NPhương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9
A - Lời nói đầu :
- Trong đời giáo viên day cho HS biết làm một bài văn hay là khó nhất . Với
32 năm đi dạy và rất nhiều năm bồi dưỡng HS giỏi tôi có rút ra một số kinh
nghiệm để các bạn tham khảo .
B – Trình tự dạy như sau :
I – Bài thứ nhất : - Cách phân tích giá trị biểu cảm của từ :
1 – Sơ đồ cơ bản : Tiếng - từ -ngữ -câu
- Tiếng có một lần phát âm .
- Từ do một hay nhiều tiếng có nhĩa tạo thành .
- Ngữ là nhiều từ tạo thành nhưng chưa diễn đạt ý trọn vẹn .
- Câu là do nhiều từ +ngữ tạo thành diện đạt một ý trọn vẹn .
2 - Phương pháp : - Khi phân tích giá trị biểu cảm của từ chúng ta phải theo các
bước sau :
a - Đặt từ đó trong câu để xác định văn cảnh .
b - Phần giải thích phải năm vững từ đó là đơn hay ghép hay từ láy bởi vì :
- Từ đơn từ ghép trong câu văn câu thơ thườ có nghĩa đen và nghĩa bóng .
- Từ láy có sắc thái tu từ âm và thanh .
c- Giá trị biểu cảm : là khi đọc từ đó lên tạo hình ảnh gì trước mắt người đọc .
( Tạo hình} Gợi cảm là tình cảm của tác giả như thế nào , từ đó gây cảm xuc gì
cho người đọc nói chung và bản thân em nói riêng .
d- Thực hành :
+ Phân tích giá trị biểu cảm của từ đơn từ ghép :
VD :Phân tích tư “nghiêng” trong câu thơ : nhịp chày nghiêng giấc ngủ em
nghiêng .
trả lời:từ nghiêng là hình ảnh chiếc chày ngả về một phía theo nhịp của người
giã gạo .
còn từ nghiêng trong “giâc ngủ em nghiêng” có nghĩa đen là hình ảnh đứa bé
nằm ngủ trên lưng mẹ đồng nghĩa với giấc ngủ không bình thường .
+ Giá trị biểu cảm :từ nghĩa đen và nghĩa bóng trên từ “nghiêng” đã tạo được
một hình ảnh cụ thể sinh động về cuộc sống vất vả của người phụ nữ và trẻ em
trong những năm chống Mỹ gợi cho tác giả và người đọc một tình cảm đau xót cho
đòng bào vừa căm giận bọn cướp nước gây nên những cảnh khổ cực đó .
+Phân tích giá trị biểu cam của từ láy :Khi phân tích ta cần xác định được các
loại từ láy . có 3 loại :
-từ láy thanh là từ tượng thanhbắt chước âm thanh sự vật tác động vào nhau .
* ví dụ :giải thích và phân tích từ “ầm ầm” trong đoạn trích “kiều ở lầu
Ngưng Bích” . Trước hết ta phải đặt từ trong văn cảnh sau đó giải thích .Từ “ầm
ầm” là bắt chước âm thanh tiếng sóng vỗ vào nhau ,vào bờ liên tiếp mạnh mẽ.
Giá trị biểu cảm của nó :tạo nên được phong cảnh một vùng quanh năm có sóng
vỗ . Những tiếng sóng đang vây quanh sự cô độc Nàng Kiều .Tiếng sóng như
giằng xé níu kéo đe doạ báo trước bước đường dông tố của Nàng .
- Từ láy nghĩa : là từ tượng hình có tác dụng làm tăng thêm nhấn mạnh giá trị từ
gốc .
- Vi dụ : giải thích và phân tích từ “lom khom” trong bài thơ Qua đèo Ngang”
của Bà Huyện Thanh Quan : Từ “Lom khom” là từ láy nghĩa nhằm tăng giá trị
của từ khom . Từ đó tạo ra hình ảnh sinh động vài chú tiều nhỏ nhoi giữa không
gian mênh mông chiều vắng . Gợi cho nhà thơ một nội niềm man mác trước
cảnh chiều tà . Tìm người thấy người mà không thể trò chuyện được . Làm cho
nỗi nhớ nhà lại càng trào dâng trong lòng thi sĩ .
-Từ láy âm :cũng gọi là từ tượng hình ,nhưng có tác dụng làm tăng thêm giá trị
ý nghĩa bằng cách điệp vần hoặc phụ âm đầu
ví du: giải thích và phân tích từ “quạnh quẽ” trong bài thơ Bến đò xuân đầu
trại” của Nguyễn Trãi .
- Trước hêt ta đặt từ vào trong văn cảnh để giải thích và phân tích . Đây là từ
láy âm có tác dụng làm tăng giá trị gợi cảm của phụ âm đầu .Từ tượng hình
này tạo nên một hình ảnh rõ nét về một con đường dẫn đến bến đò ở thôn quê
vắng vẻ,thưa thớt khách . Từ đó gợi nên một cảm giac yên bình ở nông thôn
nước ta sau bao năm khói lửa .
II – Bài thứ hai :Phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ .
1 – Phép so sánh (tu từ):
a-Định nghĩa :Khi nói và viết người ta đưa sự vật này ra đẻ đối chiếu với vật khác
cốt làm cốt làm cho sự vật đươc mô tả cụ thể hơn sinh động hơn ,có hình ảnh và
gây cảm xúc nhiều hơn .Câu so sánh bao giờ cũng có dụng ý nghệ thuật ,có hai
vế ,vế so sánh và vế được so sánh .
giữa hai vế thường có từ so sánh :như ,tựa bằng , đồng …
Ví dụ : Mặt trời xuống biển như hòn lửa
A B
b- Khi phân tích ta làm như sau : -cách viết :tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh
đem sự vật “A” so sánh vơi sự vật “B” để làm cho sự vật “A” được mô tả cụ thể
hơn sinh động hơn từ đó gây cảm xúc cho tác giả và người đọc .
-Bài tập :Trong câu thơ sau tác giả đã sử dụng phép tu từ gì ,nêu giá trị biểu cản
của phép tu từ đó ?
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
(Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá)
* cách làm : Cách so sánh của nhà thơ Huuy Cận khá độc đáo vì tác giả đem hình
ảnh “mặt trơi xuống biển”so sánh với hình ảnh “Hòn lửa” tạo nên buổi chiều
trên biển thật cụ thể sinh động , đó là buổi chiều huy hoàng rực rỡ làm cho người
đọc ngây ngất trước cảnh đẹp biển lúc hoàng hôn . từ đó thêm yêu quý đất nươc
của chúng ta .
2- Phép ẩn dụ :
a- Định nghĩa : Khi viết văn để cho sự biểu hiện đươc sâu sắc kín đáo ,người ta
dùng những từ hay ngữ mà nghĩa đen đươc chuyển sang nghĩa bóng nhờ một sự so
sánh ngầm . đó là cách thức ẩn dụ (ví ngầm) .
Ví dụ : Thân em vừa tráng lại vừa tròn
(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
-nghĩa đen :bánh trôi nước về màu sắc và hình dáng
-Nghĩa bóng : Hình ảnh về vẻ đẹp người phụ nữ có làn da trắng và thân
hình đầy đặn .
b- Khi phân tích ta làm như sau :Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật
tài tình vì qua hình ảnh (nghĩa đen) nhà thơ đã gợil cho người đọc hình dung được
một hình ảnh khác thật sâu săc kín đáo đó là hình ảnh “Nghĩa bóng” từ đó gợi cảm
xúc cho người đọc .
c- Bài tập :
Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
( Viễn Phương -Viếng lăng Bác)
- Hãy xác định hình ảnh “mặt trời” nào là phép tu từ gọi tên phép tu từ đó ?
- Phân tích giá trị biểu cảm ?
• cách viết :Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì
qua hình ảnh “mặt trời”là một vầng thái dương “nghĩa đen” ,tác giả
tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc ,tế nhị làm cho người đoc
suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ(nghĩa bóng)
,một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên
con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân
chủ văn minh .từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm
phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta .
3- Phép nhân hoá :
a- Định nghĩa : Khi viết và nói để cho sự vật thêm sinh động người ta gán cho chúng
những suy nghĩ hành động , tình cảm như con người . Đó là phép nhân hoá .
* Ví dụ : Con cá rô ơi chớ có buồn
(Tố Hữu – Bác ơi)
b- bài tập : khi phân tích giá trị biểu cám của phép nhân hoá ta viết như sau :
-Cách sử dụng biện pháp nhân hoá của nhà thơ khá độc đáo vì tác giả đã ganhanhf
động (tình cảm) của con người cho sự vật để miêu tả sinh động hình ảnh …từ đó gợi
cảm xúc …
-Thực hành : cho cau thơ sau :
Sóng đã cài then đêm sập cửa
( Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá )
-Tìm phép nhan hoá ?
- phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ đó ?
- Cahs phân tích : Cách sử dụng tu từ nhân hoá của tác giả thật độc đáo vì Huy Cận
đã gán hành động “cài then” cuả con người cho sóng và hành động “sập cửa” cho
đêm để miêu tả sinh động hình ảnh màn đêm lan dần trên biển gợi nên một cảm giác
thoải mái về đêm khi vũ trụ nghỉ ngơi .
4 – Phép hoán dụ : (cơ bản giống phép ẩn dụ ).
III –Bài thứ ba : Phân tích tính nhạc và tính hoạ trong thơ :
1- Tính hoạ là gi ? Trong thơ thường có những bức tranh được vẽ bằng ngôn
ngữ
Nóđược tạo bởi các biện pháp tu từ và các từ gợi tả . Các biên pháp tu từ về tư :
so sánh , nhân hoá , ẩn dụ , hoán dụ ,tượng hình tượng thanh … Các biện pháp tu
từ về câu điệp ngữ ,thậm xưng , đối lập tăng tiến ,câu hỏi tu từ …
-Vì vậy khi phân tích phải cho ngươi đọc thấy được hình ảnh gì hiện ra trước mắt
ngươi họ và cảm nhận được điều gì ?
* ví dụ : Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điêm một vài bông hoa
( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
- Ở đây tác giả đã đã sử dụng nghệ thuật đối lập đó là xanh và trắng , diện và điểm
( tận chân trời > <một vài bông ) tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp .
- 2- Tính nhạc trong thơ là gì ?
Nhạc trong thơ được cấu tạo bằng nhịp điệu tiết tấu và sự thay đổi thanh .thơ
khác văn xuôi ,vè là ở tính nhạc . Nhà thơ Tản Đà đã từng nói :
Đàn là đàn ,thơ là thơ
Thơ có nhạc đàn có tơ .
+ Vậy vần ở đâu ?
-Những nguyên âm hẹp thường biểu hiện tâm trạng buồn , u uất ,bế tắc ,khó
nhọc ,tủi hổ… ( I, u , o … )
- Những nguyên âm rộng thường biểu hiện tâm trạng vui vẻ không gian bao la
rộng mở cả xúc tự hào phấn khởi … (a ,ia , ưa …)
*ví dụ : Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ
(Tiếng thu - Lưu Trọng Lư )
- Thanh bằng thường biểu hiện tâm trạng buồn , không gian yên bình …
Thanh trắc thường biểu hiện tâm trạng bế tăc , cùng quẩn …
* vi du : Trời buồn làm gì trời rầu rầu
Anh yêu em xong anh đi đâu
Vắng tiếng gió suối thấy tiếng khóc
Một bụng một dạ một nặng nhọc
Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi
Nghĩ mãi gỡ mãi lỗi vẫn lỗi.
( Hoài tình - Thế Lữ )
+ Nhịp điệu tiết tấu : -Nhịp điệu tiết tấu chính là nhạc của thơ nhờ sự lặp đi lặp
lại cùng một chu kỳ về bằng - trắc ,về vần (nguyên âm và phụ âm ) .vì vậy
nhiều bài thơ không có phép tu từ nào nhưng nhờ nhạc mà vân thơ trở nên xuất
sắc .
* ví dụ : Hôm qua đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me thức dậy
Em vấn đầu soi gương
(Đi chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp )
Nhà thơ đã sử dụng nhiều thanh bằng và gieo vần “ương” đẻ tạo cho bài thơ có
nhạc điệu .,có tiết tấu diễn tả cảnh thanh bình và tâm trạng vui tươi phấn chấn
của cô gái mười lăm lần đầu đi chùa Hương .
IV – Bài thứ tư : Rèn luyện kỹ năng phân tích đề :
- Đối với học sinh khi làm bài phải tuyệt đối theo yêu cầu của đề ra . vì vậy đọc kỹ
đề là một vấn đề vô cùng quan trọng . Phải hiểu đề nắm chắc đề và tiến hành
trình tự theo các bước sau :
1- Đọc đề bài : Học sinh phải đọc thật kỹ đề để có một cái nhìn khái quát nhất .
Chú ý không để sót một chữ nào một chi tiết nào . Tránh hiểu sai đề dẫn đến
làm lac đề . Khi đọc xong phải gạch chân những từ ,những chỗ quan trọng .
2- Phân tích đề : Một đề ra cho học sinh là đặt học sinh trước một tình huống
có vấn đề .Nghĩa là phát hiện ra được cái vấ đề càn được giải quyết nằm
trong đề bài . Kết cấu một đề bài đầy đủ thường có hai bộ phận :
a- Bộ phận thứ nhất : Đây là bộ phận chứa đựng những dữ kiện ,những điều nà
đề bài cho biết trước .bộ phận này thường có những chi tiết sau :
-Lời dẫn giải , giới thiệu hay xuất xứ của phần trích hay một nhận định .
- phần đoạn trích hay nhận định .
* như vậy trong phần này hoc sinh phải gạch chân những từ then chốt để xác
định được :
-Vấn đề cần phân tích ( có mấy ý chính ) .
- Giới hạn của đề (số lượng ý chính mà mình đươc làm và phạm vi cho phép
được lấy dẫn chứng .
Bộ phậ thứ hai : Chứa đựng những điều mà đề bài yêu cầu thực hiện ,nghĩa là
Cách giải quyết vấn đề Bộ phận này thường diễn đạt bẵng những câu cầu
khiến :
- Hãy phân tích ?
Nêu suy nghĩ ?
- Cảm nhậm của em ?
- ( Chú ý : dạng đề mở thì học sinh phỉ suy nghĩ kỹ để xách định được thể loại và
ý để làm bài .)
- * Như vậy trong phần này học sinh gạch chân những tư then chốt đẻ xác định
thể loại của bài làm .
b- Luyện tập : * -đề bài : Trong truyện Kiều nhà thơ Nguyễn Du có viết :
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng mệnh bạc cũng là lời chung .
Bằng hiểu biết của em về đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” ( Ngữ vă
9 tập 1 ) Hãy nêu cảm nghĩ ?.
V –Bài thứ năm: Khái niệm về nội dung và nghệ thật trong tác phẩm
Bất cứ tác phẩm nào cũng có hai mặt quan hệ chặt chẽ với nhau đó là nội
dung và nghệ thuật .
A- Nội dung là gì ?
Nội là trong , dung là chứa ; Nội dung là cái chứa bên trong của tac phẩm .
Đối với các tác phẩm tự sự nội dung là cốt truyện , là những vấn đề nào đó của
xã hội nhân sinh .là bức tranh của cuộc đời thường là tình yêu đôi lứa trong
học tâp ,lao động và chiến đấu .v.v…cùng với những diễn biến tâm lý , những
tình tiết éo le , uẩn khúc của nhân vật chính diện cũng như phản diện . Chẳng
hạn “Tắt đen” đề cập đến số phận người nông dân nghèo xơ xác trong xã hội
thực dân nửa phong kiến bị cảnh sưu cao thuế nặng bóc lột và đánh đập dã
man ,tù tội v.v…Truyện “Người con gái Nam Xương” kể về người phụ nữ
xinh đẹp nết na thờ mẹ nuôi con khắc khoải chờ chồng . Nhưng lại bị ruồng
rẫy chưởi mắng xua đuổi phải tìm đến cái chết để minh oan . Đằng sau những
vấn đề được phản ánh đó là nội dung tư tưởng ,là sự phê phán xã hội ,là ca
ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người , đó là niềm mơ ước vượt lên trên số
phận v.v…
Đối với các thể thơ : như miêu tả , tự sự , trữ tình , trào phúng . Nội dung
thường là miêu tả cảnh trí thiên nhiên , cảnh sắc bốn mùa , gửi gắm tâm sự khi
miêu tả : tả cảnh , tả cảnh ngụ tình , tả vật , tả người vói sắc đẹp , tài năng ,
chia ly , đưa tiễn ,cảnh gặp gỡ hẹn hò , tình đồng đội , đồng chí , tình yêu quê
hương đất nước , tinh thần lạc quan trong chiế đấu và xây dựng . Chẳng hạn
qua miêu tả tài sắc của chị em Thuý Kiều Nguyễn du đã gửi gắm tư tưởng
định mệnh vào trong đó . Hay để thể hiện nỗi nhớ quê hương nhà thơ Hữu
Loan đã mượn hình ảnh cô bạn học trò đẻ gửi vào trong đó :
Nhớ những chiều xưa
Tóc nàng buông xoã
Hai đứa tôi học chung trường xã
Trống tan rồi ôm sách vở cho nhau
Dưới trời tầm tã
Con đê dài mưa ướt cả đầu xanh .
B -Nghệ thuật là gì ?
Là cách thức làm một việc gì theo một nguyên tắc ,khéo léo khêu gợi được
cảm giác khiến người ta phải xúc cảm , rung động về cái hay cái đẹp của nó .
Đẻ diễn đạt nội dung nhà văn ,nhà thơ tất yếu phải dùng nghệ thuật , là cái
hình thức bên ngoài .Nghệ thuật gồm các vận đề sau :
1- từ ngữ : từ ngữ là yếu tố quan trọng cần thiết để xây dựng tác phẩm .Từ
dùng trong tác phẩm , đã chọn lọc chưa hay dễ dại quá , giản dị tự nhiên
hay cầu kỳ khó hiểu , dật vị trí đó có thích hơp hay không ? có sử dụng từ
cổ , từ địa phương không ? Tìm hiểu đó là loại từ gì , gợi hình gợi cảm , gợi
màu sắc , âm thanh , từ láy từ mạnh , tượng trưng , cụ thể v.v…
2- Biện pháp tu từ :Tìm trong tác phẩm sắp phân tích có những phép tu từ nào
? so sánh , nhân hoá , ẩn dụ , hoán dụ , nói quá , điệp từ điệp ngữ , đảo ngữ
v.v…
3- Câu văn , lời văn , bố cục diễn đạt :Câu dài câu ngắn , câu xen kẽ , câu đặc
biệt , caaucamr câu kể .Câu văn có đẽo gọt hay luộm thuộm . Có vận dụng
các thành ngữ tục ngữ , các dấu đi kèm biểu hiện nội dung hay hình thái ,
cách ngắt câu ngắt nhịp tạo nhạc cách bố cục v.v…
4- Thể loại : Văn xuôi , văn vàn ,miêu tả kể chuyện , chính luận . THơ tự sự
hay trữ tình . thơ lục bát , song thất lục bát , thơ đường hay tự do v.v…
5- Giọng điệu , nhịp điệu : Vui hay buồn , tha thiết hùng hồn hay bi ai phận
uất , đơn điệu hay phong phú ,lên bổng xuống trầm hay đều đều gây hưng
phấn . Nhịp thơ khoan thai hay dồn dập , buông lơi hay hối hả . Nhip thơ
2/2 hay 2/4 , 3/3, 4/4 v.v…
C – Quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật :
Nội dung và nghệ thuật luôn gắn bó mật thiết với nhau . Nội dung nào nghệ
thuật ấy . Nội dung hay phần lớn là nhờ nghệ thuật vì nhờ nghệ thuật mà biểu
hiện nội dung . Nội dung dung vui vẻ thì hình thức sinh động và ngược lại .
* Ví dụ : Hì hà , hì hục
Lục cục ,lào cào
Anh cuốc,em cuốc
Đá lở, đất nhào .
( Phá đường - Tố Hữu )
+ Nội dung : Quang cảnh buổi lao động “phá đường” cản giặc trong kháng
chiến chống Pháp .
+ Nghệ thuật :Từ láy gợi tả ,gợi hình , gợi thanh , sử dụng điệp từ “ cuốc
cuốc , cào cào”
D - Luyện tập :
Tìm nội dung và nghệ thuật đoạn thơ sau :
KHông họ chưa hai mươi
Cô gái hôm nào mới lớn
Soi trộm vào gương thấy má mình hồng
Nghĩ đến chuyện lấy chồng đỏ mặt .
Người con trai ngồi trên gò đất
Thổi sáo gọi người yêu, làm nắng chiều đứng lại
Lúa đang thời con gái cũng thấy rộn trong lòng
( Nhân câu chuyện mấy người tự tử - Lê Đạt )
VI – Bài thứ sáu : Phân tích tác phẩm văn học
1- Tác phẩm văn học là gì ? Người ta gọi tác phẩm văn học là công trình sáng
tác đạt đến trình độ nghệ thuật cao thuộc :thơ , truyện , kịch , ký v.v…
Một bài thơ, tập thơ ,tiểu thuyết ,truyện ngắn , ký , kịch đều gọi là tác phẩm
văn học . Mỗi tác phâm văn học đều có đặc thù riêng của nó .
2- Phân tích tac phẩm văn học là gì ? Phân tích tác phẩm văn học là tìm hiểu
nhận xét đánh giá tac phẩm ấy về hai phương diện nội dung và nghệ thuật
trong mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm cũng như hoàn cảnh ra đời của nó .
Khi phân tích nếu là tác phẩm văn tự sự thì phân tích nội dung riêng nghệ
thuật riêng . Nếu là tác phâm trữ tình thì phân tích nghệ thuật để làm sáng tỏ
nội dung . Vì sao ? Vì tác phẩm tự sự
Thì tư tưởng tình cảm của tác giả đươc thể hiện thông qua hàng động ,tính
cách ,lời nói ,tâm trạng của nhân vật . Còn tác phẩm trữ tinh thì tư tưởng tình
cảm của tác giả biểu hiện thông qua ngôn ngữ ( Cách ngắt nhịp ,sử dụng từ gợi
tả ,biện pháp tu từ ,sử dụng câu v.v…)
3-Các bước phân tích :Khi phân tích tác phẩm văn học cần theo trình tự ba
bước sau (Khái quát – phân tích - tổng hợp ) .
a- Nhân xét khái quat bước đầu về tác phẩm.Nếu là thơ ( bài thơ khổ thơ ,
đoạn thơ ) .Phải nêu đại ý của nó trước khi phân tích .
b- Phân tích từng phần ,từng mặt, từng ý trong tác phẩm về hai mặt nội dung
và nghệ thuật .
c- Tổng hợp lại trên cơ sở đã phân tích .
d- Chú ý :- nếu là tác phẩm tự sự thì chú ý nhiều về cốt truyện và nhân vật .
Nếu là tác phẩm trữ tình thì chú ý đến từ ngữ ,hình ảnh ,nhịp điệu biện
pháp tu từ .
- Trong một đoạn thơ ,bài thơ không phải bao giờ tác giả cũng sử dụng tất cả các
biện pháp nghệ thuật mà chỉ chọn lọc sử dụng hợp lý với nội dung cần bày tỏ .
Khi phân tích ta phải phát hiện ,xác định nội dung miêu tả ,thể hiện ,qua đó xác
định nội dung tư tưởng ; Phát hiện nghệ thuật sử dụng ,nghệ thuật nổi bật trong
tác phẩm mà tác giả có dụng ý > Dùng lý lẽ phân tích cả hai mặt ,còn nghệ
thuật phải nói được tác dụng của nó chứ không phải chỉ ra rồi để đấy . Khi làm
bài phải nhất thiết tuân thủ theo trình tự sau : tìm hiểu đề -> tìm ý -> làm dàn
bài ->viết từng phần ->viết cả bài -> khảo bài .
4-Tìm hiểu đè :có nghĩa là đọc kỹ đề xem người ra đề yêu cầu ta làm những
vấn đề gì :
-Về thể loại : bài viết theo kiểu nào, đơn thuần hay tổng hợp .
- xuất xứ : tác phẩm ra đời vào lúc nào ,hoàn cảnh xã hội lúc đó ra sao ,tác giả
là ai có đặc điểm gì ?
- Nội dung khái quát của đề là gì ? (miêu tả cảnh trí thiên nhiên gửi gắm tâm
tình ,miêu tả người nêu lên tính cách nhân vật ,canh lao động hay cảnh nhàn
du ,tự sự về cái gì hay trào phúng …)
- Tìm hiểu đề rất cân thiết >đọc kỹ đề bài đọc nhiều lần có suy nghĩ liên tưởng
sẽ giúp dễ dàng hơn tring việc xây dựng dàn bài . Giúp không nhầm lẫn hoặc
thiếu sót . Về xuất xứ ta có thể lấy nó làm phần mở bài cho bài viết học sinh
trung bình .Hoc sinh khá có thể mở bài theo các khác nhưng cũng không thể
bỏ qua đươc phần xuất xứ . Về nội dung khái quát , ta có thể dùng nó vào đoạn
đầu của phần thân bài ,nhận xét khái quát tác phẩm
5-Tìm ý :Tìm hiểu đề mới là tìm hiểu tổng quát .Tìm ýlà đi sâu vào chi tiết nội
dung và nghệ thuật .
- Trước hết là xác định đề có bao nhiêu ý lớn để bài viết đáp ứng đầy đủ yêu
cầu của đề (tuỳ theo đề bài ta có thể chia ra từ 2 đến 3ý là vừa nếu hơn thì
nhiều quá sẽ vụn vặt )
- Đặt ra nhiều câu hỏi câu hỏi về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm cần phân tích rồi trả lời ,kể cả câu hỏi về tư liệu phụ (Khi viết thành bài
các câu trả lời phải được liên kết chặt chẽ ,diễn đạt cho kín mạch văn )
* Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
(Viếng Lăng Bác - Viễn Phương )
- Ta đặt câu hỏi như sau :
+ Khổ thơ có mấy ý ? Đó là những ý nào ? Các ý đó tập trung phản ánh nội
dung gì của đoạn thơ ?
+ Điệp từ “Ngày ngày” diễn tả điều gì ? vấn đề đó ra sao ?
+ Từ “mặt trời” câu thứ hai chỉ ai ? Nghệ thuật được dùng ơ đây là gì ? Tác
dụng của nó ra sao ? Hai từ “mặt trời” ở câu 1 và câu 2 khác nhau chỗ nào ?
+ Từ rất đỏ ý muốn nói điều gì ?
+Sao không nói đoàn người mà nói “dòng người”? Từ “dòng” biểu hiện thái
độ gì của những người vào lăng viếng Bác ?
+Từ dâng thể hiện điều gì ?Tại sao lại “bảy mươi chín mùa xuân” ?
* Bài luyện tập :
Tìm ý để phân tích khổ thơ sau :
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đâu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí ;
+Cách lập dàn ý :
- Dàn ý là sắp xếp các ý đã tìm được bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi theo một
trình tự hợp ký nhất định đúng theo kiểu văn phân tích tác phẩm .
- Dàn ý được trình bày bằng những câu ngắn gọn ,gạch đầu dòng tạo thành một
thể thống nhất hoàn chỉnh .
- Mở bài : Giới thiệu tác giả , hoàn cảnh ra đời của tác phẩm , khái quat về nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm ( Nếu là đoạn trích thì nêu thêm ấn tượng của
đoạn trích ) .
- Thân bài : - Đoạn đầu của phần thân bài : Nêu cái nhìn tổng quát ban đầu tác
phẩm sắp phân tích .
-Các đoạn sau cứ mỗi ý lớn thì dựng thành một đoạn theo sự sắp xếp khi
tìm ý .
( Trong các ý lứn nên gạhj đầu dòng các ý nhỏ để tránh khi viết bị quên .)
- Kết bài : Đánh giá một cách khái quát về tác phẩm vừa phân tích . Nêu một
chút cảm nghĩ hoặc bài học cụ tuể được rút ra …
6- Cách phân tích thơ :
+ Muốn phân tích và bình giảng thơ cần phải nắm vững các thao tác sau :
-Tìm hiểu giọng thơ xem : nhẹ nhàng hay ngọt ngào ,chậm rãi hay dồn dập
, gân guốc hay uyển chuyển v.v…vì giọng thơ thể hiện hồn thơ mà tác giả
gửi gắm .
- Tìm hiểu cách ngắt nhịp bởi vì giọng thơ với cách ngắt nhịp và hiệp vần
tạo nên nhạc thơ .
- Tìm “mắt thơ”: Đó là các từ gợi tả (gợi hình ,gợi cảm ,…)
- Tìm phép tu từ : Đó là phép tu từ gi ?
+ Sau khi làm xong các thao tác trên .Muốn Phân tích và bình giảng ta nên
đặ hệ thống câu hỏi sau : Với giọng thơ như thế nào ? Kết hợp với ( biện
pháp nghệ thuật gì ?hoặc từ gợi tả nào để tạo nên ý gì ? biện pháp nghệ
thuật tạo nên hình ảnh gì ? gây cảm xúc gì cho người đọc ?
• Ví dụ : Phân tích và bình giảng hai câu thơ “Đoàn thuyền dánh cá”
của Huy Cận :
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa .
Với giọng thơ gân guốc kết hợp với biện pháp so sánh tác giả đã vẽ nên
một cảnh hoàng hôn trên biển thật là tuyệt đẹp . Cái hay ở đây là Huy Cận
đã đem hình ảnh mặt trời so sánh với hòn lửa rực hồng đang từ từ lặn
xuống biển , tạo nên một quang cảnh hoàng hôn huy hoàng và tráng lệ trên
biển làm ngây ngất người đọc .Nhưng khung cảnh ấy chỉ diễn ra trong một
khoảnh khắc rồi nhường chỗ màn đêm lan toả . Cách sử dụng phép nhân
hoá ở đây thật là độc đáo vì tác giả đã gán hành động “Cài then” của con
người cho sóng và Sập cửa” cho đêm để thể hiện sự dứt khoát của vụ trụ
đoạn tuyệt với công việc để đi vào nghỉ ngơi thư giản . Trong khi đó con
người lại bắt tay vào lao động , qua đó để thấy được tinh thần làm việc
không quản ngày đêm của người dân làng chài .
VII – Bài thứ bảy : Cách viết mở bài
1- Khái niệm : Mở bài là phần đầu tiên ,là phần trước nhất đến với
người đọc ,gây cho người đọc cảm giác và ấn tượng ban đầu về bài
viết , tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài văn .
-phần này có một vai trò và tầm quan trọng khá đặc biệt vì một mở
bài gọn gàng hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú ở người đọc thường báo hiệu
một nội dung tốt . nên mở bài rất khó viết hay .
2- Cấu tạo của mở bài :
a- Về nội dung :
Mở bài thường có những bộ phận nhỏ sau :
+ Gợi mở vào đề :( Kiểu mở bài lung khởi )
- Nêu xuất xứ của đề , của nhận định …
Nêu lý do đưa đến bài viết …
+ Giớ thiệu đề : Đây là trọng tâm của mở bài co nhiệm vụ tạo nên tình
huống có vấn đề mà ta giải quyết ở phần thân bài :
- Giới thiệu nội dung vấn đề .
- Xác định phương hướng , phương pháp ,phạm vi mức độ giới hạn (nếu có )
- Nếu đoạn thơ thì có thể trích dẫn .
- B- Hình thức : Dung lượng và độ dài phải cân xứng với bài viết . Đặc biệt phải
liên hệ chặt chẽ và sự tương ứng cả về dung lượng lẫn phong cách diễn đạt với
kiểu bài .
- -Nên viết ngắn gọn , khéo léo ,gợi hứng thú .
- - Tránh viết vòng cèo mà không vào được vấn đề .
- - Tráng viết lan man không ăn khớp với các phần sau .
- - Tránh viết bay bướm cầu kỳ dài dòng làm phân tán sự chú ý người đọc .
2- Một số kiểu viết mở bài :
- Giới thiếu thẳng với người đọc vấn đề sẽ trình bày .
- Cách mở bai này nhanh gọn và giản dị dễ tiếp nhận thích hợp với
những bài viết ngắn .
- Nhược điểm nếu viết không khéo sẽ khô khan , ít hấp dẫn .
+ Sau đây là một số kinh nghiệm dạy làm mở bài cho học sinh :
a- Mở bài trực khởi: (trực tiếp )
- Giới thiệu tac giả .(1) .
- Giới thiệu tác phâm (2) và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ,(3)
- Đánh giá sơ bộ về nội dung(4) +nghệ thuật .(5)
- Với năm yếu tố trên ta có thể viết được các kiểu mở bài như sau :
1 2 3 4 / 4 5
2 1 3 4 / 4 5
3 2 1 4 / 4 5
4 1 2 3 /5
5 3 1 2 / 4
*Ví dụ : Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu .
- Ta viết mở bài như sau :Chính Hữu là một nhà thơ quân đội thường xuyên viết về
đề tài người lính . Nhưng có lẽ thành công nhất là bài thơ “Đồng chí” đó là hình
ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong chin năm trường kỳ chống thực dân Pháp .Từ khi ra
đời đến nay tác phẩm đã chiếm được cảm tình người đọc đặc biệt là các thế hệ học
trò
( Các kiểu khác thì chúng ta cũng vết tương tự )
b- Mở bài lung khởi : (Gián tiếp )
+ Là kiểu mở bài không đi thẳng vào vấn đề mà gợi mở vào đề bằng cách
so sánh, tương phản, nghi vấn giả định ,…bằng cách đưa ra :
- Một hình ảnh tương phản , đối lập .
- Một hình ảnh so sánh .
- Một đánh giá một trích dẫn,một câu tục ngữ ,ca dao .
- Một câu chuyện ngắn gọn .
+ mở bài lung khởi n ếukhéo viết thì rất sinh động gợi cảm,hấp dẫn gây hứng
thú cho người đọc .
+ Nhận biết sự khác nhau :
+ Mô hình lung khởi
- So sánh tương phản
- Trích dẫn văn thơ
- Mẫu chuyện
+ Mô hình trực khởi
-Tác phẩm -> Tác giả
- Hoàn cảnh nghệ thuật
- Khái quát về nội dung
• Ví dụ : Phân tích tám câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mơi sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
+ Tìm hiểu đề :
- Thể loại : phân tích tác phẩm
- Ý – Có 4 ý
- Dàn bài
+ Mở bài :
- Gợi mở vào đề -> gới thiệu tác phẩm :”Truyện Kiều” (1) ->tác giả Nguyễn Du
(2) ->Hoàn cảnh thời phong kiến(3) ->Đánh giá khái quát về nghệ thuật (4)
->Nội dung (5) .
* Từ những yếu tố trên ,chúng ta có thể viết được các kiểu bài như sau :
1 - Gợi mở vấn đề : 123/45
2 - Gợi mở vấn đề : 213/45
3 - Gợi mở vấn đề : 321/45
4 - Gợi mở vấn đề : 4123/5
5 - Gợi mở vấn đề : 5312/4
* Ví dụ về cách viết : 213/45
Trong bài thơ “ Kính gửi cụ Nguyễn Du” Nhà thơ Tố Hữu viết:
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru hàng ngày
Nghin năm sau nhân dân ta vẫn luôn tưởng nhớ đến Nguyễn Du ,một đại thi
hào của nền văn học Việt Nam ,một danh nhân văn hoá thế giới . Nhờ có Tố
Như chúng ta nhớ ngay đến áng thơ bất hủ Truyện Kiều” được sáng tác vào
thời kỳ chế độ phong kiến mục ruỗng thối nát cùng cực làm cho nhân dân ta
vô cùng khốn khổ . Đặc biệt là người phụ nữ . Bằng bút pháp tá cánh ngụ tình
độc đáo, nhà thơ đà làm sống dậy hình ảnh một người con gái tài sắc vẹn toàn
nhưng cuộc đời bị vùi dập bi thảm được diễn tả bằng những câu thơ tuyệt tác :
Buồn trông cửa bể chiều hôm
……………………………………
+ Mở bài theo kiểu : 5321/4
Trong bài “Kính gửi cụ Nguyện Du” nhà thơ Tố Hữu từng viết :
Nghìn năm sau nhớ Nguyên Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru hàng ngày
Nghìn năm sau nhân dân ta vẫn nhớ đến Nguyễn Du một đại thi hào dân tộc,
một danh nhân văn hoá thế giới . Tố Như đã để lại cho đời một áng thơ bất hủ
“Truyện Kiều” . Được sáng tác vào thời kỳ chế độ phong kến việt nammucj
ruỗng thối nát làm cho nhân dân ta cực khổ trăm bề . Đặc biệt là người phụ
nữ .Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo, nhà thơ đã làm sống dậy hình ảnh
người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời bị vùi dập bi thảm , được diễn
tả sinh động qua những dòng thơ tuyệt tác :
Buồn trông cửa bể chiều hôm
…………………………………….
• Các Kiểu dẫn dắt vào bài :
• 1 – Các kiểu :.
a-Giới thiệu vài nét về tác giả -> Tác phẩm -> giới thiệu khái quát về đoạn trích
(chép nguyên văn đoạn trích )
b -Giới thiệu khái quát về tác phẩm -> Tác giả -> Giới thiệu khái quát về đoạn
trích (chép nguyên văn đoạn trích )
c- Giới thiệu khái quát về dòng văn học -> Tác phẩm -> Giới thiệu đoan trích
(chép nguyên văn )
d- Diễn dịch bằng cách dữa vào nội dung tác phẩm sắp xếp phân tích -> Giới
thiệu đề (chép nguyên văn )
2 - Giới thiệu đề :
- Sau bước dẫn dắt là bước giới thiệu đề .Bước này là bắt buộc . Giới thiệu đề
là chép y nguyên văn đoan thơ hoặc khổ thơ mà mình phân tích . Trường hợp
quá dài thì chép câu đầu rồi chấm lửng sau đó chép câu cuối là được . Nếu phân
tích cả bài thì chỉ cần giới thiệu tên tác phẩm là được .
3 - Chuyển ý :
= Bước này là bước nối liền giới thiệu đề với thân bài . Bước này còn gọi là
giới hạn vấn đề , báo cho người đọc biết bài mình làm trong phạm vi nao ?
VIII – Bài thứ tám : Cách viết thân bài
1- Khai niệm về thân bài một bài phân tích tác phẩm :
=Thân bài là phần dài nhất và quan trọng nhất của bài văn phân tích tác phẩm .
- Trong thân bài là đoạn nêu khái quát nội dung các ý mà mình phân tích ở phần
sau
- Nên phân tích mỗi ý thành một đoạn , giữa các đoạn có sự lên kết chặt chẽ cùng
hướng về nội dung mà đề yêu cầu .
- Dùng lý lẽ phân tích có vận dụng tư liệu văn học để minh hoạ làm cơ sở cho lý
lẽ phân tích thêm vững vàng .
- Nếu là thơ trữ tình thì nên phân tích đi từ nghệ thuật đến nội dung .
2 – Những điều cần lưu ý :
- Thân bài là phần trọng tâm có nhiệm vụ :
+ Phát triển những ý chính đã nêu ở phần mở bài .
+ Duy trì sự chú ý người đọc .
- Thân bài bài gồm có nhiều đoan văn :
+ Các đoan văn thường được cấu tao theo kiểu tổng phân hợp ,diễn dịch ,qui
nạp …
+ Các đoạn văn được trình bày theo một hệ thống lô gich còn gọi là trình bày
theo luận điểm .
3 - Cấu tạo của thân bài phân tích tác phẩm :
Khi phân tích một bài thơ hay đoạn thơ đoạn văn , chúng ta cần phân tich cả
hai mặt nghệ thuật và nội dung . Như thế chúng ta có thể thực hiện phần thân
bài phân tích tác phẩm theo các kiểu như sau :
- Kiểu 1 : Phân tích nghệ thuật -> phân tích nội dung
- Kiểu 2 : Phân tích nội dung -> phân tích nghệ thuật .
- Kiểu 3 : Phân tích nghệ thuật -> Bình nội dung .
- Kiểu 4 : Bình nghệ thuật -> Phân tích nội dung .
1- NT -> ND
2- ND -> NT
3- NT ->
BND
4- BNT ->
PTND
• Kiểu 1 :
NT -> ND
Phân tích nghệ thuật -> Phân tích nội dung
- ví dụ : Phân tích bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
+Ý 1 : Vẻ đẹp người phụ nữ ( NT -> ND ).
- Nghệ thuật : Giọng thơ + Phép ẩn dụ + từ ngữ gợi tả
- Nội dung : “Thân em” phân tích . “Vừa trắng lại vừa tròn” Phân tích .
+ Ý 2 :Cuộc đời chìm nổi của người phụ nữ .( NT -> ND )
- Nghệ thuật : Nhịp điệu + Thành ngữ
- Nội dung : “Bảy nổi ba chìm” -> Phân tích .
+ Cách viết như sau :
Mở đầu bằng giọng thơ nhẽ nhàng êm dịu kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ tạo ra
hình ảnh so sánh ngầm kín đáo , sâu sắc Hồ Xuân Hương đã thốt lên hai tiếng
“thân em” . Đang miêu tả bánh trôi nước mà lại như thế chắc nhà thơ muốn
gợi cho ngườ đọc nhớ về câu ca dao :
Thân em như hạt mưa sa
Đay là cách xơng hô khiêm tốn của ngườ phụ nữ nước ta khi nói về mình .
Nhưng những từ ngữ gợi tả tiếp theo lại không dấu được niềm kiêu hạnh tự
hào của họ . Hình ảnh “trắng ,tròn” vừa miêu tả được màu sắc của bánh trôi
nước . Nhưng lại đề cao được vẻ đẹp người phụ nữ đến dễ thương . Tuy đẹp
vậy nhưng số phận của họ lại rơi vào cảnh :
Bảy nổi ba chìm với nước non
Nhịp điệu của bài thơ tư nhiên trầm lắng chậm dần khi nhà thơ đang vui lại
hoá buồn , đang tự hào kiêu hạnh bổng im lặng cúi đầu trước “bảy nổi ba
chìm” . Cách sử dụng thành ngữ ở đây thật là độc đáo vì qua hình ảnh đó vừa
nói lên được cách luộc bánh lại vừa cho người đọc hiểu được cuộc đời lênh
đênh chìm nổi của người phụ nữ đương thời.
Bài tập
Phân tích theo kiểu 1 ( NT -> ND ) Khổ thơ đầu bài “Đoàn thuyền đánh cá”
của nhà thơ Huy Cân .
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
a- Tìm ý và “nhạn tự” :
+ Câu 1: Về ý : Cảnh hoàng hôn trên biển
“Nhạn tự” : NT -> Giọng thơ + nghệ thuật so sánh
ND -> Như hòn lửa
+ Câu 2 : Về ý : Cảnh vũ trụ vào đêm
“Nhạn tự” : NT -> Nhịp điệu + biện pháp nhân hoá
ND -> Cài then sập cửa
b- Phân tich hai câu thơ đầu :
Mở đầu với giọng thơ mạnh mẽ gân guốc kết hợp với nghệ thuật so sánh cụ
thể sinh động . Huy Cận đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về hình ảnh mặt trời
đang từ từ lặn xuống biển như một hòn lửa rực hồng ,tạo nên một không gian huy
hoàng rực rỡ làm ngây ngất người đọc trước vẻ đẹp của trời biển lúc hoàng hôn .
Nhưng cảnh tượng ấy chỉ diễn ra trong chốc lát rồi nhường chỗ cho màn đêm lan
toả :
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Nhịp diệu thơ bổng chậm dần , trầm lắng kết hợp với hình ảnh nhân hoá sáng
tạo đem hành đông “cài then , sập cửa” gán cho sóng và đêm . Đã tạo nên thái độ
dứt khoát của vũ trụ ngừng hoạt động đi vào nghỉ ngơi thư giãn . Màn đêm đã lan
toả , cảnh trên biển thật là bình yên .Trong hoàn cảnh đó lại xuất hiên hình ảnh
mới :
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Kiểu 2 :
ND -> NT
( Phân tích nội dung -> Phân tích nghệ thuật )
• Ví dụ : Phân tích hai câu thơ đầu của “Bánh trôi nước” - Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
+ Ý 1 : Vẻ đẹp người phụ nữ
ND -> Thân em
NT -> Nghệ thuật ẩn dụ + giọng thơ -> Phân tích
Từ ngữ gợi tả -> phân tích
+ Ý 2 : Cuộc đời chìm nổi của người phụ nữ .
ND -> Bảy nổi ba chìm .
NT -> Nhịp điệu + Cách sử dụng thành ngữ -> phân tích .
+ Cách phân tích :
Mở đầu bài thơ Hồ Xuân Hương thốt lên hai tiếng “thân em” làm cho người
đọc nhớ đến câu ca dao :
Thân em như hạt mưa rào
Cách xưng hô thật là nhẽ nhàng êm dịu của người phụ nữ khi nói về bản thân
mình . Trong câu thơ này , người đoc thưởng thức được cái biệt tài sử dụng
phép tu từ ân dụ của nhà thơ . Với lối so sánh ngầm sâu sắc kín đáo làm cho
người đọc vừa hiểu được bánh trôi nước vừa nghĩ ngay đến vẻ đẹp kiều diễm
của người phụ nữ . đó là một vẻ đẹp hoàn mỹ . Đọc câu thơ ta còn thấy được nữ
sĩ là bậc thầy về sở dụng tờ ngỡ gợi tả . Vì qua hai từ “Trắng , tròn” vừa miêu
tả được màu sắc và hình dáng chiếc bánh trôi nước vừa đề cao được cái vẻ đẹp