Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT HEO NÁI NUÔI CON TẠI HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.67 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT HEO NÁI NUÔI CON TẠI HỢP TÁC
XÃ DỊCH VỤ CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ KIM THU
Ngành

: THÚ Y

Niên khóa

: 2002-2007

Tháng 11/2007


KHẢO SÁT NĂNG SUẤT HEO NÁI NUÔI CON TẠI HỢP TÁC XÃ
DỊCH VỤ CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ

Tác giả

NGUYỄN THỊ KIM THU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng u cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:


PGS.TS BÙI HUY NHƯ PHÚC

Tháng 11 năm 2007
i


LỜI CẢM ƠN
Suốt đời biết ơn
Cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và suốt đời hy sinh để cho con có được ngày
hơm nay.
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban Giám Hiệu Khoa Chăn Nuôi Thú Y- Bộ Môn Dinh Dưỡng Động Vật.
Đã tạo mọi điều kiện để chúng tơi hồn thành chương trình đào tạo bậc Đại Học
suốt đời nhớ ơn PGS.TS Bùi Huy Như Phúc đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong
suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài và hồn thành khố luận tốt nghiệp.
Cùng tồn thể quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báo
cho em trong suốt thời gian học tại trường.
Ban giám đốc trại heo Xuân Phú.
Cùng toàn thể anh chị trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cùng toàn thể bạn bè lớp Thú y 19 đã động viên, giúp đỡ và cùng tôi chia sẽ
những buồn vui trong suốt thời gian học tập và hồn thành khố luận tốt nghiệp.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ ngày 8/5/2007 – 15/9/2007 tại hợp tác xã dịch vụ chăn
nuôi Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.Nôi dung là “Khảo sát năng suất

sinh sản của heo nái nuôi con”, heo nái đang ni tại trại nhằm có những biện pháp
tác động và nâng cao năng suất của đàn heo nái, qua thời gian thực tập chúng tôi đã
khảo sát được 167 heo nái với 167 ổ đẻ thuộc 2 nhóm giống Yorkshire và Landrace.
Kết quả cho thấy sức sinh sản của đàn nái khảo sát như sau:
Số lứa đẻ của nái trên năm là 2,40 (lứa/nái/năm)
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 151,9 ngày
Số heo con đẻ ra đạt 10,91 (con/ổ)
Số heo con chọn nuôi là 10,23 (con/ổ)
Tỷ lệ heo con chọn nuôi trên ổ theo lứa đẻ là 94,57 %
Trọng lượng tồn ổ heo con chọn ni là 17,1 kg/ổ
Trọng lượng bình qn heo con chọn ni là 1,68 kg/con
Số heo con cai sữa là 9,81 (con/ổ)
Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa là 54,02 kg/ổ
Trọng lượng bình quân heo con cai sữa là 5,52 kg/con

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...................................................................................................................... i
Cảm tạ........................................................................................................................... ii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các từ viết tắt.............................................................................................. viii
Danh sách các đồ thị và biẻu đồ .................................................................................... ix
Danh sách các bảng .........................................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .................................................................................2

1.2.1. Mục đích….....................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu.............................................................................................................. …..2
Chương 2. TỔNG QUAN........................................................................................…..3
2.1. ĐÔI NÉT VỀ HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ CHĂN XN PHÚ......................…..3
2.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................3
2.1.2. Q trình hình thành hợp tác xã chăn ni Xn Phú ...................................3
2.1.3. Nhiệm vụ và chức năng của trại.....................................................................3
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của trại chăn nuôi Xuân Phú ....................................4
2.1.5. Cơ cấu đàn......................................................................................................4
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH TÍCH SINH SẢN CỦA HEO
NÁI...............................................................................................................................4
2.2.1. Tuổi phối giống lần đầu .................................................................................4
2.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu...............................................................................................5
2.2.3. Số heo con đẻ ra trên ổ...................................................................................5
2.2.4. Tỷ lệ nuôi sống từ chọn nuôi đến cai sữa.......................................................5
2.2.5. Số heo con cai sữa của nái trên năm ..............................................................6
2.2.6. Thời gian lên giống lại ...................................................................................6
2.3. CÁC YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH TÍCH SINH SẢN CỦA
NÁI ..............................................................................................................................6
iv


2.3.1. Yếu tố di truyền..............................................................................................6
2.3.2. Yếu tố ngoại cảnh .........................................................................................7
2.3.2.1. Yếu tố dinh dưỡng.......................................................................................7
2.3.2.2. Tiểu khí hậu chuồng ni............................................................................7
2.3.2.3. Nhiệt độ chuồng ni..................................................................................7
2.3.2.4. Yếu tố chăm sóc quản lý heo con ...............................................................8
2.4. MỘT SỐ RỐI LOẠN THƯỜNG GẶP SAU KHI SINH.....................................9
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................11

3.1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT................................................11
3.1.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài.........................................................11
3.1.2. Phương pháp khảo sát ..................................................................................11
3.1.3. Đối tượng khảo sát .......................................................................................11
3.2. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG ĐÀN HEO THEO DÕI ................12
3.2.1. Chuồng trại..................................................................................................12
3.2.2 Điều kiện ni dưỡng và chăm sóc..............................................................12
3.3. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO HEO NÁI NUÔI
CON ...........................................................................................................................13
3.4. NƯỚC UỐNG DÙNG CHO ĐÀN HEO ...........................................................13
3.5. QUY TRÌNH VỆ SINH THÚ Y VÀ PHÒNG BỆNH CHO HEO ....................13
3.6. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI ..........................................15
3.6.1. Số heo con đẻ ra trên ổ ...............................................................................15
3.6.2. Số heo con chọn nuôi trên ổ ........................................................................15
3.6.3. Số heo con cai sữa trên ổ..............................................................................15
3.6.4. Tỷ lệ heo con chọn nuôi...............................................................................15
3.6.5. Tỷ lệ heo con cai sữa ..................................................................................15
3.6.6. Trọng lượng tồn ổ heo con chọn ni .......................................................15
3.6.7. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa.............................................................15
3.6.8. Trọng lượng bình qn heo con chọn ni .................................................15
3.6.9. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ......................................................15
3.6.10. Sản lượng sữa ............................................................................................15
3.6.11. Thời gian lên giống lại ..............................................................................15
v


3.6.12. Tổng lượng thức ăn heo nái tiêu thụ trong 21 ngày ..................................15
3.6.13. Lượng thức ăn của nái bình của nái quân trên ngày ................................16
3.6.14. Sự giảm trọng.............................................................................................16
3.6.15. Tỷ lệ giảm trọng ........................................................................................16

3.6.16. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ........................................................................16
3.6.17. Số lứa đẻ của nái trên năm .........................................................................16
3.6.18. Ghi nhận bệnh trên heo nái ( viêm tử cung, viêm vú, mất sữa).................16
3.6.19. Ghi nhận bệnh trên heo con ( tiêu chảy, viêm khớp).................................16
3.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU...................................................................16
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................17
4.1. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NÁI ................................................................17
4.1.1. Số heo con đẻ ra ...........................................................................................17
4.1.2. Số heo con chọn nuôi trên............................................................................19
4.1.3. Số heo con cai sữa trên ổ..............................................................................20
4.1.4. Tỷ lệ heo con chọn nuôi...............................................................................21
4.1.5. Tỷ lệ heo con cai sữa....................................................................................22
4.1.6. Trọng lượng toàn ổ heo con chọn ni theo lứa đẻ .....................................22
4.1.7. Trọng lượng tồn ổ heo con cai sữa.............................................................24
4.1.8. Trọng lượng bình quân heo con chọn ni ..................................................25
4.1.9. Trọng lượng bình qn heo con cai sữa.......................................................26
4.2. SẢN LƯỢNG SỮA CỦA HEO NÁI KHẢO SÁT ............................................27
4.3. SỐ NGÀY LÊN GIỐNG LẠI ............................................................................28
4.4. THỨC ĂN CỦA HEO NÁI NUÔI CON ...........................................................30
4.4.1. Tổng lượng thức ăn của nái trong 21 ngày ni con ...................................30
4.4.2. Bình qn lượng thức ăn của heo nái trên ngày ..........................................30
4.5. SỰ GIẢM TRỌNG CỦA HEO NÁI KHẢO SÁT.............................................31
4.5.1. Khối lượng giảm trọng.................................................................................31
4.5.2. Tỷ lệ giảm trọng ...........................................................................................32
4.6. KHOẢNG CÁCH GIỮA 2 LỨA ĐẺ.................................................................33
4.7. SỐ LỨA ĐẺ CỦA NÁI TRÊN NĂM THEO NHÓM GIỐNG .........................34
4.8. TỶ LỆ VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ VÀ MẤT SỮA TRÊN HEO NÁI SAU

KHI SINH ..................................................................................................................36
vi



4.8.1. Tỷ lệ viêm tử cung.......................................................................................36
4.8.2. Tỷ lệ viêm vú ...............................................................................................36
4.8.3. Tỷ lệ mất sữa................................................................................................36
4.9. TỶ LỆ TIÊU CHẢY VÀ VIÊM KHỚP TRÊN HEO CON...............................36
4.9.1. Tỷ lệ tiêu chảy..............................................................................................36
4.9.2. Tỷ lệ viêm khớp ...........................................................................................37
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................38
5.1. KẾT LUẬN.........................................................................................................38
5.2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................39
PHỤ LỤC .....................................................................................................................43

vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQTLHC CN: Bình quân trọng lượng heo con chọn nuôi
ctv: Cộng tác viên
HCCS: Heo con cai sữa
HTX: Hợp tác xã
Y: Yorkshire x Yorkshire
L: Landrace x Landrace
LMLM: Foot and Mouth Disease
L: Lứa
MMA: Metritis- mastitis - agalactiae
SLS: Sản lượng sữa
SLĐCN/N: Số lứa đẻ của nái trên năm
SCĐR: Số con đẻ ra

SCCS: Số con cai sữa
PRRS : Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome
TLHC CN: Tỷ lệ heo con chọn nuôi
TLHC CS: Tỷ lệ heo con cai sữa
TSTK: Tham số thống kê
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TBC: Trung bình chung
TLHC CN: Trọng lượng heo con chọn nuôi
TGLGL: Thời gian lên giống lại
TLGT: Tỷ lệ giảm trọng
TC: Tổng cộng

viii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ
Đồ thị 4.1: Tương quan giữa số heo con đẻ ra và lứa đẻ...............................................18
Đồ thị 4.2: Tương quan giữa số heo con chọn nuôi trên ổ và lứa đẻ ...........................19
Đồ thị 4.3: Tương quan giữa số heo con cai sữa trên ổ và lứa đẻ .................................20
Đồ thị 4.4: Tương quan giữa trọng lượng tồn ổ heo con chọn ni và lứa đẻ. ...........23
Đồ thị 4.5: Tương quan giữa trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa và lứa đẻ. ................24
Đồ thị 4.6: Tương quan giữa trọng lượng bình qn heo con chọn ni và lứa đẻ. .....26
Biểu đồ 4.1: Sản lượng sữa ...........................................................................................28
Đồ thị 4.7: Tương quan giữa số ngày lên giống lại và lứa đẻ ......................................30
Đồ thị 4.8: Tương quan giữa tỷ lệ giảm trọng của heo nái và lứa đẻ............................32
Biểu đồ 4.2: Số lứa đẻ của nái trên năm........................................................................35

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn ................................................................................... …………..4
Bảng 2.2: Nhiệt độ tối ưu đối với chuồng heo ................................................................8
Bảng 3.1: Số heo nái khảo sát .......................................................................................11
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn số 567 .................................................13
Bảng 3.3: Quy trình tiêm phịng của trại .......................................................................14
Bảng 4.1: Số heo con đẻ ra, số heo con chọn nuôi và số heo con cai sữa trên ổ theo
lứa đẻ ..........................................................................................................17
Bảng 4.2: Tỷ lệ heo con chọn nuôi và tỷ lệ heo con cai sữa theo lứa đẻ ......................21
Bảng 4.3: Trọng lượng toàn ổ heo con chọn ni, trọng lượng tồn ổ heo con cai
sữatheo lứa đẻ ............................................................................................22
Bảng 4.4: Trọng lượng bình quân heo con chọn ni, trọng lượng bình qn heo con
cai sữa theo lứa đẻ......................................................................................25
Bảng 4.5: Sản lượng sữa, số ngày lên giống lại theo lứa đẻ .........................................27
Bảng 4.6: Tổng lượng thức ăn của nái 21 ngày ni con và bình quân lượng thức ăn
của nái theo lứa đẻ......................................................................................30
Bảng 4.7: Khối lượng giảm trọng và tỷ lệ giảm trọng theo lứa đẻ................................31
Bảng 4.8: Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ theo lứa đẻ........................................................33
Bảng 4.9: Số lứa đẻ của nái trên năm theo nhóm giống................................................34
Bảng 4.10: Tỷ lệ viêm tử cung và tỷ lệ viêm vú trên heo nái theo lứa đẻ ....................35
Bảng 4.11: Tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ viêm khớp trên heo con theo lứa đẻ ......................37

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển các ngành nghề có sự thay đổi để đẩy
nhanh q trình cơng nghiệp hố và hiện đại hóa đối với nền kinh tế quốc dân. Vì vậy

để ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ hơn ta chú trọng vào các yếu tố như: Thức ăn
giống, nước uống, chăm sóc, quản lý chuồng trại, thuốc thú y…..
Đến nay ngành chăn ni Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt
được những thành tựu đáng kể. Ngành chăn ni heo đang giữ vai trị chủ lực trong
việc cung cấp thực phẩm cho con người, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Để
chăn nuôi heo hiệu quả, các nhà chuyên môn và những người nuôi heo giàu kinh
nghiệm đã đưa ra nhiều bí quyết vơ cùng q báu. Trong đó, con giống có chất lượng
và công tác giống thực hiện tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm thịt heo.
Đó là những yếu tố quyết định sự thành cơng của một trại heo hồn tồn phụ
thuộc vào sự chăm sóc ni dưỡng đàn heo nái. Khảo sát và đánh giá một số chỉ tiêu
sản xuất của đàn heo nái làm dữ liệu phục vụ cho chương trình cơng tác giống của cơ
sở chăn nuôi là việc làm hết sức cần thiết và khoa học. Từ việc theo dõi năng suất heo
nái sẽ cho chúng ta thấy được khả năng sản xuất của từng heo nái.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự cho phép của Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh và sự đồng ý của Ban lãnh đạo
Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Huy Như
Phúc, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát năng suất heo nái nuôi con tại Hợp Tác
Xã Dịch Vụ Chăn Nuôi Xuân Phú”

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU
1.2.1. Mục đích
Khảo sát và phân tích năng suất sinh sản của heo nái.
Tìm hiểu một số chỉ tiêu trên heo nái nuôi con và heo con theo mẹ.
So sánh khả năng sinh sản giữa các lứa đẻ.
1.2.2. Yêu cầu
Lập phiếu ghi lại thành tích của nái đẻ trong thời gian thực hiện đề tài.
Theo dõi các chỉ tiêu khảo sát đã đề ra trên từng nái như: số con đẻ ra, số lứa

đẻ của nái trên năm, lượng thức ăn…

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. ĐÔI NÉT VỀ HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ CHĂN NI XN PHÚ
2.1.1. Vị trí địa lý
Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú thuộc Công ty TNHH Chăn Nuôi CP
Việt Nam, là một thành viên trong hệ thống chăn nuôi của công ty.
Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú được xây dựng theo hướng Tây, nằm
trên địa bàn thuộc ấp Bình Tân, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai cách
quốc lộ 2 km xung quanh là khu đất trồng cây nông nghiệp, cách xa khu dân cư nên
không làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.
2.1.2. Quá trình hình thành hợp tác xã chăn nuôi Xuân Phú
Xuất phát từ hộ kinh doanh gia đình ơng Huỳnh Ngọc Sơn đã hợp tác với công ty
TNHH chăn nuôi CP Việt Nam, thành lập nên hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú
vào tháng 8 năm 2004.
Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Xn Phú hoạt động theo mơ hình là trại chăn nuôi
gia công.
2.1.3. Nhiệm vụ và chức năng của trại
Đây là trại heo gia công, con giống được nhập về từ các trại chăn nuôi heo giống
thuộc hệ thống chăn nuôi của công ty TNHH chăn nuôi CP Việt Nam.
Nuôi heo nái sinh sản để cung cấp heo con giống nuôi thịt cho các trại nuôi heo
thương phẩm của công ty.

3



2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của trại chăn nuôi Xuân Phú
Công ty TNHH Chăn nuôi CP
Việt Nam

Hợp tác xã dịch vụ
Chăn nuôi Xuân Phú

Kỹ thuật

Công nhân

Tổ heo hậu
bị

Tổ heo bầu

Tổ heo đẻ

2.1.5. Cơ cấu đàn
- Cơ cấu đàn heo trong trại tính đến ngày 14/9/2007:
Tổng đàn: 1334 con, trong đó:
Đực thí tình

Heo hậu bị

Nái sinh sản

Heo con theo mẹ

Heo con cai sữa


1

40

431

552

310

2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH TÍCH SINH SẢN CỦA HEO
NÁI
2.2.1. Tuổi phối giống lần đầu
Heo nái có tuổi phối lần đầu sớm và đạt kết quả sẽ dẫn đến tuổi đẻ lứa đầu sớm,
quay vòng nhanh sẽ gia tăng được thời gian sử dụng heo nái.
Theo Trần Thị Dân (1997), thời điểm phối giống quyết định tỷ lệ đậu thai và số
heo con đẻ ra trên ổ, vì thế khi cho phối giống cần phải xác định đúng thời điểm.
Đối với heo hậu bị nên phối giống vào khoảng 12 - 30 giờ sau khi heo hậu bị có
biểu hiện động dục và 18-36 giờ với heo nái rạ. Để tăng tỷ lệ đậu thai người ta thường
phối 2-3 lần (mỗi lần cách nhau 12-24h). Đây là chỉ tiêu mà người chăn nuôi đặc biệt
4


chú trọng. Vì vậy, cần phải phối giống lần đầu vào đúng thời điểm hợp lý khi heo nái
đã lên giống lần 2 và có trọng lượng khoảng 110 kg. Nếu không phối đúng thời điểm
sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi.
2.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu không những phụ thuộc vào yếu tố giống thông qua tuổi thành
thục sớm hay muộn mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc và quản lý, ni

dưỡng. Heo nái có tuổi thành thục sớm nhưng không phát hiện kịp thời hoặc phối
giống không đúng kỹ thuật, chọn thời điểm phối giống không hợp lý, thức ăn kém dinh
dưỡng chuồng trại không đảm bảo, các bệnh truyền nhiễm và sản khoa, sự quản lý
chăm sóc khơng tốt trong thời gian mang thai… là những nguyên nhân làm cho sự
phối giống không thành công 1-2 chu kỳ của nái hoặc làm nái bị hư thai, sẩy thai làm
kéo dài tuổi đẻ lứa đầu của heo nái. Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỹ (2003), tuổi đẻ
lứa đầu của heo nái ngoại lai tốt nhất là 12 tháng tuổi và không vượt quá 14 tháng tuổi.
Heo có tuổi đẻ lứa đầu càng sớm thời gian sử dụng heo nái càng lâu và càng đem lại
lợi ích cho nhà chăn nuôi heo nái.
2.2.3. Số heo con đẻ ra trên ổ
Số heo con đẻ ra trên ổ phụ thuộc vào các yếu tố như: Thời điểm phối giống, số
trứng rụng, tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ chết phôi trong thời gian mang thai.
Theo Claus và ctv (1985), thì thời điểm phối giống, kỹ thuật phối, số lần phối,
chế độ quản lý chăm sóc ni dưỡng sau khi phối, mang thai, nhiệt độ chuồng nuôi,
tuổi của heo mẹ ảnh hưởng lớn đến số heo con đẻ ra trên ổ. Tuy nhiên, yếu tố giống là
yếu tố quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản của nái.
Vì thế, cải thiện con giống là vấn đề hàng đầu nhằm nâng cao tính đẻ sai của heo
nái (Whitte more, 1993).
2.2.4. Tỷ lệ nuôi sống từ chọn nuôi đến cai sữa
Tỷ lệ nuôi sống phản ánh rõ rệt khả năng nuôi con của nái và điều kiện chăm sóc
ni dưỡng của nhà chăn ni. Do đó, trong cơng tác chọn giống phải tiến hành tuyển
chọn giữ lại những nái nuôi con giỏi và loại bỏ những nái ni con kém.
Vì heo con thường chết nhiều ở tuần tuổi đầu tiên. Theo Dennis và ctv, hơn 45%
heo con còn sống bị hao hụt trước cai sữa đã chết vì đói hoặc bị mẹ đè, đạp, cắn…

5


cho nên heo con là loài được sinh ra nhiều nhưng cũng có tỷ lệ hao hụt cao so với
các loài khác.

2.2.5. Số heo con cai sữa của nái trên năm
Số heo con cai sữa của nái trên năm là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng nhất để
đánh giá khả năng sinh sản của heo nái. Chỉ tiêu này, phụ thuộc vào hai yếu tố là số
lứa đẻ của nái trên năm và số heo con cai sữa trên ổ. Số heo con cai sữa trên ổ phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác như: số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh còn sống,
tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa.
Do vậy để rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ tăng số lứa đẻ của nái trên năm Lê
Xuân Cương (1986) (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996) cho rằng người ta rút ngắn
thời gian cho sữa, thời gian từ lúc heo cai sữa đến phối giống và đậu thai còn thời gian
mang thai thì khơng thể, vì đó là đặc tính sinh học của mỗi lồi. Nên các nhà chăn ni
thường tập cho heo con ăn sớm để cai sữa ở khoảng tuần tuổi thứ 3 – 4.
2.2.6. Thời gian lên giống lại
Heo thường động dục lại sau khi cai sữa là 3 – 7 ngày, biến động từ 4-10 ngày.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Ở trường hợp nái chậm động dục lại
sau cai sữa góp phần làm tăng số ngày lãng phí và đẩy khoảng cách của lứa đẻ kế tiếp
dài hơn, thỉnh thoảng có một vài nái động dục lúc đang ni con, vì vậy khâu quản lý
tốt sẽ phát hiện kịp thời, thời điểm lên giống để tuyển chọn những nái có chu kỳ động
dục đều đặng loại thải những nái không đậu thai sau khi phối kỳ 2, (Nguyễn Ngọc
Tuân và Trần Thị Dân, 1997).
2.3. CÁC YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH TÍCH SINH SẢN CỦA
NÁI
Ngồi yếu tố giống dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, thú y cịn có các yếu tố khác
ảnh hưởng đến thành tích sinh sản của nái khác như:
2.3.1. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến tính năng sinh sản, các giống
heo khác nhau có số trứng rụng trong một lần lên giống khác nhau. Vì vậy số con sinh
ra trong một ổ cũng khác nhau. Tuy nhiên con giống tốt mà dinh dưỡng kém thì cũng
khơng phát huy hết năng lực sinh sản của heo nái. Do đó, muốn di truyền cho đời sau
những tính trạng tốt thì phải cung cấp cho heo một nguồn dinh dưỡng tốt.
6



Theo Christenson và ctv (1979), giữa các giống heo thuần như: Yorkshire,
Landrace, Duroc thì giống heo Landrace có tuổi thành thục sinh dục sớm nhất và có
khả năng tiết sữa tốt nhưng phải đảm bảo thỏa mãn đủ nhu cầu dinh dưỡng.
Tuy nhiên theo Lasley (1987), dù con vật nuôi ở điều kiện ngoại cảnh tốt nhất
cũng không thể làm cho con vật vượt khỏi tiềm năng di truyền của bản năng nó.
2.3.2. Yếu tố ngoại cảnh
2.3.2.1. Yếu tố dinh dưỡng
Về yếu tố dinh dưỡng, theo Dyck và ctv, (1980) khi heo nái ăn 3 kg/ngày cho tỷ
lệ phôi sống 71,9 % và 1,5 kg/ngày thì tỷ lệ phơi sống 82,8 % (trích dẫn bởi Trần Thị
Dân, 2004).
Mặc dù khẩu phần hạn chế nhưng phải cung cấp đủ năng lượng cho nái, vì thiếu
sẽ gây ra tình trạng thai yếu, thai nhỏ và ảnh hưởng đến thời kỳ cho sữa và sản lượng
sữa. Nếu dư năng lượng thì nái mập mỡ, đẻ khó và dễ bị hội chứng MMA.
Như vậy, cần phải chú ý đến nhu cầu năng lượng, protein cho nái mang thai và
nuôi con sao cho phù hợp với nhu cầu của nó. Đồng thời cũng cần quan tâm đến nhu
cầu khoáng vi, đa lượng và vitamin cho nái.
2.3.2.2. Tiểu khí hậu chuồng ni
Heo nái có hệ số di truyền về sinh sản thấp, do đó cần cố gắng giảm sự tác động
của ngoại cảnh để nâng cao khả năng sinh sản của nái. Trong chăn ni thì giống, thức
ăn, chuồng trại là 3 yếu tố không thể tách rời, chúng quyết định sự phát triển của trại
chăn ni. Vì vậy nếu chỉ thúc đẩy cơng tác giống, chọn mua thức ăn tốt nhưng không
quan tâm cải thiện tiểu khí hậu chuồng ni thì đây cũng là một trong những thất bại
của các trại chăn ni, vì nhiệt độ chuồng ni có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia
súc.
2.3.2.3. Nhiệt độ chuồng nuôi
Theo Nguyễn Bạch Trà (1998) trong giai đoạn phôi và sắp sinh nếu nhiệt độ môi
trường cao gây stress nhiệt làm tỷ lệ chết phôi và chết thai ở heo nái mang thai cao.
Nhiệt độ cao làm giảm hoạt động của tuyến giáp, trao đổi chất kém, giảm tính thèm ăn.

Nhiệt độ thấp làm mất nhiệt nhanh cơ thể bị lạnh, hoạt động chức năng của các bộ máy
trong cơ thể bị rối loạn nhất là ở heo con dễ bị tiêu chảy.

7


Nái thường ăn ít khi trời nóng, đó là do bởi thân nhiệt tăng 10C khi nhiệt độ môi
trường tăng từ 180C lên 200C. Thí nghiệm ở Pháp cho thấy heo nái nuôi con ăn giảm ở
nhiệt độ chuồng 270C so với 180C (trích Nguyễn Ngọc Tuân – Trần Thị Dân, 2000).
Tiêu chuẩn về nhiệt độ chuồng nuôi theo Hồ Thị Kim Hoa (1995) là 16 – 200C,
heo con sơ sinh trong 7 ngày đầu là 30 – 320C.
Bảng 2.1: Nhiệt độ tối ưu đối với chuồng heo
Chuồng nuôi

Nhiệt độ tối ưu (oC)

Giới hạn co thể (oC)

Nái chửa và nuôi con

16

10 – 21

Heo sơ sinh

35

32 – 38


Heo 3 tuần tuổi

27

24 – 29

Đực giống

16

10 – 21
Hồ Thị Kim Hoa, 2002

Sự thông thống gió có tác dụng điều hịa nhiệt độ trong chuồng nhất là mùa hè,
làm giảm khí độc như: CO2, H2S, NH3…và điều tiết độ ẩm. Do đó phải trang bị quạt
hút hoặc quạt đẩy trong chuồng để đảm bảo sự đối lưu khơng khí đồng thời phải xem
dưỡng khí như là một dưỡng chất thật quan trọng trong dinh dưỡng heo (theo Võ Văn
Ninh, 1998).
2.3.2.4. Yếu tố chăm sóc quản lý heo con
Việc chăm sóc tốt heo sơ sinh là tiền đề để có đàn heo khỏe mạnh. Do đó, heo
con sau khi sinh cần cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt để heo con nhận được kháng
thể tạo sức đề kháng. Tuy nhiên, khi heo con bú xong chúng ta nên nhốt vào lồng úm
và cho bú theo cữ cách nhau khoảng 1h30 – 2h để tránh tình trạng nái mệt hay đè đạp
con, việc làm này giúp chúng ta theo dõi được tình trạng tiết sữa của nái phát hiện sớm
những con thiếu vú mẹ, vú mẹ không đủ sữa, để sớm ghép bầy…Đồng thời biết được
sức khỏe heo con yếu chân hay heo con cần tái sát trùng rốn…
Khi heo con được 3 ngày tuổi chúng ta nên tiến hành tiêm sắt (khoảng 1ml/con)
và tiêm lặp lại lần 2 cách 10 ngày. Nên tập ăn cho heo con để không bị thiếu sữa khi
heo con tăng nhu cầu về sữa, cần lưu ý cung cấp nước cho heo con mặc dù sữa mẹ có
chứa nhiều nước.


8


Trong tháng đầu không tắm heo con nhưng phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ tránh
heo con ăn phân heo mẹ, gây nên các bệnh về đường tiêu hóa hay chuồng trại không
ấm áp, khô ráo dễ làm heo con tiêu chảy hoặc bệnh hô hấp…
2.5. MỘT SỐ RỐI LOẠN THƯỜNG GẶP SAU KHI SINH
Đàn heo nái luôn được đánh giá là nhân tố đầu tiên quyết định đến lợi nhuận kinh
tế trong chăn ni heo, vì đàn heo nái có năng suất cao mới tạo ra số heo thịt lớn và có
sức khỏe tốt. Để đàn heo nái có năng suất tốt yêu cầu có hệ thống quản lý tốt và
chương trình phịng bệnh hiệu quả. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của
đàn nái như vệ sinh chăm sóc, dinh dưỡng, giống, điều kiện chuồng trại, kỹ thuật, môi
trường, bệnh tật…tuy nhiên, ba yếu tố được đánh giá thường xuyên ảnh hưởng và tác
động lớn đến đàn nái là hội chứng MMA, bại liệt sau khi sinh và đẻ khó.
Hội chứng MMA (viêm vú, viêm tử cung, mất sữa) là một hội chứng phức hợp
thường gặp trên heo nái ở giai đoạn trước trong và sau khi đẻ.
 Viêm vú
Viêm vú là hiện tượng viêm sưng của tuyến sữa do tác động của nhiều loại vi
khuẩn hoặc kế phát từ những bệnh khác. Ngoài ra, những vấn đề về chăm sóc và quản
lý kém như vệ sinh kém, nái quá mập, cho ăn quá nhiều trước khi đẻ… cũng là nguyên
nhân quan trọng gây ra hiện tượng viêm vú. Một số yếu tố quan trọng khác là ảnh
hưởng bởi nhiệt độ của tiểu khí hậu chuồng nuôi.
 Viêm tử cung
Viêm tử cung xảy ra trên heo nái sau khi đẻ và sau khi phối. Khi vi khuẩn xâm
nhập vào trong tử cung, nếu sức đề kháng của heo nái kém và niêm mạc tử cung bị tổn
thương sẽ gây viêm.
Hiện tượng viêm tử cung thường gặp trên heo nái sau khi đẻ vì thời điểm này tử
cung phải co bóp nhiều sẽ yếu đi và nguy cơ tử cung bị tổn thương cao.
Các nguyên nhân dẫn đến viêm trong thời điểm này, chủ yếu là thời gian đẻ quá

dài, lây nhiễm vi khuẩn vào tử cung do móc heo con, hậu quả của hiện tượng viêm vú
và sử dụng kháng sinh phòng ngừa quá muộn.
 Mất sữa
Hiện tượng mất sữa thường gặp trên heo nái, nái có thể mất sữa tồn bộ bầu vú
hoặc chỉ trên một số bầu vú. Nguyên nhân gây mất sữa do sự sản xuất sữa và sự tiết
9


sữa của nái kém. Hai nguyên nhân này thường là hậu quả của quá trình viêm vú và
viêm tử cung trước đó. Ngồi ra nếu chích Oxytocine q liều khi nái đẻ cũng sẽ dẫn
đến mất sữa cho heo nái. Khi heo nái mất sữa sẽ không đủ sữa cho đàn heo con dẫn
đến sức khỏe của đàn heo con và khả năng tăng trọng sau cai sữa giảm (theo tạp chí
“Kiến thức chăn ni” của cơng ty CP)
 Đẻ khó
a) Do heo mẹ
Do chuồng ni q chật, heo nái không được vận động, xương chậu giãn nở
kém khi sinh, hoặc cho heo nái ăn quá nhiều chất tinh bột, chất béo nên bị mập do đó
sẽ dễ dẫn đến đẻ khó, hoặc khẩu phần ăn thiếu Ca, P làm cho nái bị mềm xương bại
liệt. Ngoài ra, sức khỏe yếu bị kế phát một số bệnh, suy dinh dưỡng, nái quá già nên
sức rặn yếu cũng dẫn đến đẻ khó.
Đơi khi do thiểu năng thùy tuyến n, nên lượng hormone Oxytocin tiết ra ít tử
cung khơng co bóp. Hay do dịch nhờn ít, đường sinh dục khơ nên đẻ khó.
b) Do heo con
Một số con quá lớn hoặc tư thế heo con khi đẻ ra nằm không đúng vị trí nên bị
vướng lại ở xương chậu khơng ra được như: Thai heo nằm ngửa, nằm nghiêng đưa
lưng hoặc hông ra, đôi khi ra hai chân trước đầu cúi vào ngực hay mõm ra trước, hai
chân trước co xuống bụng…
 Bại liệt sau khi sinh
Sau thời kỳ đẻ là thời kỳ hậu sản, thú cái thường có triệu chứng khơng thể đứng
dậy được, tình trạng bệnh lý này gọi là bệnh bại liệt sau khi sinh, các nguyên nhân gây

ra bại liệt sau khi sinh thường do, các cơn rặn đẻ kéo dài, sự co thắt tử cung quá mãnh
liệt, do sự can thiệp không cần thiết của con người như kéo thai. Hoặc gia súc cái bị
bại liệt từ lúc có mang kéo dài đến sinh. Hay thai quá lớn, dây chằng đường sinh dục
bị giãn, các cơ mông, cơ âm đạo nhão.
Hơn nữa, heo thiếu vận động trong thời gian mang thai, thiếu vitamin D, thiếu
Calcium và Phospho, cũng dễ dẫn đến bại liệt sau khi sinh.

10


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
- Thời gian: Đề tài đã được thực hiện từ 08/05/2007 đến 15/09/2007.
- Địa điểm: Tại Hợp Tác Xã Dịch Vụ Chăn Nuôi Xuân Phú, huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai.
3.1.2. Phương pháp khảo sát
- Trực tiếp: lập phiếu cá thể cho mỗi nái trên phiếu ghi đầy đủ thành tích của nái,
theo dõi thu thập số liệu hằng ngày các chỉ tiêu của nái đẻ và nuôi con trong thời gian
thực hiện khảo sát.
- Các số liệu được cân đo trực tiếp trên heo trong thời gian thực tập
- Gián tiếp: Sử dụng phiếu gốc của trại tra ngày sinh của lứa đẻ trước đó.
3.1.3. Đối tượng khảo sát
- Là những nái sắp sinh, nái đẻ nuôi con và heo con theo mẹ trong thời gian khảo sát.
Trong suốt thời gian tiến hành đề tài, chúng tôi khảo sát được 167 heo nái với hai
giống heo nái Landrace và Yokshire.
Số heo nái đã khảo sát được phân bố trong bảng như sau:
Bảng 3.1: Số heo nái khảo sát
Lứa


L1

L2

L3

L4

L5

L6

L7

TC

n (con)

78

23

33

15

4

6


8

167

Tỷ lệ (%)

46,71

13,77

19,76

8,98

2,40

3,59

4,79

100

TSTK

Giống

Landrace

n (con)


75

Yorkshire
92

11

167


3.2. ĐIỀU KIỆN CHĂM SĨC NI DƯỠNG ĐÀN HEO THEO DÕI
3.2.1. Chuồng trại
Trại nái đẻ được xây dựng nốc đơn, mái lợp tole theo quy cách trại kín. Đầu trại
có hệ thống làm lạnh, cuối trại có bố trí quạt hút, hai bên xây tường cao 2,2 m trong đó
gạch 1,3 m, cịn lại 0,9 m là kiếng.
Chuồng ni heo nái đẻ được xây theo lối chuồng sàn, cá thể, sàn cách nền 0,5 m.
Gồm hai dãy đôi, mỗi dãy 18 ô, các ô đối xứng nhau qua hành lang với diện tích 2,2 m
x 1,8 m. Đầu mỗi ơ chuồng có đặt máng cố định cho heo nái, núm uống tự động.
Trong chuồng có lồng úm và đèn úm cho heo sơ sinh với diện tích của lồng úm là 0,5
m x 0,8 m và máng heo con tập ăn được gắn vào khi heo con được 5 ngày tuổi.
3.2.2 Điều kiện ni dưỡng và chăm sóc
 Trên heo nái:
+ Nái mang thai: khi còn khoảng 15 ngày trước khi đẻ dự kiến được chuyển
lên chuồng đẻ, thay thức ăn dành cho heo nái mang thai (thức ăn số 566) bằng thức ăn
dành cho heo nái nuôi con (thức ăn số 567) và cho ăn 3 lần trên ngày vào lúc 5h, 10h,
16h với lượng thức ăn 2,2 – 2,5 kg/con/ngày, tùy theo thể trạng mập ốm. Trước sinh 3
ngày, lượng thức ăn sẽ giảm xuống từ 2 kg – 1 kg. Sau mỗi lần cho ăn máng được lau
khô bằng khăn lau và rửa sạch bằng nước 1 lần/ tuần.
+ Chăm sóc nái sau sinh:

Sau khi heo nái đẻ xong được tiêm Vetrimoxin và Oxytocin và tiêm Terracyclin
và Oxytocin vào ngày thứ 2 và ngày thứ 3, để ngăn ngừa tình trạng viêm tử cung. Tùy
theo trường hợp heo khỏe hay mệt, có thể tiêm thêm Aminofort và truyền glucose 5
%, để giúp thú hồi phục nhanh, tiết sữa đều đặn cho heo con.
Khi heo nái đẻ xong, lượng thức ăn được tăng dần từ 1-6 kg/ngày từ ngày thứ
nhất đến ngày thứ sáu tùy lứa và giữ mức 6 kg/ngày cho đến khi cai sữa.
 Trên heo con theo mẹ:
• Sau khi sinh 3 ngày, heo con được chích sắt (2 ml/con) với một lần duy nhất
cho đến khi cai sữa. Nếu có trường hợp heo biểu hiện thiếu sắt như lỗ tai trắng có kèm
theo tiêu chảy, lúc này sẽ cấp thêm (2 ml/con) sắt.
Lúc 4 ngày tuổi heo được bấm tai và thiến đối với heo đực (theo mã số trại và số
tuần heo đẻ).
12


Ngày thứ 5, bắt đầu đặt máng tập ăn (loại thức ăn số 550) tạo điều kiện cho heo
con làm quen với thức ăn.
- Trong thời gian này không tắm heo con cho đến cai sữa và chờ chuyển sang
trại khác nuôi thịt.
- Heo cai sữa: Heo con được cai sữa lúc 21 ngày tuổi. Heo được dồn lại ở tạm ô
chuồng nái đã cai sữa tiếp tục cho ăn (thức ăn số 550) cho đến khi chuyển đi nuôi thịt.
3.3. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO HEO NÁI NI
CON
Thức ăn dành riêng cho heo nái ni con (số 567) do công ty TNHH Chăn nuôi
CP Việt Nam sản xuất.
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn số 567
Thành phần

Đơn vị tính


Thức ăn số 567

VCK

%

89,88

Đạm

%

18,52

Béo

%

7,79



%

4,00

Khống tổng số

%


7,78

3.4. NƯỚC UỐNG DÙNG CHO ĐÀN HEO
Trại sử dụng nguồn nước từ giếng khoan, được bơm lên bồn chứa theo hệ thống
ống dẫn đến từng ô chuồng cung cấp nước sinh hoạt và nước uống với hệ thống núm
uống tự động. Nước này được đảm bảo sạch có thể sử dụng cho đàn heo uống.
3.5. QUY TRÌNH VỆ SINH THÚ Y VÀ PHÒNG BỆNH CHO HEO
 Vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi
Sát trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi là một cơng việc hết sức cần thiết,
góp phần đáng kể cho việc kiểm soát và hạn chế sự lây lan và phát tán mầm bệnh, đảm
bảo cho sự thành cơng trong chăn ni.
Từ tiêu chí trên, trại thực hiện qui trình sát trùng do Cơng ty CP đề ra.
Trại sử dụng thuốc sát trùng Omnicide. Các loại phương tiện xe từ 2 bánh
đến 4 bánh ra vào cổng chính đều đuợc phun xịt thuốc sát trùng đúng cách.

13


Khu vực xung quanh, kho thức ăn, nhà ăn, nhà ở, phòng kĩ thuật, vườn đều
được phun thuốc sát trùng 1 lần/ tuần. Xung quanh trại luôn được phát hoang bụi rậm
tránh, muỗi, rắn rết cắn heo…
Khi vào trại heo có hố sát trùng ở ngay cửa ra vào, tồn bộ kỹ thuật và công
nhân trước khi vào trại phải nhúng chân vào hố sát trùng.
Trong trại, dưới hình thức chuồng sàn nên hàng ngày các hành lang được
quét bằng vôi 2 lần/ ngày, phun thuốc sát trùng xung quanh các ô chuồng trực tiếp trên
heo 2 lần/tuần. Khi cai sữa cho heo con xong chuồng trống, các tấm đan được đưa vào
bồn ngâm có pha thuốc sát trùng. Trước khi đem đan vào lót lại, dưới nền ximăng ln
được quét vôi. Công nhân được trang bị đầy đủ quần áo dành riêng khi vào trại. Đối
với khách tham quan, tất cả phải theo quy định của trại.
 Quy trình tiêm phịng: Lịch tiêm phịng của trại ln được thực hiện cẩn thận

với quy trình tiêm phịng được trình bày qua bảng 3.3.
Ngoài ra, hàng năm trại tiến hành tiêm vaccin Giả dại cho tổng đàn 3 lần/năm vào
các tháng 4,8,12.
Với lịch tiêm phòng dưới đây đã đem lại kết quả phịng bệnh rất cao cho trại
Bảng 3.3: Quy trình tiêm phòng của trại
Loại heo

Heo hậu bị

Heo nái mang thai

Heo cai sữa

Lứa tuổi/ngày

Phòng bệnh

217

Giả dại+Parvovirus

229

LMLM+Dịch tả

236

Mycoplasma

243


PRRS

250

Parvovirus+LMLM

70

Dịch tả

84

LMLM+E.coli

98

E.coli

21

Mycoplasma

28

LMLM

35

Dịch tả


.

14


×