Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

skkn luyện các kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm cho học sinh thcs.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.93 KB, 45 trang )


PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đã từ lâu, Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS là vấn đề
hết sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập văn bản. Từ đó, giúp học
sinh hình thành ý thức và nhân cách cũng như trình độ học vấn cho các em
ngay khi đang học bậc học THCS và trưởng thành sau này. Qua việc rèn
luyện kĩ năng viết đoạn văn, ta rèn cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biết yêu
thương, quí trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,
biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ
phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác và cũng từ đó rèn cho các
em tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị
chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật. Trước hết là trong văn học có năng lực thực
hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp.
Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn, giáo viên phải hướng
dẫn cho các em cách thức viết đoạn văn, cách sử dụng vốn từ ngữ, diễn đạt
câu trong đoạn văn, bố cục đoạn văn trong một văn bản, cách sử dụng các
phương tiện liên kết trong đoạn văn. Tuỳ theo từng phương thức diễn đạt khác
nhau mà viết theo lối qui nạp, diễn dịch, song hành hay móc xích.
Để viết được đoạn văn phải có nhiều câu kết hợp tạo thành, cũng như vậy
để tạo thành văn bản yêu cầu phải có các đoạn văn liên kết với nhau mà thành
(khi đã dùng các phương tiện liên kết trong văn bản).
Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, có rất
nhiều những phương tiện hiện đại, thông tin đại
chúng cập nhật liên tục khiến cho học sinh lao vào
con đường say mê “nghiện” sách vở bị lãng quên,
ham bạo lực điện tử, sách kiếm hiệp. Vì vậy, các
em không còn ham đọc sách, ham nghiên cứu. Cho
nên, việc viết một đoạn văn lại càng là vấn đề đáng quan tâm khi chúng ta rèn
luyện cho các em. Hơn thế nữa, tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở
trình độ cao của môn Văn – Tiếng Việt, môn Tập làm văn được xem như vị trí


cốt lõi trong mối tương quan chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt. Như vậy, chúng
ta dạy Tập làm văn cho học sinh là dạy cho các em nắm vững văn bản, biết
xây dựng các đoạn văn thông thường. Rèn luyện cho học sinh là rèn luyện cho
các em các thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập
văn bản. Vì thế, cách xây dựng đoạn văn trong phân môn tập làm văn được
coi như vị trí hàng đầu. Việc rèn cách viết đoạn văn cho học sinh THCS theo
trục tăng dần qua các thể loại văn học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
thuyết minh, điều hành ( hành chính công vụ). Từ đó giúp các em biết vận
dụng các thể loại văn bản để phục vụ cho học tập và trong đời sống. Qua việc
tiếp thu những kiến thức của môn Văn – Tiếng Việt, học sinh vận dụng sáng
tạo, tổng hợp để có thể nói hoặc viết theo những yêu cầu, những đề tài khác
nhau, những kiểu văn bản khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho các em.
Thông qua môn Tập làm văn, qua bài làm văn của mình, các em bọc lộ
những tri thức, vốn sống tư tưởng, tình cảm của cá nhân. Vì thế người giáo
viên phải biết nắm lấy ưu thế này để phát huy những khả năng của các em,
đồng thời qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn giáo viên có dịp uốn nắn
điều chỉnh những lệch trong vốn sống, nhận thức, tư tưởng tình cảm - đặc biệt
qua các thể loại văn học mà các em sẽ học trong chương trình.
Trên đây là những lí do, vị trí, vai trò của việc xây dựng đoạn văn cho
học sinh THCS. Từ những mặt tích cực, hạn chế trên chúng tôi chọn đề tài
này để nghiên cứu và xây dựng các bước để rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn
được tốt hơn.
II/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, vấn đề nghiên cứu, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn
cho học sinh đã đặt ra từ lâu nhưng chưa được quan tâm nhiều do phân môn
Tập làm văn chưa được xem là phân môn chính và có nhiều quan niệm khác
nhau:
Trước cải cách giáp dục (Từ những năm 1980 trở về trước), phân môn
Tập làm văn thuộc về môn Văn, là bộ phận của môn Văn, quan niệm Tập làm
văn giúp cho học sinh tạo lập được những văn bản văn học.

Đến cải cách giáo dục (1980 – 2001), Tập làm văn là một phần của môn
TiếngViệt, quan niệm dạy môn này và Tiếng Việt có tính chất như là công cụ
để học tốt các môn học khác. Làm văn là quá trình giúp học sinh xây dựng
văn bản.
Giai đoạn hiện nay: phân môn Tập làm văn có tính độc lập nhưng có mối
quan hệ trực tiếp đến phần Văn và phần Tiếng Việt.
Lần thay sách giáo khoa này, phân môn Tập làm văn được tích hợp cùng
phân môn Văn và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn mới. Các kiểu văn
bản của Tập làm văn chính là trục để xây dựng nội dung, chương trình Ngữ
Văn THCS từ năm học 2002 – 2003.
III/ MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích .
Tập làm văn với mục đích giúp cho học sinh nắm được các thể loại trong
chương trình tập làm văn ở THCS như Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận,
Thuyết minh, Điều hành. Từ đó, học sinh biết vận dụng các thể loại văn bản
để phục vụ cho học tập, trong đời sống. Đặc biệt đề tài này sẽ giúp cho các em
biết cách xây dựng đoạn văn thuộc các thể loại nói trên, với bố cục đoạn văn
dù ngắn hay dài đều phải đảm bảo mặt nội dung và hoàn chỉnh về hình thức,
hướng dẫn cho các em rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn theo bố cục ba phần:
Mở bài, Thân bài, Kết luận.
Mỗi đoạn văn đều bao hàm một ý chính của nó. Ý chính đó, có thể đứng
ở đầu đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc đứng cuối đoạn văn theo cách qui
nạp hoặc ý chính của các câu bình đẳng nhau, ngang hàng nhau theo cách
song hành.
Qua đó, rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt đúng và hay bằng các
hình thức nói hoặc viết, tập vận dụng một cách sáng tạo, tổng hợp những kiến
thức đã tiếp thu được qua các môn Văn – Tiếng Việt và những kiến thức văn
hoá xã hội để có thể nói và viết theo yêu cầu, đề tài khác nhau, những kiểu
văn bản khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho các em.
Viết đoạn văn (trong phân môn Tập làm văn còn trực tiếp rèn luyện cho

học sinh một số đức tính như lòng nhân ái, tính trung thực, sự kiên trì…Bởi vì
môn này góp phần phát triển trí tưởng tượng óc sáng tạo, biết phân biệt: đúng,
sai, tốt, xấu, phải, trái… Từ đó, nuôi dưỡng tâm hồn học sinh hướng tới cái
chân, thiện, mĩ .
2. Nhiệm vụ
Người giáo viên phải nắm lấy ưu thế của học sinh như những tri thức,
vốn sống, tư tưởng, tình cảm để phát huy những khả năng cao hơn. Đồng thời,
qua đó uốn nắn, điều chỉnh, hạn chế những lệch lạc trong nhận thức, vốn
sống, tư tưởng, tình cảm của các em.
Củng cố kiến thức Tiếng Việt và Văn học góp phần bồi dưỡng tâm hồn,
trí tuệ để học sinh biết rung động trước cái hay, cái đẹp, hướng các em tới nhu
cầu thẩm mĩ, sáng tạo và biết tôn trọng những giá trị thẩm mĩ khi xây dựng
đoạn văn.
Là bộ môn khó, đặc biệt yêu cầu kĩ năng càng khó hơn, đòi hỏi chúng ta
phải dày công, kiên trì dạy các em. Qua đó, hình thành thói quen, kĩ năng
phân tích đề, lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, trình bày, diễn đạt.
Trong đó, cách viết đoạn, dựng đoạn càng quan trọng trong bước đầu tạo lập
viết đoạn, dựng đoạn càng quan trọng trong bước đầu lập văn bản. Cũng từ
dựng đoạn, nhiệm vụ của giáo viên Ngữ Văn là phát huy năng lực tư duy,
năng lực sử dụng ngôn ngữ, giúp các em biết tích luỹ vốn kiên thức, biết huy
động vốn kiến thức, biết đặt ra các vấn đề và giải quyết các vấn đề ấy. Qua
đó, biết trình bày kết quả tư duy của mình một cách rõ ràng, chặt chẽ, có sức
thuyết phục trước từng vấn đề, từng kiểu văn bản khi viết đoạn và trong giao
tiếp. Là phân môn có tính thực hành cao, nên giáo viên cần cho học sinh đọc
nhiều đoạn văn mẫu, viết nhiều đoạn văn để tạo lập văn bản được dễ dàng
hơn. Đó là những mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của giáo viên Ngữ văn
trong bước rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS.
IV/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Điều tra các đối tượng học sinh, phạm vi nghiên cứu ở một số trường
trong Huyện.

Đối tượng phần lớn là học sinh khối THCS.
V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trước hết, chúng ta phải có cái nhìn khái quát toàn bộ chương trình ở cấp
THCS như sau:
Chương trình Tập làm văn THCS đồng tâm với chương trình Tập làm
văn của Tiểu học nhưng ở yêu cầu cao hơn, tiếp tục và hoàn chỉnh chương
trình ở THCS, mở rộng các thể văn mới hơn, yêu cầu cao hơn đối với học
sinh. Chương trình Tập làm văn có mối quan hệ khá rõ ràng: Giữa Văn –
Tiếng Việt – Tập làm văn. Để trở thành thao tác tốt viết đoạn văn, giáo viên
hướng dẫn học sinh như cách dùng từ đặt câu và cao hơn là dựng đoạn. Vì
vậy, có thể nói học sinh được học và thực hành 15 loại văn bản ở bậc THCS,
đủ để giao tiếp bằng văn bản và tiếp tục học lên ở những bậc trên.
1. Phương pháp lí thuyết .
Bước đầu dạy cho học sinh những khái niệm về từng thể loại văn, làm
quen với những đề văn mẫu, những bài văn mẫu và tìm hiểu cụ thể từng bài
qua các tiết học: Lí thuyết về đoạn văn. Qua đó, giúp học sinh học, tìm hiểu
cách xây dựng đoạn văn, bố cục đoạn văn, các câu chốt (câu chủ đề) trong
đoạn văn, viết theo các cách diễn dịch, qui nạp, song hành, móc xích …Từ đó,
cho học sinh tập viết đoạn văn, có vận dụng lí thuyết về thể loại văn ấy. Tuy
nhiên, phương pháp lí thuyết không quá nặng.
2. Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu.
Học sinh là chủ thể trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của các em trong quá trình tiếp nhận. Trong quá trình nghiên
cứu, tìm hiểu cho học sinh tự thân vận động là chính, giáo viên im lặng đến
mức tối đa để khuyến khích học sinh sáng tạo trong giờ Tập làm văn. Vậy,
trong tiết học Tập làm văn mà đặc biệt là tiết rèn luyện viết đoạn văn, hướng
dẫn các kĩ năng nghiên cứu, tìm hiểu để vận dụng các kiến thức đã học để
dựng đoạn theo đặc điểm thể loại để tạo lập văn bản.
3. Phương pháp kiểm tra, khảo sát .
Với phương pháp này, đòi hỏi học sinh phải thực hành liên tục, chắc chắn

các thao tác từ lí thuyết về thể loại sau đó đến nghiên cứu, tìm hiểu. Từ đó, ta
mới đi vào kiểm tra, khảo sát để thấy được sự vận dụng tổng hợp, để sáng tạo
văn bản qua nhiều bước trong quá trình rèn luyện các kĩ năng. Đó là điều kiện
để đánh giá học sinh thông qua bài kiểm tra, bài viết ở lớp (hoặc ở nhà) đòi
hỏi phải đánh giá đúng năng lực của học sinh và đòi hỏi một sự nhạy cảm của
thầy trước yêu cầu thực hành của học sinh.
4. Phương pháp cố vấn, chuyên gia .
Đây là những phương pháp khó đối với học sinh. Học sinh thường không
chú ý đến những cái khó khăn này và cũng không cần hỏi ai những vấn đề cần
tháo gỡ, cần đến chuyên gia cố vấn.
Mặc dù, mức độ lí thuyết mang tính trừu tượng, việc kiểm tra, đánh giá,
cố vấn, chuyên gia, giáo viên giúp học sinh vận dụng kiến thức vào viết văn
rõ ràng hơn.
Như vậy, việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nói chung và viết đoạn
văn biểu cảm nói riêng giáo viên phải định hướng cho các em biết đối chiếu
giữa thực hành và lí thuyết, đối chiếu kết quả thực hành của mình với yêu cầu
chung. Nhưng, phương pháp cố vấn, chuyên gia phải được liên hệ một cách
chặt chẽ giữa giáo viên với học sinh.
Trên đây là một số các phương pháp nghiên cứu đối với việc rèn luyện
các kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm cho học sinh THCS.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
A/ LÍ THUYẾT VỀ ĐOẠN VĂN VÀ THỰC TRẠNG VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ
SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ - BIỂU CẢM CỦA HỌC SINH THCS .
I/ LÍ THUYẾT VỀ ĐOẠN VĂN
Như chúng ta đã biết, bài viết được cấu thành bởi các đoạn văn( văn bản)
theo những phương thức và bằng những phương tiện khác nhau. Dựng đoạn
được triển khai từ ý trong dàn bài. Có thể Đoạn văn là một ý hoặc nhiều ý và
cũng có thể một ý có nhiều đoạn. Trong đoạn văn thường có bố cục ba phần:
mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Ở góc độ đặc điểm cấu trúc thì các
đoạn văn có thể là đoạn diễn dịch, qui nạp, móc xích, song hành…

Để rèn luyện được kĩ năng viết đoạn văn, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ
yêu cầu diễn đạt thành lời, thành đoạn, phải sử dụng các phương tiện ngôn
ngữ sao cho phù hợp với ý của đoạn để hiệu qủa biểu đạt cao hơn, đoạn văn
có sức cuốn hút hơn với người đọc. Kĩ năng dựng đoạn văn gắn với kĩ năng
luyện nói trên lớp. Có triển khai ý thành đoạn cũng mới tiến hành được. Đây
là những thao tác, những kĩ năng có khi thực hiện và rèn luyện đồng thời cùng
một lúc.
Qua đó, ta có thể hiểu được: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn
bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xưống dòng
và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều
câu tạo thành. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ
đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần
(thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu
đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai
thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn (hay còn gọi là câu chốt).
Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của đoạn
bằng các phép diễn dịch, qui nạp, song hành…
Khi chuyển từ đoạn này sang đoạn khác, cần sử dụng các phương tiện
liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng. Có nhiều phương tiện liên kết
trong đoạn văn: dùng từ ngữ có tác dụng liên kết, quan hệ từ, đại từ, chỉ từ,
các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát…,và dùng
câu nối trong đoạn văn. Đoạn văn liên kết nhằm mục đích tạo sự liền mạch
một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản.
Như vậy, các phương tiện liên kết vốn mang ý nghĩa, nhưng đồng thời
chúng cũng là hình thức làm rõ tính liên kết của nội dung đoạn văn. Mặt khác,
lại có những phương tiện liên kết đồng nghĩa, gần nghĩa với nhau, nên cần lựa
chọn các phương tiện liên kết cho phù hợp với ý đồ chủ quan của người viết,
với sự việc được phản ánh và tình huống giao tiếp cụ thể.
Vì vậy, chúng ta cần tận dụng những hiểu biết và khả năng trên của học
sinh để phát huy tính tích cực, tính chủ động và sáng tạo của học sinh trong

việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn được tốt và làm nền tảng cho chương
trình THPT. Mặc dù vậy, học sinh ở các trường THCS, phần lớn có khuynh
hướng không thích học văn mà đặc biệt là phân môn tập làm văn. Và vì thế nó
đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu, vận dụng sáng tạo các kĩ năng viết
đoạn văn của các em.
II/ THỰC TRẠNG VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CỦA HỌC SINH THCS
Cũng bộ môn Ngữ văn, nhưng theo khảo sát, phần lớn các em học phân
môn Tập làm văn còn yếu mà đặc biệt là cách dựng đoạn văn khiến cho giáo
viên và học sinh còn rất lúng túng. Thường thì thời lượng quá ngắn mà kiến
thức nhiều, nên học sinh không thể tìm hiểu kĩ các đoạn văn mẫu. Phần lớn
học sinh hiểu sơ sài về mặt Lí thuyết, vì thế xác định đề bài, chủ đề và bố cục
đoạn văn càng bối rối: việc rèn kĩ năng viết được tiến hành trong các tiết phân
tích đề, dàn ý và dựng đoạn, liên kết đoạn từ thấp đến cao, từ một tiêu đề, một
ý, một đoạn văn đến nhiều đoạn, cuối cùng là một văn bản hoàn chỉnh. Khi
viết còn chưa hiểu kĩ đề bài nên hay bị sai lệch. Việc phân phối thời gian, số
lượng câu cho các đoạn, các ý lớn, ý nhỏ chưa rõ ràng, cụ thể. Cho nên, có
nhiều trường hợp viết thừa hoặc thiếu chưa xác định cụ thể đề tài, chủ đề của
đoạn văn. Quá trình lập luận, trình bày chưa chặt chẽ, lô gíc và sinh động.
Chưa biết vận dụng nhiều phương pháp liên kết trong một đoạn văn hoặc
nhiều đoạn văn. Vì thế các đoạn văn thường hay đơn thuần, nhàm chán.
Phần lớn học sinh chưa biết sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp với từng
kiểu văn bản. Và đặc biệt là phong cách văn bản.
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
I/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
“ Tự sự” là một thuật ngữ khoa học. Trong từ điển Tiếng Việt 2000( Đào
Duy Anh) giải thích:
“ Tự” là bày ra.
“ Sự” là việc ta làm.
Như vậy “ Tự sự” là lối bày tỏ sự thật.
Chúng ta cần phân biệt rõ hai khái niệm: tác phẩm tự sự (theo quan điểm

lí luận văn học) và phương thức tự sự (trong tập làm văn).
1.Theo quan điểm lí luận văn học.
“ Tác phẩm phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống
trong không gian, thời gian qua các sự kiện, sự cố xảy ra trong cuộc đời con
người. Trong tác phẩm tự sự nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình
thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức
giữa chúng hầu như không có sự phân biệt nào cả.
Nhà văn tả lại, kể lại những gì xảy ra bên ngoài mình khiến cho người
đọc có cảm giác hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới
tạo hình xác định đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ
thuộc vào tình cảm ý muốn của nhà văn”.
2.Theo quan niệm trong Tập làm văn.
Trong Tập làm văn, khái niệm “Tự sự” được hiểu theo nghĩa rộng. Đó là
phương thức biểu đạt bằng cách kể ra các sự kiện theo mối quan hệ nào đó
như quan hệ nhân quả, quan hệ liên tưởng.
Sách giáo khoa Tập làm văn trước đây (1986 – 1995) không dùng khái
niệm tự sự mà dùng các khái niệm kể chuyện, trần thuật, tường thuật. Trong
sách giáo khoa Ngữ văn-6 Tập I- trang 28 – nhà xuất bản giáo dục 2002, nêu
định nghĩa về văn tự sự như sau:
“ Tự sự” (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc
này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý
nghĩa. Tự sự giúp ngươi kể giải thích sự việc, tìm hiểu con ngươi, nêu vấn đề
và bày tỏ thái độ khen, chê.
Theo quan niệm này thì kể chuyện về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử,
tường thuật một hội nghị, một vụ hoả hoạn… đều thuộc phương thức tự sự.
Nói cách khác khái niệm tự sự bao gồm cả nội dung trần thuật, kể chuyện đã
học trong chương trình Tập làm văn trước đây.
Văn tự sự chia làm hai dạng: kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng
tượng.
+ Kể chuyện đời thường (kể chuyện đời sống) là kể người thực, việc thực

ta thường găp trong cuộc sống hàng ngày. Yêu cầu của dạng văn này phải tôn
trọng sự thật.
Có thể phân thành hai loại: kể chuyện danh nhân và kể chuyện đời
thường.
+ Kể chuyện tưởng tượng: khái niệm kể chuyện tưởng tượng chỉ mang
tính ước lệ… Vì kể chuyện bao giờ cũng phải tưởng tượng để hình dung sự
việc và kể cho người khác nghe. Kể chuyện tưởng tượng là tưởng tượng cụ
thể về số phận và cuộc sống của một sự việc về môt kết thúc khác của một câu
chuyện dẫ viết. Kể lại chuyện cổ tích theo cách nhìn mới, cách hiểu mới,
người kể phải hoá thành nhân vật. Thậm chí phải thay đổi ngôi kể để kể
chuyện hấp dẫn hợp lí.
3. Mối quan hệ giữa tự sự với các phương thức khác.
Trong quá trình tạo lập văn bản, tuỳ vào mục đích, nội dung và tính chất
của văn bản mà người viết kết hợp các phương thức biểu đạt với nhau. Điều
đó cũng có nghĩa là không thể kêt hợp các phương thức một cách tuỳ tiện.
Trong thực tế, tự sự có thể kết hợp với hầu hêt các phương thưc biểu đạt, song
chủ yếu là các phương thức miêu tả, biểu cảm và lập luận.
+ Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Ở các văn ban tự sự, phương thức kể và tả kết hợp rất chặt chẽ. Tả, kể và
biểu cảm thường gắn bó với nhau. Chẳng hạn nếu kể là chính thì miêu tả
trong khi kể nhằm làm cho sự việc kể thêm sinh động màu sắc, hình dáng,
diện mạo của nhân vật, sự việc hành động như hiện lên sống đọng trước mắt
người đọc. Yếu tố biểu cảm xuất hiện trong khi kể giúp người viết thể hiện
được rõ hơn thái độ, tình cảm của mình trước việc đó, buộc người đọc phai
trăn trở nghĩ suy trước sự việc đang kể, ý nghĩa của chuyện này càng thêm sâu
sắc.
Ví dụ 1: Tự sự kết hợp với miêu tả.
“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh
treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức
tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú

bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như
toả sáng ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú
không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai
tôi:
- “ Con có nhận ra tôi không ?”
Ví dụ 2: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
“ Nhưng, ô kìa ! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phủ phàng kéo
dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc
lá thường xuân bám trên bức tường ghạch. Đó là chiếc lá cuối cùng ở trên
cây. Ở gần cuống lá còn giữ mầu xanh sẫm, nhưng với với rìa lá hình răng
cưa đã nhuộm mầu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành, cách
mặt đất lưng chừng 20 bộ” .
+ Tự sự kết hợp với nghị luận:
Ở chương trình Ngữ văn THCS đã cung cấp 6 kiểu văn bản dựa trên 6
phương thức biểu đạt chính. Nếu như các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự
sự… chủ yếu dùng hình tượng, hình ảnh, cảm xúc để tái hiện hiện thực thì
nghị luận dùng lí lẽ lô gíc phán đoán nhằm làm sáng toả một ý kiến một quan
điểm, tư tưởng nào đó. Các phương thức trên là cơ sở của tư duy hình tượng,
còn nghị luận là cơ sở của tư duy lô gíc. Chính vì thế mà trong văn bản tự sự,
để người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết,
người kể có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến nhận xét cùng những
lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận
làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
Ví dụ 3: “ Chao ôi ! đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không
cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc bần tiện, xấu xa bỉ ổi…
toàn là những thứ để ta tàn nhẫn không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác
nhưng thị khổ quá rồi. một người đau chân có lúc nào quen được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta
chẳng nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tôt của người ta bị những nỗi lo
lắng buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ

giận…”.
Như vậy, có thể nói rằng trong tự sự gần như có tất cả các phương thức
biểu đạt vì tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất với cuộc sống mà cuộc sống
thì hết sức đa dạng, phong với đầy đủ tất cả các tình huống, cảnh ngộ, tất cả
các kiểu nhân vật, các mẫu người mà ta gặp thường ngày. Vì thế mà trong văn
bản tự sự có các yếu tố khác kết hợp. Song tiêu biểu là các yếu tố miêu tả,
biểu cảm và nghị luận như đã trình bày ở trên.
II/ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
1.Quan niệm về đoạn văn.
2.Trong các tài liệu về ngữ pháp văn bản đã thừa nhận : Giữa
câu và văn bản có một đơn vị ngữ pháp, đơn vị này được gọi bằng những tên
gọi khác nhau: chỉnh thể cú pháp phù hợp, chỉnh thể trên câu, thành tố của
văn bản, khổ văn xuôi, đoạn văn…Đó là đơn vị trung gian giữa các câu văn,
văn bản. Ngoại trừ văn bản chỉ có một câu, thông thường văn bản có nhiều
câu. Nhưng câu không phải là đơn vị cấu tạo nên văn bản mà chỉ là đơn vị
trực tiếp cấu tạo nên đơn vị trung gian này. “ Chỉnh thể trên câu là một đơn vị
ngữ pháp có sự gắn bó một cách chặt chẽ, có một kết cấu nhất định và thể
hiện hoàn chỉnh một tiểu chủ đề. Còn đoạn văn là một bộ phận của văn bản
mang nhiều màu sắc phong cách ”. ( Phong cách cá nhân và phong cách
chức năng ).
Vì vậy, dùng khái niệm đoạn văn trong việc xây dựng các loại văn bản là
hoàn toàn hợp lí. Tuy nhiên hiện nay đã và đang tồn tại nhiều cách hiểu khác
nhau về doạn văn.
Thứ nhất : đoạn văn được dùng với ý nghĩa chỉ sự phân đoạn về nội dung,
phân đoạn ý của văn bản.
Thứ hai : đoạn văn được hiểu là sự phân đoạn hoàn toàn mang tính hình
thức. Muốn có đoạn văn ta phải chấm xuống dòng.
Mỗi chỗ chấm xuống dòng cho ta một đoạn văn.
Nếu quan niệm đoạn văn như vậy có nghĩa là bất chấp nội dung một đoạn
văn. Như vậy, phải chăng đoạn văn được xay dựng một cách tuỳ tiện, không

dựa vào cơ sở ngữ nghĩa.
Hiện nay, có một cách hiểu thoả đáng hơn cả là coi đoạn văn vừa là sự
phân đoạn về nội dung, vừa là sự phân đoạn hình thức. Đoạn văn là đơn vị cơ
sở của văn bản. Về mặt nội dung đoạn văn phải đảm nhận một chức năng nào
đấy về mặt nghĩa, có thể hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh. Tính hoàn chỉnh
này thể hiện ở chỗ sau mỗi đoạn văn phải có dấu chấm xuống dòng,chữ đầu
bao giờ cũng phhải viết hoa và lùi vào phía trong. Dựa vào sự phân tích như
trên có thể quan niệm “ Đoạn văn là cơ sở cấu thành văn bản trực tiếp đứng
trên câu diễn đạt môt nộ dung nhất định, được mở đầu bằng chỗ lùi vào đầu
dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn).
Vậy, vấn đề đặt ra là: nếu căn cứ vào quan niệm đoạn văn như trên,
trong những trường hợp có đối thoại giữa các nhân vật, tức là khi xây dựng
những đoạn văn tự sự, khái niệm này cần phải lí giải như thế nào ?
3. Đoạn văn tự sự.
Tự sự theo nghĩa rộng là phương thức biểu đạt bằng cách kể ra các sự
kiện theo mối quan hệ nào đấy như: quan hệ nhân quả, quan hệ liên tưởng.
Cốt truyện của tác phẩm tự sự được thể hiện qua môt chuỗi tình tiết, thông
thường mỗi tình tiết được kể bằng một đoạn văn. Bởi vậy, đoạn văn tự sự có
thể giới thiệu nhân vật (lai lịch, tên họ, quan hệ, tính tình, tài năng…) hoặc kể
về các việc làm, hành đọng, lời nói, kết quả và sự đổi thay do các hành động
ấy đem lại. Ở đoạn có lời đối đáp giữa các nhân vật thường tương ứng với
một đoạn thoại, tức là đoạn đối thoại ấy nhằm hướng đến một nội dung nào đó
trong toàn bộ nội dung của văn bản. đoạn thoại có thể gồm nhiều cặp thoạ
cùng hướng đến một nội dung nào đó trong toàn bộ cuộc thoại.
Vậy, thế nào là đoạn văn tự sự ? Đoạn văn tự sự có đặc điểm gì ? Để
hiểu được vấn đề này ta xết các ví dụ sau:
Ví dụ 1 : “ Chẳng bao lâu, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa bé
không chân, không tay, tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm toan vứt đi thì
đứa con bảo:
-Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp. Nghĩ lại

thấy thương con, bà đành để con lại nuôi và đặt tên cho nó là Sọ Dừa ”.
Ví dụ 2 : “ Vị quan nọ bảo:
-Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp vua với điều kiện anh phải chia đôi
nửa phần thưởng của nhà vua. Nếu không thì thôi.
Người nông dân đồng ý. Viên quan nọ liền dẫn ông ta vào cung vua. Vua
cầm lấy viên ngọc và bảo:
-Thế anh muốn ta thưởng cho anh cái gì bây giờ ?
Người nông dân bèn thưa:
-Xin bệ hạ hãy thưởng cho thần 50 roi… Chỉ có điều là hạ thần đã
đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của
bệ hạ. Vậy, xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người 25 roi ”.
Xét hai phần văn bản trên, chúng ta nhận thấy tương ứng các nội
dung sau:
+ Ở ví dụ 1 : tâm trạng của bà mẹ và thái độ của Sọ Dừa.
+ Ở ví dụ 2 : sự tham lam của viên quanvà thái độ thông minh của người
nông dân.
Đây là những đoạn văn tự sự trình bày những sự việc, những hành
động liên quan đến các nhân vật, tức là đã mang đặc trưng cho phong cách
chức năng và phong cách cá nhân. Khái niệm đoạn văn tự sự ở đây liên quan
trực tiếp đến ngữ dụng học, đặc biệt là những khái niệm như: cuộc thoại, đoạn
thoại. Nhưng, cần phải xác định: Đoạn văn tự sự là cuộc thoại hay đoạn thoại?
“ Cuộc thoại là đơn vị hội thoại bao trùm lớn nhất. Có thể nói, toàn
bộ hoạt động ngôn ngữ của con người là trong chuỗi dằng dặc những lời đối
đáp ấy của con người để nghiên cứu chính là cuộc thoại ”.
Có trê dựa trên các tiêu chí sau để xác định một cuộc thoại: - nhân
vật đối thoại: sự đương diện liên tục của những người đối thoại.
- Tính thống nhất về thời gian và địa điểm.
- Tính thống nhất về đề tài diễn ngôn.
- Các dấu hiệu danh giới về cuộc thoại.
- Đoạn thoại: là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết với

nhau về ngữ nghĩa (một chủ đề duy nhất) hoặc về ngữ dụng (tính duy nhất về
đích).
Cấu trúc tổng quát của một đoạn thoại có thể là:
+ Đoạn thoại mở thoại.
+ Thân cuộc thoại.
+ Đoạn thoạ kết thúc.
Từ cách phân tích và những khái niệm trên, có thể đi đén khẳng định: tự
sự là phương thức trình bầy một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự
việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Bài văn tự sự gồm nhiều đoạn văn. Đoạn văn tự sự có thể giới thiệu về
nhân vật (lai lịch, tên họ, quan hệ, tính tình, tài năng…) hoặc kể về các việc
làm, hành động, lời nói, kết quả và sự đổi thay do các hành đồng ấy đem lại.Ở
những đoạn có lời đối đáp giữa các nhân vật thường tương ứng với một đoạn
thoại, tức là đoạn đối thoại ấy nhằm hướng đến một nội dung nào đó trong
toàn bộ cuộc thoại.
Như vậy, phần văn bản ở ví dụ 1 trích dẫn ở trên là một đoạn văn tự sự
tương ứng với nội dung: tâm trạng của bà mẹ sau khi sinh con và thái độ của
Sọ Dừa khi nói với mẹ.
Phần văn bản ở ví dụ 2 gồm 2 đoạn văn tự sự tương ứng với hai nội dung
sau: mong muốn được dâng ngọc quí cho vua của người nông dân và điều
kiện của viên quan ; thái độ của vua và câu trả lời thông minh của người nông
dân.
III/ YÊU CẦU CỦA ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
Khái niệm đoạn văn và những vấn đề liên quan đến đoạn văn, các lớp
trên học sinh mới tiếp thu một cách hoàn chỉnh và có hệ thống. Nhưng từ lớp
6, học sinh đã phải viết các đoạn văn tự sự, miêu tả. Vì vây, trước khi hướng
dẫn học sinh viết đoạn văn tự sự, giáo viên cần cung cấp một số vấn đề liên
quan đến khái niệm đoạn văn và những yêu cầu cụ thể khi viết đoạn văn, đặc
biệt tạo cho học sinh kĩ năng xác định câu chủ đề trong đoạn văn và viết
những đoạn văn có câu chủ đề.

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa, lùi
đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý
tương đối hoàn chỉnh.
Một đoạn văn bao giờ cũng phải liên quan chặt chẽ với các đoạn văn
khác trong bài văn, nghĩa là đoạn văn ấy phải chịu sự chi phối của phong cách
văn bản. Đoạn văn tự sự phải mang màu sắc của văn bản tự sự, tức là phải kể
về người, về việc, về hành động của các nhânvậth. Mỗi đoạn văn tự sự thường
có một ý chính diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn
đạt những ý phụ dẫn đén ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý
chính nổi lên. Các câu trong đoạn văn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về
nội dung (cùng hướng về một vấn đề) và hình thức (các câu liên kết với nhau
thông qua các phương tiện liên kết).
IV/ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
1 .Xác định ý của đề .
Để làm tốt bài văn tự sự, trước khi làm phải đọc kĩ đề bài và nắm vững
yêu cầu của đề bài, từ đó sẽ xá định nội dung theo yêu cầu của đề. Như vậy,
xác định của đề là suy nghĩ, định hướng, xác định nội dung sẽ viết theo yêu
cầu của đề. Cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, tình tiết, diễn biến, kết qua và
ý nghĩa của truyện. Nếu là truyện sáng tạo thì cần phải nghĩ về việc đặt tên
truyện.
Với việc xác định ý của đề tuỳ theo yêu cầu của đề bài mà giáo viên
hướng dẫn cho học sinh cách xác định ý, lựa chọn ý cho bài viết. Để làm sáng
tỏ yêu càu của đề bài học sinh cần phải triển khai, trình bày nội dung cụ thể
của đối tượng, tức là cần trả lời câu hỏi: viết những gì ? Với bài van tự sự học
sinh cầnphải xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu
chuyện.
2 .Xác định câu chủ đề cho từng ý .
Trong văn bản tự sự có nhiều đoạn văn. Mỗi đoạn văn thường diễn đạt
một ý tương đối hoàn chỉnh. Ý chính này thường được diễn đạt thành một
câu, gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó,

hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên. Để viết được các đoạn
văn có nội dung phù hợp với chủ đề của đoạn văn, trước hết xác định chủ đề
lớn của bài văn là gi ? Sau đó mới xác định câu chủ đề cho từng ý, tức là từng
đoạn văn. Các câu chủ đề của đoạn văn thường nằm ở đàu đoạn (đoạn văn
trình bày theo cách diễn dịch) hoặc ở cuối đoạn (đoạn văn qui nạp).
3. Sử dụng phép liên kết và cách dùng từ trong đoạn văn .
Mỗi đoạn văn bao giờ cũng phải trình bay tương đối hoàn chỉnh một ý.
Các câu trong đoạn văn phải có quan hệ về ý nghĩa và phải liên kết chặt chẽ
với nhau bằng các phương tiện liên kết.
Phương tiện liên kết những từ, những tổ hợp từ dùng để liên kết câu.
Phép liên kết là cách sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết câu. Có
các phép liên kết sau: phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép
nghịch đối…
Ví dụ: - Đoạn văn sử dụng phép nối.
“ Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con
lắm, thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã chửi người ta chòng ghẹo
mình, díu đôi đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy
cũng cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tỉnh
ngay”.
(Thạch Lam – Hàng nước cô Dầu)
- Đoạn văn sử dụng phép lặp.
“ Mặt trời lặn dần sau đỉnh núi. Đã đến lúc khỉ và cáo phải về nhà. Khỉ
bảo cáo: “ Mai mời cậu đến nhà tớ chơi nhé, được không ? Cáo băn khoăn:
“ Chỗ bạn ở có bao nhiêu là nhà, làm sao tớ tìm được” khỉ hào hứng “ Ồ thế
này nhé, tớ sẽ vẽ lên trên cánh cổng nhà tớ. Bạn sẽ tìm thấy ngay thôi mà”.
- Đoạn sử dụng phép thế .
“ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương.
Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực,
Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng”.
4. Cách viết đoạn văn tự sự .

Một đoạn văn tự sự thông thường gồm có cấu tạo ba phần: Mở bài, Thân
bài, Kết bài.
Mở bài và Kết bài thường được viết thành một đoạn văn, còn phần thân
bài gồm nhiều đoạn văn.
4.1 . Cách viết đoạn Mở bài :
Phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu nhân vật, tình huống phát sinh câu
chuyện, không gian, thời gian của câu chuyện. Như vậy, phần này phải trả lời
các câu hỏi: câu chuyên xảy ra ở đâu ? Vào không gian nào ? Câu chuyện có
mấy nhân vật ? Nhân vật chính là ai ? Cũng có lúc người ta bắt đầu từ một sự
cố nào đó, hoặc kết cục câu chuyện, số phận nhân vật, rồi ngược lên kể lại từ
đầu.
Nhìn chung cách mở bài của bài văn tự sự rất phong phú đa dạng, bao
gồm:
*Giới thiệu nhân vật và tình huống phát sinh câu chuyện. Cách mở bài
này nhằm thu hút người đọc, tạo sự tò mò đối với người đọc. Cách này ta
thường thấy trong những câu chuyện cổ tích, chuyện ngụ ngôn.
Ví dụ: “ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị
Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiên dịu, vua cha yêu thương hết mực,
muốn kến cho con một người chồng thật xứng đáng”.
* Cách mở bài giới thiệu trực tiếp nhân vật.
Ví dụ: “ Cô Mắt, cậu chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sông
với nhau khá thân thiết.
* Cũng tương tự như cách mở bài giới thiệu trực tiếp nhân vật nhưng có
khi kể lại theo ngôi thứ nhất, nhân vật trong truyện tự giới thiệu về mình.
Ví dụ: “ Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. chúng tôi ở trong một hang
dưới chân núi cao điểm. Con đương qua trước hang kéo lên đồi đi đến đâu
đóxa ! Đường bị đánh lỡ loét, Màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đương
không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều
rể nằm lăn lóc. Những tảng đá to.Một vài cái thùng xăng hoặc vành ô tô méo
mó, han ghỉ nằm trong lòng đất”.

* Cũng có những truyện lại được bắt đầu bằng vài câu tả cảnh, tả thời
khắc lúc đó để tạo bối cảnh cho chuyện.
Ví dụ: “ Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt,
cái giống hoa ngay từ khi mới nở, màu săc đã nhợt nhạt;Hẳn có lẽ vì đã sắp
hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa còn sót lại trở nên đậm
sắc hơn”
* Cách mở đàu nói đến kết quả sự việc rồi mới ngược lên kẻ lại từ đầu.
Ví dụ : “ Các bạn ! Mỗi lần nhìn thấy cây lược ngà nhỏ ấy là mỗi lần tôi
băn khoăn và ngậm ngùi.Trong cuộc đời kháng chiến của tôi ; tôi đã chứng
kiến không biết bao nhiêu là cuộc chia tay, nhưng tôi chưa bao giờ lại xúc
đông như lần ấy…”
Như vậy, trong văn bản tự sự có nhiều cách mở đàu câu chuyện, điều
đáng quan tâm là phải mở đầu làm sao để thu hút sự quan tâm chú ý, tò mò,
hấp dẫn đối với người đọc. Hầu hết học sinh đều cảm thấy rất khó khăn khi
viết đoạn mở bài. Bởi vì mở bài có lưu loắt, trong sáng, hấp dẫn thì làm văn
mới có cảm xúc, mới hay và thu hút người đọc. Chính vì vậy, rèn luyện kĩ
năng viết đoạn mở bài cho học sinh là điều đáng quan tâm đối với mỗi giáo
viên dạy văn.
4.2. Cách viết đoạn thân bài.
Phần thân bài của bài văn tự sự gồm nhiều đoạn văn. Mỗi đoạn văn là
một ý của bài. Các đoạn trong phần này có thể được trìng bày theo các trình
tự nhất định. Song vẫn có các cách viết khác.
+ Đoạn văn giới thiệu nhân vật.
Trong tác phẩm tự sự, nhân vật là đặc trưng thẩm mĩ cốt yếu đóng vai trò
trung tâm của tác phẩm. Không có nhân vật thì không có cốt truyện. Mọi diễn
biến mâu thuẫn và những vấn đề nảy sinh cần giải quyết đều phải biểu hiện
qua nhân vật và hành động của nhân vật. Mọi sự việc trong văn tự sự điều
xoay quanh nhân vật, do nhân vật làm và thể hiện tính cách nhân vật.
Ví dụ: “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” hai nhân vật này được khắc hoạ như sau:
Sơn Tinh ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ. Vẫy tay về phía Đông, phía Đông

nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên dãy núi đồi. Còn nhân vật
Thuỷ Tinh thì: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về, là chúa của vùng nước
thẳm”.
Các nhân vật trong tác phẩm tự sự có quan hệ thân thiết với nhau và đều
có mối quan hệ với cốt truyện. Chính nhân vật sẽ quyết định việc lựa chọn cốt
truyện, bởi vì cốt truyện chính là hệ thống các biến cố tạo thành hệ thống
quan trọng duy nhất của tác phẩm. Xây dựng nhân vào trong quan hệ với các
nhân vật khác trong hệ thống các biến cố, sự kiện để từ đó tính cách nhân vật
được bọc lộ.
Nhân vật là một đặc trưng cơ bản của tác phẩm tự sự, vì thế việc xây
dựng đoạn văn về nhân vật giữ một vai trò quan trọng trong tác phẩm văn
học.
+ Đoạn văn xây dựng sự việc:
Tự sự là trình bày một chuỗi sự việc để thông báo , giải thích, tìm hiểu,
thể hiện một điều gì (chủ đề). Do đó, muốn tự sự, người ta phải chọn sự việc,
liên kết sự việc sao cho thể hiện được điều muốn nói (tức là chủ đề của
truyện) làm cho câu chuyện có ý nghĩa. Vì vậy, tự sự không đơn giản là kể
việc mà kể việc sao cho có ý nghĩa, sắp xếp theo một hệ thống đảm bảo tính
liên kết giữa các sự việc, làm cho câu chuyện phát triển một cách tự nhiên.
Nếu trong một đoạn văn xây dựng sự việc theo kiểu sáng – trưa – chiều – tối
thì không tạo câu chuyện, hoặc chuỗi các sự vật liên tiếp không có sự kiện
biến cố cũng không tạo thành truyện bởi vì nó vô nghia. Sự việc tạo thành câu
chuyện phải khác thường, tác đông của sự việc phải gây biến đổi, nhằm bọc lộ
ban tính, nguyên nhân bên trong của con người hay sự vật mới tạo thành
truyện.
Sự việc trong văn tự sự thường được kể một cách cụ thể: sự việc xảy ra
trong khoảng không gian, thời gian như thế nào (sáng, trưa, chiều, tối, thời kì
nào, ở đâu)
Ví dụ: “ Bấy giờ ở Trung Quốc, nhà Tần vừa thành lập( năm 221-trước
CN) .Năm 218 Tần Thuỷ Hoàng sai tướng Đỗ Thư đem 50 vạn quân chia

thành năm mũi xâm lược đất Bắch Việt ở phía Nam. Quân Tần Thuỷ Hoàng
đến đâu lấy thêm quân huyện mới đến đấy (…) quân xâm lược tàn bạo càng
hung hăng tiến sâu vào đất cua người Âu Việt – Lạc Việt”.
Trong hệ thống sự việc của đoạn văn tự sự : có sự việc khởi đầu, sự việc
cao trào, sự việc kết thúc. Khi xây dựng sự việc cần có sự việc mở đầu, nó là
nguyên nhâ trực tiếp làm bùng nổ các xung đột.
Ví dụ : sự việc mở đầu trong truyện “ Sơn Tinh – Thuỷ Tinh ” là vua Hùng
Vương thứ mười tám kén phò mã. Đó là nguyên nhân của các sự việc tiếp
theo: Sơn Tinh – Thuỷ Tinh đến cầu hôn. Vua thách sính lễ, Sơn Tinh lấy
được vợ.
Sự phát triển bao gồm các chuỗi sự kiện hoặc các biến cố nối tiếp nhau
làm cho xung đột phát triển đến cao trào, sự việc cao trào là xung đột gay gắt
căng thẳng và đi đến chỗ nhất thiết phải giải quyết.
Ví dụ: Thuỷ Tinh không lấy được vợ, nổi giận đem quân đuổi theo đánh
Sơn Tinh, hòng cướp lại Mị Nương, Sơn Tinh cũng không chịu thất bại và
đánh trả lại Thuỷ Tinh. Sự việc kết thúc là kết quả của xung đột được giải
quyết, ví dụ: Thuỷ Tinh thất bại.
Các sự việc được sắp xếp theo một trình tự hợp lí cái trước là nguyên
nhân của cái sau và là cái kết quả của cái trước. Đó là sự sắp xếp như thế
khiến cho các sự việc quan hệ với nhau gắn bó chặt chẽ. Như vậy, xây dựng
sự việc chính là quá trình tìm ý, chọn ý, sắp xếp các ý để viết đoạn văn tự sự.
* Đoạn văn sử dụng ngôi kể và thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.
a/ Kể theo ngôi thứ nhất: khi kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện
xưng: tôi, chúng tôi, em, chúng em. Cách kể này mang màu sắc cá nhân, kể
những gì mình biết, mình làm.
Có hai loại ngôi kể: ngôi kể thứ nhất của tác giả đứng ra kể chuyện mình
hoặc chuyện mình biết. Ví dụ: bút kí, hồi kí, và ngôi thứ nhất được kể bằng
lời của một nhân vật hư cấu. Ví dụ: “ Dế Mèn phiêu lưu kí” ( Tô Hoài)
b/ Kể theo ngôi thứ ba:
Kể theo ngôi thứ ba là ngôi kể rất cổ xưa, thường gặp trong thần thoại,

truyền thuyết, cổ tích. Ở đó, người kể bằng cách gọi tên sự vật, nhân vật.
Nhưng cũng có lúc người kể có nhu cầu bọc lộ thái độ chủ quan của mình
bằng cách bình luận về một điều gì đó.
Sự thay đổi ngôi kể trong đoạn văn tự sự.
Trong tác phẩm tự sự không phải lúc nào nhà văn cũng chỉ sử dụng
một ngôi kể, để tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyên cần phải phối hợp các
ngôi kể với nhau. Một câu chuyện có thể kể theo ngôi thứ ba, nhưng khi tả
người, tả cảnh lại nhìn nhận theo cách nhìn một nhân vật trong truyện.
Ví dụ: trong truyện “ Lão Hạc” (Nam Cao) toàn bộ câu chuyện được kể
bằng lời của ông giáo, nhưng khi tả cảnh bắt chó, Lão Hạc than thở lại được
kể bằng lời của Lão Hạc. Đó là sự chuyển đổi ngôi kể.
* Đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Ví dụ: “ Dân phu kể hàng trăm ngàn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ
gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì
bõm dưới bùn lầy ngập quá khửu chân, người nào, người nấy lướt thướt như
chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm” – (Phạm Duy Tốn – Sống chết mặc
bay).
* Đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận.
Ví dụ: “ Nhĩ nghĩ một cách buồn bả con người ta trên đường đời thật khó
tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng trình, vả lại nó đã thấy có cái gì
hấp dẫn ở bên sông đâu ? Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải, từng in gót
chân khắp mọi chân trời xa lạ mới thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một
cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái
điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê ph lẫn với một nỗi
ân hận, đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích khác”.
4.3 . Cách viết đoạn kết bài.
Cũng như phần mở bài, phần kết bài cũng có nhiêu cách kết thúc: thông
thường kết thúc hay gắn với chủ đề câu chuyện. Hay cụ thể hơn là truyện cổ
tích thường hay khép lại bằng hai chữ: từ đây, từ đó .
Ví dụ: “ Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão

lụt dâng nước đánh Sơn Tinh…”
Ví dụ: Thánh Gióng đánh đuổi xong giặc Ân, một mình, một ngựa, cởi bỏ
giáp sắt và bay về trời” ( Thánh Gióng).
Kết thúc mở.
Là loại kết thúc mà khi các diễn biến còn chưa kết thúc để người đọc tự
suy luận về hướng phát triển của câu chuyện. Cách kết thúc như vậy lai chưa
phải kết thúc.
Ví dụ: Kết thúc của tác phẩm “ Tắt đèn ” – Ngô Tất Tố.
Hoặc : tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa ” – Nguyễn Thành Long.
V/ MỘT SỐ ĐOẠN VĂN TỰ SỰ TIÊU BIỂU
Đoạn mở bài :
1 . Trời vừa sáng, tờ lịch bay bay như muốn nói: “ cô bé ơi hôm nay
thứ ba rồi đấy !”Em vùng dạy, tìm cặp sách, chiếc cặp to phồng những sách
vở em chuẩn bị từ trước khi đi ngủ, đang nằm ngay ngắn trên bàn trong tư
thế “ sẵn sàng”… Bác đồng hồ kêu reng… reng nhắc đã đến giờ. Nào chào
chị lịch chăm chỉ, chào bác đồng hồ vui tính; em đi học nhé.
( Bài làm của học sinh).
2 . Năm học này, lớp em có nhiều bạn học sinh đã nêu cao tấm gương bền
bỉ, khắc phục khó khăn trong học tập đạt nhiều thắng lợi có bạn yếu Văn đã
trở thành giỏi Văn. Có bạn yếu Toán đã trở thành học sinh giỏi Toán. Nhiều
tấm gương sáng đã làm em vô cùng cảm phục. Trong số đó gương bạn Thu
Lan đã in sâu vào tâm trí em nhất.
(Theo Tập làm văn lớp – 5- Sở giáo dục Cửu Long)
3 . Trời về mưa, cái nắng càng trở nên gay gắt. Những đợt gió mạnh ào
qua làm hơi nóng từ đường nhựa bốc lên hầm hập, cuốn bụi bay mù mịt. Tôi
gò lưng trên chiếc xe đạp mong cho mau chóng về tới nhà. Sau một buổi học
căng thẳng, giờ thì trong bụng đã đói meo. Lại thêm cả khát nữa. Con đường
như dài ra, mắt tôi chợt sáng lên khi nhìn thấy hiệu kem trước mắt. Phải rồi,
lúc này mà thưởng thức cảm giác mát lạnh của một que kem thì thú vị phải
biết. Một ngìn mẹ cho ăn sáng vẫn còn nguyên đây. Tôi vội vả ghé xe vào vệ

đường. Đột nhiên, tôi giật bắn mình vì một tiếng quát the thé:
- Thằng ranh kia ! Cứ đứng ám mãi trước hàng người ta thế hả ? Có xéo
ngay đi không thì bảo !
Thì ra bà chủ hiệu kem đang quát một đứa ăn xin gầy gò rách rưới.
4 . Hàng năm đã trôi qua, Thuỷ Tinh lặng lẽ ôm nỗi buôn dưới Thuỷ
Cung. Chàng nghĩ tới Mị Nương và vẫn không thôi khao khát được cùng
nàng nên vợ nên chồng. Và có lẽ buồn hơn cả là cái tiếng xấu mà thiên hạ đã
gán cho chàng kể từ ngày giữa chàng và Sơn Tinh giao chiến để giành Mị
Nương. Thế rồi một hôm, Thuỷ tinh quyết đi tìm Mị Nương. Chàng từ ơbiển
Đông ngược dòng sông Hồng men theo con suối nhỏ để đi lên nui Tản. Một
ngày. Hai ngay. Một tháng. Hâithngs. Núi Tản kia rồi, Thuỷ Tinh nép mình
sau tảng đá lớn. Chàng hy vọng Mị Nương sẽ ra suối…
5 . Một buổi sáng, tôi đến trường sớm hơn mọi ngày để làm trực nhật.
Đang từ từ đưa những lát chổi nơi hành lang, tôi chợt nghe thấy tiếng rền rĩ :
“Ai ! Đau quá ! Sao tôi lại khổ thế này !” Tôi bước về phía có tiếng rên ấy và
sững người lại: Trước mắt tôi, bức tường hành lang loang lổ những vết xước
và những hình vẽ. Chắc đây là trò đùa của mấy cậu học sinh lớp 6 E đây
mà.Lớp này luôn đứng bét trường vì mấy vị trường này.
Đoạn thân bài :
1. Chiều hôm qua, khi trống trường đã tan, một nhóm học trò vẫn còn
nán lại. Họ thì thầm với nhau một điều gì đó rồi cả lũ kéo đi. Một lúc sau họ
quay lại, mặt cậu nào, cậu nấy đỏ phừng phừng; Quần áo thì lấm lem bụi đất.
Hình như họ vừa đá bóng thua thì phải. Tiếng cải nhau ỏm tỏi. Tiếng gắt
gỏng om sòm. Bỗng “ huỵch” cậu Dũng béo thượng cả đôi giày bẩn thiểu
dính đkầy bùn đất, đá phốc vào người tôi khiến tôi choáng cả người. Chưa
kịp định thần lại thì thêm một cú trời giáng nữa. Tôi tối tăm cả mặt mũi. Ôi !
Cái áo trắng tinh của tôi ! Một vài vết xước đã hằn lên thân thể tôi.
2. Mị Nương thoáng đỏ mặt. Nàng không thể không chạnh lòng trước lời
tâm sự chân thành của Thuỷ Tinh. Tự nàng cũng rõ rằng ngày ấy, khi cùng
các lạc Hầu bàn bạc để tìm cách chọn rể hiền. Vua cha cùng với quần thần

trong triều đã ngầm thiên vị cho Sơn Tinh. Ngay cả lúc ấy, dù thầm thán phục
cả hai chàng như nhau, nhưng tự trong thâm tâm, nàng vẫn thấy Sơn Tinh
gần gũi với mình hơn. Vả lại chỉ nghĩ tới việc lấy chông về miền nước thẳm
xa xôi cách trở, nàng đã sợ hãi rfồi. Nhưng mọi chuyên đã qua… Mị Nương
nghiêm nghị nhìn Thuỷ Tinh.
- Ta hiểu lòng chàng – nhưng sau khi mọi việc đã in bề sao chàng còn
gây chiến với phu quân ta mãi không thôi, để muôn dân điêu đứng ? Chàng
thật đáng trách.
3. Mùa thu năm ấy, một mùa thu không thể nào quên; Đó là những ngày
lụt lội. Tôi còn nhớ rất rõ. Nước ngập hơn nửa bánh xe. Mưa, gió, gào rít dữ
dộ. Cha tôi hôm ấy hơi mệt vì tối qua bị mắc mưa. Nếu nghỉ mất một buổi thì
hơi tiếc vì toàn là môn khó. nhưng nhìn cha với dáng vẻ mệt mỏi rồi nhìn ra
ngoài trời… mưa gió, tôi lại tự an ủi “ Thôi, mai mình mượn vở của bạn cũng
được, nhưng nếu mai cũng…”.

×