Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Phân lập và nghiên cứu đặc điểm sinh học của vi khuẩn aeromonas spp gây bệnh trên cá (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 56 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
- - - -  - - - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA VI KHUẨN AEROMONAS SPP. GÂY BỆNH
TRÊN CÁ

Hà Nội, 2022


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
- - - -  - - - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA VI KHUẨN AEROMONAS SPP. GÂY BỆNH
TRÊN CÁ

Sinh viên thực hiện

: Huỳnh Thị Mỹ Hƣơng

Mã sinh viên


: 637238

Lớp

: K63 – CNSHC

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thùy Dƣơng
PGS. TS Nguyễn Xuân Cảnh
Bộ môn

: Công nghệ Vi sinh

Hà Nội, 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp
này là trung thực, chƣa từng đƣợc sử dụng trong bất kỳ đề tài khoa học nào
khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học này đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc các thông tin trích dẫn trong luận văn
này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Ngƣời thực hiện

Huỳnh Thị Mỹ Hƣơng

i



LỜI CẢM ƠN
Sau khoảng thời gian thực tập tại Bộ môn Công nghệ Vi sinh – Khoa
Công nghệ sinh học, tôi xin đƣợc cảm ơn những sự quan tâm và giúp đỡ tận tình
của các thầy cơ giáo, các cán bộ tại Phịng thí nghiệm của Bộ mơn đã hỗ trợ tơi
hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Giảng viên tại Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tâm truyền đạt cho tôi những kiến thức vơ cùng bổ ích và q báu
trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng.
Tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thùy
Dƣơng và PGS. TS Nguyễn Xuân Cảnh đã tận tình hƣớng dẫn và dạy dỗ tơi
trong suốt q trình học tập cũng nhƣ nghiên cứu.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn anh Dƣơng Văn Hoàn đã chỉ bảo, giúp
đỡ cũng nhƣ hƣớng dẫn tôi trong suốt q trình làm khóa luận này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cô đang giảng dạy và công tác tại
Bộ môn Công nghệ Vi sinh, khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
thực tập.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể các Phịng, Ban khoa Cơng
nghệ sinh học và tồn thể bạn bè đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất cho tơi trong suốt q trình học tập và thực tập tốt nghiệp này.
Và cuối cùng, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn vơ hạn, tơi xin chân thành
cảm ơn gia đình và những ngƣời thân của tơi đã nuôi nấng, giúp đỡ và luôn là hậu
phƣơng vững chắc, cổ vũ cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Huỳnh Thị Mỹ Hƣơng
ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
TÓM TẮT .......................................................................................................... viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục đích, nội dung nghiên cứu...................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ...................................................................................................... 2
1.2.2. Nội dung ...................................................................................................... 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. Vài nét tình hình ni trồng thủy sản ............................................................. 3
2.2. Các tác nhân gây bệnh trên thủy sản .............................................................. 5
2.3. Tổng quan về vi khuẩn Aeromonas spp. ........................................................ 6
2.4. Vi khuẩn Aeromonas spp. gây bệnh trên cá ................................................... 8
2.4.1. Bệnh nhọt do vi khuẩn Aeromonas salmonicida gây ra ........................... 10
2.4.2. Bệnh đốm trắng do vi khuẩn Aeromonas schubertii gây ra ..................... 11
2.4.3. Bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas veronii gây ra .......................... 13
2.4.4. Bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra .................... 14
2.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ........................................................... 16
2.5.1. Các nghiên cứu trong nƣớc ....................................................................... 16
2.5.2. Các nghiên cứu ngoài nƣớc ....................................................................... 18
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 19
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 19
iii


3.1.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 19

3.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 19
3.2. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 19
3.2.1. Ðối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 19
3.2.2. Dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu ........................................................... 19
3.2.3. Các hóa chất và mơi trƣờng dùng để phân lập vi khuẩn ........................... 19
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 20
3.3.1. Phƣơng pháp thu thập mẫu........................................................................ 20
3.3.2. Phƣơng pháp phân lập vi khuẩn ................................................................ 21
3.3.3. Phƣơng pháp giữ giống ............................................................................. 21
3.3.4. Đặc điểm sinh học của chủng vi khuẩn Aeromonas spp........................... 22
3.3.5. Phƣơng pháp lây nhiễm nhân tạo .............................................................. 22
3.3.6. Định danh vi khuẩn bằng phƣơng pháp sinh học phân tử......................... 22
3.3.7. Ảnh hƣởng của nồng độ muối đến khả năng sinh trƣởng của chủng
vi khuẩn ..................................................................................................... 24
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 25
4.1. Kết quả phân lập........................................................................................... 25
4.2. Đặc điểm sinh học của chủng vi khuẩn Aeromonas spp.............................. 25
4.3. Khả năng gây bệnh trên cá rô phi giống ...................................................... 28
4.4. Định danh vi khuẩn bằng phƣơng pháp sinh học phân tử ........................... 32
4.5. Ảnh hƣởng của nồng độ muối đến khả năng phát triển của vi khuẩn ......... 34
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 37
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 37
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 38
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 44

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Số lƣợng vi khuẩn trong mẫu phân lập đƣợc...................................... 25
Bảng 4.2. Đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn ........................................ 27

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cá hồi bị bệnh nhọt ............................................................................. 11
Hình 2.2. Cá lóc bị bệnh...................................................................................... 12
Hình 2.3. Cá da trơn bị lt lớn........................................................................... 13
Hình 2.4. Cá rơ phi có biểu hiện sƣng bụng, xuất huyết..................................... 15
Hình 4.1. Khuẩn lạc của chủng vi khuẩn AH1.1 ................................................ 26
Hình 4.2. Hình dạng tế bào của vi khuẩn chủng AH9 ........................................ 27
Hình 4.3. Cá đƣợc tiêm chủng vi khuẩn AH2.3 ................................................. 29
Hình 4.4. Khuẩn lạc của chủng vi khuẩn AH2.3 ............................................... 31
Hình 4.5. Sản phẩm PCR đoạn gen mã hóa vùng 16S rRNA của các chủng
vi khuẩn ..................................................................................................... 32
Hình 4.6. Cây phân loại ...................................................................................... 33
Hình 4.7. Vi khuẩn phát triển tốt ở nồng độ muối 3%. ....................................... 35
Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện sự phát triển của các chủng vi khuẩn tại các
nồng độ muối khác nhau............................................................................ 35

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NA

: Nutrient Agar


TSA

: Tryptone Soya Agar

PCR

: Polymerase Chain Reaction

KST

: Ký sinh trùng

BLAST

: Basic Local Alignment Search Tool

MAS

: Motile aeromonad septicaemia

VP

: Voges-Proskauer

vii


TĨM TẮT
Với mục đích tuyển chọn và nghiên cứu một số đặc điểm của các chủng vi

khuẩn Aeromonas gây bệnh trên cá. Từ các mẫu gan, thận cá nƣớc ngọt có dấu
hiệu bị bệnh thu thập đƣợc từ các địa phƣơng khác nhau. Trên môi trƣờng TSA,
kết quả phân lập đƣợc 11 chủng vi khuẩn. Trong đó có 3 chủng vi khuẩn có khả
năng gây bệnh xuất huyết cao cho cá rô phi giống là: AH6; AH1.1 và AH2.3.
Các chủng vi khuẩn này có các đặc điểm sinh học nhƣ trực khuẩn gram âm,
dƣơng tính với catalase, idole, có khả năng di động… có đặc điểm hình thái và
tế bào giống các đặc điểm của chủng vi khuẩn Aeromonas spp…. Các chủng vi
khuẩn này đều có khả năng chịu muối đến 10%. Kết hợp các đặc điểm hình thái,
sinh lý, sinh hố và phân tích trình tự gen mã hóa vùng 16S rRNA, các chủng vi
khuẩn tuyển chọn đã đƣợc xác định là Aeromonas hydrophila.

viii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, việc sản xuất và tiêu thụ thủy sản tại Việt Nam
đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do giá cả lên xuống thất
thƣờng, thị trƣờng xuất khẩu khơng ổn định và việc thâm canh hóa với mật độ
nuôi cao đã làm cho bệnh trên thủy sản xảy ra thƣờng xuyên hơn. Bên cạnh
những thuận lợi và kết quả đạt đƣợc, ngành thủy sản Việt Nam là một trong
những ngành chịu tác động trực tiếp của các yếu tố nhƣ thời tiết, khí hậu, nguồn
nƣớc… Vậy nên ngành này thƣờng xuyên phải đối mặt với các diễn biến bất
thƣờng khi Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất
của biến đổi khí hậu. Các yếu tố bất lợi nhƣ hạn mặn, hạn hán, chất lƣợng nƣớc,
dịch bệnh… đã khiến nhiều ngƣời ni trồng thủy hải sản rơi vào tình trạng khó
khăn, thua lỗ. Thời tiết trên biển Đông cùng với những cơn bão và áp thấp nhiệt
đới cũng gây nhiều khó khăn cho hoạt động khai thác và đánh bắt.
Ngoài ra, ngành thủy sản Việt Nam đang phải cạnh tranh khốc liệt với
một số quốc gia nhƣ Ấn Độ, Ecuador… khi các nƣớc đó đều đang tăng cƣờng

ni tơm ngun liệu để cung ứng ra thị trƣờng thế giới. Trung Quốc đã và đang
mở rộng diện tích ni cá nhằm gia tăng nguồn cung ứng trong nƣớc, thậm chí
là xuất khẩu khiến cho mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam là cá tra không
chỉ lo ngại mất thị phần ở nƣớc này, mà còn gia tăng cạnh tranh tại thị trƣờng
quốc tế.
Đối mặt với nhiều khó khăn nhƣ vậy nên chúng ta cần phải đƣa ra những
giải pháp khắc phục cấp thiết để giải quyết vấn đề này. Trƣớc mắt chúng ta nên
hạn chế sự phát triển của các loại bệnh gây hại trực tiếp trên thủy sản. Đây là
thách thức quan trọng và khó khăn nhất đối với ngành thủy sản vì hiện nay có
rất nhiều loại bệnh xuất hiện và lây lan một cách mạnh mẽ. Các tác nhân gây
bệnh chủ yếu là do vi khuẩn và ký sinh trùng (KST). Và một trong những bệnh
gây thiệt hại lớn và thƣờng xuyên xảy ra nhất là bệnh xuất huyết do vi khuẩn
1


Aeromonas gây ra. Đây là bệnh có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn nuôi với tỷ lệ
hao hụt có thể lên đến 90% (Từ Thanh Dung & cs, 2015).
Do vậy, đề tài “Phân lập và nghiên cứu đặc điểm sinh học của vi
khuẩn Aeromonas spp. gây bệnh trên cá” đƣợc thực hiện để nhằm nghiên
cứu và cung cấp dữ liệu về vi khuẩn Aeromonas spp. trên cá bị bệnh xuất huyết.
1.2. Mục đích, nội dung nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
Phân lập và nghiên cứu đặc điểm sinh học của chủng vi khuẩn Aeromonas
spp. gây bệnh xuất huyết trên cá.
1.2.2. Nội dung
 Phân lập đƣợc một số các chủng vi khuẩn Aeromonas spp. gây bệnh
trên cá.
 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn đã phân lập.
 Đánh giá khả năng gây bệnh của Aeromonas spp. trên cá rô phi giống
trong điều kiện thực nghiệm nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về

phòng bệnh do vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi nuôi.
 Định danh các chủng vi khuẩn đã phân lập bằng phƣơng pháp sinh học
phân tử.

2


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vài nét tình hình nuôi trồng thủy sản
Thuỷ sản là ngành công nghiệp mang tính tồn cầu lớn. Đây là ngành
cơng nghiệp đa dạng và cung cấp nhiều chủng loại sản phẩm, tối đa hố thị
trƣờng nhập khẩu và xuất khẩu (Vũ Thị Hồi Phƣơng, 2017).
Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm quan
trọng nhất có thể cung cấp cho tồn bộ dân số nguồn protein có nguồn gốc động
vật và giảm tình trạng thiếu lƣơng thực do dân số quá đông. Trên thực tế,
khoảng 16% lƣợng protein động vật đƣợc tiêu thụ trên tồn cầu có nguồn gốc từ
cá và hơn một tỷ ngƣời phụ thuộc vào cá là nguồn cung cấp protein chính
(Buentello & cs., 2007).
Năm 2020, sản lƣợng ni trồng thủy sản tồn cầu đạt kỷ lục 122,6 triệu
tấn, với tổng giá trị 281,5 tỷ USD. Vào năm 2020, đƣợc thúc đẩy bởi sự mở rộng
ở Chile, Trung Quốc và Na Uy, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã tăng ở
tất cả các khu vực ngoại trừ châu Phi, do sự sụt giảm ở hai nƣớc sản xuất chính
là Ai Cập và Nigeria. Phần cịn lại của châu Phi có mức tăng trƣởng 14,5% so
với năm 2019. Châu Á tiếp tục thống trị ngành nuôi trồng thủy sản thế giới, sản
xuất 91,6% tổng sản lƣợng. Tăng trƣởng nuôi trồng thủy sản thƣờng xảy ra với
chi phí của mơi trƣờng. Phát triển ni trồng thủy sản bền vững vẫn là yếu tố
quan trọng để cung cấp nhu cầu ngày càng tăng về thức ăn thủy sản (FAO,
2022).
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (2020), tổng sản lƣợng thủy sản của
cả nƣớc năm 2021 đạt 8,73 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020 (8,64 triệu tấn),

trong đó sản lƣợng khai thác đạt 3,92 triệu tấn, tăng 0,9% với năm 2020 (3,88
triệu tấn), nuôi trồng đạt 4,8 triệu tấn, tăng 1% với năm 2020 (4,76 triệu tấn).
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm
2020 (8,41 tỷ USD).

3


Với đƣờng bờ biển dài hơn 3.260 km, cùng với hệ thống sơng ngịi, kênh
rạch chằng chịt, Việt Nam hầu nhƣ đáp ứng khá tốt điều kiện đánh bắt và ni
trồng nhiều lồi thủy hải sản trên tồn quốc. Đây chính là tiềm năng lớn cho sự
phát triển nghề ni trồng thủy sản. Nghề nuôi trồng thủy sản ở nƣớc ta không
chỉ dừng lại ở những ao nuôi tôm, nuôi cá hay ruộng lúa ni kết hợp, mà cịn
tiến đến làm chủ các công nghệ nuôi trên biển nhƣ công nghệ nuôi hải sản trên
biển đang là tiềm năng to lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. Trong
đó, tiềm năng gia tăng diện tích ni trồng nhiều lồi thủy sản trong dài hạn vẫn
cịn rất lớn. Với xu hƣớng áp dụng khoa học công nghệ ngày càng mạnh mẽ vào
họat động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến để đáp ứng yêu cầu chất lƣợng ngày
càng cao của các nƣớc nhập khẩu, ngành thủy sản Việt Nam có nhiều cơ hội để
nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành, tiết kiệm chi phí, cải thiện hiệu quả sản xuất.
Hệ thống sản xuất thủy sản nuôi trồng ở Việt Nam chủ yếu là các trang
trại nuôi cá và các loài thủy sản khác ở vùng nƣớc ngọt và nƣớc lợ. Nuôi biển
mới đƣợc du nhập gần đây và chỉ chiếm khoảng 4% diện tích ni trồng thủy
sản cả nƣớc. Các loại thủy sản thế mạnh tại Việt Nam gồm: cá da trơn, tôm, cá
rô phi cùng với một số chủng loại đang trên đà tăng trƣởng nhƣ các loài nhuyễn
thể có vỏ và cá biển nhƣ cá bớp, cá tuyết và cá mú. Nuôi trồng thủy sản phát
triển mạnh nhất tại các tỉnh đồng bằng sông Mekong, chiếm đến 75% - 80% sản
lƣợng cá da trơn và tơm tồn quốc.
Những năm gần đây, ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nƣớc ta đã phát triển
mạnh đáng kể theo hƣớng công nghiệp hoá ngày càng cao. Để đáp ứng sự phát

triển ni trồng thuỷ sản bền vững, nƣớc ta đã có nhiều cơ sở nghiên cứu bệnh
cá, tơm, hình thành nhiều phịng thí nghiệm bệnh học thủy sản với đủ trang thiết
bị phục vụ tốt công tác giảng dạy, nghiên cứu và chẩn đoán bệnh các động vật
thủy sản, những kết quả nghiên cứu đƣợc bổ sung dần vào môn học sát với thực
tế hơn và ngày càng hoàn chỉnh và phong phú hơn.

4


Nhìn chung, Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển nghề khai thác và nuôi
trồng thủy sản trong lâu dài.
2.2. Các tác nhân gây bệnh trên thủy sản
Lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản mở ra cơ hội rất lớn cho bà con nhà
nơng. Thế nhƣng vì mức độ thâm canh hoá ngày càng cao đã dẫn đến sự xuất
hiện ngày càng nhiều mầm bệnh nguy hiểm đe dọa đến sự phát triển bền vững
của ngành công nghiệp và gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế trực tiếp
cho ngƣời nông dân.
Nguyên nhân gây bệnh trên cá gồm các tác nhân sinh học nhƣ virus, vi
khuẩn, nấm, ký sinh trùng, các yếu tố môi trƣờng không thuận lợi cho cá nhƣ
hiện tƣợng thiếu ơxy hịa tan, nguồn nƣớc bị ô nhiễm, hoặc chế độ dinh
dƣỡng cho cá nuôi không phù hợp về chất lƣợng và số lƣợng.
Yếu tố môi trường thường dễ làm cá mắc bệnh:
 Nhiệt độ nƣớc: mỗi lồi tơm cá ở mỗi giai đoạn phát triển thích ứng với
một loại nhiệt độ khác nhau. Khi gặp thời tiết thay đổi đột ngột nhƣ mƣa gió, lũ
lụt, gió mùa đơng bắc tràn về dễ làm cho nhiệt độ nƣớc thay đổi đột ngột, làm cá
bị sốc.
 Độ pH: Nếu độ pH < 5 hoặc > 9,5 có thể làm cho tơm cá yếu đi hay chết.
 Lƣợng oxy hịa tan trong nƣớc: Hàm lƣợng oxy hồn tan trong nƣớc
nhiều hay ít, cao quá hay thấp quá đều ảnh hƣởng đến đời sống của tôm cá. Nếu
hàm lƣợng oxy xuống thấp dƣới 1mg/lít, nhiều lồi tơm, cá sẽ nổi đầu, dẫn đến

chết vì ngạt. Ngƣợc lại nếu hàm lƣợng oxy quá cao thƣờng làm cho tôm cá bị
bệnh bọt khí.
 Một số yếu tố thủy hóa khác: Chẳng hạn nhƣ trong nƣớc và đất có hàm
lƣợng kim loại nặng tƣơng đối cao nhƣ chì, kẽm, thủy ngân… hay những chất
độc do nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải công nghiệp tồn tại lâu trong nƣớc nuôi cá.
Yếu tố gây bệnh do con người: Trong khi nuôi, con ngƣời đã sử dụng một
số biện pháp kỹ thuật chƣa hợp lý:
5


o Chọn mật độ nuôi và tỷ lệ ghép chƣa phù hợp.
o Quản lý chăm sóc khơng chu đáo.
o Các tổn thƣơng gây ra do các thao tác nhƣ kéo lƣới vận chuyển.
Những yếu tố gây bệnh do tác nhân gây bệnh (do sinh vật):Các bệnh
thƣờng gặp đa số cảm nhiễm hoặc sự xâm nhập của các sinh vật làm tôm cá mắc
bệnh. Những sinh vật làm tôm cá mắc bệnh gọi là tác nhân gây bệnh. Thơng
thƣờng, có các tác nhân gây bệnh sau:
 Các tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn, nấm mang tính thực vật đƣợc
gọi chung là vi sinh vật. Bệnh của nó gây ra thƣờng là bệnh truyền nhiễm.
 Các tác nhân gây bệnh là nguyên sinh động vật, giun sán, giáp xác…
mang tính động vật gọi là kí sinh trùng. Bệnh của nó gây ra thƣờng là bệnh ký
sinh.
 Ngoài ra, một số lồi sinh vật trực tiếp ăn tơm cá, đe dọa tôm cá nhƣ
côn trùng nƣớc, rong tảo, cá dữ, ếch, rắn, chim bói cá… tất cả đƣợc gọi chung là
địch hại của tôm cá.
2.3. Tổng quan về vi khuẩn Aeromonas spp.
Aeromonas spp. đƣợc công nhận là tác nhân gây bệnh của nhiều loại bệnh
ở ngƣời và động vật. Trƣớc đây Aeromonas spp. đƣợc đặt cùng với Vibrio sp. và
Plesiomonas shigelloides trong họ Vibrionaceae. Tuy nhiên giữa thập niên 80,
các nghiên cứu di truyền đã cung cấp đủ bằng chứng để hỗ trợ việc xếp các

aeromonad vào một họ của riêng chúng, Aeromonadaceae.
Aeromonas spp. chủ yếu là các sinh vật sống dƣới nƣớc xuất hiện tự nhiên
trong các vùng nƣớc ngọt khác nhau bao gồm sông, suối và hồ. Chúng sinh sống
chủ yếu ở các vùng nƣớc cửa sông và dễ bị cô lập với bờ biển nhƣng không phải
từ biển sâu. Tuy nhiên, những sinh vật này không xuất hiện trong nƣớc có độ
mặn quá cao, suối địa nhiệt hoặc sơng cực kỳ ơ nhiễm.
Có thể thấy rõ sự đa dạng về môi trƣờng sống của Aeromonas nhờ chủng
vi khuẩn A. caviae gây độc tế bào và tan máu đƣợc phân lập gần đây từ một suối
6


lƣu huỳnh đã đƣợc khám phá ở Orissa, Ấn Độ. Nhiệt độ sinh trƣởng của dòng
này dao động từ 12o đến 43oC và tối ƣu là 30oC.
Các thành viên của chi Aeromonas là vi khuẩn Gram âm, hình que, kỵ
khí, catalase và oxidase dƣơng tính. Giống nhƣ các thành viên của chi Vibrio,
Aeromonas spp. sở hữu chủ yếu là một trùng roi đơn cực; tuy nhiên, một số lồi
có thể hình thành trùng roi bên và roi phúc mạc. Một số enzyme thủy phân ngoại
bào đƣợc tạo ra bởi những sinh vật này bao gồm: amylase, deoxyribonuclease,
elastase và lipase. Vi khuẩn Aeromonas spp. phát triển ở khoảng nhiệt độ rộng
từ 0o đến 45oC đối với một số lồi có khoảng nhiệt độ tối ƣu từ 22o đến 35oC.
Chúng phát triển tốt ở pH kiềm (pH tối ƣu 5,5 - 9,0), một đặc tính đƣợc sử dụng
trong mơi trƣờng làm giàu kiềm - peptone (pH 8,5 - 9,0), đƣợc sử dụng để phân
lập các loài Aeromonas từ phân và các mẫu khác giàu chất đƣờng ruột vi khuẩn.
Theo Barrow và Feltham (1993), Aeromonas đƣợc chia ra thành 2 nhóm
dựa trên khả năng di động và ngƣỡng nhiệt độ phát triển của chúng. Nhóm vi
khuẩn A. hydrophila, A. sobria và A. caviae có các đặc điểm là có khả năng di
động, 2 đầu hơi trịn, gram âm, hình que ngắn, hiếu khí khơng bắt buộc, phát
triển đƣợc ở 37oC... Nhóm thứ hai là A. salmonicida (3 loài phụ gồm: A.
salmonicida, A. achromogenes và A. nova) có đặc điểm tƣơng tự nhƣng chúng
chỉ phát triển tốt nhất ở 22oC hoặc thấp hơn và khơng có tiêm mao cũng nhƣ

chúng khơng có khả năng di động. Ba lồi vi khuẩn Aeromonas di động có
những đặc điểm khác nhau. Sự hoại tử thử trên máu thỏ của hai loài vi khuẩn A.
hydrophila và A. sobria. A. hydrophila dung huyết trên thạch máu khi nuôi cấy ở
nhiệt độ 10oC và 30oC nhƣng A. sobria chỉ dung huyết ở 30oC. Các vi khuẩn
Aeromonas di động đều phân lập từ cá nƣớc ngọt nhiễm bệnh, thƣờng gặp nhất
là lồi A. hydrophila (Bùi Quang Tề, 2006).
Bệnh do nhóm vi khuẩn Aeromonas spp. đã gây thiệt hại không kém
nghiêm trọng cho nghề nuôi thủy sản nƣớc ngọt ở Việt Nam nói riêng và trên
thế giới nói chung. Bệnh nhiễm trùng máu (bệnh đốm đỏ, xuất huyết…) do
7


nhóm vi khuẩn này gây ra và thƣờng gặp ở các động vật thủy sản nƣớc ngọt
nhƣ: trắm cỏ, ba sa, chép, tai tƣợng... (Quách Văn Cao Thi, 2017). Mặt khác,
chúng cịn có thể gây bệnh ở ba ba, cá sấu, bệnh đỏ chân ở ếch, đốm nâu ở tôm
càng xanh.
Trong vài năm gần đây bệnh đốm đỏ ở cá nƣớc ngọt đã phát triển rộng
rãi, gây nhiều thiệt hại và trở thành mối nguy cho ngƣời nuôi cá ở khu vực Châu
Á - Thái Bình Dƣơng. Ở Việt Nam bệnh xuất huyết xuất hiện ở hầu hết các tỉnh,
trên các lồi cá nhƣ: trắm cỏ, chép, rơ phi, mè, trê. Bệnh xuất huyết cịn gọi là
bệnh đốm đỏ, có dấu hiệu bệnh lý bên ngoài là xuất huyết trên gốc các vi và
xoang miệng. Bên trong thấy xuất huyết ở cơ, ruột, mô mỡ, kèm theo những dấu
hiệu khác nhƣ trƣơng bụng hay lỡ loét ở gốc vi đuôi và vi hậu môn (Phan Văn
Ninh & cs, 1993). Bệnh xuất huyết gây tổn thất cho ngƣời nuôi về sản lƣợng và
chất lƣợng sản phẩm khi xuất bán. Bệnh xảy ra quanh năm nhƣng thƣờng tập
trung vào mùa Xuân và mùa Thu ở miền Bắc, ở miền Nam nhƣng tần số xuất
hiện cao nhất là đầu mùa mƣa (giao mùa) và tỉ lệ tử vong từ 30-70%. Bệnh có
thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá (Từ Thanh Dung, 2005).
Đông Nam Á: Thái Lan – gây bệnh ở cá trê, Indonesia – cá chép bị bệnh, cá trê
bị bệnh (Bùi Quang Tề, 2006).

2.4. Vi khuẩn Aeromonas spp. gây bệnh trên cá
Bệnh do vi khuẩn Aeromonas spp. gây ra đƣợc nghiên cứu đầu tiên bởi
Scaperclous (1930), nhóm vi khuẩn này đã đƣợc biết đến là nguyên nhân gây
bệnh xuất huyết trên cá chình (Anguilla anguilla) và cá chép (Cyprinus carpio)
ở nhiều nƣớc trên thế giới ((Aoki, 1999), (Inglis & cs., 1993), (Cipriano, 1984)).
Tại Việt Nam, bệnh xuất huyết do A. hydrophila gây ra khá phổ biến trên
cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), cá basa (Pangasianodon bocorti).
Ngoài ra, xác định loài vi khuẩn này cũng gây xuất huyết trên lƣơn đồng
(Monopterus albus) (Đặng Thị Hoàng Oanh & cs., 2012) và nó cũng chính là tác

8


nhân gây bệnh trên cá rô (Anabas testudineus) ( Đặng Thụy Mai Thy & cs.,
2012).
• Đối tƣợng nhiễm bệnh: Tất cả các lồi cá ni nƣớc ngọt đều có nguy cơ
nhiễm bệnh xuất huyết do Aeromonas gây ra.
• Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh xuất hiện thƣờng vào mùa thu và mùa
xuân .
• Dấu hiệu bệnh lý: Cá nhiễm bệnh thƣờng có một trong số các dấu hiệu
sau:
- Cá ăn ít trên thân xuất hiện các đốm đỏ to nhỏ khác nhau, các điểm đốm
đỏ sẽ phát triển lớn thành các vết loét. Khi giải phẫu nhận thấy: gan thận có biểu
hiện nhũn mềm, có màu sậm đen.
- Hai bên thân cá, nhất là vùng bụng bị xuất huyết, ứ máu đỏ bầm, vảy
dựng lên, gốc vây ứ nƣớc vàng, lấy tay ấn nhẹ dịch vàng sẽ chảy ra. Các cơ quan
nội tạng nhƣ gan thận lách xuất huyết, hoại tử.
- Cá có biểu hiện bụng phình to, chứa dịch thể màu vàng, đỏ bầm. Ngoài
ra vây cá bị xơ rách nhất là vây lƣng, vây hậu môn, mắt lồi và hậu môn lồi ra.
- Vảy cá dần dần bị rụng, tuột ra, bên trong thịt bị ứ máu, lấy tay ấn vào

thấy mềm nhũn. Đàn cá bơi lờ đờ, chậm chạp nên dễ đánh bắt.
• Chẩn đốn bệnh:
- Quan sát các dấu hiệu bệnh lý bằng mắt thƣờng.
- Gửi mẫu đến các cơ quan, phịng phân tích để xác định chính xác tác
nhân gây bệnh.
• Biện pháp phịng, trị bệnh: Trƣờng hợp ao cá thịt bị nhiễm bệnh này cần
phải tiến hành xử lý nhƣ sau: Thay 1/2 nƣớc ao 2 ngày 1 lần, bón thêm vơi với
liều lƣợng 4 - 6 kg/100 m3 nƣớc. Trộn thuốc vào thức ăn (nếu cá vẫn còn sử
dụng thức ăn) với liều lƣợng: Doxycycline 0,2 - 0,3g trộn đều trong 1 kg thức ăn
hoặc Oxytetracycline liều lƣợng 2 - 4g cho 1kg thức ăn, kết hợp cho ăn thêm
Vitamin C 1 - 2g cho 100 kg cá bệnh. Cho ăn liên tục 5 - 7 ngày. Tốt nhất nên
9


trộn thuốc vào thức ăn viên, sau đó có bao dầu hoặc có chất kết dính. Trƣờng
hợp cá giống bị bệnh xuất huyết, trị bằng thuốc kháng sinh chỉ có kết quả khi cá
mới chớm bệnh. Khi cá đã bị bệnh nặng, việc điều trị thƣờng sẽ không mang lại
kết quả. Do đó, nguyên tắc là theo dõi cẩn thận các hoạt động của cá và nếu có
biểu hiện nhiễm bệnh thì cần điều trị ngay.
2.4.1. Bệnh nhọt do vi khuẩn Aeromonas salmonicida gây ra
Bệnh nhọt (Furunculosis) do vi khuẩn Aeromonas salmonicida gây ra.
Bệnh nhọt là bệnh truyền nhiễm rất cao, ảnh hƣởng đến cá ở mọi lứa tuổi. Còn
đƣợc gọi là nhiễm vi khuẩn Aeromonas salmonicida, nhiễm trùng gây tử vong
cao ở cá hồi, mặc dù một số loài cá khác bị ảnh hƣởng.
A. salmonicida là một loại vi khuẩn gram âm, khơng hình thành bào tử và
nói chung là khơng di động, có thể phát triển dƣới dạng các que đơn lẻ hoặc
từng cặp có độ dài khác nhau hoặc đôi khi là tế bào coccoid. Khuẩn lạc vi khuẩn
trên đĩa thạch có hình trịn, màu vàng mờ và hơi lồi ((Kozińska & cs., 2002);
(Marsh, 1902); (Mills & cs., 1993)). A. salmonicida lần đầu tiên đƣợc phát hiện
là mầm bệnh gây ra bệnh nhọt trên cá hồi ở Đức (Mills & cs., 1993).

Dấu hiệu bệnh lý: Bệnh nhọt là một bệnh bao gồm cả giai đoạn cấp tính
và mãn tính với nhiều biểu hiện lâm sàng. Bệnh thƣờng xuất hiện và phát triển
nhƣ một dạng nhiễm trùng máu và gây tử vong cho cá.
Ở cá hồi bị bệnh nhọt do nhiễm A. salmonicida, các triệu chứng có thể
bao gồm: mụn nhọt (tổn thƣơng giống nhƣ nhọt) phát triển trong các mơ bên
trong và tự đào thải ra ngồi; da tối màu hơn; xuất huyết ở gốc vây, miệng,
thành bụng, cơ quan sinh sản, nội tạng, gan, môn vị và tim; lá lách to; thận
mềm; bơi lội thất thƣờng và ruột bị tắc nghẽn. Đôi khi xảy ra nhiễm trùng huyết
nặng và tử vong cấp tính (Cipriano & Bullock, 2001) (Crawford, 2001).

10


Hình 2.1. Cá hồi bị bệnh nhọt
Chẩn đốn: Bệnh nhọt gây tử vong cao ở cá, với cái chết đến vài ngày sau
khi các triệu chứng xuất hiện. Cái chết đột ngột, có lẽ với chứng lồi mắt nhẹ
(popeye) có thể đƣợc quan sát. Cá cũng có thể biểu hiện bơi lờ đờ hoặc bơi ngay
dƣới bề mặt, chán ăn, suy hơ hấp hoặc nhảy khỏi mặt nƣớc.
Aeromonas salmonicida có thể gây bệnh cho cá ở một phạm vi nhiệt độ
rộng trong mơi trƣờng biển và nƣớc ngọt. Nó thƣờng xuất hiện trong môi trƣờng
nuôi trồng thủy sản và trại giống, nhƣng cũng có thể phát triển trong tự nhiên
giữa các quần thể cá du nhập và cá bản địa. A. salmonicida đã đƣợc ghi nhận ở
cá hồi Chinook ( Oncorhynchus tshwyatscha ), cá hồi Coho ( Oncorhynchus
kisutch ), cá hồi nâu ( Salmo trutta ) và cá hồi hồ ( Salvelinus namaycush ) ở
Great Lakes (Emmerich & cs., 1890).
Bệnh lan truyền chủ yếu từ cá bị nhiễm bệnh và nguồn nƣớc ô nhiễm.
Bệnh gây chết cho cá ở mọi lứa tuổi và gây thiệt hại nhiều nhất vào mùa xuân và
mùa thu. Bùng phát thƣờng xảy ra ở nhiệt độ trên 10 oC, tuy nhiên dịch có thể
xảy ra ở cá rất nhỏ và ở nhiệt độ thấp đến 24oC.
2.4.2. Bệnh đốm trắng do vi khuẩn Aeromonas schubertii gây ra

Bệnh đốm trắng ở nội tạng của cá do vi khuẩn Aeromonas schubertii gây
ra. Tại Việt Nam, bệnh đốm trắng nội tạng trên cá đƣợc ghi nhận quanh năm, có
tỉ lệ hao hụt cao, nhất là trong giai đoạn cá giống.
Vi khuẩn A. schubertii từ lâu đƣợc biết đến là vi khuẩn gây bệnh đốm
trắng nội tạng. Đến năm 2012, A. schubertii tiếp tục xuất hiện trên cá lóc

11


(Channa maculate) bị bệnh ở Trung Sơn, miền Nam, Trung Quốc gây tỉ lệ chết
cao so với những năm trƣớc (Chen & cs., 2012).
Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài: Cá bệnh có các biểu hiện chung nhƣ giảm ăn,
bơi lờ đờ trên mặt ao. Cá bệnh nhẹ có các mảng trắng lớn trên thân. Một số
trƣờng hợp bệnh nặng hơn có thể xuất huyết điểm ở thân và xuất huyết vây
ngực.
Dấu hiệu bệnh lý bên trong: Biểu hiện đặc trƣng ở thận và tỳ tạng, một số
ít trƣờng hợp bệnh nặng có thể thấy là xuất hiện nhiều đốm trắng nhỏ tập trung
chủ yếu trên gan hoặc có thể đi kèm sƣng, sậm màu và xuất huyết nội quan.
Bệnh thƣờng xuất hiện nhiều trên cá giống chiếm tỉ lệ trên 50%. Ngoài ra,
một số tác nhân cơ hội nhƣ nấm và kí sinh trùng cũng có thể lây nhiễm
khi cá mắc bệnh đốm trắng nội tạng, làm xuất hiện nhiều dạng dấu hiệu bệnh lý
khác nhau đi kèm (5-10%) nhƣ lở lt, mịn đi, trắng mang… dễ gây nhầm
lẫn khi chẩn đốn.

Hình 2.2. Cá lóc bị bệnh
Thời điểm xuất hiện: Bệnh thƣờng xảy ra nhiều vào mùa mƣa lũ, kéo dài
đến mùa khô. Thời điểm phát triển bệnh và mức độ thiệt hại khác nhau theo
từng năm.
Để chủ động phòng bệnh, cần ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập và lây lan
vào hệ thống nuôi cá nuôi trong vùng, các hộ ni cá cần có ao lắng lọc, sát

trùng nƣớc trƣớc khi bơm nƣớc vào ao nuôi.

12


2.4.3. Bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas veronii gây ra
A. veronii là một vi khuẩn Gram âm, hình que, đƣợc mô tả ban đầu
bởi (Hickman-Brenner & cs., 1987) và là một mầm bệnh quan trọng trên các
loài cá nƣớc ngọt (Singh & cs., 2012). Chúng đã đƣợc báo cáo là tác nhân gây
ra các đợt bùng phát dịch các chứng nhiễm trùng máu xuất huyết và hội chứng
loét hệ tiêu hóa trên cá ((Rahman Mokhlasur & cs., 2002);(Cai & cs.,
2012)). Mầm bệnh A. veronii đã đƣợc phân lập từ Ictalurus punctatus, Colisa
lalia, Misgurnusanguilli caudatus, Acipenser baerii,...
Từ năm 2017, cá nheo Mỹ nuôi tại miền Bắc thƣờng xuyên xảy ra dịch
bệnh gây chết hàng loạt, nhiều trang trại tỷ lệ chết rất cao lên đến 40 – 100% cá
nuôi, ở cả các mơ hình ni lồng và ni ao đất, gây thiệt hại kinh tế lớn cho
ngƣời ni nói chung và ngành hàng cá da trơn ở miền Bắc nói riêng. Các chủng
A. veronii ngày càng gia tăng đƣợc phân lập từ cá bị bệnh ( (Hoai & cs.,
2019); (Raj & cs., 2019)).
Triệu chứng: Khi bị bệnh cá thƣờng có hiện tƣợng xuất huyết đặc biệt là
gốc vây, xƣơng nắp mang, hậu môn. Các cơ quan nội tạng nhƣ gan, ruột, thận,
lách có hiện tƣợng xuất huyết, tụ máu và hoại tử. Giải phẫu nội tạng nhận thấy
gan và lách cá có màu sắc tái nhạt. Ruột trƣơng to và xuất huyết.
Kiểm tra độc lực của vi khuẩn Aeromonas veronii cho thấy cá sẽ bắt đầu
chết vào ngày thứ 3 và chết 100% vào ngày thứ 10 sau khi nhiễm bệnh.

Hình 2.3. Cá da trơn bị lt lớn
Phịng bệnh có tính chất quyết định đến kết quả ni, trong đó tẩy dọn ao,
bể ni theo đúng quy trình kỹ thuật để diệt các tác nhân gây bệnh là rất quan


13


trọng. Quản lý tốt môi trƣờng nuôi, cung cấp nƣớc nuôi cá bằng nƣớc
sạch. Tránh làm cá bị xây xát, khơng để cá bị nhiễm các loại bệnh ngồi da sẽ
tạo điều kiện cho bệnh cá phát triển. Cho cá ăn đủ thức ăn với hàm lƣợng dinh
dƣỡng cao làm cá khỏe sẽ có sức đề kháng tốt. Thƣờng xuyên trộn thức ăn với
men tiêu hóa, vitamin C, premix.
2.4.4. Bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila thuộc họ Aeromonadaceae, Aeromonas
là vi khuẩn hình que, gram âm dị dƣỡng là nguyên nhân chính gây ra bệnh
nhiễm trùng huyết hay còn đƣợc gọi là bệnh thối đi và vây (Từ Thanh Dung,
2005). Với khả năng thích nghi cao trong môi trƣờng sống nƣớc ngọt, cửa sông
cũng nhƣ biển, các vi sinh vật này là một trong những tác nhân gây bệnh chủ
yếu của các loài cá và các sinh vật sống dƣới nƣớc khác.
Trong các loài vi khuẩn thuộc giống Aeromonas thì A. hydrophila đƣợc
xem là loài gây bệnh cho cá nƣớc ngọt quan trọng nhất, vi khuẩn này gây bệnh
nhiễm trùng máu xuất huyết ở những lồi cá ni và cá tự nhiên (Lewis &
Plumb, 1979).
Vi khuẩn A. hydrophila thuộc giống Aeromonas, họ Aeromonadaceae, bộ
Aeromonadales, lớp Gamma proteobacteria và ngành Proteobacteria. A.
hydrophila thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm, có hình que ngắn với kích thƣớc dao
động từ 0,8-1,0 x 1,0-3,5 μm (Austin & Austin, 2007). Vi khuẩn A. hydrophila
thƣờng phát triển rất nhanh trên các môi trƣờng dinh dƣỡng. Chúng phát triển
tốt ở nhiệt độ 28 - 30oC. Sau 18 - 24 giờ cấy trên các mơi trƣờng TSA, khuẩn
lạc vi khuẩn có dạng trịn, to (đƣờng kính 2-3 mm), màu vàng kem hoặc trắng
đục. Vi khuẩn A. hydrophila có khả năng di động, yếm khí tuỳ tiện, phản ứng
dƣơng tính với oxidase, catalase, Voges-Proskauer, lysine, arginine.
Vi khuẩn A. hydrophila không những gây ảnh hƣởng cho nghề cá mà
chúng cịn gây ảnh hƣởng khơng kém trên giáp xác (tôm càng xanh). Bệnh do vi

khuẩn này xảy ra trên tôm càng xanh thƣờng là bệnh đốm nâu. Vi khuẩn xâm
14


nhập vào cơ thể tơm khi có tổn thƣơng trên lớp ngoại bì. Vì thế nên mơi trƣờng
bị nhiễm bẩn hay các yếu tố môi trƣờng không ổn định cũng gây ảnh hƣởng sức
khỏe của tôm. Tôm mới bị bệnh thƣờng yếu hoạt động chậm chạp và nằm yên ở
đáy ao, kém ăn hoặc bỏ ăn. Trên các phần phụ nhƣ (râu, chân bị, chân bơi và
đi), vỏ có các vết ăn mòn chuyển từ màu nâu sang đen và các phần phụ cụt
dần.
Aeromonas hydrophila gây bệnh cho cá đƣợc gọi là “Nhiễm khuẩn huyết
do Aeromonas Motile” (MAS), “Nhiễm trùng huyết,” “Bệnh loét” hoặc “Bệnh
lở loét đỏ”. Nhiều từ đồng nghĩa của bệnh này liên quan đến các tổn thƣơng do
vi khuẩn này gây ra, bao gồm nhiễm trùng huyết nơi vi khuẩn hoặc độc tố vi
khuẩn hiện diện trong nhiều cơ quan của cá và loét da cá. Vi khuẩn này gây
nhiễm trùng nghiêm trọng ở các loài cá nƣớc ngọt khác nhau, bao gồm cá chạch
( Misgurnus anguillicaudatus ), cá da trơn ( Ictalurus dotatus ) và cá chép
( Cyprinus carpio ), và lây nhiễm một số loài cá biển ở mức độ thấp hơn. Cá
bệnh MAS thƣờng có các triệu chứng nhƣ sƣng phồng của các mơ (tissue
swelling), phù (dropsy), xuất hiện các đốm đỏ, hoại tử (necrosis), lở loét
(ulceration)



nhiễm

trùng

xuất


huyết

(haemorrhagic

septicaemia)

((Karunasagar & cs., 1989);(Aguilar & cs., 1997)).

Hình 2.4. Cá rơ phi có biểu hiện sƣng bụng, xuất huyết
Cá bị nhiễm Aeromonas hydrophila từ 1 – 2 tuần có thể chết, tỷ lệ chết
thƣờng từ 30% - 70%.
Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện quanh năm nhƣng thƣờng xảy ra vào mùa
xuân, mùa thu ở miền Bắc và đầu mùa mƣa ở miền Nam khi nhiệt độ môi trƣờng
từ 25 – 28oC.
15


×