Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Thực trạng kinh doanh và phương pháp quản lý kinh doanh ở chợ h27 khương thượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.16 KB, 59 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự phát triển của thành phố, của quận Đống Đa, phường Khương
Thượng đã góp phần đẩy mạnh đơ thị hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục
tiêu kinh tế xã hội mà Đảng, Nhà nước đã đề ra. Trong đó phát triển thương
mại dịch vụ là chỉ tiêu hàng đầu mà Đảng ủy - HĐND - UBND phường xác
định.
Việc đảm bảo lưu thơng hàng hóa được thơng suốt, đảm bảo đáp ứng
được nhu cầu của nhân dân trong khu vực. nhằm đẩy mạnh q trình lưu
thơng hàng hóa tăng mức tiêu dùng của dân cư, kinh doanh có lãi cho các hộ
kinh doanh và tăng ngân sách của phường, của Nhà nước, khuyến khích các
tổ chức cá nhân trong phường tham gia vào thành phần kinh tế thương mại.
Định hướng phát triển nền kinh tế của phường phù hợp với vai trò vị trí mà
thành phố và quận đề ra trong kế hoạch 5 năm. Nghị quyết của Đảng, Đảng
ủy - HĐND - UBND được quan tâm là sự phát triển về tổ chức quản lý và
kinh doanh tại chợ H27 Khương Thượng khu trung tâm dịch vụ thương mại
của phường. Hoạt động quản lý kinh doanh của chợ giữ vai trò quan trọng
trong việc phát triển mạng lưới kinh doanh tại phường, phục vụ nhu cầu của
nhân dân.
Vì vậy cần thiết phải đánh giá lại thực trạng hoạt động quản lý kinh
doanh tại chợ nhằm góp phần xây dựng và phát triển hệ thống kinh doanh
thương mại dịch vụ của quận, nhằm phát triển nền kinh tế của phường. Đồng
thời góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, đáp ứng nhu cầu đời sống thuận
tiện cho nhân dân, đảm bảo mỹ quan đô thị và an ninh trật tự trong sinh hoạt
của dân cư.
Dân cư dù sống ở đâu cũng có nhu cầu tiêu dùng hàng ngày như nhau
và ở phường Khương Thượng cũng vậy, đề đáp ứng được nhu cầu của nhân
dân vấn đề cần thiết phải nghiên cứu là đề ra kế hoạch, phương hướng phát


triển kinh doanh và quản lý kinh doanh tại chợ H27 Khương Thượng. Để đáp
ứng nhanh nhất nhu cầu và đạt hiệu quả cao cho người tiêu dùng, là sinh viên


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

ngành Quản Trị Thương Mại được thực tập và nghiên cứu những vấn đề kinh
tế tại UBND phường Khương Thượng trong thời gian qua.
Tôi nhận thấy đây là vấn đề thiết yếu cần có giải quyết phù hợp cho
phương hướng phát triển kinh doanh và quản lý kinh doanh tại chợ H27
Khương Thượng. Do đó tôi đã chọn đề tài "Thực trạng kinh doanh và
phương pháp quản lý kinh doanh ở chợ H27 Khương Thượng"làm chuyên
đề tốt nghiệp.


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

PHẦN I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
KINH DOANH Ở CHỢ
I. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHỢ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA
QUẢN LÝ KINH DOANH.
1. Khái niệm chung về chợ.
chợ là một loại hình thương nghiệp dịch vụ truyền thống. là nơi tập
trung các hoạt động mua và bán của nhiều thành phần kinh tế trong đó đa
phần là kinh tế cá thể với những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày là chủ yếu và

nhằm phục vụ cho mọi đối tượng dân cư.
Địa điểm sinh hoạt phải là nơi cố định được chính quyền cho phép, mỗi
hoạt động phải tuân theo sự quản lý của Nhà nước và địa phương.
1.1. Khái niệm về chợ địa phương.
chợ là một loại hình thương nghiệp của địa phương là nơi diễn ra các
hoạt động mua và bán của nhân dân trên địa bàn và các vùng lân cận được
chính quyền địa phương quản lý và cho phép hoạt động trên một địa điểm cố
định.
1.2. Hoạt động kinh doanh ở chợ.
Nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân địa phương, là nơi
diễn ra các hoạt động dịch vụ thương mại mua và bán của nhân dân trong địa
bàn.
Đối tượng hàng hóa chủ yếu là các mặt hàng lương thực, thực phẩm
hàng tiêu dùng gia dụng hàng ngày nhằm phục vụ cho mọi đối tượng dân cư.
2. Quản lý kinh doanh ở chợ.
Quản lý kinh doanh ở chợ là tổng thể các biện pháp, cách thức mà các
nhà quản lý vận dụng để tác động vào các hoạt động kinh doanh nhằm đạt
được mục tiêu đã đề ra.
Mọi hoạt động kinh doanh của chợ cần phải có những quy định cụ thể,
những quy định mang tính pháp lý thì mới đảm bảo được sự công bằng trong


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

kinh doanh và đảm bảo sự lưu thơng hàng hóa và mạng lưới kinh doanh tại
chợ.
Ở mỗi chợ Ban Quản lý chợ là những người áp dụng những quy định
pháp luật của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của chợ bằng những nội qua

thông qua họ, các cấp ban ngành mới quản lý được các hộ kinh doanh và thu
thuế nộp ngân sách Nhà nước góp phần làm tăng trưởng sự phát triển kinh tế
của địa phương và đất nước từ ngành thương mại dịch vụ.
II. PHÂN LOẠI CHỢ
1. Chợ đầu mối.
Chợ đầu mối là chợ có vai trị chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng
hóa lớn từ nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành
hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thơng khác.
Hình thức là chợ loại I được xây dựng kiên cố hiện đại theo quy hoạch
chịu sự quản lý của cấp tỉnh, thành phố.
2. Chợ bán lẻ.
Là chợ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, mặt hàng phù hợp
với quy mơ hoạt động của chợ.
Hình thức tùy thuộc vào kiến trúc xây dựng chợ có thể là chợ loại I hay
loại II, loại III chịu sự quản lý theo chế độ phân cấp quản lý.
3. Phân loại chợ theo quy mơ.
3.1. Chợ loại I.
Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh được đầu tư xây dựng kiên cố,
hiện đại theo quy hoạch.
Đặt ở vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trong của tỉnh, thành
phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ
chức họp thường xuyên.
Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ
chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ như: Trơng giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho
bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa
vệ sinh an tồn thực phẩm và các dịch vụ khác.


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


Lê Khánh Ly

3.2. Chợ loại II.
Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố
hoặc bán kiên cố theo quy hoạch.
Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp
thường xun hay khơng thường xun.
Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và các tổ
chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ như: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho
bảo quản dịch vụ đo lường.
3.3. Chợ loại III.
Là chợ có dưới 200 kinh doanh hoặc chợ chưa được đầu tư xây dựng
kiên cố hoặc bán kiên cố.
Chủ yếu phục vụ cho nhu cầu mua bán của nhân dân trong phường xã
và địa bàn lân cận.
4. Mặt hàng kinh doanh dịch vụ của từng loại chợ.
- Chợ loại I: Chủ yếu là các mặt hàng theo chu kỳ tiêu dùng dài ngày
hoặc khơng có chu kỳ. Có một phần theo chu kỳ ngắn ngày, một phần nhỏ
theo hàng ngày.
Ví dụ như các mặt hàng điện tử, điện lạnh các mặt hàng quần áo, vải
vóc…
- Chợ loại II: Chủ yếu là các mặt hàng phục vụ tiêu dùng theo nhu cầu
ngắn ngày một phần theo tiêu dùng hàng ngày thường xuyên.
Ví dụ như đồ gia dụng, quần áo…
- Chợ loại III: Chủ yếu phục vụ cho nhu cầu hàng ngày thường xuyên
như: Rau, hoa quả, thực phẩm tươi sống, đồ khô, đồ chế biến sẵn.
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ KINH DOANH CHỢ TRÊN
ĐỊA BÀN PHƯỜNG
1. Nghiên cứu nhu cầu xác định loại chợ cần quản lý.
Quản lý và phát triển chợ là một nhiệm vụ hết sức cấp bách nhằm tạo ra

một cơ cấu hợp lý gắn với sự phát triển của phường và nhu cầu mua bán của
nhân dân, cần phải đáp ứng được nhu cầu cơ sở hạ tầng đảm bảo vệ sinh môi


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

trường, đảm bảo thẩm mỹ cảnh quan, an ninh trật tự trong sinh hoạt của nhân
dân trong địa bàn phường.
a. Nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.
Mong muốn của người dân thì hầu như vơ hạn thế nhưng để đáp ứng
được thì ta cần phải lựa chọn sao cho phù hợp với hình thức chợ đã được
đánh giá. Ta phải lựa chọn sao cho sản phẩm kinh doanh thỏa mãn được
nhiều nhất so với sức mua của nhân dân, ở đây nhu cầu tiêu dùng của người
mua chủ yếu là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng
đồ gia dụng. Vì vậy mặt hàng kinh doanh của chợ chủ yếu là lương thực rau,
hoa quả và các hàng ăn.
b. Nhu cầu kinh doanh của các hộ kinh doanh tại chợ.
Nhu cầu tiêu dùng của người mua là vậy nên quyết định với sự lựa
chọn mặt hàng kinh doanh của các hộ kinh trong chợ. Như vậy ta đã xác định
được mặt hàng chủ yếu để quản lý và đánh thuế kinh doanh.
2. Xây dựng mục tiêu và chính sách hoạt động kinh doanh tại chợ.
Quản lý, xây dựng và phát triển chợ: là nhằm thực hiện chức năng quản
lý của UBND phường trong quá trình xây dựng và phát triển chợ theo chủ
chương của thành phố và của quận. Đó là nhiệm vụ quan trong của chín
quyền địa phương.
- Quản lý việc sử dụng đất đai trong chợ: Quản lý việc sử dụng đất đai
trong chợ cũng là một việc hết sức quan trọng, thông thường chợ được phân
chia thành từng dãy hàng và cho phép kinh doanh có hiệu quả, diện tích chợ

đảm bảo khơng bị các hộ dân xung quanh lấn chiếm.
Quản lý đầu tư và xây dựng các cơng trình trong chợ:
Vấn đề đầu tư và xây dựng các cơng trình trong chợ phải được tiến
hành nhằm đảm bảo cho nhu cầu kinh doanh tại chợ tùy theo cơng trình và
mức đầu tư có thể xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp. Do vậy cần phải duy
trì được trật tự đảm bảo yêu cầu phát triển chợ và việc quản lý đầu tư là rất
quan trọng nó cịn phụ thuộc vào ngân sách được cấp vốn đầu tư trong năm.


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

- Quản lý và bảo vệ môi trường cảnh quan, cơ sở hạ tầng: Sự phát triển
của chợ không tách rời khỏi môi trường, cảnh quan và các cơng trình hạ tầng
của chợ. Quản lý chợ được hiểu dưới góc độ này nghĩa là sự thiết lập những
khuôn khổ thể chế cùng những quy định có tính chất pháp quy để duy trì bảo
tồn và phát triển môi trường, cảnh quan cùng với các công trình cơ sở hạ tầng
của chợ. Cùng với quá trình phát triển chợ môi trường xung quanh chợ sẽ bị
suy thối ơ nhiễm, bởi vậycần thiết lập những quy định cho các hộ kinh doanh
để từ đó Ban Quản lý chợ có quyền thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra và
duy trì các hoạt động cần thiết nhằm bảo vệ mơi trường, cảnh quan và các
cơng trình cơ sở hạ tầng của chợ. Vì vậy để đảm bảo cảnh quan và môi trường
sống của chợ, bên cạnh việc giáo dục vận động mọi người biết giữ vệ sinh
môi trường thì cần có những hoạt động kiểm tra thường xun về vệ sinh mơi
trường và vệ sinh an tồn thực phẩm, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành
đoàn thể và cơng an duy trì tốt nội quy của chợ, xử phạt nghiêm minh với
những trường hợp vi phạm.
- Vấn đề xử phạt hành chính: Vấn đề xử phạt hành chính là một việc
làm khơng thể thiếu của Ban Quản lý chợ. Bởi vì trong thực tế trình độ dân trí

cũng như ý thức về luật pháp của từng hộ kinh doanh rất khác nhau cho nên
cần phải áp dụng các hình thức xử phạt hành chính để đấu tranh chống vi
phạm để tăng cường giữ vững nội quy chợ, nâng cao hiệu lực quản lý của Ban
Quản lý.
3. Bộ máy quản lý kinh doanh chợ.
Bộ máy quản lý kinh doanh của chợ được phân chia như sau: Quản lý
thị trường quận kiểm tra hoạt động chợ thông qua UBND phường.
- Chủ tịch UBND: là người quyết định mọi vấn đề về quản lý và tổ
chức của chợ và là người chịu mọi trách nhiệm với cấp trên cũng như các cán
bộ trong Ban Quản lý chợ.
- Phó Chủ tịch UBND quản lý kinh tế đô thị: Giúp Chủ tịch giải quyết
mọi vấn đề về quản lý và tổ chức chợ. Tất cả các vụ việc liên quan đến chợ


CHUN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

đều phải thơng qua Phó Chủ tịch quản lý kinh tế đơ thị sau đó mới trình lên
Chủ tịch.
- Cán bộ kinh tế: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh và tài
chính kinh tế cũng như chính sách thuế kinh doanh dưới sự chỉ đạo của Chủ
tịch và Phó Chủ tịch.
- Cán bộ quản lý chợ: Chịu trách nhiệm về mặt tổ chức kinh doanh của
chợ như trật tự, vệ sinh thực phẩm, thu vé chợ, thu thuế hàng tháng và mọi
vấn đề liên quan thuộc phạm vi kinh doanh của chợ.
- Cán bộ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm: Kiểm tra về mặt vệ sinh
thực phẩm tại chợ.
Ngồi ra cịn kết hợp với công an phường và một số ban ngành đoàn
thể của phường.

4. Lên kế hoạch quản lý kinh doanh ở chợ và tính chất thực hiện kế
hoạch quản lý.
Trên cơ sở quy hoạch và phát triển mạng lưới chợ của quận Đống Đa từ
đó đưa ra những vấn đề phù hợp với việc quản lý kinh doanh chợ. Hệ thống
của chợ đã được sắp xếp phù hợp, cho phép khả năng khai thác và phát triển
kinh doanh.
- Cơ sở hạ tầng: Về cơ bản là hoàn thiện cho các hộ kinh doanh hoạt
động ổn định.
Những điều kiện trên giúp cho việc quản lý kinh doanh chợ có hiệu quả
cao, như vậy cần có những biện pháp.
+ Cần tích cực trong việc xóa bỏ các chợ tạm, chợ cóc trên địa bàn để
thu hút sức mua của nhân dân chống thất thu thuế.
+ Sắp xếp lại Ban Quản lý chợ cho phù hợp với hoạt động của chợ.
+ Hoàn thiện với các mức áp dụng thuế với những hộ kinh doanh và
khai thác có hiệu quả.
+ Cần đặt lợi ích của người tiêu dùng lên trên và khuyến khích hộ kinh
doanh nhập hàng hóa có chất lượng cao.
+ Phải có sự thống nhất từ cấp quận về mức thuế kinh doanh tại chợ.


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

5. Xây dựng các chính sách khuyến khích hộ kinh doanh.
- Tính thuế với mức hợp lý nhất tạo thu nhập ổn định và có hướng làm
giàu.
- Cho vay vốn các hộ kinh doanh là hội viên của hội phụ nữ, hội cựu
chiến binh để làm kinh tế theo chủ chương của Nhà nước.
- Với các hộ mới kinh doanh chưa tính thuế trong thời gian đầu tối

thiểu là 3 tháng để đi vào hoạt động ổn định và có lãi.
- Thủ tục đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh tại chợ làm thật
đơn giản do cán bộ kinh tế hướng dẫn.
- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy đảm bảo để bảo vệ tài sản của các hộ
kinh doanh.
- Hàng tháng có họp hộ kinh doanh để lấy ý kiến đóng góp và giải
quyết các vấn đề tại chợ.
6. Đánh giá hoạt động kinh doanh tại chợ.
Nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân trong phường, UBND phường tăng
cường công tác quản lý chợ văn minh đô thị đã tiến hành ký hợp đồng thuê
địa điểm bán hàng đối với các hộ kinh doanh.
Chợ được cải tạo xây dựng đảm bảo cho các hộ kinh doanh về cơ sở hạ
tầng. Ban Quản lý chợ luôn được củng cố và cán bộ nắm bắt nhanh chủ
chương, chính sách của Nhà nước để kiểm sốt các hoạt động kinh doanh tại
chợ.
UBND phường đã kết hợp với các đơn vị liên quan như: Quản lý thị
trường quận, thú y quận, y tế, công an, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh
để hộ kinh doanh yên tâm kinh doanh.
Chợ đã đi vào hoạt động ổn định về cơ sở hạ tầng đã được đầu tư đủ vì
diện tích chợ khơng thể mở rộng hơn được nữa nên trong những năm tới
phường không phải đầu tư cải tạo nhiều, các hộ kinh doanh yên tâm bán hàng
và sức mua ngày càng tăng, đảm bảo cho các hộ kinh doanh ổn định bán hàng
với giá cả hợp lý để cạnh tranh sức mua. Hiện chợ H27 Khương Thượng được


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

đánh giá là chợ văn minh đơ thị trên địa bàn quận, kinh doanh có hiệu quả,

thuế thu nộp ngân sách Nhà nước tăng, nộp đều đủ.
IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỢ VÀ VIỆC QUẢN LÝ
KINH DOANH TẠI CHỢ
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh và phát triển chợ.
Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà
UBND phường và Ban Quản lý chợ không thể kiểm soát được. Nghiên cứu
các yếu tố nhằm cho việc quản lý có hiệu quả hơn, tạo khả năng thích ứng
một cách tốt nhất với sự vận động của chợ. Có thể phân tích mơi trường kinh
doanh bao quanh việc kinh doanh của chợ qua các thành phần sau:
1.1. Môi trường văn hóa xã hội:
Yếu tố văn hóa xã hội bao quanh hoạt động kinh doanh của chợ và
khách hàng có ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động kinh doanh của các hộ kinh
doanh trong chợ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chợ.
* Thu nhập: là lượng tiền mà người dân có thể sử dụng để thỏa mãn
nhu cầu cá nhân của họ, chính vì vậy mức độ ảnh hưởng đến sự lựa chọn hàng
hóa và mức đáp ứng số lượng, chất lượng hàng hóa của các hộ kinh doanh
trong chợ.
* Số hộ gia đình: Số hộ gia đình có ảnh hưởng lớn đến sức mua hàng
hóa cụ thể để đáp ứng nhu cầu chung của gia đình.
* Nghề nghiệp và tầng lớp xã hội: Có liên quan mật thiết đến mức thu
nhập và lượng tiền trong dân trên địa bàn phường, các yêu cầu về sản phẩm
hàng hóa và phục vụ tương ứng với quan điểm thỏa mãn với nhu cầu được
hình thành theo mức thu nhập khác nhau.
1.2. Mơi trường chính trị và luật pháp.
Sự ổn định của mơi trường chính trị đã được xác định là một điều kiện
tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của chợ, ở đây sự quản lý của
chính quyền địa phương là quan trọng nhất đối với các chính sách thương mại
tại phường, các yếu tố mà UBND phường cần lưu ý:



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

- Quan điểm mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế tại
địa phương.
- Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu
của Chính Phủ và khả năng điều hành của địa phương.
- Sự phối, kết hợp của các tổ chức xã hội.
- Thái độ và phản ứng của nhân dân (người tiêu dùng)
1.3. Môi trường cạnh tranh.
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn
và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Duy trì cạnh tranh
bình đẳng và đúng pháp luật là nhiệm vụ của các cấp có thẩm quyền.
1.4. Mơi trường địa lý sinh thái.
Vị trí địa lý và mơi trường thành lập chợ có ảnh hưởng lớn đến xu
hướng phát triển chợ sau này như chu kỳ kinh doanh, tiêu dùng trong khu
vực.
Nắm được những yếu tố đó UBND phường đã đề nghị thành lập chợ tại
khu đất của hợp tác Khương Thượng nằm trên trục chính giao thơng xun
phường đó là Phố Khương Thượng. Về chính trị hoạt động theo chủ chương
chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua sự chỉ đạo của Đảng - HĐNDUBND với tiêu trí vì dân phục vụ.


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

PHẦN II

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CHỢ H27 KHƯƠNG THƯỢNG
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHỢ H27 KHƯƠNG THƯỢNG VÀ BAN
QUẢN LÝ CHỢ.
1. Lịch sử hình thành chợ H27 Khương Thượng.
Chợ H27 tiền thân là chợ tạm do nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong
phường. Ban đầu chợ họp trên một khu đất chống của Hợp tác xã Khương
Thượng, nhận thấy nhu cầu thiết yếu của chợ UBND phường Khương
Thượng đã lập kế hoạch xây dựng chợ và xin cấp trên được thành lập chợ và
theo Quyết định số 159/QĐ-UB của UBND quận Đống Đa ngày 21 tháng 4
năm 1999 lấy tên là chợ H27 Khương Thượng và hoạt động chính thức.
Hiện nay trên địa bàn phường Khương Thượng là một trong những
phường có mật độ dân số khá cao, tốc độ đơ thị hóa khá nhanh, diện tích tuy
hẹp nhưng đã đầu tư phát triển đơ thị hóa theo dự án của thành phố và của
quận, mức sống nhân dân ngày càng tăng, trình độ văn hóa, dân trí nhận thức
cao. Tổng biên chế của UBND phường là 25 công chức phường, trong đó có 8
cán bộ là lãnh đạo, 17 là cán bộ công nhân viên chức.
Trong những năm qua tuy khơng ít những khó khăn về quản lý chợ cho
tốt, chỉ mặt hàng để phục vụ nhân dân. Mặt khác chợ chỉ đi vào hoạt động có
quy củ và các hộ kinh doanh có lãi, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế kinh doanh
cho Nhà nước. Từ năm 1999 đến nay chợ H27 Khương Thượng đã đáp ứng
đủ yêu cầu cho nhân dân trong phường, tăng ngân sách nộp Nhà nước. Ban
Quản lý chợ đã phát huy vai trò của mình để duy trì nội quy hoạt động của
chợ.
2. Sơ đồ hệ thống chợ H27 Khương Thượng


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly


SƠ ĐỒ CHỢ H27 KHƯƠNG THƯỢNG
H4
W
C
H
1

H3

H2

Cổng

Cổng
H1

Khoảng sân buôn bán tự do không cố định chỗ ngồi

Dãy hàng xây dựng bán kiên cố


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

Dãy thứ nhất gọi là H1: Gồm 24 cửa hàng chuyên kinh doanh các mặt
hàng cao cấp như quần áo, rượu, bia, thuốc lá, bánh, kẹo.
Dãy thứ hai gọi là H2: Gồm 24 cửa hàng các đồ khô, hàng xén.
Dãy thứ ba gọi là H3: Gồm 12 cửa hàng đây là dãy hàng hoa quả tươi.

Dãy thứ tư gọi là H4: Gồm 24 cửa hàng, dãy này vừa là hàng cá, tơm,
đồ biển, gà, vịt.
Ngồi 4 dãy H1, H2, H3, H4 còn 3 dãy nhà xây dựng bán kiên cố đây
là dãy hàng thịt lợn, thịt bị, rau, hoa quả, hàng ăn. Ngồi ra cịn có các hàng
bán theo từng dãy ngồi trời dành cho những người bán lẻ tự phát triển rồi đi
không cố định.
3. Hệ thống quản lý chợ.


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG QUẢN LÝ

UBND quận
Đống Đa

Phịng
Kinh tế - Kế hoạch

UBND phường

Phịng
Kinh tế đơ thị

Ban Quản lý chợ

Công an phường



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

- UBND quận Đống Đa quản lý tập trung tất cả các chợ trên địa bàn
quận thơng qua phịng kinh tế kế hoạch.
- Phịng kinh tế kế hoạch quản lý từng khu vực chợ của các phường
trên địa bàn quận.
- UBND phường thơng qua Phịng Kinh tế đô thị phường, Ban Quản lý
chợ, công an để quản lý chợ.
3.1. Phịng kinh tế đơ thị phường.
Phịng kinh tế đơ thị có chức năng cơ bản là giúp UBND phường việc
xây dựng và chỉ đạo lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch phát triển
thương mại, dịch vụ quản lý kinh doanh trên địa bàn, hướng dẫn thực hiện các
thủ tục về cấp giấy chứng nhận về đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh
tham mưu cho UBND phường xét duyệt, và đề nghị cấp trên về các dự án đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
3.2. Ban Quản lý chợ.
Năm 1999 khi thành lập chợ H27 Khương Thượng theo Quyết định số
159/QĐ-UBND của UBND quận Đống Đa. UBND phường đã ra quyết định
94/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 1999 của UBND phường Khương
Thượng. Về việc thành lập Ban Quản lý chợ H27 Khương Thượng. Ban Quản
lý chợ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND phường và sự hướng dẫn chun
mơn nghiệp vụ của các ban ngành có liên quan.
Ban Quản lý chợ, phường có chức năng, nhiệm vụ theo quyết định số
94/QĐ-UB của UBND phường Khương Thượng.
Về biên chế cơ bản: Ban Quản lý chợ, phường có 5 người, một Trưởng
Ban, một Phó Ban, một thủ quỹ, một cán bộ thu thuế, một cán bộ thú y.
Độ tuổi trung bình của Ban Quản lý là 30 tuổi, cán bộ lớn tuổi nhất là

cán bộ thuộc khu dân cư nơi có địa bàn chợ hợp đồng với Ban Quản lý là 63
tuổi.
Trình độ học vấn có 4 người trình độ đại học, 3 người trình độ trung
cấp cịn lại đều tốt nghiệp phổ thông trung học.


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

về chuyên môn Ban Quản lý có đủ các thành phần được đào tạo như:
Cử nhân Học viện Hành chính chuyên ngành Quản lý Nhà nước, đại học Kinh
tế, đại học Luật, Trung cấp thú y theo đúng quy định để thành lập Ban Quản
lý chợ.
4. Sơ đồ bộ máy quản lý chợ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CHỢ H27 KHƯƠNG THƯỢNG

Chủ tịch UBND
phường

Phó Chủ tịch UBND
quản lý kinh tế đô
thị


Cán bộ
kinh tế

Tổ bảo
vệ chợ

Cán bộ
quản lý
chợ

Công an
phường

Cán bộ
quản lý
dãy
hàng

Cán bộ
kiểm
tra vệ
sinh
ATTP

Tổ vệ
sinh
môi
trường
chợ



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA CHỢ
H27 KHƯƠNG THƯỢNG
1. Đặc điểm chợ H27 Khương Thượng.
a. Đặc điểm về công tác quản lý.
Theo quyết định số 94/QĐ-UB của UBND phường Khương Thượng
Ban Quản lý chợ H27 được thành lập.
Tổng số cán bộ hiện đang làm việc tại chợ là 13 người trong đó chính
thức theo quyết định là 5 cịn lại là hợp đồng với Ban Quản lý. Để làm công
tác thu các loại phí và nhân viên bảo vệ, vệ sinh môi trường.
Thực hiện chức năng tổ chức, quản lý các hộ kinh doanh trong chợ Ban
Quản lý chợ ban hành các nội quy, quy chế hoạt động của chợ, đã tổ chức sắp
xếp 156 hộ kinh doanh ổn định tại chợ, sắp xếp các dãy hàng gọn đẹp thể hiện
văn minh thương nghiệp. Ban Quản lý chợ hướng dẫn đôn đốc các hộ kinh
doanh hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện vệ sinh an toàn thực
phẩm, vệ sinh mơi trường, phịng chống cháy nổ….Đồng thời Ban Quản lý
cùng với các cán bộ thuế và kinh tế quận áp dụng mức thuế hợp lý cho các hộ
kinh doanh đôn đốc nộp thuế đủ và đúng hạn.
b. Đặc điểm kinh doanh tại chợ.
- Về việc đăng ký kinh doanh: Thực hiện Nghị định số 02/CP của
Chính phủ về đăng ký kinh doanh, cho đến nay đã có 70/156 hộ có giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh cịn lại là thu phí.
- Về việc thực hiện các khoản thu nộp ngân sách hàng năm là trên 50
triệu đồng.
- Về hoạt động kinh doanh: Đặc điểm chính là các mặt hàng kinh doanh
chủ yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân trong phường đa phần là các mặt hàng

lương thực, thực phẩm, rau, hoa quả.
Số hộ kinh doanh mặt hàng gia dụng là 35 hộ chuyên doanh như quần
áo, rượu, bia, bánh, kẹo, mỹ phẩm, đồ nhựa, nhôm, đồ chơi trẻ em…
Dịch vụ cắt tóc gội đầu là 3 cửa hàng, hiệu thuốc tây 2 cửa hàng.
Số hộ kinh doanh mặt hàng thực phẩm, thịt gia cầm là 56 hộ.


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lê Khánh Ly

Số hộ kinh doanh mặt hàng như đồ khô, hàng xén là 26 hộ.
Về mặt hàng hoa quả tươi có 12 hộ bán có chỗ ngồi ổn định chưa kể
các hàng bán không cố định.
Đồ hải sản, cá, tôm… là 24 hộ.
Hàng rau, đồ nông sản trên 30 hộ chưa kể các hàng xe thồ bán khơng
cố định.
Dãy hàng ăn gồm có trên 30 hộ kinh doanh như phở, bún, bánh ….
Khu vực ngoài phạm vi chợ cịn có một số hộ có cửa hàng của hộ gia
đình bán hàng giải khát, hàng ăn và một số dịch vụ khác.
- Tốc độ phát triển kinh doanh tại chợ:
Năm 1999 số hộ kinh doanh tại chợ là 90 hộ tổng thu thuế và các khoản
phí là 79 triệu đồng, số nộp ngân sách Nhà nước là 49 triệu.
Năm 2000 số hộ kinh doanh tại chợ là 102 tổng số thu thuế và các
khoản phí là 98 triệu, nộp ngân sách Nhà nước là 49,2 triệu đồng.
Năm 2001 số hộ kinh doanh tại chợ là 169 hộ tổng số thu thuế và các
khoản phí là 154 triệu đồng, số nộp ngân sách Nhà nước là 54,2 triệu.
Năm 2002 số hộ kinh doanh là 172 hộ tổng số thu thuế và các khoản
phí là 184 triệu đồng, số nộp ngân sách Nhà nước là 55 triệu.
Năm 2003 số hộ kinh doanh là 180 hộ tổng số thu thuế và các khoản

thu khác là 184 triệu, số nộp ngân sách Nhà nước là 58,2 triệu.
Năm 2004 số hộ kinh doanh là 180 hộ tổng số thu thuế và các khoản
thu khác là 191 triệu, số nộp ngân sách Nhà nước là 58,2 triệu
Năm 2005 số hộ kinh doanh là 180 hộ tổng số thu thuế và các khoản
thu khác là 192 triệu, số nộp ngân sách Nhà nước là 58,2 triệu.
Số vốn bình qn tính cho từng hộ kinh có chỗ ngồi ổn định tại chợ là
trên 5 triệu đồng/hộ.
Kể từ khi xây dựng chợ, chợ H27 đã tu tạo 3 lần để đảm bảo cho hộ
kinh doanh đủ phạm vi và điều kiện để mở rộng mặt hàng kinh doanh. Chợ
chia làm 4 dãy hàng được xây dựng kiên cố và được chia ra từng ô nhỏ
khoảng 3,5m2/điểm.



×