Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

DỰ ÁN NHÀ VĂN EM YÊU NGỮ VĂN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.21 MB, 67 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn giải pháp
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo
cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục
tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần
có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng này.
Trên cơ sở đó trong môn Ngữ văn giáo viên cần phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học
(sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thơng tin...), trên cơ sở đó
trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa
một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn
học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kì phương pháp nào cũng phải đảm
bảo được ngun tắc “Học sinh tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức với sự
tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Để vừa phát triển năng lực học sinh vừa giúp học sinh nắm vững kiến
thức cần có những phương tiện dạy học mới nhằm đơn giản hóa cách thức tiếp
cận thông tin của người học là một yêu cầu cấp thiết và dự án “Nhà văn em
yêu” với sản phẩm đạt được là “thiết kế được một cuốn sách” chính là một
giải pháp hợp lí đáp ứng u cầu đó. Với các sản phẩm đạt được khi thực hiện
dự án sẽ góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả trong học tập môn Ngữ văn.
1



Phần thơ và truyện hiện đại Ngữ văn 9 học kì I đều là kiến thức quan
trọng để học sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 nên các em cần phải nắm vững kiến
thức về tác giả, nội dung, nghệ thuật của văn bản. Việc hướng dẫn học sinh thiết
kế một cuốn sách liên quan đến tác giả và nội dung của các văn bản trong phần
này là giải pháp hiệu quả giúp học sinh học nhanh, nhớ lâu, tổng hợp kiến thức
tốt và phát huy cá tính sáng tạo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng hiện đại khơi dậy hứng thú học tập, tư duy sáng tạo
của học sinh. Vì những lí do trên tôi đã chọn giải pháp: DỰ ÁN “NHÀ VĂN
EM YÊU” GIÚP HỌC SINH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ NẮM VỮNG
KIẾN THỨC CÁC VĂN BẢN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9, HỌC KÌ I.
II. Mục đích giải pháp
Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm, vai trị của học tập theo dự án, tơi đề xuất một
số giải pháp giúp học sinh lớp 9 phát huy tính tích cực, chủ động, tăng khả năng
tư duy và sáng tạo để từ đó nắm vững và ghi nhớ một cách đơn giản nhất phần
tác giả, tác phẩm cũng như nội dung và nghệ thuật trong các văn bản thơ và
truyện hiện đại Ngữ văn 9 – học kì I.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ
chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận
dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo điều đó, nhất định phải thực hiện
thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều”
sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng
lực và phẩm chất. Thực ra điều này chúng ta đã làm bao năm nay từ khi chúng ta
đổi mới dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng nhìn lại đâu đó chúng ta
2



vẫn còn quá chú trọng nội dung bài học mà chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể
người học cũng như khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống
thực tiễn.
Các năng lực cần hình thành cho học sinh trong dạy học Ngữ văn:
Trong định hướng phát triển chương trình GDPT sau 2015, mơn Ngữ văn được
coi là mơn học cơng cụ, theo đó, năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực
thưởng thức văn học cảm thụ thẩm mỹ là năng lực mang tính đặc thù của mơn
học; ngồi ra năng lực tư duy sang tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp
tác, năng lực tự quản bản thân cũng đóngvai trị quan trọng trong việc xác định
nội dung dạy học của môn học.

Năng lực

Đặc điểm

Thể hiện trong môn Ngữ văn
– Phát hiện và lí giải những vấn đề
nhập nhằng, mơ hồ, đa nghĩa, khó

1. Giải
quyết vấn
đề

– Phát hiện vấn đề, đề xuất giải
pháp.

hiểu trong nội dung và nghệ thuật.
– Phát hiện và lí giải những vấn đề

trong thực tiễn đời sống được gợi ra

– Thực hiện.

từ tác phẩm.

– Đánh giá.

– Phát hiện và đánh giá những khó
khăn, thách thức đặt ra trong quá

– Phát hiện những ý tưởng mới nảy
2. Năng lực
sáng tạo

sinh trong học tập và cuộc sống.
– Đề xuất các giải pháp một cách
thiết thực.
– Áp dụng vào tình huống mới.

3. Hợp tác -Phối hợp, tương tác hỗ trợ nhau

trình tạo lập văn bản nói và viết.
– Có cách tiếp cận và cắt nghĩa độc
đáo về nội dung, giá trị của tác phẩm.
– Phát hiện những nét nghĩa mới, giá
trị mới của văn bản.
– Có cách nói và cách viết sáng tạo,
độc đáo, hiệu quả.
– Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận


cùng thực hiện nhiệm vụ để cùng

cá nhân.

đạt mục tiêu chung (thảo luận

– Điều chỉnh thái độ, cách ứng xử.

3


nhóm).
Thảo luận nhóm là phương pháp có
thể áp dụng với nhiều bài học, điều
quan trọng ta phải chú ý là đề tài
cho học sinh thảo luận phải là đề tài
có tính phức hợp, có vấn đề, cần
huy động sự suy nghĩ của nhiều
người.
HS cần biết xác định các kế hoạch
hành động cho cá nhân và chủ động
điều chỉnh kế hoạch để đạt được mục
4.Tự quản
bản thân
(Thực chất
là KNS)

– Làm chủ cảm xúc.


tiêu đặt ra, nhận biết những tác động

– Suy nghĩ và hành động hướng vào của ngoại cảnh đến việc tiếp thu kiến
mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh.

thức và rèn luyện kĩ năng của cá

– Tự đánh giá, điều chỉnh hành động nhân để khai thác, phát huy những
phù hợp với những tình huống mới. yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố
tiêu cực, từ đó xác định được các
hành vi đúng đắn, cần thiết trong
những tình huống của cuộc sống.
Năng lực giao tiếp trong các nội
dung dạy học tiếng Việt được thể

5. Năng lực – Sử dụng tiếng Việt một cách phù hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói,
giao tiếp

hợp và hiệu quả trong tình huống

Tiếng Việt giao tiếp.

đọc, viết và khả năng ứng dụng các
kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình
huống giao tiếp khác nhau trong cuộc

sống.
6. Năng lực Biết nhận diện, thưởng thức và đánh Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra
thưởng thứcgiá cái đẹp trong văn học và cuộc


những giá trị thẩm mĩ trong văn học,

văn

sống, biết làm chủ cuộc sống, biết

biết rung động trước cái đẹp.

học/cảm

làm chủ cảm xúc của bản thân, biết

thụ thẩm mĩ hành động hướng theo cái đẹp, cái
4


thiện.
2. Lí thuyết về dạy học dự án
2.1. Dạy học dự án là gì?
Dạy học dự án (DHDA) là một hình thức (phương pháp) dạy học, trong
đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí
thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ
này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học
tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra,
điều chỉnh, đánh giá quá trình và kế quả thực hiện.
2.2. Đặc điểm của dạy học dự án
Những đặc điểm cơ bản của DHDA bao gồm: Định hướng thực tiễn, có ý
nghĩa thực tiễn xã hội, định hướng hứng thú người học, tính phức hợp, định
hướng hành động, tính tự lực cao của người học, cộng tác làm việc và định
hướng sản phẩm.

Về mục tiêu, DHDA vừa tạo ra sản phẩm vừa thực hành nghiên cứu lại giải
quyết được một vấn đề. Có nhiều cách phân loại dự án:
- Phân loại theo chuyên môn: dự án trong một mơn học, dự án liên mơn, dự
án ngồi chun mơn.
- Phân loại theo quỹ thời gian: Dự án nhỏ, dự án trung bình và dự án lớn.
- Phân loại theo nhiệm vụ: Dự án tìm hiểu, dự án nghiên cứu, dự án thực
hành và dự án hỗn hợp.
- Bên cạnh đó có thể phân loại theo sự tham gia của người học và sự tham
gia của người dạy.
Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia DHDA ra
nhiều giai đoạn:
- Giai đoạn 1: xác định chủ đề và mục đích của dự án: yêu cầu giáo viên
(GV) và học sinh (HS) cùng nhau đề xuất ý tưởng.
5


- Giai đoạn 2: lên kế hoạch thực hiện, đây là công việc của HS: Xây dựng
đề cương theo hướng dẫn của GV.
- Giai đoạn 3: HS sưu tầm các tài liệu liên quan để thu thập thông tin. Khi
thực hiện dự án địi hỏi HS vừa hoạt động trí tuệ vừa hoạt động thực hành.
Để trình bày sản phẩm dự án, HS có thể viết dưới dạng thu hoạch hoặc báo
cáo.
- Giai đoạn 4: đánh giá dự án: GV – HS đánh giá kết quả và kinh nghiệm
đạt được để thực hiện dự án sau tốt hơn.
2.3. Ưu điểm và hạn chế khi dạy học dự án
Ưu điểm: Theo đánh giá chung, DHDA có những ưu điểm nổi trội sau:
- Gắn lý thuyết và thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
- Kích thích động cơ và hứng thú cho người học.
- Phát huy tính tự lực và tính trách nhiệm.
- Phát triển khả năng sáng tạo.

- Rèn luyện khả năng giải quyết những vấn đề phức hợp.
- Rèn luyện tính bền bỉ và kiên nhẫn.
- Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc.
- Rèn luyện năng lực đánh giá.
Đặc biệt, ưu điểm nổi bật nhất của DHDA là tập trung vào một câu hỏi lớn
hoặc một vấn đề quan trọng có thể có nhiều quan điểm liên quan tới nhiều bộ
môn khác nhau. Đây còn là cơ hội đưa ra sáng kiến và thực hiện nhiều hoạt động
khác nhau dựa trên các thông tin có thể tiếp cận được, địi hỏi thực hiện trong
một thời gian nhất định nhằm phát huy sự hợp tác.
Hạn chế:
Thực tiễn cho thấy, DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ kiến thức
lý thuyết mang tính hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản. Mặt
khác, DHDA địi hỏi nhiều thời gian vì vậy phương pháp dạy này khơng thể
thay thế cho phương pháp thuyết trình và luyện tập mà là hình thức dạy học bổ

6


sung cần thiết cho các phương pháp dạy học truyền thống. Về kinh tế, DHDA
đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
II. Cơ sở thực tiễn
Dự án “Nhà văn em yêu” với sản phẩm đạt được là Thiết kế một cuốn
sách có thế xem là một phương pháp dạy học mới có vai trị quan trọng góp
phần nâng cao chất lượng mơn Ngữ văn nói chung và phần văn bản thơ và
truyện hiện đại học kì I, lớp 9 nói riêng.
Về kiến thức, thiết kế một cuốn sách với các dạng bài tập được thể hiện ở
phần nội dung của sách như: viết một bài thuyết minh giới thiệu tác giả, tác
phẩm (kiến thức lớp 8), viết các bài văn cảm nhận về nhân vật, đoạn thơ (Văn
biểu cảm về tác phẩm văn học lớp 7),… giúp HS vừa ôn được kiểu văn bản đã
học vừa nắm vững và sử dụng kiến thức vừa học một cách nhuần nhuyễn nhất.

Từ đó, tạo tiền đề để học sinh học kiểu văn Nghị luận văn học ở học kì II. Q
trình tìm tịi thiết kế một cuốn sách cũng giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức
của mình.
Về kĩ năng, thiết kế một cuốn sách giúp học sinh huy động các kĩ năng tư
duy như: hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo, thẩm mĩ, sử dụng cơng
nghệ thơng tin, sử dụng ngơn ngữ,… Từ đó nâng cao các kĩ năng đọc theo định
hướng phát triển năng lực người học.
- Thiết kế một cuốn sách học sinh thể hiện kiến thức đã học sang trang
giấy với kiểu chữ và hình ảnh minh họa đẹp, bắt mắt, sinh động,…Học
sinh sẽ nắm được nghề nghiệp liên quan: biên tập – thiết kế sách.
- Học sinh biết cách sử dụng phần mềm Word, PowerPoint, Canva, chèn
hình ảnh,… tạo nên sản phẩm báo cáo khi kết thúc dự án.
- Thu thập, lưu trữ và xử lí thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau (internet,
sách, báo,…) và để bổ sung tư liệu cho nội dung cuốn sách.
- Phát triển kĩ năng trình bày vấn đề, thuyết trình trước đám đơng khi giới
thiệu về cuốn sách của mình.
7


Về thái độ, mỗi cuốn sách do học sinh thiết kế sẽ mang đậm dấu ấn cá
nhân của tác giả. Học sinh trung học cơ sở ln có hứng thú thể hiện bản thân vì
vậy sản phẩm do các em thiết kế các em sẽ biết trân trọng và tự hào. Hơn nữa,
học sinh sẽ hứng thú với phương pháp học tập mới từ đó bồi dưỡng niềm say mê
học tập với môn Ngữ văn. Bồi dưỡng khả năng tự học và tự học suốt đời cho
học sinh.
Về định hướng phát triển năng lực: Thiết kế một cuốn sách không chỉ
giúp hình thành kiến thức bộ mơn mà cịn phát triển các năng lực như: Năng lực
ngôn ngữ, hợp tác, tự học, tự nghiên cứu, thuyết trình, sử dụng cơng nghệ thông
tin, thẩm mĩ, sáng tạo
Về phẩm chất, từ việc hình thành kiến thức và rèn luyện các năng lực

học sinh sẽ u thích tiếng Việt và từ đó thêm yêu con người, quê hương, đất
nước. Hơn nữa, qua dự án sẽ giới thiệu cũng như định hướng nghề nghiệp cho
học sinh sau này.
Như vậy, dự án “Nhà văn em yêu” - thiết kế một cuốn sách với sự kết
hợp các kiến thức đã học và các nền tảng công nghệ thơng tin sẽ góp phần rất
lớn trong việc nâng cao chất lượng môn học Ngữ văn. Nhất là tăng hứng thú học
tập, tăng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống nhờ đó
các năng lực của học sinh được rèn luyện. Đó chính là mục tiêu của dạy học
phát triển năng lực theo định hướng của chương trình phổ thơng mới của giáo
dục hiện nay.
III. Thực hiện giải pháp
1. Đối tượng thực hiện giải pháp
Để kiểm chứng sự hiệu quả của giải pháp đã đề ra tôi tiến hành thực
nghiệm tại lớp 9A1 và 9A3, trường THCS Trịnh Hồi Đức. Về tình hình lớp:
Lớ
p
9A1

Tổng số
G
28

71,

Học lực (%)
K
TB
21,4

7,2


Y
0

8

Hạnh kiểm (%)
T
K
TB
96,4

3,5

0


9A3

45

4
22,

44,5

22,2

11,1


88,8

11,2

0

2
Tôi chọn hai lớp trực tiếp giảng dạy để thực hiện giải pháp. Trong đó, lớp
9A1 là lớp tiếng Anh tăng cường có lực học tương đối tốt tỉ lệ khá giỏi cao, và
lớp 9A3 là lớp học đại trà tỉ lệ khá giỏi thấp hơn và một bộ phận HS còn học
yếu. Sở dĩ chọn hai lớp như vậy để giáo viên có thể đánh giá được mức độ sản
phẩm đạt được giữa các đối tượng. Từ đó, sẽ điều chỉnh bộ câu hỏi định hướng
cho phù hợp hơn.
2. Phạm vi thực hiện giải pháp
Giải pháp được áp dụng cho các bài thuộc thơ và truyện hiện đại tập 1:
Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính (Phạm Tiến Duật),
Đồn thuyền đánh cá (Huy Cận), Bếp Lửa (Bằng Việt), Làng (Kim Lân), Lặng
lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Chiếc Lược Ngà (Nguyễn Quang Sáng)
3. Thời gian thực hiện giải pháp
Thời gian: Từ ngày 1/11 đến 25/12, cụ thể số tiết như sau: 4 (2 tiết học
online cung cấp kiến thức nền, 2 tiết báo cáo sản phẩm trên lớp) và 8 tuần làm
việc nhóm tại nhà.
4. Công việc của giáo viên và học sinh
Giáo viên:
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh về dạy học dự án, giới thiệu về cách thiết kế
một cuốn sách.
- Cho học sinh xem hình ảnh một cuốn sách mẫu tự thiết kế.
- Cung cấp tài liệu cũng như video hướng dẫn cách thiết kế.
- Cung cấp và giới thiệu các phần mềm thông dụng để thiết kế.
9



- Cung cấp hệ thống fonts chữ chuẩn và đẹp.
- Hướng dẫn cách tìm kiếm thơng tin, hình ảnh trên mạng.
- Yêu cầu học sinh lập tài khoản gmail để gửi các file tài liệu cho học sinh cũng
như nhận bài sửa chữa nếu cần.
- Sẵn sàng giải đáp các thắc mắc cũng như nhận xét bài cho học sinh để học sinh
sửa chữa.
- Giáo viên đưa ra yêu cầu bài tập cụ thể để học sinh làm.
Học sinh:
- Thành lập nhóm (mỗi lớp 7 nhóm ứng với 7 đề tài nhỏ).
- Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, sổ theo dõi dự án.
- Tranh ảnh, các tài liệu sưu tầm liên quan đến nội dung của dự án.
- Máy tính, máy ảnh, bút màu,…
Các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin:
- Phần mềm Microsoft Word.
- Phần mền Microsoft PowerPoint.
- Phần mền Canva.
5. Tiến trình thực hiện giải pháp
5.1. Giáo viên cung cấp kiến thức nền và đưa ra yêu cầu về bài tập.
Tìm hiểu về dạy học dự án, giới thiệu cách thiết kế một cuốn sách và
cung cấp một số phần mềm giúp HS thiết kế (thời lượng 1 tiết học)
GV cho học sinh xem một số hình ảnh về dạy học dự án và sản phẩm của
học sinh. GV nêu vấn đề: DHDA rất phổ biến trên thế giới nhưng vẫn còn mới
lạ ở Việt Nam. Trong phương pháp học tập này, các em sẽ được tìm hiểu các
vấn đề có ý nghĩa với thực tiễn, được làm việc nhóm để tạo ra sản phẩm – sản
10


phẩm này có thể trưng bày và sử dụng được. Vậy DHDA là gì? Nó được sử

dụng trong mơn Ngữ văn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học
ngày hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV chiếu màn hình về khái 1. Phương pháp dạy học dự án
niệm dạy học dự án, các a. Khái niệm
bước dạy học theo dự án.
HS theo dõi.

Dạy học dự án (DHDA) là một hình thức
(phương pháp) dạy học, trong đó người học
thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự
kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành,
tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ
này được người học thực hiện với tính tự lực
cao trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác
định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện
dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình
và kế quả thực hiện. Sản phẩm của dự án học
tập có thể trình bày được. Giáo viên là người cố
vấn hoạt động của nhóm học sinh.
b. Các bước dạy học theo dự án
Bước 1: Lập kế hoạch
- Lựa chọn chủ đề: học sinh được đề xuất hoặc
lựa chọn chủ đề của dự án do giáo viên đề xuất.
- Lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ học tập
và phân cơng trong nhóm.
Bước 2: Thực hiện dự án
- Thu thập thông tin dưới nhiều hình thức.
- Thảo luận nhóm để xử lí thơng tin.

Bước 3: Tổng hợp kết quả
- Tổng hợp kết quả, xây dựng sản phẩm.
- Báo cáo kết quả.
11


- Đánh giá và nhận thông tin phản hồi.
- Rút kinh nghiệm sau thực hiện.
Giới thiệu về thiết kế một cuốn sách
Hoạt động

Nội dung

của GV và HS
GV dẫn dắt: Sách là - Hãy đặt tình cảm của mình vào cuốn sách và ln
một sản phẩm có mặt suy nghĩ về ý nghĩa của cuốn sách mình muốn truyền
trong nhiều dự án học tải đến người đọc vấn đề gì?
tập. Việc thiế kế một - Chọn khổ cuốn sách cho phù hợp.
cuốn sách sẽ giúp học - Thiết kế bìa sách: Bìa sách là điểm bắt mắt, gây ấn
sinh hình thành và tượng đầu tiên với độc giả, quyết định hứng thú đọc
phát

triển

các

năng.

kĩ sách và mua sách. Thiết kế bìa sách thẩm mỹ giống
như sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật vì mỗi bìa sách


Học sinh có thể tự trở sẽ đem đến cho người đọc một thông điệp, một cảm
thành tác giả sách với xúc, một chỉ dẫn về cách tiếp thị tinh thần của tác
các mục lục định phẩm.
hướng nội dung liên - Bìa sách bao gồm: bìa trước và bìa sau. Bìa trước
quan đến vấn đề các cần có những yếu tố cần thiết như sau: tiêu đề và tác
em đã học.

giả. Các yếu tố tùy chọn bao gồm: phụ đề, ảnh, đồ

GV giới thiệu một vài họa, hình nền. Bìa sau phần quan trọng nhất là một mô
cuốn sách mẫu cho tả sơ lược ngắn gọn về cuốn sách. Có thể thêm vài nét
HS hình dung.

về tác giả, mã vạch, logo, giá thành đề nghị.
Nói chung bìa sách cần thể hiện: Tên cuốn sách – tác
giả, hình ảnh liên quan đến nội dung – phối màu –
font chữ sao cho hài hòa bắt mắt.
- Thiết kế nội dung của một cuốn sách. Trong phần
nội dung sẽ bao gồm những trang sau: Lời nói đầu,
mục lục, lời tựa, trang bản quyền, trang nội dung.
Những nội dung trong cuốn sách sẽ được làm theo bộ
12


câu hỏi định hướng của giáo viên.
Giáo viên giới thiệu và cung cấp một số phần mềm, hướng dẫn cách thiết
kế:
Phần mềm đơn giản dễ sử dụng nhất đối với HS là Microsoft Word và
Microsoft PowerPoint. Đây là hai phần mềm đơn giản, thơng dụng được tích

hợp trên tất cả các máy tính, hầu như HS đều đã được sử dụng qua nhiều lần.
Đặt biệt khi thiết kế về màu sắc, hình ảnh, khổ sách, font chữ sao cho có tính
thẩm mĩ cao thì PowerPoint hồn tồn có thể làm tốt điều này.
GV sẽ hướng dẫn học sinh cách thay đổi size của trang PowerPoint để ra
được khổ sách ưng ý và hướng dẫn cách lấy hình, đổ màu cho các ơ, các shape
trang trí sao cho đẹp nhất. Đồng thời hướng dẫn các em sau khi làm bài xong
cần xuất ra file PDF để đi in sách và chia sẻ cho thầy cô, bạn bè không bị lỗi
font chữ, nhảy hình ảnh,… Cung cấp video hướng dẫn để HS có thể xem lại bất
cứ lúc nào.
GV cung cấp các font chữa Việt hóa đẹp và hướng dẫn để HS tự cài vào
máy của mình. Bởi trong thiết kế font chữ và hình ảnh, cách sắp xếp là vơ cùng
quan trọng.
GV giới thiệu thêm phần mền Canva miễn phí để HS có thể tham khảo
các bìa sách, poster, bookmak đẹp và thẩm mĩ để viếc thiết kế trở nên dễ dàng
hơn.
5.2. Học sinh lập nhóm và nhận nhiệm vụ học tập
* Lập nhóm:
- Lớp sẽ chia đều thành 7 nhóm, ứng với 7 đề tài. Học sinh tự do bắt nhóm với
nhau. GV cũng sẽ có điều chỉnh để chia một số em có mức học yếu hơn vào đều
các nhóm để kết quả sẽ có sự đồng đều nhất định.
- Bầu ra nhóm trưởng.
13


- Các thành viên trong nhóm phải lập cho mình một tài khoản gmail riêng để
cộng tác làm bài, cũng như nộp bài cho giáo viên sửa chữa khi cần.
- Các nhóm sẽ bốc thăm ngẫu nhiên bài làm của mình. Sau đó thực hiện dự án
theo tiến độ bài học.
- Bài báo cáo cuối dự án được thể hiện bằng: một bài thuyết trình giới thiệu cuốn
sách về cách làm cũng như điều hay điều thú vị trong cuốn sách của mình. Cùng

các sản phẩm: một cuốn sách, một poster, một bookmak.
- Các nhóm tự bố trí thời gian họp nhóm và thực hiện nhiệm vụ. Biên bản thảo
luận nhóm được ghi đầy đủ trong Sổ theo dõi dự án.
* Yêu cầu chung về bài tập của dự án:
- Thiết kế một cuốn sách về “Nhà văn em yêu” thuộc truyện thơ hiện đại trong
chương trình Ngữ văn 9, học kì I (bài sẽ được bốc thăm ngẫu nhiên).
- Thiết kế sản phẩm phụ đi kèm bao gồm: 1 bookmak, 1 poster quảng cáo cuốn
sách.
- Thuyết trình giới thiệu trước lớp về cuốn sách và các sản phẩm phụ mà nhóm
đã thiết kế.
* Yêu cầu cụ thể về thiết kế bìa sách:
- Bìa trước: + Tên tác phẩm phù hợp. (1 điểm)
+ Có tên tác giả/ nhóm tác giả. (1 điểm)
+ Thông điệp phù hợp kèm theo. (1 điểm)
+ Tên nhà xuất bản + logo. (1 điểm)
- Bìa sau:

+ Giới thiệu tóm tắt tác phẩm. (2 điểm)
+ Ảnh nền font chữ phù hợp. (2 điểm)
+ Có Qr code hoặc web trường. (1 điểm)
14


+ Giá thành đề nghị phù hợp. (1 điểm)
Học sinh sẽ làm việc cá nhân khi thiết kế bìa sách.
* Yêu cầu về bố cục:
- Trang giới thiệu: tác giả/nhóm tác giả. (1 điểm)
- Lời tựa/ lí do có cuốn sách. (1 điểm)
- Lời cảm ơn. (1 điểm)
- Mục lục. (1 điểm)

- Trang nội dung. (5 điểm)
- Trang bản quyền. (1 điểm)
* Yêu cầu cụ thể về nội dung cuốn sách (câu hỏi định hướng)
Đề tài 1: Chính Hữu – Đồng chí: Viết bài thuyết minh giới thiệu về cuộc
đời và sự nghiệp văn học của nhà thơ Chính Hữu; Viết bài văn nêu cảm nghĩ của
em về cơ sở hình thành tình đồng chí (7 câu thơ đầu); Viết bài văn nêu cảm nghĩ
của em về biểu hiện của tình đồng chí (10 câu thơ tiếp theo); Viết bài văn nêu
cảm nghĩ của em về biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí (3 câu thơ cuối); Vẽ
một bức tranh minh họa hoặc một trò chơi liên quan đến tác giả, tác phẩm.
Đề tài 2: Phạm Tiến Duật – Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính: Viết bài
thuyết minh giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà thơ Phạm Tiến
Duật; Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh những chiếc xe khơng
kính; Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính lái xe ở khổ 1, 2,
3, 4; Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính lái xe ở khổ 5, 6,
7; Vẽ một bức tranh minh họa hoặc một trò chơi liên quan đến tác giả - tác
phẩm.
Đề tài 3: Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá: Viết bài thuyết minh giới thiệu
về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà thơ Huy Cận; Viết bài văn nêu cảm
nghĩ của em về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh bắt cá (khổ 1, 2); Viết bài văn
15


nêu cảm nghĩ của em cảnh đánh bắt cá trên biển vào đêm trăng ở khổ 3, 4, 5;
Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về cảnh đoàn thuyền trở về ở khổ 6, 7; Vẽ
một bức tranh minh họa hoặc một trò chơi liên quan đến tác giả - tác phẩm.
Đề tài 4: Bằng Việt – Bếp lửa: Viết bài thuyết minh giới thiệu về cuộc đời
và sự nghiệp văn học của nhà thơ Bằng Việt; Viết đoạn văn nêu cảm nhận về
hình ảnh ngọn lửa khơi nguồn cảm xúc ở khổ thơ đầu tiên; Viết bài văn nêu cảm
nghĩ của em về tình bà cháu ở khổ thơ 2, 3, 4; Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em
về htình bà cháu ở khổ 5, 6, 7; Vẽ một bức tranh minh họa hoặc một trò chơi

liên quan đến tác giả - tác phẩm.
Đề tài 5: Kim Lân – Làng: Viết bài thuyết minh giới thiệu về cuộc đời và
sự nghiệp văn học của nhà văn Kim Lân; Viết đoạn văn tóm tắt truyện ngắn
Làng; Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng
Chợ Dầu theo Tây; Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu làng của ông
Hai; Vẽ một bức tranh minh họa hoặc một trò chơi liên quan đến tác giả - tác
phẩm.
Đề tài 6: Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa: Viết bài thuyết minh giới
thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Thành Long; Viết
đoạn văn tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa; Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em
về nhân vật anh thanh niên; Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về các nhân vật
khác; Vẽ một bức tranh minh họa hoặc một trò chơi liên quan đến tác giả - tác
phẩm.
Đề tài 7: Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà: Viết bài thuyết minh giới
thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Quang Sáng; Viết
đoạn văn tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà; Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em
về nhân vật ông Sáu; Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu; Vẽ
một bức tranh minh họa hoặc một trò chơi liên quan đến tác giả - tác phẩm.
5.3. Học sinh triển khai dự án
- Lập nhóm, bốc thăm đề tài.
16


- Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc, phân chia cơng việc cụ thể:
Thời gian
Cơng việc
Tìm kiếm thu thập tài liệu
Tổng hợp kết quả thu thập
Làm bìa sách, lập bố cục cuốn sách
Làm nội dung cuốn sách

Làm các sản phẩm phụ
Thảo luận sửa chữa, hồn thiện
Trình bày sản phẩm
- Đọc kĩ các tài liệu giáo viên

Tuần

Tuần

Tuần

Tuần

1+2
X
X

3+4

5+6

7+8

X
X
X
X
X
cung cấp, cài font chữ và xem các video


hướng dẫn thiết kế.
- Đọc kĩ yêu cầu bài tập. Trao đổi với giáo viên về những khó khăn trong
q trình thực hiện dự án qua guop nhóm trên zalo và mail.
- Lên mạng tìm kiếm thơng tin, hình ảnh và thiết kế.
- Làm việc cá nhân để thiết kế bìa sách và làm việc nhóm để hoàn thành
cuốn sách.

17


Hình 1: Hình ảnh thiết kế bìa sách của học sinh

Hình 2: Hình ảnh các cuốn sách thiết kế của học sinh

18


Hình 3: Hình ảnh về các sản phẩm phụ poster và bookmak
- Học sinh sẽ giới thiệu sản phẩm trước lớp trong hai tiết học. Học sinh sẽ trình
bày những nét hay và độc đáo về cuốn sách mình thiết kế. Các nhóm khác có
nhiệm vụ đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình, nhận xét cuốn sách của nhóm trình
bày.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

19


Hình 4: Một vài hình ảnh báo cáo sản phẩm của học sinh

20




×