Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

SƯU TẦM, PHÂN LOẠI THUỐC CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 127 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA SINH-KTNN
--- – & — ---

SƯU TẦM, PHÂN LOẠI THUỐC CÓ
NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT
GV hướng dẫn:Nguyễn Văn Ban

Quy Nhơn tháng 11/2011

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA SINH-KTNN
--- – & — --Tên tác giả:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Hoàng Hải Châu
Lê Thị Hân
Võ Thị Trọng Hoa
Lê Thị Thiên Kim
Trần Thị Ngân
Võ Thị Thu Phương
Nguyễn Thị Trang



SƯU TẦM, PHÂN LOẠI THUỐC CÓ
NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Ban

Quy Nhơn tháng 11/2011

2


LỜI NĨI ĐẦU
Thuốc là những chất( dược liệu) phịng và chữa bệnh cho con người, nó có nguồn gốc từ
nhiều nguồn khác nhau( thực vật, động vật, khoáng vật, vi sinh vật, tổng hợp hóa học…). Sự
tiện lợi của thuốc hóa học( thuốc tây) cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại đã khiến
cho con người sử dụng ngày càng nhiều dẫn đến lạm dụng thuốc tây làm cho các mầm bệnh có
khả năng kháng thuốc và nhiều khi để lại những tác dụng phụ không mong muốn. Sử dụng
những loại thức ăn, những loại con vật xung quanh mình là một phương thức vừa đơn giản, dễ
sử dụng, rẻ tiền lại có hiệu quả cao, rất an tồn so với cách dùng thuốc phổ biến hiện nay.
Chính vì vậy ngày nay việc quay lại sử dụng những loại thuốc tự nhiên đang có một ý nghĩa
quan trọng trong cơng tác chăm sóc sức khỏe cho con người.
Rau, củ, quả, động vật từ xa xưa đã là nguồn thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng cho
con người, đồng thời cũng là vị thuốc công hiệu hỗ trợ trong việc điều trị và phòng chữa bệnh
được dân gian đúc kết, được khoa học khẳng định_ “ món ăn bài thuốc”. Trong đời sống hằng
ngày, những thức ăn từ rau, củ, quả, động vật thì khơng thể thiếu và được dùng phổ biến trong
các bữa ăn để duy trì cuộc sống và sức khỏe. Nhưng dùng chúng để chữa bệnh lại là khoa học
đánh giá sự tiến bộ của y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại.
Thuốc có nguồn gốc động vật thường là thuốc quý, có dược tính cao, phổ biến trong tự
nhiên, ở mọi quốc gia, dân tộc…Nhiều loại đã được dùng nhiều trong cuộc sống hằng ngày và
mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh to lớn cho con người, như thịt cóc, nọc rắn, cao hổ, cao
khỉ…thậm chí là nước tiểu trẻ em. Tuy nhiên trong đó cũng có nhiều loại động vật quý hiếm

đang trên con đường đi vào tuyệt chủng. Chính vì vậy mà chúng tôi muốn hệ thống lại, phân
loại những động vật xung quanh có khả năng chữa bệnh cho con người, đồng thời khôi phục lại
nguồn dược liệu dân tộc có khả năng mai một dần.
Thơng qua cuốn sách này, giúp cho tất cả mọi người nhận biết được giá trị của các loại vật
nuôi và động vật hoang dã đang có mặt tại địa phương, đồng thời giúp cho mọi người biết cách
sử dụng chúng một cách khoa học và có hiệu quả.
Trong q trình biên soạn mặc dù đã có những cố gắng nhưng chắc chắn khơng thể tránh
khỏi những sai sót, mong nhận được những đóng góp của bạn đọc gần xa để quyển sách được
hồn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Tập thể tác giả
3


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Những nét đặc trưng của hệ động vật Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa. Do vị trí địa lý, Việt Nam rất đa dạng về địa
hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền. Đặc điểm đó là cơ sở
4


rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội, mức độ đa dạng sinh học ở Việt Nam có nhiều
thay đổi theo thời gian.
Tập hợp các dẫn liệu nghiên cứu, điều tra cơ bản đã có từ trước đến nay, thành phần động
vật ở Việt Nam được thống kê thì bị sát có 296 lồi chiếm 4,7% so với thế giới (số lồi có trên
thế giới là 6.300)...
Khu hệ động vật: cho đến nay đă thống kê được 307 lồi giun trịn, 161 lồi giun sán ký
sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 lồi bọ nhảy, 7.750 lồi cơn trùng, 260
lồi bị sát, 120 loài ếch nhái, 840 loài chim, 310 loài và phân loài thú.
Trong hệ thống các khu bảo vệ vùng Đông Dương - Mã Lai của IUCN, Việt Nam được

xem là nơi giàu về thành phần lồi và có mức độ đặc hữu cao so với các nước trong vùng phụ
Đơng Dương. Động vật giới Việt Nam có nhiều dạng đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim,
78 loài và phân loài thú đặc hữu. Riêng trong số 25 loài thú linh trưởng đă được ghi nhận thě ở
Việt Nam có tới 16 lồi, trong đó có 4 lồi và phân loài đặc hữu của Việt Nam, 3 phân loài chỉ
phân bố ở Việt Nam và Lào, 2 phân lồi chỉ có ở vùng rừng hai nước Việt Nam - Cămpuchia.
Đa dạng loài trong hệ sinh thái đất ngập nước nội địa
- Cho đến nay đã thống kê và xác định được 794 lồi động vật khơng xương sống. Trong đó,
đáng lưu ý là trong thành phần lồi giáp xác nhỏ, có 54 lồi và 8 giống lần đầu tiên được mơ tả
ở Việt Nam. Riêng hai nhóm tơm, cua (giáp xác lớn) có 59 lồi thì có tới 7 giống và 33 loài
(55,9% tổng số loài) lần đầu tiên được mơ tả. Trong tổng số 147 lồi trai ốc, có 43 lồi (29,2%
tổng số lồi), 3 giống lần đầu tiên được mô tả, tất cả đều là những lồi đặc hữu của Việt Nam
hay vùng Đơng Dương. Điều đó cho thấy sự đa dạng và mức độ đặc hữu của khu hệ tôm, cua,
trai, ốc nước ngọt nội địa Việt Nam là rất lớn.
- Theo các dẫn liệu thống kê, thành phần loài cá các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam bao
gồm trên 700 loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Riêng họ cá chép có 276 lồi
và phân lồi thuộc 100 giống và 4 họ, 1 phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam. Phần lớn các
loài đặc hữu đều có phân bố ở các thủy vực sơng, suối, vùng núi.

5


Đa dạng loài trong các hệ sinh thái biển và ven bờ
Đặc tính của khu hệ sinh vật biển Việt Nam thể hiện rő ở đặc tính nhiệt đới, đặc tính hỗn
hợp, đặc tính ít đặc hữu và đặc tính khác biệt bắc - nam. Trong vùng biển nước ta đă phát hiện
được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình và thuộc 6 vùng
đa dạng sinh học biển khác nhau, trong đó có hai vùng biển: Móng Cái - Đồ Sơn, Hải Vân Vũng Tàu có mức độ đa dạng sinh học cao hơn các vùng còn lại. Đặc biệt, tại vùng thềm lục
địa có 9 vùng nước trồi có năng suất sinh học rất cao, kèm theo là các bãi cá lớn. Tổng số loài
sinh vật biển đã biết ở Việt Nam có khoảng 11.000 lồi, trong đó cá (khoảng 130 lồi kinh tế)
có 2.458 lồi; rong biển có 653 lồi; động vật phù du có 657 lồi; thực vật phù du có 537 lồi;
thực vật ngập mặn có 94 lồi; tơm biển có 225 lồi...Các nghiên cứu về biến động nguồn lợi đã

cho thấy danh sách khu hệ cá biển của Việt Nam đến tháng 1/2005 là 2.458 loài, tăng 420 loài
so với danh sách được lập năm 1985 (có 2.038 lồi) và đã phát hiện thêm 7 lồi thú biển mới.
2. Tài nguyên thuốc từ động vật ở Việt Nam
2.1. Sự hình thành nguồn thuốc
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Việt Nam có diện tích phần lục địa rộng 35 triệu ha, một phần gắn liền với lục địa và một
phần thông với đại dương, kéo dài từ bắc xuống nam hơn 1.800 km, phân bố từ vĩ độ 8030' đến
23022' bắc và từ kinh độ 102 010' đến 1090 đông.
Lãnh thổ Việt Nam chịu sự chi phối về hoạt động địa chất của hai địa khối Indonesia (từ
Mường Tè, Điện Biên Phủ ở cực Tây bắc đến Trung bộ và Nam bộ) và Hoa Nam (vùng Bắc
bộ). Địa hình đa dạng và phức tạp với hai vùng đồng bằng lớn là châu thổ Sơng Hồng ở phía
bắc và Sơng Cửu long ở phía nam, có hai dãy núi lớn là Hồng Liên Sơn và Trường Sơn với
nhiều vùng có độ cao trên 2.000m và các cao nguyên nhỏ như Đồng Văn, Mộc Châu, Sơn La,
Gia Lai-Kon Tum, Đắc Lắc, Di Linh, vv. Ở phía Bắc, hầu hết các dãy núi đều thấp dần từ Bắc
xuống Nam và có hướng chung với các dãy núi ở phía Nam Trung Quốc. Điều này tạo điều
kiện cho sự xâm nhập của các yếu tố hệ động vật vào miền Bắc Việt như các loài tắc kè,
hoẵng, bọ cạp, các loại gấu, báo, ...

6


Việt Nam nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tổng lượng bức xạ đạt 110120 calo/cm2/năm, nhiệt độ trung bình năm khác nhau giữa miền Bắc (23,40 C - Hà Nội) và
miền Nam (270 ). Các yếu tố địa chất, địa hình và khí hậu đa dạng như vậy dẫn đến Việt Nam
có hệ động vật khá phong phú, từ các loài động vật quý hiếm đến động vật có số lượng lớn ,
lượng mưa trung bình hàng năm nói chung vượt 1.500 mm nhưng phân bố không đều trong
năm, lượng mưa thường lớn hơn 2 lần lượng bốc hơi. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa Đơng
lạnh ở miền Bắc (từ vĩ tuyến 180 Bắc trở ra) và khí hậu nhiệt đới gió mùa ở phía Nam. Điều
này làm cho động vật phân bố khá rộng và đặc trưng theo vùng.
2.1.2. Điều kiện xã hội
Việt Nam là nơi giao lưu của các dân tộc và các nền văn hố trong đó quan trọng nhất là

hai luồng văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ, là ngôi nhà chung của 54 dân tộc, thuộc 3 họ ngơn ngữ
và 8 nhóm khác nhau là Việt-Mường, Mơn-Khme, Tày-Thái, H'Mơng- Dao, Khađai, MalayoPolynesian, Hán, Tạng-Miến. Trong đó cộng đồng người Việt (Kinh) có dân số lớn nhất, chủ
yếu phân bố ở các vùng châu thổ.
Các dân tộc còn lại chủ yếu pmhân bố ở các khu vực đồi núi, nơi chiếm đến 3/4 diện tích
cả nước, có thành phần đa dạng, bao gồm các nhóm dân tộc Tày-Thái, Hmơng- Dao, Tạng
Miến, vv. ở miền núi phía Bắc hiện còn bà con đang sinh sống ở nam Trung Quốc, Lào, Thái
Lan, Miến Điện; các nhóm dân tộc sinh sống ở miền Trung và miền Nam thuộc nhánh ngôn
ngữ Môn-Khmer có bà con sinh sống ở Lào, Campuchia, Thái Lan, vv. nhóm các dân tộc sinh
sốn g dọc ven biển miền Trung và Tây Nguyên có quan hệ họ hàng với những dân cư đang sinh
sống ở Malaysia, Indonesia. Các dân tộc sinh sống ở Việt Nam tạo nên một hình ảnh thu nhỏ
của khu vực Đơng Nam Á.
Mỗi dân tộc có tập quán, niềm tin, tri thức và kinh nghiệm sử dụng động vật làm thuốc
khác nhau. Điều này dẫn đến sự đa dạng về tri thức sử dụng động vật làm thuốc ở Việt Nam.
2.1.3. Việc sử dụng thuốc từ động vật ở Việt Nam.
Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 21% động vật có vú, 30% lồi lưỡng cư, 12% lồi chim,
28% lồi bị sát, 37% cá nước ngọt, 35% động vật không xương sống. Tuy nhiên, việc sử dụng
7


các loại động vật này để làm thuốc còn rất hạn chế, hoặc có dùng để làm thuốc chữa bệnh vẫn
chủ yếu là còn theo kinh nghiệm dân gian và thói quen, chứ chưa có nghiên cứu khoa học bài
bản. dẫn đến nhiều hậu quả rất khó lường.
Đặc biệt, đối với các vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số thì việc sử dụng dược liệu từ
động vật khá phổ biến. Ban đầu đã mang lại hiệu quả rất cao và được người dân dần dần đưa
vào sử dụng.

8


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung vào những loại thuốc có nguồn gốc từ động vật: thuốc từ động vật hoang dã
(khỉ vàng, báo, hổ, gấu…) cho đến các loại thuốc từ những vật ni trong nhà để có thể
phịng và chữa bệnh, từ đó nâng cao sức khỏe cho con người. Những loại thuốc động vật
gia truyền ở địa phương nơi ta sinh sống bao gồm:
− Động vật không xương sống:
Trong đời sống hằng ngày ta thường tiếp xúc với nhiều loại động vật không xương
sống, chẳng hạn như các loại côn trùng (tằm, dế, ve sầu…); các lớp thân mền (ốc, hến…);
lớp giáp xác (bị cạp, tơm, cua… )…Đây khơng những là nguồn thức ăn bổ dưỡng mà
còn được con người sử dụng làm nguồn dược liệu vơ cùng q giá.
− Động vật có xương sống:
Đây là ngành lớn nhất của động vật có dây sống và bao gồm phần lớn các động vật
mà nói chung rất quen thuộc đối với con người: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, động vật có
vú. Chúng có khu phân bố rộng và chiếm số lượng lớn khoảng 57.739 lồi. Trong số đó
các lồi được dùng làm thuốc chiếm số lượng tương đối lớn chẳng hạn như: cóc chữa
bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em; ếch chữa bệnh nhiệt, phù thũng; cá trắm chữa bệnh suy
nhược, biếng ăn, cảm lạnh, đau đầu; chim bồ câu chữa bệnh mất ngủ, thần kinh suy
nhược;…
Tóm lại, thuốc có nguồn gốc từ động vật đã, đang và được con người đưa vào sử dụng
rộng rãi, dần dần được thay thế bởi các loại thuốc được tổng
hợp bằng con đường hóa học.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu qua thực tế kinh nghiệm
Qua tham khảo các ý kiến của các bác sĩ, người thân, bạn bè đã từng sử dụng
thuốc có nguồn gốc từ động vật để chữa bệnh, từ đó học hỏi những kinh nghiệm sẵn có
để áp dụng vào thực tiễn. Sau đó đưa ra các bài thuốc từ động vật nhằm mục đích phịng
và chữa bệnh một cách có hiệu quả.
9



2.2. Qua sách báo, internet
Chúng tôi đã thông qua các sách y học, báo chí, internet… để tổng hợp nên các
bài thuốc có nguồn gốc từ động vật để phục vụ cho muchj đích chữa bệnh của con người.
Chẳng hạn như: sách y học cổ truyền, giáo trình động vật có xương sống, giáo trình động
vật khơng xương sống, tạp chí y dược; Các trang web: đơng dược, sức khỏe đời sống, các
diễn đàn y học, tailieu.vn, y học dược liệu…Các báo: báo sức khỏe, việt báo…
 Bài học:
Thông qua việc tìm hiểu các loại thuốc từ động vật chúng tôi muốn giới thiệu cho
mọi người biết thêm giá trị của những động vật có ở xung quanh mình. Từ đó, giúp
phịng và chữa bệnh tốt hơn, đặc biệt là để mọi người bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình
và xã hội.
Là một sinh viên khoa Sinh-KTNN, chúng ta cần nắm vững những đặc điểm sinh
lý của các loài động vật cũng như phương pháp chữa bệnh từ chúng. Từ đó, đưa ra các
biện pháp bảo tồn, lưu trữ các bài thuốc của dân gian tránh bị mai một dần.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
10


1. Mơ tả.
+ Tên gọi thơng thường (nếu có).
+ Tên khoa học (nếu có).
+ Mơ tả về hình thái giải phẫu, các đặc điểm đặc trưng, hình ảnh.
2. Tính chất.
3. Cơng dụng và cách làm.
+ Thành phần chính, các thành phần có tác dụng chữa bệnh.
+ Cơng dụng chữa bệnh.
+ Một số bài thuốc ứng dụng.
B- KẾT QUẢ.

I. ĐỘNG VẬT KHƠNG XƯƠNG SỐNG
1. ONG VỊ VẼ (Xylocoba dissimilis)
1.1. Mơ tả:
Trong đơng y có tên gọi là trúc phong.
Ngồi ra, trong dân gian cịn có tên khác là ong
đất, ong bắp cày, ong khổng lồ, là một lồi cơn
trùng cánh màng ăn thịt, rất dữ. Đầu màu vàng,
ngực màu nâu nhạt và bụng màu đen, kích
thước to hơn ong mật. ong sống thành đàn hoặc đơn độc, không làm mật; làm tổ dưới đất
hoặc trên lùm cây, mái nhà.
1.2. Tính chất, cơng dụng:
Ấu trùng ong bị vẽ (3-5 g) sắc uống hoặc sao vàng, tán bột, uống chữa ngực bụng
đau, nôn khan.
Ở một số tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, n Bái, người ta tìm tổ ong bị
vẽ để lấy nhộng ong và ong non về làm thức ăn bồi dưỡng cho trẻ nhỏ gầy yếu, kém ăn,
chậm lớn.
1.3. Một số bài thuốc:

11


Ong vò vẽ 100-150 con vặt bỏ cánh, rũ sạch đất cát, ngâm vào 1 lít rượu 40-50 độ,
để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần một chén nhỏ, giúp chữa đau khớp,
nhức xương; hoặc xoa bóp chữa tụ máu, bầm tím. Người bị bệnh thận, phổi và tim không
nên dùng.
Dịch chiết từ ấu trùng ong được pha chế thành dạng nước uống có tên là VAAM
(Vespa amino acid mixture) có tác dụng làm tăng và bền sức rất mạnh. Thuốc được dùng
cho những vận động viên chạy đường dài (marathon).
2. KIẾN ĐEN (Polyrhachis dives Smith)
2.1. Mô tả: Là cơn trùng khơng cánh ,

tồn thân dài 1,3-1,5 cm, màu đen bóng. Sống
thành đàn lớn ở rừng núi, làm tổ dưới đất; đến
mùa mưa lũ, lại kéo nhau lên cây để xây tổ
tránh lụt.
2.2. Công dụng:
Kiến đen chứa 40-67% protein gồm nhiều
loại acid amin, trong đó có 8 chất không thay thế được. Tên thuốc trong y học cổ truyền
là hắc mã nghị, được dùng sống. Dược liệu có vị mặn, cay, hơi độc, có tác dụng thanh
nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau.
2.3. Cách dùng:
Hằng ngày, lấy kiến đen rửa sạch, xào với mướp đắng ăn; kết hợp lấy kiến ngâm
dầu (dầu thầu dầu hoặc dầu lạc) để một thời gian, dùng xoa bóp chữa viêm khớp, tê thấp,
viêm gan mạn tính. Dùng ngồi, giã nát kiến đen đắp chữa mụn nhọt, rắn cắn.
Trứng kiến đen thường được đồng bào các dân tộc miền núi ở phía Bắc thu về để
thổi xôi ăn hằng ngày làm thuốc bổ, tăng cường thể lực. Phụ nữ cho rằng ăn nhiều trứng
kiến đen sẽ có làn da đẹp, mịn màng, tươi tắn.

12


3. DẾ:
3.1. Mơ tả: Ở nước ta, dế có
nhiều lồi, lồi dế dũi cịn có tên là thổ
cẩu, tên chữ là lâu cơ (Gryllotalpa
unispinalpa Sauss.), lồi dế mèn, cịn gọi
là tất suất hay súc chức (Gryllodes
berthellu Sauss)
3.2. Tính chất, cơng dụng: Theo Đơng y, dế có vị mặn tính hàn, không độc.
3.3. Cách dùng:
Để làm thuốc, người ta bắt các con dế, kể cả dế dũi hoặc dế mèn, trước hết cho vào

dụng cụ như giỏ tre, đậy kín hom, rồi ngâm vào chậu nước, vừa ngâm vừa xóc cho sạch
đất cát, cũng có thể cho dế vào cái thùng có nước, đậy nắp, dùng que quấy đảo cho sạch
đất cát, tạp bẩn. Sau khi rửa sạch, dế được ngắt bỏ chân, cánh, ngắt đầu, rút ruột, rồi đem
sấy cho khô, cần nâng nhiệt độ sấy lên 50-60o C, ngay từ đầu để dế khơng bị thiu ơi, sau
đó nâng từ từ nhiệt độ lên cao hơn cho đến khi dế khơ giịn, bên ngồi có mầu vàng, mùi
thơm, vị béo ngậy, là được. Sau khi sấy, lấy dế ra để nguội rồi bảo quản trong các lọ thủy
tinh hoặc lọ nhựa khơ, đậy kín, để nơi cao ráo, thống gió, thường xuyên kiểm tra để phát
hiện sâu mọt phá hoại. Khi dùng có thể đem tán thành bột mịn. Đơi khi dùng với lượng ít,
người ta chỉ cần chế dế bằng cách nướng trên các mảnh ngói sạch, có lót muối.
- Cơng năng thơng trệ, lợi đại, tiểu tiện, thúc đẻ, sau đẻ rau thai không ra. Dùng trong các
trường hợp chữa thủy thũng, táo bón và tiểu tiện bí dắt, sỏi đường niệu. Có thể dùng dưới
dạng bột hoặc dạng thuốc sắc, ngày 6 - 12g.
- Tiểu tiện bí, nước tiểu ít: Dùng dế và bột cam thảo, đồng lượng, mỗi lần uống 2- 6g,
ngày 2 - 3 lần, trước khi ăn. Nếu khơng có bột dế chế sẵn, có thể lấy khoảng 20 - 30 con
dế, rửa sạch, bỏ chân, cánh, ngắt đầu, rút ruột, sao nhỏ lửa tới khi khơ giịn, vàng đều,
nghiền mịn. Mặt khác dùng bột cam thảo, đồng lượng, trộn đều uống với nước ấm. Ngày
2 lần.

13


- Trường hợp người già tiểu tiện khó khăn: Dế mèn 4 con, dế dũi 4 con. Nếu khơng có
đủ hai loại dế thì dùng 8 con, một loại cũng được. Đem ngắt bỏ chân cánh, bỏ đầu, rút
ruột.
4. NHỆN
4.1. Nhện nâu:
Mơ tả: Cịn gọi là tri thù, võng cơng, võng trùng, nguyên
thù ... có tên khoa học là Anaea ventricosa (L.Kock),
thuộc họ nhện trịn – Argiopidae.
4.1.1 Tính chất: Theo dược học cổ truyền, nhện nâu

vị đắng, tính lạnh, có độc.
4.1.2 Cơng dụng và cách làm:
Có cơng dụng giải độc tiêu thũng, chỉ thống khứ phong, được dùng để chữa các chứng
sa tinh hoàn, trúng phong miệng méo, trẻ em kinh giật, cấm khẩu, cam tích, tràng nhạc,
đinh thũng, lở ngứa, vết thương do rắn rết, ong, bò cạp đốt... Trong sách Lĩnh Nam bản
thảo, Hải Thượng Lãn Ông đã viết: "Tri thù tục gọi là con nhện; ít độc, hơi hàn nên phân
biện; chữa ôn ngược, đinh, mụn, trúng phong; trẻ em bụng to, lợi tiểu tiện".
Một số bài thuốc đơn giản sử dụng nhện nâu:
- Đinh thũng ác sang: (1) Nhện lượng thích hợp giã nát đắp vào chỗ đau. (2) Nhện bỏ đầu
lượng thích hợp giã nát với một chút đường đỏ rịt vào tổn o thương. (3) Nhện bỏ đầu
lượng thích hợp trộn với một ít cơm chua và muối ăn rồi giã nát, đắp vào chỗ đau.
- Nha cam tẩu mã: Nhện 1 con, gỉ đồng nửa tiền, một chút xạ hương, tất cả đâm nát xát
vào tổn thương.
- Polip mũi: Nhện và đường đỏ lượng vừa đủ, giã nát bôi vào tổn thương.
- Viêm amidan: Nhện 7 con, bọ ngựa 1 con, móng tay người 3g, xà thối 1 cái, tất cả sao
tồn tính, tán bột, mỗi lần dùng một chút thổi vào trong họng.

14


- Đái dầm: Ăn nhện nướng thật chín.
- Rết, bọ cạp đốt: lấy nhện nghiền lấy nước bôi. Người bị ong châm, rết cắn có nọc độc,
bắt nhện cịn sống để vào chỗ đau cho nó hút hết nọc độc, sau đó cho vào nước lạnh
ngâm để nó sống lại.
Người ta còn dùng màng tơ nhện (tri thù võng) sao vàng, tán bột uống để chữa các loại
vết thương chảy máu, đứt tay, thổ huyết và lở độc. Xác nhện (tri thù thoái xác) giã nát,
tán bột xát vào răng để chữa sâu răng, cam răng.
4.2 Nhện ôm trứng:
4.2.1 Mô tả: Cịn gọi là bích tiền, nhện ơm trứng..., tên khoa học là Uroctea
compactilis Koch, thuộc họ nhện ôm trứng - Urocteidae.

4.2.2 Tính chất: Theo dược học cổ truyền, nhện ơm trứng vị mặn, tính bình.
4.2.3 Cơng dụng: giải độc, chỉ huyết, được dùng để chữa các chứng hầu tý (viêm
amidan), cam răng, chảy máu cam, trĩ lở chảy máu, nhọt chảy nước vàng, xuất huyết...
4.2.4 Một số bài thuốc đơn giản sử dụng nhện ôm trứng:
- Viêm amidan: Nhện 10 con, sấy khô tán bột, thổi vào họng. Hoặc dùng nhện 1 con,
thanh đại 1,5g, băng phiến 1,5g, tất cả sấy khô tán bột, thổi vào họng.
- Cam răng, viêm loét miệng lưỡi: Nhện 1 con, thanh đại 1,5g, băng phiến 1,5g, tất cả sấy
khô tán bột, thổi vào răng miệng.
- Cam tẩu mã: Nhện và cặn trắng nước tiểu (nhân trung bạch) lượng bằng nhau đem đốt
tồn tính, nghiền bột bôi vào tổn thương.
- Trẻ em trướng bụng: Nhện 5 con giã nát rồi đem tráng với trứng gà ăn mỗi ngày 1 lần,
chừng 2, 3 lần là hiệu nghiệm.
15


- Trẻ em cứng hàm không bú được: Nhện 2 con, bỏ chân, sao cháy, nghiền nhỏ hòa với
sữa uống.
- Viêm họng, viêm amidan, viêm loét chân răng và khoang miệng: Nhện 1 con, thanh đại,
1,5g, băng phiến 1,5g, móng tay người 1,5g, tất cả sấy khô tán bột, thổi vào miệng.
- Mụn nhọt: Lấy nhện sống giã nát đắp vào tổn thương.
- Bí đái: Nhện lượng vừa đủ giã nát với 1 củ hành đắp lên vùng bàng quang.
- Trĩ sưng đau: Nhện to 1 con, kim ngân hoa 12g, hai thứ bọc đất sét nung chín, lấy ra
nghiền nhỏ đắp vào búi trĩ.
4.3. Nhện nhà:
4.3.1 Mô tả: tương tự .
4.3.2 Tính chất: tương tự
4.3.3 Cơng dụng:
- Khi bệnh nhân đang lên cơn suyễn, thở rất khó khăn, thì bắt nhện nhà nướng chín
và cho ăn ngay, chỉ trong 2 phút sau thì bệnh nhân hết suyễn ngay lập tức. Nếu bệnh nhân
đã bị suyễn trên 19 hoặc 20 năm cũng chỉ ăn 19 đến 20 con nhện là hết bệnh và người

bệnh sẽ tăng cân khoảng 10 - 15kg trong vòng một năm, phục hồi sức khoẻ liền sau đó.
- Chữa đái dầm trẻ em: bắt mấy con nhện nhà, loại to, nướng thật chín, cho các
cháu ăn, thì sẽ khỏi.
5. TẰM:
5.1 Bạch cương tàm:

16


5.1.1 Mô tả: Những con tằm tự nhiên bị bệnh mà chết thường được sấy khô dùng làm
thuốc, gọi là bạch cương tàm. Bạch cương tàm dài chừng 3,5 cm, đường kính 5 mm,
hình cong queo, bề ngồi màu trắng bẩn (hoặc màu nâu, hơi lốm đốm trắng); chất cứng
nhưng giịn; khi bẻ đơi, vết bẻ có màu xanh nâu.
Tên khoa học: Bombyx mori L., họ Tằm tơ (Bombycidae)
5.1.2 Tính chất: Mùi nặng, vị hơi đắng.
5.1.3 Công dụng và cách làm: Bạch cương tàm có tác dụng chữa nhiều bệnh như vết
đen sạm trên mặt, viêm amiđan cấp tính. Dân gian dùng bạch cương tàm để chữa nhiều
bệnh của trẻ em như kinh giản, co giật, khóc đêm. Nó cũng có thể chữa cảm, mất tiếng,
xuất huyết não, cổ họng sưng đau, liệt dương, băng huyết, khí hư trắng hay đỏ, đẻ xong
đau bụng. Sau đây là 3 bài thuốc cụ thể.
- Vết đen sạm trên mặt: Bạch cương tàm tán nhỏ, hịa với nước, bơi vào vết sạm; những
vết này sẽ mất dần.
- Thiên đầu thống (glaucoma): Bạch cương tàm 4-8 g tán nhỏ, hòa với nước chè uống,
thỉnh thoảng uống cùng với nước hành.
- Viêm amiđan cấp tính: Bạch cương tàm 10 g, phèn chua 5 g, phèn đen 5 g. Tất cả trộn
đều, tán thật mịn, cho vào lọ để dành. Khi dùng, lấy lá bạc hà 5 g, sinh khương 5 g, sắc
với ít nước (đã hịa tan 2 g bột nói trên). Lấy nước này chùi vào cổ họng cho nôn ra thật
nhiều đờm.
5.2. Tằm chín
5.2.1. Mơ tả: Tương tự.

5.2.2. Tính chất: Theo y học cổ truyền, tằm chín vị mặn, bùi béo tính ấm.

17


5.2.3. Cơng dụng: có tác dụng bổ thận, dạ dày, ruột, thần kinh, chữa các chứng suy
nhược thần kinh, mệt mỏi, khó ngủ, ăn chậm tiêu, di mộng tinh, trẻ em chậm lớn, phụ nữ
ít sữa.
Cách dùng: Tằm chín (đã nhả được ít sợi tơ, thân vàng óng, khơng có vết đen trên mình)
200 g, lá dâu (lá bánh tẻ, không bị sâu hoặc úa) 500 g, vừng đen 300 g, mật ong vừa đủ
để làm viên.
Cho tằm vào nước sôi, khuấy mạnh đến khi tằm chuyển sang màu trắng ngà. Vớt ra, để
ráo nước rồi sấy hoặc rang nhẹ lửa (chừng 50 độ C), đảo luôn cho tằm khô đều và không
bị cháy. Khi thấy da tằm săn lại, cho lửa to hơn (độ 80 độ C), đến lúc tằm có màu vàng
nâu bóng, mùi thơm là được. Chờ tằm nguội, ngâm tằm 1-2 giờ với nước gừng, tỷ lệ một
phần gừng, hai phần nước (gừng làm mất mùi tanh của tằm). Vớt tằm ra, sao vàng cho
đến khi tằm thật khô, bẻ gãy được. Tán nhỏ và rây thành bột mịn.
Lá dâu rửa sạch, phơi khơ trong bóng râm hoặc dưới ánh nắng nhẹ, vò bỏ cuống và
xương lá. Vừng đen sảy sạch hạt lép và rác, phơi khô, sao thơm. Tán lá dâu với vừng đen,
rây mịn.
Trộn lẫn bột tằm, bột vừng, lá dâu; thêm dần mật ong, giã nhuyễn, trộn đều đến lúc khối
bột khơng dính tay là được. Viên thành viên độ 1 g. Viên thuốc có màu đen, hơi mềm,
mùi thơm, vị ngọt mặn. Đựng thuốc trong lọ sạch kín, để ở nơi khơ ráo, dùng dần. Ngày
dùng hai lần, người lớn mỗi lần 10-20 g, trẻ em 5-10 g. Uống sau mỗi bữa ăn, liền trong
một tháng.
5.3. Con ngài tằm
5.3.1 Mô tả :tương tự

5.3.2 Tính chất: Theo y học cổ
truyền, con ngài tằm (tên thuốc là tàm

nga) có vị mặn, bùi béo, thơm, tính ẩm.

18


5.3.3 Công dụng và cách làm : Người
ta lấy ngài tằm bỏ đầu, chân và cánh, sấy
khô, sao vàng, tán thành bột để làm thuốc.

- Chữa đái buốt do chứng lậu: Mỗi lần uống 8 g bột ngài tằm với rượu vào lúc đói.
- Chữa chứng phong chúm miệng, cứng lưỡi, khóc khơng ra tiếng ở trẻ em: Lấy bột ngài
tằm hịa với mật ong, bơi vào trong mồm.
- Chữa liệt dương, mộng tinh, vô sinh: Ngài tằm 7 con (sao giịn), tơm he (bóc vỏ) 20 g.
Tất cả giã nát, trộn với trứng gà (2 quả), dùng dưới dạng thức ăn như rán hoặc hấp chín.
- Chữa lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt hoặc tắt kinh sớm: Ngài tằm (bỏ đầu, chân và
cánh, sấy khô, sao vàng) 100g, ngâm với 500 ml rượu trắng trong 7-10 ngày (càng lâu
càng tốt), thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống hai lần, mỗi lần 30 ml.
6. XÁC VE SẦU:
6.1 Mô tả: Xác ve sầu hay cịn gọi là thuyền thối, thiền
thối, thuyền thuế, là xác lột của con ve sầu. Ve sầu phân
bố ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu ở vùng nhiệt đới,
thường sống trên các cây to. Ở nước ta, ve sầu có ở hầu
khắp các vùng miền, từ Bắc đến Nam, nhất là ở vùng

19


rừng núi và các thành phố, các miền quê. Xác ve khơ xác và trong suốt, màu nâu vàng,
sáng bóng, có hình hài như một con ve sầu.
6.2 Tính chất: Theo YHCT, thuyền

thối có vị mặn, ngọt, tính hơi hàn.
6.3 Cơng dụng: Quy vào kinh can, phế, có tác dụng phát tán phong nhiệt, giải biểu
nhiệt, giải kinh, tuyên phế, thấu đậu chẩn, phong chẩn, phá thương phong, tiêu viêm, tiêu
phù thũng.
* Sau đây xin giới thiệu các bài thuốc chữa bệnh có dùng xác ve sầu:
- Để trị cảm mạo phong nhiệt, ho, nhiều đờm, mất tiếng: Thuyền thoái 3g, ngưu bàng tử
10g, cam thảo 3g, cát cánh 5g, dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang.
- Trị sốt cao co giật ở trẻ em: Đối với trẻ em bị sốt cao, có thể do nhiều nguyên nhân
khác nhau, như viêm amidan, viêm họng, cảm mạo phong nhiệt... đôi khi dẫn đến co giật,
có thể dùng thuyền thối (vi sao) 3g, câu đằng 6g. Cả hai vị thuốc đem tán thành bột mịn.
Với trẻ sơ sinh hoặc còn đang bú thì làm theo cách, đem bột trên quấy đều rồi trấp lên
mặt nồi cơm sơi đã cạn, hấp cho chín. Sau đó gạn lấy dịch cho uống nhiều lần trong ngày,
có thể thêm chút đường phèn hoặc mật ong cho dễ uống, đối với trẻ lớn hơn thì đem bột
trên hãm với nước sôi hoặc sắc nhỏ lửa rồi gạn lấy dịch thuốc cho uống, ngày 2 - 3 lần.
Có thể thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống.
- Thuyền thối cịn có tác dụng giải độc làm cho sởi đậu mọc nhanh, có thể dùng 2 - 4g
dưới dạng bột, uống với nước ấm, hoặc phối hợp với cát căn, tơ diệp, ngưu bàng tử...
- Để chữa chứng khóc đêm của trẻ sơ sinh (khóc dạ đề), hoặc trẻ sơ sinh hay giật mình,
ngủ khơng n giấc, dùng khoảng 1 - 2g bột thuyền thoái đã sao vàng, thêm sữa mẹ rồi
làm theo cách trấp trên mặt nồi cơm như đã mô tả ở trên.

20


- Với tác dụng trấn kinh an thần: thuyền thoái có thể dùng đối với trẻ em sốt cao, co giật,
uốn ván... phối hợp với một số vị trấn kinh an thần, như thuyền thối 6g, tồn yết 3g,
thiên nam tinh 8g, cam thảo 4g, uống dưới dạng thuốc bột, ngày một thang.
- Chữa ho, thở gấp: Để chữa ho, đơi khi khó thở, thở gấp, hoặc ho nhiều dẫn đến khàn
tiếng, mất tiếng, có thể dùng thuyền thối và nghệ vàng, đồng lượng, dưới dạng bột mịn.
Tùy theo tuổi, với trẻ em, ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần 4 - 6g, người lớn 8 - 12g một lần;

có thể thêm mật ong hoặc đường phèn cho dễ uống.
- Chữa chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai: Thuyền thoái bỏ chân, bỏ cánh, sao vàng, tán
bột, uống ngày 4 - 6g với nước ấm hoặc rượu trắng.
- Để trị các chứng viêm thận mạn tính, nước tiểu có albumin, cơ thể có thể bị phù nề, có
thể dùng thuyền thoái phối hợp với một số vị thuốc khác như ích mẫu, trạch tả, mộc
thơng, xa tiền...
- Chữa mắt có màng, mộng: Nhiều trường hợp đau mắt, mắt bị sung huyết, đôi khi do
viêm nhiễm lâu ngày, mống mắt thường sưng lên gây đau nhức, có thể dùng thuyền thoái
(vi sao), cúc hoa vàng, đồng lượng, tán thành bột mịn, ngày uống 1 - 2 lần, mỗi lần 8 12g, uống với nước ấm có pha thêm chút mật ong.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuyền thoái cũng cần chú ý một số trường hợp, như cơ thể bị hư
hàn, hoặc phụ nữ có thai thì cũng khơng nên dùng.
7. BỌ NGỰA (Mantis religiosa L.)
7.1 Bọ ngựa
7.1.1 Mô tả: Bọ ngựa (Mantis trùng cỡ lớn, toàn thân màu xanh lục
religiosa

L.)

thuộc

họ

bọ

ngựa nhạt, sống ở bờ bụi, lùm cây, thích

(MANTIDAE), có tên khác là bù cào, nghi với môi trường ẩm và sáng.
ngựa trời, đường lang, là một lồi cơn
21



7.1.2. Tính chất: Tồn thân bọ ngựa vị mặn, tính
ấm.
7.1.3. Công dụng: trị kinh giản (động kinh), hầu họng sưng đau, trĩ sa viêm loét.
- Để chữa bệnh động kinh, trong dân gian, người ta thường bắt bọ ngựa về, bứt bỏ cánh,
đầu, chân, ruột rồi rang chín, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 6-12 g. Hoặc dùng bọ
ngựa 5 g, cương tàm 9 g, toàn yết 2 g, ngô công 5 g, bột trân châu mẫu 30 g, bán hạ chế
30 g, nam tinh chế 20 g. Tất cả sấy khô tán bột, trộn đều với nhau, mỗi ngày uống 2 lần,
mỗi lần 2g.
7.2. Tổ bọ ngựa:
7.2.1 Mô tả: Tổ bọ ngựa là bao đựng trứng đính trên cành những cây nhỏ, thường
dùng tổ ở cây dâu tằm với tên gọi dân dã là ổ cào cào đeo dâu, tên thuốc là tang phiêu
tiêu.
7.2.2. Tính chất: Tổ được thu hoạch vào tháng 10-1, lấy về đem đồ khoảng 30 phút
cho chín trứng bên trong, rồi nướng vàng hoặc sao giịn, tán bột, rây mịn. Có khi cịn sao
với rượu, giấm hoặc đốt tồn tính. Dược liệu có vị ngọt, mặn, hơi tanh, tính bình, khơng
độc.
7.2.3. Cơng dụng và cách dùng:
- Bổ thận, ích tinh, giảm đau, chữa mồ hôi trộm, đái nhiều lần nhất là về đêm, xuất tinh
sớm, liệt dương, di tinh, đau lưng, khí hư, trẻ em đái dầm, người cao tuổi đái són, phụ nữ
kinh bế.

22


- Liều dùng hàng ngày: 6-8g, có thể đến 12g.
- Tổ bọ ngựa đốt tồn tính, tán bột, trộn với dầu để bơi chữa mụn nổi có mủ ở trẻ em.
- Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
+ Thuốc bổ thận, chữa đau lưng, đái són: Tổ Bọ ngựa 30g, Ba kích 30g, Thạch hộc 20g,
Đỗ trọng 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột rây mịn, luyện với mật ong làm viên 6g.

Ngày uống hai lần, mỗi lần một viên với ít rượu hâm nóng.
Hoặc tổ Bọ ngựa 10g, Kim anh 10g, Liên tu 10g, Sơn dược 12g, sắc với 400ml nước còn
100ml, uống làm hai lần trong ngày. Thuốc rất tốt cho những người cao tuổi.
+ Chữa xuất huyết ở dạ dày, phổi: Tổ Bọ ngựa sao vàng, tán bột, bạch cập 15g, sắc lấy
100ml. Ngày 3 lần, mỗi lần 3g bột tổ Bọ ngựa uống với nước sắc bạch cập.
+ Chữa tiểu tiện không thông: Tổ Bọ ngựa 8g, Hoàng cầm 10g, nấu nước uống, ngày 1
thang.
+ Chữa đái dầm: Tổ Bọ ngựa 12g, Đảng sâm 12g, Phá cố chỉ 12g, Ích trí nhân 8g, Thỏ
ty tử 8g, Ba kích 8g. Các dược liệu thái nhỏ, phơi khơ, sắc uống làm 2-3/ngày.
+ Chữa bạch đới, khí hư: Tổ Bọ ngựa tẩm rượu, sao khô, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần
uống 8g với nước gừng, ngày 2 lần.
+ Chữa hóc xương cá: Tổ Bọ ngựa 12g giã nhỏ, nấu với giấm, uống làm nhiều lần trong
ngày.
+ Chữa viêm tai có mủ, đau nhức: Tổ Bọ ngựa 10g, đốt tồn tính, Xạ hương 0,5g tán nhỏ.
Trộn đều, dùng tăm bông thấm thuốc bôi vào tai, ngày vài lần.
8. RẾT ( Scolopendra subspinipes mutilans L.koch)
8.1. Mô tả: Con rết được đông y sử dụng làm thuốc với tên gọi là ngô công từ rất lâu,
đã được ghi đầu tiên trong sách bản kinh. Ngoài ra,

23


rết còn gọi với nhiều tên khác như: thiên long, bạch túc. Ở nước ta, rết có ở hầu
hết các vùng miền, thường sống ở những nơi có nhiều mùn hoặc trong các khe
đất…
8.2. Tính chất: Đơng y cho rằng vị thuốc từ rết có vị cay, tính ấm, có độc và đi vào
kinh Can. Theo các y thư cổ như sách Bản kinh nói vị cay, tính ơn. Danh Y biệt lục nói
có độc. Ngọc thư dược giải nói vị cay hơi ơn. Bản thảo cương mục nói nhập quyết âm
kinh. Y lâm soạn yếu thâm nguyên nói nhập can, tâm.
8.3. Công dụng: Theo Đông y, tác dụng dược lý của ngô công là tức phong chỉ kinh

(chống co giật), giải độc, tán kết, thông lạc, chỉ thống (cầm đau). Chủ trị các chứng kinh
phong cấp hay mạn, phong đòn gánh, trúng phong, động kinh, sang độc, loa lịch ác sang,
rắn độc cắn, đau đầu khó khỏi, phong thấp tý thống... Trong y thư cổ như sách Bản kinh
nói chủ trị các chứng độc do rắn cắn, trùng, cá. Danh y biệt lục nói trị tâm phúc hàn nhiệt
kết tụ, trụy thai, khử ác huyết. Bản thảo cương mục nói trị trẻ em co giật, tề phong, cấm
khẩu, đơn độc, loa lịch, trĩ lậu, rắn cắn.
8.4. Các phương thuốc thường dùng
- Trị trẻ quấy khóc, chân tay co giật: dùng ngơ cơng, tồn yết và chu sa 3 thứ lượng bằng
nhau, tán bột mịn trộn đều.
- Trị uốn ván: dùng phương ngô công tán, gồm ngô công, chế nam tinh, phịng phong,
bong bóng cá, các vị có lượng bằng nhau tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 2 - 4g chiêu
với rượu. Hoặc dùng khương hoạt 10g, xuyên khung 10g, đại hồng 10g, bán hạ 10g,
phịng phong 10g, chế xuyên ô 10g, cương tằm 10g, chế nam tinh 10g, bạch chỉ 10g, ngô
công 3 con, xác ve 10g, bạch phụ tử 12g, toàn yết 10g, thiên ma 10g, cam thảo 10g. Cho
nước vào sắc mỗi thang làm 3 lần, lấy mỗi lần 1 bát (3 lần 3 bát ứng với 600ml). Ngoài ra
lấy hổ phách 3g, chu sa 3g, tán bột mịn chia 3 phần. Uống 3 lần trong ngày. Mỗi lần uống
200ml nước thuốc sắc cùng một phần thuốc bột này. Cách 6 - 8 giờ lại uống 1 lần.
- Trị liệt thần kinh mặt: ngô công 1- 2 con (ứng với 1 - 2g rết khô), cam thảo 3g, tán bột
mịn, trộn đều uống với nước sôi để nguội.

24


- Trị liệt thần kinh mặt, đau nhức tê thấp, trẻ em cấm khẩu không bú được: lấy rết (bỏ
đầu, chân), tán bột mịn, trộn với lượng bột cam thảo bằng với bột rết hồ làm viên. Ngày
uống 3 lần, mỗi lần 0,5g chiêu với nước lọc.
- Trị mụn nhọt: dùng rượu rết (lấy con rết ngâm vào rượu cồn 900 để ít nhất 1 tuần hãy
dùng). Dùng bơng thấm vào rượu rết, bôi vào nơi mụn nhọt, ngày 2 - 3 lần.
- Trị rắn cắn, mụn, chốc lở đầu ở trẻ em: dùng dầu rết, lấy rết sống (8 phần) và 2 phần
muối cho vào dầu vừng (mè) ngâm trong 2 tuần là sử dụng. Lấy dầu này bôi vào vết rắn

cắn băng lại, bôi nơi mụn nhọt, chốc lở đầu.
- Trị vết sưng tấy: lấy ngô công 2 con còn sống ngâm trong 500ml cồn 750, gia hồng hoa
trong 7 ngày, lấy bơi vào vết sưng tấy có hiệu nghiệm.
- Trị lao khớp: dùng phương kết hạch tán gồm ngơ cơng 6g, tồn yết 9g, thổ miết (yếm
ba ba) 9g, tất cả tán bột mịn, mỗi lần lấy 3g chưng với trứng gà để uống.
- Trị ung thư gan sưng đau: lấy ngô công tán bột mịn, mỗi lần lấy 1,5 - 3g chưng với
trứng gà mà uống. Ngày uống 1 - 2 lần.
- Trị ung thư dạ dày, thực quản: lấy ngô công 20 con, hồng hoa 6g, rượu trắng 600 nửa
lít (500ml), cho tất cả vào ngâm sau 26 ngày mới sử dụng. Mỗi lần uống cứ 6 phần rượu
thuốc hịa vào 4 phần nước sơi để nguội mà uống. Ngày 1 - 2 lần.
* Những điều cần lưu ý:
- Liều uống trung bình mỗi lần cho dạng thuốc bột là 0,6 - 1g, mỗi ngày uống 1 - 3g.
Thuốc ngơ cơng tuy có tác dụng chống co giật và giảm đau mạnh, nhưng độc mạnh, do
vậy, nếu dùng trong thường thay bằng tồn yết, cịn ngơ cơng chỉ sử dụng trị bên ngồi.
- Thuốc gây tán huyết, choáng dị ứng, với lượng nhỏ gây hưng phấn cơ tim, lượng lớn
gây liệt cơ tim, ức chế trung khu hô hấp.
- Triệu chứng nhiễm độc biểu hiện nơn, buồn nơn, đau bụng, tiêu chảy, mỏi tồn thân,
mạch chậm, hồi hộp, khó thở, thân nhiệt hạ, huyết áp tụt, hôn mê...
9. RỆP (Cimex lectularius L.)
25


×