Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Cơ khí Đông Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.22 KB, 94 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào
cũng phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định và nguyên tắc đầu tiên của các
doanh nghiệp là phải làm sao đảm bảo trang trải được các chi phí đã bỏ ra. Trong
điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển ngày càng năng động hơn, đặt ra cho các
doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải
sử dụng tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để tồn
tại và đứng vững trên thị trường. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì giá thành luôn
là yếu tố rất quan trọng để doanh nghiệp có thể tái sản xuất và tìm kiếm lợi nhuận.
Giá thành chính là thước đo mức chi phí tiêu hao phải bù đắp sau mỗi chu kỳ sản
xuất kinh doanh. Mặt khác giá thành còn là công cụ quan trọng để doanh nghiệp có
thể kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả của các
biện pháp tổ chức kỹ thuật. Có thể nói giá thành là một tấm gương phản chiếu toàn
bộ biện pháp, tổ chức quản lý kinh tế, liên quan đến tất cả các yếu tố chi phí trong
sản xuất. Đảm bảo việc tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất, tính giá thành chính xác,
kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở từng doanh nghiệp
là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hoạt động của bất kỳ một doanh
nghiệp nào. Do đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã trở thành
mục tiêu kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản
xuất kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay, qua thời gian thực tập ở
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH NN
MTV Cơ khí Đông Anh” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập tốt nghiệp được kết cấu
thành 2 phần:
Phần I: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh.
Phần II: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản


phẩm tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh.
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
i
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mặc dù em đã có rất nhiều cố gắng song do thời gian và trình độ có hạn nên
chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Bởi vậy em rất mong nhận được sự
chỉ bảo, góp ý tận tình của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên quan tâm.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thành Long cùng các anh chị phòng
kế toán Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh đã tận tình giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2009.
Sinh viên thực hiện
Đặng Hà Sâm
MỤC LỤC
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
ii
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHỤ LỤC
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
iii
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
iv
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH NN MTV : Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên
CKĐA : Cơ khí Đông Anh
KHCN : Khoa học công nghệ

KCN : Khu công nghiệp
CNC : Công nghệ cao
KHKT : Khoa học kỹ thuật
VCSH : Vốn chủ sở hữu
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TSCĐ : Tài sản cố định
KH TSCĐ : Khấu hao tài sản cố định
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHXH : Bảo hiểm xã hội
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
Z : Giá thành
CP NVLC : Chi phí nguyên vật liệu chính
CP NCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CP SXC : Chi phí sản xuất chung
NVL : Nguyên vật liệu
SP : Sản phẩm
ĐT : Đối tượng
ĐƯ : Đối ứng
CT : Chứng từ
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
v
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN I
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT
THÀNH VIÊN CƠ KHÍ ĐÔNG ANH- LICOGI.
1.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản
xuất - kinh doanh của công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh hiện nay là một trong những công

ty hàng đầu về lĩnh vực cơ khí, sau đây là một số thông tin chi tiết về công ty:
Tên công ty : Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh – LICOGI
Trụ sở chính : Khối 2A - Thị trấn Đông Anh - huyện Đông Anh - Hà Nội
Điện thoại : 04 3883 3818 Fax: 04 3883 2718
Giám đốc công ty : Kỹ sư Lại Văn Đàm
Email :
Website : www.cokhidonganh.com
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh đã trải qua 46 năm lao động
không mệt mỏi và vươn lên của biết bao thế hệ cán bộ công nhân viên để có được
những thành quả như ngày hôm nay. Quá trình hình thành và phát triển lâu dài đó
của công ty có thể được chia làm 3 giai đoạn sau:
 Giai đoạn từ 1963 đến 1983: Chặng đường 20 năm chống chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất.
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) xây dựng bước đầu cơ
sở vật chất kỹ thuật cho miền Bắc, ngày 01 tháng 07 năm 1963 theo quyết định số
955/BKT của Bộ kiến trúc, Nhà máy Cơ khí Kiến trúc Đông Anh được thành lập
trên cơ sở thống nhất xưởng sửa chữa công ty thi công cơ giới (thành lập ngày 29
tháng 04 năm 1958) và xưởng sửa chữa của Đoàn cơ giới thi công (thành lập ngày
01 tháng 02 năm 1963). Nhà máy là một xí nghiệp quốc doanh, hạch toán kinh tế
độc lập với nhiệm vụ là sửa chữa, trùng tu các loại máy thi công cơ khí, bán cơ giới
và tổ chức sản xuất một số phụ tùng thay thế để phục vụ cho việc sửa chữa.
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm 1976 Thủ tướng chính phủ phê duyệt phương án mở rộng nhà máy, xây
dựng các công trình nhà xưởng, trang bị thêm các thiết bị gia công, thiết bị đúc, lò
thép 0,5 tấn, ngoài các Xưởng đại tu, Xưởng cơ khí, Xưởng cơ điện, Nhà máy đã
thành lập Xưởng đúc thép, Xưởng phục hồi.
Từ năm 1974 đến 1980 Nhà máy kiến trúc Đông Anh đổi tên thành nhà máy
cơ khí xây dựng Đông Anh, trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí xây dựng, Bộ

xây dựng.
Năm 1980 đổi tên là Nhà máy Cơ khí xây dựng Đông Anh, trực thuộc liên
hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới, Bộ xây dựng.
 Giai đoạn từ 1984 đến 1999: Thực hiện công cuộc đổi mới và đầu tư
phát triển.
Ngày 05 tháng 12 năm 1989 theo quyết định số 1010/BXD- CLĐ của Bộ
xây dựng, Nhà máy cơ khí xây dựng Đông Anh được đổi tên thành nhà máy cơ khí
và đại tu ôtô xe máy kéo Đông Anh thuộc liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới
(LICOGI), Bộ xây dựng.
Giai đoạn 1991-1995, Nhà máy đi lên từ kết quả nghiên cứu KHCN, đặc biệt
từ chương trình 26A-02-02 về sản xuất bi đạn nghiền thay thế hàng nhập khẩu, sản
xuất tấm lót máy nghiền chất lượng cao. Các đề tài đã được Bộ KHCN nghiệm thu
đạt kết quả xuất sắc và Bộ xây dựng, Bộ KHCN đã cho nhà máy thực hiện các dự
án phát triển KHCN, hỗ trợ kinh phí đầu tư và cơ sở vật chất cho các dự án trên như
thiết bị đúc, trung tâm thí nghiệm- kiểm tra (1992-1994).
Ngày 20 tháng 01 năm 1995, theo quyết định số 998/BXD-TCLĐ của Bộ
xây dựng, Nhà máy cơ khí và đại tụ ôtô máy kéo được đổi thành Công ty Cơ khí
Đông Anh, trực thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng, Bộ xây dựng.
Năm 1997, Công ty được thành phố Hà Nội giao gần 300 ha đất tại phía bắc
cầu Thăng Long để làm đối tác liên doanh với tập đoàn SUMITOMO của Nhật Bản
theo tỷ lệ góp vốn 42/58, thành lập Công ty liên doanh KCN Thăng Long (TLiP)
với chức năng thiết kế san lấp mặt bằng, phát triển, quản lý và khai thác KCN
Thăng Long. Đến nay KCN, có diện tích 275 ha, mật độ cho thuê đạt 98%, là KCN
hiện đại ở Việt Nam và đạt tiêu chuẩn ISO 14000 - đảm bảo môi sinh môi trường,
phòng chống cháy nổ cho toàn KCN.
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm 1998, Bộ xây dựng, Bộ kế hoạch đầu tư đã phê duyệt dự án “Đầu tư
dây chuyền làm khuôn đúc tự động DISAMATIC công suất 10000 tấn/ năm của

Đan Mạch” và hỗ trợ nhiều mặt tạo điều kiện để công ty phát triển. Đầu tư bổ sung
thêm máy làm ruột nóng, trang bị phòng thí nghiệm cát đúc, bổ sung lò nhiệt luyện,
máy làm sạch sản phẩm đúc bằng phun bi hiện đại do Mỹ chế tạo.
Với những nổ lực không ngừng, công ty đã giữ vững nhịp độ phát triển từng
bước đổi mới và mở rộng sản xuất, bước đầu khẳng định thương hiệu CKĐA trên
thị trường Việt Nam và thế giới.
 Giai đoạn từ năm 2000 đến nay: Đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới
công nghệ.
Những năm đầu thế kỷ 21, đất nước chuyển mình theo xu hướng hội nhập
quốc tế, sản phẩm không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn phải đủ sức cạnh tranh
trong khu vực và xuất khẩu. Vì vậy công ty đặc biệt chú trọng đến công tác tổ chức
sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm theo hệ thống quản lý chất lượng ISO.
Công ty tập trung vào việc đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, không ngừng đổi mới
và hoàn thiện công nghệ sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong suốt thời gian từ năm 2000 đến năm 2008 công ty đã đầu tư công nghệ
và thiết bị công nghệ cho các dây chuyền sản xuất với tổng giá trị đầu tư trên 200 tỷ
đồng. Năm 2000- 2001 được chương trình Quốc gia về TĐH hỗ trợ kinh phí, Công ty
đã đầu tư hệ thống thiết bị tự động hoá lò nhiệt luyện điều khiển theo chương trình đã
được cài đặt sẵn. Phần mềm giám sát hoạt động trong quá trình nhiệt luyện đã góp
phần quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng công suất nhiệt luyện từ 3000 tấn
sản phẩm/ năm lên trên 5000 tấn/ năm. Năm 2000 đã được cấp chứng nhận Hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000-1994 và sau này là ISO 9001-2000 cho
các sản phẩm của Công ty. Năm 2001 công ty áp dụng chương trình 5S, mô hình quản
lý của Nhật Bản dựa trên 5 tiêu chí: Sàng lọc, Sắp xếp. Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng,
hiện nay chương trình đã phát huy tác dụng rất tốt, tạo ra nét văn hoá riêng của công ty.
Năm 2000-2001 đầu tư dây chuyền sản xuất giàn lưới không gian cho các công trình
xây dựng kỹ thuật cao, khẩu độ lớn như các công trình văn hoá, thể thao trong cả nước.
Dây chuyền gồm nhiều trung tâm gia công CNC hiện đại tự động hoá cao nhập từ
CHLB Đức. Năm 2004 đầu tư dây chuyền sản xuất nhôm thanh định hình chất lượng
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B

3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cao sản xuất các phụ kiện trong xây dựng và hàng công nghiệp theo công nghệ Nhật,
Hàn, Italy với những thiết bị và công nghệ hiện đại. Từ 2004 đến 2007 đã bổ sung đổi
mới nhiều thiết bị công nghệ nhằm hoàn thiện nâng cao năng lực sản xuất như thiết bị
gia công cơ khí CNC, thiết bị thí nghiệm và các thiết bị phụ trợ khác. Năm 2008 đầu tư
đổi mới công nghệ nhiệt luyện liên tục cho sản xuất bi đạn nghiền lên 9000 tấn sản
phẩm/ năm.
Cùng với quá trình đổi mới công nghệ công ty đã đổi mới mở rộng công tác
tổ chức sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Năm 2000 thành lập xưởng Công nghệ
cao CNC. Năm 2001 chuyển đổi xưởng đại tu thành xưởng kết cấu. Năm 2004
thành lập nhà máy nhôm Đông Anh. Năm 2005 thành lập phòng xuất nhập
khẩu,trung tâm nghiên cứu và phát triển cơ khí xây dựng. Năm 2007 thành lập
trung tâm sửa chữa thiết bị và dịch vụ kỹ thuật CKĐA.
Ngày 30 tháng 12 năm 2005 theo quyết định số 2437/QĐ-BXD của Bộ trưởng
Bộ xây dựng chuyển Công ty Cơ khí Đông Anh thuộc Tổng công ty xây dựng và phát
triển hạ tầng thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Cơ khí
Đông Anh, thuộc tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng, Bộ xây dựng.
Trải qua gần 50 năm hoạt động và phát triển, hiện nay với năng lực thiết bị,
năng lực con người và uy tín doanh nghiệp, thương hiệu CKĐA tự tin khẳng định
vị trí hàng đầu của mình trong ngành cơ khí Việt Nam. Sản phẩm của công ty có
chất lượng không thua kém sản phẩm nhập khẩu của các nước phát triển, công ty đã
xuất khẩu tại chỗ cho các khách hàng lớn như F.L.Smidth, Technipe.Cle, các công
ty liên doanh, nhiều nhà máy xi măng lò quay hiện đại của Tổng công ty xi măng
Việt Nam, các nhà máy nhiệt điện …,đã xuất khẩu đến nhiều nước như Mỹ, Ý,
Canada, Thái Lan, Trung Quốc…Sự khẳng định đó được thể hiện bằng chính tên
gọi CKĐA và đó cũng chính là cam kết của công ty với bạn hàng trong và ngoài
nước: Chất lượng, Kinh tế, Đúng hạn, An tâm.
Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng như:
- Huân chương lao động hạng ba (No.538 KT/HĐNN ) ngày 30 tháng 9 năm

1984 của Chủ tịch nước. Huân chương lao động hạng nhì ( No. 979 KT/HĐNN )
ngày 22 tháng 9 năm 1992 của Chủ tịch nước.
- Năm 1998 Liên hiệp hội KHKT Việt Nam trao giải nhì VIFOTEC.
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Huân chương lao động hạng nhất ( No. 375 KT/HĐNN ) ngày 18 tháng 10
năm 1999 của Chủ tịch nước.
- Cúp “ Ngôi sao chất lượng” dành cho doanh nghiệp tiêu biểu tại hội chợ
triển lãm cơ khí – điện tử - luyện kim ngày 22 tháng 3 năm 2002.
- Cúp vàng Hà Nội trong hội chợ doanh nghiệp Việt Nam hướng tới ngàn
năm Thăng Long – Hà Nội cho sản phẩm giàn lưới không gian dùng trong ngành
xây dựng năm 2003. Ngày 30 tháng 4 năm 2003 công ty đoạt cúp vàng tại hội chợ
triển lãm ngành xây dựng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngành xây dựng.
- Cúp vàng cho sản phẩm giàn không gian tại hội chợ triển lãm “ Hải Phòng
hội nhập và phát triển “, sản phẩm nhôm Acarino và Itabenlo tại hội chợ Vietbuild.
-Cúp vàng made in Việt Nam tại hội chợ hàng chất lượng cao năm 2003.
- Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2005.
- Giải thưởng sao vàng đất việt, huy chương vàng tại các kỳ Hội chợ triển
lãm Việt Nam cho các sản phẩm bi đạn nghiền, tấm lót, giàn không gian, nhôm
thanh định hình.
- Cúp công nhận hợp chuẩn WTO thương hiệu CKĐA năm 2007.
- Huân chương độc lập hạng ba năm 2008.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình sản xuất sản
phẩm của công ty.
1.1.2.1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh được phép hoạt động sản xuất
kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau như :
- Sửa chữa, đại tu ô tô, máy kéo.
- Sản xuất bi, đạn và phụ tùng nghiền cho ngành xi măng, ngành điện và

ngành hoá chất.
- Sản xuất phụ tùng, phụ kiện, thiết bị máy cho ngành xây dựng.
- Sản xuất gia công, lắp đặt các thiết bị và kết cấu kim loại.
- Kinh doanh, đại lý các sản phẩm đúc, luyện kim, cơ khí, phụ tùng, thiết bị
và vật liệu bôi trơn theo nhu cầu thị trường.
- Kinh doanh, đại lý xăng, dầu, mỡ các loại.
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Thiết kế, chế tạo, lắp ráp giàn khung không gian (không bao gồm dịch vụ
thiết kế công trình) .
- Thiết kế, chế tạo, lắp ráp máy xây dựng và thiết bị nâng.
- Sản xuất, lắp ráp các thiết bị chịu áp lực.
- Nghiên cứu thép hợp kim để chế tạo các sản phẩm cơ khí xây dựng và
công nghiệp.
- Thiết kế và chế tạo các sản phẩm: phụ tùng máy xây dựng, thiết bị trong
ngành xây dựng.
- Thiết kế giàn lưới kim loại cho các công trình xây dựng.
- Triển khai các dịch vụ thông tin khoa học công nghệ.
- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nhôm hợp kim định hình.
- Thiết kế, thi công các cấu kiện và sản phẩm nhôm.
- Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm đúc, cơ khí
và luyện kim.
- Xuất nhập khẩu hoá chất công nghiệp tinh khiết và hoá chất thí nghiệm
(trừ hoá chất Nhà nước cấm).
- Nấu và tôi luyện thép, các sản phẩm đúc.
- Bảo hành máy xây dựng cho hãng KOMATSU ( Nhật Bản) .
- Liên doanh cùng hãng SUMI TÔMÔ ( Nhật Bản ) xây dựng hạ tầng kỹ
thuật Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, tiến hành kinh doanh cho thuê đất trong
khu công nghiệp cùng nhiều hoạt động thương mại và dịch vụ khác.

1.1.2.2. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm của công ty.
Công ty có rất nhiều sản phẩm khác nhau, mỗi sản phẩm có lưu đồ kỹ thuật
riêng với tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên chúng đều phải
tuân theo một quá trình kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu đầu vào đến đầu ra chung
trong toàn công ty. Quá trình tạo sản phẩm bao gồm các bước sau:
Bước 1: Hoạch định việc tạo sản phẩm.
- Chỉ định đơn vị lập kế hoạch quá trình: Trưởng phòng kinh tế chuyển hợp
đồng hoặc đơn đặt hàng cho giám đốc/phó giám đốc sản xuất - kỹ thuật xem xét.
Căn cứ vào năng lực của từng đơn vị chỉ định đơn vị chủ trì lập kế hoạch, giao
nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan hỗ trợ đơn vị chủ trì.
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Lập kế hoạch quá trình: Đơn vị chủ trì nhận và nghiên cứu các yêu cầu kỹ
thuật của sản phẩm và của khách hàng để xác định các quá trình cần thiết tạo sản
phẩm và lập kế hoạch (nội dung của kế hoạch phải chỉ rõ các yêu cầu đặc tính kỹ
thuật, quy trình công nghệ hoặc hướng dẫn công nghệ, yêu cầu về vật tư đầu vào,
về cung cấp nguồn lực, tiêu chuẩn nghiệm thu sản phẩm, phương pháp theo dõi
kiểm tra thử nghiệm).
Bước 2: Các quá trình liên quan đến khách hàng.
- Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm của khách hàng
- Trao đổi thông tin với khách hàng : Thông tin trao đổi là các thông tin về
sản phẩm, xử lý yêu cầu, hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, phản hồi của khách hàng.
Các thông tin trên phải được xác định, sắp xếp, giải quyết có hiệu quả theo hướng
thoả mãn tối đa yêu cầu của khách hàng. Các yêu cầu trên phải được thực hiện theo
quy định nêu trong thủ tục xem xét hợp đồng và thông tin với khách hàng mã số:
CKĐA/TTCL/7.2.
Bước 3: Thiết kế và phát triển.
- Thiết lập thủ tục bằng văn bản (mã số: CKĐA/TTCL/7.3) để xác định việc
kiểm soát cần thiết đối với các sản phẩm do công ty thiết kế và phát triển.

- Lập và duy trì các hồ sơ cần thiết đối với các quá trình thực hiện.
Bước 4: Mua hàng.
Xây dựng và duy trì một thủ tục kiểm soát mua hàng bằng văn bản (mã số
CKĐA/TTCL/7.4) gồm : xác định rõ yêu cầu về đặc tính kỹ thuật, đặc trưng kỹ
thuật, số lượng, thời hạn giao hàng của vật tư hàng hoá mua vào; đánh giá và lựa
chọn nhà cung ứng; thẩm xét phê duyệt hợp đồng mua hàng trước khi gửi đi; theo
dõi việc thực hiện hợp đồng cung cấp hàng, hằng năm đánh giá phê duyệt lại đối
với các nhà cung ứng; kiểm tra xác nhận nghiệm thu vật tư hàng hoá mua vào.
Bước 5: Sản xuất.
- Kiểm soát quá trình sản xuất: Phải kiểm soát đầy đủ gồm đặc điểm của
sản phẩm và thông tin liên quan; sẵn sàng hướng dẫn công việc, công nghệ, tài liệu
kỹ thuật và thiết bị thích hợp; thực hiện giám sát và đo lường trong sản xuất
(CKĐA/TTCL/7.5)
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Quá trình đặc biệt trong sản xuất: đối với các quá trình sản xuất đặc biệt
(kết quả đầu ra không thể xác nhận bằng cách theo dõi hoặc đo lường được) thì
công ty xác nhận giá trị sử dụng theo điều kiện thích hợp.
- Nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm: hồ sơ mã số
CKĐA/TTCL/4.2.4 ; CKĐA/TTCL/7.5.2
- Tài sản của khách hàng cung cấp: phòng kinh tế lập sổ và lưu giữ hồ sơ
giao nhận theo dõi sản phẩm do khách cung cấp, phòng kỹ thuật lập và duy trì sổ
kiểm soát sản phẩm (CKĐA/TTCL/7.5.4)
- Bảo quản sản phẩm: Thực hiện bảo quản sản phẩm trong quá trình sản
xuất, xếp dỡ, lưu kho, vận chuyển theo quy định cụ thể về bao gói, phương pháp
xếp dỡ, bảo quản, lưu kho sản phẩm, vận chuyển và giao hàng tại văn bản mã số
CKĐA/TTCL/7.5.5.
- Kiểm soát sản phẩm đặt bên ngoài gia công: Khi điều kiện của công ty
không đáp ứng được yêu cầu hoặc do tiến độ đột xuất yêu cầu sản xuất không đáp

ứng giám đốc cho phép đặt bên ngoài gia công thì các sản phẩm này phải được
kiểm soát theo quy định nội bộ mã CKĐA/QĐNB/02.
Bước 6: Kiểm soát thiết bị kiểm tra đo lường và thử nghiệm.
- Xác định các phép đo cần tiến hành, các phương tiện theo dõi thử nghiệm,
độ chính xác chấp nhận trong các quá trình sản phẩm.
- Lập danh mục các thiết bị kiểm tra đo lường và thử nghiệm.
- Quy định nội dung, trách nhiệm thời gian định kỳ đối với việc kiểm tra và
hiệu chuẩn đối với từng loại trang thiết bị kiểm tra đo lường, thử nghiệm.
- Quy định về đánh giá và biện pháp xử lý khi phát hiện thiết bị đo lường,
kiểm tra, thử nghiệm có biểu hiện không phù hợp.
1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
Công ty hiện có hơn 800 công nhân viên, là một công ty lớn do đó vấn đề tổ
chức bộ máy quản lý thế nào cho hợp lý là một trong những vấn đề mà công ty
quan tâm hàng đầu.
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh áp dụng chế độ quản lý một thủ
trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của người lao động. Bộ máy quản lý của
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
công ty có giám đốc giữ vai trò chỉ đạo chung toàn công ty, chỉ đạo tới phân xưởng,
các phòng ban, chịu trách nhiệm trước nhà nước về kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty và cũng là người đại diện quyền lợi cho cán bộ công nhân
toàn công ty.
Phó giám đốc giúp việc cho giám đốc và có nhiệm vụ hoàn thành tốt công
việc được giao, thay mặt giám đốc giải quyết công việc trong giới hạn trách nhiệm
của mình khi giám đốc vắng mặt. Bộ máy của công ty gồm 4 phó giám đốc. Đó là
phó giám đốc công ty - giám đốc nhà máy nhôm, phó giám đốc phụ trách nội chính,
phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc sản xuất - kỹ thuật.
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý và thực hiện

chức năng riêng cụ thể như sau:
 Khối cơ quan gồm Ban giám đốc và 12 phòng chức năng, với 155 cán bộ
có nhiệm vụ tổ chức, quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
 Phòng tài chính kế toán.
Tổ chức công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính kế toán theo yêu
cầu của Nhà nước. Cung cấp thông tin, số liệu cần thiết về hoạt động sản xuất kinh
doanh cho giám đốc, các cơ quan chức năng và các bên quan tâm. Phục vụ yêu cầu
phân tích tài chính của công ty, cân đối sử dụng vốn trong công ty nhằm đạt được
hiệu quả cao hơn.
 Phòng kinh tế kế hoạch.
Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm của công ty. Giúp
giám đốc theo dõi tiến độ quá trình sản xuất phụ trách công tác tiếp nhận và xem
xét yêu cầu cung cấp sản phẩm.
 Phòng tổ chức .
Lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, tổ chức đào tạo nhằm nâng cao
trình độ cho cán bộ và tay nghề của công nhân.
 Phòng hành chính.
Quản lý hành chính, xây dựng quy chế quản lý và các văn bản pháp quy.
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Phòng thí nghiệm - KCS.
Có nhiệm vụ kiểm tra và thử nghiệm : Kiểm tra vật tư đầu vào, kiểm tra
trong quá trình và kiểm tra cuối cùng sản phẩm. Bảo trì, hiệu chuẩn dụng cụ, thiết
bị đo lường thử nghiệm, xem xét và xử lý các sản phẩm không phù hợp.
 Phòng thiết bị.
Lập kế hoạch theo dõi thiết bị, công tác sửa chữa thiết bị đáp ứng yêu cầu
sản xuất. Viết nội dung quy trình bảo trì, nội dung hướng dẫn sử dụng thiết bị. Thiết
kế lập quy trình sửa chữa lớn thiết bị và giám sát nghiệm thu kết quả. Lập biên bản
dự trù phụ tùng vật tư, các hư hỏng thiết bị, quản lý hệ thống điện toàn công ty. Lập

danh mục theo dõi và tổ chức đăng ký kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn. Kiểm tra định kỳ nhằm đánh giá năng lực hoạt động thiết bị, lập kế
hoạch mua sắm thiết bị mới và thanh lý thiết bị, quản lý việc giao nhận và điều phối
thiết bị.
 Phòng bảo vệ.
Bảo vệ tài sản trật tự an ninh cho công ty. Liên hệ và tổ chức huấn luyện phòng,
chống cháy nổ, huấn luyện quân sự cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
 ISO-Phòng điều độ.
Giúp giám đốc áp dụng và duy trì các công việc của hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001:2000. Chịu trách nhiệm báo cáo với giám đốc, đại diện lãnh đạo và
trước cuộc họp xem xét của lãnh đạo về các hoạt động của hệ thống quản lý chất
lượng. Đây là đầu mối liên lạc với các cơ quan bên ngoài liên quan đến hệ thống
kiểm tra chất lượng, điều phối các hoạt động kiểm soát tài liệu và hồ sơ chất lượng.
Lập kế hoạch và tổ chức đánh giá nội bộ, đánh giá bên ngoài theo yêu cầu của tổ
chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. Điều phối các hoạt động kiểm soát
tài liệu và hồ sơ chất lượng. Kiểm soát toàn bộ hoạt động của hệ thống quản lý chất
lượng công ty.
 Phòng kỹ thuật.
Chủ trì và chịu trách nhiệm chính về thiết bị và lập quy trình công nghệ tổng
hợp. Lập công trình và theo dõi công nghệ gia công cơ khí, kết cấu thép và sửa chữa
xe máy thi công. Soạn thảo tiêu chuẩn nghiệm thu sản phẩm, kế hoạch chất lượng.
Thực hiện việc xem xét kỹ thuật trong thủ tục hợp đồng theo yêu cầu của khách
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hàng. Xác định thông số kỹ thuật tiêu chuẩn cho các nguyên vật liệu, vật tư đầu
vào. Lập định mức tiêu hao vật tư, năng lượng, lao động cho sản xuất sản phẩm có
liên quan.
 Phòng luyện kim.
Lập quy trình công nghệ và nhiệt luyện cho các sản phẩm tiêu chuẩn kỹ

thuật nội bộ cho các sản phẩm đúc và những sản phẩm do phòng mình thiết kế, lập
quy trình tổng hợp, lập định mức tiêu hao vật tư, năng lượng, lao động cho sản
phẩm liên quan. Tham gia thiết kế và lập quy trình công nghệ tổng hợp đối với một
số sản phẩm có nguồn gốc đòi hỏi mức chính xác cơ khí thấp và bình thường, theo
chỉ định của phó giám đốc kỹ thuật. Kiểm tra theo dõi quá trình thực hiện công
nghệ đúc, nhiệt luyện, phụ trách chỉ đạo tổ mộc, quản lý kỹ thuật và kiểm tra các
mẫu đúc sản phẩm. Xác định các thông số kỹ thuật cho các nguyên vật liệu để sản
xuất các sản phẩm có liên quan.
 Phòng vật tư.
Thực hiện công tác lựa chọn nhà cung ứng vật tư, vật liệu cho công ty, mua
vật tư phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tổ chức thực hiện lưu kho, bảo
quản vận chuyển vật tư sản phẩm.
 Phòng xuất nhập khẩu.
Chịu trách nhiệm tìm hiểu đối tác, khách hàng, lập kế hoạch và thực hiện
hoạt động xuất nhập khẩu.
 Nhà máy nhôm.
Thành lập từ năm 2004 với 3 phân xưởng (PX đùn ép, PX anót, PX sơn phủ
fil) và 8 phòng ban (phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật, phòng KCS
-TN, phòng cơ điện, phòng vật tư, phòng bán hàng, kho), gồm 214 người có nhiệm
vụ sản xuất và kinh doanh nhôm thanh định hình chất lượng cao phục vụ dân dụng
và công nghiệp.
 Trung tâm nghiên cứu và phát triển cơ khí xây dựng.
Thành lập vào năm 2004 gồm 16 người với nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo
thép hợp kim, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ khoa học.
 Trung tâm sửa chữa thiết bị và dịch vụ kỹ thuật CKĐA.
Được thành lập vào năm 2007 với 7 cán bộ có nhiệm vụ khai thác, sửa chữa
thiết bị và dịch vụ kỹ thuật tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long.
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

 Công ty khu công nghiệp Bắc Thăng Long.
Thành lập vào năm 1997 với 36 người có nhiệm vụ đầu tư, phát triển, quản
lý và khai thác KCN Bắc Thăng Long.
 Các phân xưởng sản xuất
Các phân xưởng sản xuất bao gồm :
- Phân xưởng cơ điện: được thành lập năm 1970 với 37 công nhân có
nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì thiết bị của công ty.
- Phân xưởng đúc : được thành lập năm 1976 với 137 công nhân có nhiệm
vụ sản xuất các sản phẩm đúc cho ngành xây dựng, chế tạo phụ tùng.
- Phân xưởng nhiệt luyện : được thành lập năm 1994 tách ra từ xưởng đúc
với 55 công nhân có nhiệm vụ nhiệt luyện, rèn dập, hoàn thiện sản phẩm sau đúc.
- Phân xưởng cơ khí : được thành lập từ năm 1963 với 48 công nhân có
nhiệm vụ gia công chế tạo phụ tùng xe máy thi công và phụ tùng công nghiệp.
- Phân xưởng kết cấu : được thành lập năm 2001 với 85 công nhân có
nhiệm vụ sản xuất kết cấu thép phi tiêu chuẩn, chế tạo, lắp dựng giàn không gian.
- Phân xưởng công nghệ cao : được thành lập năm 2000 với 34 người có
nhiệm vụ gia công chế tạo nút giàn không gian, khuôn mẫu và các sản phẩm yêu
cầu kỹ thuật cao.
Các phân xưởng triển khai sản xuất theo yêu cầu sản xuất của công ty, bảo
đảm chất lượng sản phẩm và thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất, quy trình
vận hành máy móc theo quy định của công ty.
Ngoài ra công ty còn dịch vụ kinh doanh KOMATSU của cửa hàng xăng dầu.
Mỗi phòng ban tuy có chức năng và quyền hạn riêng nhưng giữa chúng có
mối quan hệ khăng khít với nhau. Tất cả đều vận hành trong sự lãnh đạo chung của
công ty, cùng nhau phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Mô hình tổ chức quản lý công ty có thể được mô tả tóm tắt qua sơ đồ sau:
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh

Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
GIÁM ĐỐC
LIÊN DOANH KCN
Tuyến 1 khu vực
SX cũ
Tuyến 2
khu vực SX mới
Chức năng A
Tuyến 3
Tuyến 1.1
Tuyến 1.2
PGĐ CTY
GĐ NHÀ MÁY
NHÔM
KT TRƯỞNG
PGĐ KD
Chức năng C
Chức năng B
TT nghiên
cứu
PGĐ SX-KT
TP
TN&
KCS
TP
Thiết bị
TP
Luyện
kim
TP

Kỹ thuật
ISO
P. Điều
độ
TP XNK
TP Vật

TP Kinh
tế
DỰ ÁN MỚI
(nếu có)
PGĐ
NỘI CHÍNH
Tổ kế
toán
PGĐ KD
Phòng KD
PGĐ SX-KT
Tổ chức Hành
chính
Bảo vệ
Tổ xe Nhập vật

Kho XD
Tiếp thị Giao
hàng
Kho Vtư
SP
Cung
ứng vtư

Bán hàng
P. Kỹ
thuật
P. TN
KCS
P. Cơ
điện
ĐC PX
Sơn phủ
FIL
ĐC PX
Anót
ĐC PX
Đùn ép
QĐ PX
Cơ khí
QĐ PX
Đúc
QĐ PX
CNC
QĐ PX
Cơ điện
QĐ PX
Kết cấu
QĐ PX
Nhiệt
luyện
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.4. Đặc điểm tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty.

Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh có quy mô tài sản lớn, với tổng
tài sản hơn 500.000 triệu đồng. Tình hình biến động về tài sản và nguồn vốn của
công ty cụ thể được mô tả qua một số chỉ tiêu thể hiện trên bảng sau:
Bảng 1.1: Bảng phân tích tình hình tài sản - nguồn vốn 2006 - 2008.
Đơn vị : Triệu đồng
TÀI SẢN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
2006/2005
(%)
2007/2006
(%)
2008/2007
(%)
1 TÀI SẢN NGẮN HẠN 186,624.4 184,224.3 262.097.1 106.0% 98.7% 142.27%
2 Hàng tồn kho 104,849.0 98,571.3 103.411.2 101.5% 94.0% 104.91%
3 Tài sản ngắn hạn khác 8,949.0 5,046.2 6,045.1 117.3% 56.4% 119.8%
4 TÀI SẢN DÀI HẠN 316,609.2 310,160.0 294,593.6 96.8% 98.0% 94.98%
5 Tài sản cố định 153,923.9 148,808.7 134,690.5 93.7% 96.7% 90.51%
6 Tài sản cố định hữu hình 144,805.2 134,843.8 133,618.9 90.4% 93.1% 99.09%
7 - Nguyên giá 212,008.4 218,810.6 234,621.8 100.8% 103.2% 107.0%
8 - Giá trị hao mòn luỹ kế (67,203.2) (83,966.8) (101,002.9) 134.0% 124.9% 120.0%
9 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 159,253.3 159,253.3 159,253.3 100.0% 100.0% 100.0%
10 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 503,233.6 494,384.3 556,690.7 100.0% 98.2% 113.0%

NGUỒN VỐN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
2006/2005
(%)
2007/2006
(%)
2008/2007
(%)

11 NỢ PHẢI TRẢ 314,735.1 298,991.2 339,028.1 99.3% 95.0% 113.0%
12 Nợ ngắn hạn 198,239.4 201,755.2 253,150.1 105.3% 101.8% 125.0%
13 Vay và Nợ dài hạn 116,495.7 97,236.0 85,878.0 90.6% 83.5% 88.0%
14 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 188,498.5 195,393.1 217,662.7 101.1% 103.7% 111.0%
15 Vốn chủ sở hữu 187,531.2 193,242.2 211.061.8 101.0% 103.0% 109.0%
16 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 25,614.8 31,251.9 46,924.1 100.4% 122.0% 150.0%
17 Nguồn vốn đầu tư XDCB 159,715.3 159,715.3 159,715.3 100.0% 100.0% 100.0%
18 Tổng cộng nguồn vốn 503,233.6 494,384.3 556,690.7 100.0% 98.2% 113.0%
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty trong 4 năm 2005-2008).
Dựa vào số liệu trình bày trên bảng 1.1 ở trên ta có thể đánh giá sơ bộ về
tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty như sau:
Trong vòng 3 năm tài sản của công ty có xu hướng biến động khác nhau.
Năm 2006 ổn định so với năm 2005, năm 2007 so với năm 2006 tổng tài sản của
công ty giảm 1.8% (do cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cùng giảm tương ứng
1,3% và 2%) và năm 2008 tổng tài sản tăng 13% so với năm 2007 (trong đó tài sản
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ngắn hạn tăng 42,27% còn tài sản dài hạn giảm 5,02%). Trong cơ cấu tài sản của
công ty tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 62,91% (năm 2006), 62,74% (năm 2007),
52,92% (năm 2008) cao hơn tài sản ngắn hạn. Điều này có thể giải thích do công ty
là một doanh nghiệp sản xuất nên tỷ trọng tài sản dài hạn cao, chủ yếu nằm trong tài
sản cố định và đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh. Tài sản cố định hữu hình là
chủ yếu trong tài sản cố định như năm 2007 là 134.843,8 triệu đồng trong đó: nhà
cửa vật kiến trúc 30.332,3 triệu, máy móc thiết bị 102.661,3 triệu đồng, phương tiện
vận tải truyền dẫn 1.679,9 triệu đồng, thiết bị dụng cụ quản lý 170,3 triệu đồng.
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao 56,18%
năm 2006, 53,51% năm 2007 và 39,45% năm 2008. Sở dĩ như vậy vì công ty là một
doanh nghiệp sản xuất nên hàng tồn kho giữ vị trí vô cùng quan trọng, cấu thành
hàng tồn kho có : nguyên vật liệu trong kho, công cụ dụng cụ, chi phí SXKD DD,

thành phẩm, hàng gửi đi bán.
Năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu: 217.662,7 triệu đồng, nguồn vốn kinh
doanh: 211.061,8 triệu đồng. Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 38,02% tổng
nguồn vốn của công ty. So với năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 11% và so
với năm 2006 tăng 15,47%.
Tình hình biến động của các chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn khác có thể xem trên
bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2004 - 2008 ( phụ lục 1.1: Bảng cân đối
kế toán công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh giai đoạn 2004-2008).
Ta có thể phân tích tình hình tài chính của công ty qua một số hệ số sau:
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.2: Các hệ số công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh.
TT CHỈ TIÊU
NĂM
2006 2007 2008
I Hệ số đánh giá khả năng thanh toán
1 Hệ số thanh toán tổng quát ( lần) 2.54 2.45 1.64
1 Hệ số thanh toán ngắn hạn ( lần) 0.94 0.91 0.77
2 Hệ số thanh toán nhanh ( lần) 0.41 0.42 0.47
3 Hệ số thanh toán tức thời (lần) 0.03 0.06 0.12
II Hệ số đánh giá khả năng hoạt động
1 Số vòng quay tổng tài sản 0.53 0.68 0.85
2 Số ngày quay vòng tài sản dài hạn 428.57 331.47 224.32
3 Số vòng quay tài sản ngắn hạn 1.43 1.83 2.08
4 Sức sản xuất của tài sản cố định 1.73 2.26 3.51
5 Số vòng quay hàng tồn kho 2.43 3.23 4.09
III Hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn
1 Hệ số tài trợ (lần ) 0.06 0.07 0.39
2 Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn ( lần ) 0.09 0.11 0.74

3 Hệ số nợ trên tài sản (%) 62.54 60.48 60.90
4 Tỷ lệ VCSH trên tài sản(E/A) (%) 37.46 39.52 39.10
5 Tỷ lệ nợ trên VCSH ( D/E) (%) 166.97 153.02 155.76
6 Hệ số đầu tư tài sản cố định (%) 30.59 30.10 24.20
IV Hệ số phản ánh hiệu quả hoạt động
1 Suất sinh lời của doanh thu(ROS) (%) 0.95 3.62 15.21
2 Suất sinh lời của tài sản (ROA) (%) 0.51 2.45 12.96
3 Suất sinh lời của VCSH (ROE) (%) 1.36 6.38 33.14
4 Hệ số lợi nhuận gộp trên doanh thu (%) 4.24 5.45 10.42
5 Tỷ lệ lãi gộp so với hàng tồn kho (%) 10.85 18.67 47.77
6 Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn (lần) 0.02 0.07 0.28
7 Sức sinh lời của tài sản cố định 0.02 0.08 0.54
( Nguồn : Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh)
Qua bảng 1.2 ta thấy nhìn chung tất cả các hệ số phản ánh tình hình tài chính
của công ty tương đối ổn định ở hai năm 2006 và 2007, đến năm 2008 các hệ số
đều có sự biến đổi rõ rệt. Xu hướng biến động của từng hệ số được phân tích cụ thể
như sau:
Các hệ số phản ánh về khả năng thanh toán của công ty chưa cao. Về hệ số
thanh toán tổng quát tuy có xu hướng giảm nhưng cả năm 2006 và 2007 đều lớn
hơn 2 đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty, tuy năm 2008 hệ số này giảm còn
1,64 nhưng vẫn ở mức có thể chấp nhận được. Tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán
nhanh và tức thời của công ty đều ở mức thấp, điều này có thể làm cho công ty có
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nguy cơ mất khả năng thanh toán. Hệ số này đang có chiều hướng tăng lên, đây là
một dấu hiệu tốt.
Các hệ số phản ánh về hiệu quả hoạt động của công ty có sự thay đổi với
biên độ tương đối lớn và có xu hướng tăng dần theo thời gian đặc biệt ở năm 2008
các hệ số này đều tăng rất cao. Điều này được giải thích do hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty có sự biến động do chịu ảnh hưởng của quá trình cải cách, sắp
xếp doanh nghiệp theo sự thay đổi loại hình doanh nghiệp và đang có chiều hướng
phát triển và đi vào ổn định.
Về hệ số đánh giá khả năng hoạt động ta thấy số vòng quay tài sản ngắn hạn
của công ty tương đối thấp. Nguyên nhân có thể là do ngoài số liệu về tài sản ngắn
hạn được thể hiện trong báo cáo tài chính công ty còn khoản số dư bảo lãnh mở L/C
chưa đến hạn thanh toán. Đây là khoản được theo dõi trong hạn mức tín dụng công
ty đã ký kết với các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó số vòng quay tổng tài sản của
công ty cũng còn thấp. Trong các hệ số đánh giá khả năng hoạt động chỉ có hàng
tồn kho và các khoản phải thu có số vòng quay tương đối lớn.
Tuy các hệ số chưa cao nhưng tất cả đều có xu hướng tăng lên, đây là một
dấu hiệu tốt thể hiện tình hình tài chính của công ty đang dần đi vào ổn định sau khi
chuyển đổi về hình thức doanh nghiệp. Các hệ số tài chính đã có xu hướng biển đổi
tốt dần theo thời gian, công ty làm ăn có lãi. Điều này được thể hiện qua bảng phân
tích kết quả kinh doanh trong 3 năm của công ty dưới đây:
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.3: Bảng phân tích kết quả kinh doanh của công ty 2006 – 2008.
Đơn vị : triệu đồng
STT CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
2006/2005
(%)
2007/2006
(%)
2008/2007
(%)
1 2 4 5 6 7 8 9
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ
268,031.9 337,968.0 474,145.3 131.6% 126.1% 140.29%
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 1,686.6 1,109.5 1,359.6 7301.3% 65.8% 122.54%
3
Doanh thu thuần về BH và CC dịch
vụ
266,345.3 336,858.5 472,785.7 130.8% 126.5% 140.35%
4 Giá vốn hàng bán 254,968.6 318,450.9 423,388.8 129.8% 124.9% 132.95%
5 Lợi nhuận gộp BH và CC dịch vụ 11,376.7 18,407.6 49,396.9 157.5% 161.8% 268.35%
6 Doanh thu hoạt động tài chính 30,140.5 30,705.6 73,547.7 96.4% 101.9% 239.61%
7 Chi phí hoạt động tài chính 25,289.4 23,294.2 27,958.5 118.6% 92.1% 120.02%
Trong đó: Chi phí lãi vay 25,099.9 23,185.8 27,864.3 117.7% 92.4% 120.18%
8 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 4,851.1 7,411.4 45,589.2 48.8% 152.8% 615.12%
9 Chi phí bán hàng 4,125.8 3,223.1 5,089.8 96.4% 78.1% 157.92%
10 Chi phí quản lý doanh nghiệp 9,757.3 10,724.4 17,628.0 93.4% 109.9% 164.37%
11 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 2,344.7 11,871.5 72,268.3 96.2% 506.3% 608.75%
12 Thu nhập khác 224.2 399.1 653.3 20.4% 178.0% 163.7%
13 Chi phí khác 13.8 33.1 142.0 26.8% 239.9% 429.0%
14 Lợi nhuận khác 210.4 366.0 511.3 20.1% 174.0% 139.7%
15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2,555.1 12,237.5 72,779.6 73.3% 478.9% 594.73%
16 Thuế TNDN phải nộp 0.0 0.0 652.7
17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 2,555.1 12,237.5 72,126.9 73.3% 478.9% 589.39%
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông
Anh trong 4 năm 2005 - 2008)
Qua số liệu trên bảng 1.3 ta có thể thấy nhìn chung tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty 3 năm gần đây có sự tăng trưởng mạnh về quy mô sản xuất, kinh
doanh có lãi.
Doanh thu năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2006 là 268.031,9 triệu
đồng, năm 2007 là 337.968,0 triệu đồng và đạt 474.145,3 triệu đồng vào năm 2008.
Như vậy năm 2006 doanh thu của công ty tăng 31,6% so với năm 2005, sang năm

2007 tỷ lệ tăng là 26,1% và tỷ lệ này là 40,29% vào năm 2008. Tuy doanh thu bán
hàng tăng lên nhưng chi phí bán hàng của công ty lại có xu hướng giảm xuống từ
4.125,8 triệu năm 2006 xuống 3.223,1 triệu vào năm 2007, năm 2008 chi phí này
tăng lên 5.089,8 triệu đồng ( tương ứng tăng 57,92%). Sở dĩ năm 2008 chi phí bán
hàng tăng lên là do doanh thu tăng mạnh hơn nữa lại là một năm khó khăn về kinh
tế nên công ty có thêm chính sách kích cầu. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công
ty đã có rất nhiều cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí.
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lợi nhuận kế toán sau thuế của công ty có sự biến động rõ rệt. Năm 2006 là
2.555,1 triệu đồng, năm 2007 là 12.337,5 triệu đồng (tăng 378,9% so với năm 2006)
và tăng lên đến 72.126,9 triệu đồng vào năm 2008 (tương ứng tăng 489,39%). Đây là
một dấu hiệu tốt cho thấy kết quả hoạt động của công ty đã đạt được là rất tốt. Trong
thời gian này công ty được hưởng chính sách miễn, giảm thuế TNDN trong thời gian
đầu vừa thay đổi hình thức sở hữu nên đây là một lợi thế rất lớn đối với công ty. Với
đà phát triển như hiện nay trong tương lai công ty sẽ có nhiều đóng góp cho ngân
sách nhà nước và cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại công ty.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý
của công ty, có nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thu thập đầy đủ, kịp thời
các chứng từ kế toán, tổ chức mọi công việc về kế toán, ghi chép, tính toán, phản
ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hiện nay, phòng kế toán của công ty có 7 người gồm 1 kế toán trưởng, 1 thủ
quỹ và 5 kế toán viên. Trong quá trình hạch toán, mỗi nhân viên kế toán chịu trách
nhiệm một số phần hành cụ thể tạo thành các mắt xích quan trọng trong dây chuyền
hạch toán. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty có thể được mô tả qua sơ
đồ sau:

Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.2: Bộ máy kế toán
Trong đó:
• Kế toán trưởng.
Kế toán trưởng là người trực tiếp thông báo cung cấp các thông tin về tài
chính- kế toán cho Giám đốc công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ thay mặt giám
đốc tổ chức công tác kế toán, ký duyệt các chứng từ, báo cáo kế toán và các tài liệu
có liên quan, lập kế hoạch tài chính năm.
• Thủ quỹ.
Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt và thực hiện các nghiệp
vụ thu chi tiền mặt và theo dõi thu nhập của cán bộ nhân viên.
• Kế toán tổng hợp.
Kế toán tổng hợp là người tổng hợp số liệu kế toán đưa ra các thông tin cuối
cùng trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán do các phần hành kế toán cung cấp. Kế toán
tổng hợp ở công ty đảm nhận việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, theo dõi tình hình tiêu thụ của công ty. Đến kỳ báo cáo, kế toán tổng hợp tiến
hành lập báo cáo năm trình cấp trên duyệt.
• Kế toán tài sản cố định và bảo hiểm.
Kế toán tài sản cố định và bảo hiểm là người có nhiệm vụ theo dõi tình hình
tăng giảm tài sản cố định, hàng tháng căn cứ vào nguyên giá của từng loại tài sản cố
định, căn cứ vào mức khấu hao tài sản cố định đã được duyệt để xác định mức khấu
hao, đồng thời căn cứ vào tài sản tăng và tài sản giảm trong tháng để lập bảng phân
bổ khấu hao tài sản cố định cho từng đối tượng. Kế toán còn có nhiệm vụ theo dõi
tình hình các khoản bảo hiểm hàng hóa, công trình, con người của công ty.
Đặng Hà Sâm Kế toán 47B
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế toán

TSCĐ và
bảo hiểm
Kế toán
công nợ
Kế toán
ngân hàng
và tiền
Kế toán
vật tư
Kế toán
tổng hợp
20

×