Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề đọc hiểu văn bản nghị luận chương trình mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.06 KB, 12 trang )

ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN MỚI
I. Ma trận đề
Mức độ
Nhận biết
Chủ đề
Đọc hiểu - Xác định thơng
văn bản nghị tin được nêu
luận
trong
văn
bản/đoạn trích.
- Nhận diện từ
Hán Việt, phương
thức biểu đạt,
thao tác lập luận,
phong cách ngôn
ngữ, biện pháp tu
từ,...
TN Số câu
2 câu
KQ
Điểm
2,0
TL

Số câu
Điểm
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ


2 câu
2,0
4
4,0
40%

Thơng hiểu

Vận dụng

- Hiểu được nội dung
văn bản/đoạn trích.
- Hiểu được cách triển
khai lập luận, ngôn ngữ
biểu đạt, giá trị các
biện pháp tu từ của văn
bản/đoạn trích.
- Hiểu một số đặc điểm
của văn nghị luận được
thể hiện trong văn bản/
đoạn trích.
2 câu

- Nhận xét về nội
dung và nghệ thuật
của văn bản/đoạn
trích; bày tỏ quan
điểm của bản thân
về vấn đề đặt ra
trong văn bản/đoạn

trích.
- Rút ra thơng điệp/
bài học cho bản
thân.
4 câu

2,0
1 câu
2,0
3
4,0
40%

Tổng

4,0 đ
1 câu
2,0
1
2,0
20%

4 câu
6,0 đ
8 câu
10,0đ
100%

II. Đề, đáp án, HDC
Đề 1

Đọc văn bản sau:
(1) Gia đạo, có người nói đó là "con đường"của một gia đình. Con đường ấy có thể
được thừa hưởng từ các thế hệ trước, hay do chính thế hệ của mình ý thức tạo dựng nên.
Còn gia pháp, trong mường tượng của nhiều người cũng tựa như một cây roi bên cạnh
bàn thờ tổ tiên, không dùng để đánh mắng con cái bao giờ nhưng lúc nào cũng có tác
dụng nhắc nhở, răn đe hướng dẫn con cháu trở về con đường đúng đắn.
(2) Nghe những điều này có vẻ hơi hồi cổ. Nhưng càng hiện đại thì càng cần
phải sàng lọc và gìn giữ những nếp nhà, tuy xưa cũ nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Từ
nếp nhà này cộng với những giá trị phổ qt từ thế giới mới có thể hình thành một “gia
đạo hội nhập” cho con cháu thời nay.
(3) Gia đạo là những thứ mà một gia đình đã dày công tạo dựng và lưu truyền
qua nhiều thế hệ để hình thành nên bản sắc của chính gia đình ấy. Gia đạo là việc nghệ
sĩ ưu tú Thành Lộc lớn lên với lời cha dặn: “Nghệ sĩ chân chính thì khơng hơn thua nhau
nơi cánh gà”. Gia đạo cũng là việc có những bạn thủ khoa chia sẻ: “Em được may mắn
sinh ra trong một gia đình hiếu học”. Hay có lúc gia đạo chỉ đơn giản là việc một cô
nhân viên nổi trội và được yêu mến trong tổ chức vì ln tâm niệm lời mẹ dạy: “Ở nhà
với mẹ thì sao cũng được, nhưng ra đường thì phải ln nhớ: Ăn thì nhường mà làm thì
giành”.


(4) Gia đạo, một cách văn vẻ, là những giá trị làm nên một gia đình, là những thứ
mà vì nó và để bảo vệ nó, các thành viên sẵn lòng hi sinh mọi thứ khác. Gia đạo sẽ làm
một gia đình được kính trọng hoặc bị coi khinh. Đó cũng là thứ làm cho những đứa con
sinh ra, lớn lên và cảm thấy tự hào về gia đình mình. Đó khơng phải là bố làm lớn, mẹ
nhiều tiền hay gia thế lẫy lừng, nhà to, xe xịn, mà là những kỷ cương cần thiết, những giá
trị vơ hình đủ đẹp để mọi thành viên trong gia đình theo đuổi và làm gương cho con
cháu. Lớn lên trong một gia đạo như thế, khó ai có thể phản bội niềm tin, giá trị, truyền
thống của gia đình mình.
(5) Nếu chúng ta không thể thay đổi được cả xã hội hay cả tổ chức thì ít nhất
chúng ta cũng có thể quyết định việc thay đổi bản thân mình và thay đổi gia đình mình

thơng qua việc tái xác lập gia đạo. Và đến lượt chính gia đạo này sẽ quyết định số phận
tương lai của gia đình và cả các thế hệ con cháu mai sau của chúng ta.
(Trích Cây roi gia pháp thời tồn cầu hóa, Giản Tư Trung,
/>Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. (1,0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. (1,0 điểm) Yếu tố tạo nên tính mạch lạc trong đoạn văn số (4) là:
A. Sử dụng các câu văn dài.
B. Sử dụng các phép liên kết: phép thế, phép lặp.
C. Sử dụng các từ ngữ có liên quan đến vấn đề "gia đạo".
D. Sử dụng các quan hệ từ phù hợp.
Câu 3. (1,0 điểm) Có thể thay từ "cộng" bằng từ Hán Việt nào có ý nghĩa tương đương
trong câu văn sau: Từ nếp nhà này cộng với những giá trị phổ quát từ thế giới mới có thể
hình thành một “gia đạo hội nhập” cho con cháu thời nay.
A. Kết hợp
B. Hợp tác
C. Hợp nhất
D. Hịa hợp
Câu 4. (1,0 điểm) Việc trích lời chia sẻ của nghệ sĩ Thành Lộc, bạn thủ khoa, cơ nhân
viên ở đoạn văn (2) có vai trị gì?
A. Tạo sự sinh động cho đoạn văn.
B. Tạo căn cứ cụ thể, sinh động nhằm làm sáng tỏ ý: Gia đạo được hình thành và
lưu truyền qua các thế hệ trong gia đình.
C. Giúp người đọc hiểu rõ về khái niệm gia đạo.
D. Giúp làm sáng tỏ ý nghĩa của việc xác lập gia đạo trong một gia đình.
Trả lời câu hỏi:
Câu 5. (1,0 điểm) Theo tác giả, nói một cách văn vẻ thì gia đạo được hiểu là gì?

Câu 6. (1,0 điểm) Chỉ ra một yếu tố biểu cảm trong đoạn văn số (4)?


Câu 7. (2,0 điểm) Nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong câu văn "Còn gia pháp,
trong mường tượng của nhiều người cũng tựa như một cây roi bên cạnh bàn thờ
tổ tiên, không dùng để đánh mắng con cái bao giờ nhưng lúc nào cũng có tác
dụng nhắc nhở, răn đe hướng dẫn con cháu trở về con đường đúng đắn."
Câu 8. (2,0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: "càng hiện đại thì
càng cần phải sàng lọc và gìn giữ những nếp nhà, tuy xưa cũ nhưng vẫn cịn
ngun giá trị" khơng? Vì sao?
Đáp án, hướng dẫn chấm
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
D. Nghị luận
1,0
2
B. Sử dụng các phép liên kết: phép thế, phép lặp.
1,0
3
A. Kết hợp
1,0
4
B. Tạo căn cứ cụ thể, sinh động nhằm làm sáng tỏ ý: Gia đạo được
1,0
hình thành và lưu truyền qua các thế hệ trong gia đình.
5
Nói một cách văn vẻ, gia đạo là những giá trị làm nên một gia đình, là
1,0

những thứ mà vì nó và để bảo vệ nó, các thành viên sẵn lịng hi sinh
mọi thứ khác.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý "những giá trị làm nên một gia đình"
hoặc "là những thứ mà vì nó và để bảo vệ nó, các thành viên sẵn lịng hi
sinh mọi thứ khác": 0,5 điểm.
6
Một yếu tố biểu cảm trong đoạn văn số (4):
1,0
Đó cũng là thứ làm cho những đứa con sinh ra, lớn lên và cảm thấy tự
hào về gia đình mình.
Hướng dẫn chấm:
- HS trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
- HS trả lời không đúng: 0 điểm.
7
- Phép so sánh: So sánh gia pháp tựa như một cây roi bên cạnh bàn
2,0
thờ tổ tiên.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh tính chất nghiêm khắc của gia pháp và vai trị của gia
pháp trong việc nhắc nhở, răn đe các thành viên trong gia đình đi theo
con đường đúng đắn.
+ Giúp câu văn trở nên sinh động, giàu hình ảnh.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 2,0 điểm
- Học sinh nêu được biểu hiện của phép so sánh: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời được ý thứ nhất về tác dụng của phép so sánh trong
Đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời được ý thứ 2 về tác dụng của phép so sánh trong

Đáp án: 0,5 điểm
8
HS nêu rõ quan điểm: Đồng tình/ khơng đồng tình/ đồng tình một
2,0


phần.
Lí giải hợp lí, thuyết phục.
Nếu đồng tình, có thể lí giải như sau: Hiện đại khơng thể tách rời
truyền thống, vì các yếu tố truyền thống là cội nguồn tạo nên những
giá trị hiện đại. Dù cuộc sống có hiện đại đến đâu, thì cũng cần phải
biết trân trọng những giá trị truyền thống.
Hướng dẫn chấm:
- HS nêu được quan điểm: 0,5 điểm.
- Lí giải thuyết phục: 1,0 đến 1,5 điểm.
- Lí giải chung chung, chưa thuyết phục: 0,5 điểm.
Đề 2
Đọc văn bản sau:
(1) Tuổi trẻ chắc chắn là một trong những khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc
đời của mỗi người, họ tràn đầy năng lượng, ước mơ và có rất nhiều khát vọng nhưng
cũng vơ vàn thách thức. Tuổi trẻ là niềm vui. Tuổi trẻ khỏe mạnh về thể chất, bản chất
khám phá, thích mạo hiểm và tận hưởng cuộc sống. Để phát huy tinh thần tự do này điều
cần thiết là phải khuyến khích họ. Chúng ta đang sống trong một thế giới vận động
không ngừng, nhiều điều đã thay đổi, bao gồm cả quan điểm và kỳ vọng. Người trẻ phải
nỗ lực rất nhiều để chứng minh cho xã hội thấy giá trị và tiềm năng của chính mình [...].
Có thể mơ tả những người trẻ tuổi trong ba từ: sức mạnh, thay đổi và hy vọng. Tuổi trẻ
cần được tham gia vào các hoạt động sáng tạo và đổi mới, có nhiều cơ hội hơn để lên
tiếng trong cộng đồng, trường học và gia đình, bởi thế tiếng nói của tuổi trẻ ln cần
được lắng nghe.
(2) Công nghệ hiện nay mở ra ngày mai cho giới trẻ, còn thử thách như cánh diều

nâng khát vọng bay cao. Công nghệ sẽ là trung tâm của hầu hết các công việc trong
tương lai và các kỹ năng cơng nghệ tiên tiến, điện tốn (chẳng hạn như kiến thức và trí
tuệ nhân tạo) sẽ được săn đón nhiều hơn. Người trẻ hơm nay đón nhận tất cả điều ấy
bằng sự lạc quan, hào hứng. Theo khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 78,6 % cho
rằng công nghệ đang “tạo ra” chứ không phải đang “tước đi” việc làm. Giới trẻ ngày
nay đa phần khao khát trở thành một phần của thế giới. Họ cho rằng có một "hệ sinh thái
khởi nghiệp” và “tinh thần khởi nghiệp” đang là chìa khóa mở ra tương lai cho các bạn
trẻ. Điều đáng e ngại đối với hầu hết giới trẻ không nằm ở việc đặt ra mục tiêu quá cao
và không đạt được mục tiêu mà là đặt mục tiêu quá thấp và đạt được mục tiêu quá dễ
dàng. Tuổi trẻ đồng nghĩa với thay đổi, tiến bộ và tương lai. Suy cho cùng, tuổi trẻ là đối
mặt với những thách thức và tạo ra hoặc tái tạo nên khơng gian cho sự phát triển tồn
diện. Nó có nghĩa là biến trở ngại thành cơ hội, biến khó khăn thành động lực để phát
huy bản thân và cống hiến cho cộng đồng.
(Nguồn: Giá trị của tuổi trẻ, GS Nguyễn Lân Dũng,
/>

Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. (1,0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Miêu tả
Câu 2. (1,0 điểm) Việc nhắc đến số liệu theo khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
trong đoạn văn số (2) là biểu hiện của yếu tố nào dưới đây?
A. Luận đề
B. Luận điểm
C. Lí lẽ
D. Bằng chứng
Câu 3. (1,0 điểm) Nội dung chính của đoạn văn số (1) là:
A. Vai trị của thế hệ trẻ đối với đất nước.

B. Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất, họ có khát vọng rất lớn lao.
C. Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất. Người ở độ tuổi này cần cố gắng để đóng góp cho
cộng đồng bằng sức trẻ, sự sáng tạo của mình.
D. Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất. Họ biết tận hưởng cuộc sống và luôn khao khát
được lắng nghe.
Câu 4. (1,0 điểm) Yếu tố nào dưới đây tạo nên tính thuyết phục của văn bản trên?
A. Sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ.
B. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ.
C. Sử dụng hệ thống các từ ngữ giàu giá trị biểu đạt.
D. Giọng điệu đầy tự hào về sức mạnh của tuổi trẻ.
Trả lời câu hỏi:
Câu 5. (1,0 điểm) Theo văn bản, những từ ngữ nào dùng để mô tả những người trẻ trong
cuộc sống?
Câu 6. (1,0 điểm) Chỉ ra một yếu tố biểu cảm trong đoạn văn số (2)?
Câu 7. (2,0 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu văn: Điều đáng e ngại đối
với hầu hết giới trẻ không nằm ở việc đặt ra mục tiêu quá cao và không đạt được
mục tiêu mà là đặt mục tiêu quá thấp và đạt được mục tiêu quá dễ dàng.
Câu 8. (2,0 điểm) Hãy rút ra một thông điệp ý nghĩa với anh/chị từ văn bản trên. Lí giải
ngắn gọn lí do lựa chọn thơng điệp đó.
Đáp án, hướng dẫn chấm
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
B. Nghị luận
1,0
2
D. Bằng chứng
1,0
3

C. Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất. Người ở độ tuổi này cần cố gắng để
1,0
đóng góp cho cộng đồng bằng sức trẻ, sự sáng tạo của mình.
4
B. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ.
1,0
5
Những từ ngữ dùng để mô tả những người trẻ trong cuộc sống: sức
1,0
mạnh, thay đổi và hy vọng.
Hướng dẫn chấm:


6

7

8

- Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 2 trong 3 từ: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 trong 3 từ: 0,5 điểm.
HS chỉ ra được một trong các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn số (2):
- Người trẻ hôm nay đón nhận tất cả điều ấy bằng sự lạc quan, hào
hứng.
- Điều đáng e ngại đối với hầu hết giới trẻ không nằm ở việc đặt ra
mục tiêu quá cao và không đạt được mục tiêu mà là đặt mục tiêu quá
thấp và đạt được mục tiêu quá dễ dàng
Hướng dẫn chấm:
- HS trả lời 1 trong 2 ý như Đáp án: 1,0 điểm.

- HS nhắc đến từ ngữ mang tính biểu cảm trong hai ý trên, VD: "lạc
quan, hào hứng", "e ngại": 0,5 điểm.
Nội dung câu văn: Điều đáng e ngại đối với hầu hết giới trẻ không
nằm ở việc đặt ra mục tiêu quá cao và không đạt được mục tiêu mà là
đặt mục tiêu quá thấp và đạt được mục tiêu quá dễ dàng.
- Nhấn mạnh sự lo ngại trước việc nhiều người trẻ tuổi đặt mục tiêu
quá thấp, đạt được mục tiêu dễ dàng, dẫn đến việc chủ quan hoặc kiêu
căng, tự mãn, thiếu ý chí phấn đấu.
- Câu văn khuyên những người trẻ cần biết đặt ra mục tiêu lớn lao, cố
gắng để đạt được mục tiêu đó, khơng tự hài lịng với những gì đạt được
dễ dàng.
Hướng dẫn chấm:
- Mỗi ý 1,0 điểm.
- Chấp nhận các cách diễn đạt tương đương của HS.
HS nêu được một thơng điệp ý nghĩa. Có thể theo hướng: Tuổi trẻ cần
có sự sáng tạo/ ln nỗ lực vươn lên/ sống tích cực, cống hiến những
giá trị tốt đẹp cho cộng đồng...
Lí giải hợp lí, thuyết phục.
Hướng dẫn chấm:
- HS nêu được thơng điệp có ý nghĩa: 1,0 điểm.
- Lí giải thuyết phục: 1,0 điểm.
- Lí giải chung chung, chưa thuyết phục: 0,5 điểm.

1,0

2,0

2,0

Đề 3

Đọc đoạn trích:
Thiết nghĩ giáo hóa(1) là việc gấp của quốc gia, phong tục là việc lớn của thiên hạ.
Phương pháp giáo dục của bản triều có hương học và quốc học, có giáo điều (2) và học
quy(3), gần đây đã được tuyên bố ban hành và ghi lại ở kho sách lưu trữ. Việc trau dồi
đức tốt và ngăn ngừa thói xấu như thế là đầy đủ và chu đáo. Song tình hình giáo hóa vẫn
chậm chạp, phong tục thuần hậu vẫn chưa vãn hồi (4) được, mỗi ngày dân tình thêm kiêu


bạc(5) dần và không tự biết. Sở dĩ như thế đều là tại sự dạy dỗ ở gia đình và sự học tập ở
các trường hương học và quốc học, chỉ chăm dạy về văn mà không biết dạy về hạnh (6).
Hiện nay những người văn hay chữ tốt, tài thức cao siêu không phải là hiếm. Những
người ấy rất thơng hiểu việc đời và hiểu biết lịng người. Song vì họ khơng được dạy dỗ
về hạnh, cho nên có những người lấy việc ngạo với bề trên cho là giỏi, nhờn với người
lớn cho là hay; khơng thích sửa mình mà thích bàn việc nước, khơng cầu thực học, chỉ
cầu hư danh(7). Họ đem cái miệng lưỡi hung biện mà tơ vẽ cho cái lịng dạ bí hiểm, đem
cái đầu óc ngang tàng mà che đậy cho cái ruột gan quỷ quyệt. Hơm nay triều đình bổ
một chức quan thì họ bàn tán với nhau rằng: người này vì đút lót, người kia vì thần thế.
Chính họ thực chẳng có nết na gì, nhưng họ cũng khốc lác để làm mờ tai mắt của người
thường. Hơm khác chính phủ ra một mệnh lệnh thì họ nhốn nháo lên rằng: việc ấy là
khơng tốt, việc kia là khó thi hành. Chính họ chẳng có tài năng gì nhưng họ cũng nói bừa
làm rối tâm trí của dân ngu. Sĩ phong đến như thế, khác nào như người đời Tống đã nói
"mượn mũ nhà Nho để ăn cắp sách". Nếu gặp may mà được bổ dụng thì họ là một viên
quan tham nhũng; nếu khéo xun xoe dựa người thì họ là một kẻ lại nhũng lạm. Khi không
làm chức vụ gì thì họ là hạng người điêu toa. Lại viên nào học thói họ thì sẽ trở thành kẻ
lại giảo hoạt, dân thường nào học thói họ thì sẽ trở thành dân bướng dân điêu. Pháp luật
không uốn nắn nổi họ; hình phạt khơng cấm đốn nổi họ. Lí do chỉ tại đường lối giáo
dục chưa đem họ trở lại với cái tính thiện sẵn có để ngăn chặn xu hướng của họ. Xưa đã
có người cho rằng "Âm dương khơng hịa hợp chưa đáng sợ, nhưng nếu điều liêm sỉ
khơng cịn, khen chê khơng xác đáng, thì đó mới là điều thật đáng sợ". Như vậy việc giáo
hóa có thể nào xao lãng được.

(Trích Bàn về giáo dục, Nguyễn Văn Tú dịch, Tuyển tập thơ văn Ngơ Thì Nhậm,
quyển I, NXB Khoa học xã hội, 1978, tr.162-165)
Chú thích:
(1) Giáo hóa: cảm hóa bằng giáo dục.
(2) Giáo điều: luận điểm được công nhận mà không cần chứng minh, được coi là chân lí.
(3) Học quy: quy định về việc học.
(4) Vãn hồi: làm cho trở lại bình thường như trước.
(5) Kiêu bạc: kiêu ngạo với vẻ khinh bạc.
(6) Hạnh: nết tốt hoặc đạo đức.
(7) Hư danh: danh tiếng không thực chất, hão huyền.

Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. (1,0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận


Câu 2. (1,0 điểm) Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt?
A. Giáo điều
B. Mệnh lệnh
C. Pháp luật
D. Người đời
Câu 3. (1,0 điểm) Văn bản thể hiện quan điểm nào của tác giả:
A. Đề cao giáo dục đạo đức
B. Đề cao việc bồi dưỡng nhân tài
C. Đề cao ý thức thực hiện pháp luật của mỗi người
D. Việc giảng dạy về văn chương là cần thiết ở các trường hương học và quốc
học

Câu 4. (1,0 điểm) Yếu tố nào dưới đây tạo nên tính thuyết phục của văn bản trên?
A. Sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ.
B. Sử dụng hệ thống các từ ngữ giàu giá trị biểu đạt.
C. Đưa yếu tố tự sự vào văn bản.
D. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 5. (1,0 điểm) Theo tác giả, đâu là nguyên nhân khiến tình hình giáo hóa vẫn chậm
chạp, phong tục thuần hậu vẫn chưa vãn hồi?
Câu 6. (1,0 điểm) Việc sử dụng các đại từ "họ" trong đoạn văn trên là biểu hiện của hai
phép liên kết nào?
Câu 7. (2,0 điểm) Nêu hiệu quả của phép liệt kê trong câu văn sau:
Song vì họ khơng được dạy dỗ về hạnh, cho nên có những người lấy việc ngạo với
bề trên cho là giỏi, nhờn với người lớn cho là hay; khơng thích sửa mình mà thích bàn
việc nước, khơng cầu thực học, chỉ cầu hư danh.
Câu 8. (2,0 điểm) Từ việc đọc văn bản trên, anh/chị hãy rút ra một bài học có ý nghĩa với
bản thân mình? Lí giải ngắn gọn lựa chọn của anh/chị.
Câu
1
2
3
4
5

Đáp án, hướng dẫn chấm
Nội dung cần đạt
D. Nghị luận
D. Người đời
A. Đề cao giáo dục đạo đức
D. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ.
Theo tác giả, nguyên nhân khiến tình hình giáo hóa vẫn chậm chạp,

phong tục thuần hậu vẫn chưa vãn hồi là do: sự dạy dỗ ở gia đình và sự
học tập ở các trường hương học và quốc học, chỉ chăm dạy về văn mà
không biết dạy về hạnh.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án hoặc nêu được ý "việc dạy dỗ chỉ chăm
dạy về văn mà không biết dạy về hạnh": 1,0 điểm

Điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0


6

7

- Học sinh trả lời được ý "sự dạy dỗ ở gia đình và sự học tập ở các
trường hương học và quốc học, chỉ chăm dạy về văn": 0,5 điểm
Việc sử dụng các đại từ "họ" trong đoạn văn trên là biểu hiện của hai
phép liên kết: Phép thế, phép lặp
Hướng dẫn chấm:
Mỗi ý 0,5 điểm
- Phép liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của những người không được dạy
dỗ về hạnh: ngạo với bề trên, nhờn với người lớn; khơng thích sửa
mình, khơng cầu thực học.

1,0


2,0

- Hiệu quả:
+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục về đạo đức, rèn luyện
phẩm hạnh.
+ Thể hiện thái độ phê phán của tác giả với những người không rèn
luyện phẩm hạnh.
+ Tăng tính nhịp nhàng, thuyết phục cho lời văn.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 2,0 điểm
- Học sinh nêu được biểu hiện của phép liệt kê: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời được 03 ý về hiệu quả: 1,5 điểm
- Học sinh trả lời được 02 ý về hiệu quả: 1,0 điểm
8

- Học sinh trả lời được 01 ý về hiệu quả: 0,5 điểm
- Học sinh nêu bài học phù hợp, có thể theo hướng: Vừa phải học kiến
thức, vừa phải rèn luyện đạo đức; Biết phê phán những điều sai trái...
- Lí giải hợp lí, thuyết phục.
Hướng dẫn chấm:
- HS nêu được bài học và lí giải thuyết phục: 2,0 điểm
- HS nêu được bài học, có lí giải nhưng chưa thật sự thuyết phục: 1,5
điểm.
- HS chỉ nêu được bài học, chưa lí giải: 1,0 điểm.

2,0

Đề 4
Đọc văn bản sau:

(1) Con người ai cũng vậy, khó tránh khỏi những lúc sơ suất, sai lầm. Nếu lúc ta
sai, có người nhắc nhở khuyết điểm của ta, thì ta nên chân thành cảm ơn. Lời khun
chân thành được ví như món q q mà bạn bè tặng cho chúng ta.
(2) Nếu như bạn cầu tiến, bạn khiêm tốn tiếp nhận những lời khuyên, lời góp ý chân
thành của người khác, bạn mong muốn nhận được sự góp ý chỉ bảo của người khác thì
chắc chắn bạn sẽ tiến bộ. Khi nhận được lời góp ý, bạn hãy bình tâm suy nghĩ, vì những
người góp ý cho bạn luôn hy vọng bạn được tốt lên, muốn bạn thành công hơn. Thế
nhưng những lời khuyên chân thành thường khó nghe, dễ dẫn tới tâm lý phản kháng, từ


đó dễ dẫn đến những rạn nứt trong mối quan hệ. Bạn hãy ghi nhớ: những người đưa ra
những lời khuyên chân thành cho bạn thì nhất định là người thực sự quý mến bạn.
(3) Từ đó có thể thấy rằng, khi bạn nhận được những lời khuyên chân thành, chứng
tỏ rằng xung quanh bạn vẫn cịn có người đang quan tâm đến bạn. Trong một cuốn sách
thời xưa có nói: "Khơng nghe, khơng bàn luận, thì kiến thức khơng nhiều, khơng nghe lời
khun của người khác thì tâm khơng vững". Nhưng nếu khi tiếp nhận những lời khuyên,
thái độ của bạn không thoải mái tự nhiên cũng sẽ khiến cho người ta khơng muốn góp ý
với bạn nữa. Xét từ một góc độ khác, những người đưa ra lời khuyên cho bạn có thể từ
thái độ của bạn mà biết được bạn là người chân thành, hay một kẻ kiêu ngạo, bướng
bỉnh, gàn dở... Một người khiêm nhường, cầu tiến bộ, theo đuổi sự hoàn mỹ, nhất định sẽ
là người sẵn sàng tiếp nhận những lời khuyên chân tình và họ sẽ nhận được những lời
góp ý đầy thiện chí.
(Trích Phẩm chất ưu tú mà Harvard đã dạy cho học sinh, Dương Minh
Hào chủ biên, tr.316, Nxb Văn hóa - Thông tin)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. (1,0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
A. Nghị luận
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Tự sự

Câu 2. (1,0 điểm) Theo đoạn trích, người sẵn sàng tiếp nhận những lời khun chân tình
là người có những phẩm chất gì?
A. Khiêm nhường, chân thành, cầu tiến bộ
B. Chân thành, khiêm nhường, thật thà
C. Khiêm nhường, cầu tiến bộ, theo đuổi sự hoàn mỹ
D. Cầu tiến bộ, chân thành, thật thà
Câu 3. (1,0 điểm) Nội dung của câu "Không nghe, không bàn luận, thì kiến thức khơng
nhiều"là gì?
A. Khơng nên lắng nghe, bàn luận về mọi việc xảy ra trong cuộc sống
B. Đề cao vai trò của việc trau dồi vốn hiểu biết về cuộc sống
C. Khơng mở lịng để lắng nghe, trao đổi, chia sẻ thì bản thân khơng có nhiều
vốn
hiểu biết về cuộc sống, con người
D. Lắng nghe, trao đổi, chia sẻ chính là điều kiện giúp chúng ta đạt được thành
công
Câu 4. (1,0 điểm) Chủ đề của đoạn văn trên là gì?
A. Ý nghĩa của những lời khuyên chân thành
B. Hãy biết đưa ra những lời khuyên chân thành trước sai lầm của người khác
C. Hãy tiếp nhận những lời khuyên chân thành của người khác để hoàn thiện bản
thân
D. Hãy thể hiện sự quan tâm đến người khác bằng những lời khuyên chân thành
Trả lời câu hỏi:


Câu 5. (1,0 điểm) Theo đoạn trích, vì sao khi nhận được lời góp ý, ta cần phải bình tâm
suy nghĩ?
Câu 6. (1,0 điểm) Chỉ ra dẫn chứng được sử dụng trong đoạn văn số (3)?
Câu 7. (2,0 điểm) Anh/chị hiểu thế nào là một lời góp ý thiện chí?
Câu 8. (2,0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: "Những lời khuyên
chân thành thường khó nghe, dễ dẫn tới tâm lý phản kháng, từ đó dễ dẫn đến

những rạn nứt trong mối quan hệ" khơng? Vì sao?
Đáp án, hướng dẫn chấm
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
A. Nghị luận
1,0
2
B. Sử dụng các phép liên kết: phép thế, phép lặp.
1,0
3
C. Khiêm nhường, cầu tiến bộ, theo đuổi sự hoàn mỹ
1,0
4
C. Hãy tiếp nhận những lời khuyên chân thành của người khác để hồn
1,0
thiện bản thân
5
Theo đoạn trích, khi nhận được lời góp ý, ta cần phải bình tâm suy
1,0
nghĩ vì những người góp ý cho bạn ln hy vọng bạn được tốt lên,
muốn bạn thành công hơn.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được ý "những người góp ý cho bạn luôn hy vọng bạn
được tốt lên": 0,5 điểm.
6
Dẫn chứng được sử dụng trong đoạn văn số (3):
1,0

Trong một cuốn sách thời xưa có nói: "Khơng nghe, khơng bàn luận, thì
kiến thức không nhiều, không nghe lời khuyên của người khác thì tâm
khơng vững"
Hướng dẫn chấm:
- HS trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
- HS trả lời không đúng: 0 điểm.
7
Lời góp ý thiện chí:
2,0
- Là lời góp ý xuất phát từ tấm lòng chân thành, thẳng thắn, mong
muốn người mắc lỗi hoặc người có sơ suất thay đổi theo hướng tích
cực.
- Lời góp ý thiện chí phải là lời nói khơng gây tổn thương tới người
được góp ý, khơng thể hiện thái độ hách dịch hay mang tính chỉ trích
lỗi lầm, sơ suất của người khác.
Hướng dẫn chấm:
- Mỗi ý 1,0 điểm.
- Chấp nhận những cách hiểu tương đương của HS.
8
HS nêu rõ quan điểm: Đồng tình/ khơng đồng tình/ đồng tình một
2,0
phần.
Lí giải hợp lí, thuyết phục.
Nếu đồng tình, có thể lí giải như sau: Những lời khun chân thành
thường là lời nói thẳng, nói thật nên dễ khiến người nghe tự ái, từ đó


dẫn đến sự bất mãn, phản kháng bằng lời nói hay hành động, gây ra sự
bất hòa trong mối quan hệ.
Hướng dẫn chấm:

- HS nêu được quan điểm: 0,5 điểm.
- Lí giải thuyết phục: 1,0 đến 1,5 điểm.
- Lí giải chung chung, chưa thuyết phục: 0,5 điểm.

Thầy cô cần full bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 10 theo chương trình mới gồm 30 đề
thuộc các chủ đề: Văn nghị luận, thơ Nguyễn Trãi, thơ trữ tình, truyện hiện đại,
thần thoại, sử thi, văn bản thơng tin vui lịng liên hệ zalo 0988600295, phí chia sẻ
chỉ 50.000đ. Quyền lợi:
+ Được nhận đề cập nhật mà khơng tính thêm phí.
+ Được tặng file gợi ý phân tích một số đoạn trích truyện, tác phẩm thơ trong bộ
đề.



×