TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------ ------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến khả năng sản
xuất tinh dịch của một số thỏ đực giống California nuôi tại Trung
tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây”
Sinh viên thực hiện
Ngành
Giảng viên hướng dẫn
:
:
:
Lê Thị Lành
Công nghệ sinh học động vật
ThS. Ngô Thành Trung
“Khóa luận đệ trình Khoa CNSH, Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội là một phần
yêu cầu của trình độ đại học ngành Công nghệ sinh học"
HÀ NỘI - 6/2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả
Lê Thị Lành
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân,
tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các cá nhân, tập thể và
đơn vị.
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành tới: thầy giáo ThS.
Ngô Thành Trung đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị tại Trung tâm Dê và thỏ Sơn tây đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo, cô giáo và các cán bộ bộ môn Công nghệ
sinh học Động vật - Khoa Công nghệ sinh học - Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên nhóm nghiên cứu khoa học lớp CNSHK55B và các em sinh viên nhóm nghiên cứu khoa học lớp CNSH-K56A và lớp CNSHK56B đã tham gia giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực tập.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình và
toàn thể bạn bè đã luôn ở bên, chăm sóc, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Lê Thị Lành
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................x
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................2
1.3. Yêu cầu.........................................................................................................................................2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................................2
2.1. Sinh lý sinh dục của thỏ đực........................................................................................................2
2.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục thỏ đực........................................................................................3
2.1.2. Tinh dịch thỏ.........................................................................................................................4
2.1.3. Cấu tạo và hình thái của tinh trùng.......................................................................................5
2.1.4. Quá trình hình thành tinh trùng............................................................................................7
2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dịch thỏ.......................................................................9
2.2.1. Thể tích tinh dịch..................................................................................................................9
2.2.2. Hoạt lực tinh trùng..............................................................................................................10
2.2.3. Nồng độ..............................................................................................................................10
2.2.4. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình.......................................................................................................11
2.2.5. pH tinh dịch.........................................................................................................................12
2.2.6. Các đặc tính của tinh trùng.................................................................................................12
2.3. Ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng đến chất lượng tinh dịch cũng như tinh trùng thỏ...................13
2.3.1. Nhu cầu đạm và amino acid cho quá trình sinh tinh ở thỏ đực..........................................14
2.3.2. Nhu cầu chất xơ..................................................................................................................15
iii
2.3.3. Nhu cầu khoáng và vitamin.................................................................................................16
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................19
3.1. Vật liệu nghiên cứu....................................................................................................................19
3.1.1. Đối tượng............................................................................................................................19
3.1.2. Dụng cụ và hóa chất............................................................................................................19
3.1.3. Thời gian.............................................................................................................................20
3.1.4. Địa điểm nghiên cứu...........................................................................................................20
3.2. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................................20
3.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................21
3.3.1. Phương pháp xác định pH tinh nguyên...............................................................................21
3.3.2. Xác định nồng độ tinh nguyên............................................................................................21
3.3.3. Phương pháp xác định hoạt lực tinh trùng.........................................................................22
3.3.4. Phương pháp xác định tỷ lệ tinh trùng kỳ hình...................................................................22
3.3.5. Phương pháp khai thác tinh dịch thỏ..................................................................................23
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................................24
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................................25
4.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng hỗn hợp bổ sung đến chỉ tiêu pH tinh nguyên.............................25
4.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng hỗn hợp bổ sung đến chỉ tiêu thể tích tinh dịch..........................27
4.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng hỗn hợp bổ sung đến chỉ tiêu hoạt lực tinh nguyên....................30
4.4. Ảnh hưởng của việc sử dụng hỗn hợp bổ sung đến chỉ tiêu nồng độ tinh nguyên....................34
4.5. Ảnh hưởng của việc sử dụng hỗn hợp bổ sung đến chỉ tiêu kỳ hình tổng số tinh nguyên.........38
4.6. Ảnh hưởng của việc sử dụng hỗn hợp bổ sung đến kỳ hình bọng nguyên sinh chất tinh nguyên
..........................................................................................................................................................41
4.7. Ảnh hưởng của việc sử dụng hỗn hợp bổ sung đến chỉ tiêu V.A.C: tổng số tinh trùng tiến thẳng
trong một lần khai thác tinh.............................................................................................................44
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................................49
5.1. Kết luận......................................................................................................................................49
5.2. Đề nghị.......................................................................................................................................50
iv
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................51
PHỤ LỤC............................................................................................................................................53
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nồng độ tinh trùng các giống thỏ......................................................................................11
Bảng 2.2.a. Đặc tính tinh dịch của một số giống thỏ ở Việt Nam......................................................13
Bảng 2.2.b. Hệ số tiêu hoá (%) một số dưỡng chất của thỏ..............................................................15
Bảng 3.1. Đánh giá hoạt lực tinh trùng thỏ.......................................................................................22
Bảng 4.1. Giá trị trung bình pH tinh nguyên của các lô nghiên cứu..................................................25
Bảng 4.2. Giá trị trung bình pH tinh nguyên theo nhóm tuổi của các lô nghiên cứu.........................26
Bảng 4.3. Giá trị trung bình thể tích tinh dịch của các lô nghiên cứu................................................27
Bảng 4.4. Giá trị trung bình thể tích tinh dịch theo nhóm tuổi của các lô nghiên cứu......................28
Bảng 4.5. Giá trị trung bình hoạt lực tinh nguyên của các lô nghiên cứu..........................................31
Bảng 4.6. Giá trị trung bình hoạt lực tinh nguyên theo nhóm tuổi của các lô nghiên cứu................32
Bảng 4.7. Giá trị trung bình nồng độ tinh nguyên của các lô nghiên cứu..........................................34
Bảng 4.8. Giá trị trung bình nồng độ tinh nguyên theo nhóm tuổi của các lô nghiên cứu................35
Bảng 4.9. Giá trị trung bình kỳ hình tổng số tinh nguyên của các lô nghiên cứu...............................38
Bảng 4.10. Giá trị trung bình kỳ hình tổng số tinh nguyên theo nhóm tuổi của các lô nghiên cứu...39
Bảng 4.11. Giá trị trung bình kỳ hình bọng nguyên sinh chất tinh nguyên của các lô nghiên cứu....42
Bảng 4.12. Giá trị trung bình kỳ hình bọng nguyên sinh chất tinh nguyên theo nhóm tuổi của các lô
nghiên cứu........................................................................................................................................43
Bảng 4.13. Giá trị trung bình chỉ tiêu V.A.C tinh nguyên của các lô nghiên cứu................................45
Bảng 4.14. Giá trị trung bình chỉ tiêu V.A.C tinh nguyên theo nhóm tuổi của các lô nghiên cứu......46
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Hình ảnh cơ quan sinh dục thỏ đực.........................................................................3
Hình 2.2.a. Sơ đồ cấu tạo tinh trùng.......................................................................................7
Hình 2.2b. Sơ đồ quá trình sinhtinh trùng...............................................................................9
Hình 2.2.c. Sơ đồ cơ chế điều hòa nội tiết quá trình sinh tinh................................................9
Hình 3.3.a. Buồng đếm Neu Bauer........................................................................................21
Hình 3.3.b. Vùng đếm, cách đếm..........................................................................................22
Hình 3.3.c. Âm đạo giả khai thác tinh thỏ.............................................................................24
Hình 4.1. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình pH tinh nguyên lô đối chứng.........................25
Hình 4.2. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình pH tinh nguyên lô thí nghiệm........................25
Hình 4.3. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình pH tinh nguyên lô đối chứng nhóm 1.5 đến
dưới 3 tuổi............................................................................................................................26
Hình 4.4. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình pH tinh nguyên lô thí nghiệm nhóm 1.5 đến
dưới 3 tuổi............................................................................................................................26
Hình 4.5. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình pH tinh nguyên lô đối chứng nhóm từ 3 tuổi
trở lên...................................................................................................................................26
Hình 4.6. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình pH tinh nguyên lô thí nghiệm nhóm từ 3 tuổi
trở lên...................................................................................................................................26
Hình 4.7. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình thể tích tinh dịch lô đối chứng......................28
Hình 4.8. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình thể tícht tinh dịch lô thí nghiệm....................28
Hình 4.9. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình thể tích tinh dịch lô đối chứng nhóm 1.5 đến
dưới 3 tuổi............................................................................................................................29
Hình 4.10. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình thể tích tinh dịch lô thí nghiệm nhóm 1.5 đến
dưới 3 tuổi............................................................................................................................29
Hình 4.11. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình thể tích tinh dịch lô đối chứng nhóm từ 3
tuổi trở lên............................................................................................................................29
Hình 4.12. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình thể tích tinh dịch lô thí nghiệm nhóm từ 3
tuổi trở lên............................................................................................................................29
vii
Hình 4.13. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình hoạt lực tinh nguyên lô đối chứng..............31
Hình 4.14. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình hoạt lực tinh nguyên lô thí nghiệm.............31
Hình 4.15. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình hoạt lực tinh nguyên lô đối chứng nhóm 1.5
đến dưới 3 tuổi.....................................................................................................................32
Hình 4.16. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình hoạt lực tinh nguyên lô thí nghiệm nhóm 1.5
đến dưới 3 tuổi.....................................................................................................................32
Hình 4.17. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình hoạt lực tinh nguyên lô đối chứng nhóm từ 3
tuổi trở lên............................................................................................................................33
Hình 4.18. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình hoạt lực tinh nguyên lô thí nghiệm nhóm từ 3
tuổi trở lên............................................................................................................................33
Hình 4.19. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình nồng độ tinh nguyên lô đối chứng..............35
Hình 4.20. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình nồng độ tinh nguyên lô thí nghiệm.............35
Hình 4.21. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình nồng độ tinh nguyên lô đối chứng nhóm 1.5
đến dưới 3 tuổi.....................................................................................................................36
Hình 4.22. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình nồng độ tinh nguyên lô thí nghiệm nhóm 1.5
đến dưới 3 tuổi.....................................................................................................................36
Hình 4.23. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình nồng độ tinh nguyên lô đối chứng nhóm từ 3
tuổi trở lên............................................................................................................................36
Hình 4.24. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình nồng độ tinh nguyên lô thí nghiệm nhóm từ 3
tuổi trở lên............................................................................................................................36
Hình 4.25. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình kỳ hình tổng số tinh nguyên lô đối chứng. . .38
Hình 4.26. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình kỳ hình tổng số tinh nguyên lô thí nghiệm. .38
Hình 4.27. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình kỳ hình tổng số tinh nguyên lô đối chứng
nhóm 1.5 đến dưới 3 tuổi.....................................................................................................39
Hình 4.28. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình kỳ hình tổng số tinh nguyên lô thí nghiệm
nhóm 1.5 đến dưới 3 tuổi.....................................................................................................39
Hình 4.29. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình kỳ hình tổng số tinh nguyên lô đối chứng
nhóm từ 3 tuổi trở lên..........................................................................................................40
Hình 4.30. Biểu đồ minh họa giá trị rung bình kỳ hình tổng số tinh nguyên lô thí nghiệm
nhóm từ 3 tuổi trở lên..........................................................................................................40
viii
Hình 4.31. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình kỳ hình bọng nguyên sinh chất tinh nguyên lô
đối chứng..............................................................................................................................42
Hình 4.32. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình kỳ hình bọng nguyên sinh chất tinh nguyên lô
thí nghiệm.............................................................................................................................42
Hình 4.33. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình kỳ hình bọng nguyên sinh chất tinh nguyên lô
đối chứng nhóm 1.5 đến dưới 3 tuổi....................................................................................43
Hình 4.34. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình kỳ hình bọng nguyên sinh chất tinh nguyên lô
thí nghiệm nhóm 1.5 đến dưới 3 tuổi...................................................................................43
Hình 4.35. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình kỳ hình bọng nguyên sinh chất tinh nguyên lô
đối chứng nhóm từ 3 tuổi trở lên.........................................................................................44
Hình 4.36. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình kỳ hình bọng nguyên sinh chất tinh nguyên lô
thí nghiệm nhóm từ 3 tuổi trở lên........................................................................................44
Hình 4.37. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình V.A.C tinh nguyên lô đối chứng...................45
Hình 4.38. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình V.A.C tinh nguyên lô thí nghiệm..................45
Hình 4.39. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình V.A.C tinh nguyên lô đối chứng nhóm 1.5 đến
dưới 3 tuổi............................................................................................................................46
Hình 4.40. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình V.A.C tinh nguyên lô thí nghiệm nhóm 1.5
đến dưới 3 tuổi.....................................................................................................................46
Hình 4.41. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình V.A.C tinh nguyên lô đối chứng nhóm từ 3
tuổi trở lên............................................................................................................................47
Hình 4.42. Biểu đồ minh họa giá trị trung bình V.A.C tinh nguyên lô thí nghiệm nhóm từ 3
tuổi trở lên............................................................................................................................47
ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
<
≥
±
A
C
V
K
V.A.C
cs
T0
T1
T2
T3
ω-6
PUFA
DHA
DPA
EPA
LH
FSH
GH
NST
TNNT
ĐC
TN
NC
GTTB
SD
Nhỏ hơn
Lớn hơn hoặc bằng
Cộng hoặc trừ
Hoạt lực của tinh trùng (%)
Nồng độ tinh trùng (triệu tinh trùng/ml)
Thể tích tinh dịch (ml)
Tỷ lệ kỳ hình (%)
Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh
Cộng sự
Tháng trước khi tiến hành thí nghiệm
Tháng thứ nhất tiến hành thí nghiệm
Tháng thứ hai tiến hành thí nghiệm
Tháng thứ ba tiến hành thí nghiệm
Omega –6
Polyunsaturation fatty acid
Docosahexaenoic acid
Docosapentaenoic acid
Elcosapentaenoic acid
Luteinizing hormone
Follicle-stimulating hormone
Hormone sinh trưởng
Nhiễm sắc thể
Thụ tinh nhân tạo
Lô đối chứng
Lô thí nghiệm
Lô nghiên cứu
Giá trị trung bình
Standard Deviation
x
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi thỏ ở Việt Nam nói riêng và nuôi thỏ trên thế giới nói chung ngày
càng chiếm vị trí quan trọng trong nghành chăn nuôi. Năm 2012, đàn thỏ có khoảng 4
triệu con với sản lượng đạt 2.500 - 2.600 tấn. Và ước tính đến năm 2015, nước ta có
khoảng 7 triệu con thỏ với sản lượng 14.000 tấn và tăng lên 10 triệu con với sản lượng
20.000 tấn vào năm 2020 (theo số liệu thống kê của Cục chăn nuôi - Bộ Nông
nghiệp&Phát triển nông thôn). Thỏ là loài vật nuôi có giá trị không chỉ về thực phẩm
nó còn có giá trị cao về dược phẩm và trong y học. Ngành chăn nuôi thỏ có nhiều ưu
thế như: không cạnh tranh lương thực với người, sử dụng các phụ phẩm khác của
ngành nông nghiệp.
Việt nam có khí hậu cũng như nguồn thức ăn thuận lợi cho ngành chăn nuôi thỏ
phát triển. Trên cơ sở đó, năm 1977 nước ta tiến hành nhập một số giống thỏ ngoại:
California, New Zealand, Panon nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây.
Để khắc phục nhược điểm của cả thỏ nội và thỏ ngoại và phát huy ưu điểm của chúng
(các giống thỏ nội có khả năng chống bệnh tốt, khả năng sinh sản cao, nhưng năng
suất thịt thấp còn thỏ ngoại thuần nuôi tại Việt Nam cho năng suất cao về thịt, nhưng
khả năng chống bệnh kém, không mắn đẻ) phải tiến hành lai cải tạo giống bằng thụ
tinh nhân tạo.
Thụ tinh nhân tạo cho gia súc, vật nuôi nói chung và cho thỏ nói riêng là biện
pháp nhanh, hiệu quả để cải tạo giống. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo giữ vai trò quan
trọng trong tăng năng suất sinh sản, hạ giá thành sản phẩm, giảm số lượng đực giống,
phát huy tối đa khả năng sinh sản của những thỏ đực giống có chất lượng tinh dịch tốt
và có ưu thế di truyền, nâng cao được chất lượng con giống đời sau, mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học của tinh dịch thỏ và
nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện môi trường bảo quản tinh dịch đã giúp ích rất lớn cho
quá trình thụ tinh nhân tạo trên thỏ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bất kỳ chế phẩm
thức ăn đặc thù nào cho thỏ đực giống. Với chế độ ăn thông thường là chưa đủ để đáp
1
ứng nhu cầu về các yếu tố vi lượng và các chất cần thiết khác cho quá trình sinh tinh,
kéo theo là sự suy giảm khả năng sản xuất và chất lượng tinh, dẫn tới giảm số liều tinh
sản xuất trong một lần khai thác, rút ngắn thời gian bảo quản tinh và giảm khả năng
thụ thai, đặc biệt là gây hao tổn đực giống.Đặc biệt, thỏ cũng như các giống vật nuôi
khác rất nhạy cảm với các điều kiện môi trường cũng như sự thay đổi về thành phần
thức ăn. Rõ rệt nhất là vào mùa hè, do nhiệt độ cao và độ ẩm lớn gây stress nhiệt cho
thỏ dẫn đến suy giảm thể trạng, giảm thu nhận và hấp thu thức ăn, suy giảm nghiêm
trọng chất lượng và hiệu quả sản xuất tinh dịch phục vụ công tác nhân giống. Trên cơ
sở một số nghiên cứu về thành phần và các nhân tố hình thành tinh trùng, sản xuất tinh
dịch thỏ kết hợ với các kết quả nghiên cứu về thành phần thức ăn bổ sung cho gia súc
đực giống, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn bổ sung
đến khả năng sản xuất tinh dịch của một số thỏ đực giống California nuôi tại
Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây” nhằm thử nghiệm một công thức thức ăn
bổ sung giúp nâng cao hiệu quả sản xuất tinh của thỏ đực giống.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến chất lượng cũng như sản
lượng tinh dịch của thỏ thí nghiệm.
- Đánh giá những thay đổi các chỉ tiêu vật lý, sinh học, hóa học trước và sau khi
tiến hành thí nghiệm và giữa lô đối chứng với lô thí nghiệm.
1.3. Yêu cầu
- Đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của thức ăn bổ sung.
- Đảm bảo tỉ lệ giữa các thành phần thích hợp với nhu cầu sinh học của thỏ.
- Hỗn hợp thức ăn bổ sung làm thay các chỉ tiêu lý học, sinh học của thỏ thí
nghệm theo hướng tích cực:
• Tăng thể tích tinh dịch trong mỗi lần khai thác.
• Tăng nồng độ tinh trùng (C - triệu tinh trùng /ml).
• Tăng hoạt lực tinh trùng (A - %).
• Giảm tỉ lệ tinh trùng kỳ hình tổng số của tinh nguyên (K - %).
• Tăng tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (V.A.C).
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sinh lý sinh dục của thỏ đực
2
2.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục thỏ đực
Dương vật (penis) gồm hai phần. Phần gốc hay phần cố định nằm ở vùng đáy
chậu giữa khum ngồi và bao dịch hoàn, được bao bọc bởi mạng lưới mao mạch, thần
kinh và mô liên kết.
Phần thân hay phần tự do thò ra bên ngoài khi dương vật cương cứng và đưa
vào đường sinh dục cái khi giao phối. Bình thường, phần tự do của dương vật nằm
trong bao dương vật.
Dương vật hình thành từ niệu quản dương vật, các thể xốp, thể hổng, các tổ
chức liên kết và các sợi cơ chun. Khi chuẩn bị giao phối, máu từ các đám rối tĩnh mạch
trong và kẽ vách ngăn dồn đẩy vào các xoang của thể xốp gây nên hiện tượng cương
cứng dương vật.
Hình 2.1. Hình ảnh cơ quan sinh dục thỏ đực
Theo Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, (2009)
Tinh hoàn hay dịch hoàn (testis) là tuyến sinh dục. Nó là tuyến nội tiết (tiết ra
hormone sinh dục đặc biệt là testosteron) đồng thời là tuyến ngoại tiết có chức năng
tiết ra tinh trùng.Phụ dịch hoàn là nơi lưu giữ tinh trùng đồng thời cũng là nơi tinh
trùng được biệt hóa. Bao dịch hoàn nằm ở vùng bẹn và hướng về phía đáy chậu.
3
Tuyến củ hành (Glandula bulborethrales) hay tuyến Cowper nằm ở đoạn cuối
của niệu đạo trong xoang chậu trên vòng cung ngồi. Gồm các cơ có củ hổng và cơ co
bóp tuyến, thân của tuyến to nhỏ khác nhau. Tuyến này tiết ra một thứ dịch trong suốt,
có mùi đặc biệt và giữ cho pH trung tính. Dịch do tuyến Cowper tiết ra là trơn và rửa
niệu đạo trước khi phóng tinh.
Tuyến tiền liệt (Glandula prostate) nằm ở phần cuối của ống dẫn tinh và phần
đầu của niệu đạo. trên tuyến này có nhiều lỗ đổ vào niệu đạo. Dịch tiết không trong
suốt, có tính kiềm sẽ trung hòa tính acid trong lòng niệu đạo do tinh trùng sản sinh ra
trong quá trình hoạt động. Tuyến này phát triển theo tuổi của con vật, nhỏ khi còn non,
phát triển to khi trưởng thành và tiêu nhỏ khi con vật già đi.
Tuyến tinh nang (Glandula vesiculares) như một cái túi rỗng để chứa tinh trùng.
Tuyến này tiết ra một chất keo màu trắng hoặc vàng. Gặp dịch tiết của tuyến tiền liệt
thì kết lại tạo nút đóng cổ tử cung sau quá trình giao phối không cho tinh dịch trào
ngược ra ngoài. Trong tinh bảo quản hay tinh pha người ta lọc bỏ chúng ngay khi khai
thác vì nó hấp thụ mạnh nước và tinh trùng. Chất keo này còn có glucose, acid béo
tăng cường dinh dưỡng cho tinh trùng. Tuyến tinh nang nằm trong xoang chậu trên
bang quang và ống dẫn tinh. Gồm hai tuyến có hình quả trứng màu vàng nhạt.
2.1.2. Tinh dịch thỏ
Tinh dịch là dịch tiết của cơ quan sinh dục đực khi chúng thực hiện phản xạ sinh
dục có kết quả. Nó chỉ được hình thành tức thời khi con đực phóng tinh - lúc nó hưng
phấn cao nhất trong quá trình thực hiện phản xạ giao phối. Sự sinh tinh dịch của thỏ
bắt đầu vào khoảng thời gian 40 đến 50 ngày tuổi, có tập tính sinh dục vào từ 60-70
ngày tuổi các ống dịch hoàn hoạt động vào ngày thứ 84. Trong tinh dịch phóng ra vào
ngày thứ 110 đã xuất hiện những tinh trùng đầu tiên.
Lượng tinh dịch có phổ giao động rộng theo từng giống thỏ, trung bình từ 0,5
đến 1,2 ml. Nồng độ tinh trùng giao động trong khoảng 150 đến 500x10 6 tinh trùng/ml
(Viudes-de-Castro, 1997).
4
Tinh dịch là hỗn hợp của tinh trùng (khoảng 3 - 5%) và tinh thanh (khoảng 95 –
97%). Tinh trùng được sinh ra từ những ống sinh tinh ở tinh hoàn còn tinh thanh được
sinh ra từ các tuyến sinh dục phụ.
Ở các loài khác nhau thành phần tinh dịch cũng khác nhau.
Độ pH tinh dịch thỏ ở khoảng acid yếu hoặc trung tính.
Màu sắc tinh dịch: trắng, trắng sữa, trắng đục, trắng ngà, trắng ngà vàng, màu
ghi hoặc ghi xám. Màu sắc tinh dịch được quyết định bởi nồng độ tinh trùng, nồng độ
của các hạt hữu cơ lơ lửng và lượng lipid trong dịch tiết của các tuyến sinh dục phụ.
2.1.3. Cấu tạo và hình thái của tinh trùng
Tinh trùng là sản phẩm của hệ sinh dục đực khi đạt giai đoạn thành thục sinh
dục. Là tế bào sinh dục đực đã hoàn chỉnh về hình thái, cấu tạo, đặc điểm sinh lý, sinh
hóa bên trong và có khả năng thụ thai khi tham gia vào quá trình thụ tinh.
Mỗi loài khác nhau thì tinh trùng có hình thái đặc trưng riêng. Tinh trùng động
vật nói chung và tinh trùng thỏ nói riêng đều có hình nòng nọc. Chiều dài gần gấp đôi
chiều rộng, bề dày không đáng kể do đó đầu có dạng tấm bầu dục. Nhìn thẳng đầu có
hình quả trứng, nhưng khi nhìn nghiêng lại có hình tấm hơi cong.
Tinh trùng chứa khoảng 25% chất khô và 75% nước. Trong chất khô có 85% là
protide, 13,2% lipid và 1,8% khoáng. Phần đầu chứa nhiều DNA còn lipid tập trung
chủ yếu ở phần đuôi. Ngoài ra còn có các enzyme tham gia vào quá trình oxy hóa.
Khối lượng của một tinh trùng là 8,32x10 -5mg (Iwamura, 1951)và 2,4x10-8mg (khối
lượng khô). Tức là một trăm triệu tinh trùng nặng 2,4 - 2,9mg (Salisbury, Vandemark,
1961). Cấu tạo một tinh trùng được chia làm 3 phần (hình2.2.a):
Phần đầu
Trong màng, trên cùng của phần đầu là hệ thống Acrosome. Thể đỉnh của hệ
thống Acrosome là nơi tập trung nhiều enzyme oxy hóa, điển hình là hyaluronidase
được xem là để dung hòa màng sáng của trứng trong quá trình thụ tinh. Trong quá
trình bảo quản tinh, hệ thống Acrosome dễ bị trương phồng lên, rời khỏi đầu tinh trùng
và làm tinh trùng mất khả năng thụ tinh nhất là trong môi trường nhược trương.
5
Sau hệ thống Acrosome là nhân tinh trùng. Nhân chiếm hầu hết phần đầu (76,7
- 80,3%) là kho chứa vật chất di truyền của giao tử đực. Có bản chất hóa học là
nucleoprotein gồm hai phần cơ bản là nucleic acid và histidine. Chúng được nối với
nhau bằng liên kết NH2-P. Mạch này dễ đứt bởi cách tác động cơ giới, nhiệt độ, hóa
chất,… Do đó, khâu kiểm tra, xử lí tinh phải hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận.
Phần cổ - thân
Cổ thân là phần nối giữa đầu với đuôi của tinh trùng. Ngắn, hơi eo lại, cắm vào hốc ở
đáy phía sau của nhân. Phần cổ thân chứa ty thể - nhà máy năng lượng của tinh trùng
cùng nhiều loại enzyme oxy hoá khử giúp cho các phản ứng trao đổi chất của tinh
trùng. Phần cổ thân đính với phần đầu rất lỏng lẻo để khi đầu xâm nhập vào trứng thì
cổ bị gãy và đuôi rơi ra.
Đuôi
Đuôi là phần trực tiếp thực hiện chức năng vận động của tinh trùng. Chia làm 3
phần: trung đoạn, đuôi chính và đuôi phụ (cấu tạo kiểu 9 + 2) sắp xếp theo những vòng
tròn đồng tâm. Protein phần đuôi tinh trùng có hai thành phần cơ bản là spermiozine
và spartine. Spermiozine có thể phân giải ATP tạo ra năng lượng và năng lượng này
chạy dọc nhờ spartine đến toàn bộ sơi đuôi làm đuôi tinh trùng vận động co rút và đẩy
tinh trùng về phía trước.
6
Hình 2.2.a. Sơ đồ cấu tạo tinh trùng
2.1.4. Quá trình hình thành tinh trùng
Quá trình này xảy ra khi con đực đến tuổi thành thục sinh dục. Đó là khi cơ
quan sinh dục đực bắt đầu sản sinh ra những tế bào sinh dục có khả năng thụ tinh
đồng thời hoàn thiện cơ quan sinh dục dưới tác dụng của hormone sinh dục. Đặc
điểm sinh dục phụ cũng phát triển. Quá trình hình thành tinh trùng được chia làm
nhiều giai đoạn. Và trước khi bắt đầu quá trình hình thành tinh trùng thực sự trong
lòng ống sinh tinh có hai loại tế bào. Chúng tồn tại ở đây từ thời kì phân chia và
hình thành dịch hoàn.
- Một loại tế bào rất nhỏ bé, chromatin bắt màu rõ. Ngay khi mới sinh ra, tế bào
này phân chia rất nhanh và phát triển thành tế bào Sertoli trong khoảng 100 ngày đến 4
tháng sau khi đẻ (Ortavant, 1959).
7
- Loại thứ hai kích thước lớn hơn, biểu hiện như là tế bào sinh dục đực được gọi
là Gonocitos hoặc Arguigonias. Chỉ bắt đầu hoạt động sau 2 tháng kể từ khi được sinh
ra, biến đổi và trải qua Mitosis để trở thành Espermiogonias.
a) Giai đoạn sinh sản
Ở giai đoạn này, các tế bào phôi (tinh) nguyên thủy sẽ phân chia tạo thành tinh
nguyên bào.
b) Giai đoạn sinh trưởng
Tinh nguyên bào tăng trưởng về kích thước. Đến cuối giai đoạn sinh trưởng tế bào
phôi được gọi là tinh nguyên bào cấp I (Cyt I). Quá trình phân chia giảm nhiễm cho ra
những tinh nguyên bào cấp I với 2n NST kép, giai đoạn này kéo dài 15 – 17 ngày.
c) Giai đoạn thành thục
Ở giai đoạn này xảy ra hai lần phân chia liên tiếp. Lần một tạo nên tế bào có n NST
đơn trong 13 - 17 ngày và lần thứ hai xảy ra rất nhanh trong 1 - 2 ngày tạo ra các tinh
tử (tiền tinh trùng).
d) Giai đoạn biến thái
Tinh trùng phát triển đuôi, phía ngoài tinh trùng được bao bọc bởi lớp màng
lipoprotein có chức năng bảo vệ và dinh dưỡng cho tinh trùng. Nhân tế bào thu nhỏ lại
và biến thành đầu tinh trùng, phần lớn tế bào chất dồn về một phía tạo thành cổ thân.
Một số thể Golgi tập trung ở đầu mút phía trước của tiền tinh trùng tạo thành
acrosome. Các ty thể chuyển tới vùng cổ thân, phần lớn các tế bào chất biến đi chỉ còn
lại một lớp mỏng bao quanh miền ty thể và đuôi.
Quá trình biến thái xảy ra trên tế bào dinh dưỡng Sertoli trong lòng ống sinh
tinh, trong khoảng thời gian 14 - 15 ngày. Sau đó, chúng trở thành tinh trùng non và
rơi vào ống sinh tinh, được đẩy về phía phụ dịch hoàn.
e) Giai đoạn phát dục
Ở phụ dịch hoàn, tinh trùng non tiếp tục phát dục và thành thục. Trong quá trình
di chuyển từ đây đến cuối dịch hoàn phụ, tinh trùng phải di chuyển với đoạn đường dài
khoảng trên 100m uốn khúc. Trong quá trình này nhiều tinh trùng non bị phân hủy.
Các chất nội tiết liên quan đến quá trình sinh tinh bao gồm GH, FSH, LH,
Testosterone và Inhibin.
f) Giai đoạn biến đổi hóa học
8
Hình 2.2b. Sơ đồ quá trình sinhtinh
Hình 2.2.c. Sơ đồ cơ chế điều hòa nội
trùng
tiết quá trình sinh tinh
Ở phụ dịch hoàn, màng bán thấm được hình thành nhờ vách đuôi phụ dịch hoàn.
Tinh trùng được tích trữ trong phụ dịch hoàn một thời gian dài cho tới khi thành thục
hoàn toàn. Tế bào vách của phụ dịch hoàn tiết ra một chất kiềm yếu, nồng độ ion gấp
10 lần so với lòng ống sinh tinh. Tinh trùng có thể sống ở đây 2 tháng mà vẫn có khả
năng thụ thai.
2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dịch thỏ
2.2.1. Thể tích tinh dịch
Thể tích tinh dịch (V - ml) là lượng tinh dịch tiết ra trong một lần xuất tinh, sau
khi đã loại bỏ keo phèn. Được tính bằng ml. Lượng tinh dịch trong một lần xuất tinh
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, loài, độ tuổi, cá thể, kỹ thuật khai thác tinh, tần
suất lấy tinh và mùa vụ lấy tinh... Tinh dịch có chứa một lượng khá lớn hạt thể selatin,
chiếm tỷ lệ 20 - 30% lượng tinh dịch, là sản phẩm của tuyến Cowper. Khi xuất tinh,
những hạt thể selatin gặp enzyme vegikinase của tuyến tinh nang rồi đọng lại thành
những tinh thể lớn hơn. Sau đó, các thể này hấp phụ nước và tăng lên về thể tích,
người ta gọi đó là keo phèn (Trần Tiến Dũng và cộng sự, 2002). Thể tích tinh dịch
9
trong một lần khai thác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, tuổi con giống,
mùa vụ, sức khỏe, tần suất khai thác, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng,...
2.2.2. Hoạt lực tinh trùng
Hoạt lực tinh trùng (A - %) thể hiện tỷ lệ các hình thức vận động của tinh trùng
trong tinh dịch. Có ba loại: vận động tiến thẳng, vận động tại chỗ và không vận động.
Tỷ lệ phần trăm của các dạng vận động này được quy thành 3 chỉ tiêu sau:
• Tỷ lệ tinh trùng vận động tiến thẳng - P (Progessive motility (%)): là tỷ số phần
trăm tinh trùng có hoạt động tiến thẳng.
• Tỷ lệ tinh trùng vận động tại chỗ - L (Local motility (%)): là tỷ số phần trăm số
tinh trùng có hoạt động vòng tròn, lắc lư tại chỗ.
• Tỷ lệ tinh trùng không hoạt động - I (Immotile (%)): là tỷ lệ phần trăm số tinh
trùng không hoạt động hoặc đã chết.
Ở Việt Nam, chỉ tiêu P (tỷ lệ tinh trùng vận động tiến thẳng) được đồng nhất với
chỉ tiêu A (hoạt lực tinh trùng).
Kết quả khảo sát cho thấy hoạt lực tinh trùng thỏ như sau: theo Nguyễn Quang
Sức, Đinh Văn Bình (1998), hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng thỏ giao động 55 –
65%; theo Nguyễn Tài Lương, Đỗ Văn Thu (2005), trước bổ sung Hagaton trong
khẩu phần thỏ đực, hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng thỏ 65,16%, sau 20 ngày bổ
sung Hagaton hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng thỏ đạt 74,27%. Theo Đào Đức
Thà, Nguyễn Tấn Anh (1989) hoạt lực tinh trùng thỏ chịu ảnh hưởng bởi mùa vụ lấy
tinh: thỏ nội mùa đông xuân 75%, hè thu 50%, thỏ ngoại mùa đông xuân 80%, hè thu
40%), thỏ lấy tinh vào mùa đông xuân cho hoạt lực tinh trùng tốt hơn khi lấy tinh vào
mùa hè thu.
2.2.3. Nồng độ
Nồng độ tinh trùng (C - triệu tinh trùng / ml) là số lượng tinh trùng có trong 1
ml tinh nguyên. Nồng độ tinh trùng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng
tinh dịch, kết hợp với hoạt lực tinh trùng làm cơ sở để tính toán số liều tinh và hệ số pha
loãng. Viudes-de-Castro, (1997) cho biết nồng độ tinh trùng thỏ giao động trong
khoảng khá rộng từ 104x106 tinh trùng/ml đến 570x106 tinh trùng/ml.
Nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào các yếu tố:
10
• Sự thay đổi mùa vụ lấy tinh ảnh hưởng đến nồng độ tinh trùng: Nồng độ
tinh trùng cao vào các tháng 2, 3, 4, 5 và nồng độ tinh trùng thấp vào tháng 9, 10,
11, 12. Nồng độ tinh trùng cao khi thỏ được lấy tinh vào mùa đông xuân và thấp
khi lấy tinh vào mùa hè thu: thỏ nội vụ đông xuân (C = 387 triệu tinh trùng/ml),
hè thu (C = 267 triệu tinh trùng/ml), thỏ ngoại vụ đông xuân (C= 349 triệu tinh
trùng/ml), hè thu (C = 220 triệu tinh trùng/ml) - theo Đào Đức Thà và Nguyễn
Tấn Anh (1989).
• Giống: nồng độ tinh trùng khác nhau ở mỗi giống. Cùng một giống, lứa
tuổi khác nhau, chế độ dinh dưỡng khác nhau cho nồng độ tinh trùng khác nhau.
Chính vì thế yếu tố giống đã được hạn chế khi tuyển chọn được thỏ đực cùng độ
tuổi, cùng chế độ dinh dưỡng, ánh sáng và nhiệt độ.
• Ngoài ra, nhiệt độ, ẩm độ, chế độ dinh dưỡng,... đều có ảnh hưởng tới nồng
độ tinh trùng (Castellini và cộng sự, 2003).
Bảng 2.1. Nồng độ tinh trùng các giống thỏ
(theo Nguyễn Kim Lin và cộng sự, 2002)
Thỏ nhập ngoại
New Zealand
California
C
Thỏ nội Việt
C
(triệu tinh trùng/ml)
Nam
(triệu tinh trùng/ml)
243,59
268,00
Thỏ xám
Thỏ đen
278,50
253,00
2.2.4. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K - %) là số tinh trùng có hình dạng bất thường so với
tổng số tinh trùng đếm được trong quá trình kiểm tra. Có hai giai đoạn có thể làm biến
đổi hình dạng tinh trùng đó là trong quá trình sinh tinh - tinh trùng kỳ hình sơ cấp, bắt
nguồn từ nguyên nhân có liên quan đến bệnh lý ở cơ quan sinh tinh; và sau khi suất
tinh - tinh trùng kỳ hình thứ cấp, nguyên nhân có thể liên quan đến ngoại cảnh hoặc kỹ
thuật không đúng trong khâu xử lý tinh dịch.
Tỉ lệ kỳ hình là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dịch. Chỉ những tinh trùng
còn nguyên hình thái mới có khả năng thụ thai. Thông qua việc xác định chỉ tiêu này
có thể cho phép đánh giá về tình trạng bệnh lý, chế độ nuôi đưỡng, chăm sóc, quản lý,
11
chế dộ sử dụng và kỹ thuật khai thác (Nguyễn Đức Hùng, 2003).
Một số dạng kỳ hình thường gặp:
•Kỳ hình đầu: Thường thấy ở dạng cụt, bẹp, méo hoặc có hai đầu, đầu to không
bình thường, vị trí hoặc cấu trúc của thế acrosome bị biến dạng.
•Kỳ hình cổ: Thường thấy ở dạng vẹo cổ, gãy cổ hoặc cổ quá to hoặc bị thu ngắn lại.
•Kỳ hình đuôi: Thường thấy ở dạng cong xoắn, ôm lấy nhau hoặc có hai đuôi.
•Theo Đào Đức Thà và cộng sự (2003) tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng thỏ dưới 18%
là đạt yêu cầu. Nếu tỷ lệ kỳ hình càng cao, sẽ không có lợi cho sức sống tinh trùng và
khả năng thụ tinh.
2.2.5. pH tinh dịch
pH được xác định bởi nồng độ ion H + trong tinh dịch. pH của tinh dịch quyết
định đến khả năng sống và thụ tinh của tinh trùng. pH tinh dịch là tổng pH của các dịch
tiết của các tuyến sinh dục phụ, pH của tinh dịch có liên quan mật thiết với chất lượng của
tinh trùng Milovanov (1962); Đỗ Văn Thu (2001) chứng minh rằng pH tinh dịch có quan
hệ với nồng độ tinh dịch, tỷ lệ thụ tinh. pH của tinh dịch toan tính thì tinh trùng hoạt
động yếu, thời gian sống kéo dài. Ngược lại, pH của tinh dịch kiềm tính thì tinh trùng
hoạt động mạnh, thời gian sống bị rút ngắn.
2.2.6. Các đặc tính của tinh trùng
• Tính chuyển động về phía trước: tinh trùng sống luôn chuyển động. Nhớ các
chuyển động vùng cổ, thân và đuôi để chuyển động quanh trục. Sự rung động đuôi kết
hợp với sự xoay của trục giữa làm cho tinh trùng vận động tiến thẳng về phía trước.
Tốc độ di chuyển còn phụ thuộc vào các điều liện nội tại và ngoại cảnh như niêm dịch
ở đường sinh dục của con cái tiết ra nhiều hay ít, phương thức phóng tinh của con đực,
độ co bóp bộ phận bên trong con cái mà chủ yếu là sừng tử cung, ống dẫn trứng mà
tinh trùng di chuyển nhanh hay chậm.
• Đặc tính lội ngược dòng nước: tinh trùng chuyển động nhờ đuôi lái, do đó nó
có thể chuyển động ngược dòng nước và cũng có xu hướng lội ngược dòng nước.
• Đặc tính tiếp xúc: tinh trùng có đặc tính bao vây xung quanh vật lạ. Do đó,
tinh trùng khi gặp trứng trong ống dẫn trứng thì sẽ tập trung xung quanh trứng và tìm
nơi lõm của tế bào trứng rồi đi vào.
12
• Đực tính tiếp xúc với hóa chất: trong ống dẫn trứng sẽ tiết ra chất hóa học
kích thích tinh trùng làm tinh trùng hưng phấn. Làm tinh trùng lại và tiến đến tế bào
trứng. Chất này có tên là Fertilizin.
• Đặc tính tiếp xúc với điện: vtrong ống dẫn trứng hay tử cung có điện thế và
bản thân tinh trùng cũng có điện thế. Dòng điện sẽ chạy từ nơi có điện thế cao đến nơi
có điện thế thấp - đây là lí do vì sao tinh trùng lại lội ngược dòng.
2.3. Ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng đến chất lượng tinh dịch cũng như tinh trùng
thỏ
Phẩm chất tinh dịch của thỏ đực giống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống,
mùa vụ, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, khoảng cách giữa hai lần khai thác. Các giống
thỏ khác nhau có cho chất lượng tinh dịch khác nhau. Thông thường các giống thỏ
ngoại cho chất lượng tinh dịch tốt hơn các giống thỏ nội ở các chỉ tiêu về số lượng
cũng như chất lượng của tinh dịch.Theo Đỗ Văn Thu và Nguyễn Tấn Anh có thể thấy:
giống ảnh hưởng đến mọi đặc tính sinh học của tinh dịch.
Thể tích: theo bảng dới đây ta có thể thấy, thể tích tinh dịch của thỏ nói chung
rất thấp và biến động lớn. Thể tích trung bình cao nhất là thỏ Newzealand với 0,92 ml,
tiếp đến là của giống California với 0,85 ml. Các giống thỏ nội có trung bình thể tích
thấp hơn: thỏ đen là 0,68 ml còn thỏ xám chỉ 0,61 ml. Con đực giống đã trưởng đã
trưởng thành và thành thục sinh dục cho lượng tinh nhiều hơn khi còn non, trong mùa
sinh sản thì lượng tinh dịch thu được cũng nhiều hơn. Các chỉ tiêu này cũng cao hơn
so với nghiên cứu của Đào Đức Thà và cộng sự (năm 1996).
Hoạt lực tiến thẳng (A) của tinh trùng là chỉ tiêu đánh giá phẩm chất của tinh
dịch, chúng có liên quan đến tỉ lệ thụ tinh. Chỉ tiêu này sai khác chỉ có ý nghĩa giữa
thỏ nội và thỏ ngoại; hoạt lực tinh trùng của thỏ ngoại cao hơn thỏ nội. Nói chung tinh
dịch các giống thỏ đủ tiêu chuẩn để phối giống.
Tương tự các chỉ tiêu: nồng độ, tổng số tinh trùng V.A.C, tỷ lệ kỳ hình cũng
phụ thuộc và yếu tố giống, mùa vụ, tuổi con đực giồng, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe,
tần suất khai thác,...
Bảng 2.2.a. Đặc tính tinh dịch của một số giống thỏ ở Việt Nam
Giống
Newzealand
California
Pon
Thỏ xám
Thỏ đen
13
Thể tích (ml)
Hoạt lực (%)
Nồng độ (triệu tinh
trùng/ml)
Tổng số tinh trùng tiến
thẳng (triệu tinh trùng)
Tỷ lệ tinh trùng sống (%)
Tỷ lệ tinh trùng kỳ
hình(%)
0,92 ± 0,04
0,70 ± 0,01
0,85 ± 0,06
0,72 ± 0,01
0,71 ± 0,10
0,74 ± 0,02
0,61 ± 0,05
0,65 ± 0,02
0,68 ± 0,04
0,69 ± 0,02
243,5 ± 6,1
268,1 ± 8,4
297,5 ± 0,1
278,5 ± 15,8
253,0 ± 4,9
159,9 ± 11,3
167,9 ±16,8
158,9 ± 17,2
111,1 ± 12,7
1117,8 ± 8,0
66,2 ± 1,1
70,3 ± 0,8
70,8 ± 1,3
66,5 ± 1,1
65,4 ± 1,5
19,1 ± 0,4
18,6 ± 0,6
17,0 ± 0,6
19,7 ± 0,7
19,50 ± 0,5
2.3.1. Nhu cầu đạm và amino acid cho quá trình sinh tinh ở thỏ đực
a) Nhu cầu đạm
Lượng đạm trong khẩu phần được xem là quan trọng vì nó đảm bảo các hoạt
động duy trì và sản xuất của thỏ, tuy nhiên các nghiên cứu trên thỏ ngoại nhập thuần
và thỏ lai ở Việt Nam có những kết quả khá biến động, một số các tài liệu cho biết:
Thỏ đực sinh sản hoặc thỏ cái có nhu cầu 10-12 g vật chất khô đạm /ngày.
Theo Lebas (1979) và Lang (1981) ghi nhận bởi Lebas và cộng sự (1986) nhu
cầu đạm trong khẩu phần phân theo loại sản xuất như sau: thỏ tăng trưởng (4-12 tuần
tuổi) là 16% đạm thô, thỏ cái mang thai là 16% đạm thô, thỏ cái cho sữa nuôi con là
18% đạm thô, thỏ cái sinh sản và thỏ vỗ béo 17% đạm thô. Cũng theo Lebas và cộng
sự (1986), nhu cầu đạm thỏ thịt trong khẩu phần từ 15-16% đạm thô và ở thỏ cái sinh
sản là từ 17-18% đạm thô cho dù là có trường hợp tăng lên đến 21% đạm thô ở thỏ
nuôi con cho nhiều sữa, tuy nhiên điều này không được khuyến cáo do hiệu quả kinh
tế và số con cai sữa kém. Tuy nhiên, theo Sandford (1996) thì nhu cầu đạm thô trong
khẩu phần là 15,5% cho thỏ tăng trưởng từ 4-12 tuần lễ, thỏ cái trong giai đoạn lên
giống là 16% và thỏ cái đang tiết sữa nuôi con là 18%. Trong các nghiên cứu gần đây,
đối với thỏ lai ở đồng bằng sông Cửu Long ở thỏ sinh sản là 15-18% đạm thô, tùy theo
chất lượng của nguồn thức ăn đạm là phế phẩm (bã đậu nành, bã bia, …) hay chính
phẩm (đậu nành, thức ăn hỗn hợp công nghiệp) trong khi với thỏ tăng trưởng là từ 1316% tùy vào nguồn thức ăn đạm (Nguyễn Văn Thu & Nguyễn Thị Kim Đông, 2005,
2008 và 2009).
14