Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Đánh giá mối liên quan giữa đa hình gen prlc2161 với khả năng sản xuất trứng ở gà liên minh (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 46 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
----------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐA HÌNH GEN
PRL/C2161G VỚI KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TRỨNG Ở
GÀ LIÊN MINH”

Ngƣời thực hiện

:

LÊ HUY KHẢI

Mã sinh viên

:

600843

Lớp

:

K60 - CNSHC

Ngƣời hƣớng dẫn

:



TS. TRẦN THỊ BÌNH NGUN

Bộ mơn

:

CƠNG NGHỆ SINH HỌC
ĐỘNG VẬT

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tơi. Các số liệu kết quả trong
khóa luận này là trung thực và chưa từng dùng để bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin được trích dẫn trong khóa luận này đều
được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đều được cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh viên

Lê Huy Khải

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
TS.Trần Thị Bình Ngun, giảng viên bộ mơn Cơng nghệ sinh học Động vật Khoa
Công nghệ sinh học Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, dẫn dắt tơi

trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi được học
tập và hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Tiếp theo tơi xin cảm ơn các Thầy, Cô trong bộ môn Công nghệ sinh học động
vật khoa Công nghệ Sinh học Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói chung đã đỡ tạo
điều kiện và giúp cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Vũ Công Quý và ThS. Nguyễn Thị Yến và
các cán bộ tại Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Cơng nghệ Hải Phịng.
Cuối cùng, tơi xin tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã
luôn tin tưởng, ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất cũng như
tinh thần để tơi hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng
Sinh viên

Lê Huy Khải

ii

năm 2022


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ vii

TÓM TẮT ......................................................................................................... viii
Phần I. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu ........................................................................................................... 2
Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu: Gà Liên Minh ....................................... 3
2.2. Mối liên quan giữa đa hình gen và khả năng sinh sản ................................... 5
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng trứng ở gà ........................................ 5
2.2.2. Khả năng sinh sản ở gia cầm....................................................................... 5
2.2.3. Phân tích đa hình gen và mối liên quan với khả năng sản xuất trứng ở gà 8
2.2.4. Nghiên cứu đa hình gen liên quan đến các tính trạng sinh sản ở gà trên thế giới
................................................................................................................... 12
2.2.5. Đa hình gen mã hóa Prolactin (PRL) ....................................................... 12
Phần III. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ................................................... 13
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................ 13
3.1.1. Thời gian ................................................................................................... 13
3.1.2. Địa điểm .................................................................................................... 13
3.2. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 13
3.3. Hóa chất và thiết bị....................................................................................... 15
iii


3.3.1. Hóa chất..................................................................................................... 15
3.3.2. Dụng cụ và thiết bị .................................................................................... 16
3.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 16
3.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 16
Phần IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 23
4.1. Kết quả phân tích đa hình gen PRL/C2161G bằng kỹ thuật PCR- RFLP ... 23
4.1.1 Kết quả khuếch đại đoạn gen PRL/C2161G bằng phản ứng PCR ............. 23

4.1.2. Kết quả phân tích đa hình đoạn gen PRL bằng enzyme Csp6I................. 24
4.1.3. Kết quả phân tích tần số alen/kiểu gen ..................................................... 24
4.2. Kết quả theo dõi kiểu hình liên quan đến tính trạng sinh sản ở gà .............. 25
4.3. Kết quả đánh giá mối liên quan giữa đa hình gen PRL với khả năng sản xuất
trứng ở gà Liên Minh. ............................................................................... 33
Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 34
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 34
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 35

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Các hóa chất sử dụng .......................................................................... 15
Bảng 3.2. Các dung dịch đệm cần pha trong nghiên cứu.................................... 15
Bảng 3.3. Dụng cụ và thiết bị sử dụng trong nghiên cứu ................................... 16
Bảng 3.4. Thông tin mồi sử dụng trong kỹ thuật PCR với gen PRL .................. 19
Bảng 3.5. Chu trình nhiệt phản ứng PCR............................................................ 19
Bảng 4.1. Phân tích tần số alen/kiểu gen tại đa hình gen PRL ........................... 24
Bảng 4.2. Kết quả theo dõi hình dạng trứng (D/d dài chia rộng, từ tuần 25 – 40)
................................................................................................................. 25
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi khối lượng trứng trung bình (gram) (Từ tuần 25 –
40)............................................................................................................ 27
Bảng 4.4. Kết quả theo dõi số lượng trứng theo tuần (Từ tuần 25 – 40) ............ 28
Bảng 4.5. Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ (%) từ tuần 25 – 40..................................... 29
Bảng 4.6. Đánh giá chất lượng trứng tại 38 – 40 tuần tuổi ................................. 31
Bảng 4.7. Kết quả phân tích mối tương quan giữa đa hình nucleotide tại gen
PRL với khả năng sản xuất trứng của gà Liên Minh .............................. 33


v


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Thơn Liên Minh xã Trân Châu huyện Cát Hải thành phố Hải Phịng .. 3
Hình 2.2 Gà trống, gà mái Liên Minh trưởng thành (24 tuần tuổi) ...................... 4
Hình 2.3 Đàn gà Liên Minh trưởng thành (24 tuần tuổi) ...................................... 4
Hình 2.4. Bản đồ QTL: các vùng gen trên NST liên quan đến tính trạng năng
suất trứng ở gà .......................................................................................... 9
Hình 2.5. Bản đồ QTL: Các vùng gen trên NST liên quan đến tính trạng khối
lượng trứng ở gà ..................................................................................... 10
Hình 2.6. Bản đồ QTL trên NST gà, NST giới tính ♂ (ZZ), ♀ (WZ) ................ 11
Hình 2.7. Vị trí gen PRL trên nhiễm sắc thể số 2 ở gà ....................................... 12
Hình 3.1. Mơ phỏng q trình chọn lọc và phân lơ gà Liên Minh ..................... 13
Hình 3.2. Đàn gà trước khi chọn lọc phân lơ ...................................................... 14
Hình 3.3. Gà đã được chọn lọc và phân theo lơ nhờ kết quả PCR ..................... 14
Hình 3.4. Thu mẫu máu gà Liên Minh từ tĩnh mạch cánh (I) ............................. 17
Và bảo quản bằng EDTA-K (II).......................................................................... 17
Hình 3.5. Máy đo áp lực vở trứng ....................................................................... 22
Hình 4.1. Hình đại diện kết quả điện di sản phẩm PCR các đa hình gen PRL trên
gel Agarose 1% ...................................................................................... 23
Hình 4.2. Kết quả điện di sản phẩm cắt đoạn gen PRL bằng Csp6I ................... 24

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng anh


Từ viết tắt
Bp
DNA
EDTA

Nghĩa tiếng việt

Base pair

Cặp bazơ

Deoxyribonucleic acid

Axit đêơxyribơnuclêic

Ethylene Diamine Tetraacetic
Acid

Axít Etylen Diamin Tetra Acetic

F

Forward

Xuôi

PRL

Prolactin


Prolactin
Liên Minh

LM
OD

Optical density

Quang phổ

PBS

Phosphate – buffer saline

Nước muối đệm phốt phát

PCR

Polymerase Chain Reaction

Phản ứng chuỗi polymerase

QTL

Quantitative Trait Loci

Vị trí tính trạng số lượng

Reverse


Ngược

Rectriction Enzyme

Enzym giới hạn

Restristion Fragment Length

Chiều dài đa hình của đoạn cắt

Polymorphisms

giới hạn

SDS

Sodium Dodecyl Sulfate

Natri lauryl sulfat

SNP

single-nucleotide polymorphism

Đa hình nucleotide đơn

TAE

Tris – Acetic acid – EDTA


R
RE
RFLP

TE
BW

Tris – Ethylen Diamin Tetra
Acetic
Khối lượng cơ thể

Body weight

Nhà xuất bản

NXB

vii


TÓM TẮT
Gà Liên Minh là giống gà bản địa, mang nhiều đặc tính quý, thịt thơm ngon và
gắn liền với sự phát triển kinh tế của người dân thôn Liên Minh, xã Trân Châu, huyện
Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Mục đích của nghiên cứu này là xác định mối quan hệ
giữa đa hình nucleotide (SNP) gen Prolactin (PRL C-2161G), tìm kiếm gen liên quan
với khả năng sinh sản ở gà Liên Minh. Các chỉ tiêu được theo dõi trên 03 lô gà mái
Liên Minh bao gồm: ngày bắt đầu đẻ trứng, số lượng trứng, khối lượng quả trứng đầu
tiên, khối lượng trứng trung bình và chỉ số hình dạng trứng trung bình. DNA tổng số
được tách chiết từ 85 mẫu máu và phân tích đa hình nucleotide bằng phương pháp

PCR-RFLP. Đa hình gen tại vị trí C-2161G thuộc vùng điều khiển (PRL). Kết quả cho
thấy vị trí đa hình PRL/C2161 tần số kiểu gen CC(0,01); CG (0,26) và GG (0,73).
Nghiên cứu mối liên quan giữa đa hình gen PRL/C2161G trên gà Liên Minh trong
điều kiện bán tự nhiên được xác định là có tác động đến khả năng sản xuất trứng của
gà Liên Minh. Cho thấy gà mái Liên Minh mang kiểu gen CG có lợi hơn các kiểu gen
khác về mặt di truyền. Cụ thể là: Gà mái mang kiểu gen CG có số lượng trứng là 496
quả trứng; tỷ lệ đẻ 29,5%; khối lượng trứng trung bình của gà mang gen CG là
44,547±4,561

viii


Phần I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay ở Việt Nam, giống gà bản địa không chỉ là nguồn nguyên liệu đa dạng
và quý giá cho bảo tồn đa dạng nguồn gen mà còn là giống nền để lai tạo với gà cao
sản nhằm cải thiện tính trạng năng suất gà địa phương (Fassill và cs., 2010). Việc phát
triển chăn nuôi gà bản địa khá nổi trội, do chúng chịu đựng được khí hậu ngày càng
khắc nghiệt ở địa phương, thường có khả năng đề kháng cao với một số loại bệnh. Đặc
biệt là khi mà các nguồn gà nhập từ nước ngồi có vấn đề về an tồn thực phẩm và
chất lượng khơng phù hợp với thói quen ẩm thực của người Việt Nam. Đa phần người
miền Bắc thích ăn thịt gà luộc, luộc vừa phải không nhừ quá, “hơi dai, chắc thịt”. Gà
bản địa nuôi thả vườn đảm bảo cho loại thịt như thế. Cịn gà cơng nghiệp thì thịt khơng
được đảm bảo chất lượng.
Gà Liên Minh là một giống gà bản địa quý của thôn Liên Minh, xã Trân Châu,
huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Giống gà này to cao, chân và cổ dài, lông
mượt và da vàng óng. Gà trống có thể nặng tới 5 kg, gà mái tới 3 kg. Đàn gà thường
khỏe mạnh, rất ít khi bị dịch bệnh. Ngồi với hình thức đẹp ra gà Liên Minh còn nổi
tiếng bởi chất lượng. Thịt thơm và mềm, ngọt, da giòn, vàng tươi rất bắt mắt. Gà Liên
Minh thích hợp với ni chăn thả, chịu đựng tốt điều kiện thức ăn nghèo dinh dưỡng,

khả năng đề kháng rất cao. Giá gà Liên Minh khá cao thường dao động trong khoảng
từ 200 đến 220 nghìn đồng/kg. Hiệu quả kinh tế khi chăn ni gà Liên Minh cao hơn
so với các giống gà ngoại nhập khác, giúp người dân địa phương tăng đáng kể thu
nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên năng suất trứng của gà Liên Minh tương đối thấp chỉ dao động trong
khoảng 70 – 80 quả/mái/năm và khối lượng trứng trung bình đạt khoảng 45g. Bên cạnh
đó, tính đến tuổi trưởng thành tỷ lệ gà mái chỉ chiếm 30 – 35% tổng đàn. Do vậy người
dân gặp khá nhiều khó khăn trong việc phát triển đàn, tăng con giống ở gà Liên Minh
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học, việc cải thiện khả
năng sinh trưởng, sinh sản ở vật nuôi cũng được quan tâm nhiều hơn. Ngoài phương
pháp cải thiện chất lượng thức ăn chăn ni thì việc áp dụng kỹ thuật di truyền phân tử
trong chọn lọc giống cũng đang được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng trên nhiều giống

1


động vật khác nhau và mang lại nhiều kết quả khả quan. Để khai thác và phát triển
giống gà Liên Minh được tốt nhất thì việc cải thiện khả năng sinh sản của giống gà này
là một mục tiêu quan trọng.
Vì vậy chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài “ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN
GIỮA ĐA HÌNH GEN PRL/C2161G VỚI KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TRỨNG Ở
GÀ LIÊN MINH” Nghiên cứu này tiến hành phân tích đa hình đột biến tại vị trí C2161G của PRL và tương quan di truyền giữa tần số allele/ kiểu gen với tính trạng sản
xuất trứng ở giống gà Liên Minh. Thông tin này nhằm góp phần bảo tồn và phát triển
giống gà Liên Minh tại Cát Bà - Hải Phòng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được mối liên quan giữa đa hình của gen PRL/C2161G lên tỷ lệ đẻ,
sản lượng trứng, khối lượng trứng gà Liên Minh.
1.3. Yêu cầu
• Theo dõi các chỉ tiêu sinh sản của 03 lô gà Liên Minh trong 16 tuần từ 25 tuần
tuổi đến 40 tuần tuổi.

• Tách chiết ADN tổng số từ mẫu máu của 85 cá thể gà Liên Minh.
• Khuếch đại đoạn gen PRL/C2161G.
• Phân tích đa hình đoạn gen PRL/C2161G bằng enzyme cắt giới hạn Csp6I.
• Đánh giá mối liên quan giữa đa hình gen PRL/C2161G với các chỉ tiêu sinh
sản ở gà Liên Minh.

2


Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Thông tin về đối tƣợng nghiên cứu: Gà Liên Minh
Thôn Liên Minh -Xã Trân Châu - Huyện Cát Hải - Thành phố Hải Phòng được coi
là “đảo của đảo”.Nằm trong khu dự trữ sinh quyển của Cát Bà, thơn Liên Minh là nơi
có địa hình cao nhất trên đảo mà có người dân sinh sống. Địa hình nơi đây giống như
đáy một chiếc cốc lớn, thành cốc là những ngọn núi đá chót vót vây quanh, biệt lập
thơn Liên Minh với bên ngồi. Người dân Liên Minh sống bằng nghề nuôi gà, nuôi
ong và trồng hoa màu.. Gà Liên Minh là một “thương hiệu” đáng tự hào của xã Trân
Châu và huyện đảo.

Hình 2.1. Thôn Liên Minh xã Trân Châu huyện Cát Hải thành phố Hải Phịng
( 25/4/2022)
Gà Liên Minh khơng những nổi tiếng về chất lượng thịt tuyệt hảo mà còn nổi
tiếng về hình thức đẹp, bắt mắt (Hình 2.2). Thịt thơm và mềm nhưng khơng bở, ngọt,
da giịn, vàng tươi rất bắt mắt. Những ưu điểm vượt trội của gà Liên Minh đã hấp dẫn

3


nhiều người chăn nuôi ở các địa phương khác.Với giá trị quý báu về nguồn gen bản
địa, gà Liên Minh đang được quan tâm bảo tồn. Điều rất đáng quý là cho đến nay,

giống gà trong thôn vẫn không hề bị lai tạp và thối hóa. Có được điều hiếm có này là
do người dân trong thơn ý thức được việc bảo vệ giống gà quý (Hân Minh, 2014).

A

B

Hình 2.2 Gà trống (A), gà mái (B) Liên Minh trƣởng thành (24 tuần tuổi)

Hình 2.3 Đàn gà Liên Minh trƣởng thành (24 tuần tuổi)

4


2.2. Mối liên quan giữa đa hình gen và khả năng sinh sản
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng trứng ở gà
Sản lượng trứng ở gia cầm có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và khả năng phát triển
đàn. Khả năng sản xuất trứng ở gà là tính trạng di truyền số lượng, đa gen và chịu
tác động bởi yếu tố mơi trường. Có sự khác biệt rất lớn về năng suất trứng theo giống
và vùng sinh thái của các nhóm gà bản địa trong nước, sự khác biệt này do sự tác động
của nhiều yếu tố như: Yếu tố di truyền cá thể (tuổi thành thục về tính, thói quen ấp
trứng, sự thay lơng,…), tuổi gia cầm, dịng giống gia cầm và các yếu tố mơi trường
(nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng). Ảnh hưởng của điều kiện nuôi dưỡng, chọn
lọc và chọn đôi giao phối đã làm thay đổi về chất lượng và số lượng sản phẩm (thịt,
trứng), ngoại hình, thể chất và sức chống chịu với ngoại cảnh của các giống gia cầm so
với tổ tiên hoang dại.
2.2.2. Khả năng sinh sản ở gia cầm
Trứng gia cầm là một đại tế bào sinh sản bao gồm long đỏ, lòng trắng, màng vỏ
và vỏ. Buồng trứng có chức năng tạo lịng đỏ, cịn các thành phần khác như lòng trắng,
màng vỏ và vỏ do ống dẫn trứng tạo nên. Trong quá trình phát triển phôi, ở gà mái xuất

hiện cả hai buồng trứng, nhưng sau khi nở, buồng trứng bên phải tiêu biến, chỉ cịn lại
buồng trứng bên trái (Vương Đống, 1968). Q trình hình thành trứng và sự rụng trứng là
một quá trình sinh lý phức tạp, chịu sự điều khiển của hệ thần kinh và hormone. Số lượng
tế bào trứng ở thời kỳ đẻ trứng có thể đếm được khoảng 3600 (Jull, 1939-1948), hoặc từ
900 đến 3500 lúc bắt đầu đẻ (Frege, 1978). Thời gian từ lúc gà đẻ trứng đến lần rụng
trứng tiếp theo kéo dài khoảng 15 -75 phút, sự rụng trứng ở gà xảy ra một lần trong
ngày, thường là sau 30 phút tính từ lúc gà đẻ trứng (Melekhin và Niagridin,1989 dẫn
theo Ngô Giản Luyện, 1994).
Khả năng sinh sản của gia cầm được đánh giá bằng các chỉ tiêu: Năng suất
trứng, khối lượng trứng, chỉ số hình dạng trứng, chất lượng trứng, tỷ lệ trứng có phơi
và tỷ lệ ấp nở. Đối với các giống gia cầm khác nhau thì khả năng sinh sản cũng rất
khác nhau, vì vậy từ những năm đầu của thế kỷ hai mươi các nhà khoa học đã bắt đầu
nghiên cứu cơ sở di truyền về năm chỉ tiêu liên quan đến khả năng sản xuất trứng
(Hays, 1944; Albuda,1955).

5


a) Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục phụ thuộc vào bản chất di truyền từng cá thể, chế độ
nuôi dưỡng, các yếu tố môi trường. Thời gian chiếu sáng thúc đẩy gia cầm thành thục
sinh dục, vì vậy thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm (Khavecman,
1972). Hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể gà chưa trưởng thành với
sản lượng trứng có giá trị âm (từ -0,21 đến -0,16), còn hệ số tương quan di truyền giữa
tuổi thành thục với sản lượng trứng là 0,11 (Dickerson (1952); Ayob và Merat (1975),
dẫn theo Trần Long (1994)).
b) Sản lượng trứng
Sản lượng trứng là số lượng trứng do một gà mái sản xuất trong một đơn vị thời
gian, là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với gà hướng trứng. Sản lượng trứng là tính trạng
số lượng phụ thuộc nhiều vào giống, đặc điểm của cá thể, điều kiện ngoại cảnh và

hướng sản xuất. Sản lượng trứng có mối tương quan nghịch với sinh trưởng sớm, do
đó trong chăn ni gà sinh sản cần cho gà ăn hạn chế trong các giai đoạn tiền hậu bị,
hậu bị và gà đẻ. Cường độ đẻ trứng phụ thuộc vào độ dài của chu kỳ đẻ trứng (Pingel
và Jeroch, 1980). Cường độ đẻ trứng có tương quan dương chặt chẽ với sản lượng
trứng (Mehner Alfreg, 1962), hệ số di truyền của cường độ đẻ trứng ở gà đạt 0,66,
cường độ đẻ trứng 3 tháng đẻ đầu có tương quan di truyền chặt chẽ với sản lượng
trứng cả năm (0,7 - 0,9).
c) Khối lượng trứng
Khối lượng trứng là tính trạng số lượng do nhiều gen quy định, có hệ số di
truyền cao, vì vậy có thể đạt được mục đích nhanh chóng thơng qua con đường chọn
lọc (Kushner, 1974). Hệ số di truyền của khối lượng trứng là 0,48 - 0,8 (Brandsch và
Buelchel, 1978), tính trạng này có tương quan âm với sản lượng trứng (từ -0,33 đến 0,36) (Pingel, 1986; Lê Hồng Mận và cs, 1996), nhưng giữa khối lượng trứng và khối
lượng cơ thể có tương quan dương (r = 0,31) (Bùi Quang Tiến và Nguyễn Hoài Tao,
1985). Ngoài các yếu tố về di truyền, khối lượng trứng còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố
ngoại cảnh như: chăm sóc, dinh dưỡng, mùa vụ, tuổi gia cầm.
d) Chất lượng trứng
Trứng gia cầm được đánh giá bởi chỉ tiêu chính là: vỏ trứng, lịng đỏ, lịng trắng
và chỉ số hình dạng trứng. Khối lượng vỏ chiếm 10 - 11,6%; lòng trắng 57 - 60%;

6


lòng đỏ 30 - 32%, (Vương Đống, 1968). Trứng gia cầm thường có hình bầu dục lệch,
một đầu tù và một đầu nhọn. Chỉ số hình dạng trứng có thể tính: Là tỷ số giữa chiều
dài và chiều rộng trứng hoặc tỷ lệ phần trăm giữa chiều rộng so với chiều dài của
trứng. Chỉ số hình dạng trứng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng trứng, đặc biệt là
trứng ấp, những quả trứng quá dài hoặc quá tròn đều cho tỷ lệ ấp nở thấp.
e) Độ dày và độ bền vỏ trứng
Độ dày, độ bền hay độ chịu lực của vỏ trứng là một trong những chỉ tiêu quan
trọng đối với trứng gia cầm, có ảnh hưởng tới kết quả ấp nở và vận chuyển. Hệ số di

truyền độ dày của vỏ trứng đạt từ 0,3 - 0,6 (Nguyễn Văn Thiện, 1995). Độ dày vỏ
trứng có tương quan dương với độ bền và ảnh hưởng đến hiệu quả ấp nở, thường trứng
có vỏ quá dày hoặc quá mỏng so với độ dày trung bình của giống đều cho tỷ lệ nở
kém. Bên cạnh đó, độ dày vỏ trứng cịn phụ thuộc vào giống, tuổi, điều kiện chăm sóc,
dinh dưỡng và nhiệt độ chuồng ni.
f) Chỉ số lịng đỏ, lòng trắng
Chỉ số lòng đỏ: Chất lượng lòng đỏ được xác định bởi chỉ số lòng đỏ, đây là tỷ số
giữa chiều cao với đường kính của lịng đỏ. Chỉ số lịng trắng được tính bằng tỷ lệ giữa chiều
cao lịng trắng đặc so với trung bình cộng đường kính lớn và đường kính nhỏ của nó, chỉ số
này lớn thì chất lượng lịng trắng càng cao. Chỉ số lịng đỏ, lòng trắng bị ảnh hưởng bởi giống,
tuổi và chế độ nuôi dưỡng. Hệ số di truyền của khối lượng lòng trắng đạt từ 0,22 đến 0,78
(theo Nguyễn Văn Thiện, 1995), chỉ số lịng trắng trứng gà về mùa đơng cao hơn về mùa
xuân và mùa hè, giống gà nhẹ cân chỉ số này không dưới 0,09 và giống kiêm dụng
khoảng 0,08 (Orlov, 1974).
g) Khả năng thụ tinh và ấp nở
Tỷ lệ nở là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của phôi, khả năng ấp nở phụ
thuộc vào chất lượng trứng, tỷ lệ phôi, kỹ thuật ấp nở,… Hệ số di truyền của tỷ lệ trứng thụ
tinh đạt 0,11 - 0,13, hệ số di truyền của tỷ lệ nở đạt 0,10 - 0,14 (Trần Đình Miên và Nguyễn
Văn Thiện, 1995). Ở gà Đơng Tảo tỷ lệ trứng có phôi đạt 98,54% và tỷ lệ nở gà loại 1 đạt
70,08% (Nguyễn Đăng Vang và cs, 1997).

7


2.2.3. Phân tích đa hình gen và mối liên quan với khả năng sản xuất trứng ở gà
Chọn giống bằng di truyền số lượng dựa trên kiểu hình của cá thể đã mang lại
hiệu quả đáng kể cho ngành chăn ni. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ một số hạn chế nhất là
đối với các tính trạng khó xác định dựa trên kiểu hình (tính thích nghi, kháng bệnh), hoặc
chỉ biểu hiện khi cá thể đã trưởng thành (khả năng cho sữa, sinh sản, sinh trứng,…). Sử
dụng chỉ thị phân tử hỗ trợ chọn giống giúp khắc phục được các hạn chế trên của chọn lọc

truyền thống. Sản lượng trứng gà là kết quả tác động của nhiều gen lên một số lượng lớn
các q trình sinh lý, sinh hóa. Sản lượng trứng có hệ số di truyền trung bình tương đối thấp
(30%), ngược lại khối lượng quả trứng có hệ số di truyền trung bình cao (60%) (dẫn theo
Nguyễn Thị Mai và cs, 2009). Khi điều kiện môi trường thích hợp (nhiệt độ, ánh sáng, dinh
dưỡng), các gen tham gia điều khiển quá trình liên quan đến sản xuất trứng hoạt động, vì
vậy có thể cho phép nó phát huy đầy đủ tiềm năng di truyền của chúng.
Dữ liệu QTL (Quantitative Trait Loci) là cơ sở khoa học có thể giúp các nhà
nghiên cứu trong chọn tạo giống cải thiện tính chính xác và hiệu quả đối với các tính
trạng kinh tế nói chung và tính trạng sinh sản nói riêng. Bản đồ QTL hiện tại ở gà chứa
15628 QTLs liên quan đến 414 tính trạng khác nhau, trong đó có 393 chỉ thị liên quan
đến tính trạng khối lượng trứng, 98 chỉ thị liên quan đến tính trạng số lượng và chất
lượng trứng ( 25/4/2022).
Một trong những mục tiêu quan trọng trong ngành công nghiệp chăn nuôi gà là tạo các
dòng gà hướng năng suất thịt và trứng (Kulibaba và Podstreshnyi, 2012) do nhu cầu tiêu
thụ trứng của người tiêu dùng ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Các nghiên cứu
phân tích với mục tiêu khai thác các đặc tính di truyền nhằm cải thiện các tính trạng kinh tế
theo các định hướng chọn lọc ngày càng được quan tâm (Hình 2.4, 2.5).

8


Hình 2.4. Bản đồ QTL: các vùng gen trên NST liên quan đến tính trạng năng suất
trứng ở gà
( ,25/04/2022)
EPR: Tỷ lệ đẻ (egg production rate); EN: năng suất trứng (egg number); AFE: Ngày đẻ quả trứng đầu
tiên (age at first egg); QEN: Chất lượng trứng (qualifying egg number). Tất cả các QTL được hiển thị
bên phải của nhiễm sắc thể. Nếu số lượng QTL hiển thị trên nhiễm sắc thể là năm (lấp đầy khoảng
trống), có thể có thêm nhiều QTL liên quan đến đặc điểm sinh sản trên nhiễm sắc thể đó. Các dịng
QTL màu đỏ thể hiện sự liên kết chặt chẽ, các dòng màu xanh gợi ý các bằng chứng thống kê. Nhiễm
sắc thể được vẽ chủ yếu dựa trên bản đồ liên kết của gà Wageningen


9


Hình 2.5. Bản đồ QTL: Các vùng gen trên NST liên quan đến tính trạng khối
lƣợng trứng ở gà
( bin/QTLdb/GG/traitmap?trait_ID=2003&traitnm=Egg%20weight , 25/04/2022)
EN: Năng suất trứng (egg number. Tất cả các QTL được hiển thị bên phải của nhiễm sắc thể. Nếu số lượng QTL
hiển thị trên nhiễm sắc thể là năm (lấp đầy khoảng trống), có thể có thêm nhiều QTL liên quan đến đặc điểm
sinh sản trên nhiễm sắc thể đó. Các dịng QTL màu đỏ thể hiện sự liên kết chặt chẽ, các dòng màu xanh gợi ý các
bằng chứng thống kê. Nhiễm sắc thể được vẽ chủ yếu dựa trên bản đồ liên kết của gà Wageningen

10


Hệ gen lưỡng bội ở gà có kích thước phân tử khoảng 1.200 Mb bao gồm: 32
cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính (W/Z) (Hình 2.6). Đặc biệt, gà trống được quy
định bằng 2 NST giới tính Z (ZZ) và gà mái mang 2 NST giới tính ZW.

Hình 2.6. Bản đồ QTL trên NST gà, NST giới tính ♂ (ZZ), ♀ (ZW)
( ,25/04/2022)

11


2.2.4. Nghiên cứu đa hình gen liên quan đến các tính trạng sinh sản ở gà trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiêu nghiên cứu liên quan tới gen Prolactin (PRL) đạt được
nhiều thành tưu nhất định liên quan tới sinh sản ở gà. Ví dụ: tính trạng năng suất trứng
của giống gà Ukraina (Kulibaba và cs, 2012) có vị trí đa hình C-2402T, tính trạng địi
ấp của 6 giống gà nuôi tại Trung Quốc (Cui và cs, 2006) có vị trí đa hình C-2402T và

chèn xóa 24bp (-358).
2.2.5. Đa hình gen mã hóa Prolactin (PRL)
Prolactin (PRL) hay cịn gọi là luteotropic hormon hoặc luteotropin, đó là một
loại protein có vai trị quan trọng trong việc sản xuất và tiết sữa. Prolactin được nhà
bác học Oscar Riddle tìm thấy ở động vật vào năm 1930, sau đó đến năm 1970 thì
được xác nhận trên người bởi Henry Friesen.
Prolactin là hormone ở thùy trước tuyến yên có bản chất polypeptide, đóng vai
trị sinh học quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể động vật: Điều hịa q trình
tiết sữa, tạo thể vàng, kích thích tuyến vú. Ở gà, ngồi chức năng trên, hormone
prolactin cịn có tác động điều khiển và duy trì chức năng địi ấp ở con mái. Nghiên
cứu trên gà cho thấy sản phẩm biểu hiện gen PRL được tìm thấy cao nhất ở tuyến n,
ngồi ra sản phẩm biểu hiện gen PRL cịn được tìm thấy ở vùng dưới đồi, ống dẫn
trứng và trứng (Li et al, 2009). Nồng độ hormone prolactin trong huyết thanh ở gà tăng
lên trong thời gian 2-3 tuần sau khi nở và giai đoạn bắt đầu thành thục sinh dục, giảm
xuống trong giai đoạn con non và giai đoạn trưởng thành (Liang et al, 2006).

Hình 2.7. Vị trí gen PRL trên nhiễm sắc thể số 2 ở gà
( ,25/04/2022)

12


Phần III. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Thời gian
Khóa luận được tiến hành từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022
3.1.2. Địa điểm
- Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Hải Phịng.
- Bộ mơn Cơng nghệ sinh học Động vật – Khoa Công nghệ Sinh học – Học

viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Giống gà Liên Minh được nuôi và theo dõi tại Trung
tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Hải Phịng.

Hình 3.1. Mơ phỏng q trình chọn lọc và phân lô gà Liên Minh

13


Hình 3.2. Đàn gà trƣớc khi chọn lọc phân lơ

Hình 3.3. Gà đã đƣợc chọn lọc và phân theo lô nhờ kết quả PCR
( Lô số 1 gà mang gen CG)

14


3.3. Hóa chất và thiết bị
3.3.1. Hóa chất
Các loại hóa chất và các dung dịch đệm cần pha dùng trong thí nghiệm được
trình bày ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2.
Bảng 3.1. Các hóa chất sử dụng
Hóa chất

STT

Hãng


1

Cặp mồi đặc hiệu

2

Protease K

3

Agarose

4

Phenol, chloroform, ethanol

5

Chloroform : Isoamyl Alcohol (24:1)

6

SDS (Sodium dodecyl sulfate)

7

EDTA (Ethylenediaminetetraacetic acid)

8


Acid acetic,Tris

9

Loading Buffer 6X

Phusa Biochem
Fermentas
SeaKem
Merk
Pharmacia
Serva
Trung Quốc
Reachim
Phusa Biochem

Bảng 3.2. Các dung dịch đệm cần pha trong nghiên cứu
STT Dung dịch
1

Thành phần

Đệm phá màng tế bào 10 mM Tris HCl; 100mM EDTA; 0,1 M NaCl;
(Lysis buffer)

2,1% SDS; pH 8,0

2

Đệm TE (Tris EDTA)


10 mM Tris HCl; 1 mM EDTA; pH 8,0

3

Ethidium bromide (0,1%)

4

5

Đệm chạy điện di Agarose
(TAE 1X)
Dung dịch Agarose 1%

Hòa tan 0,1g Ethidium bromide trong 100ml
H2 O
10ml TAE 50X; 490ml nước cất
Cân 1g agarose hòa tan vào trong 100 ml dung
dịch đệm TAE 1X

15


3.3.2. Dụng cụ và thiết bị
Bảng 3.3. Dụng cụ và thiết bị sử dụng trong nghiên cứu
STT

Hãng sản xuất (nƣớc)


Thiết bị
Máy PCR

1

Eppendorf (Đức)

(Mastercycler®personal5332)

2

Máy ly tâm (Mikro 120)

Hettich(Đức)

3

Bể ổn nhiệt (JSWB-22T)

jSR (Hàn Quốc)

Bể điện di ngang (HU10 Mini-Plus
4

SCIE–PLAS (Anh)
horizontal gel unit)
Đèn chiếu UV (Benchtop Variable

5


UVP (Mĩ)

Transilluminator)
6

Lò vi song

Sanyo (Nhật Bản)

7

Tủ lạnh sâu -20°C, tủ lạnh 4°C

Panasonic (Nhật Bản)

8

Cân phân tích (PB602-S)

Mettler Toledo (Switzerland)

9

Pipettman, đầu côn các loại, eppendorf

Eppendorf (Đức)

3.4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu cụ thể:
 Khuếch đại gen PRL/C2161G bằng phản ứng PCR nhờ cặp mồi đặc hiệu

tương ứng.
 Xác định đa hình gen PRL/C2161G bằng enzyme cắt giới hạn tương ứng (RE).
 Phân gà theo lô để quan sát và nghiên cứu
 Theo dõi các chỉ số liên quan tới sản lượng trứng của 03 lô gà Liên Minh.
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp lấy máu
+ Trước tiên, ta phải chuẩn bị các dụng các dụng cụ như: Xylanh 5ml, ống đựng
máu chống đông EDTA – K và thùng lạnh bảo quản mẫu. Sau đó tiến hành lấy mẫu
máu gà Liên Minh được lấy bằng xylanh 5ml từ tĩnh mạch cánh, rồi nhanh chóng

16


×