Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Những giải pháp tối ưu của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục và rèn luyện cho học sinh thpt biết tôn trọng sự khác biệt của người khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 72 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NHỮNG GIẢI PHÁP TỐI ƢU CỦA GIÁO VIÊN
CHỦ NHIỆM NHẰM GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG BIẾT TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT
CỦA NGƢỜI KHÁC CHO HỌC SINH THPT

Lĩnh vực: Chủ nhiệm

Năm học: 2022 - 2023


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƢỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NHỮNG GIẢI PHÁP TỐI ƢU CỦA GIÁO VIÊN
CHỦ NHIỆM NHẰM GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG BIẾT TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT
CỦA NGƢỜI KHÁC CHO HỌC SINH THPT

Lĩnh vực: Chủ nhiệm

Nhóm tác giả:
1. Hồng Thị Hạnh - Tổ KHXH
ĐT: 0978139746
2. Vũ Thị Tuệ - Tổ KHTN
ĐT: 0978139746

Năm học: 2022 - 2023




MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Những luận điểm cần được bảo vệ
8. Đóng góp mới của đề tài
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm sự khác biệt
1.2. Nguyên nhân vì sao phải biết tơn trọng sự khác biệt của người
khác
1.3. Vai trị của sự khác biệt trong cuộc sống
1.4. Biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt của người
khác
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng của việc tôn trọng sự khác biệt của người khác hiện
nay
2.1.1. Khảo sát cách hiểu và các hành vi ứng xử của học sinh đối với
sự khác biệt của người khác
2.1.2. Khảo sát nhu cầu được tôn trọng sự khác biệt của bản thân, nhu
cầu được giáo dục và rèn kỹ năng tôn trọng sự khác biệt của người khác
của học sinh
2. 2. Tính cần thiết của tôn trọng sự khác biệt trong nhà trường hiện
nay

III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Những giải pháp tối ưu của giáo viên chủ nhiệm nhằm gáo dục và
rèn luyện kỹ năng tôn trọng sự khác biệt của người khác cho học sinh
3.1.1. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng tôn trọng sự khác biệt
của người khác về hồn cảnh gia đình
3.1.1.1. Mục tiêu
3.1.1.2. Giải pháp thực hiện

Trang
1
2
3
3
4
4
4
5
5
5
6
6
7
8
8
9

10
11
13
13

13
13
14


3.1.2. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng tơn trọng sự khác biệt
của người khác về ngoại hình, tính cách
3.1.2.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm ngoại hình, tích cách
3.1.2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân phải tôn trọng sự
khác biệt của người khác về ngoại hình, tính cách
3.1.2.3. Cho học sinh xem video, tổ chức cho học sinh chơi trò “Ánh
mắt yêu thương”, xem ảnh một số nhân vật
3.1.3. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng tôn trọng sự khác biệt
của người khác biệt về giới tính
3.1.3.1. Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu khái niệm giới tính, “giới tính
thứ 3” và, diễn đàn, Come out
3.1.3.2.Tổ chức diễn đàn “Come out”
3.1.4. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng tôn trọng sự khác biệt
của người khác về quan điểm
3.1.4.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm quan điểm, ý nghĩa của
việc tôn trọng quan điểm của người khác
3.2.4.2. Tổ chức cho học sinh tranh luận về chủ đề “Nên hay khơng
nên u ở tuổi học trị”.
3.1.5. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng tôn trọng sự khác biệt
của người khác về sở thích, sở trường, sở đoản
3.1.5.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm sở thích, sở trường, sở
đoản, ý nghĩa sự tôn trọng sự khác biệt của người khác về sở thích, sở
trường, sở đoản
3.1.5.2. Cho học sinh xem tiểu phẩm ngắn với chủ đề tô màu cho ngôi
nhà

3.1.5.3. Tổ chức cho học sinh tham gia trị chơi “Tìm kiếm tài năng”
3.2.5.4.Tổ chức cho học sinh tiến hành đóng vai theo chủ đề tự đánh giá
bản thân
3.1.6. Giáo dục và rèn luyện kĩ năng tôn trọng sự khác biệt của người
khác về tín ngưỡng, tơn giáo
3.1.6.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các khái niệm tín ngưỡng, tơn
giáo, một số tín ngưỡng, tơn giáo ở nước ta
3.1.6.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của sự tơn trọng sự khác
biệt về tín ngưỡng, tơn giáo của người khác
3.1.6.3. Cho học sinh xem video về ngày giỗ tổ Hùng Vương, tổ chức
diễn đàn với tên gọi “Chỗ dựa bình an”cho học sinh chia sẻ, trao đổi

16
16
17
17
20
20
22
26
26
27
29
29

30
30
31
33
33

34
34


3.1.7. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng tôn trọng sự khác
biệt của ngƣời khác về phong tục, tập quán của các dân tộc
3.1.7.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm phong tục, tập quán,
dân tộc, ý nghĩa của tôn trọng sự khác biệt về phong tục, tập qn của
các dân tộc
3.1.7.2. Tạo tình huống có vấn đề cho học sinh thảo luận, tổ chức cho
học sinh mở cuộc triển lãm, tranh ảnh theo chủ đề “ Sắc màu Việt
Nam”
3.1.8. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng tôn trọng sự khác
biệt của ngƣời khác về ƣớc mơ và lý tƣởng sống
3.1.8.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm ước mơ, lý tưởng
sống, ý nghĩa của sự tôn trọng ước mơ, lý tưởng sống của người khác
3.1.8.2. Tổ chức một diễn đàn, giao lưu với chủ đề “Cánh én mùa
xuân”
3.2. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
3.2.1. Mục đích khảo sát.
3.2.2. Nội dung và phương pháp khảo sát
3.2.2.1. Nội dung khảo sát
3.2.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá
3.2.3.3. Đối tượng khảo sát
3.2.3. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
đã đề xuất
3.2.3.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất được xác định từ các
giáo viên không làm công tác chủ nhiệm
3.2.3.2. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất được xác định từ các
giáo viên làm công tác chủ nhiệm

3.2.3.3. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất được xác định từ
học sinh
3.2.5 Sự cần thiết của các giải pháp đề xuất
3.2.5 Tính khả thi của các giải pháp đề xuất
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

37
37

38

40
40
41
44
44
44
44
45
45
45
45
46
46
46
47

48
49



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đều biết rằng, ngay cả khi tạo ra con người, tạo hóa cũng đã làm ra
con người có nam có nữ. Đó là sự khác biệt đầu tiên khởi đầu cho mn vàn sự
khác biệt khác của lồi người. Xã hội càng phát triển và văn minh thì sự khác biệt
đó càng đa dạng và rõ nét. Bản chất của cuộc sống, của thế giới là sự phong phú,
nhiều màu sắc. Mỗi người là một cá thể riêng biệt, độc đáo không lẫn lộn, không
lặp lại. Kể cả những cặp anh chị em song sinh, có cùng cha mẹ, cùng hưởng thụ
một cách nuôi dưỡng, một nền giáo dục gia đình, cũng khơng hồn tồn giống
nhau, thậm chí cịn sự khác biệt rất nhiều.
Ở những người trưởng thành, bằng vốn sống và kinh nghiệm của bản thân, họ
có thể chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của người khác. Nhưng đối với những
người trẻ tuổi, nhất là các em học sinh THPT, lứa tuổi vừa trẻ con vừa người lớn
nên nhận thức, hành động cũng không giống nhau về một vấn đề. Có em chấp nhận
được cái khác biệt của người khác nên sống hòa nhập, thân thiện, vui vẻ, cũng có
em khơng chấp nhận được nên tỏ ra kỳ thị, xa lánh, thậm chí cịn thấy khó chịu,
gây gỗ đánh nhau vì cảm thấy thấy “ngứa mắt” bởi sự khác biệt đó. Đơn giản như
khi ta quan sát đám trẻ con đang chơi, thường những đứa trẻ xấu xí, yếu ớt hơn
hoặc có chút khác biệt gì đó trong cơ thể hay cách ăn mặc, hành xử, rất hay bị xa
lánh, trêu chọc thậm chí cịn bị lơi ra làm trị đùa cho cả nhóm. Trong lịch sử lồi
người, những kì thị về sự khác biệt cũng đã diễn ra mạnh mẽ, điển hình là chế độ
phân biệt chủng tộc (Apácthai), hay còn gọi là kỳ thị chủng tộc, đó là niềm tin rằng
các nhóm người sở hữu những đặc điểm hành vi khác nhau tương ứng với ngoại
hình và có thể được phân chia dựa trên sự vượt trội của chủng tộc này so với chủng
tộc khác. Sự tàn bạo của chế độ phân biệt chủng tộc trở thành một trong những

nguyên nhân đến các cuộc chiến tranh tàn khốc nổ ra trên thế giới, tiêu biểu nhất là
ở Nam Phi, nơi những người da đen bị coi là những con người hạ đẳng, thậm chí
khơng được coi là con người. Cho tới năm 1993 cuộc đấu tranh giành độc lập ở
Nam Phi giành thắng lợi thì chế độ phân biệt chủng tộc mới chính thức được xoá
bỏ.
Vấn nạn bạo lực học đường đã vọng lên hồi chng cảnh tỉnh đối với tồn xã
hội, trong đó có vai trị của những người làm giáo dục. Ở trường học, sự khác biệt
luôn là nguyên nhân của những thái độ, những đối xử khác biệt, thậm chí có phần
tiêu cực gây ảnh hưởng cho người khác, không thể chấp nhận và chung sống với sự
khác biệt của người khác là nguyên nhân cơ bản dẫn nhất đến hiện tượng bạo lực
học đường, Trường học là nơi hội tụ đông đảo học sinh từ các vùng miền khác
nhau, ở đó mỗi cá nhân các em đều có nhiều sự khác biệt, bên cạnh những học sinh
ưu tú, có ngoại hình đẹp, gia đình có nhiều thế mạnh, nhiều sở trường, năng khiếu,
học hành giỏi giang, .… cịn có rất nhiều học sinh không may mắn khác như bị
khuyết tật, những khiểm khuyết trên khn mặt, ngoại hình, trí tuệ, điều kiện gia
đình khó khăn… làm sao để xây dựng môi trường học tập vui vẻ, thân thiện, biết
1


yêu thương, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ nhau, tránh hiện tượng vì khơng chấp
nhận sự khác biệt của người khác nên tìm cách gây sự dẫn đến bạo lực nơi trường
học quả thực là một việc rất khó khăn đối với người làm cơng chủ nhiệm.
Vì vậy, giáo dục và rèn luyện kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt của người
khác là việc làm cần thiết ở mỗi lớp học, cấp học, nhất là với học sinh THPT. Khi
học sinh biết chấp nhận sự khác biệt sẽ hướng đến một cách sống bao dung, độ
lượng, vị tha, giúp các em sống chan hòa với mọi người, biết cách tạo ra mơi trường
sống hịa bình, cho mình nhiều cơ hội để học tập và phát triển. Biết chấp nhận và tơn
trọng sự khác biệt của người khác chính là quá trình tu dưỡng và rèn luyện đạo đức
làm cho bản thân học sinh ngày càng chín chắn, trưởng thành hơn trong suy nghĩ và
hành động.

Là người thường xuyên tiếp xúc và gần gũi với học sinh, hiểu được suy nghĩ,
hành động của các em nên giáo viên chủ nhiệm có vai trị đặc biệt quan trọng trong
việc giáo dục, định hướng và hướng dẫn hành vi đạo đức cho học sinh. Giáo dục
học sinh biết tôn trọng sự khác biệt của người khác, rèn luyện kỹ năng tôn trọng
sực khác biệt cũng là đang hình thành một nhân cách tốt cho các em, góp phần xây
dựng mơi trường học tập vui vẻ, lành mạnh, để tất cả mỗi học sinh đều có cơ hội
được khẳng định giá trị của bản thân, đảm bảo mỗi ngày đến trường đều là một
ngày vui và hạnh phúc, quan trọng nhất là hình thành cho học sinh nhận thức được
sự khác biệt của mình với người khác, sự khác biệt của người khác so với mình,
biết chấp nhận, tơn trọng và học cách chung sống hồ bình với những sự khác biệt
đó để hạn chế tới mức thấp nhất vấn nạn bạo lực học đường, tạo niềm vui, động
lực và sự hứng thú cho học sinh khi đến trường.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Những giải pháp tối ưu của giáo
viên chủ nhiệm nhằm giáo dục và rèn luyện cho học sinh THPT biết tôn trọng sự
khác biệt của người khác” để nghiên cứu và thực hiện, với mong muốn đưa ra
những giải pháp hiệu quả có thể áp dụng rộng rãi, góp phần rèn luyện kỹ năng
chung sống hồ bình cho học sinh THPT, hạn chế hiện tượng bạo lực học đường
đang xảy ra khá nghiêm trọng ở trường học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhằm đáp ứng được những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thơng
mới, hình thành các phẩm chất tốt đẹp cho học sinh, trong đó tập trung vào phẩm
chất nhân ái, nghĩa là biết yêu thương, đùm bọc mọi người, yêu cái đẹp, cái thiện,
tôn trọng sự khác biệt, cảm thông, độ lượng, không phân biệt đối xử, sẵn sàng tha
thứ, tơn trọng văn hóa, tơn trọng cộng đồng và đặc biệt là quyền tự do cá nhân của
nhau. Từ đó xây dựng lớp học thân thiện, đồn kết và yêu thương, rèn luyện các
kỹ năng sống cần thiết để các em dễ dàng hội nhập.
- Hạn chế hiện tượng bạo lực học đường trong trường học, chứng tự kỉ của
học sinh, từ việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động cụ thể,
giúp học sinh nhận ra sự khác biệt, vai trò, ý nghĩa, biểu hiện của sự khác biệt,
2



hình thành các kỹ năng cần thiết để học sinh biết chấp nhận, tôn trọng sự khác
biệt và chung sống hồ bình.
- Xác định u cầu và đề xuất các giải pháp giáo dục và rèn luyện học sinh biết
tôn trọng sự khác biệt của người khác một cách rõ ràng và tiến hành thực hiện ở thực
tế.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giải pháp tối ưu
của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục và rèn luyện kỹ năng biết tôn trọng sự
khác biệt người khác cho học sinh THPT.
- Đề tài được áp dụng thực hiện ở học sinh lớp 10, 11, 12 trường THPT
Nguyễn Duy Trinh.
- Đề tài được chúng tôi nghiên cứu và thực hiện từ tháng 9 năm học 2021 2022 đến tháng 3 năm học 2022 - 2023, thực nghiệm ở nhiều lớp thuộc khối THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu chúng tôi không đề xuất và thực hiện được các giải pháp để giáo dục và
rèn luyện cho học sinh kỹ năng biết tơn trọng sự khác biệt về hồn cảnh gia đình
của người khác thì bản thân học sinh sẽ khơng biết cách để chấp nhận, cảm thơng,
chia sẻ hồn với của người khác, dẫn đến việc khinh thường, chia bè phái, cơ lập
và tẩy chay những bạn có hồn cảnh gia đình khó khăn, gây mất đồn kết trong lớp
học.
Nếu không đề xuất và thực hiện được các giải pháp giáo dục và rèn luyện
cho học sinh kỹ năng biết tơn trọng sự khác biệt về ngoại hình, tính cách, giới tính,
sở thích, sở trường, sở đoản của người khác thì học sinh sẽ khó nhận ra được vì sao
cần phải tơn trọng sự khác biệt đó, ý nghĩa và vai trị của việc tơn trọng sự khác
biệt đó. Từ việc không nhận ra được tầm quan trọng của vấn đề, học sinh sẽ có
nhiều hành động khơng phù hợp như chê bai, miệt thị, xúc phạm tinh thần và thể
chất của người khác. Chỉ khi được giáo dục và rèn luyện kỹ năng này, học sinh sẽ
biết cách chấp nhận, tơn trọng và chung sống hồ bình, hợp tác với nhau trong
nhiều vấn đề, lớp học trở nên vui vẻ, đồn kết.

Nếu khơng đề xuất ra và thực hiện được các biện pháp để giáo dục và rèn
luyện cho học sinh kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt tín ngưỡng, tơn giáo, phong
tục, tập qn, ước mơ, lý tưởng sống thì sẽ xảy ra nhiều hiện tượng xúc phạm về
mặt tín ngưỡng, tơn giáo, phong tục, tập qn của nhau, gây chia rẽ khối đoàn kết
trong lớp học và trong cộng đồng.
Nếu không đề xuất ra và thực hiện được các biện pháp để giáo dục và rèn
luyện cho học sinh kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt ước mơ, lý tưởng sống của
người khác thì học sinh sẽ không biết chia sẻ, giúp đỡ nhau thực hiện ước mơ,
thậm chí xem thường và gây tổn thương cho bạn bè.
3


Điều quan trọng nhất khi chúng tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài này là
giáo dục và rèn luyện kỹ năng học cho sinh biết tôn trọng sự khác biệt của người
khác là muốn hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh, hạn chế bạo lực học
đường, hạn chế việc học sinh bị kỳ thị, cô lập, tẩy chay sẽ dẫn đến nguy cơ bị
trầm cảm cùng những hậu quả đáng tiếc khác.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề về lí luận và thực tiễn của việc giáo dục và rèn
luyện cho học sinh những kỹ năng tôn trọng sự khác biệt của người khác.
- Xác định các yêu cầu của việc đề ra các giải pháp thực hiện nhằm giáo
dục và rèn luyện cho học sinh THPT biết tôn trọng sự khác biệt của người khác.
- Đề xuất các giải pháp giáo dục và rèn luyện các kỹ năng tôn trọng sự khác
biệt của người khác cho học sinh THPT.
- Tiến hành khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp giáo dục
và rèn luyện các kỹ năng tôn trọng sự khác biệt mà sáng kiến đề xuất, nhằm kiểm
tra và khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Khảo sát, nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc tôn trọng sự khác biệt của
người khác của học sinh THPT thơng qua điều tra, phóng vấn.

- Nghiên cứu các tài liệu, các mẫu chuyện về tôn trọng sự khác biệt của người
khác.
- Nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến những vấn đề nổi cộm hiện đang
xảy ra rất nhiều trong trường học như bạo lực học đường.
- Tiến hành khảo sát tính khả thi và cấp thiết của những giải pháp đã đề xuất
trong đề tài, xử lí số liệu thống kê từ đó rút ra kết luận về tính khả thi và phù hợp
của đề tài.
7. Những luận điểm cần đƣợc bảo vệ
Xuất phát từ những cơ sở về khái niệm sự khác biệt, nguyên nhân, vai trò,
biểu hiện và ý nghĩa của sự khác biệt, tính thực tiễn của việc tôn trọng sự khác
biệt hiện nay, chúng tôi đã đưa ra được các giải pháp cụ thể, tối ưu giúp học sinh
biết cách tôn trọng sự khác biệt về hồn cảnh gia đình, ngoại hình, tính cách, quan
điểm, sở thích, sở trường, sở đoản, tín ngưỡng, tơn giáo, phong tục, tập quán của
người khác. Và nhận thấy những giải pháp ấy thực sự cần thiết và rất cấp thiết,
cần phải thực hiện ngay ở trường THPT để không dẫn tới những hậu quả nghiêm
trọng, ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của học sinh, ngăn chặn hiện tượng bạo
lực học đường và chứng trầm cảm đang khá phố biến hiện nay ở trường học và
trong cuộc sống.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Khẳng định tính mới của đề tài từ trước đến nay chưa có giáo viên nào tiến
hành nghiên cứu và thực hiện đó là xác định yêu cầu và đề xuất một số biện pháp
4


nhằm giáo dục và rèn luyện cho học sinh THPT biết tôn trọng sự khác biệt của người
khác.
- Khẳng định vai trị, ý nghĩa của cơng tác chủ nhiệm trong việc giáo dục
đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh THPT.
- Thơng qua đề tài, góp phần hình thành nhiều kỹ năng và năng lực cho học
sinh bằng những vấn đề thực tiễn trong đời sống hàng ngày.

- Góp phần giúp giáo viên chủ nhiệm nhận thức được tầm quan trọng của việc
giáo dục học sinh biết tôn trọng sự khác biệt của người khác và rèn luyện các kỹ năng
biết chấp nhận sự khác biệt của người khác để chung sống hòa đồng.
- Giúp học sinh biết chấp nhận sự khác biệt, tức là đang hướng đến một
cách sống bao dung, độ lượng, vị tha. Một khi nhận ra sự khác biệt và chấp nhận,
tôn trọng sự khác biệt đó, các em đều có thể sống hịa bình được ở bất kì mơi
trường nào, đây cũng là điều kiện cần để giúp các em thành công hơn trong công
việc, khẳng định được giá trị sống của bản thân. Góp phần ngăn chặn hiện tượng
bạo lực học đường đang xảy ra trong trường học, xây dựng môi trường học tập
thân thiện, đoàn kết, hạnh phúc, tạo cơ sở hình thành một xã hội văn minh, bình
đẳng, tạo dựng được mơi trường sống hịa bình, tốt đẹp và nhân ái.

5


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm sự khác biệt
Cho tới nay, các nhà xã hội học và giới nghiên cứu tâm lí học có nhiều quan
điểm khác nhau về sự khác biệt. Chúng ta có thể hiểu đơn giản khái niệm sự khác
biệt như sau: Sự khác biệt không chỉ dùng để chỉ sự khác biệt trong ngơn ngữ, màu
da, tơn giáo mà cịn dùng để chỉ sự khác nhau trong tính cách, nhận thức, ước mơ,
cá tính ở mỗi con người. Sự khác biệt chính là những nét riêng, sự độc đáo được
khẳng định, được đề cao gắn với đời sống của cá thể trong xã hội. Sự khác biệt có
thể được thể hiện ở suy nghĩ, quan điểm, lối sống, hành động, cách ứng xử của bản
thân với người khác.
Sự khác biệt có hai loại, khác biệt có nghĩa và khác biệt vơ nghĩa. Sự khác
biệt có nghĩa là khơng ảnh hưởng đến người khác, cịn đem lại những lợi ích cho
đất nước và nhân loại, chúng ta nên tôn trọng. Sự khác biệt vơ nghĩa chính là sự kì
dị, qi gở, phá vỡ những nét đẹp văn hóa truyền thống, ngược với thuần phong

mỹ tục của dân tộc. Sự khác biệt vơ nghĩa ấy chỉ có một mục đích là làm cho mình
thật nổi bật giữa đám đơng. Ví dụ cố tình tạo ra sự khác biệt một cách kịch cỡm
trong trang phục của một số bạn trẻ hiện nay. Hay lối sống khác biệt theo kiểu ta
đây của một vài người trong xã hội, cố tạo ra sự khác biệt tức thời chỉ để khoe mẽ
bản thân, tiếp thị hình ảnh hay thậm tệ hơn là chỉ để thoả mãn sở thích lập dị của
mình. Do đó, đề cao sự khác biệt khơng có nghĩa là cổ vũ cho lối sống hẹp hịi, ích
kỉ, chối bỏ trách nhiệm với cộng đồng. Tóm lại, sự khác biệt là yếu tố cần thiết với
mỗi cá nhân để tạo dấu ấn riêng trong cộng đồng. Nhưng sự khác biệt phải phù hợp
với quy chuẩn đạo đức và thuần phong mĩ tục của xã hội.
1.2. Ngun nhân vì sao phải biết tơn trọng sự khác biệt của ngƣời khác
- Thứ nhất, nếu một người biết biết tôn trọng sự khác biệt của người khác thì
bản thân cũng nhận lại được sự tơn trọng của họ cho những khác biệt của mình.
- Thứ hai, tơn trọng sự khác biệt của người khác thể hiện chúng ta là người
có văn hóa, có lịng tự trọng và giàu lòng trắc ẩn và biết cách cư xử.
- Thứ ba, sống trong một tập thể, nếu biết tôn trọng những người xung
quanh sẽ làm cho mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi
cho công việc và cuộc sống, tránh được những mâu thẫn và xung đột khơng đáng
có.
- Thứ tư, người biết tôn trọng sự khác biệt của người khác luôn được mọi
người tin tưởng và yêu quý.
1.3. Vai trò của sự khác biệt trong cuộc sống
Như chúng ta đã thấy, bức tranh của cuộc sống là mn màu mn vẻ,
trong đó mỗi con người là một mảnh ghép riêng biệt, độc đáo mà khơng ai có thể
6


thay thế. Sự phong phú trong lối sống, sự khác biệt trong cá tính, sở thích, ước
mơ… của mỗi người làm nên những màu sắc đa dạng của bức tranh ấy. Mỗi con
người là một cá thể riêng biệt, có cá tính, nhân cách và màu sắc riêng. Sự khác biệt
có thể làm cho cuộc sống trở nên phong phú, ý nghĩa hơn. Giúp con người hòa

nhập với cuộc sống xã hội, gắn kết những mối quan hệ tốt đẹp. Chính sự khác biệt
khiến con người thể hiện được bản sắc riêng, khơng bị hịa tan trong đám đơng,
trong cộng đồng. Trong nhiều trường hợp sự khác biệt cịn góp phần tạo nên những
thành quả đáng tự hào, đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước, nhân loại.
Edison sẽ không chế tạo được đèn điện nếu ông mãi làm theo những chỉ dẫn hiện
có. Sự thật, ơng đã dám phá vỡ các nguyên tắc, thử một lần khác biệt và ông đã
thành công. Nguyễn Tất Thành cũng khơng thể tìm ra con đường cứu nước, nếu
khơng có những sự khác biệt trong nhận thức về bạn và thù dựa trên lập trường
giai cấp chứ không phải dựa trên màu da. Chính sự khác biệt về nhận thức và tư
chất hơn người của mình mà Nguyễn Tất Thành đã không đi theo vết xe đổ của các
vị tiền bối đi trước khi quyết định sang phương Tây để tìm đường cứu nước, tiếp
cận với ánh sáng của cách mạng tháng Mười Nga, tìm ra con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc, con đường cách mạng vô sản. Và chính lựa chọn ấy đã mang
đến độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
Có thể nói, cuộc sống của chúng ta được tạo nên bởi những cá thể, tính cách
hồn tồn riêng biệt, nó làm nên sự phong phú. Vì vậy, nếu biết cách chấp nhận sự
khác biệt thì chúng ta sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc và những mối quan hệ
tốt đẹp. Sống khác biệt giúp chúng ta có những suy nghĩ độc lập, táo bạo, thể hiện
được cá tính của bản thân. Mỗi cá nhân là một thực thể với những màu sắc đa
dạng. Sống khác biệt để tránh rập khuôn, một màu một cách sáo rỗng. Những suy
nghĩ khác, góc nhìn về thế giới và mọi vật xung quanh sẽ tạo điều kiện con người
tìm kiếm cơ hội vươn lên. Chính nhờ sự khác biệt mà chúng ta biết cách đối xử với
thế giới xung quanh khiến người khác quan tâm, tôn trọng mình nhiều hơn. Chúng
ta sẽ tìm thấy ở nhau những giá trị tích cực, mới mẻ, cần quan sát và học hỏi. Sự
khác biệt ở người khác luôn tạo cho ta động lực không ngừng vươn lên trong cuộc
sống.
1.4. Biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt của ngƣời khác
Khi trao đổi về vấn đề “Tôn trọng sự khác biệt” tiến sĩ tâm lí học Đinh Đồn
nhấn mạnh: “Tơn trọng sự khác biệt là biểu hiện của khoa học văn hóa, lịng nhân
ái và tính nhân đạo với mục đích cuối cùng là phát triển đi lên hướng tới Chân Thiện - Mĩ. Chúng ta phải nỗ lực thúc đẩy một nền văn hóa tơn trọng, một nền văn

hóa đề cao sự đa dạng, tơn trọng quyền lợi và sự khác biệt giữa các cá nhân để tạo
ra một cuộc sống hạnh phúc cho chính mình và những người xung quanh”. Tôn
trọng sự khác biệt của người khác thường được biểu hiện như sau:
- Trong thái độ, lời nói: ln tỏ ra tơn trọng mọi người xung quanh, khơng
phân biệt độ tuổi, trình độ hay giàu nghèo, không phân biệt địa vị giàu sang hay
màu da dân tộc, mỗi người trong xã hội đều đáng được tơn trọng. Lời nói ln giữ
7


đúng chuẩn mực, lễ phép chào hỏi những người lớn tuổi, nói chuyện nhẹ nhàng
lịch sự ở trường học, nơi công cộng.
- Trong cử chỉ, hành động: cư xử đúng phép tắc, theo quy định chung như
chấp hành nội quy của nhà trường, lễ phép với thầy cô, giúp đỡ bạn bè trong học
tập, khơng coi thường hồn cảnh gia đình bạn, ra ngồi xã hội xếp hàng khi thanh
tốn hay mua đồ, nhường ghế trên xe buýt cho người già, trẻ em và phụ nữ có thai,
vứt rác đúng nơi quy định, chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người, tích
cực tham gia các hoạt động chung…
- Tôn trọng người khác là sự hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân
phẩm và quyền lợi của mỗi người. Đồng thời phải biết sống hòa hợp, yêu thương
mọi người.
Tơn trọng sự khác biệt của người khác có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc
sống của mỗi cá nhân. Sống biết tôn trọng sự khác biệt của người khác là một lối
sống tốt đẹp, cao quý. Sống biết tôn trọng người khác làm cho cuộc sống chúng ta
hiền hịa, đầy ắp u thương hạnh phúc. Người biết tơn trọng người khác luôn
được người khác yêu quý, tin tưởng và giúp đỡ. Học sinh rất cần phải hình thành
và bồi dưỡng ý thức tôn trọng sự khác biệt của người khác ở mọi nơi, mọi lúc vì
học sinh là lớp người nhỏ tuổi trong xã hội. Người nhỏ tuổi phải biết sống khiêm
nhường để học hỏi, biết tôn trọng để kính u người khác.
Trước khi muốn người khác tơn trọng sự khác biệt của mình, bản thân mình
cũng cần nhận thức được sự khác biệt đó là tích cực hay tiêu cực để đấu tranh bảo

vệ hay loại trừ nó. Cần phải có bản lĩnh, tự tin, dám chấp nhận sự đánh giá của
người khác đối với những khác biệt của mình với số đơng, phải bảo vệ và tơn trọng
những khác biệt tích cực của bản thân thì mới mong nhận lại sự tôn trọng của
người khác. Và biết tơn trọng sự khác biệt của người khác thì sẽ được nhận lại sự
tôn trọng, yêu quý của mọi người xung quanh dành cho mình.
Tơn trọng sự khác biệt chính là tơn trọng tự do cá nhân của mỗi người. Đó là
yếu tố căn bản và cần thiết để làm nên cuộc sống đa dạng, phong phú, chúng ta
phải biết dung hòa, chấp nhận khác biệt. Biết chấp nhận sự khác biệt, tức là đang
hướng đến một cách sống bao dung, độ lượng, vị tha, đón nhận cuộc sống như nó
vốn có. . Một xã hội văn minh, tốt đẹp là con người biết tôn trọng lẫn nhau, tôn
trọng sự khác biệt và đề cao giá trị của nhau.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng của việc tôn trọng sự khác biệt của ngƣời khác hiện nay
Vấn nạn bạo lực học đường đã, đang xảy ra và ngày một nghiêm trọng, sự tự
do vượt ngưỡng của nhiều bạn trẻ đã dẫn đến những hành động tha hoá, chà đạp
về mặt thể xác lẫn tinh thần của người khác như đánh đập, doạ nạt, lăng mạ, xúc
phạm, tẩy chay, cô lập… những bạn khơng cùng gu với mình. Xã hội ngày càng
phát triển, con người càng muốn bộc lộ cá tính, nét riêng biệt và giá trị của chính
mình trong khi những khác biệt ngày một rõ nét không phải ai cũng chấp nhận nó
8


một cách vui vẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh THPT. Thực tế cho thấy, trong
những năm gần đây, bạo lực học đường ngày càng nhiều, một trong những
nguyên nhân chính gây nên vấn nạn đó là do sự suy thối về mặt đạo đức, có
nhiều ngun nhân dẫn đến sự suy thối về mặt đạo đức, trong đó không tôn trọng
sự khác biệt của nhau là một trong những ngun nhân chính dẫn đến vấn nạn đó.
Nhiều học sinh khi chứng kiến người khác học giỏi, xinh đẹp, được thầy cô và
bạn bè trong trong lớp quý mến liền tỏ ra khó chịu. Trước những điểm khác biệt
của bạn bè về ngoại hình, kết quả học tập, sở trường, năng khiếu, gia

đình,…thường xuất hiện hai biểu cảm đó là ghen tị với những bạn hơn mình hoặc
khinh thường những bạn thua kém mình, khơng muốn thừa nhận, tìm mọi cách để
gây sự. Từ sự ghen gét, đố kị, khinh bỉ ấy sẽ dẫn đến những thái độ, hành vi
không chuẩn mực, mâu thuẫn và gây gổ đánh nhau, kéo bè kéo phái trong trường
học như lôi kéo một nhóm người cùng bắt nạy kẻ yếu đuối để địi tiền bảo kê,
nhìn thấy một ai đó khơng giống mình hoặc hơn mình liền cảm thấy ngứa mắt, rồi
tạo hình cho họ “chảnh” để cơng kích, cơ lập…gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng.
Mặc khác, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ với sự ra đời
của các loại máy móc hiện đại đã phần nào đó hạn chế dần việc tiếp xúc trực tiếp
của học sinh với nhau, xu hướng sống ảo, nghiện game dẫn đến lệ thuộc vào các
thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động làm cho nhiều học sinh thờ ơ với
cuộc sống xung quanh, ít quan tâm, chia sẻ với người khác những quan điểm, suy
nghĩ của mình, cũng khơng muốn dành thời gian nghĩ quan tâm tâm tư, tình cảm,
hồn cảnh, ước mơ hồi bão của người khác, vơ tình tạo nên sự cách biệt cho dù
khoảng cách không gian rất gần. Hơn thế nữa, trong xu thế hội nhập toàn cầu, sự
du nhập tinh vi của các trào lưu tư tưởng, những lối sống phức tạp từ bên ngoài
dội vào thông qua các phương tiện khác nhau, như các bộ phim truyền hình về
bạo lực học đường, mới đây nhất là bộ phim The Gloly (Vinh quang trong thù
hận) của Hàn Quốc, bộ phim gây sốc với những màn bạo hành ghê tợn của nhóm
học sinh khi khơng ưa một bạn học trong lớp vì lí do bạn ấy học giỏi nhưng nhà
nghèo, khiến cơ thể cô bé đầy rẫy những thương tích, tinh thần bị tổn thương. Vì
nhóm học sinh gây bạo hành đó thuộc gia đình quyền lực nên nhà trường và thầy
giáo chủ nhiệm không những làm lơ mà cịn tìm cách buộc em học sinh bị bạo
hành đó phải nghỉ học, suốt quãng đường dài sau đó, cơ gái chỉ sống trong thù hận
và tìm mọi cách trả thù man rợ nhất. Đã khơng ít học sinh chưa nhận thức đúng
đắn những cái mới mẻ đó đã chạy theo phong trào, ta thường gọi là theo trend,
mong muốn thể hiện được sự khác biệt, cái riêng của bản thân trước tập thể mà
không nhận ra trong những cái du nhập vào đó có những phong cách, lối sống,
hành vi không phù hợp với thuần phong mĩ tục của dân tộc, trái với đạo đức và

pháp luật, trái với các quy định của trường học như ma tuý, cờ bạc, bạo lực học
đường, thuốc lá điện tử,… Bởi vậy, thông qua đề tài này, chúng tôi mong muốn
tìm ra những giải pháp thiết thực để giáo dục và rèn luyện cho học sinh các kỹ
năng nhận thức đúng những sự khác biệt từ bên ngoài du nhập vào để lựa chọn
9


hành vi phù hợp, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Để làm rõ hơn thực trạng này, trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tơi
đã làm khảo sát nhỏ với mục đích nắm được mức độ hiểu biết về sự khác biệt, các
hành vi ứng xử, nhu cầu được tôn trọng sự khác biệt của bản thân, nhu cầu được
giáo dục và rèn kỹ năng tôn trọng sự khác biệt của người khác ở 150 học sinh
trong trường THPT Nguyễn Duy Trinh, qua hai bảng kháo sát dưới đây:
2.1.1. Khảo sát cách hiểu và các hành vi ứng xử của học sinh
biệt của người khác
Tổng

Nội dung khảo
số
Số
Tỉ lệ
sát
học lượng (%)
sinh
Đối với những bạn có giới tính thứ 3, em 150
120
80%
đã khi nào có những lời nói và hành
động làm tổn thương tới bạn chưa?
Em đã hiểu vì sao phải tơn trọng sự 150

10
6,66
khác về giới hồn cảnh gia đình, ngoại
%
hình, tính cách, giới tính, quan điểm, sở
thích, sở trường, sở đoản tín ngưỡng, tơn
giáo, phong tục, tập qn, ước mơ, lý
tưởng sống chưa?
Bản thân em đã từng bị các bạn làm tổn 150
110 73,34
thương về thể chất và tinh thần vì sự
%
khác biệt của mình khi nào chưa?
Em đã được GV chỉ ra những biện pháp 150
0
0
cụ thể để tôn trọng sự khác biệt của
người khác về giới hồn cảnh gia đình,
ngoại hình, tính cách, giới tính, quan
điểm, sở thích, sở trường, sở đoản tín
ngưỡng, tơn giáo, phong tục, tập quán,
ước mơ, lý tưởng sống chưa?
Trước những sự khác biệt của bạn bè,
150
22
8,6%
người thân em đã biết chấp nhận, tơn
trọng và chung sống hồ bình chưa?

đối với sự khác

Chưa
Số
Tỉ lệ
lượng
(%)
30

20%

140

93,34
%

40

26,66
%

150

100%

128

91,4%

Bảng 1. Khảo sát về cách hiểu và các hành vi ứng xử của học sinh đối với sự khác
biệt của người khác
.

Sau khi khảo sát 150 học sinh 4 lớp gồm 10A; 10G1, 11T và 12A2, chúng
tôi thu được số liệu thể hiện ở bảng 1. Từ bảng số liệu thu được, chúng tôi nhận
thấy về cơ bản phần nhiều học sinh có những lời nói và hành động làm tổn thương
tới bạn có giới tính thứ ba (chiếm 80%) cịn khơng làm tổn thương bạn ít hơn
(chiếm 20%), đa số số học sinh chưa hiểu vì sao phải tôn trọng sự khác biệt về giới
10


hồn cảnh gia đình, ngoại hình, tính cách, giới tính, quan điểm, sở thích, sở trường,
sở đoản tín ngưỡng, tơn giáo, phong tục, tập quán, ước mơ, lý tưởng sống số của
người khác (chiếm 93,34%) và chỉ có 6,66% học sinh hiểu được điều đó; rất nhiều
học sinh từng bị các bạn làm tổn thương về thể chất và tinh thần vì sự khác biệt của
mình (chiếm) 73,34%) và chỉ có số ít khơng bị (chiếm 26,66%), tất cả học sinh đều
chưa được GV chỉ ra những biện pháp cụ thể để tôn trọng sự khác biệt của người
khác về giới hồn cảnh gia đình, ngoại hình, tính cách, giới tính, quan điểm, sở
thích, sở trường, sở đoản, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán, ước mơ, lý
tưởng sống (chiếm 100%), phần lớn học sinh chưa biết chấp nhận, tơn trọng và
chung sống hồ bình với sự khác biệt của người khác (chiếm 91,4%) và số 6% cịn
lại thì đã biết.
Rõ ràng đây là con số rất đáng quan tâm. Cần bắt đầu phải có các biện pháp
để giáo dục và rèn luyện học sinh biết tôn trọng sự khác biệt của người khác.
2.1.2. Khảo sát nhu cầu được tôn trọng sự khác biệt của bản thân, nhu cầu được
giáo dục và rèn kỹ năng tôn trọng sự khác biệt của người khác của học sinh
Rất cần/rất
Cần/muốn
Không
muốn
cần/không
Nội dung khảo sát
muốn

Số
Tỉ
Số
Tỉ
Số
Tỉ lệ
lượng lệ lượng
lệ
lượng (%)
(%)
(%)
Em có muốn các bạn cơ lập, xa
0
0%
0
0%
150 100%
lánh, kỳ thị và đánh đập em không?
Em có muốn được mọi người chấp 145 96,7
5
3,3
0
0%
nhận và tơn trọng sự khác biệt của
%
%
mình về giới hồn cảnh gia đình,
ngoại hình, tính cách, giới tính,
quan điểm, sở thích, sở trường, sở
đoản tín ngưỡng, tơn giáo, phong

tục, tập qn, ước mơ, lý tưởng
sống
Em có cần GV chỉ ra các biện pháp
120
80
19
12,7
11
7, 3%
giúp mình biết nhận diện và tơn
%
%
trọng sự khác biệt của người khác
khơng?
Em có muốn lớp học của mình ln 135
90
15
10
0
0%
đồn kết, u thương và giúp đỡ
%
%
nhau trong học tập và cuộc sống
không?
Bảng 2. Khảo sát nhu cầu nhu cầu được tôn trọng sự khác biệt của bản thân, nhu
cầu được giáo dục và rèn kỹ năng tôn trọng sự khác biệt của người khác
Sau khi khảo sát 150 học sinh 4 lớp gồm 10A; 10T1, 11T và 12A2 chúng tôi
thu được số liệu thể hiện ở bảng 2. Từ bảng số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy
11



học sinh đều không muốn các bạn cô lập, xa lánh, kỳ thị và đánh đập (chiếm
100%), trong khi đó có 0% học sinh muốn, rất muốn điều điều đó xảy ra; 96,7% rất
muốn mọi người chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của mình cịn 5% học sinh
muốn và 0% không muốn; 80% rất cần, 12,7% học sinh cần và 7,3% học sinh
không cần GV chỉ ra các biện pháp giúp mình biết nhận diện và tơn trọng sự khác
biệt của người khác, 90% rất muốn, 10% muốn và 0% khơng muốn lớp học của
mình ln đồn kết, yêu thương và giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. Điều
này chứng tỏ cầu nhu cầu được tôn trọng sự khác biệt của bản thân và nhu cầu
được giáo dục, rèn kỹ năng tôn trọng sự khác biệt của người khác là rất cao. Vì vậy
chúng tơi đã quyết định tìm ra các giải pháp để đáp ứng như cầu này của học sinh.
2.2. Tính cần thiết của việc tôn trọng sự khác biệt của ngƣời khác hiện nay ở
trƣờng học
Một trong những vấn đề cần thiết của nền giáo dục hiện đại là giáo dục kỹ
năng chung sống. Cần giáo dục cho học sinh biết chấp nhận và học cách chung
sống vì tất cả mọi người trên thế giới nếu đặt lên bàn cân thì chỉ khoảng 5% là
điểm giống nhau 95% còn lại là khác nhau. Vì thế chấp nhận sự khác biệt và sống
chung với nó trở thành một trong những kỹ năng đầu tiên mà chúng ta cần rèn
luyện cho học sinh. Ý thức tơn trọng người khác của học sinh hiện nay có thay đổi
được hay không một phần ở giáo dục nhà trường, một phần từ giáo dục gia đình
và một phần là học sinh phải tự nhận thức.
Khi thực hiện đối mới chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018, chú trọng
phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh ít nhiều cịn gặp nhiều khó khăn,
trở ngại đối với giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng, mặc dù
nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng tôn trọng sự
khác biệt người khác cho học sinh nhưng làm sao để tổ chức mỗi giờ sinh hoạt lớp
theo yêu cầu mới để giáo dục học sinh biết cách tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng sự
khác biệt của bạn bè, người thân, cộng đồng để chung sống hồ bình địi hỏi giáo
viên chủ nhiệm khơng phải là điều ai cũng có thể làm được, cần rất nhiều thời

gian khi mỗi lớp học đã cơ hơn 40 học sinh với 40 cá tính và rất nhiều nhiều điểm
khác biệt, phải làm sao để học sinh chấp nhận ra sự khác biệt của bạn bè và tơn
trọng điều đó trở thành u cầu cấp thiết nhằm hạn chế bạo lực học đường và
chứng tầm cảm đang xảy ra khá phố biến ở học sinh.
Thực tế, nhiều giáo viên cũng không can đảm đứng lên đấu tranh bảo vệ cơng
lí, bảo vệ sự khác biệt vì lo sợ. Tơi cịn nhớ tại phiên tịa xử phạt những thầy cơ
giáo đã gian lận điểm thi trong kì thi Tốt nghiệp THPT quốc gia ở Hịa Bình ngày
21/5/2020, có một câu nói mà cơ giáo dùng để bào chữa cho lí do phạm tội của
mình như sau: "Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật". Chính những
lợi ích về vật chất và tâm lí sợ đi ngược với số đông, sợ bản thân trở nên khác biệt
trong mắt người khác đã khiến những thầy cô từng rất ưu tú rơi vào cảnh tù tội.
Trong con số 15 bị cáo đó, cũng có những thầy cơ biết sai, biết sợ nhưng vẫn
phạm tội vì lo sợ sự khác biệt của chính mình sẽ làm hại bản thân khi đi ngược
với số đơng. Chính nhận thực đó đã dẫn đến hành động sai trái và vướng vào vòng
lao lí
12


Để thấy được mức độ cần thiết của việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng biết
tôn trọng sự khác biệt của người khác cho học sinh ở trong nhà trường, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát một số giáo viên, cụ thể như sau:
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2
(Dùng cho giáo viên)
Khảo sát về mức độ quan tâm của giáo viên về giáo dục và rèn luyện kỹ
năng tôn trọng sự khác biệt của ngƣời khác cho học sinh THPT
Phần I: Thông tin cá nhân
Họ và tên giáo viên....................... .......... Trường: THPT Nguyễn Duy Trinh
Phần II: Nội dung
Thầy (cô) hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu “x” vào ơ tương
ứng với phương án mình lựa chọn:

Câu 1: Giáo dục và rèn luyện kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt của người khác
cho học sinh ở trường THPT là:
A. Rất cần thiết B. Cần thiết

C. Không cần thiết

Câu 2: Thầy ( cô) thấy việc lồng ghép các hoạt động trải nghiệm để giáo dụcvvà
rèn luyện kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt của người khác cho học sinh ở tiết
sinh hoạt lớp là:
A. Rất cần thiết

B. Cần thiết

C.Không cần thiết

Câu 3: Thầy (cô) đã thực biện pháp nào để giáo dục và rèn luyện kỹ năng biết tôn
trọng sự khác biệt của người khác cho học sinh lớp mình chủ nhiệm?
A. Đã thực hiện

B. Chưa thực hiện

Sau khi khảo sát trên 65 giáo viên đã và đang làm công tác chủ nhiệm lớp tại
trường THPT Nghi Lộc Nguyễn Duy Trinh, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An,
chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng kết quả điều tra về mức độ quan tâm của giáo viên trong việc giáo dục
và rèn luyện kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt của người khác cho học sinh:
Kết quả điều tra
Tổng số
giáo
viên

điều tra

Câu hỏi 1

Câu hỏi 2

Rất
cần
thiết

Cần
thiết

Không
cần
thiết

65

62

3

0

47

Tỉ lệ

95%


5%

0

72 %

Câu hỏi 3
Không
cần
thiết

Đã
thực
hiện

Chƣa
thực
hiện

16

2

12

53

25%


3%

18,75%

81,5%

Rất cần Cần
thiết
thiết

13


Như vậy, theo số liệu điều tra chúng ta thấy phần lớn giáo viên chủ nhiệm
lớp đều rất quan tâm đến việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng biết tôn trọng sự khác
biệt của người khác cho học sinh. Tuy nhiên, do cịn nhiều điều lí do nên phần lớn
giáo viên chủ nhiệm lớp vẫn chưa đề ra được các biện pháp để giáo dục và rèn
luyện kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt của người khác cho học sinh.
Do vậy, việc đề ra được các biện pháp để giáo dục và rèn luyện kỹ năng biết
tôn trọng sự khác biệt của người khác cho học sinh là rất cần thiết.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Những giải pháp tối ƣu của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục và rèn
luyện kỹ năng tôn trọng sự khác biệt của ngƣời khác cho học sinh
3.1.1. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng tôn trọng sự khác biệt của
ngƣời khác về hồn cảnh gia đình
3.1.1.1. Mục tiêu
- Giáo dục học sinh biết chấp nhận, bằng lịng với hồn cảnh gia đình của
mình, khơng so sánh với bạn bè, khơng tự ti, mặc cảm hay huênh hoang, tỏ thái độ
ta đây về nguồn gốc xuất thân.
- Giáo dục lòng biết ơn ơng bà, cha mẹ vì đã sinh thành, ni dưỡng mình khơn

lớn, sống có trách nhiệm, u thương, giúp đỡ những người thân trong gia đình.
- Giáo dục tinh thần chịu khó, biết vượt qua hồn cảnh gia đình để vươn lên
trong học tập và trong cuộc sống. C\ảm thơng, chia sẻ với hồn cảnh gia đình
người khác, giúp đỡ bạn bè trong học tập và rèn luyện.
- Xây dựng tình đồn kết, thương u, tránh hiện tượng chia bè phái, cơ lập
và tẩy chay những bạn có hồn cảnh gia đình khó khăn.
3.1.1.2. Giải pháp thực hiện
- Thơng qua hoạt động trò chơi “Vượt qua thử thách” để lồng ghép vấn đề
cần giáo dục và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
Chuẩn bị: + Giáo viên chuẩn bị một chiếc nón lá
+ Học sinh: chuẩn bị 2 tờ giấy loại.
* Quy trình thực hiện: Giáo viên đặt nón lá trên bục giảng, cho học sinh cả lớp
ngồi nguyên vị trí, sau đó u cầu học sinh mỗi bàn ở ngun vị trí, lấy một tờ giấy
loại, vo trịn (được gọi là hòn giấy). Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên, học sinh sẽ
ném hịn giấy của mình vào chiếc nón. Những bạn ném hịn giấy ra ngồi chiếc
nón thì khơng vượt qua được thử thách, cịn những bạn ném được hịn giấy vào
chiếc nón thì đã xuất sắc vượt qua.
Khi chúng tơi thực hiện xong trị chơi này, có rất nhiều ý kiến khác nhau,
nhiều học sinh cho rằng chúng tơi khơng cơng bằng, bởi vì những bạn ngồi gần
bục giảng sẽ dễ dàng ném hòn giấy vào chiếc nón trong khi những bạn ở xa phải
14


rất khó khăn mới làm được điều đó. Sau khi lắng nghe ý kiến của học sinh, giáo
viên chủ nhiệm sẽ giải thích vấn đề như sau:
Mỗi người chúng ta sinh ra đều ở một hoàn cảnh khác nhau, xuất phát điểm
khơng giống nhau, vị trí cũng hồn tồn khác nhau. Có những người sinh ra đã ở
gần ngay vạch đích, con đường đi đến đích bằng phẳng, ít trở ngại, nhưng cũng có
người khơng may mắn như vậy, họ ở cách xa vạch đích rất nhiều, con đường đi
đến vạch đích đầy gian khó. Thế nhưng, người ở gần vạch đích chưa hẳn đã chiến

thắng, đã thực hiện được mục tiêu của cuộc đời mình bởi vì họ nghĩ rằng khơng
cần phải nổ lực cũng có thể chạm đích dễ dàng. Ngược lại, người ở xa vạch đích
cũng cịn rất nhiều cơ hội để chiến thắng bằng chính sự nổ lực của bản thân mình.
Thực tế, qua trị chơi nhỏ này đã chứng minh, có bạn ngồi gần bục giảng vì chủ
quan, khơng cố gắng nên đã ném hịn giấy ra ngồi, nhưng có nhiều bạn ngồi bàn
cuối vẫn có thể ném được hịn giấy vào nón lá. Từ đó ta có thể khẳng định, một
trong những yếu tố quyết định tạo nên sự thành cơng chính là sự cố gắng vươn lên
bằng chính khả năng của bản thân mình.
Tiếp đó, chúng tơi tiếp tục cho học sinh cả lớp lấy một tờ giấy loại khác, gấp
lại và xé hai góc bất kì trên tờ giấy. Sau khi học sinh thực hiện xong, giáo viên yêu
cầu học sinh mở tờ giấy ra, xem hai lỗ thủng trên tờ giấy đó có trùng khớp nhau
khơng và tìm hiểu ngun nhân vì sao khơng thể trùng khớp. Giáo viên cho học
sinh nêu ngun nhân, lí giải ngun nhân khơng thể trùng khớp và đi đến kết
luận: nếu chúng ta xé hai góc bất kì của tờ giấy một cách ngẫu nhiên, sẽ rất ít có sự
trùng khớp giữa các lỗ thủng bị xé. Sự ngẫu nhiên đó mang lại cho tờ giấy muôn
vàn sự khác biệt, mỗi bạn xé một cách khác nhau, rất ít khi có thể trùng nhau, điều
đó khẳng định rằng mỗi người đều có một cách nghĩ và hành động riêng của mình,
đó chính là sự khác biệt.

Hình ảnh học sinh lớp 11T đang chơi ném hịn giấy vào chiếc nón

15


- Giá trị giáo dục: mỗi chúng ta đều sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau, ở
vạch xuất phát cũng khác nhau. Có người may mắn sinh ra trong hồn cảnh gia
đình giàu có, hạnh phúc, nên cuộc sống sẽ đỡ vất vả hơn, con đường đi đến thành
công cũng thuận lợi hơn. Có người sinh ra và lớn lên trong những hồn cảnh éo le
như khơng có bố hoặc mẹ, từ nhỏ đã phải lao động vất vả để sinh tồn, vì thế địn
bẩy để thực hiện ước mơ khơng phải đã có sẵn mà bản thân phải tự thân vận động

để biến mơ ước thành hiện thực. Dù thế nào, chúng ta cũng khơng được lựa chọn
hồn cảnh cho mình sinh ra, bởi vậy phải biết chấp nhận hồn cảnh, trân trọng
những gì mình đang có, tuỳ vào từng hoàn cảnh cụ thể mà vạch kế hoạch để thực
hiện ước mơ của mình. Cũng cần tơn trọng hồn cảnh gia đình của người khác, đặt
mình vào hồn cảnh của bạn để cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ, biết vươn lên.
Khơng nên vì gia đình bạn nghèo mà xem thường, cô lập, chê bai cách ăn mặc hay
cách sinh hoạt của bạn. Đừng nghĩ cứ gia đình giàu có, đầy đủ mọi thứ thì khơng
cần phải học tập và phấn đấu, thành công không tự đến một cách dễ dàng mà nhiều
khi được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt. Cũng khơng phải vì mình sinh ra trong
gia đình khó khăn, vất vả nên khơng thể thành cơng, ý chí của con người chính là
chìa khố mở ra cánh cửa của sự thành công.
Chúng ta nên biết chấp nhận hồn cảnh gia đình mình và người khác bằng
một thái độ vui vẻ và lạc quan, vì mỗi người sinh đều khơng được lựa chọn gia
đình. Có nhiều người tỏ thái độ khó chịu khi bố mẹ mình khơng đặt mình vào vạch
đích mà khơng biết rằng bao bạn khác mong muốn chỉ cần có bố mẹ bên mình mỗi
ngày, nhiều học sinh được bố mẹ đưa đón mỗi ngày bằng xe hơi, xe máy, được đến
trường bằng phương tiện riêng của mình như xe đạp điện trong khi các bạn trẻ
vùng cao để kiếm được con chữ phải trèo đèo, lội suối, thậm chí cịn phải đu dây
qua sông, nhiều học sinh hàng ngày được ăn ngon, mặc đẹp, ngủ nơi chăn ấm đệm
êm trong khi các bạn vùng cao cịn thiếu thốn trăm bề, ăn khơng đủ no, áo khơng
đủ ấm, có bạn cịn chân đất đến trường vì nghèo, khơng điện thoại, khơng internet
nhưng các bạn vẫn sống lạc quan, yêu thương nhau. Tạo ra tiền bạc, của cải thì khó
nhưng hình thành lịng u thương lại rất dễ, hành dành cho nhau sự tôn trọng, đặt
mình vào hồn cảnh của gia đình bạn để hiểu những gì bạn đang trải qua, tuyệt đối
khơng xúc phạm, nói xấu những người thân trong gia đình bạn, cũng khơng khơi
vào vết thương lịng của người khác khi họ khơng may gặp hồn cảnh gia đình éo
le đó là những điều chúng ta cần phải làm.
3.1.2. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng tôn trọng sự khác biệt của
ngƣời khác về ngoại hình, tính cách
3.1.2.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm ngoại hình, tích cách

* Cách thức: Giáo viên đưa vấn đề cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà, phát
vấn một vài bạn nêu khái niệm ngoại hình, tính cách trong giờ sinh hoạt lớp.
- Ngoại hình: hiểu một cách đơn giản nhất là hình dáng bên ngồi của con
người, được thể hiện qua khn mặt, thân hình như đẹp, xấu, cao, thấp, béo, gầy…
Mỗi con người sinh ra đều có một ngoại hình riêng biệt, khơng ai giống ai hồn
tồn.
16


- Tính cách: Tính cách là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người,
có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó. Một
người có thể có nhiều tính cách (đa nhân cách) và nhiều người có thể có cùng một
tính cách. Tính cách khác với tính tình, tính khí hay cá tính. Tính cách là yếu tố
quan trọng nhất của con người. Người ta thường đánh giá hành động, lời nói, và
đơi khi là suy nghĩ của một người để suy ra tính cách người đó, cuối cùng là kết
luận về bản chất người đó.
3.1.2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân phải tôn trọng sự khác biệt
của người khác về ngoại hình, tính cách
* Cách thức: Giáo viên đưa ra vấn đề cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà,
phát vấn một vài bạn trong giờ sinh hoạt lớp và nhận xét, kết luận.
Ngoại hình con người khơng phải lúc nào cũng ở trong tình trạng hồn hảo,
việc tồn tại khiếm khuyết trên cơ thể là điều rất phổ biến, vì nhiều lý do khác nhau
như tai nạn, bẩm sinh, sự lão hóa theo thời gian. Người bị khiếm khuyết về ngoại
hình vốn dĩ đã có sẵn yếu tố tự ti bên trong, khi bị người khác chế giễu nên dễ bi
quan hóa cuộc sống. Vì vậy, việc giáo dục học sinh biết tơn trọng ngoại hình của
chính mình và của người khác là rất cần thiết. Khơng nên lấy những khuyết điểm
của người khác ra chế giễu, chê bai vì điều đó sẽ gây ra những hậu quả xấu, khiến
cho họ cảm thấy tự ti cũng như gây thêm lịng thù hận.
Tính cách là sự khác biệt cá nhân giúp phân biệt người này với người
khác. Tính cách là một yếu tố luôn tồn tại trong mỗi người, là tính chất, đặc điểm

nội tâm của con người, từ đó dẫn tới suy nghĩ, cảm xúc, hành động và lời nói hay
cịn được định nghĩa là bao hàm tâm trạng, thái độ, ý kiến và được thể hiện rõ ràng
nhất trong các tương tác với người khác. Bởi vậy, tơn trọng tính cách của người
khác góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng trong cuộc sống, cũng là một yếu tố
quan trọng xây dựng tình đồn kết, giúp thành công trong công việc.
3.1.2.3. Cho học sinh xem video, tổ chức cho học sinh chơi trò “Ánh mắt yêu
thương”, xem ảnh một số nhân vật
* Công tác chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Chuẩn bị một số hình ảnh, câu chuyện, nhân vật, video, và các trò chơi
với nội dung tìm hiểu về sự khác biệt như bài thơ Gấu con chân vịng kiềng, Cái
bình nứt, những điều tơi thích ở bạn.
+ Kiểm tra ti vi, máy tính để đảm bảo tiết dạy
- Học sinh: chuẩn bị bút, giấy A4, sưu tầm những câu chuyện, nhân vật liên
quan đến nội dung khác biệt về ngoại hình, tính cách.
* Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem video về câu chuyện Cái bình nứt.
Trước khi xem video, giáo viên đặt ra câu hỏi cho học sinh cả lớp cùng suy nghĩ để
trả lời: Ý nghĩa của câu chuyện Cái bình nứt là gì?
17


+ Bước 2: Giáo viên tổ chức trò chơi “Ánh mắt u thương”, hình thức trị
chơi như sau: Giáo viên yêu cầu tất cả các bạn trong lớp lấy tờ giấy A4 ra và viết 5
đặc điểm về ngoại hình và tính cách của bạn ngồi bên cạnh làm mình ấn tượng và
u thích, 3 đặc điểm làm mình khơng thích ( tuyệt đối khơng để lộ thơng tin người
viết), 3 hành động của bản thân khi gặp bạn học sinh cùng trường Trịnh Ngọc
Mạnh lớp 12D3 - người có khiếm khuyết về ngoại hình đó là hai chân bị bại liệt
phải ngồi xe lăn đi học. Sau đó gấp tờ A4 thành hình máy bay. Khi nghe hiệu lệnh
của giáo viên chủ nhiệm, tất cả các bạn sẽ phóng máy bay về bục giảng, lớp trưởng

và bí thư sẽ ở trên bục giảng đón các máy bay được phóng tới. Thời gian để thực
hiện trò chơi này là 5 phút.
+ Bước 3: Khi hết thời gian giáo viên cùng lớp trưởng, bí thư sẽ lấy bất kì
chiếc máy bay nào đó vừa được phóng tới, đọc to cho cả lớp cùng nghe.
+ Bước 4: Sau khi cả lớp được nghe nhiều lời hay, ý đẹp mà người bạn bên
cạnh dành cho mình, được nghe những hành động cụ thể của mọi người khi gặp
một bạn có khiếm khuyết về ngoại hình. Giáo viên sẽ trở lại câu hỏi ban đầu: Làm
rõ ý nghĩa của câu chuyện cái bình nứt và chuyển tải thông điệp qua câu chuyện
ấy.
Sau khi cho học sinh nêu ý nghĩa và thông điệp của câu chuyện, giáo viên
kết luận: Ngay cả khi biết chiếc bình bị nứt đi một phần, ơng chủ vẫn dùng nó để
gánh nước hàng ngày, gieo những hạt giống bên đường để khi nước từ chiếc bình
nứt làm ướt các hạt giống tạo nên những cây hoa. Đến chiếc bình nứt cũng có thể
là nguồn sống cho những bơng hoa xinh đẹp điểm tô cho đời.
Thông điệp cần gửi đến học sinh qua câu chuyện Cái bình nứt và trị
chơi: Trong cuộc sống cũng vậy, ai cũng có những nhược điểm, những vết nứt,
chẳng ai hoàn toàn giốn nhau, cũng chẳng ai hồn hảo. Tất cả chúng ta có thể là cái
bình nứt, nhưng nếu chúng ta chấp nhận và tận dụng nó thì mọi thứ đều có thể trở
nên hữu ích. Chính những khuyết điểm, tỳ vết đó đơi khi sẽ khiến cho cuộc sống
thú vị hơn. Hãy biết tôn trọng những khác biệt của người mình và người khác,
biến nó thành những thứ có giá trị theo cách riêng của mình.

Hình ảnh học sinh lớp 11T đang chơi phóng máy bay về bục giảng
18


Thơng qua câu chuyện Cái bình nứt và trị chơi vừa rồi, chúng tôi muốn các
em nhận thấy được tất cả chúng ta đều có sự khác biệt, khơng ai hoàn toàn giống
nhau, biết chấp nhận sự khác biệt của chính mình và người khác, tơn trọng sự khác
biệt đó khơng chỉ góp phần hình thành nhân cách đẹp và còn thể hiện bản lĩnh,

chấp nhận những lời sự khen chê của khác để ngày càng hoàn thiện bản thân mình
hơn.
Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh hiểu rằng ngoại hình của mỗi người
khơng phải bản thân người đó được lựa chọn, nó có thể do di truyền, do tác động
của cuộc sống như bệnh tật, tai nạn... Đối với những bạn may mắn được sở hữu
ngoại hình đẹp, ưa nhìn khơng nên đố kị, ghen gét, nên trân trọng vẻ đẹp ấy.
Ngược lại, trước những người không may mắn có khiếm khuyết về ngoại hình như
dị tật, xấu xí… tuyệt đối không được miệt thị, chê bai, giễu cợt, buông những lời
xúc phạm cay nghiệt. Không ai là không mong muốn mình xinh đẹp, vì lí do này
hay lí do khác mà không thể trở nên xinh đẹp mà thơi. Trước những khiểm khuyết
về ngoại hình của bản thân, hãy biết chấp nhận nó để biến điểm yếu thành điểm
mạnh, trước những khiếm khuyết của người khác, hãy cảm thơng, thấu hiểu cho
những gì họ đã và đang trải qua, tôn trọng họ là cách đầu tiên và giản đơn nhất thể
hiện sự cảm thông và thấu hiểu, để họ được sống bình đẳng giữa cộng đồng, tự tin
khẳng định giá trị của mình.
Qua đây, chúng tơi cịn muốn giáo dục cho học sinh phải có lịng thương
u đặc biệt đến những người bị tàn tật hoặc bị bẩm sinh, nhiễm chất độc da cam,
khuyến khích học sinh nếu có điều kiện hãy làm từ thiện, để chia sẻ với những bất
hạnh của những con người thiếu may mắn ấy.
Tiếp đó, giáo viên chủ nhiệm cho học sinh quan sát hình ảnh 3 nhân vật sau:
Thiên tài âm nhạc người Đức Beethoven, Người đàn ông “không tay chân" Nick
Vujicic, Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng. Sau đó đặt hỏi: Hãy kể tên
3 nhân vật ở hình trên, tìm ra điểm giống và khác nhau giữa họ. Sau khi cho học
sinh trình bày câu trả lời, giáo viên nhấn mạnh, giữa 3 nhân vật trên đều có điểm
chung là chịu những khiếm khuyết trên cơ thể, Bethoven là nhạc sĩ nhưng bị điếc,
Nguyễn Công Hùng bị bại liệt tồn thân, NickVuJcic tàn tật khơng tay, khơng chân.
Ba nhân vật ấy đều là có nhiều khiếm khuyết trên cơ thể nhưng nổi tiếng với nghị
lực phi thường đã truyền niềm tin, sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới. Họ
là những con người “tàn” nhưng không “phế”. Beethoven là nhân vật trung tâm
trong giai đoạn chuyển đổi giữa thời kỳ âm nhạc cổ điển và hiện đại, nhiều tác phẩm

của ông như Bản giao hưởng số 2, Bản giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh)…
được coi là sáng tạo cho thời đại. Nguyễn Công Hùng từng chia sẻ: “Trên cơ thể tơi
chỉ có cái đầu hoạt động và con tim đập nhẹ, một bàn tay mấp máy nhấp chuột, còn
dường như mọi thứ đã chết, nhưng chỉ cần như vậy thơi thì cuộc sống vẫn tươi đẹp”
và thực tế anh đã sống một đời đầy ý nghĩa dẫu chỉ có 30 năm cuộc ngắn ngủi, chỉ
với cái đầu hoạt động, con tim đập nhẹ và bàn tay mấp máy nhấp chuột nhưng với
nghị lực phi thường, anh đã làm nên những điều tuyệt vời. Anh được Tạp chí E.Chíp
trao giải Hiệp sĩ cơng nghệ thơng tin. Đài truyền hình Việt Nam trao kỷ niệm
chương Người đương thời, Bằng khen của Tổng Hội Điạ chất Việt Nam… vinh dự
19


×