Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

20 câu ôn phần ngữ văn đánh giá năng lực đhqg tphcm phần 2 (bản word có giải)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.13 KB, 10 trang )

20 câu ôn phần Ngữ Văn - Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM - Phần 2
(Bản word có giải)
1.1. TIẾNG VIỆT
Câu 1 (NB): Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Mau sao thì nắng,…thì mưa”
A. vắng

B. thưa

C. đơng

D. lặng

Câu 2 (NB): Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn chiến đấu với ai?
A. Mtao Mxây

B. Xinh Nhã

C. Đăm Di

D. Đăm Noi

Câu 3 (NB): “Bác già tôi cũng già rồi/ Biết thơi, thơi thế thì thơi mới là! / Muốn đi lại tuổi già thêm
nhác/ Trước ba năm gặp bác một lần;” (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A. Song thất lục bát

B. Lục bát

C. Thất ngôn bát cú

D. Tự do



Câu 4 (TH): “Cũng nhà hành viện xưa nay,/ Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người” (Truyện Kiều
– Nguyễn Du)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
A. “nhà”, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
B. “nhà”, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
C. “tay”, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
D. “tay” chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
Câu 5 (NB): Điền vào chỗ trống trong câu thơ sau “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai
đâm…trời chiều” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
A. toạc

B. nát

C. toang

D. vỡ

Câu 6 (NB): “Một đàn thằng hỏng đứng mà trơng/ Nó đỗ khoa này có sướng khơng? / Trên ghế bà đầm
ngoi đít vịt/ Dưới sân ơng cử ngỏng đầu rồng” (Giễu người thi đỗ –Trần Tú Xương)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian

B. trung đại

C. thơ Mới

D. hiện đại

Câu 7 (TH): Qua tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân ca ngợi điều gì?

A. Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc
B. Tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ
C. Lòng yêu nước của những con người Tây Nguyên
D. Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ
Câu 8 (NB): Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. cọ sát

B. lỗ nực

C. sắc sảo

D. sáng lạng

Câu 9 (NB): Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Sự .......... của ......... đã giết
chết tác phẩm của anh ấy.”
A. khắc khe, độc giả

B. khắt khe, độc giả

C. khắc khe, đọc giả

D. khắt khe, đọc giả
Trang 1


Câu 10 (NB): Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Trường học tổ chức cho học sinh một chuyến thăm
quan về quê Bác.”
A. Trường học

B. tổ chức


C. chuyến

D. thăm quan

Câu 11 (NB): Các từ: “Bồ hóng, xà phịng, ti vi” là:
A. Từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau
B. Từ ghép dựa trên hai từ tố có nghĩa khác nhau
C. Từ đơn đa âm
D. Từ láy
Câu 12 (NB): Câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào: “Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa/ Thương em,
thương em, thương em biết mấy”
A. Điệp ngữ cách quãng

B. Điệp ngữ nối tiếp

C. Điệp ngữ chuyển tiếp

D. Điệp ngữ vòng

Câu 13 (NB): “Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì, còn năm ba
xu, một vài hào, y thường cho nốt nó ln. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số
tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng” (Sống mòn – Nam Cao)
Nhận xét về phép liên kết của các câu văn trên.
A. Phép liên tưởng

B. Phép liên kết nối .

C. Phép lặp, phép nối


D. Phép liên tưởng, phép lặp

Câu 14 (TH): Tại cuộc họp nóng chiều 31/1, trước cơn sốt khẩu trang y tế tăng giá gấp nhiều lần, khan
hiếm hàng, Bộ Y tế cho biết: Hiện dịch chưa lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng thì khi đến những chỗ
nguy cơ cao như đi phương tiện cơng cộng, đến bệnh viện có thể dùng khẩu trang y tế thơng thường,
thậm chí có thể dùng khẩu trang vải.
Trong đoạn văn trên, từ “cơn sốt” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Quá trình tăng mạnh một cách đột biến, nhất thời về giá cả hoặc nhu cầu nào đó trong xã hội.
B. Tăng nhiệt độ cơ thể lên q mức bình thường do bị bệnh
C. Cách nói ẩn dụ chỉ những người tính cách đột nhiên khác biệt so với ngày thường.
D. Tên một căn bệnh nguy hiểm mà con người thường mắc phải
Câu 15 (VD): Trong các câu sau:
I. Tuy bạn Lan phải phụ giúp cha mẹ nhiều việc và bạn ấy không bao giờ bỏ bê việc học.
II. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt tên quan phụ mẫu “lịng lang dạ
thú”.
III. Mẹ tơi đi chợ về muộn nên vội vàng vào bếp nấu nướng mà chẳng kịp nghỉ ngơi.
IV. Anh ấy ra đi đã để lại cho chúng tôi rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ.
Những câu nào mắc lỗi?
A. I và IV

B. I và II

C. I và III

D. II và III

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:
Trang 2



“Cái đẹp vừa là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hồng, khơng say mê cái huyền ảo, kì
vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Qui mô chuộng sự vừa khéo vừa xinh, phải
khoảng. Giao tiếp ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều khơng chuộng sự cầu
kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, dun dáng có qui mơ vừa phải”.
(Nhìn về văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu)
Câu 16 (NB): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 17 (NB): Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
A. Ẩn dụ

B. Nói quá

C. So sánh

D. Điệp từ

Câu 18 (TH): Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích.
A. Văn hóa khơng cần cái đẹp
B. Văn hóa đích thực là sự cầu kì
C. Cái đẹp là cái có chừng mực và quy mơ vừa phải
D. Sự cầu kì khơng phải là cái đẹp
Câu 19 (TH): Đoạn trích gửi đi thơng điệp gì?
A. Cần lựa chọn cái đẹp đích thực để phù hợp với văn hóa

B. Cái tráng lệ, huy hồng là kẻ thù của cái đẹp
C. Cần có thói quen tốt khi giao tiếp
D. Cầu kì là kẻ thù của cái đẹp
Câu 20 (TH): Em hiểu gì về cụm từ “quy mơ vừa phải”?
A. Thứ gì cũng vừa đủ

B. Khơng vượt ra ngồi quy chuẩn

C. Đủ để người tiếp xúc cảm thấy dễ chịu

D. Tất cả các phương án trên

Trang 3


LỜI GIẢI CHI TIẾT
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT
Câu 1 (NB): Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Mau sao thì nắng,…thì mưa”
A. vắng

B. thưa

C. đơng

D. lặng

Phương pháp giải:
Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất
Giải chi tiết:

- Tục ngữ: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Câu 2 (NB): Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn chiến đấu với ai?
A. Mtao Mxây

B. Xinh Nhã

C. Đăm Di

D. Đăm Noi

Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
Giải chi tiết:
Trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây để bảo vệ hạnh phúc gia
đình và bảo vệ bình n cho bn làng.
Câu 3 (NB): “Bác già tơi cũng già rồi/ Biết thơi, thơi thế thì thôi mới là! / Muốn đi lại tuổi già thêm
nhác/ Trước ba năm gặp bác một lần;” (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A. Song thất lục bát

B. Lục bát

C. Thất ngôn bát cú

D. Tự do

Phương pháp giải:
Căn cứ vào các thể thơ đã học
Giải chi tiết:
Đoạn trích gồm có 2 câu thơ lục bát và 2 câu thơ 7 chữ.

Đoạn thích thuộc thể song thất lục bát.
Câu 4 (TH): “Cũng nhà hành viện xưa nay,/ Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người” (Truyện Kiều
– Nguyễn Du)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
A. “nhà”, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
B. “nhà”, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
C. “tay”, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
D. “tay” chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Giải chi tiết:
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
Trang 4


- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa
được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
- Từ “tay” nghĩa gốc chỉ một bộ phận trên cơ thể người hoặc động vật. Còn trong câu từ “tay” được dùng
với nghĩa chỉ người chuyên một ngành nghề, một việc nào đó mà ở đây là việc bn người.
- Trường hợp này được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
Câu 5 (NB): Điền vào chỗ trống trong câu thơ sau “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai
đâm…trời chiều” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
A. toạc

B. nát

C. toang

D. vỡ


Phương pháp giải:
Căn cứ bài thơ Đất nước
Giải chi tiết:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Câu 6 (NB): “Một đàn thằng hỏng đứng mà trơng/ Nó đỗ khoa này có sướng khơng? / Trên ghế bà đầm
ngoi đít vịt/ Dưới sân ơng cử ngỏng đầu rồng” (Giễu người thi đỗ –Trần Tú Xương)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian

B. trung đại

C. thơ Mới

D. hiện đại

Phương pháp giải:
Căn cứ vào hoàn cảnh ra đời bài thơ Giễu người thi đỗ
Giải chi tiết:
Bài thơ ra đời trong thời kì trung đại
Câu 7 (TH): Qua tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân ca ngợi điều gì?
A. Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc
B. Tình u thương giữa những con người nghèo khổ
C. Lịng yêu nước của những con người Tây Nguyên
D. Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung tác phẩm Vợ nhặt
Giải chi tiết:
Trong số những tác phẩm viết về nạn đói năm Ất Dậu, truyện ngắn Vợ nhặt có một giá trị đặc biệt. Hiện
thực về nạn đói thê thảm ấy hắt bóng đen lên từng trang viết, ám ảnh tâm trí người đọc từ đầu đến cuối

tác phẩm. Đồng thời từng trang viết của tác phẩm cứ lấp lánh sáng lên niềm khao khát mãnh liệt của
người dân lao động nước ta về hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt của họ đối với sự sống và tương lai,
là tình thương yêu, cưu mang đùm bọc lẫn nhau của những con người nghèo khổ ngay khi mấp mé bên bờ
vực của cái chết.
Câu 8 (NB): Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
Trang 5


A. cọ sát

B. lỗ nực

C. sắc sảo

D. sáng lạng

Phương pháp giải:
Căn cứ bài chính tả, chú ý phân biệt giữa s/x, n/l, n/ng
Giải chi tiết:
Từ viết đúng chính tả là: sắc sảo
Sửa lại một số từ sai chính tả:
cọ sát -> cọ xát
lỗ lực -> nỗ lực
sáng lạng -> xán lạn
Câu 9 (NB): Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Sự .......... của ......... đã giết
chết tác phẩm của anh ấy.”
A. khắc khe, độc giả

B. khắt khe, độc giả


C. khắc khe, đọc giả

D. khắt khe, đọc giả

Phương pháp giải:
Căn cứ Chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
- Các lỗi dùng từ:
+ Lẫn lộn các từ gần âm
+ Sai nghĩa của từ
- Các từ trong phương án A, C, D đều mắc lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Đáp án B đúng: “Sự khắt khe của độc giả đã giết chết tác phẩm của anh ấy.”
Câu 10 (NB): Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Trường học tổ chức cho học sinh một chuyến thăm
quan về quê Bác.”
A. Trường học

B. tổ chức

C. chuyến

D. thăm quan

Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
- Các lỗi dùng từ:
+ Lỗi lặp từ.
+ Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.
+ Lỗi dùng từ khơng đúng nghĩa.
- Từ bị dùng sai chính tả là: thăm quan

- Sửa lại: thăm quan => tham quan
Câu 11 (NB): Các từ: “Bồ hóng, xà phịng, ti vi” là:
A. Từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau
B. Từ ghép dựa trên hai từ tố có nghĩa khác nhau
C. Từ đơn đa âm
Trang 6


D. Từ láy
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ và cấu tạo từ tiếng Việt
Lấy tiêu chí hình vị là cơ sở để phân loại thì các từ đó là từ đơn đa âm.
Câu 12 (NB): Câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào: “Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa/ Thương em,
thương em, thương em biết mấy”
A. Điệp ngữ cách quãng

B. Điệp ngữ nối tiếp

C. Điệp ngữ chuyển tiếp

D. Điệp ngữ vòng

Phương pháp giải:
Căn cứ bài Điệp ngữ
Giải chi tiết:
- Điệp ngữ: khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc
mạnh. Việc lặp lại như vậy là phép điệp ngữ.
- Từ “thương em, thương em, thương em” được điệp lại 3 lần liên tiếp nhau nên đó là dạng điệp ngữ nối
tiếp.
Câu 13 (NB): “Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì, cịn năm ba

xu, một vài hào, y thường cho nốt nó ln. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số
tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng” (Sống mịn – Nam Cao)
Nhận xét về phép liên kết của các câu văn trên.
A. Phép liên tưởng

B. Phép liên kết nối .

C. Phép lặp, phép nối

D. Phép liên tưởng, phép lặp

Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
- Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau
về nội dung và hình thức.
- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như
sau:
+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có
ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối)
- Các phép liên kết:
+ Phép lặp: “y”, “nó”
+ Phép nối: “nhưng”, “bởi vì”
Trang 7


Câu 14 (TH): Tại cuộc họp nóng chiều 31/1, trước cơn sốt khẩu trang y tế tăng giá gấp nhiều lần, khan

hiếm hàng, Bộ Y tế cho biết: Hiện dịch chưa lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng thì khi đến những chỗ
nguy cơ cao như đi phương tiện công cộng, đến bệnh viện có thể dùng khẩu trang y tế thơng thường,
thậm chí có thể dùng khẩu trang vải.
Trong đoạn văn trên, từ “cơn sốt” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Quá trình tăng mạnh một cách đột biến, nhất thời về giá cả hoặc nhu cầu nào đó trong xã hội.
B. Tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh
C. Cách nói ẩn dụ chỉ những người tính cách đột nhiên khác biệt so với ngày thường.
D. Tên một căn bệnh nguy hiểm mà con người thường mắc phải
Phương pháp giải:
Căn cứ vào bài Ngữ cảnh
Giải chi tiết:
Cơn sốt có ý nghĩa q trình tăng mạnh một cách đột biến, nhất thời về giá cả hoặc nhu cầu nào đó trong
xã hội.
Đề thi bản word phát hành từ website Tailieuchuan.vn
Câu 15 (VD): Trong các câu sau:
I. Tuy bạn Lan phải phụ giúp cha mẹ nhiều việc và bạn ấy không bao giờ bỏ bê việc học.
II. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt tên quan phụ mẫu “lịng lang dạ
thú”.
III. Mẹ tơi đi chợ về muộn nên vội vàng vào bếp nấu nướng mà chẳng kịp nghỉ ngơi.
IV. Anh ấy ra đi đã để lại cho chúng tôi rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ.
Những câu nào mắc lỗi?
A. I và IV

B. I và II

C. I và III

D. II và III

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Chữa lỗi về quan hệ từ; Chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
Một số lỗi thường gặp trong quá trình viết câu:
- Lỗi dùng sai nghĩa của từ
- Lỗi dùng sai quan hệ từ
....
Lời giải:
- Các câu mắc lỗi là: I và II
- Câu I mắc lỗi dùng sai quan hệ từ:
Sửa lại: Tuy bạn Lan phải phụ giúp cha mẹ nhiều việc nhưng bạn ấy không bao giờ bỏ bê việc học.
- Câu II mắc lỗi sai tên tác giả.

Trang 8


Sửa lại: Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã lên án gay gắt tên quan phụ mẫu “lịng
lang dạ thú”.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:
“Cái đẹp vừa là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hồng, khơng say mê cái huyền ảo, kì
vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Qui mô chuộng sự vừa khéo vừa xinh, phải
khoảng. Giao tiếp ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều khơng chuộng sự cầu
kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, dun dáng có qui mơ vừa phải”.
(Nhìn về văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu)
Câu 16 (NB): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận


D. Biểu cảm

Phương pháp giải:
Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 17 (NB): Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
A. Ẩn dụ

B. Nói q

C. So sánh

D. Điệp từ

Phương pháp giải:
Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học.
Giải chi tiết:
Biện pháp tu từ điệp từ: chuộng.
Câu 18 (TH): Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích.
A. Văn hóa khơng cần cái đẹp
B. Văn hóa đích thực là sự cầu kì
C. Cái đẹp là cái có chừng mực và quy mơ vừa phải
D. Sự cầu kì khơng phải là cái đẹp
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
Nội dung: cái đẹp là cái có chừng mực và quy mơ vừa phải.
Câu 19 (TH): Đoạn trích gửi đi thơng điệp gì?
A. Cần lựa chọn cái đẹp đích thực để phù hợp với văn hóa

B. Cái tráng lệ, huy hồng là kẻ thù của cái đẹp
C. Cần có thói quen tốt khi giao tiếp
D. Cầu kì là kẻ thù của cái đẹp
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung và những từ ngữ được lặp lại nhiều lần.
Trang 9


Giải chi tiết:
Thơng điệp: cần lựa chọn cái đẹp đích thực để phù hợp với văn hóa

Câu 20 (TH): Em hiểu gì về cụm từ “quy mơ vừa phải”?
A. Thứ gì cũng vừa đủ

B. Khơng vượt ra ngồi quy chuẩn

C. Đủ để người tiếp xúc cảm thấy dễ chịu

D. Tất cả các phương án trên

Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung và những từ ngữ được lặp lại nhiều lần.
Giải chi tiết:
Quy mô vừa phải thể hiện sự vừa đủ, không vượt ngoài quy chuẩn và để lại sự dễ chịu nơi người tiếp xúc.

Trang 10




×