HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
------------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SÂU, BỆNH HẠI
TRÊN CÂY MÍT Ở ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ MỸ,
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU”
HÀ NỘI – 2022
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
------------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SÂU, BỆNH HẠI
TRÊN CÂY MÍT Ở ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ MỸ,
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU”
Sinh viên thực hiện
: Phạm Thị Phương
Lớp
: K62CNSHC
MSV
: 620620
Ngành
: Công nghệ sinh học
Giáo viên hướng dẫn
: ThS. Nguyễn Tuấn Vũ
: PGS.TS. Nguyễn Đức Bách
HÀ NỘI – 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Phạm Thị Phương
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực phấn đấu của bản
thân, tơi cịn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn. Với lịng biết ơn sâu
sắc tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Nguyễn Tuấn Vũ – Trung Tâm
Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Đông Nam Bộ và thầy giáo PGS.TS. Nguyễn
Đức Bách đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đơn vị, cá nhân, hộ nơng dân trồng mít trên
địa bàn thị xã Phú Mỹ đã tạo điều kiện giúp tôi ghé thăm, khảo sát và giúp đỡ
trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các Cán Bộ thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Cây
Ăn Quả Miền Đông Nam Bộ và các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Sinh học phân tử
và Công nghệ sinh học ứng dụng - Khoa Công nghệ sinh học - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi hồn thành khố
luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình dạy bảo tơi trong suốt 4 năm học qua.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình
đã ln ở bên tơi, chăm sóc, động viên tơi và tồn thể bạn bè đã giúp đỡ tơi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2022
Sinh viên
Phạm Thị Phương
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................ v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
TĨM TẮT BÁO CÁO ....................................................................................... viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1.
Đặt vấn đề ................................................................................................. 1
1.2.
Mục đích và yêu cầu ................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................... 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1.
Tổng quan về Thị xã Phú Mỹ ................................................................... 3
2.1.1. Địa giới, hành chính ................................................................................. 3
2.1.2. Diện tích, diện tích đất nơng nghiệp ........................................................ 3
2.2.
Tổng quan về cây mít ............................................................................... 3
2.2.1. Đặc điểm chung ........................................................................................ 3
2.2.2. Tình hình sản xuất mít trên thế giới ......................................................... 7
2.2.3. Tình hình sản xuất mít ở Việt Nam .......................................................... 8
2.3.
Giới thiệu về một số sâu bệnh hại trên cây mít ...................................... 12
2.3.1. Đặc điểm chung ...................................................................................... 12
2.3.2. Các bệnh hại trên cây mít ....................................................................... 13
2.3.3. Sâu hại .................................................................................................... 22
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 23
3.1.
Đối tượng, vật liệu thực hiện .................................................................. 23
3.1.1. Đối tượng ................................................................................................ 23
iii
3.1.2. Dụng cụ điều tra nhà vườn ..................................................................... 26
3.2.
Thời gian và địa điểm thực hiên ............................................................. 27
3.3.
Nội dung thực hiện ................................................................................. 27
3.4.
Phương pháp tiến hành ........................................................................... 28
3.5.
Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 30
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 32
4.1.
Thông tin chung ...................................................................................... 32
4.1.1. Đặc điểm hộ sản xuất mít ở vùng điều tra.............................................. 32
4.1.2. Đặc điểm đất đai vùng sản xuất mít ở khu vực điều tra. ........................ 33
4.1.3. Cơ cấu cây giống mít .............................................................................. 34
4.2.
Kĩ thuật canh tác mít............................................................................... 36
4.2.1. Kĩ thuật trồng mít ................................................................................... 36
4.2.2. Tỉa cành, tạo tán ..................................................................................... 37
4.2.3. Quản lý cỏ dại......................................................................................... 38
4.2.4. Chế độ tưới tiêu nước ............................................................................. 39
4.2.5. Hiện trạng sử dụng phân bón ................................................................. 40
4.2.6. Mùa vụ và xử lý ra hoa ........................................................................... 48
4.2.7. Tình hình sâu bệnh hại trên cây mít trên địa bàn thị xã Phú Mỹ ........... 49
4.3.
Tình hình tiêu thụ và đầu ra sản phẩm ................................................... 60
4.4.
Năng suất và phân loại ........................................................................... 61
4.6.
Ý kiến và đề xuất của nhà vườn về canh tác mít .................................... 63
4.6.1. Ý kiến ..................................................................................................... 63
4.6.2. Đề xuất.................................................................................................... 63
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 64
5.1.
Kết luận .................................................................................................. 64
5.2.
Đề nghị và giải pháp ............................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 65
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 67
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
GIẢI NGHĨA
BVTV
Bảo vệ thực vật
Cs
Cộng sự
Ctv
Cộng tác viên
DHNTB
Duyên hải Nam Trung Bộ
ĐB SCL
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
TDMNPB
Trung du miền núi phía Bắc
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thơng
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.
Thành phần các chất trong 100 g khối lượng tươi bộ phận ăn
được của Mít ................................................................................... 5
Bảng 4.1.
Đặc điểm hộ sản xuất mít thuộc thị xã Phú Mỹ ............................ 32
Bảng 4.2.
Đặc điểm vùng đất canh tác mít ở khu vực thị xã Phú Mỹ ........... 34
Bảng 4.3.
Tỉ lệ các giống mít đang trồng và nguồn gốc giống của các
hộ thuộc thị xã Phú Mỹ ................................................................. 35
Bảng 4.4.
Kĩ thuật trồng mít của các hộ dân thuộc thị xã Phú Mỹ ............... 37
Bảng 4.5.
Quản lý cỏ dại trên vườn mít của các hộ dân thuộc thị xã
Phú Mỹ .......................................................................................... 38
Bảng 4.6.
Nhu cầu tưới nước cho cây mít ở các hộ thuộc thị xã Phú Mỹ..... 39
Bảng 4.7.
Tình hình sử dụng phân vơ cơ cho cây mít của các hộ thuộc
thị xã Phú Mỹ ................................................................................ 41
Bảng 4.8.
Tình hình sử dụng phân hữu cơ cho cây mít của các hộ thuộc
thị xã Phú Mỹ ................................................................................ 43
Bảng 4.9.
Tình hình sử dụng phân bón lá trên cây mít của các hộ thuộc
thị xã Phú Mỹ ................................................................................ 47
Bảng 4.10.
Tình hình xử lý ra hoa trên cây mít của các hộ thuộc thị xã
Phú Mỹ .......................................................................................... 49
Bảng 4.11.
Thành phần và mức độ phổ biến các loại bệnh hại trên cây
mít của các hộ thuộc thị xã Phú Mỹ .............................................. 50
Bảng 4.12.
Thành phần và mức độ phổ biến các loại sâu hại trên cây mít
của các hộ thuộc thị xã Phú Mỹ .................................................... 54
Bảng 4.13.
Các loại nơng dược được các hộ trồng mít thuộc thị xã Phú
Mỹ sử dụng.................................................................................... 58
Bảng 4.14.
Tình hình tiêu thụ mít của các hộ thuộc thị xã Phú Mỹ ................ 61
Bảng 4.15.
Năng suất và phân loại mít sau khi thu hoạch .............................. 62
Bảng 4.16.
Hiệu quả kinh tế sản xuất mít trên địa bàn thị xã Phú Mỹ(
trên 1 ha/năm) ............................................................................... 62
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.
Diện tích trồng mít (ha) ở các vùng sinh thái ở Việt Nam ............... 9
Hình 2.2.
10 tỉnh có diện tích trồng mít lớn nhất Việt Nam (ha) ................... 10
Hình 2.3.
Tăng trưởng diện tích trồng mít (ha) tại các vùng sinh thái của
Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020 ............................................. 12
Hình 3.1.
Giống mít Siêu Sớm ....................................................................... 24
Hình 3.2.
Vườn trồng mít Siêu Sớm kinh doanh ............................................ 24
Hình 3.3.
Cây và quả giống mít Lá Bàng ....................................................... 25
Hình 3.4.
Cây và quả giống mít Viên Linh .................................................... 26
Hình 3.5.
Thước đo dùng trong điều tra ......................................................... 27
Hình 3.6.
Kính lúp cầm tay dùng trong điều tra. ............................................ 27
Hình 4.1.
Van và hệ thống tưới mít ................................................................ 40
Hình 4.2.
Phân vi sinh Dynamic và Humic Axit ............................................ 45
Hình 4.3.
Phân bón lá canxi bo được các hộ dân trồng mít thuộc địa bàn
thị xã Phú Mỹ sử dụng .................................................................... 48
Hình 4.4.
Quả mít bị hiện tượng xơ đen ......................................................... 51
Hình 4.5.
Cây mít bị bệnh nứt thân xì mủ ...................................................... 52
Hình 4.6.
Cây mít bị bệnh thối thân chảy nhựa .............................................. 52
Hình 4.7.
Quả mít bị bệnh thán thư ................................................................ 53
Hình 4.8.
Quả mít bị bệnh thối quả ................................................................ 53
Hình 4.9.
Quả mít bị sâu đục quả ................................................................... 55
Hình 4.10. Thân cây mít bị sâu đục. ................................................................. 55
Hình 4.11. Rệp sáp gây hại trên lá mít ............................................................. 56
Hình 4.12. Lồi sóc gây hại và quả mít bị sóc kht ra từ vết bệnh ................ 57
vii
TÓM TẮT BÁO CÁO
Nghiên cứu được tiến hành tại thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu) từ tháng
11/2021 đến tháng 5/2022 nhằm mục đích xác định thành phần lồi sâu hại,
bệnh hại trên cây mít bằng cách điều tra nơng dân bằng phiếu câu hỏi (20 hộ) ở
cấp nông hộ về đặc đất đai, cơ cấu giống mít, kĩ thuật canh tác, tình hình tiêu thụ
và đầu ra cho quả mít, năng suất cũng như hiệu quả của việc trồng mít thương
phẩm. Trong đó đặc biệt chú trọng đến 2 vấn đề chính (1) tình hình sâu bệnh hại
và các loại thuốc BVTV sử dụng trên cây mít; (2) tình hình sử dụng các loại
phân bón và xử lý ra hoa cho cây mít. Kết quả điều tra cho thấy độ tuổi trung
bình của chủ vườn là 42,55. Các hộ phần lớn trồng giống mít Thái Siêu Sớm để
kinh doanh. Về tình hình sâu hại phát hiện 5 loại sâu hại trên địa bàn trong đó
các loại sâu, ruồi đục quả và thân cành chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Có 8 loại hoạt
chất và 13 loại thương mại được bà con dùng để trừ sâu hại. Đối với bệnh hại thì
phát hiện có 6 loại bệnh hại trên địa bàn trong đó bệnh thối thân chảy nhựa, nứt
thân xì mủ và hiện tượng xơ đen xuất hiện khá phổ biến trên địa bàn. Có 9 hoạt
chất và 11 loại thương mại khác nhau được bà con sử dụng để phòng trừ bệnh.
Về cơ cấu phân bón có 3 loại phân bón được bà con sử dụng trong canh tác (1)
phân bón vơ cơ: bà con sử dụng hồn tồn phân bón NPK kết hợp; (2) phân bón
hữu cơ: kết hợp sử dụng cả hai loại phân hữu cơ đó là phân chuồng ủ hoai và
phân vi sinh; (3) phân bón lá cũng được sử dụng nhiều trên giống mít Thái Siêu
Sớm. Tóm lại để đưa cây mít trở thành nơng sản đem lại lợi ích kinh tế cao thì
người nơng dân cần phải có kiến thức canh tác tốt. Các yếu tố giống, đất đai, khí
hậu, nước tưới tiêu, phân bón, sâu bệnh và thuốc bảo vệ thực vật là những yếu tố
quyết định đến chất lượng quả mít.
viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Vùng Đông Nam Bộ có vị trí quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, có
tiềm năng lớn để phát triển nơng nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, nuôi
trồng, đánh bắt thủy sản, phát triển vườn cây ăn quả đem lại giá trị xuất khẩu lớn
cho khu vực và mở rộng giao lưu với khu vực và thế giới. Cây mít là loại cây ăn
quả phổ biến ở tất cả các vùng sinh thái ở Việt Nam. Nếu như trước đây mít chỉ
phục vụ tiêu dùng trong nước thì hiện nay, do được mở rộng thị trường xuất
khẩu, mít trở thành một trong những loại trái cây xuất khẩu chủ lực sang Trung
Quốc. Với mức giá ổn định cũng như được thị trường vơ cùng ưa chuộng như
vậy, mít là một trong những loại trái cây được nhiều hộ nông dân lựa chọn làm
mơ hình làm giàu trong thời gian qua.
Trong lúc nhiều loại nơng sản chủ lực, thậm chí lúa gạo là mặt hàng chiến
lược hay bị lâm vào điệp khúc “được mùa, rớt giá” khiến thu nhập của nông hộ
sụt giảm, bấp bênh thì nhiều năm nay khơng ít nhà vườn “ăn nên làm ra”, thoát
nghèo và làm giàu bền vững từ trồng ăn quả trong đó có trồng mít. Tuy nhiên,
việc phát triển quá nhanh của cây mít khơng theo quy hoạch vùng trồng có thể
dẫn tới tình trạng mất cân bằng giữa “cung” và “cầu”, phát triển cả trên những
khu vực khơng thích hợp về đất đai dẫn tới gia tăng chi phí sản xuất. Bên cạnh
đó ở nhiều vùng kỹ thuật canh tác, quản lý sâu, bệnh hại còn chưa được tốt làm
tăng số lượng sâu bệnh hại, giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
Xuất phát từ thực tiễn đó, việc khảo sát, đánh giá tình hình sâu bệnh hại
trên cây mít ở địa bàn thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thực
hiện nhằm đánh giá hiện trạng trồng mít trên địa bàn để từ đó đánh giá hiệu quả
của việc canh tác mít phục vụ mục đích kinh doanh.
1
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Mục đích chung: khảo sát tình hình trồng mít trên địa bàn thị xã Phú Mỹ
để từ đó đưa ra những giải pháp để việc trồng mít đạt hiệu quả tốt nhất.
Mục đích cụ thể:
Đánh giá thực trạng sâu bệnh hại trên cây mít ở địa bàn thị xã Phú Mỹ
Đánh giá kĩ thuật canh tác và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại của các
nông dân trên địa bàn điều tra.
Đánh giá lợi nhuận của nơng dân trồng mít trên địa bàn điều tra.
1.2.2. Yêu cầu
Yêu cầu chung: Điều tra tình hình trồng mít trên địa bàn thị xã Phú Mỹ
bằng phương pháp thu thập thông tin thông qua phiếu điều tra.
Yêu cầu cụ thể:
Xác định nguyên nhân, đặc điểm và thiệt hại của các lồi sâu bệnh hại
trên cây mít ở địa bàn thị xã Phú Mỹ.
Nắm bắt các loại thuốc bảo vệ thực vật mà các nông dân trên địa bàn
đang sử dụng.
2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về Thị xã Phú Mỹ
2.1.1. Địa giới, hành chính
Phú Mỹ là một thị xã nằm ở phía Tây tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành
lập vào ngày 18/05/2018, trước đây có tên cũ là huyện Tân Thành. Phía đơng
giáp huyện Châu Đức và thành phố Bà Rịa. Phía tây giáp huyện Cần Giờ
(TP.HCM) và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) với ranh giới là sơng Thị Vải. Phía
nam giáp thành phố Vũng Tàu và vịnh Gành Rái. Phía bắc giáp huyện Long
Thành (Đồng Nai).
Thị xã nằm dọc theo quốc lộ 51, cách TP.HCM khoảng 60 km, cách thành
phố Vũng Tàu khoảng 40 km và cách thành phố Bà Rịa khoảng 20 km. Thị xã
gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 5 phường: Hắc Dịch, Mỹ
Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước và 5 xã: Châu Pha, Sơng Xồi, Tân Hải,
Tân Hịa, Tóc Tiên.
2.1.2. Diện tích, diện tích đất nơng nghiệp
Thị xã Phú Mỹ có diện tích 333,84 km² trong đó diện tích đất nơng nghiệp
là 185,186 km² chiếm 55,47% diện tích cả thị xã. Phổ biến trồng các loại cây
cơng nghiệp (tiêu, điều, cà phê), cây ăn trái (mít, bơ, xồi) và cây lương thực
(lúa, ngơ). Những năm gần đây diện tích cây mít trồng ở trên địa bàn tăng theo
hàng năm.
2.2. Tổng quan về cây mít
2.2.1. Đặc điểm chung
Mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus Lam. là cây ăn quả thuộc
họ dâu tằm Moraceae có nguồn gốc từ Western Ghats của Ấn Độ được thuần
hóa khoảng 700-1300 năm Trước Cơng Ngun. Mít mọc trong rừng thường
xanh ẩm được di thực đến trồng ở các nước Đông Nam Á từ lâu đời, trong đó có
Việt Nam. Hiện nay cây mít được trồng phổ biến ở các nước vùng Nhiệt đới như
3
Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Sri Lanca, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan,
Malaysia, Philippines (Mai Văn Trị, 2018).
Cây mít thuộc loại cây thân gỗ nhỏ cao từ 8 đến 20 mét, có tuổi thọ từ 20100 năm, ưa sáng và ưa ẩm mức trung bình, thích hợp với đất thốt nước, đất fera-lit vùng trung du (Elevitch và Manner, 2006). Cây mít ra quả trung bình sau
4-6 năm tuổi và quả của nó là loại quả phức và là một loại quả ngọt nhiệt đới.
Mít được coi là loại cây ăn quả chín lớn nhất lớn trong các loại cây ăn quả phổ
biến. Quả mít có hình bầu dục kích thước khoảng 30 – 60 cm x 20 – 30 cm nặng
từ 4,5-30 kg, vỏ mít sù sì, có gai nhỏ thời gian trung bình để quả chín từ 90-180
ngày (Elevitch và Manner, 2006). Hoa thuộc loại hoa đơn tính, thường mọc trên
những cuống ngắn, trên cùng 1 cây có cả hoa đực và hoa cái. Mít ra quả vào
khoảng giữa mùa xuân và chín vào cuối mùa hè (tháng 7-8) hàng năm.
Cây mít là cây đa mục đích sử dụng, có giá trị thương mại và giá trị dinh
dưỡng cao. Hầu như tất cả các bộ phận của cây Mít, như thân gỗ, quả (thịt quả
non, thịt quả chín), hạt đều có cơng dụng đáng kể trong đời sống con người Việt
Nam (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2021)
a. Giá trị dinh dưỡng
Quả Mít có thịt quả (múi mít) là loại thực phẩm lành mạnh, rất giàu dinh
dưỡng có tác dụng bồi bổ cho sức khỏe con người, với các thành phần như: năng
lượng vừa phải, nước, protein, gluxit, canxi, photpho, sắt, mangan, betacaroten,
vitamin C, vitamin B1, B2, kali, phytonutrient (lignans, isoflavones và saponins)
(Haq, 2006; APAARI, 2012; Tiwari and Vidyarthi, 2015). Khi so sánh với các
loại quả nhiệt đới khác, thịt quả và hạt mít chứa nhiều protein, canxi, sắt, nhóm
vitamin B trong đó vitamin B1 là nhiều hơn cả và Mít cịn giàu vitamin C.
Thành phần các chất trong quả Mít thay đổi tùy theo giống, tuổi cây, mùa vụ và
giai đoạn phát triển của quả. (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2021). Thành phần các
chất có trong quả xanh, thịt quả đã chín và hạt được tập hợp và thể hiện ở Bảng
2.1 sau.
4
Bảng 2.1. Thành phần các chất trong 100 g khối lượng tươi bộ phận ăn
được của Mít (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2021)
Thành phần các chất
Quả xanh
Quả chín
Hạt
Nước (g)
76,20 - 85,20
72,00 - 94,00
51,00 - 64,50
Năng lượng (calo)
50 – 210
88 - 410
133 - 139
Protein (g)
2,00 - 2,60
1,20 - 1,90
6,60 - 7,04
Chất béo (g)
0,10 - 0,60
0,10 - 0,64
0,40 - 0,43
Carbohydrate (g)
9,40 - 11,50
16,00 - 25,40
25,80 - 38,40
Chất xơ (g)
2,60 - 3,60
1,00 - 1,50
1,00 - 1,50
Đường tổng số (g)
-
19,05 - 20,60
-
Khoáng tổng số (g)
0,90
0,87 - 0,90
0,90 - 1,20
Canxi (mg)
30,00 - 73,20
20,00 - 37,00
50,00
Magiê (mg)
-
27,00 - 29,00
54,00
Phosphorus (mg)
20,00 - 57,20
21,00 - 41,00
38,00 - 97,00
Kali (mg)
287 - 323
191 - 448
246
Natri (mg)
3,00 - 35,00
2,00 - 41,00
63,20
Sắt (mg)
0,40 - 1,90
0,23 - 1,10
1,50 - 3,40
Kẽm (mg)
-
0,13 - 0,42
-
Vitamin A (IU)
30
175 - 540
10 - 17
Thiamine B1 (mg)
0,05 - 0,15
0,03 - 0,11
0,25 - 0,60
Riboflavin B2 (mg)
0,05 - 0,20
0,06 - 0,40
0,11 - 0,30
Vitamin C (mg)
12,00 - 14,00
7,00 - 13,70
11,00
Vitamin E (mg)
-
0,34
-
Beta Caroten (µg)
-
71,30 - 84,80
-
Carotenoid tổng (µg)
-
129,00 - 150,30
-
5
Thành phần các chất trong quả Mít thay đổi tùy theo giống, tuổi cây, mùa vụ
và giai đoạn phát triển của quả. Hàm lượng carbohydrate trong quả của các
giống Mít khác nhau có thể thay đổi từ 37,4% đến 42,5%, protein từ 0,57 đến
0,97%, chất xơ từ 0,57 đến 0,86% (Phạm Hùng Cương và cs., 2019).
b. Giá trị kinh tế
So với các loại cây ăn quả nói chung thì mít là loại cây mang lại giá trị
kinh tế cao. Trồng mít đúng quy chuẩn cho giá trị kinh tế cao, với mức giá bán
quả mít trên thị trường hiện nay dao động theo mùa từ 20.000 – 50.000 đồng/kg,
thu nhập đạt đến 350 triệu đồng/ha/năm. Ngoài sử dụng ăn tươi thì quả mít cũng
được sử dụng nhiều trong nền cơng nghiệp chế biến thực phẩm như nước
ép/siro, mít sấy, mứt mít, hương vị bánh kẹo (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2021)
Việt Nam cùng với Thái Lan là hai nước sản xuất mít ăn quả chủ lực ở
châu Á. Nhiều sản phẩm sơ chế từ mít, sản phẩm chế biến dạng đóng hộp như
nước ép, xi-rô được xuất khẩu tới các nước ở Bắc Mỹ và châu Âu. Mít sấy khơ,
sản phẩm cơng nghiệp thực phẩm có danh tiếng của Việt Nam được tiêu thụ phổ
biến thị trường nội địa và xuất khẩu sang khối Asean, Trung Quốc, Đài Loan,
Hồng Kông, Nhật Bản và có mặt tại các thị trường khó tính ở châu Âu và Bắc
Mỹ, mang lại giá trị lớn cho các doanh nghiệp, thu ngoại tệ cho đất nước.
(Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2021).
Gỗ mít là loại gỗ q nhóm IV có màu vàng da cam đến vàng sẫm, hơi
hồng hoặc nâu. Mặt gỗ mịn trung bình, mật độ mạch trong gỗ ít năm tuổi cao
hơn trong gỗ lâu năm. Gỗ mít ít bị mối mọt, có thớ mềm, khơng nứt, dễ chế tác
và bền. Tâm gỗ ở những cây mít to lâu năm là một loại gỗ đặc biệt quý, bán giá
rất cao. Nhu cầu thị trường về gỗ mít cao, đứng thứ hai sau gỗ tếch ở nhiều nước
châu Á nên mít cũng là cây có giá trị kinh tế nếu được trồng theo hướng rừng
trồng lâu năm. (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2021).
c. Giá trị y học
Cây Mít là loại cây giàu dược tính. Tất cả các bộ phận của cây mít đều có
thể sử dụng để làm dược liệu trong dân gian và Y học cổ truyền. Theo Y học cổ
6
truyền, thịt quả Mít chín có tác dụng nhuận tràng. Thịt quả mít là thực phẩm
giàu kali giúp làm giảm huyết áp. Chất dinh dưỡng (Phytonutrient) chứa nhiều
hoạt chất có đặc tính chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm lt dạ dày, làm
chậm tiến trình thối hố tế bào để đem lại sự tươi trẻ và sức sống cho làn da.
Ngồi ra cây mít cịn có giá trị về văn hóa và giá trị đối với mơi trường (Nguyễn
Thị Ngọc Huệ, 2021).
2.2.2. Tình hình sản xuất mít trên thế giới
Mít ưa khí hậu nhiệt đới nên được trồng nhiều ở các vùng ven biển, nóng
ẩm và mưa nhiều trên thế giới. Hiện nay cây mít được trồng phổ biến ở các vùng
nhiệt đới như: Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Srilanca, Campuchia, Việt Nam, Thái
Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines. Cây Mít cũng được tìm thấy trên khắp
châu Phi (Phạm Hùng Cường, 2021).
Mít được trồng nhiều mít nhất ở Ấn Độ, tổng diện tích canh tác tính đến
năm 2018-2019 là 1.857.000 tấn trên 187.000 ha đất. Tripura được biết đến là
nơi sản xuất mít hàng đầu ở Ấn Độ, tổng sản lượng canh tác là 291.590 tấn và
đóng góp khoảng 16,84% thị phần cho Ấn Độ. Đứng vị trí thứ hai là bang Orissa
với sản lượng là 232.790 tấn đóng góp khoảng 13,44%. Tiếp theo kể đến là các
bang Assam, Tây Bengal, Karnataka, Kerala, Chhattisgarh cũng có diện tích
trồng mít lớn của Ấn Độ. Mặc dù có sản lượng mít lớn như vậy nhưng lượng mít
bị bỏ đi do khơng được bảo quả ở nước này cũng còn rất lớn (National
Horticulture Board, 2016).
Đứng thứ hai về sản lượng và đứng thứ ba về diện tích trồng mít trên thế
giới đó là đất nước Bangladesh. Có 160.000 ha đất trồng mít với sản lượng hàng
năm là 1,5 triệu tấn (2003). Nó chiếm khoảng 22% tổng sản lượng trái cây của
cả nước. Mít cũng chính là quốc quả của quốc gia này. Ba nước Đông Nam Á
bao gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan có sản lượng mít đạt khoảng 1,5 triệu
tấn quả (Mai Văn Trị, 2018).
7
2.2.3. Tình hình sản xuất mít ở Việt Nam
Hiện nay mít đã và đang trở thành cây ăn quả chính trong hệ thống sản
xuất nông nghiệp của Việt Nam. Trồng mít có tác dụng cải thiện và nâng cao đời
sống của các hộ nông dân, đưa các hộ nông dân từ thu nhập thấp và trung bình
lên hộ có thu nhập khá và hộ giàu. Hiệu quả kinh thế và sự ổn định của vườn cây
mít gắn liền với cuộc sống định canh, định cư, góp phần hạn chế phá rừng làm
nương rẫy.
Trồng mít phát triển mạnh hơn ở các tỉnh phía Nam, đã hình thành
những vùng chun canh mít tập trung ở Đồng Bằng sông Cửu Long, Đông
Nam Bộ và Tây Ngun. Trong đó Đơng Nam Bộ diện tích trồng mít tập trung
nhiều ở các tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai. Theo
truyền thống, mít chủ yếu được trồng trong vườn hộ gia đình, trồng thành rừng
hoặc trang trại (Mai Văn Trị, 2018). Các tỉnh miền Tây Nam bộ phát triển trồng
mít với diện tích trồng nhiều ở các tỉnh như Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp,
Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ. Các tỉnh phía Bắc trồng Mít nhiều như Hà
Nội, Lạng Sơn,Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên,
Hải Dương. Ở khu vực miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa
Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị (Phạm Hùng Cường, 2021). Tuy nhiên ở các
tỉnh miền Bắc và miền Trung diện tích trồng mít cịn ít, được trồng rải rác, chưa
có vùng trồng tập trung. Giống mít được trồng nhiều nhất là Mít Thái Siêu Sớm.
Năm 2020 diện tích trồng mít của cả nước đã đạt 59.705 nghìn ha với
sản lượng 543,3 nghìn tấn tăng 2,9 lần so với năm 2017 (Cao Việt Hà và
Nguyễn Thị Thu Hiền, 2021). Số liệu về diện tích mít năm 2020 phân theo vùng
sinh thái của Việt Nam được thể hiện hình 2.1.
8
Hình 2.1. Diện tích trồng mít (ha) ở các vùng sinh thái ở Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê 2021
Các vùng trồng mít hiện tại tập trung ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Ngun, mà trong đó ĐBSCL là vùng có diện
tích trồng mít vượt trội lớn nhất cả nước (30.045 ha). Các tỉnh thuộc khu vực
Đơng Nam Bộ cũng có diện tích trồng mít khá lớn (12.597 ha). Khu vực
ĐBSCL có diện tích trồng mít gấp khoảng 2,5 lần diện tích trồng mít ở khu vực
Đơng Nam Bộ. Các khu vực đồng bằng sơng Hồng, trung du miền núi phía Bắc,
Bắc Trung Bộ và Dun Hải Nam Trung Bộ có diện tích trồng mít khá thấp mà
thấp nhất Các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sơng Hồng (2.373 ha). Diện tích
trồng mít ở đồng bằng sông Cửu Long lớn gấp khoảng 13 lần so với diện tích
trồng mít ở khu vực đồng bằng sơng Hồng. Có thể khẳng định điều kiện tự nhiên
ở khu vực phía Nam thích hợp để trồng mít hơn khu vực phía Bắc. Số liệu 10
tỉnh có diện tích trồng mít lớn nhất cả nước được thể hiện ở hình 2.2.
9
Hình 2.2. 10 tỉnh có diện tích trồng mít lớn nhất Việt Nam (ha)
Nguồn: Tổng cục thống kê 2021
Tiền Giang, Đồng Nai, Hậu Giang, Đồng Tháp, Đắc Lắc, Long An, Bình
Phước, Vĩnh Long, Tây Ninh, Lâm Đồng là 10 tỉnh có diện tích trồng mít lớn
nhất nước ta. Chỉ riêng 3 tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai và Hậu Giang đã có diện
tích trồng mít vượt trội hơn cả, chiếm tới 38,2% diện tích trồng mít cả nước.
Diện tích trồng mít ở tỉnh Tiền Giang vào năm 2021 là 13.141 ha gấp khoảng 10
lần so với các tỉnh Vĩnh Long (1491 ha), Tây Ninh (1411 ha), Lâm Đồng (1369
ha). Cho đến thời điểm hiện tại Tiền Giang là tỉnh có diện tích trồng mít lớn nhất
cả nước, tập trung nhiều ở huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành.
Thị trường mít ngày càng mở rộng khơng chỉ trong nước mà cịn ra cả
nước ngồi. Hiện nay, mít đã xuất khẩu sang một số nước trong khu vực và chủ
yếu là Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong q 1
năm 2019, mít là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 8 trong số các
loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam (sau thanh long, sầu
riêng, xoài, chuối, dưa hấu, nhãn và măng cụt), với kim ngạch đạt hơn 25,8 triệu
đô la Mỹ. Một năm sau, tức là quí 1 của năm 2020, kim ngạch xuất khẩu mít đã
10
vượt lên vị trí thứ 5 (tức tăng 3 bậc so với 2019) trong số các loại trái cây có kim
ngạch xuất khẩu lớn nhất (sau thanh long, xoài, chuối và dưa hấu), với kim
ngạch đạt gần 31,3 triệu đô la Mỹ, tăng 21,1% so với cùng kỳ. Riêng trong quí 1
năm 2021, kim ngạch xuất khẩu mít tiếp tục vượt lên vị trí thứ 4 (tăng 1 bậc so
với năm 2020 và tăng đến 4 bậc so với năm 2019) trong số các loại trái cây có
kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (sau thanh long, xoài và chuối), với
kim ngạch đạt gần 52 triệu đô la Mỹ, tăng đến 66,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
(Trung Chánh, 2021)
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu mít đạt trên 105,4
triệu đơ la Mỹ, tăng 42,4% so với cùng kỳ. Mít là loại trái cây có kim ngạch xuất
khẩu đứng thứ 4 trong số các loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021, sau thanh long (trên 631 triệu đơ la Mỹ),
xồi (trên 203 triệu đô la Mỹ) và chuối (trên 165 triệu đô la Mỹ). (Trung Chánh,
2021).
Hiện nay, mít được thu mua để phục vụ ăn tươi và chế biến (cấp đông,
sấy dẻo, sấy giòn). Ở phân khúc sản phẩm đã qua chế biến, năm 2020 mít cũng
đã xuất hiện trong danh mục thống kê của Tổng cục Hải quan với kim ngạch quí
1 năm 2020 đạt trên 3,2 triệu đô la Mỹ, tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Quý 1 năm 2021 sản phẩm mít đã qua chế biến có kim ngạch xuất khẩu đạt trên
5,7 triệu đô la Mỹ, tăng đến 74,8% so với cùng kỳ năm 2020. (Trung Chánh,
2021). Số liệu thể hiện sự tăng trưởng về diện tích trồng mít (ha) tại các vùng
sinh thái của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020 được thể hiện ở hình 2.3.
11
Hình 2.3. Tăng trưởng diện tích trồng mít (ha) tại các vùng sinh thái của
Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
ĐBSCL là khu vực có tốc độ tăng trưởng diện tích trồng mít lớn nhất cả
nước. Nếu như vào năm 2017 diện tích trồng mít của ĐBSCL và khu vực Đông
Nam Bộ đều chỉ hơn 5 nghìn ha (ĐBSCL là 5805,1 ha; Đơng Nam Bộ là 5317
ha) thì đến năm 2020 diện tích trồng mít khu vực ĐB.SCL đã tăng hơn 6 lần với
con số 30045 ha, trong khi khu vực Đông Nam Bộ chỉ tăng khoảng hơn 2 lần
với con số 12597 ha. Diện tích trồng mít của khu vực ĐB.SCL vào năm 2020
vượt trội hơn nhiều so với các khu vực còn lại. Vùng đồng bằng sơng Hồng và
trung du miền núi phía Bắc mặc dù có diện tích trồng mít ít nhưng xét về sự tăng
trưởng thì hai khu vực này cũng có tốc độ tăng trưởng diện tích khá nhanh. Khu
vực Duyên Hải Nam Trung Bộ có tốc độ tăng trưởng diện tích trồng mít chậm
nhất của nước.
2.3. Giới thiệu về một số sâu bệnh hại trên cây mít
2.3.1. Đặc điểm chung
Ở trên cây mít có nhiều sâu bệnh hại chúng ảnh hướng rất lớn đến sự sinh
trưởng và ra hoa, đậu quả của mít. Cây mít là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc
12
nhưng nếu chủ quan không để ý để xử lý các loại sâu bệnh trên thì cũng sẽ ảnh
hưởng nặng nề đến năng suất, chất lượng từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế sau
này.
2.3.2. Các bệnh hại trên cây mít
Bệnh hại là trạng thái khơng bình thường của cây trồng (cây bị biến đổi
hình thái và chức năng sinh lý) do điều kiện sống bất lợi hoặc do vi khuẩn, virus
gây nên. Mít có nhiều bệnh hại nhưng có ít bệnh hại nghiêm trọng. Tuy nhiên
khi trồng tập trung và sản xuất hàng hóa, một số bệnh trở nên nguy hại hơn. Một
số bệnh phổ biến ghi nhận: bệnh thán thư Colletorichum gloeosp.orioides, bệnh
nấm hồng (Corticium salmonicolor), cháy lá và chết ngọn (Botryodiplodia
theobromae), thối quả non (Rhizopus artocarpi), bệnh thối thân chảy nhựa và
thối quả (Phytophthora palmivora). Hiện nay hiện tượng xơ đen, hiện tượng nâu
vỏ quả là những bệnh đang được nghiên cứu.
Một trong những bệnh được đánh giá là nguy hại nhất trên cây mít là bệnh
thối thân chảy nhựa do Phytophthora palmivora gây ra. Bệnh thối quả non
Rhizopus cũng khá phổ biến nhưng phần nhiều trường hợp ít ảnh hưởng đến
năng suất. Bệnh thán thư cũng là một bệnh phổ biến và quan trọng trên quả.
Ngoài ra mít cịn nhiễm một số bệnh khác nhưng khơng phổ biến hoặc gây hại ít
khơng quan trọng. Mít cũng nhiễm một số bệnh mà kí sinh là những lồi đa kí
chủ như đốm rong đỏ, bồ hóng.
2.3.2.1. Bệnh thối vỏ chảy nhựa
Bệnh thối vỏ chảy nhựa là một trong những bệnh nguy hại trên cây mít ở
những vùng trồng tập trung và sản xuất thương mại. Bệnh phân bố ở vùng nhiệt
đới có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa cao. Mặc dù chưa được cơng bố chính thức
nhưng bệnh có thể đã có ở một số nước trồng nhiều mít ở Đơng Nam Á do cây
mít nằm trong hệ thống canh tác cùng cây sầu riêng, ca cao, dừa và dứa, đây là
những cây kí chủ quan trong của Phytophthora palmivora.
13
a. Triệu chứng bệnh
Đầu tiên là các vết loét sủng nước và biến màu trên vỏ thân, có thể thấy
nhựa cây màu nâu tiết ra ngoài từ vết bệnh. Thường có vết nứt ở trên vết loét.
Dùng dao sắc cạo bớt phần vỏ có thể thấy những vết hóa nâu dọc mạch dẫn. Khi
vết bệnh lan rộng sẽ làm giảm sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng lên lên
phía trên cây. Cây mít bị bệnh sẽ sinh trưởng chậm lại, lụi dần, lá chuyển màu
vàng và bị rụng dần, cành khơ chết dần. Cây có thể chết nếu bệnh tiến triển nặng
và vết loét mở rộng (Mai Văn Trị, 2018).
Vết bệnh thường xảy ra ở phần thân gần mặt đất, nhưng cũng có thể trên
tán cao. Vết loét cũng có thể xảy ra trên rễ gây thối rễ. Triệu chứng thối vỏ chảy
nhựa ở cây mít cũng có nhiều điểm tương đồng với triệu chứng gây ra bởi
Phytophthora palmivora trên thân một số cây ăn quả khác như sầu riêng hay ca
cao. (Mai Văn Trị, 2018).
b. Nguyên nhân gây bệnh
Phytophthora palmivora được xác định là nguyên nhân gây bệnh trên cây
mít ở Phillipines và Việt Nam (Mai Văn Trị, 2018). Phytophthora palmivora có
phổ kí chủ khá rộng, tấn cơng hàng ngàn loại cây khác nhau, bao gồm nhiều loại
cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây cảnh quan. Những kí chủ quan trọng là cacao,
đu đủ, sầu riêng, mít, dứa, cây có múi, dừa, cao su, hồ tiêu.
Bào tử nang của chúng có nhiều hình dạng khác nhau bao gồm hình elip,
hình quả lê ngược, hình cầu. Bào tử nang có núm dễ thấy, cuống ngắn, dễ rụng
(Mai Văn Trị, 2018). Đây là những đặc điểm thường dùng để phân biệt với các
loài khác.
c. Điều kiện phát sinh, phát triển
Phytophthora palmivora có bốn dạng bào tử mà có thể trực tiếp hoặc gián
tiếp xâm nhiễm. Bào tử nang được được tạo ra ở vết bệnh trên lá, quả hoặc rễ.
Chúng có thể nảy mầm trực tiếp trên bề mặt cây hay trong đất. Chúng cũng có
thể tạo ra những bào tử động di chuyển được. Bào tử động bơi trong đất, trong
nước hay bề mặt ướt của cây cho đến khi chúng có cơ hội xâm nhiễm vào cây.
14
Bào tử nang và bào tử động có thể được phát tán nhờ giọt nước mưa bắn lên,
mưa có gió to hay qua đất, nước trong đất.
Bào tử hậu có vách dày được tạo ra từ khuẩn ty. Chúng nảy mầm khi gặp
điều kiện thích hợp và tạo ra các bào tử nang. Bào tử nỗn hình thành khi có hai
kiểu bắt cặp đối nhau gọi là A1 và A2 hiện diện. Giai đoạn hữu tính là một nguy
cơ tiềm tàng vì chúng có thể tạo ra những thế hệ con cháu khác biệt về di truyền
mà có thể sẽ vượt qua được tính kháng của cây kí chủ. Phytophthora palmivora
cần cây chủ để sống, vì vậy bào tử hậu vào bào tử noãn là một cấu trúc quan
trọng giúp chúng lưu tồn trong mơi trường. Chúng có thể lưu tồn trong đất, trên
mô chết trong suốt thời gian mà kí chủ vắng mặt.
Bệnh phát triển chủ yếu trong điều kiện mưa, ẩm. Nguồn bệnh sơ cấp bắt
nguồn từ đất và bộ phận cây bị nứt nhiễm bệnh. Nguồn bệnh thứ cấp lây lan qua
gió và mưa, qua các hoạt động có tiếp xúc cũng như qua cơn trùng trong điều
kiện ẩm độ cao. Kí sinh lây lan qua giọt nước bắn lên, qua gió, cơng trùng hoặc
qua hoạt động của con người.
d. Phòng trừ bệnh
Biện pháp canh tác khoa học giúp phịng trừ bệnh trên cây mít. Trước tiên
cần chọn giống cây sạch bệnh, ít mẫn cảm (mít Lá Bàng ít mẫn cảm hơn so với
mít Siêu Sớm, mít Viên Linh, mít ruột đỏ, do đó nên sử dụng mít Lá Bàng làm
gốc ghép). Nên chọn giống từ cơ sở uy tín có đăng kí và đáng tin cậy, nên phun
thuốc trừ nấm 2 tuần trước khi trồng phối hợp cùng thuốc tưới gốc và phun tán.
Ngăn ngừa nguồn bệnh xâm nhập vào vườn bằng các biện pháp ngăn chặn giống
nhiễm bệnh xâm nhập vào vườn và thông qua giày dép, xô chậu, dụng cụ, xe cộ,
phương tiện chăm sóc, qua bộ phận cây nhiễm bệnh.
Tạo điều kiện thốt nước tốt và tạo độ thơng thống cho vườn cây. Các
lồi nấm bệnh kí sinh phát triển nhanh và lây lan dễ dàng qua đất quá ẩm ướt và
đọng nước. Vì vậy cần tạo điều kiện thốt nước tốt cho vườn thơng qua thiết kế
mương líp, luống trồng trên đất ít dốc. Cần có đê bao ngăn nước tràn từ ngồi
vào và mương thốt để nước từ trong vườn thốt ra. Mật độ cây trong vườn vừa
15