Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Vận dụng nguyên tắc liên môn để tổ chức dạy học theo dự án bài “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến” (Lịch sử 10 cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.46 KB, 27 trang )

HUYỆN ĐOÀN VÕ NHAI
ĐOÀN TRƯỜNG THPT HOÀNG QUỐC VIỆT

SÁNG KIẾN DỰ THI TRI THỨC TRẺ
VÌ GIÁO DỤC NĂM 2017
VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC LIÊN MÔN ĐỂ TỔ CHỨC
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN BÀI “TRUYỀN THỐNG YÊU
NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN”
(LỊCH SỬ 10 – CƠ BẢN)
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hà
Đơn vị: Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Võ Nhai, tháng 10 năm 2017


1. Lời giới thiệu
Là một giáo viên Lịch sử, bản thân tôi đặc biệt chú trọng giáo dục cho học
sinh về truyền thống yêu nước của dân tộc để làm sao thôi thúc trong các em ngọn
lửa của tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc chính đáng, để từ đó các em ý
thức được trách nhiệm của mình với quê hương đất nước.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt
Nam , theo tôi cần vận dụng triệt để nguyên tắc dạy học liên môn. Trên cơ sở kiến
thức của nhiều môn học khác nhau như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD, GDQP AN, Âm nhạc, việc giáo dục về truyền thống yêu nước của dân tộc sẽ được tiến
hành thuận lợi hơn.
Để việc vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn mang lại hiệu quả nhất theo
tôi cần thực hiện dạy học theo dự án (Project method). Đó chính là “Cách thức
giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp có tính
thực tiễn cao hoặc gắn liền giữa lí thuyết với thực hành, học sinh là người tự lập
kế hoạch, chủ động thực hiện, sáng tạo ra các sản phẩm nhất định và đánh giá kết
quả đạt được” [8, tr.137].
Bắt đầu từ năm học 2014-2015, nhóm Lịch sử chúng tôi đã họp và thống


nhất dạy học bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
(Lịch sử 10) theo nguyên tắc dạy học liên môn. Trên cơ sở nghiên cứu kĩ các văn
bản của ngành GD-ĐT, qua thực tiễn dạy học, tôi đã cấu trúc lại nội dung dạy học
Bài 28 - Lịch sử 10, vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn (với môn Ngữ văn,
GDCD, GDQP - AN) và tích hợp với kiến thức Lịch sử Việt Nam (từ năm 1945
đến nay) để giáo dục truyền thống yêu nước cho các em học sinh.
Theo tôi việc đề ra sáng kiến: Vận dụng nguyên tắc liên môn để tổ chức dạy
học theo dự án bài “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong
kiến” (Lịch sử 10- cơ bản) là hết sức cần thiết. Qua đó các em học sinh được vận
dụng kiến thức các môn học để đóng vai một nhân vật lịch sử hay để tổ chức thi đố
vui lịch sử nên càng hứng thú học tập. Đồng thời bồi dưỡng cho các em tinh thần


yêu nước, thấm thía giá trị của độc lập, tự do và ý thức được trách nhiệm của bản
thân đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
2. Tên sáng kiến:
Vận dụng nguyên tắc liên môn để tổ chức dạy học theo dự án bài “Truyền thống
yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến” (Lịch sử 10- cơ bản).
3. Tác giả, đồng tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Hà
- Địa chỉ: Trường THPT Hoàng Quốc Việt
- Điện thoại: 0973.727.365;
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Ngọc Hà
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lịch sử.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc dùng thử: Ngày 05/3/2015.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
7.1.1. Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp
*Nội dung cơ bản của các môn học, các lĩnh vực có liên quan

HS cần lấy được những ví dụ cụ thể về truyền thống yêu nước Việt Nam
từ quá trình hình thành đến sự phát triển và tôi luyện ở thời phong kiến độc lập và tiếp
tục được phát triển trong thời đại hiện nay. Từ đó, ý thức được trách nhiệm của bản
thân đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. thông qua việc vận
dụng kiến thức Lịch sử, Ngữ văn, Địa lí, Âm nhạc, GDCD, GDQP - AN, những hiểu
biết về tình hình chính trị - xã hội hiện nay,…
- Môn Lịch sử (Bài 28 - Lịch sử 10): Lòng yêu nước: bắt nguồn từ những
tình cảm đơn giản, mang tính địa phương. Lòng yêu nước được xuất hiện khi hình
thành quốc gia dân tộc Việt, được phát huy ở thời kỳ Bắc thuộc, đã hình thành
truyền thống yêu nước Việt Nam. Truyền thống yêu nước được phát triển và tôi
luyện trong các thế kỉ phong kiến độc lập, mà nét đặc trưng nhất chính là yêu nước
chống ngoại xâm.


- Môn GDCD: Bài “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
(GDCD 10): Khái niệm lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt
Nam, trách nhiệm của học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Môn GDQP - AN: Bài “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt
Nam” (GDQP – AN 10): Những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc, đặc biệt là truyền thống vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp
đánh giặc giữ nước , qua đó hiểu biết về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài
thao lược đánh giặc của tổ tiên. Từ đó, học sinh xác định được trách nhiệm của
mình trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, có thái độ
học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
- Môn Ngữ văn: Các truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, “Thánh Gióng”,
“Mị Châu Trọng Thủy” (về quá trình hình thành truyền thống yêu nước), các tác
phẩm văn học thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc thời phong kiến độc lập
như “Nam Quốc sơn hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bình Ngô đại cáo”. Đáng chú ý là
trong SGK Ngữ văn 10 đã đưa một số câu chuyện lịch sử về Thái sư Trần Thủ

Độ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (trích trong bộ “Đại Việt sử kí toàn thư”).
Hay câu chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam vừa là một câu chuyện lịch sử ,
lại vừa được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng chuyển thể thành tác phẩm văn học “Lá
cờ thêu sáu chữ vàng”...
- Lĩnh vực Âm nhạc: Bài hát “Tổ quốc gọi tên mình”.
- Kiến thức thời sự: Hiểu biết về tình hình chính trị xã hội hiện nay từ đó rèn
luyện ý thức làm chủ đất nước, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Rèn kỹ năng phân tích, vận dụng kiến thức liên môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa
lí, GDCD, GDQP - AN, Âm nhạc, liên hệ thực tế.
- Kĩ năng sử dụng tranh ảnh, download, sưu tầm tài liệu, sử dụng công nghệ
thông tin (phần mềm power point), kĩ năng thuyết trình, kĩ năng trình bày suy nghĩ
ý tưởng, hợp tác.
- Định hướng năng lực: Tư duy, tự học, phát triển ngôn ngữ, đóng vai một
nhân vật lịch sử.


Trải qua 9 năm giảng dạy môn Lịch sử, tôi nhận thức được rằng các kiến
thức liên môn có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá
khứ, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền giáo dục cho học sinh THPT hiện nay.
* Vấn đề giáo dục ý thức cho học sinh trường trung học phổ thông Hoàng Quốc
Việt
- Thuận lợi
Nguồn tư liệu trên các phương tiện thông tin, truyền thông hiện nay vô cùng
phong phú, đặc biệt là trên mạng In-ter-net, giúp các em học sinh có thể dễ dàng
tìm hiểu vấn đề. Sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, sự tâm huyết
của giáo viên. Đa số các em học sinh ngoan, luôn ủng hộ các hoạt động của nhà
trường, các thầy cô giáo.
- Khó khăn
Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát ở trường THPT Hoàng Quốc Việt, tôi có
một số ý kiến sau đây:

Thứ nhất, do đặc trưng riêng của nhà trường, học sinh là con em các dân
tộc thuộc 5 xã phía Đông Nam huyện Võ Nhai có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn, điều kiện tiếp cận với các phương tiện truyền thông, thông tin của nhiều em
còn hạn chế. Điều đáng lưu ý là đa số các em chưa có kĩ năng phân tích, tổng hợp,
xử lí thông tin, trong khi nhiều nguồn thông tin trái chiều đang tràn ngập trên mạng
In-ter-net hiện nay.
Thứ hai, do điều kiện thực tế của nhà trường, việc tổ chức dạy học tích hợp
theo dự án chưa được tiến hành rộng rãi và thường xuyên, đặc biệt là nhóm bộ môn
Khoa học xã hội. Do vậy, bản thân tôi phải tự tìm tòi, định hướng cho mình về nội
dung, phương pháp, cách thức tổ chức sao cho có hiệu quả. Hơn nữa, nhiều em học
sinh cũng chưa quen với cách thức học tập mới nên công tác giao nhiệm vụ, định
hướng, hướng dẫn học sinh chuẩn bị học tập theo dự án còn gặp nhiều khó khăn.
- Tổng hợp kết quả điều tra về nhận thức của học sinh đối với vấn đề
Trước khi xây dựng và triển khai dự án 2 tuần lễ, tôi đã tiến hành phát phiếu
điều tra về thực trạng nhận thức của các em học sinh nhà trường về truyền thống
yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến:


TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT 277 HỌC SINH KHỐI 10
Nội dung khảo sát

Giỏi

Khá

Trung

Yếu,

bình

1. Lòng yêu nước là gì?
2. Truyền thống là gì?
3. Truyền thống yêu nước của dân

13
18

24
27

156
140

kém
84
92

tộc Việt Nam được hình thành vào

56

43

101

77

20

33


129

95

12

25

158

82

8

15

156

98

9

14

167

87

16


19

177

65

thời kì nào? Vì sao?
4. Thống kê các triều đại phong
kiến Việt Nam (X- XIX).
5. Nêu một vài dẫn chứng về tinh
thần yêu nước của nhân dân ta
trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước thời phong kiến
độc lập.
6. Nêu một vài dẫn chứng về tinh
thần yêu nước của nhân dân ta
trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ
Tổ quốc thời phong kiến độc lập.
7. Kể tên một số danh nhân lịch
sử, anh hùng dân tộc (đất nước,
địa phương) tiêu biểu cho tinh
thần yêu nước, thương dân thờì
phong kiến.
8. Xác định trách nhiệm của bản
thân đối với việc phát huy truyền
thống yêu nước của dân tộc trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ



quốc hiện nay.
7.1.2. Các bước thực hiện giải pháp
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu bộ môn nói riêng, dạy
học lịch sử ở trường phổ thông cần có sự vận dụng kiến thức của nhiều môn học,
sự trao đổi chuyên môn giữa các nhóm bộ môn khác nhau trong nhà trường. Do đó,
để học sinh khối 10- trường THPT Hoàng Quốc Việt hiểu sâu sắc truyền thống yêu
nước của dân tộc Việt Nam, tôi xin đưa ra các bước thực hiện giải pháp vận dụng
nguyên tắc dạy học liên môn để tổ chức dạy học theo dự án bài “Truyền thống yêu
nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến” (Lịch sử 10- cơ bản) như sau:
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ CHO DỰ ÁN:
Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, liệt kê các công việc cần thực hiện, phân
công nhiệm vụ và cung cấp tài liệu hỗ trợ cho học sinh.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 – BÀI 28 (LỊCH SỬ 10):
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
THỜI PHONG KIẾN
Lớp 10A... - Trường THPT Hoàng Quốc Việt
Nội dung:
1. Chủ đề: Quá trình hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.
2. Mục tiêu cần đạt:
- Vận dụng được kiến thức các môn học để hiểu biết về khái niệm lòng yêu nước
và quá trình hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam.
3. Nhiệm vụ:
- Nhóm 1. Vận dụng kiến thức các môn Lịch sử, GDCD, Ngữ văn, Âm nhạc, trình
bày cách hiểu của em về khái niệm lòng yêu nước và nêu ví dụ minh họa.
- Nhóm 2, 3. Thông qua các tranh ảnh, tư liệu và truyền thuyết lịch sử, hãy làm rõ
quá trình hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam :
+ Nhóm 2. Lòng yêu nước của người Việt cổ được biểu hiện như thế nào ở thời đại
dựng nước đầu tiên (Văn Lang – Âu Lạc)?



+ Nhóm 3. Trong suốt hơn 1000 năm dưới ách đô hộ của ngoại bang (thời Bắc
thuộc), người Việt có cam chịu cảnh mất nước không? Bằng những dẫn chứng cụ
thể có hình ảnh minh họa, em hãy làm rõ những biểu hiện lòng yêu nước của người
Việt thời kì này.
4. Tài liệu tham khảo
- Các truyền thuyết, thơ ca, bài hát thể hiện tinh thần yêu nước và các tư liệu tham
khảo, hình ảnh có liên quan.
- SGK Lịch sử, GDCD 10,
5. Tiêu chí đánh giá:
- Đánh giá sản phẩm về bố cục, nội dung, hình thức.
- Đánh giá về cách trình bày và khả năng kết hợp sử dụng công nghệ thông tin.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 – BÀI 28 (LỊCH SỬ 10):
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
THỜI PHONG KIẾN
Lớp 10A... - Trường THPT Hoàng Quốc Việt
Nội dung:
1. Chủ đề: Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước Việt Nam trong các thế kỉ
phong kiến độc lập.
2. Mục tiêu cần đạt:
- Vận dụng được kiến thức các môn học để trình bày những biểu hiện của truyền
thống yêu nước Việt Nam trong các thế kỉ phong kiến độc lập, liên hệ những kiến
thức lịch sử địa phương có liên quan.
- Khai thác thông tin trên sách báo, mạng Internet,...
3. Nhiệm vụ:


- Nhóm 1. Hãy diễn một đoạn tiểu phẩm dựng lại một chi tiết/ nhân vật/sự kiện
lịch sử tiêu biểu cho tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta thời
phong kiến mà nhóm em tâm đắc nhất.

- Nhóm 2. Thiết kế bài trình chiếu (trên Power Point hoặc Word) có hình ảnh minh
họa và các thông tin giới thiệu về một vị anh hùng dân tộc hoặc một danh nhân lịch
sử (đất nước/địa phương) tiêu biểu cho tinh thần yêu nước ở thời phong kiến mà
nhóm em tâm đắc nhất. Từ đó lí giải tại sao yêu nước lại phải gắn liền với tinh thần
đoàn kết, thương dân?
- Nhóm 3. Vận dụng kiến thức Ngữ văn, Lịch sử thể hiện truyền thống yêu nước
của dân tộc Việt Nam thời phong kiến, hãy thiết kế một bài trình chiếu và cử người
làm MC, phụ trách kĩ thuật cho các nhóm còn lại tham gia chương trình Game
Show gồm 2 phần thi “Hiểu biết” và “Nhận diện lịch sử”.
4. Tài liệu tham khảo
- SGK Lịch sử, Ngữ văn 10, GDQP-AN 10; Tài liệu tham khảo có liên quan.
5. Tiêu chí đánh giá:
- Đánh giá sản phẩm về bố cục, nội dung, hình thức.
- Đánh giá về cách trình bày và kết hợp sử dụng công nghệ thông tin (nếu có).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 – BÀI 28 (LỊCH SỬ 10):
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
THỜI PHONG KIẾN
Lớp 10A...- Trường THPT Hoàng Quốc Việt
Nội dung:
1. Chủ đề: Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.
2. Mục tiêu cần đạt:
- Trình bày, giải thích được nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời
phong kiến.
- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số tình huống thực tiễn.


- Ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với việc phát huy truyền thống yêu
nước của dân tộc.
3. Nhiệm vụ:
Câu hỏi 1: Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là

gì? Vì sao?
Câu hỏi 2: Là công dân trẻ tuổi của đất nước, theo em cần phải làm gì để phát huy
truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?
Bài tập tình huống:
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tiến muốn theo học và phát triển nghề truyền
thống của gia đình, dòng họ mình mà bạn có năng khiếu và rất yêu thích nó. Song,
nhiều bạn bè cho rằng, Tiến làm như vậy là không có tương lai, thanh niên phải
theo học những ngành khoa học – kĩ thuật hiện đại mới phù hợp.
Nếu là Tiến, em sẽ làm gì?
(SGK GDCD 10, trang 102).
4. Tài liệu tham khảo
- SGK Lịch sử, GDCD 10, GDQP-AN 10; Tài liệu tham khảo có liên quan.
5. Tiêu chí đánh giá:
- Đánh giá sản phẩm về bố cục, nội dung, hình thức.
- Đánh giá về cách trình bày, giải quyết tình huống, liên hệ thực tế.
BƯỚC 2: KHỞI ĐỘNG BẮT ĐẦU DỰ ÁN:
GV cho HS 3 nhóm tìm từ khóa (chủ đề) cho những hình ảnh, tư liệu GV
đưa ra. Nhóm nào phất cờ trước có quyền trả lời. Trả lời đúng từ khóa của nhóm
hình ảnh được 50 điểm. Trả lời sai thì hai đội còn lại có quyền phất cờ trả lời.
- Hình ảnh, tư liệu 1: Hai Bà Trưng, chống quân Mông Nguyên, kháng
chiến chống Mĩ, hướng về biển đảo, kèm lời đoạn nhạc bài hát “Tổ quốc gọi tên
mình”.


- Hình ảnh, tư liệu 2: GV đưa ra một số hình ảnh và tư liệu về truyền thống
tôn sư trọng đạo.

- Hỏi: Những truyền thống này có từ lâu đời chưa? Theo em truyền thống
nào là kết tinh sức mạnh và niềm tự hào của dân tộc ta?
- GV nêu khái niệm truyền thống và giới thiệu bài học.



+ Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối
sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành và lưu truyền từ đời này sang đời
khác. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã để lại bao
truyền thống tốt đẹp. Trong đó, truyền thống yêu nước là thiêng liêng nhất, kết tinh
bản lĩnh, sức mạnh và niềm tự hào dân tộc. Trong năm điều Bác dạy thiếu niên nhi
đồng thì điều thứ nhất là: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào". Người đã từng khẳng
định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó
kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Vậy, truyền thống
yêu nước được hình thành như thế nào? Được phát triển và tôi luyện ra sao ở thời
phong kiến? Theo em, cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống yêu
nước của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?
- GV định hướng các hoạt động cho học sinh:
Hoạt động 1: Khởi động (tích hợp kiến thức GDCD, Âm nhạc với Lịch sử).
Hoạt động 2: Tích hợp kiến thức Ngữ văn, GDCD với Lịch sử để làm rõ sự
hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam.
Hoạt động 3: Tích hợp kiến thức Ngữ văn, GDCD, GDQP-AN với Lịch sử
để làm rõ những biểu hiện của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.

Hoạt động 4: Tích hợp kiến thức GDCD, GDQP – AN, hiểu biết về tình
hình chính trị xã hội hiện nay với Lịch sử để làm rõ đặc trưng của truyền thống yêu
nước thời phong kiến và liên hệ với trách nhiệm bản thân hiện nay.
BƯỚC 3: TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
Các nhóm học sinh phân công nhiệm vụ cụ thể trong nhóm, nghiên cứu dự
án và hoàn thành sản phẩm dự án. Giáo viên định hướng rõ ràng về các sản phẩm
dự án mà học sinh phải hoàn thành.



Giáo viên cũng đưa ra tiêu chí đánh giá ngay từ đầu để học sinh có thể hoàn
thành một cách có hiệu quả nhất. Giáo viên luôn giữ liên lạc, theo dõi, động viên,
giúp đỡ học sinh, đồng thời điều chỉnh kịp thời khi các nhóm học sinh đi “chệch
hướng” ban đầu.
BƯỚC 4: TRÌNH BÀY VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN:
Giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, trình bày các
sản phẩm dự án trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, góp ý, trao đổi và đánh giá lẫn
nhau theo các tiêu chí cho trước. Giáo viên qui định thời gian cho các nhóm trình
bày, giới thiệu sản phẩm dự án. Giáo viên đưa ra câu hỏi cần thiết và nhận xét,
đánh giá phần trình bày cũng như sản phẩm dự án của các nhóm. Cuối cùng, giáo
viên tổng kết các nội dung cơ bản của bài.

BƯỚC 5: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC, TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Giáo viên đưa ra bảng tự đánh giá năng lực để hướng dẫn học sinh tự học ở
nhà:
Mức/điểm
Tiêu chí

Rubric định lượng/phân tích
1 (Giỏi
2 (Khá
3 (Trung
4 (Không
9 -10

7 -8 điểm)

điểm)
Hiểu


đạt < 5

5 -6 điểm)

điểm)

bày Trình

bày Trình

bày Trình bày

niệm lòng một cách rõ tương

đối được

một chưa đầy

yêu

khái Trình

bình

nước, ràng, mạch rõ

ràng, số ý cơ bản đủ, còn

truyền


lạc, có dẫn mạch

thống,

chứng

truyền

thể về khái một vài dẫn niệm lòng trọng.

thống

cụ nêu

yêu niệm lòng chứng

lạc, của

nội nhiều sai

được hàm

khái sót nghiêm

về yêu

nước,

Tổng điểm



nước

yêu

nước, khái

niệm truyền

truyền

lòng

yêu thống,

thống,

nước,

truyền

truyền

truyền

thống

thống


yêu thống,

nước

nước (vận truyền
dụng

kiến thống

thức
văn,

yêu một vài sai
kiến chưa

âm thức

nhạc).

nhỏ,
nêu

được ví dụ.

GDCD, thơ
văn,

âm

nhạc).

dụng Trình bày, Trình bày, Trình bày

Hiểu biết, Vận
vận

nhưng còn

nước (vận sót

GDCD, thơ dụng

yêu

dụng được khái phân

tích phân

tích chưa đầy

về sự hình niệm lòng tương

đối được

một đủ, còn

thành

đủ số

biểu nhiều sai


của yêu

nước, đầy

truyền

truyền

thống

yêu thống

yêu hiện

của lòng

yêu trọng.

nước

Việt nước

để lòng

yêu nước

qua

Nam


trình

bày, nước

phân

tích Văn Lang- nhưng còn

đầy

những biểu hiện

đủ Âu

của sót nghiêm

thời các thời kì
Lạc, một vài sai

những biểu thời

Bắc sót

nhỏ,

hiện

của thuộc


(có chưa

nêu

lòng

yêu một vài dẫn được

dẫn

nước

thời chứng), lập chứng

Văn Lang- luận tương minh họa.
Âu

Lạc, đối

thời

Bắc chẽ.

chặt


thuộc

(có


dẫn chứng
cụ thể), lập
luận

chặt

chẽ, thuyết
Hiểu

phục.
biết, Hiểu biết, Hiểu

biết, Trình bày, Trình bày

vận

dụng phân

tích phân

tích chưa đầy

đối được

một đủ, còn

đủ số

biểu nhiều sai


được

được

tích phân
tương

những biểu những biểu đầy
hiện

của hiện

của những biểu hiện nhưng sót nghiêm

truyền

truyền

thống

yêu thống

nước

Việt nước thông thống

yêu chưa

nêu


Nam trong qua những nước,

vận được

dẫn

các thế kỉ dẫn chứng dụng

kiến chứng

phong kiến cụ thể, vận thức

liên minh họa,

độc lập

hiện
yêu truyền

đặc

sai sót nhỏ,

dụng

kiến môn, phát phần

thức

liên biểu


môn, phát nghĩ

Hiểu

của còn một vài trọng.

biểu

suy bản

nghĩ

của tương

bản thân.
tốt.
nét Lí giải đầy Lí

liên

suy hệ chưa tốt.
của
thân
đối
giải Lí

trưng đủ, thuyết được tương được

giải Chưa lí giải

một được, còn

của truyền phục về nét đối đầy đủ vài ý cho nhiều sai
thống

yêu đặc

nước

Việt của truyền trưng

Nam

thời thống

phong kiến

trưng nét

đặc nét

đặc sót nghiêm

của trưng

của trọng.

yêu truyền

truyền


nước

Việt thống

yêu thống

yêu

Nam

thời nước

Việt nước

Việt


phong kiến Nam


thời Nam

thời

chống phong kiến phong

ngoại xâm, là

chống nhưng còn


bảo vệ nền ngoại xâm, một vài sai
độc lập dân bảo vệ nền sót

nhỏ,

tộc.

So độc lập dân nêu ví dụ

sánh

với tộc.

Nêu minh

họa

thế

giới, được ví dụ nhưng chưa

nêu

được minh họa, cụ

ví dụ minh liên

hệ, phần


thể,
liên

họa,

liên phát

biểu hệ chưa tốt.

hệ,

phát suy

nghĩ

biểu

suy của

bản

nghĩ

của thân

bản thân
Tổng
2. Giáo viên giao cho học sinh hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm, hướng
dẫn học sinh tự học, tự kiểm tra đánh giá ở nhà:
2.1. Mức độ nhận biết

Câu 1: Ông là người Thái Nguyên, từng được phong "Khai quốc công thần” của
nhà Lê, được thưởng mang họ của vua...Ông tên gì ? Nhân dân Thái Nguyên lập
đền thờ ông ở đâu?
A. Dương Tự Minh và Đền Đuổm.
B. Lưu Nhân Chú và Đền Lưu Nhân Chú.
C. Đỗ Cận và Đền Đỗ Cận.
D. Hoàng Hoa Thám và Đền Lục Giáp.
Câu 2: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, Trần Bình Trọng đã
có câu nói nổi tiếng là
A.“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh
Tây”.


B. “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá kình ở biển
khơi”.
C. “ Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
D. “Xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”.
Câu 3: Người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã từng có câu nói nổi tiếng thể
hiện tinh thần yêu nước thương dân là
A.“Bạc đầu xin phụ nỗi thương dân”.
B. “Chở thuyền, lật thuyền cũng là dân”.
C. “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
D. “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc, ấy là thượng sách để giữ
nước”.
2.2. Mức độ thông hiểu
Câu 4: Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, đánh giặc toàn diện được thể
hiện trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là
A. tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
B. vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức.
C. mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài.

D. đánh địch bằng ba mũi giáp công: chính trị, quân sự, binh vận.
Câu 5: Tinh thần yêu nước được biểu hiện như thế nào qua bài thơ “Nam quốc sơn
hà”?
A. Tình thương yêu đồng bào, giống nòi, dân tộc.
B. Cần cù sáng tạo trong lao động.
C. Lòng tự hào và quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc.
D. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
2.3. Mức độ vận dụng thấp
Câu 6: Sắp xếp các địa danh sau theo trình tự thời gian diễn ra các trận quyết chiến
chiến lược:
A. Ngọc Hồi - Đống Đa, Chi Lăng - Xương Giang, Sông Như Nguyệt.
B. Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa, Sông Như Nguyệt.
C. Sông Như Nguyệt, Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa.


D. Sông Như Nguyệt, Ngọc Hồi - Đống Đa, Chi Lăng - Xương Giang.
2.4. Mức độ vận dụng cao
Anh trai Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn con đi bộ đội
nên bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại. Theo em, Hùng nên làm gì khi biết ý định
của bố mẹ?
A. Ủng hộ việc làm của bố mẹ.
B. Tự ý rủ anh trai đi đến cơ quan chức năng để làm thủ tục nhập ngũ.
C. Dùng những hiểu biết đã được học để khuyên bố mẹ cho anh trai đi nhập
ngũ khi đã có giấy gọi.
D. Biết việc làm của bố mẹ là chưa thể hiện ý thức trách nhiệm với đất nước
nhưng vì phận làm con nên không có ý kiến gì.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu và vận dụng nguyên tắc liên môn để tổ
chức dạy học theo dự án bài “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời
phong kiến” (Lịch sử 10- cơ bản) tại trường THPT Hoàng Quốc Việt.

* Tổng hợp kết quả điều tra về nhận thức của học sinh đối với vấn đề sau
khi tiến hành sáng kiến
- Kết quả phiếu điều tra: So sánh kết quả điều tra nhận thức của HS trước và
sau khi tổ chức dự án, ta thấy rõ sự chuyển biến tích cực sau khi thực hiện sáng
kiến này, cụ thể như sau:
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT 277 HỌC SINH KHỐI 10
Nội dung khảo sát

Giỏi

Khá

Trung

Yếu

1. Lòng yêu nước là gì?
2. Truyền thống là gì?
3. Truyền thống yêu nước của dân

42
46

137
110

bình
98
119


tộc Việt Nam được hình thành vào

56

104

112

4

65

92

118

2

57

106

111

3

thời kì nào? Vì sao?
4. Thống kê các triều đại phong
kiến Việt Nam (X- XIX).
5. Nêu một vài dẫn chứng về tinh

thần yêu nước của nhân dân ta

0
2


trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước thời phong kiến
độc lập.
6. Nêu một vài dẫn chứng về tinh
thần yêu nước của nhân dân ta
trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ

49

93

133

2

47

119

108

3

62


102

113

0

Tổ quốc thời phong kiến độc lập.
7. Kể tên một số danh nhân lịch
sử, anh hùng dân tộc (đất nước,
địa phương) tiêu biểu cho tinh
thần yêu nước, thương dân thờì
phong kiến.
8. Xác định trách nhiệm của bản
thân đối với việc phát huy truyền
thống yêu nước của dân tộc trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay.
Đa số các em đã vận dụng tốt kiến thức liên môn để trả lời các câu hỏi và bài
tập. Các em HS đã làm rõ nội dung kiến thức, có khả năng thuyết trình, khả năng
lập luận, phản biện, bảo vệ ý kiến của mình. Các em đều có những hiểu biết cơ bản
về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam , và tự xác định được trách nhiệm
của bản thân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục đã tạo nên một phong trào học
tập sôi nổi cho các em học sinh.
Sở dĩ có được kết quả trên là vì việc vận dụng kiến thức liên môn để tổ chức
dạy học theo dự án như trên làm cho học sinh hứng thú học tập, các em được vận
dụng những hiểu biết của mình trên những môn học, lĩnh vực khác nhau nên đã
đem lại hiệu quả giáo dục.
Như vậy, trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại trường THPT Hoàng Quốc

Việt còn nhiều khó khăn, nhưng việc thực hiện sáng kiến Vận dụng nguyên tắc


liên môn để tổ chức dạy học theo dự án bài “Truyền thống yêu nước của dân tộc
Việt Nam thời phong kiến” (Lịch sử 10- cơ bản) của bản thân tôi trong năm học
2014 – 2015 đã mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực; Trong năm học 2014 –
2015, được sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, sự giúp đỡ của các đồng chí
giáo viên nhóm Ngữ văn, GDCD, GDQP-AN, tôi đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu tại lớp 10A3- Trường THPT Hoàng Quốc Việt - Kết quả giờ dạy đạt loại
Giỏi và được đánh giá cao.
Không những thế, giải pháp đề ra trong sáng kiến này có khả năng áp dụng
đối với các môn học Lịch sử, Ngữ văn, GDCD, GDQP-AN trong các trường
THPT toàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Cơ sở lí luận: Các môn học, lĩnh vực khác nhau như Ngữ văn, Lịch sử,
GDCD, GQQP-AN, Âm nhạc…lại có thể hỗ trợ nhau trong nội dung giáo dục về
truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến.
- Cơ sở thực tiễn:
+ Khả năng nhận thức và sự ủng hộ của học sinh trường THPT Hoàng Quốc
Việt - Tỉnh Thái Nguyên.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật của trường THPT Hoàng Quốc Việt.
+ Sự chuẩn bị của giáo viên.
+ Sự quan tâm chỉ đạo, động viên, giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường.
Sự ủng hộ của các đồng chí cán bộ giáo viên trong toàn trường đặc biệt là các
nhóm chuyên môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD, GDQP-AN, giúp đỡ tác giả
hoàn thành sáng kiến và vận dụng vào thực tiễn.

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến



10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
- Thứ nhất, theo tôi việc đề ra sáng kiến Vận dụng nguyên tắc liên môn để
tổ chức dạy học theo dự án bài “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời
phong kiến” (Lịch sử 10- cơ bản) có ý nghĩa lớn đối với thực tiễn của đất nước ta
hiện nay, khi tình trạng bỏ quên quá khứ, tư tưởng, lối sống lệch lạc, quên ý thức
trách nhiệm với đất nước trong một bộ phận thanh niên, học sinh đang là một mối
lo ngại lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Thứ hai, việc xây dựng dự án dạy học này hoàn toàn phù hợp với đường
lối của Đảng, quan điểm đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo, đó là tiếp tục đổi
mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn
luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh; đẩy mạnh
việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo
dự án trong các môn học, đặc biệt coi trọng giáo dục truyền thống, giáo dục kĩ
năng sống cho HS.
- Thứ ba, thông qua dự án này sẽ giúp thế hệ trẻ kế thừa được truyền thống
yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của các thế hệ cha anh, biến
sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho dân
tộc Việt Nam.
Do đó đã góp một phần nâng cao hiệu quả của sự nghiệp GD&ĐT nước nhà,
đó là đào tạo ra những con người có vốn hiểu biết, có nhân cách, có lí tưởng, có
năng lực vận dụng kiến thức, có tư duy độc lập, sáng tạo, mà quan trọng nhất là có
tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc.
Theo tôi đây là sáng kiến này có tính khả thi cao, vì HS có thể vận dụng kiến
thức được học trong SGK các môn học Lịch sử, GDCD, Ngữ văn, GDQP -AN nên
sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Kết quả thực nghiệm sư phạm là căn cứ bước đầu khẳng định tính hiệu quả
của các biện pháp được nêu ra trong sáng kiến này. Các biện pháp sư phạm giáo

dục truyền thống yêu nước cho học sinh được nêu ra không chỉ vận dụng cho bộ
môn Lịch sử trong trường THPT Hoàng Quốc Việt mà còn có thể vận dụng cho các


bộ môn GDCD, GDQP-AN, Ngữ văn với những nội dung khai thác cụ thê phù hợp
với từng lớp học, cấp học một cách linh hoạt, sáng tạo, trong cả giờ học ngoại khoá
và chính khoá thông qua vệc tích hợp nội dung giáo dục trong các môn học có liên
quan.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
- Ý kiến của em Lê Thị Linh - Lớp 10A3 năm học 2014-2015
(được tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu):
Chúng em rất vui vì được tham gia dự án học tập của cô giáo Nguyễn Thị
Ngọc Hà với chủ đề: “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong
kiến” (Lịch sử 10- cơ bản). Trong buổi học đó, chúng em đã được làm việc tích
cực, được vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau, được sân khấu hóa
(diễn lại một sự kiện lịch sử), được phát triển năng lực tư duy, tự học và sáng tạo
để nhận thức, hiểu biết cặn kẽ vấn đề, biết đánh giá và lập luận, được tham dự sân
chơi bổ ích. Chúng em đều có cảm giác thoải mái và tăng cường vốn hiểu biết sau
khi học xong dự án này.
Người đánh giá

Lê Thị Linh

- Ý kiến của cô giáo Đặng Thị Châm - Giáo viên Ngữ văn (Trường THPT
Hoàng Quốc Việt):
Môn Ngữ văn với môn Lịch sử đều vốn có nhiều điểm chung trong nội dung
giáo dục, đặc biêt là giáo dục ý thức, giáo dục truyền thống cho học sinh. Có rất
nhiều tác phẩm văn học đề cập hay phản ánh các sự kiện nhân vật lịch sử. Người
xưa có câu Văn, Sử, Triết bất phân. Quả đúng như vậy. Giảng dạy và học tập môn

Ngữ văn không thể thiếu kiến thức bộ môn Lịch sử và ngược lại. Cho nên việc


đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Hà đưa ra sáng kiến vận dụng nguyên tắc dạy học liên
môn để tổ chức dạy học theo dự án “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
thời phong kiến” (Lịch sử 10- cơ bản) theo tôi là một sáng kiến có tính ứng dụng
cao. Với tư cách là người trực tiếp được dự buổi học theo dự án này của đồng chí,
tôi thấy đây là dự án có tính khả thi, cần được áp dụng rộng rãi.
Người đánh giá

Đặng Thị Châm
- Ý kiến của cô giáo Lê Thị Phương Thảo - Giáo viên Lịch sử
(Trường THPT Hoàng Quốc Việt):
Là một giáo viên Lịch sử, trong quá trình công tác tôi nhận thấy đồng chí
Nguyễn Thị Ngọc Hà luôn cố gắng tìm tòi, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức
liên môn để tổ chức các hoạt động học tập, đặc biệt là khả năng tích hợp với các bộ
môn Ngữ văn, GDCD, GDQP-AN, lĩnh vực Âm nhạc…để giáo dục, bồi dưỡng tư
tưởng tình cảm cho học sinh. Đặc biệt, đồng chí đã tổ chức có hiệu quả dự án
Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến” (Lịch sử 10- cơ
bản), các em học sinh rất hào hứng trong học tập và vận dụng tốt, hiểu biết sâu sắc
kiến thức của các bộ môn liên quan, đặc biệt là bộ môn Lịch sử.
Người đánh giá

Lê Thị Phương Thảo
- Ý kiến của thầy giáo Hoàng Văn Hoa - Giáo viên GDCD (Trường THPT
Hoàng Quốc Việt):
Môn Lịch sử với môn GDCD vốn có nhiều điểm chung trong nội dung giáo
dục, đặc biêt là giáo dục về truyền thống yêu nước. Cho nên việc đồng chí Nguyễn
Thị Ngọc Hà đưa ra sáng kiến vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn để tổ chức
dạy học theo dự án bài “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong

kiến” (Lịch sử 10- cơ bản) theo tôi là một sáng kiến có tính ứng dụng cao. Vì vậy,


trong năm học 2016 -2017, tôi đã áp dụng sáng kiến của đồng chí đối với việc dạy
học môn GDCD 10 và thu được kết quả khả quan.
Người đánh giá

Hoàng Văn Hoa

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu:
Số

Tên tổ chức/cá

TT
1

nhân
Lớp 10A3 năm

học 2014-2015
2 Em Lê Thị Linh

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực

Trường THPT Hoàng


áp dụng sáng kiến
Lịch sử, Ngữ văn, GDCD,

Quốc Việt
Lớp 10A3 năm học

GDQP-AN, Âm nhạc
Vận dụng kiến thức liên môn

2014-2015 - Trường


3

THPT Hoàng Quốc Việt
Cô giáo Lê Thị
Giáo viên Lịch sử Phương Thảo

4 Cô giáo Đặng Thị

5

Lịch sử

Trường THPT Hoàng
Quốc Việt
Giáo viên Ngữ văn -

Châm


Trường THPT Hoàng

Thầy giáo Hoàng

Quốc Việt
Giáo viên GDCD -

Văn Hoa

Trường THPT Hoàng

Ngữ văn

GDCD

Quốc Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Ánh, Trần Thái Hà, Trịnh Đình Tùng, Tư liệu lịch sử 10, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 2007.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lịch sử 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân 10, Nxb Giáo dục, 2008.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục Quốc phòng - an ninh 10, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 2008.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ văn 10, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2012.
Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp dạy học lịch sử, tập II, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội, 2010..



×