HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
-------------***-------------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA DỊCH CHIẾT
BỒ HÒN (SAPINDUS MUKOROSSI) LÊN SÂU XANH
BƢỚM TRẮNG (PIERIS RAPAE L.)
HÀ NỘI - 2022
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
-------------***-------------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG DỊCH CHIẾT
BỒ HÕN (SAPINDUS MUKOROSSI) LÊN SÂU XANH
BƢỚM TRẮNG (PIERIS RAPAE L.)
Sinh viên thực hiện
: ĐÀO THỊ VÂN ANH
Mã sinh viên
: 637005
Lớp
: K63CNSHA
Giảng viên hƣớng dẫn : TS. ĐẶNG THỊ THANH TÂM
HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả và báo cáo nêu trong này là trung thực và chưa được sử dụng cơng bố trong
các khóa luận, luận án và các cơng trình nghiên cứu khoa học trước đây.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn được sử dụng trong khóa
luận đều được ghi rõ nguồn gốc, đảm bảo trích dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này !
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2022
Sinh viên
Đào Thị Vân Anh
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình hồn thành bài báo cáo tốt nghiệp này, ngoài những
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ thầy cơ,
gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Đặng Thị Thanh
Tâm – Giảng viên Bộ môn Thực Vật, Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam – là người đã trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt nhiều kiến
thức quý giá trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tạo mọi điều
kiện về cơ sở vật chất và thiết bị giúp tơi có thể hồn thành tốt đề tài được giao.
Đồng thời tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô tại khoa
Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ,
truyền đạt tri thức cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Cuối cùng tơi xin được cảm ơn gia đình và bạn bè đã hết lịng giúp đỡ,
động viên tơi trong q trình học tập cũng như hồn thành báo cáo này.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2022
Sinh viên
Đào Thị Vân Anh
ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết Bồ Hòn (Sapindus
Mukorossi) lên sâu xanh bướm trắng (Pieris Papae L.)” chúng tôi tiến hành xây
dựng phương pháp nghiên cứu dựa trên đặc tính sinh trưởng và phát triển của
sâu non sâu xanh bướm trắng.
Sâu non được thu tại vườn bắp cải– Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
vườn rau được đảm bảo không sử dụng thuốc trừ sâu, khơng phun xịt hóa chất.
Sâu khi tiến hành vào thí nghiệm là sâu sạch bệnh, thân khơng bị dính ướt và
thối nhũn đen thân và đã được bỏ đói 4h. Sâu được ni tại phịng thí nghiệm
của Bộ mơn Thực vật tại khoa Công nghệ sinh học. Hộp nuôi sâu được vệ sinh,
thay lá mới mỗi ngày. Sâu sử dụng trong nghiên cứu là sâu non tuổi 3, có sức
sống khỏe, đồng đều.
Nghiên cứu này gồm 2 thí nghiệm lớn thử nghiệm tính độc của dịch
chiết Bồ Hịn đến sự sống của sâu non và thí nghiệm ảnh hưởng dịch chiết Bồ
Hòn tới việc ăn lá của sâu non, ở thí nghiệm xua đuổi được chia làm 2 thí
nghiệm với hai nồng độ khác nhau là 17500 ppm và 35000 ppm . Lá được sử
dụng là lá bắp cải non, nguyên vẹn, chưa từng phun xịt các loại hóa chất. Lá
được thấm đều dịch chiết sau đó để khơ ở nhiệt độ phịng và lá đối chứng dùng
dung mơi là nước. Theo dõi trạng thái của sâu và lượng lá sâu ăn sau 1 – 3 – 6 –
9 – 24 tiếng. Diện tích lá ăn được đo bằng phần mềm ImageJ. Kết thúc theo dõi
sau 24 tiếng tiếp tục cho sâu ăn lá có chứa dịch chiết, quan sát trạng thái và sự
phát triển của sâu những ngày tiếp sau đó.
Kết quả cho thấy ở thí nghiêm tính độc dịch chiết Bồ Hòn nồng độ
280000 ppm và 350000 ppm tỷ lệ sâu chết cao nhất (73,33%-86,67%). Còn ở thí
nghiệm gây ngán ăn của dịch chiết thì ở nồng độ 17500 ppm tỷ lệ gây ngán ăn
chưa thấy sự sai khác bằng dịch chiết Bồ Hòn nồng độ 35000 ppm. Sau 7 ngày
theo dõi thì tỷ lệ hóa kén dịch chiết Bồ Hòn nồng độ 35000 ppm khá thấp.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI .............................................................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Giới thiệu ........................................................................................................ 1
1.2. Mục đích và yêu cầu....................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ...................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................ 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.).......................................................... 3
2.2. Các biện pháp phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) ...................... 8
2.3. Những nghiên cứu về việc sử dụng dịch chiết thực vật trong phòng trừ sâu
xanh bướm trắng (Pieris rapae) .......................................................................... 10
2.4. Họ Thập tự (Cruciferae) .............................................................................. 13
2.5. Bồ Hòn (Sapindus mukorossi) ..................................................................... 14
2.5.1. Giới thiệu về Sapindus mukorossi ............................................................ 14
2.5.2. Thành phần hóa học của Sapindus mukorossi .......................................... 15
2.5.3. Những nghiên cứu về Sapindus mukorossi............................................... 16
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP................................................. 19
3.1. Vật liệu ......................................................................................................... 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 19
3.1.2. Dụng cụ, hóa chất ...................................................................................... 19
3.2. Thí nghiệm ................................................................................................... 19
3.3 Phương pháp.................................................................................................. 21
iv
3.3.1. Trồng bắp cải............................................................................................. 21
3.3.2. Nuôi sâu..................................................................................................... 22
3.3.3. Cách chuẩn bị dịch chiết ........................................................................... 22
3.4. Tiến hành thí nghiệm.................................................................................... 23
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 25
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................. 34
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 34
5.2. Đề xuất ......................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 35
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Trứng sâu xanh. ..................................................................................... 6
Hình 2.2. Giai đoạn nhộng của sâu bướm. ............................................................ 7
Hình 2.3. Bướm cái ............................................................................................... 8
Hình 2.4. Bướm đực .............................................................................................. 8
Hình 2.5. Thuốc trừ sâu sinh học Bacillus Thuringiensis ..................................... 9
Hình 2.6. Qủa Bồ Hịn khơ.................................................................................. 14
Hình 2.7. Cấu trúc hóa học của Saponin ............................................................. 15
Hình 3.1. Hình ảnh trồng bắp cải non ở ngồi vườn và trong bầu...................... 22
Hình 3.2. Sâu được bắt ngồi vườn rau của HVNNVN và ni trong hộp nhựa.. 22
Hình 3.3. Tiến hành pha dịch chiết Bồ Hịn........................................................ 23
Hình 3.4. Cân 2 đĩa Petri để tính khối lượng chất khơ........................................ 23
Hình 4.1. Tỷ lệ tử vong của sâu sau 24h khi xử lý với dịch chiết Bồ hòn.......... 25
Hình 4.2. Sâu chết hàng loạt ở các nồng độ sau 3h. ........................................... 29
Hình 4.3. Diện tích lá tiêu thụ của sâu xanh sau 24h. ......................................... 30
Hình 4.4. Diện tích lá tiêu thụ ban đầu và sau 24h khi sử dụng dịch chiết Bồ Hịn
nồng độ 17500 ppm. ............................................................................................ 31
Hình 4.5. Diện tích lá tiêu thụ của sâu xanh sau 24h. ......................................... 32
Hình 4.6. Diện tích lá tiêu thụ ban đầu và sau 9h khi sử dụng dịch chiết Bồ Hòn
nồng độ 35000ppm. ............................................................................................. 33
vi
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu
Ở nước ta, các loại rau họ thập tự (rau cải, su hào, súp lơ, bắp cải…) có
giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao, nhiều người ưa thích và được trồng rộng
rãi. Rau cung cấp cho chúng ta những dinh dưỡng cần thiết như protein, axit hữu
cơ, vitamin và các chất khoáng (Thái Thị Ngọc Lam,2008).
Tuy nhiên, rau họ thập tự có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, được
trồng gối vụ liên tục, thu hoạch rải rác từng đợt không tập trung, cùng với đặc
điểm thân, lá mềm yếu, chứa nhiều chất dinh dưỡng, kết hợp với điều kiện khí
hậu nóng ẩm của nước ta, nên bị nhiều loại sâu phá hoại như sâu tơ, sâu xanh
bướm trắng… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất rau (Lê
Văn Trịnh,1999). Trong tập đồn sâu hại rau họ thập tự thì sâu xanh bướm trắng
là loại dịch hại nguy hiểm nhất cho các vùng trồng rau. Hàng năm chúng phát
sinh từ 14-15 lứa, với mật độ cao (Thái Thị Ngọc Lam,2008).
Rau xanh cung cấp những dinh dưỡng cần thiết như protein, axit hữu cơ,
vitamin và các chất khoáng, là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng
ngày của con người. Đặc biệt, khi lương thực và thức ăn giàu đạm được đảm bảo
thì yêu cầu về số lượng, chất lượng rau ngày càng tăng, như một nhân tố tích
cực trong cân bằng dinh dưỡng, kéo dài tuổi thọ (Thái Thị Ngọc Lam,2008).
P.rapae là một loài bướm cỡ nhỏ tới trung bình thuộc họ Pieridae. Nó
được cho là có nguồn gốc ở Địa Trung Hải và phổ biến ở Châu Âu và Châu Á.
Con bướm có thể được nhận biết bởi màu trắng của nó với những chấm đen nhỏ
trên cánh của nó. Sâu xanh bướm trắng (P.rapae) phá hoại mạnh trên họ rau hoa
Thập tự, phổ biến nhất là cải xanh, bắp cải, su hào và súp lơ. Rất ít bắt gặp trên
xà lách, rau diếp (Thái Thị Ngọc Lam,2008).
Sâu non thích ăn lá non, đỉnh sinh trưởng. Từ giai đoạn hai trở lên, chúng
gặm phiến lá và chỉ cịn lại gân lá. Chất thải của chúng có thể làm hỏng lá. Vì
vậy, nếu mật độ cao, ruộng rau sẽ trơ trụi và sơ xác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới
1
năng suất của bà con nông dân. Sâu gây hại ở tất cả các tuổi và thời kỳ của cây
rau họ hoa thập tự. Sâu thường ăn gặm vào lúc nắng ấm vào buổi sáng lúc 711giờ và lúc chiều mát từ 15-17giờ. Nếu thời tiết thuận lợi, sâu có thể ăn gặm cả
ngày. Nhiệt độ thuận lợi cho sâu phát triển và ăn gặm là từ 24-30°C, ẩm độ là
70-90% (Thái Thị Ngọc Lam,2008).
Để phòng trừ sâu hại họ hoa thập tự nói chung và sâu xanh bướm trắng
nói riêng, cho đến nay, người nông dân chủ yếu sử dụng biện pháp hóa học. Tại
các vùng chuyên canh rau, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng nhiều và liên tục
đã gây tác hại nghiêm trọng như phá vỡ cân bằng hệ sinh thái, tạo nên tính
kháng thuốc của một số dịch hại ngày càng tăng. Ở lĩnh vực này, chiết xuất dịch
chiết là một biện pháp phổ biến. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn tồn tại
những hạn chế. Nó mẫn cảm với điều kiện mơi trường, chậm lớn và đơi khi
khơng thể đốn trước được (Thái Thị Ngọc Lam,2008). Vì những lý do trên
nghiên “Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết Bồ Hòn (Sapindus Mukorossi)
lên sâu xanh bướm trắng (Pieris Papae L.)”, đã được thực hiện nhằm tìm ra
những dịch chiết từ cây Sapidus Mukorossi có hiệu quả trừ sâu P. rapae.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Thử nghiệm tác động của dịch chiết Sapindus Mukorossi đến sâu xanh
bướm trắng
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá được độc tính của dịch chiết Sapindus Mukorossi đối với sâu
xanh tuổi 3.
Đánh giá được tác dụng ngán ăn của dịch chiết Sapindus Mukorossi đối
với sâu xanh tuổi 3.
2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sâu xanh bƣớm trắng (Pieris rapae L.)
Tên khoa học
Lepidoptera
Họ
Pieridae
Chi
Pieris
Loài
P.Rapae
Tên
Pieris rapae
Sâu xanh bướm trắng gây hại chủ yếu trên rau họ Thập tự như bắp cải, cải
xanh, su hào… Chúng chủ yếu ăn lá non và đỉnh sinh trưởng. Khả năng gây hại
ở các tuổi sâu là khác nhau, dựa vào vết cắn của sâu ta có thể nhận biết được
mức độ gây hại và tuổi sâu đang có mặt trên đồng ruộng (Lam, 2015).
P. rapae là lồi bướm trắng nhỏ gây hại chính trên cây bắp cải. Trong
nhiều năm qua nó đã trở thành lồi bướm phong phú nhất và bên cạnh đó cũng
là lồi có khả năng gây hại lớn nhất tới nền nơng nghiệp (Ryan & cs., 2019).
P. rapae là một lồi bướm có kích thước nhỏ tới trung bình thuộc họ
Pieridae. Con bướm có thể được nhận biết bởi màu trắng của nó với nhứng
chấm đen nhỏ trên cánh của nó. Các lồi thực vật ưa nóng của họ là các loại cây
họ cải như bắp cải, bông cải canh,, cải xoăn… P. rapae được tìm thấy ở Địa
Trung Hải và phổ biến ở Châu Âu và Châu Á, nhưng hiện nay nó đã xuất hiện ở
Úc và New Zealand. Lồi này đã lan rộng đến tất cả các vùng sống ở Bắc Mỹ từ
Lower Austral / Lower Sonoran đến Canada. Các ước tính cho thấy rằng một
con cái duy nhất của lồi này có thể là tổ tiên trong một vài thế hệ hàng triệu. Nó
khơng có hoặc khan hiếm ở các vùng sa mạc và bán đảo (ngoại trừ các vùng
được tưới tiêu). Nó khơng được tìm thấy ở phía bắc vùng sinh sống của Canada,
cũng như trên quần đảo Channel ngồi khơi phía nam California. Đến năm
1898, màu trắng nhỏ đã lan đến Hawaii… đến năm 1929, nó đã đến được New
Zealand và khu vực xung quanh Melbourne, Úc, và tìm đường đến Perth sớm
nhất vào năm 1943 (Birne, 1971).
3
Sâu xanh bướm trắng có phổ thức ăn hẹp (chỉ gây hại trên họ hoa thập tự),
vòng đời ngắn, khi nhiệt độ cao và khả năng sinh sản lớn thì nguy cơ bùng phát
dịch trên đồng ruộng rất lớn (Trương Xuân Lam, 2009).
Sâu xanh bướm trắng phá hoại mạnh trên họ rau hoa thập tự, phổ biến
nhất là cải xanh, bắp cải, su hào và súp lơ, rất ít bắt gặp trên xà lách, rau diếp.
Sâu non thích ăn lá non, đỉnh sinh trưởng (Thái Thị Ngọc Lam, 2008).
Tập tính gây hại của sâu xanh bướm trắng phá hại ở pha sâu non với 5
tuổi, khả năng gây hại ở các tuổi sâu khác nhau, sức gây hại thể hiện qua những
vết cắn để lại trên lá. Dựa vào vết cắn của sâu có thể nhận biết được mức độ gây
hại và tuổi sâu đang có mặt trên đồng ruộng.
Ở tuổi 1 sâu non sau khi mới nở có tập tính ăn vỏ trứng. Sau khi khơ lớp
da bên ngồi cơ thể, sâu non bắt đầu tiến hành ăn lá. Lúc này, sâu non chuyển
dần từ màu vàng sang màu xanh nhạt. Ban đầu, sâu non chỉ gặm phần thịt lá
(phần biểu bì của lá) trừ lại lớp màng mỏng và tạo ra những lỗ nhỏ li ti ở bề mặt
lá.
Ở tuổi 2 các vết cắn để lại có kích thước rộng hơn. Sâu non chủ yếu ăn
phần diệp lục của lá hoặc tạo ra lỗ thủng nhỏ trên bề mặt lá. Nếu mật độ sâu
nhiều, khả năng cạnh tranh thức ăn cao, sâu non tuổi 2 vẫn có thể gặm thủng lá
rau với diện tích phá hoại lớn.
Ở tuổi 3 sâu non hoạt động nhanh nhẹn, sức ăn lớn hơn so với tuổi 2. Sâu
gặm thủng lá, di chuyển nhanh và ăn khuyết mép lá. Sâu gặm từ ngoài mép lá
vào trong, khi đói có thể gặm cả cùi non của lá.
Ở tuổi 4: Hoạt động gây hại diễn ra mạnh. Sâu non có thể gặm hết lá chỉ
chừa lại gân lá. Sâu ăn rất nhanh, ăn tới đâu, di chuyển và thải phân tới đó.
Ở tuổi 5, đây là giai đoạn sâu phá hại mạnh nhất. Với kích thước cơ thể
lớn, hoạt động nhanh nhẹn nên chúng phàm ăn. Lá bị phá hoại hoàn toàn, mật độ
sâu cao, rau khơng cịn lá chỉ trơ lại cùi. Cuối tuổi 5, sâu ngừng ăn, tìm vị trí an
tồn, nhả tơ và nằm im trước khi hóa nhộng 1 ngày (thời kỳ tiền hóa nhộng). Cơ
thể sâu có màu xanh đậm, ở giữa sống lưng có 1 đường vạch vàng chạy suốt
4
thân. Sâu tuổi 5 có màu đậm hơn và da dày hơn. Trên các đốt thân có 1 điểm
màu vàng và 1 lỗ thở màu nâu mỗi bên. Sâu non tuổi 4, tuổi 5 phá hại nghiêm
trọng nhất trong pha sâu non (Thái Thị Ngọc Lam, 2008).
Sâu gây hại ở tất cả các tuổi và thời kỳ của cây rau họ hoa thập tự. Sâu
thường ăn gặm vào lúc nắng ấm vào buổi sáng lúc 7-11giờ và lúc chiều mát từ
15- 17giờ. Nếu thời tiết thuận lợi, sâu có thể ăn gặm cả ngày. Nhiệt độ thuận lợi
cho sâu phát triển và ăn gặm là từ 24-30 °C, ẩm độ là 70-90%. Nếu xuất hiện
điều có thể bay ngay.
Sau 30- 40 giờ thì trưởng thành bắt đầu hoạt động giao phối. Quá trình ve
vãn kéo dài, con đực và con cái bay chập chờn, vườn nhau rồi bay cuốn vào
nhau. Sau khi con cái tìm được vị trí đậu, tiếp theo con đực sà xuống và bắt đầu
quá trình giao phối. Quá trình giao phối diễn ra từ 5-15 phút (trong điều kiện bán
tự nhiên) và khoảng 3 phút ngoài đồng ruộng. Giao phối của sâu xanh bướm
trắng là giao phối tĩnh, khi thực hiện giao phối 2 con ngoảnh bụng vào nhau, đầu
hướng ra 2 phía, cánh khép lại che sát vùng bụng. Quan sát cho thấy, chúng bay
với nhau theo cặp trong quá trình ve vãn. Trưởng thành thường giao phối khi
thời tiết ấm áp và khô sương: mùa đông từ 12-15 giờ; mùa hè từ 8-9 giờ sáng và
15-17 giờ chiều (Thái Thị Ngọc Lam, 2008). Trưởng thành sâu xanh bướm trắng
đẻ trứng rải rác, không theo ổ trên bề mặt lá rau họ hoa thập tự. Trưởng thành
cái chỉ đẻ trứng trong điều kiện khô sương: mùa đông vào khoảng 12-15 giờ;
mùa hè từ 8-9 giờ sáng và 15-17 giờ chiều. Trưởng thành bay và sà xuống mặt lá
đẻ mỗi lần 1 quả. Khi vừa đậu vào, phần bụng co mạnh và đẩy 1 quả trứng dính
ngay vào mặt lá. Trưởng thành cái có thể đẻ từ 50-200 trứng (Thái Thị Ngọc
Lam, 2008).
Vòng đời của P. rapae có 4 giai đoạn: Trứng, sâu xanh, nhộng và bướm.
Nó cần từ 3 đến 6 tuần tùy thuộc vào thời tiết và nhiệt độ. Sâu bắp cải có thể
được tìm thấy nhiều nhất ở Việt Nam số lượng nhiều nhất vào thời điểm giao
mùa từ thu sang đông.
5
*Giai đoạn 1: Trứng
Trứng có màu vàng và có các đường gờ trên bề mặt chạy dọc và chéo.
Trứng thường được đẻ ở cuối, thường là mặt dưới của lá. Chúng đẻ đơn lẻ
không thành cụm. Trứng được nở sau 3-7 ngày.
Hình 2.1. Trứng sâu xanh.
(Nguồn: Vườn rau cải bắp Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam).
*Giai đoạn 2: Sâu xanh
Ấu trùng P. rapae rất phàm ăn. Sau khi nở ra từ trứng, nó ăn vỏ trứng của
chính mình và sau đó chuyển sang ăn lá của cây chủ. Nó đâm sâu vào bên trong
bắp cải, nuôi mầm mới. Ấu trùng điều chỉnh tốc độ ăn của chúng để duy trì tốc
độ hấp thụ Nitơ ổn định. Chúng sẽ kiếm ăn nhanh hơn trong môi trường nitơ
thấp và sử dụng nitơ hiệu quả hơn so với ấu trùng được nở trên cây ký chủ cao
nitơ. Tuy nhiên, khơng có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tăng trưởng được quan
sát thấy giữa ấu trùng trong hai môi trường. Được coi là loài gây hại nghiêm
trọng, P.rapae được biết đến là nguyên nhân gây ra thiệt hại hàng năm trị giá
hàng trăm nghìn đơ la (Holland,1931).
Ấu trùng có khả năng phân tán thiệt hại trên cây. Ấu trùng thường kiếm
ăn vào ban ngày. Chúng di chuyển xung quanh cây chủ yếu dành thời gian kiếm
ăn. Một đợt ăn ngay sau đó là sự thay đổi vị trí, hoặc sang một lá mới hoặc một
phần khác của cùng một lá (Maurico,1990).
P. rapae rất khó hiểu, chúng vẫn ở dưới ánh nắng mặt trời trong phần lớn
thời gian trong ngày, thay vì ẩn náu ở mặt dưới của lá. Tình trạng của cây ký chủ
ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của ấu trùng.Từ giai đoạn 2 trở lên, ấu
6
trùng gặm phiến lá và chỉ còn lại gân lá. Chất thải của chúng có thể làm hư thối.
Vì vậy, nếu để mật độ cao ruộng rau sẽ trơ trụi và xơ xác.
*Giai đoạn 3:Nhộng
Nhộng thường có màu xanh lá cây, nhưng màu xám hoặc màu rám nắng
xảy ra thường xun hơn. Nó có các hình chiếu các cạnh sắc nét qua mặt sau và
mặt trước. Nhộng bám vào mặt dưới lá bằng tơ ở đuôi và một sợi dây tơ gần đốt
giữa. Nhộng dài khoảng 3/4 inch và được thấy trên cây hoặc nơi có mái che.
Qúa trình phát triển của chúng được hồn thành 1-2 tuần (Ronald,2007).
Hình 2.2. Giai đoạn nhộng của sâu bƣớm.
*Giai đoạn 4: Bƣớm (trƣởng thành)
Bướm có sải cánh khoảng 1-1/2 inch. Các cánh trước có màu đen. Một
con cái có 2 cánh đen trên mỗi cánh trước của mình, một con đực chỉ có 1 chấm
đen (Ronald,2007). Khi nhìn từ bên dưới các cánh thường có màu hơi vàng, và
các đốm đen thường hiển thị mờ nhạt qua các cánh. Cơ thể của bướm được bao
phủ qua lớp long dày đặc, có màu trắng ở con cái, nhưng sẫm hơn ở con đực.
con trưởng thành thường được sống khoảng 3 tuần. Con cái sản xuất 300-400
trứng. Con trưởng thành hoạt động rất tích cực vào ban ngày thường kiếm ăn ở
các cây hoa (Harcourt,1962). Bướm có hai loại: Bướm đực và bướm cái phân
biệt rõ rệt:
+ Bướm cái: Bướm cái có 2 chấm đen rõ rệt ở mặt trước cánh, phần bụng
ngắn và to tròn.
7
Hình 2.3. Bƣớm cái
(Nguồn: BioLib)
+ Bướm đực: Trên cánh trước có 1 chấm đen đậm và 1 chấm đen mờ, có
khi khó nhìn thấy. Phần bụng thn và dài.
Hình 2.4. Bƣớm đực
(Nguồn:BioLib).
2.2. Các biện pháp phòng trừ sâu xanh bƣớm trắng (Pieris rapae)
Bướm trắng sau khi trưởng thành thường đẻ trứng rải rác trên bề mặt lá,
nhất là vào những ngày nắng ấm ta có thể dễ dàng thấy bướm trắng xuất hiện rất
nhiều trong các vườn rau họ Thập tự. Thời điểm này người nông dân thường
phải sử dụng vợt để bắt bướm. Để phòng trừ các loại sâu hại mùa màng nói
chung và sâu xanh bướm trắng nói riêng, cho đến nay người nông dân chủ yếu
vẫn đang sử dụng các biện pháp hóa học. Tại các khu vực chuyên canh tác rau,
các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng 7 ngày liên tục gây ảnh hưởng nặng
nề đến môi trường, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ
thực vật trong thời gian dài đã gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm thuốc mất
8
hiệu lực, để lại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép trong nông sản,
thực phẩm (Trang, 2015).
Hướng đến nền nông nghiệp sạch và thân thiện với mơi trường đang là
mục đích nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học. Chú trọng phát triển sản xuất
nông nghiệp hữu cơ, vấn đề quản lý dịch hại không sử dụng hóa chất cần được
quan tâm với các giải pháp tăng cường biện pháp đấu tranh sinh học, luân canh
cây trồng, sử dụng giống kháng, thiên địch nhập nội để khống chế dịch hại. Bên
cạnh đó, trên thị trường đã có rất nhiều các nhóm thuốc bảo vệ thực vật sinh học
thay thế cho thuốc hóa học trong canh tác.
Nhóm thuốc trừ sâu sinh học: Là các chế phẩm có nguồn gốc từ nấm, vi
khuẩn, virus và các chất do vi sinh vật tiết ra (kháng sinh). Các thuốc trừ sâu
sinh học có độ độc chun tính cao, hiệu lực kéo dài, ít độc với động vật máu
nóng và bị phân hủy hồn tồn trong mơi trường, khơng ảnh hưởng đến sinh vật
có ích, chất lượng nơng sản và khơng gây kháng thuốc. Các nhóm thuốc trừ sâu
sinh học được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:
+ Nhóm thuốc vi khuẩn (chủ yếu là Bacillus Thuringiensis)
Bacillus Thuringiensis là thuốc trừ sâu có tác động đường ruột, thuộc
nhóm độc IV, ít độc với người và thiên địch. Thuốc xâm nhiễm vào cơ thể côn
trùng, các tinh thể nội độc tố bị hịa tan, hủy hoại các tế bào biểu mơ ruột côn
trùng, côn trùng chán hay ngừng ăn và tử vong. Côn trùng đã bị nhiễm Bacillus
Thuringiensis thường chết chậm. Các bào tử của Bacillus Thuringiensis có thể
tồn tại trong mơi trường hơn 1 năm, có thể gây hại cho tằm (Thủy, 2019).
Hình 2.5. Thuốc trừ sâu sinh học Bacillus Thuringiensis
9
+ Nhóm nấm trừ sâu (chủ yếu Beauveria bassiana
và Metarhizium
anisopliae)
Nấm Beauveria Bassiana (cịn gọi là nấm trắng): thuộc nhóm độc III,
không gây độc cho người, môi trường và các loại thiên địch. Thời gian cách ly 5
ngày. Beauveria Bassiana được phát hiện và phân lập lần đầu trên sâu non sâu
đục thân ngô Ostrinia Nubilalis. Chỉ sử dụng được trong điều kiện ẩm độ cao
(65-85%). Tác dụng tiếp xúc, sâu chết sau 3-5 ngày (Thủy, 2019).
+ Nấm Metarhium Anisopliae Sorok (nấm xanh): thuộc nhóm độc III,
khơng gây độc cho người, môi trường và các loại thiên địch. Thời gian cách ly 5
ngày.
Metarhizium Anisopliae phân lập từ nhiều lồi cơn trùng bị nhiễm bệnh và
sản xuất bằng công nghệ lên men. Sử dụng để phun lên cây hoặc tạo côn trùng
nhiễm bệnh để lây nhiễm cả đàn. Côn trùng chết sau 7-10 ngày. Bào tử nấm mọc
lộ bên ngồi xác cơn trùng (Thủy, 2019).
2.3. Những nghiên cứu về việc sử dụng dịch chiết thực vật trong phòng trừ
sâu xanh bƣớm trắng (Pieris rapae)
Trong 30 năm qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu về chiết xuất từ thực
vật và hóa chất thực vật để phát triển các lồi thuốc diệt cơn trùng làm giảm
nguy cơ gây hại cho con người và mơi trường. Thiệt hại do cơn trùng có thể lên
tới 10-20% mỗi năm (Ferry và cộng sự 2004). Để giảm thiệt hại cho rau họ cải
Pieris rapae gây ra nhiều tác giả trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về các loài
dịch chiết thực vật khác nhau đã thu được kết quả tốt.
Seyedeh và cộng sự (2011) đã thực hiện một nghiên cứu trên cây thuốc lá
P.rapae (A. annua và A. millefolium). Chiết xuất A. annua và A. millefolium
được chiết xuất theo con lười bằng tay theo quy trình của Warthen và cộng sự
(1984).
Các
thử
nghiệm
độc
tính
được
thực
hiện
ở
nồng
độ
0,625%,1,25%,2,5%,5% và 10% của các chiết xuất trên ấu trùng giai đoạn 3 của
P. rapae. Nó được theo dõi sau 24h và 48h và xác định LC50 và LC25. Kết quả
cho thấy sau 48h LC50 và LC25 của A. millefolium là 3,645% và 1,69%. Chiết
10
xuất A. millefolium độc hơn. Các thí nghiệm kiểm tra xác định là để xác định
mức tiêu thụ của lá sâu non. Các lá được xử lý ở nồng độ 0,625% và so sánh với
các lá đối chứng, sau 24h. Kết quả là chiết xuất A. millefolium (với tỷ lệ xác định
là 44,185% ) có tác dụng kháng ấu trùng hơn so với chiết xuất của A. annua
(29,826%). Do đó, chiết xuất của A. annua và A. millefolium có tác dụng thải
độc và tác dụng kháng bệnh trên loài P. rapae.
Cũng thực hiện các thí nghiệm trên P. rapae Manal và cộng sự (2015) đã
sử dụng 4 chiết xuất từ thực vật là vinca, ak, neem và chinaberry. Hexan, axeton
và ethanol (tỷ lệ 1:1:1) được sử dụng để chiết xuất. Thí nghiệm được bố trí như
lá bắp cải được xử lý ở các nồng độ khác nhau 5000ppm, 10000ppm, 15000ppm
và cho ấu trùng ăn ở giai đoạn 3. Tỷ lệ tử vong theo dõi mỗi ngày và kết thúc
trong 7 ngày. Kết quả cho thấy cả 4 loại dịch chiết thực vật đều gây chết ấu
trùng ở mọi nồng độ. Nồng độ dịch chiết cao hươn dẫn đến tỷ lệ chết cao hơn.
Cây ak chết cao nhất 93,33% ở nồng độ 10000ppm sau 7 ngày tiếp theo là neem
và vinca chất chiết xuất với 86,67% ở nồng độ cao nhất. Ở nồng độ 5000ppm trở
lên của tất cả các chiết xuất từ thực vật, tỷ lệ tửu vong là hơn 60% vào cuối giai
đoạn theo dõi. Thí nghiệm kết luận chất chiết xuất ak có tác dụng độc hại nhất
đối với P. rapae, tiếp theo là chiết xuất từ cây neem, vinca, cuối cùng là chất
chiết xuất từ cây chinaberry 80% khả năng gây tử vong ở nồng độ cao nhất.
Cùng với đó, Esmat và cộng sự (2019) đã sử dụng các loại dầu thực vật
(dầu tỏi, bạc hà, cỏ hạ xương, long não, thì là, cỏ cà ri, cam) để xác định tác
dụng chống đẻ trứng và chống đẻ trứng của P. rapae. Họ đã thử nghiệm ở các
nồng độ 250, 500 và 1000 µg/ L cho tất cả các loại dầu. Trong thử nghiệm
chống ăn, ấu trùng ở giai đoạn 4 đã được sử dụng. Các nhà nghiên cứu phát hiện
ra rằng, nồng độ dầu càng cao dẫn đến tác dụng chống ăn uống hiệu quả hơn. Ở
nồng độ cao nhất (1000 µg/ L), Tỏi Bạc hà, Cỏ cà ri mang lại hiệu quả cao với
87,21%, 86,93%, 79,13%. Ở nồng độ 500 µg/ L. Tỏi, Bạc hà, Long não mang lại
hiệu quả với 76,64%, 71,90%, 64,09% và cỏ xạ hương, cỏ cà ri với hơn 50%.
Cỏ dầu Thì là và Cam khơng có tác dụng chống ăn mịn ở tất cả các nồng độ.
11
Trong thử nghiệm vị trí trứng. Họ phát hiện ra rằng các hiệu ứng trứng phụ
thuộc vào nồng độ của các loại dầu thực vật. Nó có ít tác dụng ở nồng độ thấp và
ngược lại. Dầu từ Bạc hà, Cỏ xạ hương, Tỏi làm giảm sự rụng trứng 91,97%,
84,26%, 76,71% ở nồng độ 1000 µg/ L. Ba loại dầu không hiệu quả, Orange với
29,60%, Fenugreek với 28,70% và Cumin vois 39,76%.
Trong các nghiên cứu của Seyedeh và cs (2011) và Manal (2015), lá khô
của cây thuốc được sử dụng để chiết xuất dịch chiết. Các chất chiết xuất cũng
cho thấy hiệu quả của chúng với P.rapae, các tác dụng độc hại và kháng bệnh
cao khi tăng nồng độ của chất chiết xuất. Trong thí nghiệm của Manal, những ấu
trùng sống sót sau thí nghiệm đã xuất hiện những khuyết điểm. Kết quả từ
nghiên cứu của Esmat và cộng sự cho thấy tỏi, dầu bạc hà có hiệu quả cao đối
với ấu trùng của loài P.rapae và giảm sự đẻ trứng của bướm trắng.
Năm 2013, Seyedeh và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu trên sâu xanh
bướm trắng đối với dịch chiết cây Kế sữa (S. marianum). Chiết xuất methanol
của dịch chiết S.marianum được thực hiện theo quy trình của Warthen và cộng
sự (Hasheminia & cs.,2013). Các thí nghiệm độc tính được thực hiện ở các nồng
độ 0,625%, 1,25%, 2,5%, 5% và 10% và thực hiện trên sâu non tuổi 3. Theo dõi
trong vòng 24h và 48h và xác định các giá trị LC50 và LC25. Thí nghiệm hạn
chế sâu non ăn lá được theo dõi trong 24 giờ, cũng được thực hiện trên sâu non
tuổi 3. Sâu được bỏ đói 4 tiếng trước khi tiến hành thí nghiệm. Lá bắp cải sử
dụng trong thí nghiệm là lá nguyên vẹn, có kích thước bằng nhau được phun
dịch chiết S. marianum và để khơ tự nhiên ở nhiệt độ phịng. Kết quả cho thấy
sau 48h giá trị LC50 và LC25 lần lượt là 2,94% và 1,20% với độ tin cậy là 95%.
Sau đó sử dụng nồng độ 0,625% cho thí nghiệm hạn chế việc ăn lá của sâu non.
Khả năng hạn chế sâu non ăn lá của dịch chiết S. marianum là 40,749%. Thời
gian hóa nhộng của sâu cũng có giảm nhẹ. Do đó kết quả nghiên cứu hiện tại
cho thấy, dịch chiết S. marianum có khả năng gây ảnh hưởng đến sâu non sâu
xanh bướm trắng.
12
2.4. Họ Thập tự (Cruciferae)
Họ Cải (hay còn gọi là họ Thập tự) là một họ thực vật có hoa. Các loại
cây trồng thuộc họ này hầu hết đều có chữ cải trong tên gọi. Rau họ
Brassicaceae có sự phân bố rộng rãi trên tồn thế giới, có thể được tìm thấy ở tất
cả các châu lục ngoại trừ Nam Cực (Ramirez & cs., 2020). Họ này chứa một số
loài có tầm ảnh hưởng lớn đối vớ kinh tế, cung cấp nhiều loại rau vào vụ thu
đông trên khắp thế giới. Một số lồi điển hình có thể kể đến như: cải bắp, cải
bông xanh, cải brussels, cải xoăn (tất cả đều là các giống cây trồng từ một loài là
Brassica oleracea), cải làn, cải củ, cải xoăn nước mặn, cải củ, cải thìa và su hào.
Lá của những lồi thuộc họ Cải thường mọc xen kẽ nhau (Ronse De Craene,
2010). Họ hàng gần nhất của Brassicaceae trong bộ chủ yếu là cây bụi nhiệt đới
và cây trong họ Capparaceae một phần là do chúng đều có khả năng sinh ra các
hợp chất glucosinolates (dầu cải) (Cardinal-Mcteague & cs., 2016).
Những loài cây thuộc họ này hầu hết đều mang giá trị dinh dưỡng cao.
Rau họ cải rất giàu chất dinh dưỡng như carotenoid (beta-carotene, lutein,
zeaxanthin), vitamin C, E, K, folate, và khoáng chất… giúp giảm nguy cơ tim
mạch và ngăn ngừa mất trí nhớ. Folate cịn góp phần vào việc sản xuất
serotonin, ngăn ngừa trầm cảm.
Các cây thuộc họ Thập tự cũng đã được nghiên cứu đánh giá về tác dụng
dược lý cũng như phytochemistry của loài này. Nghiên cứu tập trung vào các
ứng dụng truyền thống, các hoạt động dược lý và phytochemistry của Brassica
oleracea. Những phát hiện chỉ ra rằng B. oleracea là một cây thuốc quan trọng
có chứa nhiều tác dụng dược lý. Rễ cây, chồi, lá và toàn bộ cây được sử dụng để
điều trị một loạt các bệnh bao gồm: tiểu đường, ung thư, dạ dày, viêm, tăng
huyết áp, tăng cholesterol máu, vi khuẩn, oxy hóa và béo phì (Ray & cs., 2021).
13
2.5. Bồ Hịn (Sapindus mukorossi)
2.5.1. Giới thiệu về Sapindus mukorossi
Giới
Plantae
Bộ
Sapindales
Họ
Sapindaceae
Chi
Sapindus
Lồi
S. Saponaria
Hình 2.6. Qủa Bồ Hịn khơ.
Sapindus mukorossi là cây thân gỗ, to, chiều cao trung bình từ 5 – 10m,
một số cây có thể phát triển cao đến 13m. Cây rụng lá vào mùa khô, lá mọc so
le, dạng kép lơng chim, mỗi lá gồm có khoảng 4 – 6 đơi lá chét mọc đối xứng.
Phiến lá có gân nổi rõ ở cả hai mặt, mép nguyên, đầu nhọn và gốc hơi lệch. Hoa
mọc thành cụm ở đầu cành, hoa nhỏ và có màu lục nhạt. Quả hình cầu, vỏ ngồi
dày, có màu vàng nâu khi chín, bên trong chứa hạt tròn, màu nâu đen. Cây bồ
hòn ra hoa vào tháng 7 – 9 và sai quả vào tháng 10 – 12. Vỏ quả, rễ, lá, hạt và vỏ
rễ đều được sử dụng để làm thuốc. Quả bồ hịn chín có màu vàng óng và chuyển
màu nâu sẫm theo thời gian lưu kho. Lớp vỏ cùi của quả bồ hòn chiếm khoảng
56% khối lượng quả, phần còn lại là hạt. Lớp vỏ cùi này thường chứa hàm lượng
saponin khoảng 6-18% tùy thuộc vào giống và nơi trồng. Việt Nam là một trong
những quốc gia có diện tích trồng cây bồ hòn lớn và quả bồ hòn chứa hàm lượng
saponin cao. Người Việt từ xưa đã biết dùng quả bồ hòn để giặt quần áo, gội đầu
hay làm thuốc chữa viêm họng, trị nấm da, diệt bọ gậy trong nước. Tính chất
này có được là do quả bồ hịn chứa hợp chất saponin, một chất hoạt động bề mặt
14
khơng độc hại và có khả năng phân hủy sinh học vì vậy chúng có thể phân hủy
bề mặt thân của sâu non. Quá trình thủy phân củ Cây bồ hòn phân bố rải rác ở
những vùng á nhiệt đới và nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia và Srilanca. Ở nước
ta, loài thực vật này mọc nhiều ở những vùng núi trung du như Tuyên Giang,
Bắc Giang, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Nghệ An, Yên Bái, Phú Thọ, …
Quả bồ hòn chứa nhiều saponin (khoảng 18%), các saponin trong dược liệu đều
có dược tính mạnh như Sapindosid A, B, E, E1, C, Y2, X, Y,… Ngồi ra hạt bồ
hịn còn chứa 9 – 10% dầu béo (Rahman, 2007).
2.5.2. Thành phần hóa học của Sapindus mukorossi
Sapindus mukorossi chứa khoảng 10-15% chất saponin (Liu et al., 1995),
dễ điều chế thành thuốc trừ sâu, dung dịch thuốc dễ bị rửa trôi và khơng bị kết
dính trên cây trồng nên hồn tồn khơng gây tác hại cho người sử dụng.
Hình 2.7. Cấu trúc hóa học của Saponin
(Nguồn:Internet)
Trong số rất nhiều loại cây trồng và thảo mộc được biết đến là quả bồ hòn.
Bồ hịn có tên khoa học là Sapindus mukorossi thuộc chi Sapindus, họ
Sapindaceae. Sapindus mukorossi chứa khoảng 10-15% chất saponin (Liu et al.,
1995), dễ điều chế thành thuốc trừ sâu, dung dịch thuốc dễ bị rửa trơi và khơng bị
kết dính trên cây trồng nên hồn tồn khơng gây tác hại cho người sử dụng.
Vì vậy việc sử dụng dung dịch quả bồ hịn để diệt trừ các lồi sâu hại ở một
số giống cải góp phần bảo vệ mơi trường và an toàn cho sức khỏe của con người.
Trong quả bồ hòn (Sapindus mukorossi) chứa khoảng 10-15% chất
15
saponin - chất có hoạt tính diệt cơn trùng, gây tử vong hoặc làm ức chế sinh
trưởng ở côn trùng. Saponin hay saponin glycoside là những hoạt chất sinh học
quan trọng thuộc nhóm glycoside, thường gặp trong giới thực vật. Saponin được
chú ý rất nhiều bởi các nhà khoa học trên tồn thế giới, bởi cấu trúc đặc biệt của
nó và tác dụng sinh học đa dạng. Nhiều tác dụng sinh học đáng chú ý từ dịch
chiết, từ các nhóm hoạt chất hay hoạt chất tinh khiết đã được chứng minh như hạ
đường huyết, hạ cholesrerol, tăng cường miễn dịch (Rahman, 2007).
Chiết xuất etanolic của Sapindus mukorossi đã được nghiên cứu về hoạt
tính xua đuổi và diệt cơn trùng chống lại Sitophilus oryzae và Pediculus
humanus. Tỷ lệ tử vong trung bình chỉ ra rằng các chất chiết xuất gây ra tỷ lệ tử
vong đáng kể và sự xua đuổi côn trùng mục tiêu và các xét nghiệm sinh học chỉ
ra rằng chất độc và hiệu quả xua đuổi tỷ lệ thuận với nồng độ và nồng độ cao
hơn có tác dụng mạnh hơn. Tỷ lệ tử vong quan sát được tăng lên khi tăng
khoảng thời gian sau khi điều trị. Tỷ lệ tử vong tỷ lệ phần trăm cho thấy phản
ứng song song với mức độ tập trung ở các khoảng thời gian khác nhau sau khi
điều trị. Chiết xuất nước của cây bồ hòn mukorossi được sử dụng để điều tra các
tác động gây dị ứng của các nồng độ trên sự nảy mầm. Ảnh hưởng của nồng độ
khác nhau được so sánh với tác động của nước cất nước (kiểm soát). Kết quả
cho thấy nồng độ khác nhau của các chất chiết xuất gây ra sự ức chế đáng kể
ảnh hưởng đến sự nảy mầm, sự kéo dài của rễ và chồi. Các thí nghiệm chỉ ra
rằng tác dụng ức chế là tỷ lệ thuận với nồng độ và nồng độ càng cao thì tác dụng
ức chế dịch chiết càng mạnh (Rahman, 2007).
2.5.3. Những nghiên cứu về Sapindus mukorossi
Phùng Thị Bích Hịa và cộng sự đã thực hiện, thí nghiệm nghiên cứu khả
năng chết trừ sâu hại trên giống cải bẹ trắng từ dung dịch quả Bồ Hòn. Nghiên
cứu gồm 2 thí nghiệm, thí nghiệm ở trong phịng thí nghiệm và thí nghiệm ở
ngồi đồng ruộng. Cách pha dung dịch thuốc thí nghiệm từ quả bồ hịn là đun
sơi 0,5kg vỏ quả bồ hịn với 2l nước làm dung dịch cấp 1. Từ dung dịch cấp 1
pha nước theo các tỉ lệ 1: 0; 1:1; 1:5;1:10 và 1:15 được các dung dịch thí
nghiệm. Ở thí nghiệm trong phịng thí nghiệm gồm có 6 cơng thức: CT1 khơng
pha lỗng với nước (tỉ lệ 1: 0), công thức 2 pha loãng với nước tỉ lệ 1:1 (nồng độ
16
1:1), cơng thức 3 pha lỗng với nước tỉ lệ 1: 5 (nồng độ 1: 5), cơng thức 4 pha
lỗng với nước tỉ lệ 1:10 (nồng độ 1:10), công thức 5 pha loãng với nước tỉ lệ
1:15 (nồng độ 1:15), đối chứng phun nước lã. Cịn ở thí nghiệm ngồi đồng
ruộng, thí nghiệm được tiến hành trên 4 lồi sâu: sâu xanh bướm trắng, sâu xám,
bọ nhảy và rầy ở giống cải bẹ trắng với 6 cơng thức thí nghiệm được bố trí theo
khối ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy, hiệu lực phòng trừ bọ nhảy là tốt nhất
(97,33%), tiếp theo là rầy và sâu xanh bướm trắng (94,67%), thấp nhất là sâu
xám (90,67%). Tuy nhiên, các công thức này do nồng độ dung dịch bồ hòn quá
cao nên ức chế sự sinh trưởng của giống cải bẹ trắng, làm cây bị vàng lá. Qua đó
cho thấy, hiệu lực phịng trừ sâu ở dung dịch quả bồ hòn pha với nước tỉ lệ 1:10
sau 5 ngày là hiệu quả nhất mà khơng ảnh hưởng đến q trình sinh trưởng của
giống cải. Cụ thể ở ngoài đồng ruộng, hiệu lực tiêu diệt sâu bướm trắng
(94,67%), sâu xám (90,67%), bọ nhảy (97,33%), rầy (94,67%).
Cùng với đó, Rahman và cộng sự 2007 đã tiến hành nghiên cứu kiểm tra
dịch chiết Sapindus Mukorossi đến hoạt tính xua đuổi và diệt cơn trùng và sự
điều tiết tang trưởng của thực vật. Quả chín của (Bồ hòn, Sapindus mukorossi)
được chuẩn bị và cắt thành nhiều miếng nhỏ, bột và sấy khô. Các vật liệu được
làm khô trong khơng khí sau đó được tiếp tục làm khơ trong tủ sấy ở 40°C. Các
loại trái cây khô đã macerated. Trái cây khô dạng bột (100g) chiết xuất với 80%
etanol (300 ml), và 100g khác đã chưng cất nước (500ml) trong ba năm liên tiếp.
Các chiết xuất etanolic được cô đặc bằng cách sử dụng máy quay thiết bị bay
hơi ở 45°C. Chiết xuất thô khô là 33,7% trong 80% etanol làm dung mơi. Chiết
xuất thơ là sau đó hòa tan trong nước cất để chuẩn bị dung dịch nồng độ khác
nhau (0,80%, 1,60% và 3,20%).Thử nghiệm độc tính trực tiếp với mọt gạo được
thực hiện theo phương pháp tiêu chuẩn. Côn trùng được làm lạnh trong khoảng
thời gian 10 phút. Các côn trùng cố định được nhặt riêng lẻ và 1ml dung dịch có
nồng độ khác nhau (0,0%, 0,8%,1,6% và 3,2%) đã được áp dụng cho mặt lưng
của ngực của mỗi côn trùng bằng cách sử dụng một vi mao quản ống. Mười côn
trùng cho mỗi lần sao chép đã được xử lý. Các cơn trùng sau đó được chuyển
vào đĩa petri có đường kính 9 cm chứa thức ăn. Tỷ lệ tử vong do côn trùng là
0,25%, 0,50%, 0,75%, 1,0% và 1,5%. Tất cả các thí nghiệm đã được tiến hành
17