Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tài liệu ôn tập chuyên đề 1 lt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.92 KB, 25 trang )

TÀI LIỆU ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 1
(Dành cho đối tượng: Liên thơng)
1. Triệu chứng lâm sàng suy tim tồn bộ, thực hiện kế hoạch chăm sóc suy tim tồn
bộ? (Thực hiện chăm sóc cơ bản, thực hiện y lệnh của thầy thuốc, và theo dõi).
 Triệu chứng lâm sàng suy tim tồn bộ:
- Bệnh nhân khó thở thường xun, phù toàn thân.
- Tĩnh mạch cổ nổi to.
- Áp lực tĩnh mạch tăng cao.
- Gan to nhiều.
- Thường có cổ chướng, tràn dịch màng phổi.
- Huyết áp tối đa giảm, huyết áp tối thiểu tăng.
- Tim to toàn bộ trên phim chụp X quang tim phổi.
- Điện tâm đồ: có thể biểu hiện dày cả hai thất.
 Thực hiện chăm sóc cơ bản:
- Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi trong trường hợp suy
tim nặng.
- Cần giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức.
- Chế độ ăn nhạt dưới 0,5g muối/ngày trong trường hợp suy tim nặng.
- Các trường hợp khác dùng rất hạn chế muối 1-2 g/ngày.
- Ăn nhiều hoa quả để tăng vitamin và kali: chuối tiêu, cam.
- Hạn chế uống nước: dựa vào lượng nước tiểu trong 24 giờ để uống bù nước.
- Khuyên bệnh nhân nên xoa bóp và làm một số động tác ở các chi, nhất là hai chi
dưới để làm cho máu ngoại vi về tim dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ gây tắc
mạch, vận động nhẹ nhàng không gây mệt.
 Thực hiện y lệnh của thầy thuốc.
- Cho bệnh nhân dùng thuốc theo đúng chỉ định.
- Cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị suy tim phải dùng kèm kali clorua.
- Trước khi dùng digoxin, isolanid phải đếm mạch, nếu mạch chậm phải báo cho bác
sĩ biết.
- Thực hiện các xét nghiệm: xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tim, siêu âm, Xquang
phổi, áp lực tĩnh mạch trung tâm.


 Theo dõi
- Mạch, nhịp tim, ECG.
- Nhiệt độ, huyết áp theo mức độ suy tim.
- Lượng nước tiểu trong 24 giờ.
- Tình trạng hơ hấp: nhịp thở, kiểu thở, tần số thở.
- Tình trạng tinh thần, màu sắc của da.


 Giáo dục sức khoẻ
- Hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn uống, nghỉ ngơi: ăn nhạt, tránh làm việc nặng,
gắng sức và các biến chứng nguy hiểm của suy tim nếu khơng được điều trị, chăm
sóc tốt.
- Hướng dẫn bệnh nhân cách tự xoa bóp, vận động, đồng thời tuân thủ y lệnh điều trị
của bác sĩ.
2. Chăm sóc người bệnh đái tháo đường (thực hiện chăm sóc cơ bản, thực hiện y
lệnh và theo dõi)?
Đặc điểm của bệnh đái tháo đường là có rất nhiều biến chứng, chẩn đoán xác định
bằng xét nghiệm đường máu và đường niệu. Người bệnh đến bệnh viện phần lớn khi đã
có biến chứng. Vì vậy, cơng tác chăm sóc hạn chế các biến chứng là vấn đề hết sức quan
trọng giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
 Thực hiện các chăm sóc cơ bản
- Để NB nằm nghỉ ngơi thoải mái, tránh suy nghĩ, lo lắng. Đặc biệt ở người bệnh có
đường máu 300 mg % (16,5 mmol/l) hoặc ceton niệu.
- Đạt được cân nặng lý tưởng, chống béo. Sụt cân là dấu hiệu duy nhất của việc điều
trị kết quả đái tháo đường typ II, duy trì tình trạng cân lý tưởng cũng là vấn đề quan
trọng.
- Chế độ ăn: đảm bảo chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường để kiểm sốt tốt
đường máu và duy trì cân nặng của người bệnh.
+ Glucid: phải giảm số lượng, thay đổi tuỳ từng người bệnh do thể trạng gầy, béo,
hoặc tính chất làm việc. Tổng số calo trong ngày khoảng 2240 calo.

+ Chế độ ăn: phụ thuộc vào tuổi, cân nặng người bệnh.
* Tuổi trẻ < 40 tuổi: 42 Kcalo/kg.
* Tuổi > 40 tuổi: 32 Kcalo/kg.
+ Thành phần: glucid 50%; lipid: 33% và protid: 17%.
+ Bữa ăn nên chia như sau:
* Bữa sáng: 33%;
* Bữa trưa: 35%;
* Bữa tối: 17%;
* Bữa nửa đêm: 15%.
Với người bệnh đái tháo đường typ I (kinh điển) tránh bị tăng glucid, nên cho người
bệnh ăn miến dong và các chất xơ để người bệnh đỡ đói, tránh táo bón.
- Vệ sinh hàng ngày: người bị mắc bệnh đái tháo đường luôn bị đe doạ bởi
những biến chứng khó tránh trong cuộc sống hàng ngày, rất dễ nhiễm
khuẩn nên người điều dưỡng hàng ngày phải giúp người bệnh (nếu bệnh
quá nặng) làm những công việc: đánh răng miệng, rửa mặt, người bệnh phải được vệ sinh


da
sạch sẽ,
tắm gội
bằng xà
phịng và
nước
sạch,
những
chỗ sây sước phải ln được giữ vệ sinh sạch sẽ. Mụn nhọt, lở loét hàng
ngày phải được thay băng sạch sẽ, khô ráo và tránh bị nhiễm trùng, thay
quần áo hàng ngày (quần áo, ra giường phải được sấy hấp...) và thay ra
trải giường hàng ngày đề phòng tránh nhiễm khuẩn da.
Người điều dưỡng cần chăm sóc theo dõi khơng những trong thời gian

người bệnh nằm viện mà ngay cả khi người bệnh đã ra viện.
 Thực hiện y lệnh
- Thuốc tiêm, thuốc uống (điều quan trọng là phải đúng theo thời gian và liều lượng
đã quy định).
+ Thuốc tiêm insulin, liều đầu tiên 0,6-0,7 đơn vị/kg/ngày.
+ Các liều sau dựa vào đường máu. Trung bình 5-10 đơn vị/ngày, tăng
dần cho đến khi kiểm sốt được đường máu 140 mg %.
+ Phân chia liều và thời gian cho đúng.
+ Khi tiêm insulin dưới da cần phải ln thay đổi vùng tiêm (vì tổ chức
vùng tiêm dễ bị thối hố mỡ làm cho vùng tiêm khơng ngấm thuốc).
+ Mỗi mũi tiêm cách nhau 5cm, không tiêm một chỗ quá 3 lần. Kéo da
lên 1 cm và tiêm thẳng góc vào nếp da thuốc uống sulfamid chống tăng
đường huyết (biguanid, glibenclamid, glycazid); thuốc kháng sinh, các
vitamin, các thuốc điều trị biến chứng.
- Thực hiện các xét nghiệm: đường máu, nghiệm pháp tăng đường máu, đường
niệu, protein niệu, bilan lipid...
- Soi đáy mắt, điện tâm đồ...
 Theo dõi
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở ngày 2 lần, người bệnh nặng có thể
đo theo giờ và kẻ biểu đồ vào bảng theo dõi.
- Theo dõi phát hiện sớm các biểu hiện của biến chứng như nhiễm khuẩn, dù nhẹ
như viêm răng lợi, vết xước ở da, tay, chân, vùng tỳ đè nhiều dễ
gây ra loét (khi bệnh nặng phải trở mình 1-2 giờ một lần, xoa bóp vùng đó
để máu ni dưỡng).
- Theo dõi các triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, tri giác...để kịp
thời đề phịng hơn mê do glucose huyết. Lưu ý một số triệu chứng
của hạ đường máu có thể xảy ra cần theo dõi để xử trí cho người bệnh:
+ Khi đường máu hạ nhanh thì hệ thống thần kinh giao cảm bị kích thích
sản xuất ra adrenalin gây ra các triệu chứng: vã mồ hôi, run tay chân,
mạch nhanh, trống ngực và bứt rứt.

+ Nếu đường máu hạ chậm thì thần kinh trung ương bị ức chế gây: nhức
đầu, lẫn lộn, thay đổi cảm xúc, mất trí nhớ, tê lưỡi và mơi, líu lưỡi, đi


lảo đảo, nhìn đơi, chóng mặt, co giật hơn mê, tế bào não có thể có những vùng tổn thương
vĩnh viễn.
- Theo dõi tình trạng nhiễm toan ceton để xử trí kịp thời. Một số triệu chứng của
nhiễm toan ceton như sau:
+ Người bệnh mất nước nặng như: da, niêm mạc khô.
+ Sốt, mạch nhanh, huyết áp hạ.
+ Dấu hiệu thần kinh như mất cảm giác, co giật, liệt nhẹ nửa người.
+ Xét nghiệm có natri máu tăng, đường máu tăng.
- Theo dõi cân nặng hàng tháng.
- Theo dõi, giám sát người bệnh thực hiện chế độ ăn và uống đúng theo y lệnh (đảm
bảo sao cho lượng glucid giảm đúng liều lượng). Dựa vào xét nghiệm để có thể điều
chỉnh chế độ ăn, uống.
- Theo dõi đường máu, đường niệu.
- Theo dõi các vùng tiêm có bị thối hố mỡ khơng vì vậy ln phải thay đổi vùng
tiêm.
3. Yếu tố nguy cơ của sỏi niệu? Chăm sóc người bệnh sau mổ sỏi niệu (thực hiện
chăm sóc cơ bản, thực hiện y lệnh và theo dõi ống dẫn lưu)?
 Yếu tố nguy cơ của sỏi niệu:
- Nồng độ nước tiểu tăng do mất nước dẫn đến kết tủa xuất hiện.
- Ứ đọng nước tiểu gây nhiễm trùng và sinh sỏi.
- Do chế độ ăn uống có nhiều chất tạo sỏi mà người bệnh không uống nhiều nước.
- Do pH trong nước tiểu tăng cao hay quá thấp.
- Người bệnh nằm bất động lâu ngày.
 Chăm sóc người bệnh sỏi niệu?
- Nhận định tình trạng người bệnh:
Tình trạng người bệnh sau mổ.

Dấu chứng sinh tồn: huyết áp cao hay thấp, mạch nhanh hay chậm?
Cân nặng: đánh giá phù cũng như đánh giá nước và điện giải.
Cần theo dõi dấu hiệu chảy máu sau mổ qua nhận định về nước tiểu, dẫn lưu, mạch,
huyết áp.
Nhiệt độ: chú ý theo dõi 2 giờ/1 lần sau mổ để đánh giá tình trạng nhiễm trùng, mất
nước.
Tình trạng nước tiểu: màu sắc, số lượng nước tiểu nói lên hoạt động của thận, tính
chất nước tiểu giúp theo dõi tình trạng sỏi trong đường tiểu.
Hệ thống dẫn lưu thơng: câu nối, thơng, bình chứa, màu sắc, tính chất.
Tình trạng nước xuất nhập rất quan trọng sau mổ.


Thường sau mổ người bệnh rất đau do vết mổ nằm ở liên sườn bên hông. Điều
dưỡng cần đánh giá mức độ đau để thực hiện thuốc giảm đau, giúp người bệnh tập thở.
Đau vết mổ, dẫn lưu, bụng...
Dấu hiệu nhiễm trùng: do vết mổ, do nhiễm trùng tiểu vì hầu hết người bệnh sau mổ
niệu thường lưu ống thông tiểu.
 Chẩn đốn và can thiệp điều dưỡng
Hơ hấp kém do người bệnh đau sau mổ
Theo dõi đau vết mổ: cho người bệnh nằm ở tư thế nghiêng về bên có dẫn lưu, đánh
giá mức độ đau của người bệnh.
Theo dõi tình trạng hơ hấp: theo dõi chỉ số oxy cho người bệnh, đếm nhịp thở, theo
dõi các dấu hiệu thiếu oxy, khó thở của người bệnh, tránh đè lên vết mổ và dẫn lưu.
Rối loạn nước xuất nhập do mất nước qua dẫn lưu
Điều dưỡng theo dõi sát nước tiểu về màu sắc, tính chất, số lượng. Nên báo cáo số
lượng nước tiểu 2giờ/1 lần để tránh tình trạng mất cân bằng nước có nguy cơ tổn thương
thận.
Điều dưỡng theo dõi và chăm sóc hệ thống dẫn lưu: cho người bệnh nằm nghiêng về
phía dẫn lưu, bơm rửa dẫn lưu khi có y lệnh. Cần báo cáo tính chất, số lượng dịch ra cho
từng loại dẫn lưu nước tiểu.

Theo dõi sự chảy máu qua vết thương, dẫn lưu... đánh giá dấu hiệu mất máu như
huyết áp giảm, mạch tăng, số lượng máu chảy qua nước tiểu, qua dẫn lưu.
Theo dõi và đánh giá chức năng thận. Thực hiện bù nước và điện giải theo y lệnh
điều trị.
- Biến chứng nhiễm trùng do dẫn lưu, vết mổ
Dẫn lưu hố thận: ra dịch máu khoảng 3 ngày, nếu hết dịch thì rút. Nếu có nước tiểu
dị ra vết thương thường sau 5 - 6 ngày thì hết, nếu dịch ra nhiều thì nên ngừa rơm lở da
xung quanh dẫn lưu, báo cáo với bác sĩ, làm công tác tư tưởng cho người bệnh an tâm.
Dẫn lưu bể thận: thường ra nước tiểu, mủ, hay ít máu, cặn lắng. Nếu máu ra nhiều
hơn 200ml/giờ thì nên đo lại dấu chứng sinh tồn và báo cáo với bác sĩ.
Dẫn lưu này là dẫn lưu để điều trị, thường có chỉ định bơm rửa, nhưng điều dưỡng
nên bơm với áp lực thấp, mỗi lần 5 - 10ml. Đơi khi có chỉ định để lại dẫn lưu không rút
và cho người bệnh xuất viện, điều dưỡng cần hướng dẫn cách chăm sóc dẫn lưu ở nhà
như khơng cột ống, chăm sóc sạch sẽ chân dẫn lưu, thay ống mỗi 2 tuần/lần, uống nhiều
nước, cách cố định ống khi sinh hoạt, đi lại.
Vết mổ: tránh nhiễm trùng do nước tiểu từ dẫn lưu ra da, thực hiện thay băng khi
thấm ướt, ngăn ngừa rôm lở da tích cực, điều dưỡng cần rửa tay sạch sẽ trước khi thăm
khám hay chăm sóc người bệnh. Áp dụng kỹ thuật vơ khuẩn trong các thủ thuật chăm sóc
người bệnh. Với vết mổ của phẫu thuật nội soi thì khơng cần thay băng nếu vết mổ khô
sạch.


Người bệnh sốt sau mổ
Sau mổ đường tiết niệu do có nhiều ống thơng và trong đó có dẫn lưu niệu đạo nên
nguy cơ nhiễm trùng tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, trong q trình người bệnh mang sỏi đơi
khi có nhiễm trùng thận nên sau mổ có nguy cơ nhiễm trùng tiềm tàng sau mổ. Theo dõi
nhiệt độ cịn góp phần tiên đốn tình trạng mất nước sau mổ. Nếu người bệnh sốt nên đắp
mát cho người bệnh. Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước. Thực hiện kháng sinh
theo y lệnh điều trị. Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ. Chăm sóc hệ thống dẫn lưu, dẫn
lưu nước tiểu an tồn và vơ trùng. Theo dõi tính chất, màu sắc nước tiểu để so sánh và

phát hiện tình trạng mủ, máu qua dẫn lưu. Báo bác sĩ và thực hiện cấy nước tiểu theo y
lệnh nếu nước tiểu nhiễm khuẩn.
- Người bệnh lo lắng sỏi tái phát do thức ăn
Khi có nhu động ruột cho ăn ngay và ăn bình thường. Người bệnh cần được cung cấp
nhiều dinh dưỡng sau mổ, giúp người bệnh hồi phục tốt. Khuyến khích người bệnh uống
nhiều nước 3 - 4 lít trong suốt cả ngày.
Trong trường hợp người bệnh có sỏi calci hoặc phosphate: điều dưỡng hướng dẫn
người bệnh nên hạn chế thức ăn có nhiều calci để giảm calci trong nước tiểu như tơm,
cua, sị, thịt, trứng, cá biển, mận, nho, qt, các nước uống có axit.
Trong trường hợp người bệnh có sỏi calci oxalate: điều dưỡng hướng dẫn người bệnh
nên hạn chế thức ăn để giảm calci trong nước tiểu như giảm các chất cà phê, đậu phộng
(lạc), chocolate, rau xanh đậm màu.
Trong trường hợp người bệnh có sỏi uric axit: cần tăng các chất như rau đậu, rau cải,
trái cây (ngoại trừ mận, nho) vì những chất này làm gia tăng tính kiềm trong nước tiểu.
Giảm nguồn purine như thịt cơ quan của động vật, nước sốt thịt, rượu đỏ, thịt ngỗng, hải
sản, thức ăn lên men.
Trong trường hợp người bệnh có sỏi magnesium ammonium phosphate: cần gia tăng
ăn trứng, cá, mận, giúp gia tăng axit trong nước tiểu. Giảm đậu phộng, sữa, phô mát, đậu
Hà Lan, ngô để giảm phosphate trong nước tiểu.
Trong trường hợp người bệnh có sỏi cystine: cần gia tăng ăn rau cải, cải xanh, trái
cây (ngoại trừ mận, nho) vì những chất này làm gia tăng tính chất kiềm trong nước tiểu.
Người bệnh chỉ hạn chế các thức ăn trên với điều kiện người bệnh uống nhiều nước,
hoạt động nhiều, tránh tư thế nằm lâu.
 Giáo dục sức khỏe:
Khuyên người bệnh uống nhiều nước trong ngày, uống nhiều lần trong ngày, tránh
tình trạng khát nước. Hạn chế những thức ăn tạo sỏi như: nghêu, sò, sữa có nhiều calci,
thuốc calci...
Người bệnh có sỏi calci nên hạn chế ăn: tơm, cua, sị.
Người bệnh có sỏi urat nên hạn chế thức ăn có chất purine như: thịt, tôm, đậu, thức
ăn lên men.

-


Người bệnh có sỏi oxalate nên hạn chế thức ăn có chất oxalic: trà, cà phê, đậu...
Điều trị và phịng bệnh nhiễm trùng tiểu.
Hướng dẫn người bệnh vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Tẩy giun định
kỳ, tẩy giun cho cả nhà hay cả phòng nếu sống chung.
Điều trị bệnh cường giáp.
Khi có dấu hiện bất thường cần tái khám. Kiểm tra siêu âm niệu định kỳ.
4. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của viêm ruột thừa cấp? Theo dõi, chăm sóc
người bệnh sau mổ viêm ruột thừa?
 Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của viêm ruột thừa cấp?
- Là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất.
- Cơn đau thường xuyên xuất hiện đầu tiên ở hố chậu phải, đau âm ỉ tăng dần. Có
trường hợp cơn đau đầu tiên xuất hiện ở vùng xung quanh hoặc trên rốn sau đó
khu trú ở vùng hố chậu phải.
- Kèm theo có sốt, thường sốt nhẹ và nôn hoặc buồn nôn.
- Bụng không chướng. Hố chậu phải có phản ứng, ấn điểm Mac-Burney đau.
- Xét nghiệm máu số lượng bạch cầu tăng cao nhất là bạch cầu đa nhân trung tính.
 Theo dõi, chăm sóc người bệnh sau mổ viêm ruột thừa:
 Theo dõi:
Theo dõi dấu chứng sinh tồn, nước xuất nhập. Quan sát băng thấm dịch, dẫn lưu
ra máu khơng, tình trạng tri giác sau mổ nếu người bệnh gây mê. Tình trạng cảm giác,
vận động chi nếu gây tê tuỷ sống. Tình trạng bụng như đau, tình trạng nhu động ruột,
nghe nhu động ruột. Dấu hiệu chảy máu qua vết mổ, dẫn lưu ổ bụng, nhiễm trùng vết mổ.
 Chăm sóc người bệnh sau mổ viêm ruột thừa:
- Người bệnh sau mổ ruột thừa không biến chứng
Cho người bệnh nằm tư thế Fowler, ngồi dậy đi lại sớm để tránh biến chứng liệt ruột,
viêm phổi, giúp người bệnh thoải mái. Nếu khơng nơn ói thì 6-8 giờ cho ăn. Vết mổ
khơng nhiễm trùng thì sau 7 ngày cắt chỉ. Nếu người bệnh mổ nội soi viêm ruột thừa điều

dưỡng chú ý tình trạng chướng bụng do bơm hơi trong ổ bụng, đau vai.
- Người bệnh sau mổ viêm ruột thừa đã có biến chứng
Cho người bệnh ngồi dậy càng sớm càng tốt. Theo dõi sát dấu chứng sinh tồn, hồi
sức đủ nước, ổn định điện giải. Vết mổ thấm dịch thay băng, phát hiện sớm dấu hiệu
nhiễm trùng vết mổ. Chăm sóc dẫn lưu theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất mỗi ngày và
chú ý rút sớm khi hết dịch.
 Nhận định người bệnh và can thiệp điều dưỡng:
- Nguy cơ xuất huyết nội do bục chỉ chỗ khâu động mạch ruột thừa
Nhận định dấu hiệu xuất huyết nội: đau bụng, huyết áp giảm, mạch nhanh, thở
nhanh, da xanh niêm mạc nhợt nhạt, HCT giảm, máu qua ống dẫn lưu,...


Can thiệp điều dưỡng: giữ đường truyền thật tốt, thực hiện truyền máu theo y lệnh,
theo dõi sát huyết áp, mạch, chuẩn bị người bệnh phẫu thuật lại.
- Chảy máu vết mổ
Nhận định điều dưỡng: máu tươi, chảy thành dòng và đông lại.
Can thiệp điều dưỡng: dùng gạc ấn ngay điểm chảy máu, băng ép, báo bác sĩ khâu
vết mổ lại. Đánh giá số lượng máu mất, HCT,...
- Tắc ruột sau mổ
Nhận định điều dưỡng: đau bụng từng cơn, dấu hiệu rắn bò...
Can thiệp điều dưỡng: theo dõi nhiệt độ, nghe nhu động ruột, thực hiện các bước
chăm sóc người bệnh như trong bài chăm sóc người bệnh tắc ruột. Để phòng ngừa, điều
dưỡng cho người bệnh ngồi dậy sớm, vận động, hít thở sâu.
- Viêm phúc mạc
Nhận định điều dưỡng: sốt cao, bụng đau, chướng, bụng cứng như gỗ.
Can thiệp điều dưỡng: chăm sóc phịng ngừa chống nhiễm trùng, chuẩn bị người
bệnh phẫu thuật lại.
- Áp xe và viêm tấy thành bụng do kỹ thuật chăm sóc khơng bảo đảm vô khuẩn, do
nhiễm trùng bệnh viện, do bệnh lý.
Nhận định tình trạng người bệnh: dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ như đau, sưng, nóng,

đỏ. Dấu hiệu nhiễm trùng tồn thân: nhiệt độ cao, môi khô, lưỡi bẩn.
Can thiệp điều dưỡng: thực hiện kháng sinh dự phòng cho những người bệnh viêm
ruột thừa đến trễ.
Chăm sóc vết mổ bằng phương pháp vơ khuẩn. Sau mổ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng
vết mổ điều dưỡng báo bác sĩ và thực hiện cắt bỏ mối chỉ và rửa sạch vết mổ, thực hiện
kháng sinh theo y lệnh. Ghi vào hồ sơ tình trạng vết mổ, nhiệt độ và tình trạng nhiễm
trùng của người bệnh.
- Áp xe túi cùng Douglas
Nhận định điều dưỡng: đau bụng, sốt cao, tiêu chảy, phân nhầy.
Can thiệp điều dưỡng: theo dõi nhiệt độ, cơn đau, giúp thầy thuốc thăm khám lâm
sàng. Nhận định tình trạng dẫn lưu Douglas về số lượng và nhất là tính chất dịch chảy ra.
Thực hiện kháng sinh. Chuẩn bị người bệnh phẫu thuật lại.
- Rị phân
Nhận định tình trạng người bệnh: chăm sóc vết mổ hay lỗ dẫn lưu cần chú ý đến tính
chất dịch chảy ra là phân, dịch ruột.
Can thiệp điều dưỡng: chăm sóc lỗ rị, ghi số lượng dịch chảy ra. Thực hiện y lệnh bù
nước đầy đủ cho người bệnh, theo dõi nước xuất nhập. Ngừa rôm lở da cho người bệnh.
Cung cấp cho người bệnh nhiều dinh dưỡng giúp lỗ rò mau lành.
- Người bệnh chưa tự chăm sóc sau mổ
Giáo dục người bệnh tự chăm sóc theo sự hướng dẫn của điều dưỡng: vận động đi


lại, tắm rửa nhưng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
 Giáo dục sức khỏe:
- Người bệnh không kiêng ăn, ăn đủ chất dinh dưỡng sau mổ.
- Hướng dẫn người bệnh vận động, đi lại, tập thể dục. Hướng dẫn người bệnh các
dấu hiệu tắc ruột như đau bụng từng cơn, bí trung đại tiện. Khi có các dấu hiệu
trên, người bệnh nhịn ăn uống hoàn toàn và đến bệnh viện ngay.
- Chăm sóc vết mổ tại nhà: Trong trường hợp người bệnh bị dò vết mổ nên đến cơ
sở y tế gần nhất để chăm sóc, bảo đảm dinh dưỡng tốt.

 Lượng giá:
Người bệnh không đau vết mổ, sẹo lành tốt, không viêm nhiễm, không tiết dịch,
không hở vết mổ. Người bệnh trở về sinh hoạt bình thường.
5. Lập kế hoạch và chăm sóc người bệnh sẩy thai?
Lập kế hoạch chăm sóc
 Giảm lo lắng, mệt mỏi và mất ngủ:
- Quan tâm động viên người bệnh.
- Giúp đỡ người bệnh trong các sinh hoạt thường ngày.
- Thực hiện thuốc an thần theo y lệnh.
 Giảm nguy cơ sẩy thai:
- Hướng dẫn người bệnh nghỉ tuyệt đối tại giường khi còn đau bụng và ra huyết.
- Hướng dẫn người bệnh ăn uống đủ chất, dễ tiêu và phòng chống được táo bón.
- Theo dõi dấu hiệu đau bụng, ra huyết và các rối loạn kèm theo.
- Thực hiện thuốc giảm co, thuốc nội tiết theo y lệnh.
 Giảm mức độ chảy máu khi thai đang sẩy hoặc đã sẩy:
- Chuẩn bị người bệnh và dụng cụ kịp thời, phụ giúp thầy thuốc làm thủ thuật.
- Thực hiện thuốc giảm đau, thuốc tăng co, thuốc chống rối loạn đông máu, chống
thiếu máu và suy tuần hoàn... theo y lệnh.
- Theo dõi mạch, huyết áp, da - niêm mạc, số lượng - màu sắc máu trong và sau
nạo.
 Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sau nạo:
- Theo dõi nhiệt độ, số lượng - màu sắc - mùi của sản dịch.


- Hướng dẫn, trợ giúp bệnh nhân vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày.
- Thực hiện kháng sinh theo y lệnh.
Thực hiện kế hoạch chăm sóc
 Giảm lo lắng, mệt mỏi và mất ngủ:
- Hỏi thăm về gia đình, sức khỏe và bệnh tật của người bệnh. Nói về khả năng
chuyên môn để bệnh nhân yên tâm tin tưởng.

- Vệ sinh thân thể, giúp người bệnh đi lại, ăn uống. Cho người bệnh uống thuốc an
thần: diazepam, gardenal (nếu có chỉ định)
Đánh giá chăm sóc
- Chăm sóc có hiệu quả khi:
+ Người bệnh thoải mái, ăn ngủ được, đỡ mệt mỏi, đỡ thiếu máu, đau bụng và
chảy máu giảm dần, thai được bảo tồn.
+ Người bệnh được can thiệp thủ thuật kịp thời, không xảy ra biến chứng trong và
sau nạo.
- Chăm sóc khơng có hiệu quả khi:
+ Người bệnh còn lo lắng, mất ngủ, mệt mỏi, thiếu máu, thai bị sẩy.
+ Xảy ra biến chứng trong và sau nạo.
6. Triệu chứng của rau tiền đạo? Lập kế hoạch theo dõi sản phụ chuyển dạ rau tiền
đạo?
 Triệu chứng của rau tiền đạo
Toàn thân: Thiếu máu, hoặc sốc tuỳ theo số lượng máu mất.
Cơ năng: Ra máu đỏ trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén, triệu chứng của
chảy máu là:
- Ra máu đột ngột, khơng có ngun nhân, khơng có cơn co tử cung, máu đỏ lỗng
lẫn máu cục, lượng máu có thể nhiều hoặc ít.
- Sau mỗi lần chảy máu, máu tự cầm mặc dù không được điều trị.
- Chảy máu tái phát tăng dần khi thai càng gần đến ngày chuyển dạ.
- Lượng máu ra lần sau nhiều hơn lần trước.
Thực thể
- Sờ nắn: thấy ngôi thai bất thường: ngôi ngang, ngôi ngược, ngôi đầu cao lỏng.


- Nghe tim thai: ra máu ít thì tim thai cịn tốt, ra máu nhiều thì tim thai suy có khi
khơng cịn tim thai.
- Khám âm đạo: cổ tử cung chưa mở qua túi cùng sau hoặc bên sờ thấy ngôi thai
qua đoạn dưới dầy như một cái đệm.

Cận lâm sàng
- Siêu âm: phát hiện được vị trí của bánh rau và tình trạng thai.

 Những vấn đề cần chăm sóc/Chẩn đốn chăm sóc
- Người bệnh mệt mỏi, lo lắng về bệnh do mất máu
- Nguy cơ chảy máu, thiếu máu do rau bám khơng đúng vị trí
- Nguy cơ thai kém phát triển, đẻ non do mất máu
- Nguy cơ nhiễm khuẩn do chảy máu kéo dài.

 Lập kế hoạch chăm sóc
- Cho sản phụ nằm nghỉ tuyệt đối, giảm co.
- Theo dõi toàn trạng, theo dõi ra máu, sự phát triển của thai.
- Hướng dẫn chế độ ăn, nâng cao thể trạng.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, vệ sinh thân thể.
- Thực hiện y lệnh.

 Thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Đếm mạch, đo nhiệt độ, huyết áp, đếm nhịp thở, quan sát da, niêm mạc, sắc mặt,
ghi phiếu theo dõi, phát hiện thiếu máu, sốc.
- Xem số lượng máu ra âm đạo, màu sắc, thời gian.
- Nắn tử cung xem ngơi thai có bất thường không.
- Đếm nhịp tim thai phát hiện suy thai.
- Hướng dẫn cho sản phụ ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn dễ tiêu, trừ các chất kích thích
và gia vị.
- Cho sản phụ nằm nghỉ tuyệt đối tại giường.
- Làm vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài ngày 3 lần, thay váy áo, khăn vệ sinh vô
khuẩn.
- Thực hiện y lệnh đầy đủ, kịp thời và chính xác.



 Đánh giá
Sản phụ được chăm sóc theo dõi đầy đủ, được điều trị kịp thời và chính xác, mạch,
huyết áp ổn định, số lượng máu ra ít, tim thai tốt, nếu thấy mạch, huyết áp bất thường, ra
máu nhiều tim thai suy thì phải báo ngay cho bác sĩ biết.
7. Biện pháp gây nôn cho người bệnh khi người bệnh ngộ độc thức ăn?
- Gây nôn (nếu người bệnh khơng có biểu hiện nơn): Để hạn chế độc tố từ thức ăn
ngấm vào cơ thể, biện pháp sơ cứu ngộ độc thực phẩm đầu tiên là kích thích để người bị
ngộ độc nôn ra những thức ăn đang ở trong dạ dày đi ra ngồi.
- Có thể rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn.
- Người bệnh cần nôn càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt.
- Trong lúc tiến hành gây nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao
để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, khơng kích thích q mức gây sặc
cho người bệnh.
- Với trường hợp bị ngộ độc thực phẩm đã hơn mê thì khơng nên thực hiện kích thích
gây nơn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.
- Cho người bệnh uống thật nhiều nước và được nghỉ ngơi: Sau khi bệnh nhân nơn và
đi ngồi liên tục thì cơ thể sẽ bị mất nhiều nước. Có thể sử dụng nước lọc, oresol hoặc
uống nước gạo rang để bù lượng nước mất đi.
8. Phân loại mức độ mất nước trong bệnh tiêu chảy cấp?
 Tiêu chảy cấp là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong ngày (24 giờ)
và kéo dài không quá 14 ngày.
Phân loại mức độ mất nước
 CDD (WHO)
Dấu hiệu
Toàn trạng*
Mắt
Nước mắt
Miệng, lưỡi
Khát*
Nếp véo da*


Mất nước A
Bình thường
Bình thường

Ướt
Khơng, uống bình
thường
Mất nhanh

Mất nước B
Kích thích, vật vã
Trũng
Khơng
Khơ
Khát, uống háo hức
Mất chậm < 2”

Mất nước C
Li bì, mệt lả, hơn mê
Rất trũng, khơ
Khơng
Rất khơ
Uống kém, không
uống được
Rất chậm > 2”


Chẩn đốn


Khơng mất nước

Có 2 dấu hiệu trở lên, ít Có 2 dấu hiệu trở lên,
nhất 1 dấu hiệu *: Mất ít nhất 1 dấu hiệu *:
nước nhẹ, trung bình
Mất nước nặng

Phác đồ điều Phác đồ A
Phác đồ B
Phác đồ C
trị
Dấu * là những dấu hiệu quan trọng.
- Cột A: Mất nước chưa có biểu hiện mất nước trên lâm sàng
=> điều trị theo phác đồ A
- Cột B: Mất nước nhẹ và trung bình hay mất nước có biểu hiện trên lâm sàng
=> điều trị theo phác đồ B
- Cột C: Mất nước nặng => điều trị theo phác đồ C
 Theo IMCI
Dấu hiệu
Tồn trạng
Mắt trũng
Khát
Nếp véo da
Đánh giá

Khơng mất nước
Bình thường
Bình thường
Khơng, uống bình
thường

Mất nhanh
Khơng đủ các dấu
hiệu

Có mất nước
Kích thích, vật vã
Mắt trũng
Khát, uống háo hức

Mất nước nặng
Li bì, khó đánh thức
Mắt trũng
Uống kém, khơng uống
được
Mất chậm
Rất chậm
Hai trong các dấu hiệu Hai trong các dấu hiệu
trên
trên

9. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của viêm cầu thận cấp?
Bệnh thường gặp ở trẻ em và xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn ở họng hoặc
ngoài da từ 7-15 ngày. Nhiễm khuẩn ngoài da thường ủ bệnh dài ngày hơn. Các bệnh
nhiễm khuẩn ở răng cũng có thể dẫn đến viêm cầu thận cấp. Viêm cầu thận cấp cũng có
thể xảy ra ở nhiễm virut, tụ cầu hoặc do các bệnh khác.
Khởi phát thường đột ngột, có thể có dấu hiệu báo trước như mệt mỏi, chán ăn,
cảm giác tức mỏi vùng hông cả hai bên. Cũng có bệnh nhân đến cịn triệu chứng sốt,
viêm họng, viêm da.
Giai đoạn toàn phát biểu hiện lâm sàng bằng các triệu chứng sau:
- Phù: lúc đầu thường xuyên hiện ở mặt như nặng mi mắt, có thể qua khỏi nhanh

nhưng cũng có thể lan xuống chi rồi tồn thân. Phù mềm, trắng, ấn lõm để lại dấu
ấn ngón tay. Phù quanh mắt cá, mặt trước xương chày, mu bàn chân. Có thể phù
tồn thân ở bụng, lưng, bộ phận sinh dục. Nặng hơn có thể cổ trướng, tràn dịch
màng phổi, phù phổi cấp, phù não. Phù nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào chế độ ăn
uống.


-

Đái ít hoặc vơ niệu: xuất hiện sớm, bệnh nhân thường chỉ đái được 500-600
ml/24h.
- Đái máu: thường xuất hiện sớm cùng với phù. Đái máu đại thể, nước tiểu đỏ hoặc
sẫm màu khi hồng cầu trên 300.000/phút. Hoặc đái máu vi thể, có hồng cầu niệu
nhưng khơng nhiều. Hồng cầu thường méo mó, vỡ thành mảnh, nhược sắc. Trụ
hồng cầu là một dấu hiệu đặc trưng chứng tỏ hồng cầu là từ thận xuống. Đái máu
đại thể thường khỏi sớm nhưng đái máu vi thể thường kéo dài. Hồng cầu niệu có
khi 3 tháng mới hết. Do đó phải theo dõi dài ngày, 3 tháng phải xét nghiệm lại
nước tiểu một lần.
- Cao huyết áp: trên 60% bệnh nhân có tăng huyết áp. Tăng cả huyết áp tâm thu và
tâm trương. Phù phổi cấp là một tai biến thường gặp do tăng huyết áp.
- Suy tim có thể gặp, nhưng nếu có thì tiên lượng xấu, có thể suy tim trái do cao
huyết áp, suy tim toàn bộ do giữ muối và giữ nước.
- Xét nghiệm máu:
+ Thường có thiếu máu nhẹ, bình sắc hoặc nhược sắc
+ Tốc độ máu lắng tăng.
- Sản phẩm giáng hóa của fibrin tăng. Có xuất hiện trong nước tiểu và tăng trong
huyết tương là một dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán, điều trị và tiên lượng. Cần
xét nghiệm sớm và nhiều lần. Là một biểu hiện của q trình đơng máu trong
mạch của cầu thận. Đây là một chỉ tiêu để chỉ định điều trị bằng heparin. Khi sản
phẩm giáng hóa của fibrin giảm là thể hiện quá trình viêm ở cầu thận đã được hồi

phục.
- Ure, creatinin máu tăng, biểu hiện hội chứng tăng ure máu trên lâm sàng.
- Protein niệu bao giờ cũng có trong nước tiểu, trung bình 2-3 gam/24h. Có trường
hợp cá biệt protein niệu tăng thêm 3,5 gam/24h. Rất hiếm gặp hội chứng thận hư ở
viêm cầu thận cấp.
10. Dấu hiệu lâm sàng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em?
Dấu hiệu thường gặp :
- Ho
- Sốt
- Chảy nước mũi
- Nhịp thở nhanh
+ Trẻ <2 tháng: nhịp thở >60 lần/phút là thở nhanh.
+ Trẻ 2 tháng đến 12 tháng: nhịp thở >50 lần/phút là thở nhanh.
+ Trẻ 12 tháng - 5 tuổi: nhịp thở >40 lần/phút là thở nhanh.
- Rút lõm lồng ngực (RLLN)
+ RLLN là lồng ngực phía dưới bờ sườn hoặc phần dưới xương ức rút lõm
xuống trong thì hít vào.


+ Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ có RLLN nhẹ thì chưa có giá trị chẩn đốn vì
lồng ngực của trẻ còn mềm. RLLN phải mạnh và sâu mới có giá trị chẩn đốn.
- Thở khị khè (cị cử)
+ Tiếng khị khè nghe ở thì thở ra.
+ Tiếng khị khè xuất hiện khi lưu lượng khơng khí bị tắc lại ở trong phổi vì
thiết diện các phế quản nhỏ bị hẹp lại (do co thắt cơ trơn phế quản, phù nề
niêm mạc phế quản, tăng tiết dịch phế quản, ứ đọng đờm dãi).
+ Khò khè hay gặp trong hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
- Thở rít
+ Tiếng thở rít nghe ở thì hít vào.
+ Tiếng thở rít xuất hiện khi luồng khí đi qua chỗ hẹp ở thanh - khí quản.

+ Hay gặp trong mềm sụn thanh quản bẩm sinh, viêm thanh quản rít, dị vật
đường thở.
- Tím tái.
 Dấu hiệu nguy kịch :
 Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi :
- Trẻ không uống được hoặc bỏ bú.
- Co giật.
- Ngủ li bì hoặc khó đánh thức
Là khi gọi hoặc gây tiếng động mạnh trẻ vẫn ngủ li bì hoặc mở mắt rồi lại ngủ ngay
(khó đánh thức).
- Thở rít khi nằm yên
- Suy dinh dưỡng nặng.
 Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ dưới 2 tháng tuổi :
- Bú kém hoặc, bỏ bú.
- Co giật.
- Ngủ li bì khó đánh thức.
- Thở rít khi nằm n.
- Thở khị khè.
- Sốt hoặc hạ nhiệt độ.
11. Chẩn đoán điều dưỡng, lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc NB nhồi máu cơ
tim?
Chẩn đoán điều dưỡng
Một số chẩn đoán về điều dưỡng có thể có ở người bệnh nhồi máu cơ tim:
- Đau ngực do nhồi máu cơ tim
- Da xanh tái, tốt mồ hơi, cảm giác sợ sệt do thiếu máu.
- Nôn, buồn nôn do đau.


- Nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim có chống.
- Nguy cơ vỡ tim do nhồi máu cơ tim.

Lập kế hoạch chăm sóc
Qua khai thác giai đoạn trên giúp cho người điều dưỡng có được chẩn đốn điều
dưỡng. Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu
cầu cần thiết của người bệnh, từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể. Khi lập kế hoạch
chăm sóc phải xem xét đến toàn trạng người bệnh, vấn đề ưu tiên, vấn đề nào cần thực
hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau tuỳ từng trường hợp cụ thể.
 Chăm sóc cơ bản
- Để người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối, nằm ở tư thế đầu cao.
- Trấn an để người bệnh an tâm.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình về tình trạng bệnh tật.
- Ăn thức ăn lỏng và dễ tiêu.
- Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

 Thực hiện các y lệnh
- Cho người bệnh thở oxy.
- Cho người bệnh uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định.
- Làm các xét nghiệm cơ bản.

 Theo dõi
- Tình trạng cơn đau của người bệnh.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn và một số xét nghiệm như: điện tim, siêu âm, men tim.
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
- Theo dõi biến chứng.

 Giáo dục sức khoẻ
Người bệnh và gia đình cần phải biết các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi gây
nhồi máu cơ tim, cũng như cách phát hiện dấu hiệu nhồi máu cơ tim, cách phòng và theo
dõi người bệnh bị nhồi máu cơ tim.
 Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Nhồi máu cơ tim là một cấp cứu nội khoa, tiến triển khó lường, nhiều trường hợp tử

vong do khơng được xử trí kịp thời và đúng hoặc do vùng nhồi máu cơ tim quá rộng.
 Thực hiện chăm sóc cơ bản
- Đặt người bệnh nằm nghỉ yên tĩnh, thoáng mát, cụ thể:
+ Trong ngày đầu chỉ cử động nhẹ các ngón tay, chân và cẳng tay.
+ Ngày thứ 2 có thể ngồi dậy 1 đến 2 lần, mỗi lần khoảng 5 đến 10 phút.


+ Ngày thứ 3 và thứ 4 có thể đi lại vài bước trong phòng.
+ Ngày thứ 5 và thứ 6 đi lại nhẹ nhàng trong phòng.
+ Ngày thứ 7 và thứ 8 có thể đi bộ ra đến hành lang.
+ Ngày thứ 9 trở đi có thể đi lại xa hơn, nhưng không được làm việc.
+ Sau 2 đến 3 tháng có thể làm việc bình thường trở lại, nhưng tránh các việc nặng
và các xúc động mạnh (tối thiểu phải nghỉ ngơi yên tĩnh trong thời gian 4 tuần).
- Động viên, trấn an người bệnh để người bệnh an tâm điều trị.
- Luôn giữ ấm cơ thể người bệnh.
- Ăn uống đủ năng lượng, thức ăn lỏng và dễ tiêu.
- Tránh các yếu tố kích thích cho người bệnh.

 Thực hiện các y lệnh
Thuốc dùng: thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc cho người bệnh như: các
thuốc tiêm, thuốc uống phải thực hiện đầy đủ và chính xác.
-

Thực hiện các xét nghiệm: điện tim, các men tim.

 Theo dõi
- Dấu hiệu sinh tồn mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở phải được theo dõi kỹ.
- Tình trạng cơn đau.
- Số lượng nước tiểu trong ngày.
- Các xét nghiệm, chú ý điện tim và men tim.

- Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra.
- Tình trạng vận động của người bệnh.

 Đánh giá
Phải đánh giá toàn diện người bệnh sau khi đã thực hiện y lệnh, thực hiện kế hoạch
chăm sóc so với lúc ban đầu để đánh giá tình hình bệnh tật và từ đó có kế hoạch bổ sung
vào chẩn đốn và kế hoạch chăm sóc:
- Đánh giá tình trạng cơn đau của người bệnh so với lúc ban đầu có được cải thiện
khơng?
- Đánh giá các dấu hiệu sinh tồn có dần trở về bình thường khơng?
- Đánh giá tình trạng thực hiện y lệnh.
- Đánh giá qua các xét nghiệm, chú ý các men tim.
- Đánh giá chăm sóc điều dưỡng cơ bản có được thực hiện và có đáp ứng được với
u cầu của người bệnh khơng?
- Đánh giá khả năng tự chăm sóc theo dõi và phịng bệnh của người bệnh
- Những vấn đề sai sót hoặc thiếu cần bổ sung vào kế hoạch chăm sóc để thực hiện.


12. Nhiệm vụ điều dưỡng ngoại khoa phòng mổ?
- Theo sự phân công của điều dưỡng trưởng chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ: Dụng
cụ kim loại, dụng cụ bằng vải, bông gạc và các loại chỉ cho từng phẫu thuật vào
ngày hơm trước.
- Trong khi chuẩn bị nếu có khó khăn gì cần phải báo cáo cho điều dưỡng
trưởng khoa và phẫu thuật viên để tìm cách thay thế hoặc có biện pháp giải quyết
hơm trước.
- Tiến hành đúng và đầy đủ các thao tác vô khuẩn trước phẫu thuật (rửa tay,
mặc áo, đi găng vô khuẩn).
- Biết cách xếp dụng cụ trên bàn tiếp dụng cụ và cách tiếp dụng cụ cho từng
loại phẫu thuật.
- Trải vải che bàn tiếp dụng cụ, cần dùng hai lớp vải và một lớp nylon ở giữa.

- Sau khi đi găng vô khuẩn mới được xếp dụng cụ trên bàn tiếp dụng cụ.
- Trường hợp phẫu thuật lớn cần nhiều dụng cụ thì xếp thêm một bàn dụng cụ
thứ hai.
- Giúp những người trong kíp phẫu thuật mang găng vơ khuẩn (phẫu thuật viên,
phụ phẫu thuật).
- Vị trí của người tiếp dụng cụ thường đứng đối diện với phẫu thuật viên để tiện
cho việc tiếp dụng cụ.
- Nắm rõ các thì phẫu thuật của ca phẫu thuật đang tiến hành để tiếp dụng cụ
cho đúng và thích hợp. Nắm rõ các thao tác đưa dụng cụ cho phẫu thuật viên như:
Dao phẫu thuật, kéo phẫu thuật, kẹp phẫu tích, kẹp cầm máu... làm sao khơng có
động tác thừa.
- Trong q trình phẫu thuật phải nắm chắc thì nào sạch thì nào bẩn để đưa các
dụng “sạch bẩn cho phù hợp”.
- Những trường hợp phẫu thuật các khoang cơ thể như ổ bụng, lồng ngực thì
trước khi phẫu thuật viên đóng các khoang, người tiếp dụng cụ nhắc người chạy
ngoài phải kiểm tra lại các loại gạc đồng thời kiểm tra lại các dụng cụ để tránh sót
gạc hoặc dụng cụ trong khoang bụng hoặc khoang lồng ngực.
- Sau khi phẫu thuật xong:
+ Kiểm tra các dụng cụ kim loại, rửa dụng cụ và tiệt khuẩn như đã qui định
(phần bảo quản dụng cụ).
+ Chuẩn bị dụng cụ, áo phẫu thuật, găng, gạc, kim chỉ cho ca phẫu thuật sau.
- Quản lí:
+ Các dụng cụ kim loại đang dùng.
+ Định kỳ lau chùi, bảo quản dụng cụ kim loại dự trữ.
+ Định kỳ lau chùi, bảo quản các hộp hấp nhất là các hộp hấp ẩm.


13. Trình bày cách khám bụng khi thăm khám bộ máy tiêu hóa?
* Cách khám bụng
- Bệnh nhân nằm trên giường, hai tay duỗi thẳng hai bên người, hai chân hơi co

để làm mềm thành bụng, phải nằm cân đối ngay ngắn, không nên gối đầu cao quá.
- Người khám ngồi hoặc đứng bên cạnh bệnh nhân.
* Nhìn:
+ Bình thường: bụng thon, tròn đều, thành bụng ngang xương ức cử động
nhịp nhàng theo nhịp thở, rốn lõm.
+ Quan sát có thể thấy những thay đổi bệnh lý:
• Bụng lõm lịng thuyền trong suy mịn, lao màng bụng…
• Bụng trướng do đầy hơi hoặc do tắc ruột, dịch cổ trướng, khối u...
+ Thay đổi về cử động thành bụng: Thành bụng co cứng không cử động theo
nhịp thở, các cơ nổi rõ, gặp trong viêm phúc mạc hoặc do đau quá.
+ Dấu hiệu rắn bị: Biểu hiện tình trạng tắc hẹp của ống tiêu hóa.
+ Tuần hồn bàng hệ: Là tình trạng giãn các tĩnh mạch trên thành bụng do
hình thành các vòng nối tĩnh mạch dưới da bụng.
* Sờ nắn
+ Ngun tắc :
• Sờ nắn nhẹ nhàng từ vùng khơng đau trước, vùng đau sau.
• Phải đặt sát cả lịng bàn tay vào thành bụng, không nên chỉ dùng 5 đầu
ngón tay.
• Bệnh nhân thở đều, sờ nhịp nhàng theo động tác thở của bệnh nhân.
+ Phương pháp sờ nắn:
• Dùng một bàn tay.
• Dùng 2 bàn tay áp lên thành bụng hoặc 2 bàn tay chồng lên nhau để ấn
sâu xuống ổ bụng.
+ Những dấu hiệu bệnh lý:
• Thành bụng phù nề: dùng 2 ngón tay véo vào da bụng nếu có phù nề sẽ
để lại vết lõm.
• Thành bụng căng: dịch cổ trướng hoặc đầy hơi.
• Co cứng thành bụng: có thể chỉ co cứng tại một vùng nào đó. Đây là một
trong những dấu hiệu cấp tính cần chuyển tới viện gấp.
• Tăng cảm giác: Phản ứng thành bụng.

+ Những điểm đau trên thành bụng:
• Điểm túi mật: Điểm gặp nhau của bờ ngoài cơ thẳng to và bờ sườn phải.
• Điểm ruột thừa (Mac Burney): Điểm nối 1/3 ngoài và 2/3 trong đường
nối gai chậu trước trên bên phải tới rốn.


• Điểm mũi ức: Ngay dưới mũi ức trên đường trắng giữa.
• Vùng đầu tụy và ống mật chủ: Là vùng được giới hạn bởi một góc 45 0 mà
một cạnh là đường trắng giữa bụng, cạnh kia ở phía bên phải đi từ rốn lên
hạ sườn phải.
• Điểm sườn lưng: Nằm trong góc hợp bởi xương sườn 12 và khối cơ
chung thắt lưng.
• Các điểm niệu quản: xem thêm phần khám tiết niệu.
+ Phát hiện một khối u trong ổ bụng:
• Dấu hiệu chạm khối u.
• Dấu hiệu bập bềnh.
• Mơ tả đặc điểm khối u cần đầy đủ về: Vị trí, kích thước, hình thể, bờ, mật
độ, bề mặt, tính di động, tính chất đau...
* Gõ bụng:
Có nhiều cách gõ bụng, có thể gõ theo đường ngang từ trên xuống dưới hoặc
gõ theo đường dọc từ bên này sang bên kia, có thể gõ từ rốn ra theo hình nan hoa.
* Nghe:
• Nghe bằng tai: Nghe thấy tiếng óc ách trong dạ dày khi có hẹp môn vị, tiếng
sơi bụng khi có nhiều hơi và dịch trong ống tiêu hóa.
• Nghe bằng ống nghe: Rất quan trọng vì có thể phát hiện được một số tiếng
thổi của mạch máu.
14. Trình bày những cơng việc ngày trước mổ mà điều dưỡng cần chuẩn bị?
 Thủ tục hành chính
Đếm mạch, đo huyết áp, cân nặng, ký giấy cam đoan phẫu thuật, giải thích
để người bệnh yên tâm, kiểm kê tài sản (nếu khơng có người nhà, gia đình).

 Những cơng việc cần làm
- Vệ sinh:
o Tắm rửa cho người bệnh, cạo sạch lông vùng phẫu thuật và vùng lân cận.
o Thụt tháo nhất là những người bệnh phẫu thuật đường tiêu hố.
- Chế độ ăn: Chiều hơm trước ăn nhẹ như cháo, súp, sữa, sáng hôm sau nhịn ăn,
nhịn uống.
- Tiền mê:
Tối hôm trước khi phẫu thuật cho người bệnh uống thuốc an thần để họ khỏi
lo lắng sợ sệt.
Sáng hơm phẫu thuật: Tiêm thuốc tiền mê tại phịng tiêm, tiêm bắp trước khi
phẫu thuật 30 phút hoặc tiêm tĩnh mạch trước phẫu thuật 15 phút.
Việc lựa chọn thuốc tiền mê tuỳ thuộc vào thể trạng người bệnh, phương
pháp gây mê và thuốc gây mê.



×