sự dinh dưỡng thai nhi bò kém,
sách hư lao tâm truyền của Hà thò đã nêu câu: “Có trẻ em bò chứng hư lao là vì
bẩm thụ tiên thiên bất túc, nhưng do ở bẩm khí của mẹ nhiều hơn” là nói chứng trẻ
em do tiên thiên bất túc thì thường thường trong quá trình phát dục có xuất hiện ra

18
các hiện tượng xương mềm, liệt yếu, nếu không chữa sớm có thể phát triển thành
chứng hư lao.
Lao thương quá độ: ngũ lao thất thương, tích lũy lâu ngày mà thành ra, như thiên
Tuyên minh ngũ khí sách Nội kinh nói: Nhìn lâu hại huyết, nằm lâu hại khí, ngồi

lâu hại thòt, đứng lâu hại xương, đi lâu hại gân, đó là bò thương tổn về ngũ lao.
Sách Thiên Kim yếu phương bàn về thất thương, bao gồm cả nội nhân và ngoại
nhân cho là ăn no quá thì tổn thương tỳ; giận quá khi xốc lên thì tổn thương can;
gắng sức mang nặng quá, ngồi lâu ở chỗ đất ướt thì tổn thương thận; để thân thể bò
lạnh và uống thứ lạnh thì tổn thương phế; buồn rầu lo nghó thì tổn thương tâm, mưa
gió rét nắng thì tổn thương hình thể; khiếp sợ quá không tiết chế được thì tổn
thương ý chí, gọi là thất thương. Sách Chư bệnh nguyên hậu luận của Sào Nguyên
phương thì ngũ lao lại là tâm lao, can lao, tỳ lao, phế lao, thận lao; lục cực là khí
cực, huyết cực, cân cực, cơ (nhục) cực, cốt cực, tinh cực. Thất thương nói chung là
tổn thương về thất tình. Những lời trên đã bổ sung cho thuyết của người xưa. Sách
Y gia tử yếu chép: Chứng ngũ lao thất thương và lục cực đều căn cứ ở ngũ tạng mà
ra như vậy là đã nắm được chỗ mấu chốt.
Nói tóm lại, lúc bé nhỏ bò chứng hư lao nguyên nhân chính thường là do tiên thiên
bất túc, tuổi thanh niên có chứng hư lao phần nhiều thuộc về thể chất vốn hư yếu
và ăn uống kém hoặc lao thương mà thành ra.
Sách Y tông kim giám đem nguyên nhân bệnh hư lao tổng hợp vào câu “dương hư
lạnh ở ngoài thì tổn thương phế kinh, âm hư nóng ở trong thì tổn thương thận tạng,
ăn uống, nhọc mệt thì tổn thương tỳ kinh”. Mấy câu trên có thể giúp cho việc nhận
thức và phân biệt bệnh này.
Ngũ tạng lao:
Thận âm hư, Thận dương hư, Tâm âm hư, Tâm dương hư, Can dương hư, Can âm
hư, Tỳ dương hư, Phế âm hư, Phế khí hư, Tỳ Thận dương hư

19
2.2.2. Quan niệm điều trò theo YHCT
Theo nguyên nhân và bệnh sinh YHCT sinh ra các triệu chứng được mô tả trong
bệnh ĐTĐ
2
, các triệu chứng ấy nằm trong các thể lâm sàng tổng hợp từ các chứng
hậu như Tiêu khát, Hư lao, Phát nhiệt, Ma mộc và các bài thuốc và vò thuốc

thường được sử dụng điều trò như sau:
2.2.2.1. Phế âm hư: Thanh nhiệt nhuận phế, sinh tân chỉ khát.
Có nhiều bài thuốc khác nhau dùng để điều trò Phế âm hư, nhưng chúng tôi
chỉ chọn lựa những bài thuốc có tác dụng điều trò chủ yếu các triệu chứng: khát
nhiều thích uống nước, lưỡi táo, miệng khô, đi tiểu nhiều lần, lượng nhiều.
Một số bài thuốc đáp ứng được tinh thần trên như:
(1) Tiêu khát phương : (Sinh đòa, Hoài sơn, Thiên hoa phấn, Thạch hộc, Sa
Sâm, Mạch môn, Trạch tả, Ngũ vò tử, Hoàng liên)
(2) Nhân sâm bạch hổ thang ( Hoàng liên, Thiên hoa phấn, Sinh đòa, Ngẫu tiết,
sữa bò, Thạch cao, Tri mẫu, Cam thảo, Ngạnh mễ, Nhân sâm. ).
(3) Thiên hoa phấn ( Thiên hoa phấn, Sinh đòa, Mạch môn, Cam thảo, Ngũ vò tử,
Gạo nếp sao )
2.2.2.2. Vò âm hư: Thanh vò tả hỏa, dưỡng âm tăng dòch
Có nhiều bài thuốc khác nhau dùng để điều trò chứng Vò âm hư, nhưng chúng tôi
chỉ chọn lựa những bài thuốc có tác dụng điều trò chủ yếu các triệu chứng: ăn
nhiều chóng đói, người gầy ốm, tiêu bón.
Một số bài thuốc được chọn:
(1) Ngọc nữ tiễn gia giảm ( Thạch cao, Tri mẫu, Thục đòa, Mạch môn, Ngưu
tất, Hoàng cầm, Chi tử ).
(2) Tăng dòch thang gia giảm ( Huyền sâm, Sinh đòa, Mạch môn, Thiên hoa
phấn, Hoàng liên, Đại hoàng )
2.2.2.3. Thận âm hư: Tư bổ thận âm, sinh tân thanh nhiệt

20
Có nhiều bài thuốc khác nhau dùng để điều trò chứng Thận âm hư, nhưng
chúng tôi chỉ chọn lựa những bài thuốc có tác dụng điều trò chủ yếu các triệu
chứng: Tiểu nhiều lần, lượng nhiều, nước tiểu đục như mỡ hay ngọt, mồm khô lưỡi
táo hoặc khát uống nước nhiều, lòng bàn tay chân nóng, lưng gối nhức mỏi.
Một số bài thuốc được chọn:
(1) Lục vò đòa hoàng hoàn ( Thục đòa, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh,

Trạch tả ).
(2) Lục vò tri bá (Thục đòa, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả,
Tri mẫu, Hoàng bá )
2.2.2.4. Thận dương hư: Ôn bổ thận sáp niệu
Có nhiều bài thuốc khác nhau dùng để điều trò chứng Thận dương hư, nhưng
chúng tôi chỉ chọn lựa những bài thuốc có tác dụng điều trò chủ yếu các triệu
chứng: Tiểu nhiều lần, lượng nhiều, nước tiểu đục như mỡ hay ngọt, chân tay
lạnh, mệt mỏi, người gầy.
Một số bài thuốc được chọn:
(1) Kim quỹ thận khí hoàn gia giảm (Phụ tử, Nhục quế, Thục đòa, Hoài sơn, Sơn
thù, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả, Kim anh tử, Khiếm thực, Tang phiêu tiêu (2)Tam
nhân lộc nhung hoàn ( Lộc nhung, Hoàng kỳ, Kê nội kim, Nhân sâm, Đòa cốt bì,
Mạch môn, Ngũ vò, Sơn thù, Ngưu tất, Huyền sâm, Thục đòa, Nhục dung, Phá cố
chỉ ).
2.2.2.5. Đàm thấp: Kiện tỳ hóa đàm trừ thấp.
Có nhiều bài thuốc khác nhau dùng để điều trò chứng Đàm thấp, nhưng
chúng tôi chỉ chọn lựa những bài thuốc có tác dụng điều trò chủ yếu các triệu
chứng: người béo bệu, mệt mỏi, chân tay nặng, tê tay chân.
Một số bài thuốc được lựa chọn:

21
(1) n đởm thang (Trần bì, Bán hạ, Chỉ thực, Trúc nhự, Bạch linh, Tỳ bà
diệp, Đởm nam tinh, Gừng tươi)
(2) Phòng phong thông thần tán gia giảm ( Phòng phong, Hoàng cầm, Chi
tử, Xuyên tâm liên, Thạch cao, Hoạt thạch, Bạch truật, Liên kiều, Thảo quyết
minh, Cam thảo )
2.2.2.6. Trò chứng tiêu khát theo kinh nghiệm:
- Giáng đường ích tụy phương: Thương truật, Bạch truật, Hoài sơn, Sinh đòa,
Thục đòa, Huyền sâm, Sa sâm, Ngọc trúc, Ngũ vò tử, Tang phiêu tiêu
- Tam tiêu đa phương: Nhân sâm ( hoặc Đảng sâm tăng liều ), Tri mẫu,

Thạch cao, Hoàng liên, Agiao, Bạch thược, Thiên hoa phấn, Hoài sơn,
Hoàng tinh, Hà thủ ô, Mạch môn, Đòa cốt bì, Kê tử hoàng )
- Cam thược giáng đường phương: Cam thảo, Bạch thược
- Thu quả tiêu khát phương: Lá ổi hoặc quả ổi
- Thắng cam phương: Sơn thù, Ngũ vò tử, Ô mai, Thương truật,
- Tiêu khát bình phương: Hoàng kỳ, Nhân sâm, Thiên hoa phấn, Tri mẫu, Cát
căn, Thiên đông, Ngũ vò tử, Sa uyển tử, Đơn sâm.
- Tam hoàn tiêu khát phương: Hoàng kỳ, Sinh đòa,Thiên hoa phấn, Hoàng
tinh, Thạch cao.
- Giáng đường phò chính phương: Hoàng kỳ, Hoàng tinh, Thái tử sâm, Sinh
đòa, Thiên hoa phấn.
- Sâm hoàng giáng đường phương: Đại hoàng, Quế chi, Đào nhân, Huyền
minh phấn, Cam thảo, Huyền sâm, Sinh đòa, Mạch môn, Hoàng kỳ.
- Dương thò tiêu khát phương: Sa sâm, Hoài sơn, Huyền sâm, Thục đòa, Kỷ tử,
Thạch hộc, Ngọc trúc, Đơn sâm, Thiên hoa phấn, Mạch môn, Ích trí nhân, Ô
mai, Khiếm thực, Tri mẫu.

22
- Ích khí âm giáng đường phương: Hồng sâm, Phục linh, Bạch truật, Hoàng
kỳ, Cát căn, Hoàng tinh, Đại hoàng, Hoàng liên, Ngũ vò tử, cam thảo.
- Tề liệu phương: Thạch cao, Tri mẫu, Sinh đòa, Đảng sâm, Chích thảo,
Huyền sâm, Thiên hoa phấn, Hoàng liên, Cánh mễ
- Kim sâm tiêu khát phương: Kim tiền thảo, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Ngọc trúc,
Kỷ tử căn, Mạch đông, Thục đòa, Thiên hoa phấn
2.2.2.7. Các bài thuốc dân gian đơn giản trò tiêu khát:
Bí đao ( Đông qua, Bí xanh ): 100g mỗi ngày nấu chín vắt lấy nước uống
thường xuyên.
Rau cần tây ( Cần thái ) 100g, nấu sôi, giã nát vắt nước uống ngày 2 lần
Lá rễ Ngưu bàng rửa sạch nấu chín ăn nhiều ít tùy thích
Tô tử, La bạc tử lượng bằng nhau sao qua tán bột mỗi lần uống 9g với nước

sắc Tang Bạch bì, trò chứng tiểu đường có phù
Hoài sơn ( củ mài ) 25g, Hoàng liên 10g sắc uống
Hạt dưa đỏ ( dưa hấu ) 50g, Gạo tẻ ( cánh mễ ). Giã nát hạt dưa đỏ cho nước
khuấy đều bỏ xác lấy nước cho gạo vào nấu ăn.
Lá thò, Đậu xanh mỗi thứ 30 g. Nấu chín uống nước ăn đậu, ngày 2-3 lần
Bột Hoài sơn 60g, Ý dó 30g nấu cháo ăn ngày 2 lần.
Củ cải : 5 củ, Gạo tẻ 150g. Củ cải nấu chín vắt lấy nước cho gạo vào nấu ăn
thường xuyên.
Bột sắn dây ( Cát căn ) 30g, Gạo tẻ 60g nấu cháo ăn ngày 2 lần sáng tối.
Sinh đòa, Mạch môn, Cát căn, Hoa phấn, Bắc ngũ vò, Cam thảo, Gạo tẻ.
Sinh Đảng sâm, Thiên hoa phấn.
Sinh đòa, Hoàng cầm, Mộc thông. Trò tiêu khát tâm nhiệt khó ngủ.
Củ cà rốt tươi vừa đủ, Gạo tẻ nấu cháo ăn sáng tối. Dùng cho bệnh nhân đói
ăn nhiều.

23
Thạch cao, Tri mẫu, Đảng sâm, Cam thảo, Gạo tẻ sắc nước uống
Tụy heo, Hoài sơn, Thiên hoa phấn.
Thục đòa, Hoài sơn, Thiên hoa phấn, Thù nhục, Bạch linh, Trạch tả, Nhục
quế, Ngũ vò.
Hoàng kỳ, Hoài sơn.
Hoài sơn, Thiên hoa phấn, Tri mẫu, Kê nội kim, Ngũ vò tử, Cát căn, Hoàng
kỳ.
Hoa đậu váng trắng, Mộc nhó đen.
Vỏ trắng rễ dâu, Gạo nếp rang.
Vỏ bí đao, vỏ dưa đỏ, thiên hoa phấn.
Củ mài, Bí đao, Lá sen.
Bạch mao căn, Trạch tả, Ý dó.
Sinh đòa hoàng, Toan táo nhân.
Tụy heo, Ý dó, Hoàng kỳ.

Hoài sơn, Tụy heo, can Đòa hoàng.
Râu bắp, Thiên hoa phấn, thòt nạc heo.
Dâm dương hoắc, Ngọc trúc, Hoài sơn, Kỷ tử.
Hoàng kỳ, Sơn thù, Sinh đòa, Hoài sơn.
Thiên ha phấn, Mạch môn, Sinh Thạch cao.
Qua việc phân tích các thể lâm sàng, các bài thuốc cổ phương cùng với các kinh
nghiệm dân gian trong việc điều trò chứng Tiêu khát và một số thể lâm sàng có
biểu hiện các triệu chứng của ĐTĐ
2
chúng tôi nhận thấy thuốc điều trò các triệu
chứng tương ứng ĐTĐ
2
chủ yếu gồm các nhóm sau :
(1) Thuốc bổ âm: Mạch môn, Ngọc trúc, Kỷ tử, Sa sâm, Hồng tinh, Sinh địa …
(2) Thuốc thanh nhiệt: Thạch cao, Tri mẫu, Huyền sâm, Hoàng cầm, Chi tử…

24
(3) Các thuốc kiện Tỳ trừ thấp: Thương truật, Bạch truật, Trạch tả, Bạch linh… (4)
Các thuốc bổ khí: Hoài sơn, Hoàng kỳ, Nhân sâm, Đảng sâm
(5) Các thuốc dùng trong dân gian không rõ tác dụng theo YHCT nhưng đã được
chứng minh bằng các công trình nghiên cứu trong và ngòai nước về tác dụng hạ
đường huyết như :
Dừa cạn, Khổ qua, Dây thìa canh, Chua me lá me, Rau đắng đất, Lá ổi, Vú sửa
đất, Vối rừng, Cam thảo nam …
2.2.3. Các nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của các dược liệu, bài thuốc
nêu trên:
(1). Hoài sơn:
Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burk
Họ : Củ nâu Dioscoreaceae
Thành phần hóa học: muxin, allantoin, acid amin, acginin, cholin

Tác dụng dược lý: Hạ đường huyết
[3,16,18 ]

YHCT: Vò ngọt tính bình. Có tác dụng: kiện Tỳ chỉ tả, bổ Phế, ích Thận cố
tinh.
(2). Thương truật:
Tên khoa học: Atractylodes lancea ( Thunb. ) DC.
Họ: Cúc Ateraceae
Thành phần hóa học: atractylola, atractylon…
Tác dụng dược lý: Hạ đường huyết, chậm nhòp tim [3,16 ]
YHCT: vò đắng, cay, tính ấm. Có khả năng kiện Tỳ táo thấp.
(3). Sinh đòa:
Tên khoa học: Rehmannia glutinosa ( Gaertn )
Họ: hoa mõm chó Scrophulariaceae
Thành phần hóa học: rehmanin, manit, caroten…

25
Tác dụng dược lý: hạ đừơng huyết, lợi tiểu, cầm máu, kháng sinh
[3,15,18 ]

YHCT: ngọt đắng, tính hàn. Tác dụng: thanh nhiệt lương huyết, dưỡng âm sinh
tân
(4).Dừa cạn:
Tên khoa học: Catharanthus roseus (L.) G.Don
Họ: Trúc đào Apocynaceae
Thành phần hóa học: những ankaloid có nhân indol
Tác dụng dược lý: hạ đường huyết ( kinh nghiệm dân gian ở n độ, Châu Úc,
nam châu Phi… ), tẩy giun… [18]
YHCT: chưa có tài liệu đề cập
(5). Cây chua me lá me :

Tên khoa học: Biophytum sensitivum (Lour. ) DC
Họ: Chua me đất Oxalidaceae.
Thành phần hóa học: có chất giống insulin, kali oxalat axit.
Tác dụng dược lý: hạ đường huyết [18]
YHCT: chưa có tài liệu đề cập.
(6). Câu kỷ tử:
Tên khoa học: Lycium sinense Mill
Thành phần hóa học: Betain, lysin, cholin…
Tác dụng dược lý: hạ đường huyết [3,16,18 ]
YHCT: Vò ngọt, tính bình. Tác dụng: bổ can thận, nhuận phế táo, mạnh gân
cốt.
(7). Ngọc trúc:
Tên khoa học: Polygonatum offcinale All
Thành phần hóa học: odoratan, polygonatum-fructan…

×