Tải bản đầy đủ (.pdf) (261 trang)

Bài giảng Phát triển kỹ năng quản trị (2021) - Đại học Thủy lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30 MB, 261 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Bộ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI GIẢNG

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN TRỊ

HÀ NỘI, 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

KHOA KINH TÉ VÀ QUẢN LÝ

Bộ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

Tập thể tác giả: Trương Thị Hương (chủ biên)

Phạm Thị Phương Thảo - Vũ Huy Vĩ - Phạm Thị Hải Yến
Bùi Thị Phương Thảo - Bùi Thị Thu Huế - Nguyễn Thị Hương

BÀI GIẢNG

PHÁT TRIỂN KỸ NẢNG QUẢN TRỊ

HÀ NỘI, 2021



MỤC LỤC
Trang

GIỚI THIỆU BÀI GIẢNG......................................................................................................... 7
1. Sự cần thiết của môn học........................................................................................................7

2. Mục tiêu môn học..................................................................................................................... 8
3. Cấu trúc môn học......................................................................................................................9
4. Phương pháp tiếp cận môn học........................................................................................... 10
5. Phương pháp đánh giá môn học.......................................................................................... 10
Chương 1. KỸ NĂNG Tự NHẬN THỨC BẢN THÂN..................................................... 11
1.1. Khái niệm tự nhận thức....................................................................................................11
1.2. Ý nghĩa của tự nhận thửc.................................................................................................. 13

1.2.1. Tự nhận thức giúp mỗi cá nhân hiểu rõ bản thân......................................................... 13

1.2.2. Tự nhận thức giúp môi cá nhân đặt ra mục tiêu cuộc song khả thi.............................. 14
1.2.3. Tự nhận thức giúp mỗi cá nhân tự hoàn thiện bản thân............................................... 14

1.2.4. Tự'nhận thức giúp mỗi cá nhân tạo dụng sự thành công............................................. 16
1.2.5. Tự nhận thức giúp mỗi cá nhân có moi quan hệ hài hòa.............................................. 17

1.2.6. Tự nhận thức giúp cân bằng trong to chức.................................................................... 18
1.3. Đặc điểm của tự nhận thức............................................................................................... 19

1.3.1. Tự nhận thức mang tỉnh đa chiểu................................................................................... 19
1.3.2. Tự nhận thức là một quá trình thay đổi liên tục............................................................ 20
1.3.3. Tự'nhận thức chịu ảnh hưởng những đánh giá tù'bên ngoài....................................... 20
1.4. Một số công cụ tự nhận thức............................................................................................. 21


1.4.1. Cửa sổ JOHARI............................................................................................................... 21

1.4.2. Công cụ nhận biết năng lực tốt nhất của bản thân RBS (Reflected Best Self)............ 26
1.4.3. Công cụ SWOT................................................................................................................. 28
1.5. Một số gọi ý nâng cao kỹ năng tự nhận thức............................................................... 30

1.5.1. Nhìn nhận bản thân một cách khách quan.................................................................... 30
1.5.2. Thực hiện việc tự phê bình môi ngày.............................................................................. 31

2


1.5.3. Luyện tập thói quen suy ngâm......................................................................................... 31
1.5.4. Yêu cầu những người tin cậy miêu tả về mình............................................................... 33
1.5.5. Giúp đỡ người khác tự nhận thức................................................................................... 33

Chương 2. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ CẢM xúc............................................ 38
2.1. Khái quát về quản trị cảm xúc........................................................................................ 39

2.1.1. Khái niệm cảm xúc.......................................................................................................... 39
2.1.2. Phân loại cảm xúc............................................................................................................ 40

2.1.3. Khái niệm quản trị cảm xúc............................................................................................ 42
2.1.4. Vai trò của quản trị cảm xúc.......................................................................................... 43

2.2. Các bước quản trị cảm xúc............................................................................................... 46
2.3. Quản trị cảm xúc trong thòi gian dài.............................................................................. 53
2.3.1. Tập suy nghĩ lạc quan...................................................................................................... 53
2.3.2. Rèn luyện sự tự tin.......................................................................................................... 55
2.3.3. Học cách kiếm soát cảm xúc bằng trí tuệ....................................................................... 56

2.3.4. Sử dụng ngơn từ phù họp và khéo léo mang tính tích cực............................................ 59

Chương 3. KỸ NÀNG QUẢN LÝ THỜI GIAN.................................................................. 64

3.1. Khái niệm quản lý thòi gian.............................................................................................. 64
3.2. Vai trò của quản lý thịi gian............................................................................................ 65
3.3. Ngun nhân gây lãng phí thịi gian............................................................................... 66
3.4. Các bước quản lý thời gian.............................................................................................. 68
3.5. Một số phương pháp quản lý thòi gian.......................................................................... 73
3.5.1. Quản lý thời gian theo công thức 5 chữ A...................................................................... 73

3.5.2. Quản lý thời gian theo phương pháp Eisenhower.......................................................... 76
3.5.3. Quản lý thời gian theo phương pháp Pomodoro............................................................ 78

3.5.4. Quản lỷ thòi gian theo quy tắc PARETO (80/20).......................................................... 81
Chương 4. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHĨM..........................................................................87

4.1. Khái niệm làm việc nhóm.................................................................................................. 87
4.2. Những lợi ích và bất lợi khi làm việc nhóm................................................................... 89

3


4.2.1. Những lợi ích khi làm việc nhóm................................................................................... 89

4.2.2. Những bất lợi khi làm việc nhóm................................................................................... 90
4.3. Các giai đoạn phát triển nhóm........................................................................................ 91

4.3.1. Giai đoạn hình thành (Forming stage)........................................................................... 92
4.3.2. Giai đoạn xung đột (Storming stage).............................................................................. 92

4.3.3. Giai đoạn ổn định (Norming stage)................................................................................. 93

4.3.4. Giai đoạn thực hiện (Performing stage)......................................................................... 93
4.3.5. Giai đoạn tan rã (Adjourning stage)............................................................................... 93
4.4. Các nguyên tắc làm việc nhóm..............................................................................................93

4.5. Một số kỹ năng trong làm việc nhóm............................................................................. 95

4.5.1. Kỹ năng lãnh đạo............................................................................................................. 95
4.5.2. Kỹ năng to chức và điều hành cuộc họp nhóm............................................................ 101
Chương 5. KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG Lực........................................................................... 107

5. 1. Khái niệm tạo động lực................................................................................................ 107
5.1.1. Động lực......................................................................................................................... 107

5.1.2. Tạo động lực................................................................................................................... 108

5.2. Vai trò của việc tạo động lực........................................................................................... 108
5.2.1. Vai trò của tạo động lực đoi vớicá nhân....................................................................... 109

5.2.2. Vai trò của tạo động lực đoi với tổchức....................................................................... 110

5.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến động lực của con ngưòi............................................ 110
5.3.1. Các yếu tố bên trong mỗi cá nhân............................................................................ 110
5.3.2. Các yếu tố thuộc về to chức, doanh nghiệp................................................................. 111

5.3.3. Các yếu to thuộc về xã hội............................................................................................ 114

5.4. Các lý thuyết cơ bản về tạo động lực............................................................................ 115


5.4.1. Học thuyết nhu cầu của A. Maslow.............................................................................. 115
5.4.2. Học thuyết hai động cơ (XvàY) của Douglas McGregor (1906-1964)...................... 117
5.4.3. Học thuyết hai nhân to của Frederick Herzberg......................................................... 119
5.4.4. Học thuyết ba nhu cầu của David McClelland............................................................ 120

4


5.4.5. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom........................................................................ 121

5.5. Một số cách thức tạo động lực..................................................................................... 122
5.5.1. Xác định nhu cầu của người lao động.......................................................................... 122
5.5.2. Các biện pháp tạo động lục bằng vật chất.................................................................... 125
5.5.3. Các biện pháp tạo động lực phi vật chất....................................................................... 127

Chương 6. KỸ NÀNG QUẢN TRỊ XUNG ĐỘT............................................................... 130

6.1. Khái niệm quản trị xung đột........................................................................................... 130
6.1.1. Khái niệm xung đột........................................................................................................ 130
6.1.2. Khái niệm quản trị xung đột.......................................................................................... 133

6.2. Các giai đoạn xung đột................................................................................................... 134
6.3. Tác động của xung đột.................................................................................................... 135
6.3.1. Tác động tích cực........................................................................................................... 135
6.3.2. Tác động tiêu cực........................................................................................................... 136

6.4. Nguyên nhân dẫn đến xung đột.................................................................................... 137
6.5. Các bước quản trị xung đột...........................................................................................139

6.6. Chiến lược quản trị xung đột.......................................................................................... 141

Chương 7. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ sự THAY ĐÔI.......................................................... 146

7.1. Nhận thức về sự thay đổi................................................................................................. 146
7. 1.1. Khái niệm thay đổi và nhận diện về sự thay đoi........................................................ 146
7.1.2. Khải niệm quản trị sự thay đoi...................................................................................... 147

7.2. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi................................................................................. 148
7.2.1. Tác nhân khoa học và công nghệ.................................................................................. 148
7.2.2. Tác nhân kỉnh tế............................................................................................................ 148
7.2.3. Tác nhân xã hội và pháp luật........................................................................................ 149
7.2.4. về các yếu to bên trong mỗi cá nhãn............................................................................ 149

7.3. Các mơ hình quản trị thay đổi........................................................................................ 150
7.3.1. Mơ hình quản trị sự thay đổi ADKAR.......................................................................... 150
7.3.2. Mơ hình quản trị sự thay đoi tám bước của J. Kotter.................................................. 152

5


7.3.3. Mơ hình thay đổi tổ chức theo Kurt Lewin................................................................154

7.4. Các bước quản trị sự thay đổi.......................................................................................156
7.4.1. Lập kế hoạch quản lý sự thay đổi................................................................................. 156
7.4.2. Tổ chúc thục hiện kế hoạch.......................................................................................... 157
7.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch thay đổi............................................................................. 158
7.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thục hiện, củng cố, duy trì nhũng kết quả tốt........................ 158

7.5. Một số điểm cần chú ý trong quản lý sự thay đổi...................................................... 159
7.5.1. Nhận diện các rào cản và biết cách vượt qua............................................................... 159
7.5.2. Những yêu cầu cơ bản để quản lý sự thay đổi thành công.......................................... 160


Chương 8. KỸ NĂNG ỨNG TUYÉN....................................................................................163

8.1. Yêu cầu của thị trường lao động................................................................................... 163
8.2. Quy trình tuyển dụng nhân sự của tổ chức/doanh nghiệp....................................... 164

8.3. Nguồn thông tin tuyến dụng........................................................................................... 166

8.3.1. Nguồn thông tin tuyến dụng chỉnh thúc...................................................................... 166
8.3.2. Nguồn thơng tin khơng chính thức.............................................................................. 167
8.4. Chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển............................................................................................... 168

8.4.1. Kỹ năng viết đơn/thư ứng tuyển.................................................................................... 169
8.4.2. Kỹ năng viết cv úng tuyến............................................................................................ 174
8.5. Kỹ năng phóng vấn........................................................................................................... 179
8.5.1. Các hình thức phỏng vấn.............................................................................................. 179
8.5.2. Các vòng phỏng vấn....................................................................................................... 180

8.5.3. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn....................................................................................... 182
8.5.4. Các giai đoạn trong phỏng vấn..................................................................................... 186
PHỤ LỤC.................................................................................................................................... 193

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 256

6


GIỚI THIỆU BÀI GIẢNG
1. Sự cần thiết của môn học
Để thành cơng trong cơng việc và cuộc sống, ngồi những kiến thức chuyên môn,

mồi nguời đều cần rèn luyện cho mình một số kỹ năng mềm nhu: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
thuyết trình, kỹ năng đàm phán.... và đặc biệt là kỹ năng quản trị. Kỹ năng quản trị là một
trong những kỹ năng quan trọng và rất cần thiết đối với mỗi cá nhân, nhất là các cá nhân
nắm giữ vai trò quản lý, lãnh đạo trong các tổ chức, doanh nghiệp để đem lại sự ổn định,

thành cơng và phát triến.

Quản trị là q trình cá nhân làm việc, tương tác với chính bản thân mình hoặc với
người khác nhằm đạt các mục tiêu. Quản trị được thử thách và đánh giá bằng việc đạt được

các mục tiêu của cá nhân và tô chức thông qua các kỹ năng khác nhau. Đe đạt được các mục
tiêu đó, địi hỏi mỗi cá nhân phải có những kỹ năng quản trị bản thân cũng như một số kỹ
năng quản trị khác.
Khi nói về quản trị, có một số quan điếm khác nhau. Theo tác giả Koontz và O'
Donnel1 quản trị là “thiết kế và duy trì một mơi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với
nhau trong các nhóm có thể hồn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định”. Còn James
Stoner và Stephen Robbins2 cho rằng: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo
và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn
lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra”, “Quản trị là sự tác động có hướng đích
của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục

tiêu đã định trước”.

Như vậy, có thế hiếu, quản trị là một quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo

kiếm sốt phải được thực hiện theo một trình tự nhất định nhằm đạt được mục tiêu mong
đợi.
Kỳ năng quản trị là khái niệm được phát triển từ khái niệm về kỹ năng. Kỹ năng là
năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó
được sử dụng đê giải quyết những vấn đề phát sinh trong công việc hay cuộc sống. Kỹ năng

bao gồm những khả năng, kinh nghiệm, kỹ xảo và mức độ thành thạo khi thực hiện một
công việc nhất định, trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định.
Đẻ các cơng việc được hồn thành có hiệu quả, địi hỏi người thực hiện phải có những
kỹ năng tương ứng với u cầu của cơng việc đó. Trong quản trị cũng vậy, để hồn thành tốt
các chức năng quản trị, địi hỏi mỗi cá nhân phải có các kỹ năng quản trị cơ bản đảm bảo
thực hiện tốt những công việc đảm nhận. Kỹ năng quản trị là những khả năng, kinh nghiệm,

1 Harold K, O'Donnell c. Quản trị hiện đại. Mex Ingramex SA. 2012.
2 James A. F. Stoner,Stephen p. Robbins ,Michael A. Hitt ,v.s. Manjunath , By (author) R. Satya Raju,
Principles of Management : Customized as Per the Syllabus Requirements of the MBA Syllabus at Gujarat
Technological University

7


kỹ xảo và mức độ thành thạo khi thực hiện công việc ở các lĩnh vực quản lý cá nhân, quản
lý đội nhóm,... trong điều kiện và hồn cảnh nhất định.

Trên thực tế, muốn trở thành người nhân viên giỏi, người lãnh đạo giỏi hay đơn giản
hơn là hài lòng với cuộc sống thì điều quan trọng nhất chính là biết cách quản trị bản thân,
làm chủ chính mình. Neu biết cách quản trị bản thân tốt, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội thành
cơng và ảnh hưởng tích cực đến người khác. Chúng ta có thể tận dụng tối đa cơ hội cũng
như phát huy các ưu điếm cá nhân. Do vậy, kỹ năng quản trị bản thân chính là cách thức
chúng ta lãnh đạo, điều khiển, định hướng và quản lý chính mình để có được cuộc đời như
mong muốn. Cũng như vậy, trong bộ máy vận hành của một tổ chức hay doanh nghiệp không
thể thiếu một nhà quản trị và càng tốt hơn nữa nếu đó là một nhà quản trị giỏi. Nhà quản trị
giúp hoạt động của tồ chức, doanh nghiệp liền mạch, quy củ và góp phần quan trọng trong
việc quyết định sự phát triến cùa tổ chức, doanh nghiệp đó.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay rất cần có một đội ngũ nhà quản
trị có bản lĩnh, kiến thức và kỹ năng giỏi. Vì thế, việc đào tạo và tự rèn luyện kỹ năng quản

trị là rất cần thiết. Với ý nghĩa đó, bài giảng Phát triển kỹ năng quản trị có vai trị hết sức
quan trọng và cần thiết, nhàm trang bị cho sinh viên một số kỹ năng quản trị trong công việc
cũng như trong cuộc sống.

2. Mục tiêu môn học
Môn học Phảt triển kỹ năng quản trị giúp sinh viên nâng cao một số kỹ năng quản
trị cần thiết trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Muốn phát triển các kỹ
năng này, sinh viên phải hiểu rõ các lý thuyết cơ bản, đồng thời áp dụng, quan sát và trải
nghiệm thực tế để tự rút ra bài học. Mồn học này sẽ hướng dẫn cho sinh viên biết cách đánh
giá năng lực bản thân, các kỹ thuật đế quản trị cảm xúc và quản lý thời gian hiệu quả, các
cách thức tạo động lực trong công việc và cuộc sống, các chiến lược ứng phó linh hoạt với
sự thay đổi, các phương pháp quản trị xung đột thích hợp, các kỹ năng cơ bản trong làm việc
nhóm và kỹ năng ứng tuyên. Cụ thê như sau:

- Ve kiến thức: Sinh viên phân tích được tầm quan trọng của các kỹ năng trong quản

trị như: kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng quản trị cảm xúc, kỹ năng quản lý thời gian,
kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tạo động lực, kỹ năng quản trị xung đột, kỹ năng quản trị
sự thay đổi, kỹ năng ứng tuyển.
- về kỹ năng: Sinh viên có khả năng vận dụng các cơng cụ, kỹ thuật để đánh giá đúng
bản thân và làm giảm stress tạm thời cũng như quản lý thời gian hiệu quả. Người học biết
cách tạo động lực cho bản thân và người khác, có kỹ năng giao tiếp và hợp tác tốt với đồng
nghiệp trong quá trình làm việc cũng như xử lý các xung đột trong công việc và cuộc sống,
đồng thời, đánh giá được yêu cầu của thị trường lao động và có kế hoạch hoạch định sự thay
đổi của bản thân.
- về thái độ: Sinh viên có ý thức học tập tự giác thường xuyên, tôn trọng sự khác biệt
giữa các cá nhân, đánh giá công bằng, khách quan đối với giá trị đóng góp của người khác,
có ý thức trách nhiệm và tình thần họp tác trong quá trình làm việc.

8



3. Cấu trúc môn học

Bài giảng mồn học Phát triên kỹ năng quản trị gồm 8 chương, mỗi chương là một
kỹ năng quản trị, cụ thể như sau:
Chương 1. Kỹ năng tự nhận thức bản thân: Đe cập đến những nội dung cơ bản của
tự nhận thức như khái niệm tự nhận thức; ý nghĩa và đặc điếm của tự nhận thức; các yếu tố
của tự nhận thức; các công cụ tự nhận thức và một số cách phát triến kỹ năng tự nhận thức
bản thân.
Chương 2. Kỹ năng quản trị cảm xúc: Tập trung trình bày một cách khái quát về
quản trị cảm xúc; vai trò của quản trị cảm xúc; các bước quản trị cảm xúc và cách thức quản
trị cảm xúc để làm chù bản thân trong các tình huống.
Chương 3. Kỹ năng quản lý thời gian: Giúp người học hiếư được tầm quan trọng của
thời gian; nhận diện những yếu tố gây lãng phí thời gian đồng thời vận dụng một số nguyên
tắc, phương pháp nhằm quản lý thời gian của bản thân hiệu quả hơn.
Chương 4. Kỹ năng làm việc nhóm: Giúp người học phân biệt được sự khác nhau
giữa tổ làm việc và nhóm làm việc; những đặc trưng cơ bản của các giai đoạn phát triển
nhóm và tầm quan trọng của làm việc nhóm cũng như việc vận dụng các kỹ năng vào trong

q trình làm việc nhóm hiệu quả.
Chương 5. Kỹ năng tạo động lực: Giới thiệu các lý thuyết cơ bản về tạo động lực;
vai trò của tạo động lực đối với cá nhân và tố chức; những yếu tố ảnh hưởng tới động lực
của con người và một số cách thức giúp nhà quản trị nâng cao kỹ năng tạo động lực và
khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả.
Chương 6. Kỹ năng quản trị xung đột: Cung cấp những khái niệm liên quan đến xung
đột và tằm quan trọng của quản trị xung đột; nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến xung
đột cũng như các dạng xung đột để vận dụng các chiến lược nhằm quản trị xung đột hiệu
quả.


Chương 7. Kỹ năng quản trị sự thay đôi: Đe cập đến các nội dung cơ bản về quản trị
sự thay đổi như khái niệm thay đổi; khái niệm và các bước quản trị sự thay đối; xác định
được các nguyên nhân của sự thay đối đồng thời vận dụng hiệu quả các mơ hình quản trị sự
thay đôi vào thực tế cuộc sống.
Chương 8. Kỹ năng ứng tuyến: Giúp người học có những hiếu biết về yêu cầu của
thị trường lao động và qưy trình tuyến dụng nhân sự của tổ chức/doanh nghiệp; biết cách tìm
kiếm nguồn thông tin tuyến dụng và chuẩn bị được bộ hồ sơ ứng tuyến đúng quy cách, đồng
thời vận dụng được kỳ năng trong quá trình phỏng vấn, giao tiếp với nhà tuyển dụng một
cách tự tin, ấn tượng.
Đẻ giúp sinh viên học tập hiệu quả, có sự đánh giá, vận dụng và củng cố kiến thức,
kỹ năng của bản thân, bài giảng được xây dựng dựa trên cấu trúc: Ớ đầu mỗi chương trình
bày mục tiêu chương, sau đó đến phần các nội dung chính và phần cuối chương là hệ thống
câu hỏi ồn tập, bài tập thực hành. Ngoài ra, cuối bài giảng cịn có các phụ lục để sinh viên
tham khảo mở rộng thêm kiến thức.

9


4. PhưoTig pháp tiếp cận môn học
Đe học tập và vận dụng tốt môn học Phát triển kỹ năng quản trị, trong quá trình học
tập sinh viên sẽ được tiếp cận với các phương pháp học tập như:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đe học tốt môn học này, sinh viên cần nghiên cứu
trước bài giảng - đây là tài liệu cơ bản mà sinh viên sử dụng trong suốt q trình học tập.
Bên cạnh đó, sinh viên cần tìm thêm các tài liệu liên quan đến nội dung của từng bài học
nhằm mở rộng kiến thức cũng như tập cách giải quyết độc lập những tình huống được đưa
ra trong mỗi chương đế vận dụng tốt kiến thức vào tình huống thực tế.
Phương pháp thuyết trình: Trong quá trình học tập môn học, sinh viên thường xuyên
sử dụng phương pháp này để trình bày kết quả bài tập của cá nhân và nhóm. Phương pháp
thuyết trình có thế rèn luyện cho sinh viên sự tự tin khi đứng trước nhiều người. Bên cạnh

đó, hoạt động này cịn giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, gồm việc học và thực
hành cách sử dụng từ ngữ, ngồn ngữ cơ thế, nâng cao hiệu quả giao tiếp với đồng nghiệp,
khách hàng, bạn bè, cấp trên sau này.
Sinh viên được học kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, vận dụng chính là phương
pháp để nâng cao hiệu quả bài học thông qua các hoạt động học tập hiện đại khác nhau như:
đóng vai, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống.

5. Phương pháp đánh giá mơn học
- Điểm q trình (40%):
+ 10%: Chuyên cần đi học đầy đủ, đúng giờ và tích cực tham gia các hoạt động trên
lớp và hồn thành bài tập được giao.

+ 10%: Bài kiểm tra giữa kì.
+ 20%: Bài tập nhóm và điểm nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao trong suốt quá

trình học tập.
- Điếm thi cuối kì (60%): hình thức thi viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm và 01 tình
huống, thời gian thi là 60 phút.

10


Chương 1. KỸ NĂNG TỤ NHẬN THÚC BẢN THÂN
Mục tiêu chương:
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thê:

- Phân tích được khái niệm, ý nghĩa, đặc điếm của tự nhận thức bản thân;

- Áp dụng được các phương pháp nhận biết năng lực bản thân, từ đó biết chấp nhận
bản thân;

- Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, phản hồi để đánh giá đúng bản thân;
- Tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân, nỗ lực phát huy những điếm mạnh, khắc
phục những điểm yếu để hoàn thiện bản thân;
- Xây dựng thái độ tích cực, tinh thần chủ động đối với cuộc sống của bản thân.

Bất cứ ai trong chúng ta đều muốn đạt được thành công trong cuộc sống. Nhưng để
tạo dựng được thành cơng khơng phải là điều dễ dàng, địi hỏi mỗi người phải hiểu biết về
mình, bởi vì sức mạnh bản thân bắt nguồn từ sự tự khẳng định và hiểu biết về mình kết hợp
với sức mạnh tinh thần. Chỉ khi chúng ta có được cái nhìn tích cực về bản thân và biết tự
đánh giá những khả năng, giá trị, điếm mạnh, điểm yếu, điều mình thật sự muốn thì chúng
ta mới có thê tự tin. Như vậy, đế thành công, chúng ta cần nhận thức được mình là ai, hay
nói cách khác là cần có khả năng tự nhận thức.

1.1. Khái niệm tự nhận thửc
Theo Tacikowski và cộng sự (2017), tự nhận thức được định nghĩa là “Một trạng thái
tinh thần trong đó có nội dung ý thức của một người đề cập đến một khía cạnh nhất định về
sự hiểu biết bản thân mình”. Hình thức ỷ thức này đóng một vai trị quan trọng trong việc
hình thành hành vi của con người. Tự nhận thức cũng được coi là “dấu hiệu của tâm trí con
người”3.
Theo Steve “S.J.” Scott (2020), tự nhận thức bản thân là sự nhận biết rõ ràng về tính
cách của chúng ta, bao gồm cả điểm mạnh - điểm yếu, những suy nghĩ và hệ thống niềm tin,
các cảm xúc và động lực bên trong của chúng ta4. Nói một cách khác, khi có sự tự nhận thức
nghĩa là chúng ta có một sự hiểu biết chính xác về bản thân mình, bao gồm ưu điểm và
khuyết điếm, tư duy và niềm tin của chúng ta, cảm xúc và những động lực thúc đẩy chúng
ta trong cuộc đời.

3 Pawel Tacikowski, Christopher c. Berger, H. Henrik Ehrsson (2017), Dissociating the Neural Basis of
Conceptual
Self-Awareness from
Perceptual

Awareness
and
Unaware
Self-Processing.
/>4 Steve “S.J.” Scott (2020), How to Be More SelfAware: 8 Tips to Boost SelfAwareness.
/>
11


Còn theo Nguyễn Thị Oanh (2007), tự nhận thức là cách mà chúng ta khám phá tính
cách cá nhân, niềm tin, hệ thống giá trị, khuynh hướng tự nhiên của mình5. Thơng thường,
tự nhận thức là khởi điểm cho việc làm chủ bản thân và tạo ra những gì chúng ta muốn.

Cũng theo Nguyễn Thị Oanh trong cuốn Kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên (2010),
tự nhận thức là một khả năng hiếu biết mặt mạnh, mặt yếu, giá trị, quan điếm, tính khí, nhu
cầu, ước vọng, cảm xúc, sọ hãi6. Những suy nghĩ về chính mình, chăng hạn như: tôi thông
minh, tôi tháo vát, tồi là trụ cột trong gia đình, tơi là sinh viên giỏi, tơi ân cần, tôi là người
chậm chạp... nhằm vẽ nên một bức chân dung về chính họ. Bức tranh này khơng chỉ mơ tả
hình dáng bên ngồi mà cịn mơ tả cảm xúc, năng lực, vai trò, trách nhiệm của họ đối với
người khác.
Cách một người nghĩ và đánh giá về chính mình sẽ tạo nên hình ảnh bản thân. Hình
ảnh này là những nhận thức tương đối ổn định của một người về chính họ. Những nhận thức
đó ảnh hưởng mạnh tới hành động và cách chúng ta giao tiếp, ứng xử với người khác. Nói
cách khác, hình ảnh bản thân là cách mỗi cá nhân hình dung, khám phá chính mình là người
như thế nào và thường soi theo đó đế hành động.

Ví dụ, chị An được xem là một người điềm đạm. Có lần tức giận một đồng nghiệp,
chị chợt nhận thấy “Dù sao mình cũng là người điềm đạm, nói quá to ở nơi làm việc cũng
khồng hay cho lắm”. Chị đã điều chỉnh âm lượng của mình xuống một mức độ thích họp
hơn. Như vậy, chị An đã chiếu theo hình ảnh bản thân mà cư xử cho thích hợp.


Hình ảnh bản thân cịn hình thành qua cách người thân nhìn nhận và tỏ thái độ, đánh
giá chúng ta. Đơi khi, nó cũng xuất phát từ một khiếm khuyết nội tại nào đó mà chúng ta
khơng được người thân động viên khắc phục.

Ý thức về giá trị bản thân hay còn gọi là sự tự quỷ trọng, lòng quý trọng bản thân là
một phần của khái niệm bản thân. Nó liên quan đến những đánh giá về chính giá trị của bản
thân. Nó là động lực thúc đấy cá nhân tự vươn lên, là yếu tố cốt lõi đế một nhân cách phát
triên bình thường.

Ví dụ, một người nào đó có thể là ít nói, hay nghiêm nghị. Khi đó, sự ý thức giá trị
bản thân của người đó là cách cá nhân đó đánh giá như thế nào về những tính cách này của
mình. Người đó có thể cảm thấy hài lịng hoặc xấu hổ vì mình ít nói, hay nghiêm nghị, khơng
hài hước được như người khác.

Người có ý thức cao về giá trị bản thân khơng phải là người đề cao mình vì tài giỏi
hay đức hạnh. Đó là người tự tin ràng mình xứng đáng đế được hạnh phúc và thành công.
Giá trị đơn giản ở chỗ họ biết quý trọng bản thân. Họ khồng phải lúc nào cũng thành công
vang dội, họ là người bình thường nhưng khi vấp ngã thì họ biết cách đứng lên. Người có ý

5Nguyễn Thị Oanh. (2007). Làm việc theo nhóm. NXB Trẻ.
/>6 Nguyễn Thị Oanh (2010), Kỹ năng sổng cho trẻ vị thành niên. NXB Trẻ.

12


thức thấp về giá trị bản thân khi vấp ngã khó vươn lên, dễ có xu hướng tiêu cực, sa vào tệ
nạn xã hội và dễ bỏ cuộc.

Mặc dù ý thức bản thân hình thành chủ yếu khi cịn nhỏ nhưng khơng cố định mà có

thế thay đối tùy hồn cảnh, mơi trường ở các thời điếm khác nhau, có thể được điều chỉnh
qua tham vấn, trị liệu tâm lý.
Trên cơ sở nội hàm của những khái niệm về tự nhận thức nêu trên, chúng tôi đi đến
định nghĩa về sự tự nhận thức như sau: Tự nhận thức là sự nhận biết, đảnh giá về chính
mình, bao gồm: tính cách, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu, giá trị, động lực, niềm
tin, tư duy,... của bản thân. Tự nhận thức là cách mỗi cá nhân hình dung, khái qt chính
mình như thế nào và thường soi vào đó mà hành động.

1.2. Ý nghĩa của tự nhận thức
1.2.1. Tự nhận thức giúp mỗi cả nhân hiếu rõ bản thân
Tự nhận thức giúp chúng ta hiểu rõ rằng mỗi người ln có điểm mạnh và điểm yếu.
Theo tâm lý thơng thường, con người chỉ có thế tự tin khi họ cảm thấy mình có năng lực
hoặc ưu thế về một lĩnh vực nào đó. Nói cách khác, con người sẽ tự tin khi biết chắc rằng
những việc làm của mình sẽ được người khác chấp nhận, đề cao hoặc khen ngợi. Tuy nhiên,
chúng ta cũng cần phải chấp nhận một thực tế, khơng có ai là người có tất cả năng lực ở mọi
lĩnh vực, hay chỉ có tồn điếm mạnh. Mỗi con người đều tồn tại những diêm mạnh và những
điếm yếu. Điều đó có nghĩa là, bất kỳ người nào cũng chỉ có năng lực ở một số lĩnh vực nhất
định. Ví dụ, một người có thể rất giỏi trong lĩnh vực toán học nhưng khả năng học ngoại ngữ
lại hạn chế; hoặc một người rất giỏi về công nghệ thông tin nhưng lại không biết cách thế
hiện tình cảm hoặc diễn thuyết trước đám đơng .... Có thế kế ra khơng ít ví dụ về những
điểm mạnh và điểm yếu cùng tồn tại trong mỗi con người.

Do khả năng nhận thức của con người có giới hạn, tư duy của một người không thế
nhận thức được mọi vấn đề trong mọi lĩnh vực. Ngoài ra, do những yếu to bam sinh, do cấu
tạo cơ thế khác nhau mà mỗi con người có những thiên hướng, năng lực ở những lĩnh vực
khác nhau. Hơn nữa, bởi vì “nhân vồ thập tồn” - khơng ai là hồn hảo nên trong mỗi người
đều tồn tại những mặt đối lập, cái xấu - cái tốt, cái mạnh - cái yếu tồn tại bên cạnh nhau, đan
xen nhau. Neu nhận thức được điều này, chúng ta sẽ thấy mình tự tin hơn vì bên cạnh những
yếu kém, khiếm khuyết của bản thân khiến chúng ta thường ngại ngùng lo sợ thì chắc chắn
chúng ta sẽ có những điểm mạnh mà người khác khơng có. Muốn tự tin, chúng ta phải tìm

ra được điểm mạnh và phát huy lợi thế của mình. Nếu lúc nào cũng chỉ chú ý đến điểm yếu,
lo sợ người khác biết được điếm yếu của mình, chúng ta sẽ trở nên tự ti và đánh mất những
cơ hội đạt đến thành công.
Tự nhận thức giúp chúng ta hiểu biết chính xác về bản thân bao gồm: cá tính, nguyện
vọng, động cơ, niềm tin, cảm xúc, suy nghĩ,... cùng những khả năng cịn tiềm ấn của mình.
Nói cách khác, chúng ta phải tự nhận thức được chính mình. Khi mỗi người hiếu rõ bản thân,
tức là hiểu rõ năng lực của mình đồng thời nhận ra được điều gì là chưa phù hợp thì sẽ biết
phát huy những điếm mạnh và tìm cách khắc phục những điếm yếu, nhờ đó mà tiến bộ.
Chúng ta cho phép bản thân thay đơi vì biết rõ mình muốn cải thiện những gì. Chỉ khi hiếu

13


rõ bản thân, chúng ta mới có thế làm chủ cảm xúc, hành vi, tính cách của mình. Từ đó, chúng
ta có những quyết định và lựa chọn đúng đắn, ứng xử, hành động phù họp với điều kiện,
hoàn cảnh thực tế của mình và yêu cầu của xã hội, tạo nên những thay đơi tích cực cho chính
bản thân. Nhiều người khơng chắc chắn về mục đích sống, mục tiêu ngắn hạn và những
mong muốn của mình, nên họ thường do dự và roi vào bế tắc, kết quả là họ bở lỡ cơ hội phát
trien. Neu biết mình là ai, biết rõ ràng cá tính của mình thì chúng ta sẽ tự tin hơn trong việc
đưa ra các lựa chọn và quyết định quan trọng trong hành động cũng như trong các mối quan
hệ với người khác. Cuối cùng, tự nhận thức sẽ giúp chúng ta tự tin vào những giá trị độc đáo
của riêng mình.

Tự nhận thức có giá trị to lớn vì nó giúp đưa đến sự tự công nhận bản thân và tiếp
đến là sự thay đổi. Việc nhận thức và chấp nhận bản thân của chúng ta bao gồm: hiểu biết
bản thân, nghĩa là biết rõ cảm xúc, tình cảm, năng lực, hành vi, kế cả những mặt mạnh lẫn
hạn chế; chấp nhận bản thân với những đặc điểm đó, biết rõ những gì mình có thể làm và
những gì mình khơng thể làm; nhận biết những tổn thương đặc biệt của bản thân và tìm cách
ứng phó với chúng; đặt ra các mục tiêu chuyên nghiệp dựa trên kiến thức, kỹ năng, thế mạnh
và hạn chế của bản thân. Mỗi cá nhân khi đã hiểu rõ về mình, chấp nhận bản thân thì mới có

thể thay đổi bản thân.
1.2.2. Tự nhận thức giúp moi cá nhân đặt ra mục tiêu cuộc song khả thi

Tự nhận thức giúp mỗi cá nhân có thế thiết lập những mục tiêu cuộc sống khả thi và
nỗ lực đế đạt được từng mục tiêu. Tự nhận thức sẽ hướng mồi cá nhân đến những gì chúng
ta cần và dẫn chúng ta đi đúng hướng. Nó giúp cá nhân biết được chính xác động lực thúc
đấy, niềm dam mê, mong muốn cũng như những tố chất của bản thân đế có định hướng cơng
việc trong tương lai. Điều này hướng chúng ta đến những mục tiêu cuộc sống khả thi như:

có cơng việc u thích, được làm việc một cách vui vẻ, có những đóng góp mang tính xây
dựng và tích cực cả trong cơng việc lẫn mối quan hệ cá nhân. Điều này cũng dẫn chúng ta
đến cuộc sống khỏe mạnh, chân thật và hài lòng hơn. Thực tế chứng minh rằng: cá nhân
càng nhận thức rõ về bản thân thì càng biết cách đặt ra mục tiêu tốt nhất cho cuộc sống của
mình. Từ đó, họ có thế thực hiện công việc tốt hơn với hiệu quả và năng suất cao hơn.
Tự nhận thức cũng giúp chúng ta hoàn thiện khả năng nhận diện vấn đề của chính
mình và những điểm mạnh đặc biệt của mình so với những người khác, từ đó đóng góp vào
việc xây dựng những mục tiêu nghề nghiệp tương lai. Trong lịch sử, những anh hùng, danh
nhân đã biết cách sử dụng những điểm mạnh khác biệt của mình để làm nến những điều phi
thường; họ thành cơng vì họ biết tự nhận thức những giá trị bản thân và phát huy chúng. Như
vậy, việc tự hiểu biết bản thân sẽ cho phép chúng ta nhận ra và phát huy những điếm đặc
biệt, những năng lực vốn có của mình để hồn thành mục tiêu.

1.2.3. Tự nhận thức giúp mỗi cá nhân tự hoàn thiện bản thân
Tự nhận thức giúp chúng ta biết được khả năng, mong muốn của bản thân đế sẵn
sàng thay đối cho phù họp với sự phát triên. Chúng ta khơng thê cải thiện chính mình hoặc
phát triến những khả năng mới cho đến khi bản thân biết mức độ những khả năng hiện thời
mà mình đang nắm giữ. Mặt khác, chúng ta cũng không thế biết cần thay đối gì, trừ khi bản
thân nhận ra mình cịn có những điểm yếu cũng như những thiếu sót gì. Chúng ta thường đổ

14



lỗi cho những tác nhân bên ngoài bởi đây là cách biện minh dễ dàng nhất. Tuy nhiên, chúng
ta nên nhìn nhận vấn đề ở nhiều phương diện khác nhau đế rút kinh nghiệm từ những sai lầm
mắc phải. Vì thế, mỗi cá nhân cần phải tự xem xét bản thân để tự hồn thiện chính mình.
Mục đích chính của việc tự xem xét nội tâm phải là tự hoàn thiện bản thân.

Khi tự nhận thức, chúng ta hiểu rõ những thất bại, điểm yếu và sai sót của chính
mình. Từ đó, chúng ta mới có thể sửa đổi và tiến bộ. Bà Maya Angelou đã từng nói: “Khi
nhận thức rõ hơn, ta sẽ làm tốt hơn”7. Một khi chúng ta phạm sai lầm và rút ra được bài học
từ sai lầm đó thì vai trị của chúng ta là áp dụng những gì mình học được. Ví dụ, bạn duy trì
ngân sách khi biết mình đang cần khắc phục các vấn đề tài chính; hoặc bạn viết nhật ký ăn
uống khi biết mình đang cần có chế độ ăn uống đúng cách. Nếu khơng có sự tự nhận thức
thì các cảm xúc có thế che mắt chúng ta, khiến chúng ta khơng nhìn rồ được thiếu sót của
mình và rất dễ lặp lại những thói quen xấu hoặc những sai lầm mình đã phạm lúc trước. Điều
này cũng khiến chúng ta trở thành người mà mình khơng muon. Theo Seneca, nhà triết học
người La Mã: “Người không ỷ thức được mình có đang làm gì sai khơng sẽ khơng muốn
được sửa sai. Bạn phải tự thấy mình sai thì mới có thể cải thiện”8. Nếu có thể thừa nhận sai
sót của mình thì chúng ta có thế thay đổi một cách tích cực để cải thiện chúng.
Tự nhận thức với ý nghĩa là sự công nhận bản thân một cách có ý thức chính là sức
mạnh giúp chúng ta tự hoàn thiện bản thân. Neu hiếu cảm xúc và suy nghĩ của mình, chúng
ta có thể lựa chọn cách hành động hoặc phản ứng trong một tình huống nào đó hoặc với một
người nào đó. Sự lựa chọn này trở thành sức mạnh, một sức mạnh nội tại không ai có thế lấy
đi. Càng hiểu rõ bản thân, chúng ta càng có thể kiếm sốt và lựa chọn hành vi đế cải thiện
chính mình, đưa ra các quyết định khồn ngoan hơn. Đồng thời, tự nhận thức giúp chúng ta
không tự đẩy bản thân vào những thế yếu, theo đuối những cái viển vông, không thực tế và
không phù hợp với năng lực hiện có của mình. Nhà văn Mỹ - Steven Pressfield cho rằng:
“Sức mạnh giúp cứu nguy cho một người thiếu kinh nghiệm là sự nhận thức, đặc biệt là khả
năng tự nhận thức”9
Tự nhận thức bản thân là một trong những kỹ năng không thế thiếu được đối với

chúng ta. Nó giúp chúng ta biết giới hạn về ưu thế, điểm mạnh của mình và có ý thức hoàn
thiện bản thân. Việc ý thức được yếu tố này giúp cho chúng ta trung thực khi nhìn nhận
khả năng của bản thân, dám đảm nhận những công việc thuộc về điểm mạnh của mình và
biết từ chối những cơng việc thuộc về điểm yếu của mình để thực hiện tốt các nhiệm vụ
được giao. Nhà tâm lý học Freud cũng đã khẳng định rằng: “Bạn nên chân thật với chính
bản thân mới có thế tìm được nhiều hơn những thơng tin về mình và mới có thế cải thiện
được chính mình”10.

7 Paul Jun (2014), Why Self-Awareness Is the Secret Weapon for Habit Change.
/>8 Ybox.vn (2018), Khả Năng Tự Nhận Thức: Vũ Khí Bí Mật Giúp Bạn Thay Đổi Thói Quen.
https://ỵbox.vn/hoc-tap/kha-nang-tu-nhan-thuc-vu-khi-bi-mat-giup-ban-thaỵ-doi-thoi-quen-295281
9 Paul Jun (2014), Why Self-Awareness Is the Secret Weapon for Habit Change.

/>10 David A.Whetten, Kim s.Cameron (2011), Developing Management Skills.
management skills-8th edition.pdf

15


1.2.4, Tự nhận thức giúp môi cá nhân tạo dựng sự thành công

Tự nhận thức giúp chúng ta nhận biết chính xác năng lực của bản thân để tạo dựng
hình ảnh và uy tín cá nhân - những điều rất quan trọng sẽ đem lại sự thành công cho chúng
ta, nhất là trong bối cảnh hiện nay lượng lao động ngày càng đồng hon, gồm nhiều thành
phần khác nhau và thay đối một cách khôn lường. Kỹ năng tự nhận thức còn là động lực đế
mỗi cá nhân phát huy hết năng lực, đóng góp cho sự thành cơng của cá nhân cũng như sự
phát triến của tố chức.
Tự nhận thức là bước quan trọng đầu tiên trong việc kiêm soát cuộc sống của mỗi
người để làm chủ và nắm giữ tương lai của bản thân cũng như tạo ra cuộc sống mà chúng ta
mong muốn. Việc chúng ta chọn tập trung năng lượng, cảm xúc, tính cách và phản ứng của

mình sẽ quyết định chúng ta có thế đạt được thành cơng như thế nào. Khi có kỹ năng tự nhận
thức, chúng ta sẽ có khả năng nhận biết được những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân đang
điều khiển chúng ta, từ đó kiểm sốt được cảm xúc. Kỹ năng tự nhận thức cũng cho phép
mỗi cá nhân dễ dàng kiểm sốt hành vi cùa mình và thay đổi chúng khi thấy cần thiết với
mục đích cuối cùng là đạt được thành quả mà chúng ta muốn. Điều này có thế bao gồm cả
việc thay đổi cảm xúc, thái độ hay thậm chí là tính cách của mỗi chúng ta. Cho đến khi đạt
được thành công, chúng ta sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh
và thay đổi cuộc sống của mình. Một khi chúng ta có sự nhận thức chính xác về tư duy, lời
nói, cảm xúc và ngơn ngữ của bản thân, đồng nghĩa với việc chúng ta có thể thay đối và nắm
giữ hướng đi trong tương lai của chính mình.

Tự nhận thức cũng là một trong những thuộc tính của trí tuệ cảm xúc và là một yếu
tố quan trọng giúp mỗi cá nhân thành cồng. Có thể coi tự nhận thức là một chìa khố để
hình thành những kiến thức về cảm xúc. Chỉ số thông minh cảm xúc đã trở thành một khía
cạnh rất quan trọng trong tính cách của mỗi người. Ngay cả khi tìm kiếm một cơng việc,
nhà tuyến dụng khơng cịn chỉ dựa vào hồ sơ đê đánh giá trí tuệ và khả năng, cũng như kỹ
năng và chuyến môn của ứng viên, mà họ xét đến yếu tố trí tuệ cảm xúc và một trong những
khía cạnh của trí tuệ cảm xúc là sự tự nhận thức. Theo nhà tâm lý học Mỹ - tiến sĩ s. Joyce
Brothers: “Nhận thức về bản thân của một người là cơ sở nhân cách của người đó. Nó ảnh
hưởng đến mọi phương diện đời sống của con người: khả năng học hởi, khả năng trưởng
thành và thay đổi, sự nghiệp và người bạn đời. Không quá đáng khi nói rằng, nhận thức
đúng về bản thân là sự chuẩn bị khả dĩ và tốt nhất cho những thành cơng trong cuộc
sống”11. Do đó, chúng ta cần có năng lực tự nhận thức ở mức độ cao.

Tự nhận thức giúp chúng ta có khả năng điều khiến cảm xúc của bản thân. Neu khơng
có khả năng này, chúng ta sẽ không thế khách quan khi học tập, làm việc và sẽ áp đặt những
ý muốn của mình lên người khác. Ví dụ, nếu chúng ta có thói quen độc tài, bao biện thì
thường hay áp đặt người khác. Hoặc, nếu chúng ta có xu hướng nói nhiều thì khó khăn trong
việc lắng nghe và giữ bí mật của người khác. Như vậy, nếu chúng ta không tự nhận thức


11 Sakura Montessori International School (2020), Các nhóm kỹ năng sổng cho trẻ mầm non mà ba mẹ cần
biết. />
16


được chính mình thì rất dễ vi phạm sự tơn trọng của người khác. Điều này cản trở chúng ta
đến gần với sự thành cơng. Vì thế, mỗi cá nhân cần phải phát triển sự tự nhận thức. Trong
khi chúng ta bắt đầu phát triến sự tự nhận biết thì những suy nghĩ và cách diễn giải cá nhân
của riêng chúng ta sẽ bắt đầu thay đôi. Sự thay đồi trạng thái tinh thần này cũng sẽ dẫn đến
sự thay đổi cảm xúc và làm tăng trí thơng minh cảm xúc của chúng ta, đó là một yếu tố quan
trọng tạo nên thành công cho mỗi người.

Như vậy, tự nhận thức là một trong những chìa khóa chính đưa chúng ta đến thành
công. Thi hào Alfed Lord Tennyson cho rằng: “Lịng tự trọng/lịng tự ty, sự tự hiêu biết về
mình, hay tự điều khiển mình, là ba chìa khóa chính, nếu đạt được sẽ mang lại cho chúng ta
một sức mạnh tối cao”12.
1.2.5. Tự nhận thức giúp mỗi cá nhân có moi quan hệ hài hịa

Kỹ năng tự nhận thức giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc hiểu người khác, hiếu
cách thức họ suy nghĩ, cảm nhận về mình cũng như thái độ và sự phản hồi của họ đối với
mình. Những người hiểu được cách người khác nhìn nhận mình thường có khả năng thể hiện
sự đồng cảm tốt hơn. Neu chúng ta khơng có sự tự nhận thức thì chắc chắn chúng ta sẽ khơng
thề có được những nền tảng cơ bản để thấu hiểu người khác. Việc tự thừa nhận sẽ dẫn đến
việc thấu hiếu và thừa nhận những người khác. Vì thế, tự nhận thức giúp chúng ta xây dựng
sự đồng cảm, nâng cao kỹ năng họp tác và làm việc nhóm.
Tự nhận thức là cơ sở quan trọng giúp cá nhân mỗi người giao tiếp có hiệu quả, ứng
xử phù hợp. Có thê xem nó là nền tảng hỗ trợ tất cả các năng lực tư duy cảm xúc. Tự nhận
thức phải có trước, nó giúp chúng ta hiêu cảm xúc của người khác, bởi vì nêu khơng hiêu
bản thân và cảm xúc của mình thì làm sao chúng ta có thế biết và hiểu cảm xúc của người
khác. Thông qua “tấm gương” những cá nhân khác, mỗi người hiểu sâu sắc hơn về mình, từ

đó có lối ứng xử phù họp. Nếu chúng ta kiểm sốt được cảm xúc của mình thì cũng có thế
kiểm sốt mối quan hệ của mình. Hiểu được mối quan hệ là đặc điểm của một cá nhân biết
tự nhận thức. Khi đó, chúng ta có thê dễ dàng giao tiếp với những người xung quanh. Vì thế,
tự nhận thức là một trong những chìa khóa quan trọng để chúng ta thành công trong các cuộc
giao tiếp.

Khi biết tự nhận thức, chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ tốt hơn với gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp nhờ những ảnh hưởng tích cực. Việc tự hiếu biết về mình sẽ giúp chúng
ta có cơ hội để xem xét lại những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của bản thân. Những
thông tin như vậy sẽ rất hữu dụng bởi vì nó giúp chúng ta đưa ra những tác động đến người
khác một cách có hiệu quả và sâu sắc hơn. Đồng thời, chúng ta cũng biết những gì mình nói,
mình làm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những người xung quanh, từ đó học cách cảm thơng
để suy nghĩ kĩ trước khi nói, tránh làm những điều gây tổn thương cho người khác. Vì thế,
chúng ta sẽ trở thành một người tích cực trong các mối quan hệ mặc dù phải đối mặt với sự
căng thắng của cuộc sống hàng ngày.

12 David A.Whetten, Kim s.Cameron (2011), Developing Management Skills.
management skills-8th edition.pdf

17


Việc nhận biết đúng về bản thân sẽ quy định thái độ của mỗi người trong quan hệ
giao tiếp. Đánh giá sai về bản thân có thế dẫn đến những hạn chế hoặc ảo tưởng về năng lực,
sở trường của mình và gây thất bại cho việc giao tiếp với mọi người xung quanh. Quá trình
tự nhận thức giúp chúng ta kiếm soát được những cảm xúc tiêu cực như sự kiêu ngạo, tự
mãn. Vì vậy, chúng ta cần nhận biết về bản thân mình đế tương tác với những người khác:

trước tiên là những người thân yêu trong gia đình, lớp học, cơ quan, sau đó là những người
trong cộng đồng. Tự nhận thức giúp mỗi người sống nhân ái, cư xử đúng mực và có tinh

thần trách nhiệm đối với người khác. Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu, khơng có ai
chỉ tồn ưu điểm, nhưng cũng khơng có ai chỉ tồn nhược điểm. Điều này cho phép chúng
ta khơng địi hỏi mọi thứ đều trọn vẹn theo ý muốn của mình. Từ đó, chúng ta biết chấp nhận
những khiếm khuyết của bản thân và cả của người khác, biết tơn trọng mình và tơn trọng cả
những người xung quanh. Từ việc biết tôn trọng bản thân sẽ dẫn tới tôn trọng người khác,
sẵn sàng học hỏi những điều hay của người khác để hoàn thiện nhân cách của mình.
1,2,6. Tự nhận thức giúp cân bằng trong to chức

Kỹ năng tự nhận thức không chỉ giúp mỗi người phát huy năng lực tiềm ấn của bản
thân mà cịn hữu ích cho các tố chức. Ngày nay, với môi trường cạnh tranh khốc liệt, cấu

trúc tô chức ngày càng phang hơn và ít nhân viên hơn, do vậy đòi hỏi nhân viên và người
lãnh đạo phải quản lý bản thân tốt hơn để vừa có thể làm việc độc lập vừa có thể làm việc
đồng đội. Một tổ chức với những nhân viên và người lãnh đạo có kỹ năng tự nhận thức tốt,
vừa có kỹ năng làm việc độc lập vừa có kỹ năng làm việc nhóm sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Việc nhận thức đúng về điểm mạnh, điếm cần cải thiện của bản thân và cùa nhân
viên sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo phát huy tồn diện năng lực của mình và nhân viên, đồng
thời có kế hoạch đào tạo, phát triển phù họp. Việc đào tạo kỳ năng tự nhận thức cho nhân
viên rất quan trọng bởi nó khơng chỉ giúp ích cho bản thân nhân viên mà còn tạo động lực
để họ phát huy hết năng lực của mình, đóng góp cho sự phát triển của tổ chức.

Các nhà lãnh đạo được cho là có mức độ tự nhận thức cao, bởi vì họ khơng thế lãnh
đạo nếu thiếu tự nhận thức. Tự nhận thức được xem là mục đích và tố chất của một nhà lãnh
đạo, giúp họ cởi mở hơn và sẵn sàng tin tưởng. Bằng cách này, họ ở vị thế tốt nhất để duy
trì sự cân bằng trong tố chức mà họ lãnh đạo. Trong một bài viết đăng trên Harvard Business
Review, tác giả Anthony K. Tjan cho rằng: “... có một phẩm chất đóng vai trị chủ chốt mà
hầu như mọi doanh nhân, nhà quản lý và nhà lãnh đạo xuất sắc đều có. Đó chính là khả năng
tụ’ nhận thức. Hành động thông minh nhất mà các lãnh đạo có thế làm đê cải thiện hiệu quả
làm việc là trở nên ý thức hơn về những gì tạo động lực cho họ và hành động ra quyết định
của họ”13


Ngày nay, các nhà lãnh đạo mang tầm thế giới, giám đốc điều hành doanh nghiệp,
nhà quản lý và hầu như bất cứ ai nắm giữ những vị trí quyền lực đều nhận thức được tầm

quan trọng của việc tự nhận thức. Các tập đoàn lớn của Mỹ đã khám phá ra sức mạnh to lớn
trong việc phát triên kỹ năng tự nhận thức của các nhà quản trị trong tố chức. Mỗi năm, hàng
triệu nhà điều hành hồn tất việc thiết kế những cơng cụ đế nâng cao kỳ năng tự nhận thức
13 Paul Jun (2014), Why Self-Awareness Is the Secret Weapon for Habit Change.
/>
18


trong tố chức của mình. Những tập đồn tiêu biếu áp dụng những công cụ này như Apple,
AT&T, CitiCorp, General Electric và kể cả quân đội Mỳ. Sự khác nhau về nhận thức ở mỗi
người được thấy rõ ở những giá trị ưu tiên của mỗi người và ở những biếu hiện về giá trị,
phong cách, định hướng có thê thay đối và khuynh hướng giao tiếp của họ với người khác.
Nắm rõ được những sự khác nhau này sẽ giúp cho nhiều cơng ty có thế giải quyết một cách
tốt hơn nhiều vấn đề trong tố chức mình như: xung đột giữa các cá nhân với nhau, sự không
hiệu quả trong việc truyền đạt thông tin, sự đánh mất lịng tin và thậm chí là những sự hiếu
lầm lẫn nhau. Sau khi yêu cầu 100 nhà quản trị hàng đầu trên thế giới trải qua một cuộc kiểm
tra và khoá đào tạo về kỳ năng nhận thức, giám đốc - chủ tịch của cơng ty Bảo mật mạng
máy tính thuộc Tập đoàn Hiltton Hotels & Budget Rent-a-Car đã phát biếu rằng: “Thực sự
là chúng tôi đã gặp phải một số vấn đề liên quan đến sự nhận thức. Tôi nhận ra rằng, tôi đã
gặp một sự quá tải trong việc nhận được những thông tin từ những người khác và nhờ khố
đào tạo này đã giúp chúng tơi rất nhiều trong việc thấu hiếu những người khác và từ đó nó
cũng đã tạo cho chúng tơi một sự thuận lợi trong việc làm ra những quyết định hiệu quả. Và
từ đó, chúng tơi nghĩ rằng, chúng tơi sẽ khơng thế vượt qua những cuộc khủng hoảng của tố
chức nếu như chúng tơi khơng trải qua khố học về sự nhận thức”14.

Như vậy, tự nhận thức bản thân là một kỹ năng cần thiết vì nó giúp chúng ta hiểu rõ

bản thân, ứng xử, hành động phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của mình; biết rõ mong muốn,
năng lực của mình cũng như những khó khăn, thách thức có thể gặp phải để đặt mục tiêu
cuộc sống cho phù hợp và khả thi; nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu
đê khắc phục... Tự nhận thức không chỉ là một kỹ năng dành riêng cho những doanh nhân
hoặc các chuyên gia mà còn là một khả năng mà tất cả con người cần phải có.
1.3. Đặc điểm của tự nhận thức
1.3.1. Tự nhận thức mang tính đa chiểu
Khi tự nhận thức để đánh giá bản thân, mỗi cá nhân đều phải nhìn nhận ở nhiều khía
cạnh khác nhau. Các khía cạnh đó bao gồm:
- Thể chất: là cách mà chúng ta nghĩ về cơ thể của mình như chiều cao, cân nặng,
hình dáng, màu tóc, màu da, các bộ phận trên cơ thể.... Yếu tố thể chất cho chúng ta sự hình
dung về hình ảnh cơ thế. Nó là yếu tố bên ngồi, khơng phải là giá trị cốt lõi của con người.
Chúng ta cần nhìn nhận nó với thái độ tích cực.
- Năng lực trí tuệ bản thân: là cách chúng ta nhận thức về sự thông minh, năng khiếu,
khả năng suy nghĩ logic, mặt mạnh và mặt yếu, vai trò của bản thân (là con trai, con gái, con
trưởng,...)
- Giá trị: là những suy nghĩ về bản thân liên quan tới những chuắn mực đạo đức, là
thái độ, niềm tin, hành vi và những điều mà chúng ta quý trọng. Ví dụ, yêu thương, cao
thượng, chung thủy, giản dị... Những điều này định hướng cho chúng ta hành động.

14 David A.Whetten, Kim s.Cameron (2011), Developing Management Skills.
management skỉlls-8th edition.pdf

19


- Tính khí/tính cách: là cách chúng ta nghĩ về bản thân là người nóng nảy, dễ xúc
động, lạc quan hay hoài nghi, yếm thế, hướng nội hay hướng ngoại, thích lãnh đạo hay khống
chế người khác...


Ngồi ra, tự nhận thức cịn có các khía cạnh khác như: niềm tin, ước mơ, cảm xúc,
động cơ, nhu cầu, sở thích, lý tưởng,...
1.3.2. Tự nhận thức là một quá trình thay đổi liên tục

Tự nhận thức khơng có sẵn ngay khi chúng ta được sinh ra mà là một quá trình chúng
ta thu nhận, gìn giữ hoặc thay đối nó. Tự nhận thức được hình thành thơng qua các q trình
giáo dục, hướng dẫn của người lớn khi chúng ta còn nhỏ và các trải nghiệm thực tế, đặc biệt
là sự giao tiếp với người khác khi chúng ta trưởng thành. Ngay trong những năm đầu đời,
khi đứa trẻ bắt đầu quá trình phát triến cũng là bắt đầu quá trình tìm hiếu mình là ai, cứ thế
suốt cuộc đời tiếp tục xác định và thể hiện bản sắc cá nhân của mình. Cách nhận thức về bản
thân cũng thay đổi ở mỗi giai đoạn, thời kỳ khác nhau. Ví dụ, khi cịn nhỏ, ta có thế nghĩ
rằng mình thồng minh vì mọi người xung quanh đều khen ngợi ta thông minh. Khi đi học,
nếu bạn bè cho rằng ta không thông minh thì ta lại nghĩ rằng ta thật là người không thông

minh. Như vậy, tụ’ nhận thức bản thân không giữ nguyên mãi.

Nhận thức về bản thân và ý thức giá trị bản thân có thế thay đổi nếu đối tượng gặp
môi trường tốt, nhất là gặp người biết cách đối xử hay được sự giúp đỡ của các nhà tâm lý.
Ví dụ, những người rơi vào tệ nạn xã hội thường có hình ảnh tiêu cực về bản thân. Nếu đến
một trung tâm phục hồi mà được nhân viên đối xử với sự tin tưởng, tơn trọng, được khuyến
khích để khắc phục yếu kém và phát huy tiềm năng thì dần dần họ có thể thay đổi hình ảnh
về bản thân.
Sự tự nhận thức khơng cố định mà có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh nên chúng ta
hoàn tồn có thế giúp cho người khác có được kỹ năng tự nhận thức. Điều này cũng giúp
chúng ta nhận ra và tin vào khả năng, giá trị của người khác, để từ đó khơng áp đặt ý nghĩ
của mình lên người khác, hoặc có cái nhìn thương hại, ban ơn, làm thay cho người khác.

1.3.3. Tự nhận thức chịu ảnh hưởng những đánh giá từ bên ngoài

Chúng ta thường biết được hình ảnh của bản thân mình qua sự phản ánh của những

người xung quanh như gia đình, bạn bè, họ hàng, thầy cơ, đồng nghiệp... Những cách nhìn
nhận và đánh giá từ bên ngoài này phụ thuộc vào quan điếm riêng của họ. Từ khi sinh ra và
lớn lên, chúng ta luôn tương tác với nhiều người khác nhau, qua đó học cách người khác
nhìn nhận chúng ta như thế nào và ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi những quan niệm của họ.
Quá trình này thường bắt đầu từ trong gia đình, khi chúng ta học cách cha mẹ, anh em, người
thân họ hàng ... nhìn nhận và quan niệm về chúng ta như thế nào. Khi đi học, nhờ tương tác
với các bạn học và thầy cồ giáo, chúng ta lại có thêm những nhận thức khác về mình. Khi đi
làm, chúng ta lại biết thêm cách thức người lãnh đạo và đồng nghiệp nhìn nhận mình ra sao.
Chúng ta tiếp thu tất cả những cách nhìn này, hình dung, khái quát về mình và hình ảnh bản
thân được hình thành nên một phần từ đây. Những cách nhìn về bản thân mà chúng ta tiếp

thu được không chỉ bị ảnh hưởng bởi những người mà chúng ta tương tác mà còn bị ảnh
hưởng bởi những quan niệm xã hội và nền văn hóa của thời đại mà chúng ta đang sống.

20


1.4. Một số công cụ tự nhận thức

Việc nhận biết năng lực của bản thân không phải là điều đơn giản bởi vì đơi khi
chúng ta khơng nhận thức hết được những điểm mạnh và điểm yếu, những thuận lợi và khó
khăn của bản thân mình. Điều này khơng chỉ do những nguyên nhân chủ quan mà còn do cả
những nguyên nhân khách quan. Vì vậy, đê nhận thức được năng lực của bản thân, chúng ta
có thể sử dụng các công cụ tự nhận thức sau đây.

1.4.1. Cửa sổ J0HAR115

Lý thuyết cửa sồ Johari được xây dựng và phát triển bởi Joseph Luft và Harry Ingham
vào năm 1955 trong khi nghiên cứu về động lực học nhóm tại Đại học California Los Angeles
(từ Johari là từ viết tắt ghép lại từ tên hai người này). Đây là một cồng cụ có thế giúp mọi

người hiểu và biết về mình hơn, mong muốn cải thiện bản thân, cũng như hiểu mối quan hệ
của mình và người khác.
Cửa sổ Johari là một mơ hình giao tiếp phổ biến dùng để tăng cường hiểu biết giữa
từng cá nhân hoặc giữa nhũng cá nhân với nhau và với tập thể. Đây được coi là một mơ hình
rất hữu ích cho việc phân tích đế cải thiện sự tự nhận thức. Ngoài ra, cửa sổ này cũng là một
dạng mơ hình giao tiếp giúp phát triển các năng lực bản thân dựa trến sự tự bộc lộ, tự bạch,
khám phá và phản hồi giữa các cá thể trong một nhóm quan hệ hoặc nhóm này với nhóm
khác. Mơ hình này cho biết hai điều: (1) Các cá nhân có thể xây dựng niềm tin lẫn nhau bằng
cách tiết lộ thông tin về bản thân; (2) Họ có thế tự học, hiểu thêm về mình và hiểu những
vấn đề về bản thân chính từ những phản hồi của người khác.

Như vậy, khi chúng ta sử dụng mơ hình cửa sổ Johari sẽ tạo ra những mối quan hệ
mang tính chất ràng buộc, giúp các cá nhân trong một nhóm hiểu nhau hơn, có thể thoải mái
bộc lộ bản thân, đưa ra những phản hồi tích cực với người khác và đón nhận phản hồi ngược
lại. Điều quan trọng nhất khi sử dụng mơ hình này là chúng ta cần bộc lộ một cách chân
thành đế tạo nên niềm tin với mọi người trong nhóm, từ đó sẽ xây dựng được mối quan hệ
tốt và đem đến nhiều hiệu quả trong công việc và cuộc sống.
Joshep Luft và Harry Ingham đã vẽ ra một cửa sổ giúp chúng ta hiếu 2 điều: Chúng
ta có thế trưởng thành như thế nào trong việc tự nhận biết chính mình? Làm sao chúng ta có
thể xây dựng mối quan hệ làm việc tin tưởng hơn trong nhóm và cộng đồng qua chia sẻ và
phản hồi?
Mơ hình này có thê được khái quát như sau:

15 Joseph Luft (1961), The Johari Window: A Graphic Model of Awareness in Interpersonal Relations. NTL
Institute’s Human Relations Training News 5(1).
/>
21


Hình 1-1. Mơ hình cửa sổ của Johari

Mơ hình cửa số Johari cho biết ở mỗi cá nhân khi tương tác với người khác có bốn ơ
tâm lý cơ bản là: ơ mở, ơ mù, ơ ân, ơ đóng. Mỗi người được đại diện bởi bốn ô hay cả cửa
sổ. Mỗi cửa sổ thể hiện thông tin về cá nhân, về con người và cho biết những thơng tin đó
có được người đó hay người khác nhận biết hay khơng nhận biết.
O 1. ỏ Mở: Mình biết - Người khác biết

Phần công khai (phần mở) bao gồm các thông tin, dữ liệu, những đặc diêm của bản
thân mà chúng ta biết và những người khác cũng đều dễ dàng nhận biết như thơng tin cá
nhân, vóc dáng, màu tóc, trang phục, tên, chức vụ, nghề nghiệp, tuổi tác,... những điều rõ
ràng về bản thân. Ví dụ, bạn thấy mình học giỏi và cả lóp cũng thừa nhận điều đó. Tất nhiên,
có thế có sự khác biệt trong cách mà chúng ta nhìn nhận bản thân và cách những người khác
nhìn nhận chúng ta, nhưng vấn đề là chúng ta nhận thức được nó, và những người khác cũng
vậy. Đây là nơi chúng ta có thể chia sẻ thơng tin một cách thoải mái, những gì mà chúng ta
biết và mọi người cũng biết.
Ơ 2. ơ Mù: Mình khơng biết - Người khác biết

Phần mù bao gồm các dữ liệu mà chính cá nhân khơng nhận biết được về bản thân
mình nhưng những người khác lại biết. Có những điều mà người khác nhìn thấy ở ta, nhưng
ta hồn tồn khơng hay biết, chỉ khi người khác nói ra thì ta mới biết. Ví dụ, bạn có thói quen
nói nhanh, nói dài, khi nói thường hay nhăn mặt... bản thân bạn khơng hề biết những điều
này cho đến khi có người góp ý với bạn, hoặc một số người thấy bạn là một người kiêu ngạo

trong khi bạn nghĩ chỉ đơn giản là tự tin.
Phần mù cũng có thê là những vấn đề có chiều sâu mà cá nhân khó nhìn thấy nhưng
người khác lại thấy, như là: cảm giác thiếu tự tin, sự nghi ngờ về năng lực bản thân, thói
quen. Vì thế, người khác nhận thấy bạn khơng thích họp với một việc nào đó (việc làm, giải

22



trí, ăn uống,...), khơng có năng lực hoặc khơng có giá trị trong một hồn cảnh nào đó trong
khi bạn lại không nhận ra.

Tự đánh giá về bản thân là điều rất khó. Đơi khi, những điều chúng ta khơng biết về
mình nhưng lại được nhìn nhận một cách rõ nét nhất từ người khác. Vì vậy, chúng ta cần
tham khảo và lắng nghe từ người khác.
Ơ 3. ơ Ẩn: Mình biết - Người khác khơng biết
Phần ẩn là nơi chứa đựng những dữ liệu về bản thân mà chúng ta biết rõ nhưng khơng
muốn bộc lộ ra bên ngồi cho người khác biết. Phần này che giấu những điều bí mật mà
chúng ta ln muốn giữ kín và khơng muốn thể hiện ra với người khác vì những lý do cá
nhân. Đó là những tâm sự riêng tư, niềm tin, quan điếm, kinh nghiệm cá nhân, nỗi sợ, ý định,
sự nhạy cảm .... Điều này có thê xuất phát từ những bức tường hoặc chiếc mặt nạ chúng ta
đeo đế bảo vệ bản thân, hoặc đôi khi chỉ đơn giản là chúng ta muốn giữ riêng cho mình. Ví
dụ, bạn sợ thuyết trình trước lớp nên khi bị phân cơng thuyết trình, bạn tìm mọi lý do đế

thối thác. Không phải bạn lười mà là do bạn sợ. Những thồng tin này thường chỉ được bộc
lộ dần dần với những người mà chúng ta thật sự tin tưởng.

Ô Ấn là phần dễ gây ra những hiểu lầm trong các mối quan hệ. Việc người khác đánh
giá sai về chúng ta hồn tồn có thế xảy ra. Ngun nhân là vì: Thứ nhất, đế đánh giá người
khác một cách chính xác là cả một q trình họ gắn bó với nhau. Thứ hai, bản chất của mỗi
người thường chỉ thể hiện ra bên ngồi một phần nào đó mà thơi. Ví dụ, bạn là một người

vui tính, tuy nhiên lại khá rụt rè khi ở trong đám đơng tồn những người lạ. Người khác chỉ
nhìn thấy sự rụt rè mà khơng thấy được tính cách "vui vẻ" của bạn nếu mối quan hệ giữa bạn
và người đó chỉ là sự tiếp xúc thống qua, khơng phải là thường xun. Điều này dễ gây hiểu
lầm. Vì vậy, bạn nên chia sẻ để tránh bị hiểu lầm và tạo sự tin cậy của mọi người.
O 4. ơ Đóng: Mình khơng biết - Người khác cũng không biết

Phần không biết bao gồm những điều chúng ta khơng biết về chính mình và người

khác cũng không biết. Đây là nơi tồn tại những đặc điểm của mỗi người mà cả chúng ta và
người khác đều khơng thê nhận biết qua vẻ bề ngồi (người ta gọi là tính cách thứ hai). Sở
dĩ có ơ này là do chúng ta chưa có kinh nghiệm hoặc chưa có cơ hội khám phá những năng
lực của chính mình. Có nhiều người khơng biết về năng lực của bản thân cho đến khi được
sống trong mơi trường có cơ hội để giao tiếp nhiều và bộc lộ bản thân như tiềm năng, năng
khiếu, sức sáng tạo... Vậy thì bắt đầu từ đâu để nhận biết về mình? Mơi trường sống và trải
nghiệm nhiều sẽ cho chúng ta cơ hội và điều kiện để khám phá và phát huy những nguồn lực
này. Vậy nên, hãy giao tiếp và hành động để thấu hiếu và bộc lộ bản thân. Trong khi giao
tiếp, chúng ta cũng cần cho và nhận thông tin. Hãy chia sẻ một cách cởi mở, trao đổi thật
nhiều thông tin để xây dựng niềm tin với nhau.

Cách sử dụng cửa sơ Johari
Q trình mở rộng cửa sổ theo chiều ngang là một trong những quá trình phản hồi.
Ớ đây, một cá nhân nào đó học và hiểu thêm được về bản thân mà trước đó mình khơng thấy
được nhưng người khác thấy được và phản hồi cho mình. Chúng ta hãy dũng cảm khi đón
nhận những lời phê bình dù có khó nghe. Ngược lại, khi chúng ta muốn phản hồi cho cá

23


nhân khác, hãy cân thận. Nếu nền văn hóa phương Tây cho phép phê bình và phản hồi một
cách thật sự cởi mở thì ngược lại, nền văn hóa phương Đồng thường né tránh việc phản hồi
quá thắng thắn. Do đó, hãy bình tĩnh và bắt đầu đóng góp ý kiến một cách từ từ.

Quá trình mở rộng cửa sổ theo chiều dọc gọi là quá trình tự bạch, làm cho người khác
thấu hiểu chúng ta - một quá trình cho và nhận thông tin, củng cố sự tin cậy giữa các cá nhân
khi họ giao tiếp với nhau. Khi thông tin được chia sẻ, ranh giới với ô Ấn và ơ Đóng bị đẩy
dần xuống dưới. Nó sẽ càng bị đẩy xuống tiếp khi người ta chia sẻ, trao đổi thông tin nhiều
hơn và niềm tin được dần xây dựng giữa họ. Tuy nhiên, đừng vội vã tự bạch bản thân quá
nhiều. Tự bộc bạch những thông tin vồ hại có thể tạo dựng lịng tin, tuy nhiên những thơng

tin nhạy cảm có thế làm ảnh hưởng đến sự tôn trọng của người khác với chúng ta, dẫn đến
việc chúng ta bị đặt trong thế yếu hoặc bị lợi dụng và thao túng, cần có sự cân bằng trong
việc chia sẻ để tạo niềm tin và giữ được sự riêng tư, bí mật của bản thân.

Nói một cách dễ hiếu hơn, đế tăng cường giao tiếp và học hỏi thì:
- Những thơng tin chúng ta biết và người khác cũng biết: chúng ta có thế thảo luận;

- Những thơng tin chúng ta biết mà người khác không biết: chúng ta có thế chia sẻ
hoặc tự bạch;
- Những thơng tin chúng ta không biết mà người khác biết: chúng ta có thế học hỏi
hoặc u cầu phản hồi;
- Nhũng thơng tin chúng ta không biết và người khác cũng không biết: chúng ta có
thế chia sẻ hoặc tự bạch để mọi người cùng khám phá hoặc khơi gợi niềm tin từ mọi người.

Trong một tập thế bất kỳ, một thành viên mới ln ln giữ một vị trí nhỏ trong ơ 1:
ơ Mở. Thành viên mới sẽ có rất ít thơng tin để chia sẻ với người trong nhóm, vì vậy đế có
thể tạo ra những ấn tượng tốt, hãy chủ động lắng nghe và tiếp nhận sự phản hồi từ các thành
viên trong nhóm (mở rộng sang ơ 2: ơ Mù). Ngồi ra, thành viên trong một nhóm có thể mở
rộng ô 1 sang các ô khác (ô 2, 3, 4) bằng cách hỗ trợ nhau, chủ động chia sẻ thơng tin, đóng
góp ý kiến mang tính chất xây dựng. Khi mức độ tự tin và sự tôn trọng giữa mỗi người được
tăng cao, chúng ta càng dễ hiểu nhau hơn, cởi mở hơn trong mỗi mối quan hệ.
Giả trị cốt lõi của cửa sổ Johari

Điểm quan trọng nhất trong cửa sổ Johari là chúng ta phải đật mục tiêu cốt lõi mở
rộng ơ Mở của mình với tất cả mọi người nhằm tăng cường giao tiếp, thu nhận tri thức, tạo
dựng niềm tin, tránh hiểu lầm. Khi chúng ta cởi mở với người khác sẽ làm cho hiệu quả làm
việc cá nhân và làm việc nhóm được nâng cao. Ơ Mở là khơng gian phù hợp nhất để có thể
giao tiếp một cách thoải mái, từ đó phát triến bền vững các mối quan hệ, tránh được những
sự hiểu lầm dẫn đến kết quả khồng mấy tốt đẹp.


Những cách tự nhận thức bản thân trong cửa sổ Johari

Trến thực tế, có thể áp dụng mơ hình cửa sồ Johari để phân tích nhiều vấn đề khác
nhau của tâm lý con người và mối quan hệ cùa con người. Tuy nhiên, khi tiếp cận đế tìm
hiểu năng lực cá nhân, mơ hình cửa sổ Johari đã cho thấy hai cách giúp chúng ta tương tác
với người khác để hiểu về bản thân mình.

24


×