Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của tỏi Trung Quốc và tỏi Cô Đơn Lý Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 70 trang )

PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA NÔNG HỌC

BÁO CÁO KẾT QUẢ NCKH SINH VIÊN
NĂM HỌC 2021 – 2022

Tên chuyên đề:
ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CHIẾT XUẤT TỎI VỚI VI KHUẨN
ESCHERICHIA COLI ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ GÀ TẠI PHÂN HIỆU TRƯỜNG
ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Huê
Sinh viên thực hiện:

Ngô Thị Ngọc Châu
Vy Thị Minh Hảo

Lớp: K63B Thú Y

Đồng Nai - 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của nghiên cứu .........................................................................................2
Mục tiêu tổng quát ................................................................................................2
Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2


1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu .......................................................2
Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2
Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................3
2.1 Tổng quan về tỏi .....................................................................................................3
Đặc điểm ...............................................................................................................3
Phân bố ...............................................................................................................3
Mô tả hình thái ...................................................................................................3
Thành phần hóa học ..............................................................................................4
Tác dụng dược lý ..................................................................................................5
Đối với vi sinh vật gây bệnh...............................................................................5
Đối với nguyên sinh động vật ............................................................................6
Đối với gia cầm, gia súc và người ......................................................................6
Cơ chế kháng sinh ................................................................................................7
Đặc điểm của kháng sinh allicin ...........................................................................8
Ứng dụng tỏi trong chăn nuôi ...............................................................................8
2.2 Sơ lược về vi khuẩn Escherichia coli. ....................................................................9
Đại cương .............................................................................................................9
Đặc điểm sinh học ................................................................................................9
Đặc điểm hình thái .............................................................................................9
Sức đề kháng ....................................................................................................10
Đặc điểm ni cấy ............................................................................................10
ii


Đặc điểm sinh hóa ............................................................................................11
Cấu trúc kháng nguyên .....................................................................................11
Độc tố ...............................................................................................................13
Truyền nhiễm học ...............................................................................................13
Động vật cảm thụ .............................................................................................13

Chất chứa căn bệnh ..........................................................................................13
Phương thức truyền lây ....................................................................................14
Cơ chế sinh bệnh ................................................................................................14
Triệu chứng và bệnh tích ....................................................................................14
Triệu chứng ......................................................................................................14
Bệnh tích ...........................................................................................................15
Chẩn đốn .........................................................................................................18
Phòng bệnh và điều trị bệnh .............................................................................19
Một số nghiên cứu trong và ngồi nước. ............................................................21
Một số nghiên cứu về tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli ....................22
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................25
3.1 Thời gian, địa điểm. ..............................................................................................25
Thời gian thực hiện .............................................................................................25
Địa điểm nghiên cứu ...........................................................................................25
3.2 Nội dung nghiên cứu.............................................................................................25
3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................25
Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................25
Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................25
Nguyên liệu.........................................................................................................25
Dụng cụ - hóa chất – mơi trường ........................................................................25
Quy trình kiểm tra tính kháng khuẩn ..................................................................26
3.3.5.1 Chuẩn bị dịch chiết tỏi và dịch pha loãng ........................................................26
3.3.5.2 Chuẩn bị đĩa giấy tẩm thảo dược ......................................................................26
3.3.5.3 Chuẩn bị huyễn dịch vi khuẩn ..........................................................................26
3.3.5.4 Chuẩn bị đĩa thạch LB ......................................................................................27
3.3.5.5 Thực hiện kiểm tra tính kháng khuẩn ...............................................................27
iii


3.3.5.6 Chỉ tiêu theo dõi ...............................................................................................28

3.4 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................28
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................29
4.1 Tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết tỏi Trung Quốc với E. coli ATCC 25922 ...29
4.2 Tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết tỏi Cô đơn Lý Sơn với E. coli ATCC 25922..32
4.3 So sánh tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết tỏi Trung Quốc và tỏi Cô đơn Lý Sơn
lần lượt 3 ngày và 5 ngày với E. coli ATCC 25922 .....................................................34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................37
5.1 Kết luận .................................................................................................................37
5.2 Kiến nghị...............................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................38
PHỤ LỤC ......................................................................................................................42

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Các chữ được viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Am

Ampicillin

Kháng sinh Ampicillin

Amox/clav


Amoxicillin/clavuclanic acid

APEC

Avian Pathogenic Escherichia coli

BHI

Brain Heart Infushion

-

C.AMP

Cyclicadenozin 5’ monophosphat

-

C.GMC

Cyclic guanosin 5’ monophosphat

-

Doxy

Doxycyline

E. coli


Escherichia coli

EIEC

Enteroinvasine Escherichia coli

Endo

Agar Endo

Escherichia coli gây bệnh
trên gia cầm

Vi khuẩn Escherichia coli
Escherichia coli xâm nhập
niêm mạc ruột
Thạch Endo
Bệnh truyền nhiễm đường

EPEC

Enteropathogenic Escherichia coli

ruột do Escherichia coli gây
ra

ETEC

Enterotoxigenic Escherichia coli


Escherichia coli tạo độc tố

F

Fimbriae

Lông bám

H

Hauch

Roi

K

Kapsular

Giáp mô

Ka

Kanamycin

Kháng sinh Kanamycin

LB

Luria Bertani Agar


LT

Thermolabiles

Không chịu nhiệt

MAC

Mac Conkey Sorbitol Aga

Thạch máu cừu

O

Somatic

Tế bào xôma

ST

Thermostable

Chịu nhiệt

Stx

Shiga dysenteriae

Độc tố Shiga


VERO

Vero cell

Tế bào Vero

-

v


VETEC

Verocytotoxin producing

Escherichia coli sinh

Escherichia coli

Verocytotoxin

VP

Voges-Proskauer

VT1, VT2

Verocytoxin

Xét nghiệm sinh hóa VogesProskauer

Verocytotoxin

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Củ tỏi ................................................................................................................4
Hình 2.2 Tép tỏi ...............................................................................................................4
Hình 2.3 Sơ đồ quá trình phân hủy allin thành allicin.....................................................5
Hình 2.4 Cấu tạo Allkyl thiamin .....................................................................................7
Hình 2.5 Phản ứng cạnh tranh của allicin khi kết hợp với cysterin ................................7
Hình 2.6 Vi khuẩn E. coli ..............................................................................................10
Hình 2.7 Cấu tạo của vi khuẩn E. coli (Howstuffworks, 2001) ...................................10
Hình 2.8 Vùng rốn của gà bị bệnh do E. coli viêm đỏ và phù nề.................................15
Hình 2.9 Viêm xoang phúc mạc và ổ bụng sưng to ở gà con bệnh do E. coli ..............16
Hình 2.10 Các mô vùng rốn đỏ ửng và phù nề cùng với viêm phúc mạc và ổ bụng. ...16
Hình 2.11 Lịng đỏ khơng tiêu ở gà con ........................................................................16
Hình 2.12 Ổ bụng hình thành màng fibrin ....................................................................17
Hình 2.13 Phổi viêm bao phủ màng fibrin ....................................................................17
Hình 2.14 Ống dẫn trứng của gà dãn trong bệnh do E. coli ..........................................17
Hình 2.15 Thành ống dẫn trứng của gà mỏng và chứa dịch viêm.................................17
Hình 2.16 Viêm da và hình thành mảng fibrin dưới da ở gà .........................................18
Hình 4.1. Độ kháng khuẩn của dịch chiết tỏi Trung Quốc và các kháng sinh với vi khuẩn
E. coli 3 ngày .................................................................................................................29
Hình 4.2. Độ kháng khuẩn của dịch chiết tỏi Trung Quốc và các kháng sinh với vi khuẩn
E. coli 5 ngày .................................................................................................................30
Hình 4.3. Độ kháng khuẩn của dịch chiết tỏi Cô Đơn Lý Sơn và các kháng sinh với vi
khuẩn E. coli 3 ngày ......................................................................................................32
Hình 4.4. Độ kháng khuẩn của dịch chiết tỏi Cô Đơn Lý Sơn và các kháng sinh với vi
khuẩn E. coli 5 ngày ......................................................................................................33


vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Loại kháng sinh sử dụng và nồng độ kháng sinh ..........................................28
Bảng 4.1. Kích thước vịng vô khuẩn với dịch chiết tỏi Trung Quốc và các kháng sinh
với vi khuẩn E. coli ATCC 25922 (mm) ......................................................................29
Bảng 4.2. So sánh kích thước vịng vơ khuẩn khi thử nghiệm với dịch chiết tỏi Trung
Quốc ở 3 và 5 ngày ngâm với nồng độ khác nhau (mm) ..............................................31
Bảng 4.3. Kích thước vịng vơ khuẩn khi thử nghiệm với dịch chiết tỏi Cô đơn Lý Sơn
ở các nồng độ khác nhau (mm) .....................................................................................32
Bảng 4.4. So sánh kích thước vịng vơ khuẩn khi thử nghiệm với dịch chiết tỏi Cô Đơn
Lý Sơn ở 3 và 5 ngày ngâm với nồng độ khác nhau (mm) ...........................................34
Bảng 4.5. Bảng so sánh dịch chiết tỏi Trung Quốc và tỏi Cô đơn Lý Sơn lần lượt 3 ngày
và 5 ngày ........................................................................................................................35

viii


MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi gia cầm chiếm vị trí quan trọng và đứng thứ hai
trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi, trong đó chăn ni gà chiếm 72 – 73%
trong tổng đàn gia cầm hàng năm. Cùng với việc phát triển của ngành chăn ni gà thì
vấn đề ln được quan tâm là tình hình bệnh và dịch bệnh. Trong nhiều nghiên cứu cho
thấy rằng, một trong các loại vi khuẩn gây bệnh thường xuyên trên gà thịt và gà lấy
trứng là vi khuẩn Escherichia coli. Tuy nhiên, vấn đề điều trị bệnh bằng kháng sinh đối
với vi khuẩn Escherichia coli đang gặp nhiều khó khăn do sự đề kháng kháng sinh của
vi khuẩn này ngày càng rộng và nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, các nghiên cứu sử

dụng kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên như thảo dược đang chứng minh được vai trị
quan trọng của chúng trong nền cơng nghiệp dược phẩm như một giải pháp an toàn sinh
học thay thế cho các thuốc hóa học tổng hợp (Mahesh và cộng sự, 2008).
Thảo dược được ưa chuộng và khuyến khích sử dụng nhờ tính an tồn sinh học,
khơng có hay ít tác dụng phụ, khơng tồn dư trong sản phẩm chăn ni và chưa có nghiên
cứu nào tìm thấy sự đề kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh thảo dược (Seyyednejaf
và cộng sự, 2010). Trong các loại thảo dược, tỏi là dược liệu quý, dễ trồng, dễ mua,
được sử dụng rộng rãi và có chứa kháng sinh thực vật với rất nhiều ưu điểm. Trong tỏi
có allicin là kháng sinh thảo dược rất mạnh, ứng dụng nhiều trong phịng và điều trị
bệnh ở vật ni theo cách truyền thống. Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế
giới, nhiều nơi đã chiết tách và sử dụng những hoạt chất của tỏi như những dược phẩm
quý trong y học và thú y (Đỗ Tất Lợi, 1999; Bùi Thị Tho và Nguyễn Thị Thanh Hà,
2009).
Các đề tài nghiên cứu ứng dụng dịch chiết tỏi như một loại kháng sinh trên vi
khuẩn E. coli đang thu hút nhiều sự quan tâm. Được sự cho phép của khoa Nông học
dưới sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Huê chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tính
kháng khuẩn của chiết xuất tỏi với vi khuẩn Escherichia coli được phân lập từ gà
tại phân hiệu trường đại học Lâm Nghiệp.”


1.2 Mục tiêu của nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tính kháng khuẩn của chiết xuất tỏi đối với vi khuẩn E. coli từ đó góp
phần ghi nhận liệu pháp và hiệu quả điều trị bệnh do E. coli gây bệnh trên gà.
Thông qua các kết quả nghiên cứu trong phịng thí nghiệm chúng tơi thử nghiệm
sử dụng tỏi để phòng, trị bệnh do E. coli gây ra trên gà.
Mục tiêu cụ thể
Nuôi cấy vi khuẩn E. coli được phân lập từ phân gà.
Xác định được khả năng kháng khuẩn của chiết xuất tỏi với vi khuẩn E. coli.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu

Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu góp phần giảm thiểu tình trạng bệnh do E. coli gây ra trên đàn gia
cầm và tình trạng kháng thuốc trong chăn nuôi hiện nay. Sự thành công của đề tài giúp
tăng sự khẳng định về hướng chăn ni an tồn sinh học, giảm thiểu ơ nhiễm môi trường
và cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng chiết xuất tỏi và rượu trong điều trị bệnh giúp
làm phong phú cho phát đồ điều trị bệnh do E. coli gây ra trên vật nuôi và hạn chế việc
sử dụng kháng sinh tổng hợp gây ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi và tiêu dùng.
Ý nghĩa khoa học
Một cách để phát triển nông nghiệp an toàn và bền vững mà nhiều nhà chăn nuôi
cũng như những người tham gia lĩnh vực nghiên cứu trên thế giới và trong nước quan
tâm đó là việc sử dụng các hoạt chất có nguồn gốc từ thảo dược trong phòng và điều trị
bệnh cho người và vật ni trong đó có kháng sinh thảo dược. Sử dụng các hoạt chất
này thay thế dần các hóa dược và kháng sinh tổng hợp.
Kháng sinh có nguồn gốc dược liệu sẽ hạn chế phần nào về ô nhiễm môi trường
do thuốc kháng sinh, tồn dư kháng sinh trong sản phẩm có nguồn gốc từ động vật và
hạn chế tối đa hiện tượng kháng thuốc, đặc biệt là kháng kháng sinh của vi khuẩn.

2


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về tỏi
Tên khoa học Allium sativum L.
Thuộc họ Hành Alliaceae.
Tên khác: Đại toán (Trung Quốc).(Bùi Thị Tho và cs, 2009).
Đặc điểm
Phân bố
Tỏi phân bố rộng rãi khắp trên thế giới. Nhưng được cho là có nguồn gốc từ
Sibêri, mặc dù khơng có dạng hoang dã nào được biết đến. (Gernot, 2009).

Ở Việt Nam, tỏi được trồng khắp mọi miền nhưng tập trung nhiều ở huyện Kim
Môn – Hải Dương, Gia Lâm – Hà Nội (Bùi Thị Tho và cs, 2009), nổi tiếng nhất là tỏi
Lý Sơn – Quảng Ngãi, Phan Rang....
Mơ tả hình thái
Tỏi là loài thực vật họ Hành, là loài thực vật có củ sống lâu năm, thân có hoa mọc
thẳng, cao tới 1m. Phiến lá phẳng, thẳng, rắn và rộng khoảng 1,25 đến 2,5 cm, với đỉnh
nhọn. Củ có màu vàng và chứa các lớp lá mỏng bên ngoài bao quanh một bẹ bên trong
bao bọc cây đinh hương. Vỏ ngoài màu hồng hoặc hơi vàng. Thường thì một củ chứa
10 đến 20 tép có hình dạng khơng đối xứng, ngoại trừ những tép gần tâm nhất.
(Wikipedia.org)
Ánh tỏi (Bulbus allii) là củ tỏi, thường dùng làm vị thuốc. Tỏi có nhiều tép, tép
tỏi bên ngồi có lớp vỏ mỏng. Tuy nhiên tỏi cô đơn chỉ một tép tỏi và loại tỏi này chỉ
thấy trồng trên đất đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi. Loại tỏi này chỉ có nhiều khi đất đai cằn
cỗi, hạn hán, mất mùa, mỗi sào thu hoạch 600 kg thì chỉ có từ 2-3 nhiều nhất là 5 kg tỏi
loại này. Do khan hiếm, nhưng bù lại tỏi cơ đơn lại có hàm lượng tinh dầu cao, được
xem là dược liệu quý có lợi cho sức khỏe người sử dụng (Phạm Thị Mai Hương, 2015).

3


Hình 2.1 Củ tỏi

Hình 2.2 Tép tỏi

Thành phần hóa học
Trong tỏi có một ít iod, protein và tinh dầu. Cứ 100 kg tỏi củ sẽ thu được 60g đến
200g tỉnh dầu (Đỗ Tất Lợi, 2009). Trong củ tỏi khơ có 50 - 60% nước, 2% chất vô cơ,
lượng glucid khá nhiều, có khoảng 10 - 15% đường khử và saccharoza, chủ yếu là
polysaccharid loại fructosan (chứa đến 75% tính theo vật chất khơ). Ngồi ra, trong tơi
cịn một lượng nhỏ các vitamin (A, B1, B2, B6, B12 và C) khoáng chất và nguyên tố vi

lượng (germanium được cho là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, Guido Bissanti,
2020), tỏi chứa 2% allicin (Nguyễn Thuấn Anh, 2014), khoảng 0,5% dầu dễ bay hơi bao
gồm

các

hợp

chất

chứa

lưu

huỳnh

(S-allyldisulfide,

diallyltrisulfide,

methylallyltrisulfide).
Alliin khi bị thuỷ phân chuyển thành allicin (alkyl thiosulfinat) có tác dụng diệt
vi khuẩn rất mạnh. Trong tỏi tươi, khơng có chất allicin ngay mà chỉ có tiền chất là alliin.
Alliin là một acid amin, dưới tác dụng của men alliinaza (cũng có trong củ tỏi), alliin bị
thuỷ phân cho ra chất allicin. Quá trình thuỷ phân alliin chỉ xảy ra khi gặp men alliinaza
trong môi trường nước. Điều này giải thích tại sao khi sử dụng buộc phải nghiền hay giã
nát rồi ngâm trong nước cất lạnh. Vậy muốn có alliin cần làm mất hoạt tính của men
alliinase trước khi chiết xuất. (Bùi Thị Tho và cs, 2009).

4



Hình 2.3 Sơ đồ quá trình phân hủy allin thành allicin
(Bùi Thị Tho và cs, 2009)
Chất allicin bị nhiệt sẽ chóng mất tác dụng, gặp kiềm cũng bị mất tác dụng, axit
nhẹ ít bị ảnh hưởng. Thí nghiệm trong ống nghiệm, tác dụng diệt khuẩn của allicin rất
mạnh. Dung dịch 1/85.000-1/125.000 đủ ức chế sinh trưởng các trùng Staphylococus,
Streptococus, trùng thương hàn, phó thương hàn, trực trùng lỵ, khơng bị ảnh hưởng của
paraamino benzoit (vitamin H’) là sản vật của cơ thể thường ảnh hưởng đến tác động
của sunfamit. Allicin rất dễ mất oxy và do đó mất tác dụng kháng sinh (Đỗ Tấn Lợi,
2009).
Tác dụng dược lý
Đối với vi sinh vật gây bệnh
Allicin có hoạt phổ kháng sinh rất rộng và mạnh. Thực tế, allicin có tác dụng với
cả vi khuẩn, vi rút và nguyên sinh động vật. Với vi khuẩn gây bệnh tụ liên cầu:
Staphylococcus, Streptococcus; vi khuẩn gram (-): Salmonella, E. coli, tả, lỵ, trực khuẩn
gây bệnh bạch hầu và vi khuẩn gây thối rữa. Khi làm kháng sinh đồ bằng phương pháp
khuếch tán trên thạch thấy: Đường kính vịng vơ khuẩn của Staphylococcus: 42mm;
Shigella fexneri: 32mm; Shigella shiga: 42mm; E. coli: 36mm; Salmonella typhi: 36mm
và Bacillus subtilis: 46mm (Bùi Thị Tho và cs, 2009). Chiết xuất tỏi tươi, trong đó các
thiosulfinat dường như là thành phần hoạt động, có khả năng diệt vi rút đối với từng loại
vi rút được thử nghiệm. Thiosulfinate chủ yếu trong chiết xuất tỏi tươi là allicin (Weber
và cs, 1992).
Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh cho người và vật nuôi ở giai đoạn dinh dưỡng đều
bị allicin tiêu diệt. Tác dụng diệt khuẩn của allicin rất mạnh bằng khoảng 1/10 của
5


penicillin đối với một số bệnh do vi khuẩn gây nên như viêm màng não, viêm phổi,
khuẩn liên cầu và cả bạch hầu, kiết kỵ, thương hàn,… tỏi đều có tác dụng khống chế

hoặc diệt khuẩn rõ rệt (Nguyễn Thuấn Anh, 2014).
Các chất chiết xuất tỏi đã được thử nghiệm in vivo và in vitro về hoạt tính tẩy
giun sán của chúng đối với các loại giun sán (Hymenolepis diminuta, H. microstoma,
Taenia taeniaeformis) và sán lá (Fasciola hepatica, Echinostoma caproni) (AbdelGhaffar và cs, 2011).
Chiết xuất tỏi đã được báo cáo là có tác dụng ức chế tăng trưởng in vitro chống
lại một số lượng lớn các loại nấm bao gồm cả nấm men (Appleton & Tansey, 1975;
Barone & Tansey, 1977) và có tác dụng bảo vệ chống lại vivo nhiễm nấm thực nghiệm
(Prasad và cộng sự, 1982).
Trong ống nghiệm, allicin pha loãng ở nồng độ 1/125.000 đã đủ sức ức chế sự
phát triển của Bacillus subtilis; Proteus morgani; Salmonella enteritidis, Salmonella
paratyphi, Salmonella schottmuelleri, Salmonella typhi, Salmonella typhimirium,
Salmonella

paradysenteriae;

Shigelle

dysenteriae;

Staphylococcus

aureus;

Streptococcus viridans; Vibrio cholerae. Nồng độ 1/85.000 ức chế Streptococcus
haemolyticus. Ở nồng độ 1/45000 ức chế Aerobacter aerogenes; E. coli; Mycobacterium
phlei; Mycobacterium tuberculosis hominis; Salmonella hirschfedii. Nồng độ 1/25000
ức chế Penicillium cyclopium; Aspergillus fumigatus. Nồng độ 1/10000 ức chế
Streptomyces griseus. Cũng trong điều kiện như nhau, nhưng cloramphenicol pha loãng
ở nồng độ 1/5.000 vẫn khơng có tác dụng với Salmonella. Thực tế tỏi cịn tác dụng diệt
cả vi rút cúm gây bệnh cho người.

Đối với nguyên sinh động vật
Nước tỏi 5 – 10% ức chế rất nhanh sự hoạt động của amip. Khi tiếp xúc với allicin,
amip co lại thành khối tròn, mất khả năng vận động và bám vào thành ruột, những amip
còn sống cũng mất khả năng sinh sản. Chống động vật nguyên sinh (Adetumbi et al.,
1986; Moore & Atkins, 1977).
Đối với gia cầm, gia súc và người
Ngoài tác dụng làm gia vị, tỏi còn là dược liệu để trị bệnh: Tả, dịch hạch, giun
sán và làm thuốc thông tiểu tiện. Ngày nay, tỏi được dùng thuốc chống xơ vữa động
mạch, hạ cholesterol và lipid máu (Bùi Thị Tho và cs, 2009), giảm mỡ máu chống nhồi
6


huyết và bảo vệ tim mạch ngăn ngừa ung thư (Nguyễn Thuấn Anh, 2014; Om Prakash
và cs, 2013), trị nhiễm trùng đường hơ hấp, tiêu hố (do vi khuẩn, amip, ly trực trùng và
trị giun), đái tháo đường. Ở người, cồn tỏi 1/5 trong cồn 60% liều 20 – 40 giọt/ngày,
chia 2 lần, có tác dụng làm giảm huyết áp do làm giãn mạch quản.
Tỏi được coi như một vị thuốc “bổ" có tác dụng kích thích sự tiêu hố do làm
tăng khả năng tiết dịch vị, dịch mật, dịch ruột. Tỏi còn làm tăng sự hấp thu vitamin B1
theo cơ chế: Allicin + thiamin — alithiazin, chất này mang vitamin B, qua thành ruột,
nên B1 sẽ được hấp thụ nhiều, nhanh chóng. Khi tác dụng với thiamin, allicin tạo thành
allkyl thiamin.

Hình 2.4 Cấu tạo Allkyl thiamin
(Bùi Thị Tho và cs, 2009)
Với gia súc, gia cầm, ăn tỏi thường xuyên cịn có tác dụng kích thích tăng trọng
tăng sức đề kháng với một số bệnh: Tụ huyết trùng, thương hàn, bạch lỵ...
Cơ chế kháng sinh
Allicin là một kháng sinh thảo mộc rất mạnh do trong cơng thức phân tử có chứa
nguyên tử oxy hoạt động. Ngoài ra allicin cạnh tranh với acid amin cystein - yếu tố sinh
trưởng và phát triển của hầu hết các vi khuẩn gây bệnh ở người và gia súc.

Vì vậy, vi khuẩn bị mất yếu tố sinh trưởng nên không phát triển được.
Phản ứng cạnh tranh của allicin khi kết hợp với cysteine.

Hình 2.5 Phản ứng cạnh tranh của allicin khi kết hợp với cysterin
(Bùi Thị Tho và cs, 2009)
7


Đặc điểm của kháng sinh allicin
Allicin dễ bị nhiệt và ánh sáng phân huỷ, làm mất nguyên tố oxy hoạt động, vì
thế nên mất tác dụng kháng sinh. Nhiệt độ càng cao, khả năng diệt khuẩn của tỏi càng
giảm. Trong khi chế biến, không cho tỏi tiếp xúc với nhiệt độ cao (đun, sắc...).
Allicin tinh khiết là chất dầu không màu, hồ tan trong cồn, benzen, ether. Tính
tan trong nước không ổn định, dễ bị phân huỷ ở môi trường kiềm, trong mơi trường acid
nhẹ ít bị ảnh hưởng. Khi pha chế thuốc tiêm hay các dung dịch dùng điều trùng âm đạo,
nhỏ mũi.
Allicin dễ gây kích ứng da và niêm mạc. Ta có thể dùng tỏi hay cồn tỏi để xoa
bóp ngồi da, trị các ổ viêm ở thời kỳ sưng - nóng - đỏ - đau.
Allicin khơng bị PABA (acid para amino benzoic) cạnh tranh, dùng tỏi điều trị
rộng rãi các vết thương có mủ, nên pha trong môi trường acid nhẹ.
Ứng dụng tỏi trong chăn nuôi
Huỳnh Thái Sơn (2008), Nguyễn Dương Trọng (2006), Huỳnh Thị Thu Nga
(2005), Trần Thị Đoan Oanh (2004) sử dụng hỗn hợp tỏi – gừng – nghệ có tác dụng tốt
trên sức sinh trưởng, sức sống và năng suất trên gà thịt cũng như gà đẻ (trích dẫn bởi
Lâm Minh Thuận và cs, 2012).
Lâm Minh Thuận (2006) trộn bột gừng, tỏi và nghệ vào thức ăn không những
giúp gà nuôi tăng sức đề kháng, tăng trọng lượng mà còn làm tăng tỷ lệ đẻ trứng.
Ahmed M Elbaz Nashaat, S Ibrahim, Abdelrazeq M Shehata, Noureldeen G
Mohamed, Abdel-Moneim Eid Abdel-Moneim (2021) bổ sung probiotic (PRO), axit
xitric (CIT), bột tỏi (GAR) hoặc kết hợp vào chế độ ăn uống giúp cải thiện hiệu suất

tăng trọng và giảm mỡ bụng đối với những con gà bị stress.
Bùi Thị Lê Minh và cs (2015), nghiên cứu trên vi khuẩn Escherichia coli và sự
tăng trưởng của gà được bổ sung tỏi tươi vào khẩu phần thức ăn. Tăng trọng và hệ số
chuyển hóa thức ăn ở các nghiệm thức có bổ sung tỏi và khơng bổ sung tỏi khơng có sự
khác biệt. Tuy nhiên, lượng thức ăn bình qn ở các nghiệm thức bổ sung tỏi thì thấp
hơn ở nghiệm thức đối chứng. Việc sử dụng tỏi tươi vào khẩu phần ăn của gà phòng
được bệnh tiêu chảy do E. coli gây ra.
Phạm Thị Mai Phương (2015), ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến tỷ lệ
sống của vịt CV-Super M là vịt ở lô sử dụng tỏi cho tỷ lệ nuôi sống cao hơn lô đối chứng.
8


Và chứng tỏ rằng tỏi bổ sung vào thức ăn cho vịt đã có tác dụng phịng và chống một số
bệnh thường gặp ở vịt, tỏi bổ sung vào thức ăn cho vịt đã có tác dụng phịng và chống
một số bệnh thường gặp ở vịt. Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến khả năng
phòng một số bệnh thường gặp trên đàn vịt CV- Super M thì cho thấy rằng lơ vịt đối
chứng có tỷ lệ chết cao hơn so với lơ vịt thí nghiệm, chứng tỏ lơ vịt thí nghiệm có bổ
sung tỏi trong thức ăn có tính đặc hiệu cao hơn. Tỏi bổ sung vào thức ăn đã có tác dụng
kích thích tiêu hóa giúp vịt hấp thu, sinh trưởng tốt, khơng có tồn dư kháng sinh.
2.2 Sơ lược về vi khuẩn Escherichia coli.
Đại cương
Theo vi khuẩn Eschesrichia coli thuộc:
Giới: Bacteria
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gamma proteobacteria
Bộ: Enterobacteriales
Họ: Enterobacteriaceae
Chi: Escherichia
Lồi: Escherichia coli
Trực khuẩn E. coli cịn có tên khác là Bacterium coli commune, Bacillus coli

communis, do Escherich phân lập năm 1885 từ phân trẻ em (Nguyễn Quang Tuyên,
2008).
E. coli là trực khuẩn ruột già, vi khuẩn này có mặt trong ruột hầu hết động vật,
ở phần cuối ruột non hay ruột già. Vi khuẩn thường bài thải qua phân nên trong đất,
nước hay khơng khí thấy có sự tồn tại của vi khuẩn này. Trong tự nhiên vi khuẩn sống
được vài tuần đến vài tháng. Động vật non đặc biệt cảm nhiễm với E. coli.
Đặc điểm sinh học
Đặc điểm hình thái
E. coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu trịn, kích thước 0,6x2-3μm. Khi
ở trong cơ thể động vật, E. coli có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ hoặc xếp chuỗi
ngắn, phần lớn di động do có lơng xung quanh thân.
Khi nhuộm bắt màu Gram âm, vi khuẩn khơng có nha bào, có thể có giáp mô.
Trong tổ chức và dịch thể ngấm ra từ bệnh tích, thỉnh thoảng thấy hiện thượng bắt màu
9


sẫm ở hai đầu. Nếu lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc nhày để nhuộm thì có thể thấy giáp mơ,
cịn khi soi tươi khơng nhìn thấy được.

Hình 2.6 Vi khuẩn E. coli

Hình 2.7 Cấu tạo của vi khuẩn E. coli

(Kaper và cộng sự, 2004)

(Howstuffworks, 2001)

Sức đề kháng
Vi khuẩn E. coli bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55 oC trong 1 giờ, 60 oC trong 15 – 30 phút,
đun sôi 100 oC chết ngay. Đối với nhiệt độ đông lạnh, 95% vi khuẩn bị diệt trong 2 giờ.

Vi khuẩn E. coli đề kháng với sự sấy khô. Trong tự nhiên, E. coli có thể tồn tại từ vài
tuần đến 1 tháng, chủng động lực cao có thể tồn tại trên 4 tháng.
E. coli dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường như acid fenic, HgCl2,
formol trong 5 phút, có khả năng chịu đựng được các yếu tố lý hóa cao hơn các vi khuẩn
khác như Salmonella, Shigella (Tơ Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2006).
Đặc điểm ni cấy
E. coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện có thể sinh trưởng ở nhiệt độ
15 – 24 oC, nhiệt độ thích hợp là 37 oC, pH thích hợp là 7,4. Vi khuẩn E. coli phát triển
dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường.
Môi trường nước thịt, khuẩn lạc phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn lắng ở
đáy ống màu tro nhạt, đơi khi hình thành màng xám nhạt, mơi trường có mùi thối của
phân.
Theo Phạm Hồng Sơn (2008), trên môi trường thạch thường, ở nhiệt độ 37 oC
sau 24h ni cấy hình thành những khuẩn lạc hình trịn dãi hình S, trịn ướt không trong
10


suốt, màu tro trắng, hơi lồi, đường kính 2 – 3 mm. Để lâu khuẩn lạc phát triển rộng ra
và có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng R và M.
Môi trường thạch máu: khuẩn lạc phát triển tốt, một số chủng gây bệnh gây dung
huyết.
Môi trường MacConkey: khuẩn lạc có màu hồng cánh sen.
Mơi trường Endo, SS: E. coli hình thành khuẩn lạc có màu đỏ.
Mơi trường EMB: E. coli hình thành khuẩn lạc màu tím đen.
Mơi trường Istrati: E. coli hình thành khuẩn lạc có màu vàng.
Môi trường Simmon citrat: khuẩn lạc không màu trên nền xanh lục.
Môi trường gelatin: E. coli không làm tan chảy gelatin.
Không mọc trên môi trường Muller Koffman, lục Malasi.
Đặc điểm sinh hóa
Theo Lê Thị Hạnh (2012), vi khuẩn E. coli lên men và sinh hơi lactoza, glucoza,

galactoza, mantoza, arabinoza, xyloza, ramnoza, mannitol, fructoza ở môi trường đường.
Đối với các môi trường như saccaroza, rafinoza, salixin, esculin, dunxit, glyxerol vi
khuẩn có thể lên men hoặc không. Chủng Bacterium coli commune không lên men
saccaroza, trái lại ba chủng khác là B. coli communior, B. lactis và B. cloacae lên men
saccaroza.
Không lên men dextrin, amidin, glycogen, inosit, xenlobioza.
Đối với các phản ứng sinh Indole dương tính, Methyl Red (phản ứng MR) dương
tính, Voges-Proskauer (phản ứng VP) âm tính và Citrate (Simmons) âm tính, H2S âm
tính, hồn ngun nitrat thành nitrit, Lysine decarboxylase dương tính.
Cấu trúc kháng ngun
Vi khuẩn E. coli có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp, gồm bốn loại kháng
nguyên: kháng nguyên thân O, kháng nguyên lông H, kháng nguyên giáp mơ K và kháng
ngun bám dính F. Cùng với nội độc tố gây tiêu chảy và ngoại độc tố gây tan huyết và
phù thũng.
Kháng nguyên thân O (Ohn)
Kháng nguyên thân O có bản chất là Lipopolysaccharide (LPS), có trên 160 loại
phân bố trong vách tế bào. Kháng nguyên này bền với nhiệt độ và cồn, không phân hủy
ở nhiệt độ 100 – 120 oC trong 2 giờ, các chất có cồn, acid HCl 1N chịu được 20 giờ.
11


Đồng thời, kháng nguyên O cũng bị tiêu diệt bởi formol. Kháng nguyên O được chia
làm 4 nhóm: OI, OII, OIII, OIV.
Vi khuẩn E. coli gây bệnh ở gia cầm thường là 4 nhóm lớn gồm: Nhóm OI (O18,
O15), nhóm OII (O18, O20, O89), nhóm OIII (O1), nhóm OIV (O121, O138, O149,
O151 : K88(B)). Nhóm gây bệnh phổ biến nhất là O78: K80 (B), O2 : K1 (L). Trên gà
bệnh do E. coli thường thấy các type là O1, O2, O35, O78 (Nguyễn Ngọc Hải, 2008).
Kháng nguyên giáp mô K (Kapsul)
Có bản chất là polysaccharide, có hơn 100 loại, chịu nhiệt kém bị phá hủy ở
100oC/1 giờ, có khi đến 121 oC / 2 giờ.

Kháng nguyên K gồm 4 kháng nguyên: A, B, L và M. Các kháng nguyên này có
khả năng ngưng kết huyết thanh của kháng nguyên O. Các kháng nguyên hổ trợ phản
ứng ngưng kết cùng với kháng nguyên O trong cấu trúc kháng nguyên, tạo hàng rào bảo
vệ giúp kháng nguyên chống lại các tác động ngoại cảnh và hiện tượng thực bào.
Typ A rất chịu nhiệt, không bị hủy ở 100 oC trong 1 giờ, tính kháng nguyên khả
năng liên kết, kết tủa đều giữ nguyên. Dùng kháng huyết thanh A trộn với E. coli có
kháng ngun A gây hiện tượng phình vỏ vi khuẩn.
Typ B (B1, B2, B3, B4, B5, B6), tương đối chịu nhiệt khi đun sôi ở 100 oC trong
1 giờ vẫn giữ được khả năng ngưng kết và kết tủa khác với kháng nguyên L. Kháng
nguyên này thường thấy trong vi khuẩn E. coli gây bệnh đường ruột.
Typ L không chịu nhiệt, bị hủy ở 100 oC trong 1 giờ, mất khả năng ngưng kết,
kết tủa và kháng nguyên. Kháng nguyên L ngăn không cho hiện tượng ngưng kết O của
vi khuẩn E. coli sống xảy ra.
Typ M, chưa được rõ.
Kháng nguyên lông bám F (Focsman)
Kháng nguyên tiêm mao, bản chất là protein kết dính vào tế bào thành ruột, có
dạng hình sợi giúp kết dính vi khuẩn vào nhung mao ruột.
Kháng nguyên H (Hauch)
Bản chất là protein, có 60 loại, chịu nhiệt thấp trong 100 oC trong 2 giờ thì mất
tính kháng ngun, phần lớn E. coli có chung type kháng nguyên này.

12


Độc tố
Theo Tơ Minh Châu và Trần Thị Bích Liên (2006), vi khuẩn E. coli sinh các loại
độc tố:
Nội độc tố (endotoxin)
Nội độc tố được sinh ra khi vi khuẩn bị tiêu diệt. Gồm 2 loại chịu nhiệt và không
chịu nhiệt. Cả hai loại này đều gây tiêu chảy. Loại chịu nhiệt ST (Thermostable) gồm

các loại STa, STb. Loại không chịu nhiệt LT (Thermolabiles) gồm các loại LT1, LT2.
Ngoại độc tố (exotoxin)
Là độc tố mà vi khuẩn E. coli tiết ra bao gồm: Enterotoxigenic E. coli (ETEC),
enteropathogenic E. coli (EPEC), enteroinvasive E. coli (EIEC),…
Ngoại độc tố làm tan huyết, hướng mạch máu và gây nên hiện tượng phù thũng.
Ngoài ra, E. coli còn tiết một số độc tố khác như cytotoxin, haemolysin.
Truyền nhiễm học
Động vật cảm thụ
Gia cầm, các loài chim, động vật hữu nhũ ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh do
E. coli gây ra, nhưng con non hoặc những con đang bị bệnh, suy yếu thì dễ mắc bệnh
hơn cả. Trên gà, bệnh thường xảy ra ở giai đoạn 1 – 10 ngày tuổi, những con gà ở giai
đoạn chuẩn bị đẻ.
Chất chứa căn bệnh
Trên gà, vi khuẩn có trong gan, lách, tủy xương, buồng trứng, túi khí,… (Tơ Minh
Châu và Trần Thị Bích Liên, 2006). Bên cạnh đó, nhiều cơng trình nghiên cứu đã cho
thấy vi khuẩn E. coli thường xuyên có mặt trong đường tiêu hoá gia cầm khoẻ. Ở gà, số
lượng vi khuẩn có thể đạt tới 109/1g phân, trong đó, 106 là vi khuẩn E. coli và 10-15%
số đó thuộc các nhóm huyết thanh có khả năng gây bệnh. Phân và bụi ở trong chuồng
nuôi gia cầm cũng là các nguồn tiềm tàng làm lây nhiễm các chủng vi khuẩn E. coli gây
bệnh. Các nhà nghiên cứu đã xác định được trong 1 g bụi ở chuồng ni gia cầm có thể
chứa tới 106 vi khuẩn, bên cạnh đó cịn có sự liên hệ chặt chẽ giữa các nhóm huyết thanh
của các chủng tìm thấy trong bụi và các chủng gây bệnh bại huyết cho gia cầm (Carlson
và Whenham, 1968).

13


Phương thức truyền lây
Vi khuẩn E. coli truyền lây qua các con đường bao gồm: Truyền lây qua trứng do
cơ thể mẹ bị nhiễm bệnh, qua vỏ trứng do bị nhiễm bẩn từ phân hoặc môi trường chuồng

trại bị nhiễm trùng. Truyền lây qua đường tiêu hóa qua thức ăn và nước uống chứa mầm
bệnh. Bệnh có thể lây nhiễm qua đường hơ hấp, niêm mạc mắt.
Ngồi ra, E. coli cũng có thể xâm nhập qua da thơng qua các tổn thương do tiếp
xúc với thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm. E. coli chỉ tác động gây bệnh khi sức đề kháng
của con vật bị giảm sút, do thay đổi thời tiết, khí hậu, chăm sóc, ni dưỡng,…
Cơ chế sinh bệnh
Vi khuẩn E. coli theo đường tiêu hóa xâm nhập qua màng niêm ruột gây bệnh
cho cơ thể khi nhiễm với số lượng nhiều kèm theo độc tố. Bệnh xảy ra do sức đề kháng
của gia cầm kém (do thay đổi khẩu phần ăn, nhiệt độ, thay đổi môi trường sống,
stress,…) màng niêm ruột giảm chức năng bảo vệ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhiễm
và gây bệnh.
Vi khuẩn E. coli xâm nhập vào máu đến hạch bạch huyết làm gia tăng số lượng
nhanh chóng tấn cơng vào hệ thống mạch máu, hạch lâm ba, tủy xương gây nhiễm trùng
huyết, viêm túi khí, viêm màng bao tiêm, viêm cơ tim.
Nếu vi khuẩn xâm nhiễm từ đường hô hấp chúng sẽ định vị tại túi khí, sau đó vào
máu gây nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn E. coli sau khi vào máu sẽ định vị ở những vùng
khác nhau như khớp, túi khí, màng hoạt dịch, màng bao tim, sau đó di chuyển đến gan,
lách làm cho gan, lách bị viêm, tạo những khối u ở gan, lách sưng to sậm màu.
Triệu chứng và bệnh tích
Triệu chứng
Bệnh có thể xảy ra ở cả gà con 1 ngày tuổi cho đến gà trưởng thành, gà đẻ trứng,
gà giống. E. coli gây bệnh ở gà khơng có các triệu chứng đặc trưng và có những biểu
hiện khơng rõ ràng như sốt lúc đầu, sau giảm dần. Thời gian nung bệnh có thể từ vài
ngày đến vài tuần tùy thuộc vào độc lực và số vi khuẩn gây nhiễm, sức đề kháng, điều
kiện chuồng trại, thức ăn, nước uống. Gia cầm bệnh thường có 2 thể:
Thể cấp tính: Phần lớn bệnh xảy ra ở thể này, bệnh diễn biến nhanh, con vật sốt,
khát nước, bỏ ăn và chết.
14



Thể mãn tính: Thấy gà tiêu chảy mạnh, phân lỗng có màu vàng, xanh lẫn nhiều
bọt khí, đơi khi có lẫn máu, lỗ huyệt hơi bẩn, gà suy yếu và chết.
Gà bị bệnh do E. coli lơng bị xù, khó thở, sưng phù đầu, sưng mắt, sưng khớp, da
mặt tái. Ở gà con mới nở thì viêm rốn, lịng đỏ không tiêu. Trong trường hợp kế phát
bệnh trên đường hô hấp thì gà khị khè, chảy nước mũi, sưng mặt. (Lê Văn Năm, 2010)
Bệnh tích
Khi mổ gia cầm bị bệnh thấy có triệu chứng viêm màng bao tim, viêm màng bụng,
viêm màng quanh gan làm cho bao tim đục, màng bụng có dịch viêm, quanh gan thường
phủ một lớp màu trắng đục, nếu bị nặng thì cả 2 lá gan đều sưng đỏ và xuất huyết lấm
tấm. Ngoài ra, gia cầm cịn có biểu hiện viêm đường ruột, viêm túi khí. Ở gà, chim cút
mái đẻ, ống trứng có biểu hiện mềm, giãn, thành mỏng và có thể chứa dịch viêm trong
lịng ống trứng; có bệnh tích cục bộ ở vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng; viêm, hoại
tử một phần hoặc tồn bộ buồng trứng, nỗn hồng có thể bị teo hoặc vỡ nát. Gà con bị
bệnh thường có bệnh tích nhiễm trùng rốn với các biểu hiện như mơ vùng rốn đỏ ửng
và phù nề.

Hình 2.8 Vùng rốn của gà bị bệnh do E. coli viêm đỏ và phù nề
(Võ Việt Mỹ, 2013)

15


Hình 2.9 Viêm xoang phúc mạc và ổ bụng sưng to ở gà con bệnh do E. coli
(Võ Việt Mỹ, 2013)
Với gà con sự hấp thu chậm trễ của các túi nỗn hồng là điều kiện tiên quyết
cho E. coli tấn công cơ thể và gây viêm phúc mạc.Tại một giai đoạn sau của bệnh, hàm
lượng lòng đỏ là nguyên nhân của quá trình hoại tử trong xoang phúc mạc. Bụng phình
to ra, tồn bộ thành bụng bị ảnh hưởng bởi một loại hoại tử từ bên trong.

Hình 2.10 Các mơ vùng rốn đỏ ửng và phù


Hình 2.11 Lịng đỏ không tiêu ở gà

nề cùng với viêm phúc mạc và ổ bụng.

con

(Báo chăn nuôi, 2019)

(Báo chăn nuôi, 2019)

Trong trường hợp vi khuẩn và độc tố vi khuẩn tập trung vùng ổ bụng trong thời
gian dài, dịch viêm với các yếu tố kết dính tạo ra màng fibrin. Trường hợp E. coli tập
trung gây bệnh ở đường hơ hấp có thể kế ghép với những bệnh khác làm gà bị viêm gây
hen và tăng tiết dịch ở phổi và tạo fibrin.

16


Hình 2.12 Ổ bụng hình thành màng fibrin

Hình 2.13 Phổi viêm bao phủ
màng fibrin

(Võ Việt Mỹ, 2013)

(Võ Việt Mỹ, 2013)

Bệnh E. coli trên gà còn làm tổn thương, viêm ống dẫn trứng của gia cầm với
các biểu hiện như ống dẫn trứng dãn ra, thành ống trở nên mỏng hơn và chứa đầy dịch

tiết dọc theo chiều dài của ống, trứng non bị vỡ hoặc có sẹo.

Hình 2.14 Ống dẫn trứng của gà dãn trong bệnh do
E. coli

Hình 2.15 Thành ống dẫn
trứng của gà mỏng và chứa
dịch viêm

(Võ Việt Mỹ, 2013)

(Báo chăn nuôi, 2019)

Viêm ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong
trên gà mái đẻ. E. coli thường thâm nhập vào cơ thể gà từ dưới lên thông qua hậu môn.
Yếu tố mở đường cho sự xâm nhập của E. coli là thời điểm đẻ trứng đỉnh cao với tổn
thương buồng trứng, nặng thì gà chết nhẹ thì cho gà giảm đẻ.
Ngồi ra, gà có bệnh tích trên da như viêm mơ tế bào da viêm và thối hóa mảng
màu nâu do nhiễm bệnh E. coli . Bên dưới lớp da bị viêm thường tìm thấy các mảng
fibrin đối với các gia cầm trưởng thành.
17


×